You are on page 1of 77

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

TÀI LIÊU

GIÁO DỤC
•i
Đ|A PHƯƠNG
TỈNH

PHU THỌ
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH

Mỗi hoạt động trong cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 7 đề 니 được chỉ dẫn
bằng một kí hiệu. Thầy cô giáo sẽ hướng dẫn học sinh theo những chỉ dẫn này. Các em cũng có thể
theo các kí hiệu chỉ dẫn này để tự học.

KHỞI ĐỘNG / MỞ ĐẨU


Gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề, tạo hứng thú cho học sinh đối với bài mới

KHÁM PHÁ / KIẾN THỨC MỚI


Phát hiện, hình thành các kiến thức mới, kĩ năng mới

LUYỆN TẬP / THỰC HÀNH


Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung, yêu cau cần đạt của chủ đề

®------------------
VẬN DỤNG
Vận dụng những trí thức, kĩ năng đã được hình thành, rèn luyện vào giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn cuộc sống

Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu này


để dành tặng các em học sinh lớp sau.

MỤC LỤC
Trang

LĨNH VỰC: VĂN HOÁ, 니 CH SỬ...............................................................................5


Chủ đề 1. Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI ......................................................................................... 5

Chủ đề2. Tìm hiểu bảo tàng ở Phú Thọ ....................................................................................................................... 15

Chủ đề3. Tục ngữ, ca dao Phú Thọ.................................................................................................................................. 20


Chủ đề4. Một số phong tục, tập quán ở tỉnh Phú Thọ........................................................................................... 27
Chủ đề5. Lễ hội truyền thống tỉnh Phú Thọ ............................................................................................................... 36
Chủ đề6. Lễ hội Đền Hùng và Đền Mẫu Au Cơ.......................................................................................................... 43

Chủ đề7. Nhà ở truyền thống của một số dân tộc tại tỉnh Phú Thọ................................................................. 48

LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP......................................................55


Chủ đề8. Nghề hiện có ở Phú Thọ................................................................................................................................. 55

LĨNH VỰC: CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG.................................................66


Chủ đề 9. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước
và I 이 ích công cộng ở tỉnh Phú Thọ .................................................................................................. 66
^・心 NÓI ĐẦU Ị

Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo
dục phổ thông. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục địa phương các cấp
học phổ thông gồm những vấn đề cơ bản, mang tính thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội,
môi trường, hướng nghiệp của địa phương với mục đích nhằm trang bị cho học sinh những hieu biết về
nơi sinh sống; bồi dưỡng học sinh tình yêu và niềm tự hào về quê hương, gắn bó và có trách nhiệm với
quê hương, cộng đồng; biết trân trọng và có ý thức giữ gìn truyền thống quê hương; phát huy tiềm lực
và thế mạnh địa phương, vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để góp phần giải quyet những
vấn đề của địa phương, chuẩn bị cho cuộc sống xã hội và nghề nghiệp.

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 7 được biên soạn theo đúng quy định; nội dung,
thông tin đề cập tới khá phong phú; là học liệu cơ bản nhất, cung cấp những thông tin cơ bản về tỉnh
Phú 「 họ bảo đảm sát thực, khoa học, thể hiện tính sư phạm cao; g-jp ích cho giáo viên tham khảo
trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy về chương trình giáo dục địa phương theo
hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; đồng thời, là cơ sở cho giáo viên vận dụng linh
hoạt các phương pháp, hình thức dạy học tích cực, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm phát
huy tối đa tính tự giác, tích cực, sáng tạo của giáo viên và học sinh.

Nhóm biên soạn Tài liệu 이 áo dục địa phương gồm các chuyên gia, các nhà khoa học và các
thầy, cô giáo là cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán của tỉnh Phú Thọ. Tài liệu trước khi ban hành đã tiếp
thu ý kiến của các cơ quan, các nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên các cơ sở 이 áo dục
trong tỉnh; đồng thời đã được tổ chức thực nghiệm tại một số cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, được
các nhà trường, thầy, cô, các em học sinh đánh giá là tài liệu có tính khả thi và thực tiễn cao; được Hội
đồng Khoa học cấp tỉnh nghiệm thu và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các thầy, cô giáo, các em học sinh trong các trường phổ thông
tỉnh Phú Thọ nâng cao chất lượng dạy và học nội dung giáo dục địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, tài liệu sẽ không tránh được những sai sót, Ban Biên
soạn Tài liệu Giáo dục địa phương mong được góp ý của các độc giả; các quý thầy, cô.

BAN BIÊN SOẠN


LĨNH VỰC VĂN HO 乌 LỊCH SỬ

CHỦ ĐỀ PHÚ THỌ Từ ĐẦU THẾ KỈ X


1 ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

Yêu cầu cần


dạt:

• Giới thiệu được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá,... ở Phú Thọ đầu thế kỉ X
đến đầu thế kỉ XVI.

• Nêu được nét chính về các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ từ đầu thế
kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

• Tự hào về truyền thống của quê hương.

Từ một vùng đất là trung tâm của qu6c gia Văn Lang - A 니 Lạc, trải qua những bước thăng trầm
của hàng nghìn năm Bắc thuộc, vùng đất Phú Thọ thời kì phong kiến độc lập tự chủ (từ thế kỉ X đến
đầu thế kỉ XVI) đã có những, thay đổi và phát triển ra sao? Trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc
thời kì này, nhân dân Phú Thọ đã để lại những dấu ấn gì?

Dlhình hình Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

a) Sự thay đổi về hành chính

Thòi loạn 12 sứ quân Th 허


Là địa bàn chiếm đổng của hai sứ Thời Lý
Thuộc đạo Sơn Tây
quân Kiều Công Hãn và Kiều Thuõc châu Thuộc phủ
và đạo Hưng Hoá
Thuận (với các cãn cứ Chân Đăng Tam Giang
Hồi Hồ và Phong Châu)

Hình 1. Sự thay đổi trong quản lí hành chính đối với vùng đất Phú Thọ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
H^nh 2. Sơ đồ phân cấp hành chính tỉnh Phú Thọ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (liên hệ với ngày nay)

1. Dựa vào sơ đồ hình 1, em hãy cho biết từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, địa bàn tỉnh Phú Thọ
thuộc đơn vị hành chính nào của các triều đại phong kiến?

고. Quan sát sơ đồ hình 2, em hãy nhận xét về sự phân cấp hành chính ở Phú Thọ dưới các triều
đại phong kiến Lý - Trần - Lê (có thể so sánh với hiện tại).

b) Tình hình kinh tế

Ngay từ rất sớm, cư dân sinh sống trên địa bàn Phú Thọ đã biết thâm canh cây lúa nước, sử dụng
sức kéo trâu, bò và chăn nuoi gia súc, gia cầm.

Do yêu cầu của sản xuat nông nghiệp bên các dòng sông lớn, người dân Phú Thọ từ đời này
sang đời khác đã luôn phải quan tâm xây đắp những con đê ngăn lũ dọc theo sông Hồng, sông Lô,
sông Đà, đồng thời đào những kênh mương để tưới, tiêu cho đồng ruộng.

Ngoài việc trồng cây lương thực và phát triển chăn nuoi, người dân Phú Thọ còn trồng các cây
ăn quả, khai thác các loại lâm thổ sản để phục vụ sinh hoạt và trao đổi hàng hoá. Họ đã tạo ra nhiều
sản vật nổi tiếng, được truyền tụng đến ngày nay như: rau sông Bứa, dứa Tam Nông, hồng huyện Hạc,
bưởi Đoan Hùng, quyt Đan Hà,...
Hình 3. Bưởi Đoan Hùng
^nh 4. Hổng Hạc Trì

Cùng với phát triển nghề nông, người dân Phú Thọ thời kì này còn làm một số nghề thủ công
như: rèn nông cụ, làm đồ gốm, đồ mộc, đan lát, làm nón, ươm tơ, dệt vải,... Nhiều nghề thủ công truyền
thống vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.

