You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ HOÀN TẤT VẢI DỆT

1. Phân loại các phương pháp hoàn tất vải (hóa học - cơ học, tạm thời – vĩnh viễn)
Câu 1: Các phương pháp hoàn tất vải được phân loại như thế nào?
2. Hoàn tất vải bao gồm những công đoạn nào (nhuộm, in hoa, hoàn tất chức năng)
Câu 2: Qui trình hoàn tất vải bao gồm các công đoạn nào?
3. Sự khác nhau giữa nhuộm và in hoa là gì? (đồng nhất, cục bộ)
Câu 3: Khái niệm và nhuộm và in hoa ?
4. Liệt kê các kiểu tiền xử lý vải: kiểm tra, phân loại, đốt lông, cào lông, giũ hồ, làm bóng, tẩy trắng,
nấu vải
Câu 4: Lựa chọn công đoạn thuộc tiền xử lý vải?
Câu 5: Lựa chọn công đoạn không thuộc tiền xử lý vải?
5. Kỹ thuật nhuộm - hoàn tất vải: (mẻ - batch, liên tục – continuous, bán liên tục - semicontinuous)
(tận trích – exhausted, ngấm ép – dry padding, tạo bọt - foaming)
Câu 6: Kỹ thuật nhuộm và hoàn tất thường thực hiện dưới hình thức nào?
Câu 7: Các thuốc nhuộm và hóa chất được đưa lên vải khi thực hiện nhuộm và hoàn tất
bằng kỹ thuật nào?
6. Mục đích của nhuộm – in hoa – hoàn tất: phong phú chủng loại, tăng tính thẩm mỹ, tăng tính bảo
vệ, tăng sự tiện nghi, cải thiện tính chất xấu, bổ sung tính chất mới)
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không phải là mục đích của công nghệ nhuộm, in hoa và
hoàn tất?
7. Kỹ thuật tận trích (exhausted - batch): thấm sâu hóa chất, phụ thuộc nồng độ (cao), thời gian (dài),
nhiệt độ (cao), áp suất (cao), độ hút ẩm của vật liệu (tốt), gây ô nhiễm, tốn lao động, khó đồng
nhất các lô, khó đều màu.
Câu 9: Ưu điểm của kỹ thuật nhuộm tận trích
Câu 10: Nhược điểm của kỹ thuật nhuộm tận trích
Câu 11: Kỹ thuật nhuộm tận trích được hiểu như thế nào?
8. Kỹ thuật ngấm ép (dry padding - continuous): kiểu (trực tiếp - vải đi qua dung dịch, gián tiếp - vải
không qua dung dịch), tốc độ trục ngấm ép (năng suất cao), đồng nhất các lô, tiết kiệm hóa chất,
vốn đầu tư lớn.
Câu 12: Vải khi nhuộm ngấm ép sẽ như thế nào?
Câu 13: Ưu điểm của kỹ thuật nhuộm ngấp ép?
9. Mục đích kiểm tra và phân loại: mỗi loại vải có phương pháp nhuộm – in hoa – hoàn tất khác
nhau, tiêu chí phân loại (nguồn gốc nguyên phụ liệu, khổ vải, mật độ sợi, kiểu dệt, độ dày), báo
cáo các lỗi vải.
Câu 14: Khâu kiểm tra và phân loại vải mục đích để làm gì?
10. Đốt đầu xơ (đốt lông): loại bỏ lông tơ trên bề mặt (chỉ áp dụng cho loại vải dệt từ xơ ngắn - staple
hay sợi xe - spun), mục đích vải (nhẵn, bóng sáng, sạch, ít bắt bụi, nhuộm đều và tiết kiệm hơn,
chống vón gút), không áp dụng cho vải xù lông (nhung), yếu tố ảnh hưởng (tốc độ, chổi cào lông,
nguồn nhiệt, mặt vải, hướng đốt)
Câu 15: Đốt lông áp dụng cho loại vải dệt từ loại xơ nào?
Câu 16: Vải nào không cần thiết phải đốt xơ?
Câu 17: Đốt đầu xơ nhằm giúp vải điều gì?
Câu 18: Cào lông bằng chổi được thực hiện như thế nào trong công đoạn đốt lông?
