You are on page 1of 5

BÀI THẢO LUẬN NHÓM TRIẾT – lần 1

Câu 3 : ‘’Hạt nhân hợp lý ‘’ trong triết học Hêghen là gì ?


Mâu thuẫn giữa hệ thống và phương pháp trong triết học
Hêghen biểu hiện như thế nào ?
Bài làm
*”Hạt nhân hợp lý “trong triết học Hêghen
‘’Hạt nhân hợp lý” trong phép biện chứng của Hegel là tư tưởng
về sự thống nhất giữa vật chất với vận động , dự đoán không
gian, thời gian và vận động có mâu thuẫn bên trong , ở đó thể
hiện tính thống nhất giữa tính gián đoạn và tính liên tục ; là tư
tưởng cho rằng sự khác biệt hóa học về chất bị phụ thuộc vào
những thay đổi về lượng , là biện chứng của quá trình hóa học ,;
là mối liên hệ hữu cơ giữa hóa học và vật lý , quá trình hóa học
là khâu chuẩn bị cuối cùng cho đời sống hữu cơ .
*Mâu thuẫn giữa hệ thống và phương pháp trong triết học
Heghen
Theo hệ thống của Hegel, toàn bộ thế giới muôn màu, muôn vẻ
là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của ý niệm với tính cách
là lực lượng sáng tạo, là tổng hòa của mọi hình thức khác nhau
của sự biểu hiện ý niệm. Bởi vậy, học thuyết của Hegel coi tính
thứ nhất là tinh thần, tính thứ hai là vật chất do ý niệm tuyệt đối
và tinh thần thế giới sinh ra và quyết định, là một sự “tồn tại”
khác của tinh thần sau khi trải qua giai đoạn “tồn tại khác” ấy, ý
niệm tuyệt đối hay tinh thần thế giới mới trở lại “bản thân mình”
và đó là giai đoạn cao nhất, giai đoạn tột cùng, được Hegel gọi
là “tinh thần tuyệt đối”. Đó cũng chính là sự thể hiện riêng về
mặt triết học những lời khẳng định của tôn giáo rằng Thượng đế
sáng tạo ra thế giới.
Có thể nói, trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học,
Hegel chỉ lặp lại những điều mà các nhà duy tâm trước đó đã
nói, song cái mới trong học thuyết của ông chính là chỗ ông xem
xét tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối là một quá trình phát triển
không ngừng, và ông là một nhà triết học hoàn chỉnh phép biện
chứng duy tâm, phép biện chứng của ý niệm tuyệt đối, tinh thần
thế giới với tính cách là cơ sở đầu tiên và nguồn gốc của mọi tồn
tại.
Theo Hegel, triết học là sự xem xét đối tượng một cách có suy
nghĩ. Đối tượng của triết học, theo ông, là trùng với đối tượng
của tôn giáo, đó là khách thể tuyệt đối vô hạn Thượng đế. Còn
tư duy nói chung là cái làm cho con người khác động vật. Thành
tựu quan trọng về triết học Hegel là phương pháp biện chứng mà
hạt nhân hợp lý của nó là tư tưởng về sự phát triển.
Phương pháp biện chứng của Hegel là phương pháp suy ngẫm
về thế giới. Kết quả của phương pháp này là hình ảnh suy tư
chỉnh thể về thế giới chứ không phải là bức tranh thế giới thu
được nhờ kết quả của khoa học cụ thể. Để suy ngẫm về thế giới,
Hegel đã bao trùm lên nó một hệ thống phạm trù hay đúng hơn
là quan niệm lý trí về thế giới. Phương pháp biện chứng được
thể hiện xuyên qua toàn bộ hệ thống triết học của ông từ logic
học, triết học tự nhiên đến triết học tinh thần.