1. Nêu những nét 사 lính về tình hình kinh tế ở Phú Thọ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

고. Hãy lựa chọn và giới thiệu về một sản vật/nghề thủ công mà hiện nay còn phổ biến ở nơi em
sinh sống (huyện/xa) hay sản vật/nghề thủ công của Phú Thọ mà em ấn tượng nhất.

c) Tình hình vàn hoá, giáo dục

Thời kì này, cư dân trên địa bàn Phú Thọ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo và Phật giáo.
Cùng với đó, những tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, sùng bái thần linh, thờ những anh
hùng có công với dân tộc,... vẫn tiếp tục được duy trì.


Các điệu múa, các làn điệu dân ca Xoan Ghẹo, ca dao, tục ngữ, truyện cười dân gian (truyện cười
Văn Lang),... vẫn được bảo tồn và phát triển, mang đậm bản sắc văn hoá dân gian vùng Đất Tổ.
Về nguồn gốc của hát Xoan, huyền thoại kể rằng: Vua Hùng đi tìm đất đóng đô, một hôm nghỉ chân ở quê Xoan

Em có biết?
Phù Đức 一 An Thái. Thấy các trẻ
chăn trâu hát múa, vua rất ưa thích
và lại dạy thêm nhiều điệu khúc
nữa, những điệu hát múa ấy của
Vua Hùng và các em chăn trâu đó
cũng là những điệu Xoan tiên.

Một số nhà nghiên cứu âm nhạc lại


cho rằng: Hát Xoan xuất hiện vào
khoảng thế kỉ XV. Lời ca Xoan có
những đặc điểm như hình thức, văn
사 lương của thế kỉ XV, từ thời kì
nhà Lê.

H^nh 5. Nghệ nhân ba phường Xoan: Thét, Phù Đức và Kim Đái bể
니 diễn giao lưu hát Xoan với các em học sinh Trường THCS Kim Đức
Ở Phú Thọ, nhiêu công tại di tích Miếu Lỡi Lèn
trình kiến trúc và đieu khắc gỗ có
giá trị được xây dựng trong thời kì này. Đó là các đền, miếu như: Đền Hùng ở xã Hy Cương (Việt Trì),
đền thờ Mẫu Au Cơ ở xã Hiền Lương (Hạ Hoà),...

Phú Thọ cũng là địa phương có truyen thống hieu học, đã sinh ra một số nhà nho có tên tuổi.
Theo thống kê, ở Phú Thọ kể từ thời Trần đến đầu thời Lê đã có nhiều vị đỗ đại khoa (tức từ hàng tiến
sĩ trở lên).

Tiêu biểu như:

一 Vũ Duệ, người huyện Lâm Thao, đỗ Trạng nguyên năm 23 tuổi (1490).

一 Nguyễn Mẫn Đốc, người làng Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, thi đỗ Bảng nhãn năm 27 tuổi
(1518).

一 Trần Toại, người xã Phượng Lâu (thành phố Việt Trì), thi đỗ Bảng nhãn năm 25 tuổi (1538)
và làm quan đến chức Thị thư viện Hàn lâm, từng được vua Mạc cử đi sứ nhà Minh.
1. Hãy nêu nét nổi bật về tình hình văn hoá - giáo dục ở Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
고. Quan sát hình 5 gợi cho em suy nghĩ gì?
【鴻 Nhân dân Phú Thọ trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm (từ thế kỉ X đến
đầu thế kỉ XVI)
a) Tham gia kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thời Trần (thếkỉ XIII)
Hình 6. Lược đổ các cuộc kháng chiến chống quân Mông 一 Nguyên
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

PHÙ
NINH VINH

NÔNG

THA!

VTHUỶ
CHÚ GIẢI
u

BA LẤN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÔNG - NGUYÊN 应


LÂN 1: năm 1258
Q 니合 n Mông cổ theo hai đường
tả ngạn, hữ 니 ngạn sông Hồng tiến về Thăng Long
Nơi quân Mông cổ hội quân
THANH SƠN
Thành Gia Ninh của quân ta
Chiến t 니 y&n của quân ta
Q 니合 n của Phùng Lân Hổ đánh chặn giặc
Q 니合 n Mông cổ thua (tại Hà Nội), rút chạy
về Vân Nam bị quân của Hà Bổng tập kích tiQ 니

diệt LÂN 2: năm 1285

Q 니 ân ta đánh chặn q 니 ân Nguyên từ nhie 니


hướng
Q 니合 n Nguyên rút chạy dọc theo sông Lô bị q 니 ân
của Hà Đặc, Hà Chương đón đánh tiêu diệt
Nơi thờ Phùng Lân Hổ

Tỉlệl : 450 000


Em có biết? Trong những lần quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta
Lộ Quy Hoá thời Trần 사 lính là (thế kỉ XIII), một đạo quân của chúng thường từ Vân Nam (Trung
vùng đất Châu Đăng của thời Lý. Quốc) tiến qua Phú Thọ rồi xuống Thăng Long. Trong các lần đó,
Đây là dải đất rộng lớn nằm dọc chúng đều bị dân binh Phú Thọ phối hợp với quân triều đình chặn
theo hai bờ sông Hồng, hữu đánh quyết liệt, cả trên đường tiến và rút lui.
ngạn từ Hưng Hoá (huyện Tam
Nông ngày nay) ngược lên Nghĩa • Cuộc kháng chiến chống qudn Mông Cổ (1258)
Lộ, tả ngạn từ huyện Lâm Thao Năm 1258, giặc Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy,
lên đến Yên Bái. Tỉnh Phú Thọ
chia làm 2 đạo tiến theo 2 đường tả ngạn và hữu ngạn sông Thao
hiện nay về cơ bản nằm trong
để tiến về Thăng Long. Chúng hội quân tại vùng Bạch Hạc (Việt
địa phận của lộ Quy Hoá.
Trì ngày nay).
Tại thành Gia Ninh (tức khu vực ngã ba Bạch Hạc ngày nay), một viên tướng là Phùng Lân Hổ ra
sức chiêu luyện binh mã, vận động nhân dân tích cực xây thành đắp hjỹ, anh dũng chiến đau ngay khi
quân giặc vừa kéo đến. Vì đây cũng là hướng tiến công chính của quân Mông Cổ nên vua Trần Thái
Tông đã đích thân lên tận đây để chỉ huy chiến trận. Cánh quân của Lân Hổ đã phối hợp với quân triều
đình chiến đấu ngoan cường, diệt được nhiều lực lượng địch. Tiêu biểu phải kể đến trận chiến Bình Lệ
Nguyên (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc), đã góp phần làm chậm bước tiến của quân giặc xuong kinh đô
Thăng Long.
Sau này, với thất bại thảm hại trong trận Đông Bộ Đầu (Hà Nội), một cánh quân Mông Cổ lại rút
chạy về Vân Nam theo đường sông Hồng. Trại chủ Quy Hoá là Hà Bổng đã chỉ huy dân binh địa
phương chặn đánh, khiến quân Mông Cổ về đến Vân Nam chỉ còn không đến 5 000 tên.
Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ giành thắng lợi. Vua Trần ban thưởng cho những người
có công. Hà Bổng được vua Trần ban tước hầu.

Kết nối
video: hao-khi-ngan- nam-
chuyen-ha-bong- danh-
duoi-quan- mong-co-ra-
khoi- bien-gioi-
218671.htm

Hình 7. Sa đổ trận Quy Hoá nám 1258 - nơi Hà Bổng chỉ huy tập kích quân Mông Cổ


• Cuộc kháng chiến chống qudn Nguyên (1285)
Đầu năm 1285, quân Nguyên kéo sang xâm lược nước ta. Phùng Lân Hổ tiếp tục được cử làm
tướng cầm quân đánh giặc, giữ chiến tuyến Dục Mỹ 一 Gia Ninh (từ Lâm Thao xuống Việt Trì ngày
nay).