11. Giũ hồ: hồ sợi (tăng độ bền để dễ dệt, làm cứng vải, nặng vải, gây dị ứng, kém thông thoáng, khó
thấm nước, khó nhuộm), loại hồ (tinh bột/tổng hợp), mục đích (tăng khả năng thấm hóa chất, vải
mềm hơn, thấm đều hóa chất, thông thoáng), phương pháp giũ hồ (nước nóng, chất tẩy kiềm/oxi
hóa, enzyme)
Câu 19: Tại sao người ta phải hồ sợi khi dệt vải
Câu 20: Nhược điểm gây ra cho vải sau quá trình hồ sợi dọc?
Câu 21: Loại sợi nào thường được hồ trước khi dệt vải dệt thoi?
Câu 22: Sau khi dệt vải, tại sao người ta cần thực hiện khâu giũ hồ ?
Câu 23: Tác nhân nào sử dụng trong khâu giũ hồ?
12. Nấu vải: mục đích (loại bỏ tạp chất giúp vải sạch hơn, trắng hơn, dễ thấm hơn), xử lý (kiềm,
NaHSO3, Na2SiO2…)
Câu 24: Mục đích của tiền xử lý nấu vải là gì?
13. Tẩy trắng: mục đích (làm trắng, loại bỏ tạp chất có màu, không cần áp dụng cho loại vải nhuộm
màu đậm), phương pháp (hóa học, quang học)
Câu 25: Tại sao phải tiền xử lý tẩy trắng cho vải ?
Câu 26: Tác nhân để tẩy trắng vải là gì?
14. Làm bóng: mục đích (áp dụng cho vải bông, xơ trương nở, căng tròn, bóng sáng, rút ngắn chiều
dài), nguyên lý (ngâm trong kiềm nồng độ cao ở trạng thái kéo căng và sau đó giặt sạch)
Câu 27: Nguyên tắc của làm bóng (mercerized) trên vải bông là gì?
Câu 28: Hợp chất chủ yếu để có thể làm bóng xơ bông
15. Thả lỏng: vải ở trạng thái nghỉ sau quá trình xử lý trước thông qua quá trình giặt vòng đặc biệt,
nới lỏng các liên kết, vải mềm mại hơn.
Câu 29: Xử lý thả lỏng (relaxation) nhằm mục đích gì?
16. Yếu tố nào quyết định sự tồn tại của màu sắc (nguồn sáng, cấu trúc vật liệu mang màu, mắt
người)
Câu 30: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hiện diện màu sắc?
17. Màu sắc của một vật được con người nhìn thấy là do ánh sáng phản xạ có chọn lọc khi chiếu sáng
tới vật đó.
Câu 31: Màu sắc của ánh sáng mà mắt người cảm nhận được là do đâu?
18. Ánh sáng con người cảm nhận được là ánh sáng khả kiến (visible light), không thể cảm nhận
được ánh sáng có bước sóng ngắn (gama, alpha, UV, X) và ánh sáng bước sóng dài (radio, hồng
ngoại, viba..)
Câu 32: Ánh sáng con người có thể cảm nhận được có bước sóng nào?
19. Màu cộng (quang học - trộn lại màu trắng), màu trừ (cơ học - trộn lại màu đen)
Câu 33: Mô hình màu khi hợp nhất tất cả các màu với nhau cho là màu trắng được gọi là ?
Câu 34: Trong mô hình màu trừ (cơ học) là loại màu khi kết hợp tất cả lại với nhau sẽ cho
ra màu gì?
20. Màu sắc của thuốc cảm nhận được là do cấu tạo hóa học của thuốc nhuộm có khả năng hấp thụ và
chọn lọc ánh sáng của thuốc nhuộm (màu đen - hấp thụ hoàn toàn, màu trắng – phản xạ hoàn toàn,
màu bất kỳ - hấp thụ và phản xạ có chọn lọc)
Câu 35: Màu đen/trắng của vật thể là do đâu?
21. Màu sắc của thuốc nhuộm phụ thuộc (độ linh động của điện tử lớp ngoài cùng, số liên kết pi liên
hợp)
Câu 36: Màu sắc của thuốc nhuộm trên vải phụ thuộc vào yếu tố nào ?