Câu 6 : Trình bày những đóng góp chủ yếu của Leenin vào
việc bảo vệ và phát triển triết học macxit ?
Bài làm
- Giai đoạn từ 1893 đến 1907, V.I.Lênin nghiên cứu thể chế xã
hội Nga và vai trò của các giai cấp khác nhau trong cuộc cách
mạng đang tới gần; phê phán mọi hệ thống quan điểm duy tâm
và phương pháp siêu hình của những người dân tuý.
+ Plêkhanốp và nhóm Giải phóng lao động, tuy truyền bá chủ
nghĩa Mác vào nước Nga nhưng mắc sai lầm trong đấu tranh
chống phái dân tuý; coi giai cấp tư sản tự do là giai cấp cách
mạng.
+ Để đấu tranh chống lại quan điểm đó, bảo vệ và phát triển chủ
nghĩa Mác, V.I. Lênin viết một số tác phẩm như Những người
bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ -
xã hội ra sao? Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân tuý và sự phê
phán trong cuốn sách của ông Xtơruvê về nội dung đó; Làm gì?
Hai sách lược của đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân
chủ v.v.
- Giai đoạn từ 1907 đến Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917.
+ Tiếp tục đấu tranh chống các tư tưởng đối lập, bảo vệ và phát
triển triết học Mác; xác lập thế giới quan duy vật biện chứng và
phương pháp luận biện chứng duy vật cho giai cấp công nhân
trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.
+ Các tác phẩm Một bước tiến hai bước lùi; Chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán với định nghĩa về vật chất;
Bút ký triết học với sự phát triển nội dung của triết học duy vật
biện chứng, đặc biệt là phép biện chứng duy vật; Nhà nước và
cách mạng với vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là nhà
nước và nêu ra con đường để giai cấp vô sản xác lập nhà nước
chuyên chính vô sản. Trong những năm 1914 - 1916, V.I.Lênin
tóm tắt tác phẩm Khoa học Lôgíc và phần một của Từ điển bách
khoa toàn thư về khoa học triết học, Những bài giảng về lịch sử
triết học và Những bài giảng về triết học lịch sử của Hêghen,
một số tác phẩm của Phoiơbắc và Lắcxan, Siêu hình học của
Arítxtốt và các tác phẩm khác theo chuyên ngành triết học và
khoa học tự nhiên vào 8 quyển và đặt tên là Bút ký triết học.
- Giai đoạn sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười
Nga từ 1917 đến 1924.
+ V.I.Lênin tiếp tục phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử thông qua các tác phẩm cơ bản như
Sáng kiến vĩ đại; Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng
sản; Về Chính sách kinh tế mới; Về tác dụng của chủ nghĩa duy
vật chiến đấu v.v. Sáng kiến vĩ đại với định nghĩa về giai cấp;
Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu v.v.
+ Để bảo vệ chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin không chỉ phê phán đối
với kẻ thù, mà còn kịch liệt phê phán những người nhân danh lý
luận Mác trên lời nói, nhưng trên thực tế là chủ nghĩa xét lại,
hoặc đã xa rời chủ nghĩa Mác. Để bổ sung, phát triển chủ nghĩa
Mác, V.I.Lênin đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng và
dựa vào những thành quả mới của khoa học, tạo nên giai đoạn
Lênin trong lịch sử triết học mácxít. Di sản triết học của
V.I.Lênin trở thành cơ sở cho việc nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn; thiên tài về lý luận và thực tiễn của V.I.Lênin
được những người cộng sản đánh giá cao. Họ đặt tên cho chủ
nghĩa của mình là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Như vậy , chủ nghĩa Lenin không phải là “sự giải thích” chủ
nghĩa Mác mà là sự khái quát lý luận về thực tiễn đấu trạnh cách
mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới
, là sự phát triển duy nhất đúng đắn và triệt để chủ nghĩa Mác ,
trong đó có triết học trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách
mạng vô sản . Chính vì thế, giai đoạn mới trong sự phát triển
triết học Mác gắn liền với tên tuổi của V.I.Lenin và triết học
Mác-Lênin là tên gọi chung cho cả hai giai đoạn .

You might also like