Trước thế giặc mạnh, Lân Hổ cùng đội quân của ông đã anh dũng chiến đấu, bước đầu chặn
được quân giặc trước chiến tuyến Dục Mỹ 一 Gia Ninh. Cuộc chiến ngày càng trở nên không cân sức.
Vị tướng Phùng Lân Hổ đã anh dũng hi sinh.

Hình 8. Đền Xa Lộc (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) - nơi thờ dũng tướng Phùng Lân
Hổ
Giữa năm 1285, sau thất bại ở Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu — Hưng Yên),
Kết nối
Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội), quân Nguyên phải rút về nước. Một cánh
Video: Hà Đặc chặn
quân Nguyên đã rút chạy theo đường sông Lô, sông Chảy. Khi đến Cự Đà (Phù đường rút lui của
Ninh), chúng đã bị dân binh địa phương dưới sự lãnh đạo của hai anh em Hà quân giặc, link: hao-
khi-ngan- nam-ha-
Đặc và Hà Chương đón đánh. dac-chan- duong-rut
시 ui-cua- quan-
Phối hợp cùng quân triều đình, Hà Đặc và Hà Chương đã tổ chức dân binh
giac-23881 〇• htm
địa phương đánh địch ở phía sau lưng, làm chúng mất ăn mất ngủ. Hà
Chương dùng mưu kế lọt vào trại giặc đánh bất ngờ, buộc tướng giặc là Trương Hiển phải đầu hàng.
Chủ tướng Hà Đặc đã anh dũng hi sinh trong chiến đấu.


1. Hãy kể tên một số tấm gương tiêu bieu trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
trên địa bàn Phú Thọ.
고. Trình bày những sự kiện chính trong các cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên ở Phú Thọ
trên lược đồ.
3. Đánh giá vai trò của nhân dân Phú 「họ trong kháng chiến chống Mông - Nguyên xâm lược.
b) Nhân dân Phú Thọ hưởng ứng khởi nghĩa Lam Sơn. Chiến thắng cầu Xa Lộc và thành Tam
Giang chống quân Minh xâm lược thế kỉ XV

• Hưởng ứng c 비 khởi nghĩa Lam Sơn


Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có đội nghĩa binh do Đinh Công
Mộc chỉ huy. Ông đã lãnh đạo dân binh vùng Thanh Sơn, Thanh Thuỷ chiến đấu chống quan quân nhà
Minh khi chúng đến cướp phá bản làng.

鼠 liệu ---------------------------------------------------------------------------------------------------
Đinh Công Mộc người huyện Thanh Sơn, có công g-jp vua Lê Thái Tổ, được trao chức Đại tướng
quân Vũ quận công, quản lĩnh binh dân bản xứ, lúc mất được người sở tại lập đền thờ.

(Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí,
NXB Thuận Hoá, Huế, 2006, tr. 383)

• Chiến thắng cd 비 Xa Lộc

Cuối năm 1426, nhà


Minh sai Đô ti Vân Nam
là Vương An Lão chỉ huy
■ Quân ta do tưởng Phạm 、・
Văn Xảo và Lê Khà chỉ huy bí mật mai
một vạn quân tiếp viẹn phục ở các cánh
theo đương từ Ván Nam I rừng thuọc làng Sơn I I Dương, Tứ Xã
tiến X 니 thành Đông Quan
(huyện Lám 1 f Thao). Ả
(Thăng Long).

Một đội quân nhỏ do tư©n/ Lý


Triện chỉ huy được phái lên
đón đánh quân địch tại chân
núi ,£)QÌ Đèn (Điêu Lương,
cẳm Khê). Thấy lực lượng
Q 니台 n giặc hốt hoảng xô quân ta ít, Vương An Lão chủ
nha 니 chạy q 니 a c5 니 Xa quan thúc quân tiến nhanh.
Lộc để rút về thành Tam
Giang.Trong cảnh hỗn
loạn, tranh nhau rút chạy
nhi&니 tên đã roi từ trên(創
Xa Lộc X 니 6ng ngòi chết
d 니 OI rất nhie 니.
cánh đông giữa làng Tứ Xã và Dục
Mỹ (xã Cao xă): đội quán của
Vương Ạn Lão đa bị quân tạ mai
phục đố ra chặn đánh quyết liệt. Voi
chiến xông thẳng vào đội hình qụân
địch. Hơn 1 000 tên đã bị giết chết
tại trận.

• Chiến thắng thành Tam Giang

Thành Tam Giang của quân Minh ở Gò Dền, giữa cánh đồng Dục Mỹ (Cao Xá 一 Lâm Thao), nằm án ngữ
con đường thiên lí từ Vân Nam về thành Đông Quan (Thăng Long).


Sa 니 thất bại ở cầu Xa Lộc, lại nghe tin Vương Thông đang bị quân ta bao vây khốn đốn ở thành Đông
Quan, hơn 1 000 quân Minh do tướng Lưu Thanh chỉ huy đóng ở thành Tam Giang hết sức hoang mang,
lo sợ.

Tháng 4 一 1427, Lê Lợi đã phái Nguyễn Trãi đến thành Tam Giang dụ hàng. Quân chủ lực cùng
với các đội dân binh đông đảo Của các thổ hào địa phương đã bao vây kín thành Tam Giang. Biết
không còn lối thoát nào khác, Lưu Thanh đã phải mở cửa thành xin hàng.

Trong chiến thắng cầu Xa Lộc và thành Tam Giang có sự đóng góp to lớn của dân binh các địa
phương ở Phú Thọ, góp phần làm suy yếu đội quân nhà Minh, giúp cho cuộc chiến đấu của quân ta
nhanh chóng giành được thắng lợi hoàn toàn, giải phóng đất nước.

YEN
BÁT

VINH

VIỆT TRÌ

―厂 I
SƠN
‘、、
LA Thạch KI quê hương
Ế Đinh Công Mội; -

TÂN s
4
Đinh Cônc
'loc

Đinh Công Mộc


CHÚ GIẢI

Hướng q 니 ân Minh sang tiếp viện THANH SƠN


Các huyện do Đinh Công Mộc chỉ h 니 y
dân binh chống lại q 니 an quân nhà
Đinh Công Mộc
Minh đến cướp phá

Phạm Văn Xảo —


làng Sơn Dương Nơi Phạm Văn Xảo chỉ huy
Tứ Xã quân ta mai phục địch

núi Đọi Nơi Lý Triện chỉ huy quân


Điêu Lươngj^<* Ly
ta đón đánh địch
Tri 하!/

Q 니 ân địch rút chạy

thành Tam Giang


Lưu Thành và tên tướng giặc
Thanh
Nơi quân ta bao vây gọi địch đầu hàng

Tỉlệ! : 450 000

Hình 9. Lược đồ một số sự kiện tiêu biểu của khởi


nghĩa
Lam Sơn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
1. Hãy xác định trên lược đồ hình 9 nơi diễn ra các sự kiện tiêu biểu (gắn liền với tên
các nhân vật lịch sử) trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược thế kỉ XV.
고. Đánh giá những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong công cuộc đánh đuổi quân Minh, giải
phóng đất nước.

■ W

1. Hãy lập bảng hệ thống về các sự kiện tiêu biểu diễn ra trên địa bàn Phú Thọ trong cuộc kháng
chiến chống quân Mông - Nguyên và chống quân Minh xâm lược theo gợi ý dưới đây.

Nhân vật lịch sử


TT Sự kiện lịch sử Nội dung 하】ính Ý nghĩa
liên quan
1 ? ? ? ?
2 ? ? ? ?
3 ? ? ? ?