22. Ưu nhược điểm thuốc nhuộm tự nhiên, thuốc nhuộm tổng hợp (đa dạng, độ bền, chi phí, độ an
toàn….)
Câu 37: Thuốc nhuộm tổng hợp có ưu điểm hơn thuốc nhuộm tự nhiên ở điểm nào?
23. Phân loại thuốc nhuộm (12 lớp theo hóa học, 11 lớp kỹ thuật)
Câu 38: Theo phân lớp kỹ thuật, người ta thường phân thuốc nhuộm thành bao nhiêu loại?
24. Thuốc nhuộm (1) trực tiếp (hòa tan trong nước và đưa trực tiếp lên vải), (2) lưu hóa (có thành
phần lưu huỳnh phải chuyển về dạng leucobase), (3) hoàn nguyên (dạng tan chuyển về ester và
thủy phân để trở về ban đầu, không tan – khử để chuyển về leucobase có thể tan trong nước và
liên kết với xơ), (4) azoic (chứa azoic không tan tạo màu trực tiếp trên vải), (5) phức kim loại (tan
trong nước nhưng cần kim loại để liên kết với vải), (6) acid (nhuộm trong môi trường acid mới lên
màu), (7) cation-base (chứa ion mang màu và tan trong nước, có thể nhuộm sợi PAN), (8) hoạt
tính (có khả năng liên kết hóa trị với vải), (9) oxy hóa (chỉ nhuộm được màu đen), (10) phân tán
(không tan, bột mịn có khả năng phân tán cao, nhuộm được xơ nhiệt dẻo và ghét nước), (11)
pigment (không có ái lực với vải nên cần chất gắn màu dùng trong lĩnh vực in hoa).
Câu 38: Thuốc nhuộm nào có khả năng hòa tan trong nước và đưa ngay lên vải?
Câu 39: Thuốc nhuộm cần chuyển hóa trung gian leucobase mới có thể nhuộm được vải?
Câu 40: Thuốc nhuộm vải nào cần thực hiện trong môi trường acid?
Câu 41: Loại thuốc nhuộm phù hợp nhất để nhuộm sợi PAN (len tổng hợp)?
Câu 42: Loại thuốc nhuộm chủ yếu dùng để nhuộm các loại xơ tổng hợp nhiệt dẻo?
Câu 43: Thuốc nhuộm cần chất gắn màu mới hình thành được màu sắc trên vải?
Câu 44: Thuốc nhuộm nào dùng để nhuộm vải polyester?
Câu 45: Thuốc nhuộm trực tiếp phù hợp nhuộm loại vải nào nhất ?
25. Tiêu chí đánh giá chất lượng nhuộm người ta là độ bền màu (ánh sáng, ma sát, giặt, mồ hôi,
nhiệt) và độ đều màu.
Câu 46: Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nhuộm màu là gì?
Câu 47: Độ bền màu của vải thường được đánh giá dưới các tác động nào?
26. Chất trợ nhuộm: chất hoạt động bề mặt (giảm sức căng, làm ngấm, làm đều, phân tán, tải màu, tạo
nhũ, chống bọt), chất tăng trắng (chất khử, chất oxy hóa), chất cầm màu.
Câu 48: Chất hoạt động bề mặt có vai trò gì trong qui trình nhuộm vải?
27. Cấu trúc vải ảnh hưởng đến chất lượng nhuộm (các nhóm chức, vùng tinh thể/vô định hình)
Câu 49: Khả năng liên kết của thuốc nhuộm phụ thuộc vào yếu tố nào?
28. Quá trình nhuộm diễn ra 03 giai đoạn (hấp thụ bề mặt, khuếch tán, cố định)
Câu 50: Quá trình nhuộm của vải gồm các giai đoạn nào ?
29. Công nghệ in hoa có sự tham gia của 3 lĩnh vực (mỹ thuật, hóa nhuộm, công nghệ in)
Câu 51: Lĩnh vực nào tham gia trong công nghệ in hoa trên vải?