고. Có ý kiến cho rằng, từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, tỉnh Phú Thọ là một trong những địa bàn
quan trọng trong các cuộc chiến đấu chống quân xâm lược phương Bắc. Em có đồng ý với ý
kiến đó không? Vì sao?

1. Liên hệ và cho biết, những dấu ấn nào của lịch sử Phú Thọ từ thế kỉ thứ X đến đầu thế kỉ XVI vẫn
được lưu giữ, bảo tồn đến ngày nay?

고. Hiện nay, một số làn điệu hát Xoan đã được đưa vào dạy học trong nhiều trường phổ thông ở
tỉnh Phú Thọ. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì? Liên hệ và cho biết trách nhiệm của mỗi học sinh
trong việc kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử - văn hoá quê hương.
CHỦĐỀ
2
기 M HIỂU BẢO
TÀNG
ỞPHÚTHỌ

Yêu cầu cần đạt:

• GI 이 thiệu được khái quát về bảo tàng ở Phú Thọ.


• GI 이 thiệu được những nét chính về các gian trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương.

Bảo tàng lịch sử là nơi lưu giữ, bảo quản các hiện vật, tư liệu lịch sử quý giá, là một trong những
địa chỉ góp phần truyền bá, giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc và quê hương, cũng là địa chỉ rất
có ý nghĩa trong học tập môn Lịch sử của học sinh. Hãy chia sẻ những điều em biết về các bảo tàng
hiện có trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, về ý nghĩa của các bảo tàng đó trong học tập và tìm hiểu lịch sử địa
phương, cũng như lịch sử dân tộc.

D〉Giới thiệu khái quát về các bảo tàng tại tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là vùng đất cổ, nơi lưu giữ rất nhiều chứng tích lịch sử trải qua hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước của dân tộc. Hiện nay, rất nhiều chứng tích đó vẫn được lưu giữ, bảo tồn và trưng
bày một cách có hệ thống trong các bảo tàng địa phương.

Các bảo tàng ở Phú Thọ đều được xây


dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì, gồm:
Bảo tàng Hùng Vương (phường Gia Cẩm),
Bảo tàng Hùng Vương thuộc Khu di tích quốc
gia đặc biệt Đền Hùng (xã Hy Cương) và Bảo
tàng Quân khu II (phường Vân Phú).
Báo tàng Hùng Vương (phường Gia
Cẩm) là bảo tàng khảo cứu địa phương,
có nhiệm vụ nghiên cứu, trưng bày, giới
thiệu những vấn đề về tự nhiên, sinh
thái, lịch sử, văn hoá, xã hội của tỉnh Phú
Thọ từ thời tiền sử, sơ sử đến ngày nay.
H^nh 1. Bảo tàng Hùng Vương (phường Gia
Cẩm)


Hình 2. Bảo tàng Hùng Vương thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng

Bảo tàng Hùng Vương (Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng): trưng bày hệ thống các hiện vật lịch sử
thể hiện mối quan hệ giữa văn hoá Hùng Vương, văn minh sông Hồng với lịch sử phát triển dân tộc Việt
Nam. Nội dung trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương nhằm làm rõ giai đoạn văn hoá Hùng Vương và thời
đại Hùng Vương dựng nước trong lịch sử dân tộc.

Hình 3. Bảo tàng Quân khu II

Bảo tàng Quân khu II: được thành lập năm 1979 và được cải tạo, nâng cấp vào năm 2016. Bảo tàng có
nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày các tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa
học về:

• Địa danh, địa bàn chiến lược, văn hoá, truyền thống đấu tranh của quân và dân vùng Tây Bắc;
• Quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của lực lượng vũ trang Quân khu II trong các cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, trong chiến tranh bảo vệ biên giới, trong thực hiện nhiệm vụ
quốc tế.

1. Khai thác các hình 1,2, 3 và thông tin trong mục, hãy giới thiệu khái quát về bảo tàng tại tỉnh Phú
Thọ.

2. Theo em, các bảo tàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có ý nghĩa thế nào trong việc học tập môn Lịch
sử? Hãy chia sẻ cảm xúc/mong muốn của em về một giờ học lịch sử được tổ chức tại bảo tàng
hoặc di tích lịch sử.
r^Các bảo Chủtàng
đề 5: Hùng
Phú ThọVương
thời kì xây
tại dựng và bảo
tỉnh Phú vệ Tổ quốc (từ năm 1975 194 đến nay)
Thọ
hiện vật Hiện vật trưng bày: thành tựu nổi bật của tỉnh Phú Thọ trong công cuộc xây dựng Tổ quốc và công cuộc
đổi mới,
a) Bảo tàng Hùng hộiVương
nhập quốc tế.
tại phường Gia Cẩm, thành phố Vi 락 Trì

Chủ đề 4: Thời kì từ khi Pháp xâm lược đến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1883 -.u9n6u
1975)
* Hiện vật trưng bày: sưu tập hiện vật về nỗi khổ của nhân dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp;
sưu tập hiện vật của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX; sưu tập các hiện vật của phong
trào yêu nước trước khi có Đảng; sưu tập các hiện vật khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945; sưu tập
hiện vật chiến lợi phẩm của Pháp; sưu tập hiện vật tội ác chiến tranh; sưu tập hiện vật của các Anh hùng
Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động,...
* Hệ thống phim video tư liệu,…
326 kì Bắc thuộc và phong kiến tự chủ
아】ủ đề 3: Thời
* Trưng bàyhiện
kháivật
quát những giá trị văn hoá tiêu biểu của nhân dân Phú Thọ từ thế kỉ XIX.
* Hiện vật trưng bày: một số sưu tập quan trọng gồm các hiện vật liên quan đến các nữ tướng của Hai Bà Trưng ở
Phú Thọ; sưu tập trống đồng loại II Hê-gơ (hay còn gọi là trống Mường); sưu tập đồ gốm thuộc thời kì Lý 一 Trần
- Lê 一 Nguyễn,…
아】ủ đề 2: Thời kì tiền sử - sơ sử/thời đại Hùng Vương
DNV-OV8

* Là trọng tâm nhất của Bảo tàng Hùng Vương.


* Giới thiệu các nền văn hoá thời tiền sử (Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun) và văn hoá Đông Sơn, tương
ứng với thời kì hình thành và phát triển của thời đại Hùng Vương.
* Hiện vật trưng bày: gốm, đồng (với nhiều hiện vật quý, hiếm: đồ gốm Phùng Nguyên; đá ngọc trang sức; nha
一 đồTrên
chương; đồng400Đông Sơn; di cốt ở hai ngôi mộ cổ thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên (niên đại cách ngày
nay VI-
khoảnghiện vậtnăm).
4 000
Chủ đề 1: Thiên nhiên, con người

* Giới thiệu những nét đặc trưng về vị trí, địa lí, thiên nhiên, dân cư, đời sống kinh tế, văn hoá 一 xã hội của một số
DNncc-DNna

dân tộc thiểu số có số lượng dân cư lớn ở Phú Thọ: dân tộc Kinh, Mường, Cao Lan, Dao và Mông.
* Hiện vật trưng bày: gồm nhiều loại hình như các mẫu khoáng sản, mẫu động vật, thực vật, công cụ sản xuất, vũ
khí, nhạc cụ, tín ngưỡng, trang phục,...
BẢO TÀNG HÙNG VƯƠNG
* Khánh
Õ-N thành ngày 14 一 4 一 2010, đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương.
* Có nhiệm vụ369 nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu những vấn đề tự nhiên, sinh thái, lịch sử 一 văn hoá, xã hội của
tỉnh Phú Thọ.
hiện vật
* Hiện vật trưng bày phản ánh lịch sử hình thành, phát triển của tỉnh Phú Thọ từ thời tiền 一 sử đến nay. •=•-:«61

里힐 A

172
hiện vật

Gần 2 000
hiện vật

Hình 4. Một số thông tin chính về Báo tàng Hùng Vương tại phường Gia Cẩm,
thành phố Việt Trì

1.Em hãy giới thiệu một số nét chính về Bảo tàng Hùng Vương (phường Gia Cẩm, thành
phố Việt Trì) thông qua sơ đồ hình 4.
2.Tham quan Bảo tàng Hùng Vương hoặc tham dự một giờ học Lịch sử tại Bảo tàng (trực
피 ep hoặc thông qua bảo tàng ảo). Giới thiệu một gian trưng bày trong bảo tàng
(theo các chủ đề ở trên) mà em ấn tượng nhất.
3. Theo em, việc tìm hieu về Bảo tàng Hùng Vương có ý nghĩa gì?

b) Bào tàng Hùng Vương (Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng)

Phòng 4 và 5: giới thiệu Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng; việc thờ cúng Vua

•6UQH U@G
Hùng trên đất cổ Phong Châu; tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của Nhà nước đối
với Đền Hùng qua các thời kì lịch sử; 61 tài liệu khoa học của các học giả, "► các nhà

UL
khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về Đền Hùng; hơn 100 hiện vật do đồng bào 包 一
cả nước tiến cúng. お

9 L

今 回


ugs

+-»COZ56U<0-u
s r
Phòng 3: Thời đại dựng nước Văn Lang của các Vua Hùng

Hiện vật trưng bày:

Z

一 Bộ sưu tập trống đồng (10 chiếc) thuộc văn hoá Đông Sơn, tiêu biểu nhất là trống
đồng Đền Hùng 一 được xếp hàng đầu trong hệ thống trống Hê-gơ loại I -► ở Việt 」

0Q
Nam, trống đồng Tân Long 一 có đường kính lớn nhất trong toàn bộ trống đồng tìm 翌 耳
thấy ở Việt Nam, với đường kính mặt là 108 cm.

pqu gnb URcgr~6u pqu


>

UOA U<rt5p !
一 Bộ sưu tập công cụ và vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, thuổng, rìu, dao găm, mũi tên,
lao,...
VI




Phòng 2: Mở đầu thời đại dựng nước 為


을 Hiện vật trưng bày: hiện vật gốc của 3 nền văn hoá: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò

OA
£u
글 Mun,... Công cụ đá mài gồm: rìu có vai, rìu mài tứ diện, cuốc đá, chày nghiền, đồ trang
一 sức (vòng tay đá, khuyên đá,...); sưu tập gốm: nồi, vò, bình, bát, dọi xe chỉ, chài lưới; nha 」

q
chương bằng đá; công cụ, vũ khí bằng đồng (cày, lưỡi liềm, rìu, mũi lao, mũi tên, lưỡi 」 ー
ểễ



9£L

一 câu,...); dấu tích hạt lúa. 찌


Q

] ▲

QN


uu


E


Phòng 1: Đất nước, con người thời nguyên thuỷ 一
A r


Số lượng hiện vật: 54 hiện vật, gồm 1 sa bàn, 1 hộp hình, 2 bức tranh sơn mài cỡ lớn, 18 司
u<oou
zễ

mẫu động thực vật, 12 mau khoáng sản, 20 công cụ đá thuộc văn hoá Sơn Vi và một số
ảnh chụp cùng những hiện vật khác đã khái lược được hình thể thiên nhiên, môi trường 」
四 흐
9P

buổi bình minh lịch sử và chứng tích sinh tồn của người nguyên thuỷ trên đất Phụ Thọ.

5

으 흫

ềễ

BẢO TÀNG HÙNG VƯƠNG 느



(Thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng) 為
-

으 으
A OS g

Kiánh thành năm 1993 (đúng dịp khai hội Đền Hùng).
> uss

Hiện vật trưng bày: hơn 3 000 hiện vật, trong đó có hơn 700 hiện vật gốc, 162 bức ảnh, 5 符
bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp bình, 1 nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác.
p ễ


Trưng bày theo 3 chủ đề chính với 5 phòng trưng bày: 丄찌
Giới thiệu giai đoạn văn hoá Đông Sơn bằng các hiện vật liên quan đến thời đại Hùng
L
02m


Vương dựng nước hiện tìm được trên đất Vĩnh Phú (Phú Thọ 一 Vĩnh Phúc). Giới thiệu 흐
G

việc hình thành khu di tích Đền Hùng và ý thức xây dựng khu di tích Đền Hùng của nhân 즈
dân cả nước.
Tình cảm, sự quan tâm của cả nước đối với Đền Hùng.
Hình 5. Một số thông tin chính về Bào tàng Hùng Vương tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền
Hùng
(xở Hy Cương, thành phố Việt Trì
1. Hãy chia sẻ những thông tin khái quát nhất về Bảo tàng Hùng Vương tại Khu di tích quốc gia
đặc biệt Đền Hùng.

고. Tham quan Bảo tàng Hùng Vương hoặc tham dự một giờ học Lịch sử tại bảo tàng (trực tiếp
hoặc thông qua bảo tàng ảo). Tìm hieu và giới thiệu về một phòng trưng bày trong bảo
tàng (theo các chủ đề ở trên) mà em ấn tượng nhất.

1. Lập bảng hệ thống (hoặc lập sơ đồ tư duy) mô tả tóm tắt về hai bảo tàng Hùng Vương trên địa
bàn tỉnh Phú 「 họ theo gợi ý sau: tên bảo tàng, địa chỉ, chủ đề trưng bày chính, số lượng hiện
vật, giá trị (ý nghĩa),...

고. Từ kết quả của bài tập 1, em hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau cơ bản của hai bảo
tàng Hùng Vương ở Phú Thọ.

1. Dựa vào kiến thức đã được học (ở lớp 6), chuẩn bị nội dung và giới thiệu về dấu ấn thời kì Văn
Lang - Au Lạc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giờ học lịch sử tại một trong hai Bảo tàng Hùng
Vương hoặc tại một di tích liên quan đến thời kì này.

2. Chia sẻ một số điều em thích nhất đối với giờ học lịch sử tại bảo tàng hay tại di tích lịch sử tại
địa phương.
CHỦĐỀ TỤC NGỮ, CA DAO
3 PHÚTHỌ

Yêu cầu cần đạt:

• Qua đọc hiểu một số câu tục ngữ, bài ca dao Phú Thọ, thấy được những giá trị chung cũng như
màu sắc địa phương của nó.

• Đọc một số câu tục ngữ, bài ca dao khác có cùng mô-típ với các câu, bài đã học.
• Viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài ca dao, một hoặc một số câu tục ngữ Phú Thọ.
• Tự hào về con người Phú Thọ xưa 一 những con người giàu kinh nghiệm trong lao động, đời sống
và có tâm hồn phong phú, tinh tế.

1. Phú Thọ có những địa danh (sông, núi, hồ, đầm, di tích lịch sử,...) nào nổi tiếng? Em biết những câu
tục ngữ, bài ca dao nào nói đến các địa danh đó?

2. Phú Thọ có những sản vật nào nổi tiếng? Em biết những câu tục ngữ, bài ca dao nào nói đến
những sản vật đó?

Hình 1. Đầm Ao Châu (huyện Hạ Hoà)


ロ]kri thức đọc hiểu: Tục ngữ, ca dao và tục ngữ, ca dao Phú Thọ
Tục ngữ là những câu nói cố định, giàu hình ảnh, nhạc điệu, có vần hoặc không vần, dễ nhớ, dễ
truyền miệng với nội dung đúc kết kinh nghiệm về thời tiết, sản xuất, đời sống,...

Ca dao là những câu hát, bài hát lưu truyền trong dân gian, phản ánh nhiều mặt của đời sống
nhưng chủ yếu để bộc lộ tình cảm. Ca dao thường làm bằng thể thơ lục bát.