30. Kỹ thuật in hoa trên vải: theo công nghệ (trục, lưới, truyền, kỹ thuật số), theo phương pháp (trực
tiếp, bóc màu, in ngừa)
Câu 52: Dựa theo kỹ thuật, in hoa trên vải được phân loại như thế nào?
31. Ưu nhược điểm in lụa (chi phí thấp, in được nhiều chất liệu, bản in thiếu sắc nét, mất nhiều thời
gian chuẩn bị, màu sắc hạn chế)
Câu 53: Nhược điểm của in lụa trên vải là gì?
Câu 54: Ưu điểm của in lụa trên vải là gì?
32. Ưu nhược điểm in kỹ thuật số (nhanh, chính xác với độ phân giải cao, bền, trung thực, in nhiều
chất liệu, chi phí đầu tư lớn, mực chuyên dụng, giá thành cao nếu in số lượng ít)
Câu 55: Ưu điểm nào sau đây của in kỹ thuật số?
33. Phân loại hoàn tất vải: Theo mục đích (thẩm mỹ, theo chức năng), theo thời gian (tạm thời, vĩnh
cửu, kết hợp), theo phương pháp (cơ lý, hóa học)
Câu 56: Hoàn tất trên vải được phân loại như thế nào?
34. Mài cơ học: đặc điểm (trước công đoạn cào lông, giảm độ bền, hút bụi vải, mài chủ yếu trên hàng
denim), mục đích (mềm mại, hiệu ứng phai màu), phương pháp (trục mài phủ giấy nhám hoặc bề
mặt thô ráp, sử dụng nhiều trục mài, mài liên tục và có hệ thống hút bụi mài)
Câu 57: Nhược điểm của công đoạn mài cơ học trên vải?
Câu 58: Ưu điểm của công đoạn mài cơ học trên vải?
Câu 59: Công đoạn mài cơ học chủ yếu áp dụng trên mặt hàng nào?
Câu 60: Hiệu quả mài cơ học trên vải ảnh hưởng bởi?
Câu 61: Tính chất nào của vải bị tác động sau công đoạn mài cơ học?
35. Cào lông (chải tuyết): đặc điểm (cào trên 1 hoặc 2 mặt, cho cảm giác sờ tay mềm mại, đầy tay,
tăng khả năng cách nhiệt), phương pháp (áp dụng cho vải dệt từ xơ ngắn, sử dụng bàn chải có các
kim móc kéo các đầu xơ ra khỏi vải), phụ thuộc sức căng, tốc độ quay và hướng quay của trục.
Câu 62: Đặc điểm của cào lông (chải tuyết) trên vải là gì?
Câu 63: Nguyên lý cào lông cho vải?:
36. Xén lông (xén đầu xơ): đặc điểm (công đoạn bổ sung của cào lông, xác định độ cao của đầu xơ,
cải thiện vẻ bề ngoài, cảm giác sờ tay như nhung, giảm hiện tượng vón hạt, vải phẳng nhẵn hơn)
Câu 64: Công đoạn xén lông tạo ra tính chất nào?
37. Giặt mài: đặc điểm (chủ yếu cho vải denim, vải giảm bền, thay đổi màu sắc, tác nhân kết hợp đa
dạng cơ học (đá bọt), hóa học (acid, kiềm…) và sinh học (enzyme)), mục đích (rụng lông, mềm
mại, tạo tuyết mịn)
Câu 65: Tác nhân giặt mài được sử dụng là gì?
Câu 66: Mục đích của giặt mài?
38. Cán láng: phân loại (vĩnh cửu (cho xơ nhiệt dẻo), tạm thời (cho xơ nhiệt rắn)), đặc điểm (vẻ ngoài
mờ, hoa văn chìm nổi, tác nhân nhiệt nóng)
Câu 67: Cán láng trên vải nhiệt dẻo/nhiệt rắn thường là công đoạn xử lý?
Câu 68: Hiệu ứng của cán láng nhận được trên vải là gì?
39. Phòng co cơ học: Nguyên nhân vải bị kéo giãn trong kéo sợi, dệt vải chưa co tới hạn, tạo độ co
cưỡng bức và ổn định kích thước, kiểm soát độ co thông qua sấy, hấp qua máy văng khổ và ép
bằng cao su.
Câu 69: Hoàn tất phòng co cho vải dệt sử dụng nguyên tắc nào?