Tỉnh Phú Thọ được xếp vào khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tuy nhiên, trên thực tế, địa hình
Phú Thọ rất đa dạng, trong đó nổi bật là địa hình đồi và núi thấp xen kẽ với đồng ruộng, sông ngòi, hồ
đầm, có cả một ít đồng bằng nhỏ chạy ven các con sông lớn. Nhân dân thời trước thường sống dựa vào
các nghề trồng lúa, đánh cá, trồng cây ăn quả, khai thác nguồn lợi từ rừng núi,... Thiên nhiên và cuộc
sống này được phản ánh sâu sắc trong tục ngữ, ca dao.

^nVăn bản
TỤC NGỮ PHÚ THỌ

1. Lấp mũ mưa mai, lấp đai mưa chiều⑴.

고. Trăm hoa nở cả tháng Giêng


Một mình hoa sở⑵ nở riêng tháng Mười.

3. Tháng Ba tháng hội Đền Hùng Cuốc đất trồng sắn gieo vừng kèm
theo.

4. Trên cứng dưới sâu, cày hút trâu, cấy hút người ⑶.

5. Rau sông Bứa⑷, dứa Tam Nông⑸.

6. Trâu 사】ợ Hoàng Xá⑹, cá 사】ợ La Phù⑺.

⑴ Mũ: mây phủ đỉnh núi Tản (Ba Vì), neu mây phủ kín đỉnh núi Tản thì sẽ mưa vào buổi sáng; mây phủ ngang lưng
núi là sẽ mưa vào buoi chieu. Đây là kinh nghiệm xem thời tiết của nhân dân vùng Tam Nông.
⑵ Sở: một loại cây trồng nhiều trên đồi vùng trung du, hạt dùng để ép lấy dầu ăn.
⑶ Câu tục ngữ nói về loại ruộng lầy thụt có nhiều ở Phú Thọ, người Phú Thọ gọi là "ruộng bềnh” Loại ruộng này
trên mặt là lớp bùn khô mỏng, có cỏ mọc, nhưng dưới là nước và bùn nhão dày. Người đi vào sẽ bị thụt xuống
lầy, rất nguy hiểm. Ruộng bềnh không cày được mà phải cuốc. Khi cuốc hay cấy, gặt đều phải đứng trên "đà" là
những cây tre, cây gỗ dài để khỏi bị lút sâu.
(4)
Sông Bứa: một sông nhánh của sông Hồng, chảy qua miền rừng núi của các tỉnh Sơn La, Phú i'họ.
⑸ Tam Nông: một huyện của Phú Thọ, bên bờ hữu ngạn sông Hồng, trồng nhiều dứa.
⑹ Chợ trâu xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thuỷ.
(7) Chợ La Phù, huyện Thanh Thuỷ bán nhiều cá.

7. Thóc Kẻ 자】en, đèn Kẻ H6c⑴.

8. Dù ai buôn bán đâu đâu


Mồng Mười tháng Chín chợ trâu⑵ thì về.

9. Dù ai đi ngược về xuoi
Cơm nắm lá cọ là người Phù Ninh⑶.


(Theo Dương Huy Thiện, Phú Thọ, miền đất cội nguồn, NXB Trẻ, TP. Hồ 자 lí Minh, 2010)

H^nh 2. Đồi chè Long Cốc (huyện Tân Sơn)

1. Chia các câu tục ngữ trên thành 2 nhóm: nhóm theo thể lục bát và nhóm không theo thể lục
bát. Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong các câu tục ngữ thuộc nhóm không theo thể lục
bát.

고. Sắp xếp các câu tục ngữ trên vào các nhóm: thời tiết, thời vụ, đất đai, kĩ thuật trồng trọt, sản
vật, buôn bán, con người (ch 니 ý có những câu không chỉ ở một nhóm).

3. Nêu cách hiểu của em về mỗi câu tục ngữ.

4. Các câu tục ngữ cho ta biết những gì về thiên nhiên và cuộc sống của nhân dân Phú Thọ thời
xưa? Tìm đọc sách báo và hỏi những người cao tuoi để biết: ngày nay có những sự vật, phong
tục nào không còn nữa; những kinh nghiệm nào không sử dụng hoặc chỉ sử dụng một phần.

(1)
Kẻ Chen: một làng thuộc xã Tứ Mỹ, huyện Tam Nông; Kẻ Hóc (hay Kẻ Húc) thuộc xã Quang Húc, huyện Tam Nông,
có chợ Quang Húc, thời xưa họp từ sáng đến tận nửa đêm, đèn sáng như sao sa.
⑵ Chợ mua bán trâu xã Xuan Viên, huyện Yên Lập họp vào ngày 10 tháng 9 âm lịch (ngày nay không còn nữa).
⑶ Phù Ninh: một huyện ở phía đông tỉnh Phú Thọ, bên bờ hữu ngạn sông Lô, có nhiều đồi cọ.

»Ghi 가)ớ
Tục ngữ Phú Thọ phản ánh nhận thức và các kinh nghiệm về thời tiết, lao động và đời sống sinh
hoạt của người dân Phú Thọ xưa. Đó là một cuộc sống đa dạng của vùng trung du với tập quán trồng
lúa nước, đánh cá, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, khai thác nguồn l 이 rừng,...

Cuộc sống lao động và sinh hoạt ngày nay đã có nhiều thay đổi, song chúng ta vẫn có thể chọn
lọc trong kho tàng tục ngữ ấy những gì phù hợp để làm phong phú thêm nguồn tri thức cho hôm nay.
CA DAO PHÚ THỌ

1. Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba
Khắp miền truyen mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

고. Cổ I lết⑴ có xóm Cây Đề


Có sông tắm mát, có nghề cắt sơn⑵.

3. Đi đâu nón chẳng đội đầu


Lại đây hai đứa lấy tàu cọ che.

Hình 3. Một đồi cọ ở Phú Thọ


(1)
Cổ Tiết: nay thuộc xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông.
⑵ Cắt sơn: dùng dao cứa vào vỏ cây sơn rồi kẹp vào đó một mảnh vỏ trai để hứng lấy nhựa sơn.

4. Bên này đối bên ay cũng đối


Muon sang em bẻ cành sòi⑴ cho sang
Cành sòi lá dọc lá ngang
Hỏi anh có dám bước sang cành sòi.

5. Hỡi anh phát củi trên nương


Cho em mượn rựa phát đường sang chơi.
6. Bên này gò bên ấy cũng gò
Muốn ăn dọc⑵ chín thì dò sang đây
Dọc chín còn ở trên cây
Muốn ăn dọc rụng sang đây cùng tìm.
7. Yêu nhau chia củ sắn lùi
Xa nhau nhớ bếp tro Vùi hôm nay.

(Theo Dương Huy Thiện, Phú Thọ, miền đất cội nguồn, Sđd)

1. Xếp các bài ca dao trên vào các nhóm:

a) Tình yêu đất nước - giống nòi và tình yêu quê hương.

b) Tình yêu lứa đôi.

Trong nhóm tình yêu lứa đôi lại chia ra: những bài ca dao tỏ tình và những bài ca dao 이 en tả
tâm trạng.

고. Nêu cách hieu và cảm nghĩ của em về mỗi bài ca dao.

3. Các bài ca dao về tình yêu lứa đôi nói trên huôn gắn với lao động và sinh hoạt vùng trung du,
hãy chứng minh điều đó. Theo em, cách thể hiện tình yêu như vậy nói lên 치 ều gi?

为 Ghi 가)ớ
Tình yêu quê hương đất nước và tình yêu lứa đôi là chủ đề chính trong ca dao Phú Thọ.
Những tình cảm này nảy nở và gắn chặt với cuộc sống lao động, sinh hoạt của con người miền trung
du, làm nên đặc sắc riêng cho ca dao Phú Thọ.