40. Vắt ép nước: loại bỏ lượng nước không cần thiết, tiết kiệm năng lượng sấy, vắt bằng máy vắt
chân không, máy vắt ly tâm, máy mở khổ trả xoắn.
Câu 70: Tại sao người ta cần sử dụng công đoạn vắt ép nước trên vải ?
41. Sấy hoàn tất: làm khô vải và ổn định kích thước (phục hồi biến dạng), sấy bằng quạt khí nóng,
trên mặt phẳng, bức xạ điện trường tần số cao, bức xạ hồng ngoại
Câu 71: Khi sấy hoàn tất người ta sử dụng tác nhân nào?
42. Xử lý hồ mềm: phổ biến trên nhiều mặt hàng dệt, mục đích (tạo độ mềm mại, tăng cảm giác sờ
tay, tăng độ rủ cho vải, giảm độ tĩnh điện), yêu cầu (duy trì độ hút nước, không ảnh hưởng đến
màu sắc, không sinh mùi khó chịu, không gây dị ứng da), các chất làm mềm (cation: muốn amoni,
anion: xà phòng, mỡ, không ion: sáp, silicone)
Câu 72: Quan điểm nào về độ mềm của vải được tiếp cận?
Câu 73: Xử lý hồ mềm nhằm mục đích gì?
Câu 74: Khi đưa chất làm mềm lên vải cần quan tâm vấn đề gì?
Câu 75: Loại chất làm mềm được phân loại thế nào?
43. Chống nhàu: khả năng kháng lại hay phục hồi các nếp nhàu dưới tác dụng ngoại lực, đánh giá đặc
tính dễ chăm sóc (dễ giặt, dễ ủi), áp dụng chủ yếu cho vải bông, lanh, tơ tằm, các yếu tố ảnh
hưởng (nguồn gốc xơ sợi: nhóm chức và liên kết hydro, pha tinh thể/vô định hình; quá trình tiền
xử lý; ma sát giữa các sợi; kiểu dệt); nguyên lý chống nhàu (tạo cầu liên kết ngang, tăng độ trơ
giữa các sợi); các chất chống nhàu
Câu 76: Khái niệm nhàu trên vải dệt là gì?
Câu 77: Xử lý chống nhàu áp dụng trên loại vải nào?
Câu 78: Phương pháp nào có thể dùng để hạn chế nhàu (chống nhàu) trên vải dệt?
Câu 79: Liên kết nào là nguyên nhân dẫn đến nhàu trên vải dệt?
44. Chống thấm: Phân loại (Tính kỵ nước là khả năng đẩy nước ở dạng giọt ra khỏi bề mặt vải nên
vải thông thoáng, tính không thấm là khả năng ngăn cản nước cả dạng giọt và hơi qua bề mặt nên
vải kém thông thoáng); Nguyên lý (tăng sức căng bề mặt giữa hai chất liệu); phương pháp (xử
dụng xơ vốn kỵ nước, kiểu dệt chặt chẽ, bề mặt trơn bóng, tráng phủ màng polymer chống thấm,
hoàn tất hóa học với chất kỵ nước); các chất chống thấm (sáp paraffin, silicone, fluorocarbon)
Câu 80: Khả năng ngăn cản nước dưới dạng giọt (droplet) của vải được gọi là gì?
Câu 81: Chất chống thấm được xử lý trên vải dựa trên nguyên tắc nào?
Câu 82: Những hợp chất nào được sử dụng chống thấm trên vải?
Câu 83: Bất lợi của vải xử lý không thấm (waterproof) là gì?
45. Kháng khuẩn: vi khuẩn (lợi khuẩn, hại khuẩn), vi sinh vật gây hại vải (gây mùi, hư hại, gây bệnh
cho người mặc), yêu cầu kháng khuẩn (bền giặt và số lần sử dụng, không gây kích ứng da, không
giết chết lợi khuẩn, không ảnh hưởng đến các tính chất khác của vải), phương pháp (kìm hãm, tiêu
diệt), kỹ thuật xử lý (tạo màng trơ màng phủ, đưa hóa chất kháng khuẩn lên vải bằng cách phân
tán hoặc tạo liên kết với vật liệu nền, siêu nang nhỏ, nạp lại…), chất kháng khuẩn (chất oxy hóa
như aldehyde, halogen; chất làm đông như rượu, triclosan, chitosan, amoni bậc 4, phức kim loại
như đồng, bạc, vàng… thảo mộc tự nhiên)
Câu 84: Vi sinh vật trong thực tế được phân loại như thế nào?