(1)
Sòi: cây mọc hoang vùng đối trung du, cành ngang, giòn.
(2)
Dọc: cây mọc tự nhiên hoặc trống trên đối, quả hình trứng, khi chín ăn ngọt, quả xanh rất chua, dùng để nấu
canh cá, hạt ép lấy dầu.

1. Thực tế, một số câu tục ngữ có khi được xem là ca dao và ngược lại. Em hãy tìm một số câu như
thế trong bài học và những câu khác em biết.

고. Trao đổi trước nhóm hoặc trước lớp, sau đó viết lại (mỗi bài tập viết thành một đoạn văn).

a) Nêu cảm nghĩ về bài ca dao số 1.

b) Nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ hoặc một bài ca dao em tìm đọc được nói về miền đất Phú
Thọ.

1. Xếp các câu tục ngữ, bài ca dao dưới đây vào những "khuôn" giống như những câu tục ngữ, bài ca
dao đã học:

一 Ra 니 s 切 g Bứa, dứa Vân Lang.


- Trâu chợ Bù Nọ, cọ chợ Trúc Phê.
- Dù ai đi ngược vềxuoi
Chân đen như cu5c là người Thái Ninh⑴.

- Dù ai đi đâu, ở đâu
Tháng Giêng mười bảy chọi trâu thì về. (Ca dao vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc)

Mẫu: Rau s^ng Bứa, dứa Văn Lang cùng khuôn: Rau s^ng Bứa, dứa Tam Nông.

고. Thực hiện một trong hai yêu cau sau:

a) Nêu cảm nghĩ về bài ca dao:

Cách núi trông chẳng thấy đồi

Biết rằng anh đứng hay ngồi ở đâu.

b) Trao đổi về câu tục ngữ (sau khi trao đổi ở nhóm hoặc lớp, viết thành 1 - 2 đoạn văn):

Nhìn đồng bông lúa uốn câu⑵

Cuoc đồi bổ hố bảo nhau trong chè.

(1)
Thái Ninh: nay thuộc xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba. Xưa sao chè thủ công: búp chè tươi cho lên chảo gang
trên bếp lò, đảo cho khô dần nước; khi búp chè chín như rau luộc thì cho ra nia "vò" bằng chân cho ra bớt nước
(vừa để khô nước nhanh, vừa để trà thơm hơn) rồi lại cho lên chảo sao tiếp. Nhựa chè bắt vào chân rất đen.
(2)
Lúa uốn câu: bông lúa cong trĩu xuống như cần câu do bắt đầu đọng sữa để kết hạt (khoảng 25 一 30 ngày sau
thì chín). Lúa mùa "uốn câu" vào đầu tháng 9 âm lịch, tức khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 dương lịch. Ý nói
phải trồng chè trước thời điểm gặt lúa mùa.

(1) Có hai bạn tranh huận về ý "cuốc đồi bổ hố" trong kĩ thuật trồng chè như sa 니:

一 Bạn thứ nhất cho rằng “cuốc đồi bổ hố" là hình thức canh tác lạc hậu, do rơi rớt của hình thức "chọc
lỗ tra hạt" trong cách làm nương rẫy thời xa xưa.

一 Bạn thứ hai cho rằng "cuốc đồi bổ hố" phù hợp với đất đồi dốc và phù hợp với cây chè, vì:
+ Tránh xới tung đất, làm đất bị mưa rửa trôi dẫn đến bạc màu.

+ Vào thời điểm trồng chè, mưa đã bắt đầu ít đi. Ở trong hố nhỏ, độ ẩm vừa phải, đủ để hạt chè nảy
mầm và cây con phát triển.
Hãy nêu ý kiến của em.
(2) Thời vụ và kĩ thuật trồng chè ngày nay giống và khác thời xưa như thế nào?
(Tra cứu thông tin trong sách báo và mạng internet để biết).
CHỦĐỀ MỘT SỐ PHONG TỤC, TẬP QUÁN
4 Ở TỈNH PHÚ THỌ

Yêu cầu cần đạt:

• Nê 니 được tên và ý nghĩa của một số phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc ở 가 lú Thọ.
• Xác định được trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp
của phong tục, tập quán và từng bước xoá bỏ những tập tục lạc hậu ở tỉnh Phú Thọ.

• Thực hiện được những việc làm phù hợp để góp phần phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục,
tập quán và từng bước xoá bỏ những tập tục lạc hậu ở tỉnh Phú Thọ.

Quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

H^nh 1. Tục đâm đuống của người H^nh 2. Lễ cấp sắc của người Dao QuGn
Mường Chẹt

Hình 3. Tục đánh cổng chiêng của người Mường H^nh 4. Lễ Tết nhỏy của người Dao QuGn
Chẹt


1. Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về các phong tục ⑴, tập quán ⑵ ở Phú Thọ trong những
hình ảnh trên.

고. Ngoài những nội dung nói trên, em còn biết những phong tục, tập quán nào khác của tỉnh
Phú Thọ?

❶ Một số phong tục., tập quán, của các dân tộc, các cộng đồng dân cư ở Phú Thọ

a) Phong tục, tập quán đón Tết

Người Mường ở Phú「họ sống tập trung chủ yếu ở ba huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập có
nhiều hình thức vui chơi trong những ngày Tết như: ném còn, đu cọn, đâm đuống, chàm thau (đánh
trống đồng), múa trống đu,...
Hội ném còn của người Mường được tổ chức từ mồng 4 đến mồng 7 Tết âm lịch. Đồng bào chọn
bãi đất rộng, bằng phẳng trồng một cây tre, trên ngọn treo một vòng tròn dán giấy hai mặt. Mặt trắng
đề chữ "Nguyệt" mặt đỏ là chữ "Nhật く Quả còn có hai dạng là hình tròn và hình vuông. Chân cột treo
một ít tiền thưởng dành cho người chơi còn đầu tiên ném rách vòng. Lễ vật bày ở chân cột có ván xôi
con gà và nậm rượu cau cho một năm mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt, bản làng yên vui,...

Hình 5. Hội ném còn ngày xuân của người Mường ở Yên Lập
(1) Phong tục: là những nghi thức thuộc về đời sống của con người được hình thành qua nhieu thế hệ và được
công nhận như một phần trong nếp sống của cộng đồng.
(2) Tập quán: là lối sống của một tập thể, tổ chức, được hình thành như một thói quen trong đời sống, sản
xuất, sinh hoạt, được công nhận và coi như một quy ước chung cho tất cả mọi cá nhân sống trong tổ chức, quần thể
đó. Hai khái niệm phong tục, tập quán thường được sử dụng đi liền nhau như một khái niệm nhất quán .

Vào ngày đầu xuân hoặc khi làng, bản mở hội, đồng bào dân tộc Mường còn chơi đu, với hình
thức phổ biến là đu cọn. Đu cọn làm giống cái cọn guồng nước, có nơi gọi là đu xe vì trông nó giống cái
bánh xe. Mỗi cọn có bốn bàn ngồi, người chơi ngồi trong bàn xen kẽ một bàn nam một bàn nữ, có người
đẩy cho đu quay vòng và người chơi phải vừa ngồi vừa hát mới đúng lệ.
Trong kho tàng văn hoá dân gian của đồng bào Mường không thể không nói đến cồng chiêng.
Người Mường sử dụng cồng chiêng trong hầu hết sinh hoạt văn hoá xã hội như hội sắc bùa, hội xuống
đồng, hội đi săn, mừng lúa mới, mừng nhà mới, mừng đám cưới,... Tục đánh cồng chiêng, đâm đuống,
chàm thau là những sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của người Mường. Đâm đuống tổ chức vào đêm
giao thừa và vào 3 giờ sáng ngày mồng một tết Nguyên đán. Đâm đuống không chỉ là tiếng giã gạo
thông thường mà nó còn là hiệu lệnh truyền tin cầu mong của bản làng với trời đất nhằm ước vọng một
năm mới no đủ, yên vui.