Câu 85: Vi sinh vật có thể gây ra những tác động gì trên vải dệt?
Câu 86: Khi xử lý kháng khuẩn trên vải, cần quan tâm đến vấn đề gì?
Câu 87: Nguyên lý xử lý kháng khuẩn áp dụng trên vải là gì?
Câu 88: Kỹ thuật xử lý kháng khuẩn bằng hóa chất trên vải dệt áp dụng ra sao?
Câu 89: Những chất nào có thể sử dụng để xử lý kháng khuẩn trên vải dệt?
46. Chống cháy: Phản ứng phân hủy polymer, các yếu tố ảnh hưởng đến sự cháy (vật liệu, nguồn
nhiệt, nguồn oxy), xử lý chậm cháy (sản phẩm quá trình cháy sinh ra tạo lớp áo trơ bền nhiệt hoặc
thu nhiệt dòng khí cháy làm chậm quá trình cháy), chỉ số LOI (limited oxygen index) càng lớn
càng khó bắt cháy, phương pháp (tạo màng chống cháy, tạo khí chống cháy, giảm nhiệt cháy, tách
nước), xử lý chống cháy chủ yếu cho vải bông
Câu 90: Điều kiện tồn tại phản ứng cháy trên vải dệt?
Câu 91: Xử lý cháy chậm là gì?
Câu 92: Chỉ số LOI là gì?
Câu 93: Nguyên lý xử lý chống cháy trên vật liệu dệt là gì?
47. Chống tĩnh điện: chủ yếu xảy ra với vải tổng hợp, tác hại (khó khăn khi kéo sợi, vải dính vào cơ
thể, bắt bụi, khó nhuộm), nguyên nhân (điện trở suất quá lớn, độ ẩm quá thấp, môi trường nhiễm
điện), phương pháp (nối đất thiết bị, tăng ẩm, gắn các hợp chất ưa nước, ion hóa môi trường, sử
dụng các chất bôi trơn)
Câu 94: Tĩnh điện trên vải dệt diễn ra như thế nào?
Câu 95: Các vấn đề có thể gây ra khi vải dệt sinh tĩnh điện?
Câu 96: Cách xử lý hoặc hạn chế hiện tượng tĩnh điện trên vải dệt?
48. Chống vón hạt: nguyên nhân (đầu xơ nhô bề mặt, xơ quá ngắn, độ săn của xơ thấp, ma sát thấp
giữa các xơ nên không đủ lực bám dính trong sợi, do cọ sát trên bề mặt vải, quá trình xử lý đốt
lông hay xén đầu xơ không tốt); đặc điểm (bề mặt xấu, cảm giác sờ tay không tốt, giảm độ bền của
vải…), biện pháp (đốt và xén lại đầu xơ, dùng hóa chất tạo màng mỏng kết dính xơ lại với nhau,
kết hợp chống nhàu và chống thấm)
Câu 97: Nguyên nhân của hiện tượng vón hạt trên vải dệt?
Câu 98: Những hạn chế của vải khi bề mặt xuất hiện hiện tượng vón hạt?
Câu 99: Giải pháp hạn chế và xử lý vón hạt trên vải dệt là gì?
49. Chống tia UV: ảnh hưởng (lão hóa da, mụn ngứa, tổn thương, ung thư da, cảm giác mặc khó
chịu), khả năng chịu tia UV của vật liệu dệt (bông kém nhất, len tốt nhất), nguyên lý (đưa các chất
có khả năng hấp phụ và chuyển hóa năng lượng nhiệt của tia UV)
Câu 100: Tia UV là gì, tác hại ra sao?
Câu 101: Vải nào chịu tia UV tốt nhất và kém nhất?
Câu 102: Nguyên tắc xử lý chống tia UV trên vải dệt là gì?

You might also like