Người Cao Lan ở Phú Thọ chuẩn bị đón Tết từ đầu tháng Chạp đến ngày 28 Tết thì họ dừng mọi
việc để rửa các nông cụ như cày bừa, cuốc xẻng xếp vào góc nhà. Họ chia bánh cho từng loại nông cụ:
một chiếc bánh chưng cho cày, một chiếc cho bừa, một chiếc chia chung cho các loại cuốc xẻng, cối xay,
cối giã,... riêng con trâu được chia mỗi ngày Tết một cái bánh chưng. Người Cao Lan coi đây là việc trả
công cho các vật dụng, vật nuôi đã cùng mình lao động vất vả quanh năm.

Việc xuất hành trong ngày mồng một Tết được đồng bào lựa chọn kĩ lưỡng. Mỗi nhà cử một
người đi cùng trưởng bản đến một nơi đã định trước để hái lộc đầu xuân. Mỗi người hái hai cành, một
cành mang ra đình làng, một cành mang về cắm trước cửa nhà. Người Cao Lan coi đó là sự hái và chia
lộc, một cho làng và một cho gia đình mình sau đó mới đến nhà nhau để chúc Tết.

Hình 6. Đổng bào Cao Lan múa điệu "Chim gâu, xúc tép" trong ngày Tết

Với người Cao Lan, từ xưa đến nay, tết Nguyên đán không chỉ là dịp ăn ngon, mặc đẹp mà ngày
Tết còn để gắn kết các thành viên trong mỗi gia đình, dòng tộc và cả cộng đồng làng xã, mọi người sẽ
gần nhau hơn qua mâm cơm ngày Tết, qua lời chúc tụng vui vẻ và qua câu hát Sình ca. Đó cũng là món
ăn tinh thần không thể thiếu được của người Cao Lan ở Đoan Hùng trong mỗi độ Tết đến, xuân về.

Người Sán Chay ăn Tết từ 25 tháng Chạp đến hết rằm tháng Giêng âm lịch. Những ngày cuối
năm, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, chủ nhà thắp một nén hương thơm lên bàn thờ để mời tổ tiên về ăn
Tết cùng con cháu.
Theo quan niệm của người Sán Chay, giấy đỏ biểu trưng cho niềm vui, sự tốt lành, sung túc, mùa
màng bội thu, đồng thời còn mang ý nghĩa xua đuoi ma quỷ, thú dữ, sâu bọ. Bởi thế, trước Tết hai ngày
(khoảng 28, 29 tháng Chạp), tất cả dụng cụ thuộc về gia đình như cuốc, xẻng, cày, bừa, chuồng trại chăn
nuoi,... đều được dán giấy đỏ để các đồ vật này cũng được "nghỉ Tết" như con người. Cổng ngõ, cửa ra
vào, các cây lâu năm, chuông trại, cũng được dán giấy đỏ, khiến cho toàn bộ ngôi nhà nhuộm sắc đỏ rực
rỡ.

Hình 7. Phong tục dán giấy đỏ ngày Tết của người Sán Chay

Ngày 30 Tết là ngày quan trọng nhất trong năm. Từ sáng sớm, mọi người đã vệ sinh nhà cửa và
đồ dùng trong nhà, trang hoàng sắp đặt bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị cho mâm cơm cúng tổ tiên và bữa
cơm tất niên. Sáng ngày mồng một Tết, Già làng cùng các bậc cao niên trong làng làm mâm cỗ thịnh
soạn để cúng lễ Thành hoàng tại đình làng gọi là lễ "Cầu Dềnh く Già làng đại diện cho làng khấn Thổ
công và xin âm dương cho cả làng được vạn sự tốt lành, mùa màng tốt tươi, mưa hoà gió thuận, còn các
gia đình thì cúng tổ tiên tại nhà mình, mời tổ tiên ăn cỗ mừng năm mới và phù hộ cho con cháu, cho
dòng tộc được hưởng sự tốt lành.

b) Phong tục, tập quán trong đám cưới

Phong tục cưới của người Dao Quan Chẹt ở Phu Thọ trải qua các bước: Lễ dạm hỏi (dạm ngõ), Lễ
hỏi cưới, Lễ cưới.
Khi đi dạm ngõ, hai gia đình đều phải tự giới thiệu lí lịch, hoàn cảnh ba đời nhà mình rồi mới lân la
giới thiệu đến con cái cần dựng vợ, gả chồng. Có khi chủ nhà gái giới thiệu tóm tắt lí lịch nhà trai cho
anh em nhà mình biết để bàn chuyện.

Lễ hỏi cưới gồm các lễ vật: gà, lợn, gạo nếp, thuốc lá, trầu, cau. Trước kia, khi nhà trai đến hỏi cưới,
nhà gái thường thách cưới với các yêu cầu: bạc trắng: hai nén (hai lạng), lợn hơi 80 kg, rượu: hai hũ (20
lít), gạo: (không lẫn tấm) 40 kg, chè, thuốc,... Ngày nay, tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi nhà mà có thể thách
lễ vật hoặc tiền mặt.

Ngày cưới, nhà gái và nhà trai hát đối đáp suốt đêm. Ở nhà gái hát hôm nhà trai đến đón cô dâu,
còn ở nhà trai hát đêm hôm đưa cô dâu về. Khi đón dâu về, nhà trai làm lễ kết tơ hồng. Ý nghĩa của lễ
kết tơ hồng là để ông tơ, bà nguyệt chứng giám nhân duyên cho đôi vợ chồng suốt đời bên nhau.

Việc tổ chức các nghi lễ trong đám cưới là sự đánh dấu quá trình thực hiện các quy định truyền
thống của tộc người. Nói cách khác, đó là một di sản văn hoá đang được thực hành, gìn giữ và phát huy
giá trị.

Phong tục cưới hỏi của người Mường ở Phú Thọ cũng là nét văn hoá đặc sắc cần lưu giữ.

Mấy ngày trước khi cưới chú rể phải có mặt ở nhà


gái để chuẩn bị cỗ bàn cho nhà gái, sát ngày cưới chú rể
mới về nhà mình để hôm sau đi đón dâu. Trong đám cưới
ở vùng thượng huyện Thanh Sơn, nhà trai mới phải cử
người xuống nhà gái nấu nướng làm cỗ bàn, còn vùng hạ
huyện nhà gái tự làm lấy. Đoàn nhà trai đón dâu mang
theo đồ cưới gồm: Hai tấm vải, hai vòng bạc, một con
trâu, 20 đồng bạc trắng, một … .ーー.......................................... .
đôi
Hình 8. Cô dâu mặc bộ váy đẹp nhât của mình,
yem có mà
니 vàn
g và đ
ỏ. trùm lên trên đâu chiếc khàn vuông màu trắng

Đoàn đón dâu đến nhà gái được các cô bên nhà gái chàm đuống ở trước cầu thang để chào
mừng. Chào hỏi nhau xong, chú rể rời đám đông tới bếp làm mọi việc như trai làng, cùng mọi người sửa
soạn cỗ bàn ăn uống. Chú rể là người bưng mâm cỗ lên bàn thờ tổ tiên. Lễ tơ hồng được tổ chức ở nhà
gái ngay sau khi cúng khấn tổ tiên. Sau lễ tơ hồng, nam nữ tự động hát giao duyên với nhau, cô dâu mới
tới lạy trước bàn thờ tổ tiên, lạy chào ông bà, bố mẹ, anh em, họ hàng để lên đường cùng gánh của hồi
môn về nhà chồng.

c) Phong tục, tập quán trong lễ tang

Tục tang ma của người Dao Tiền: Trước đây do thói quen du canh, du cư nên người Dao Tiền rất
coi trọng phần hồn, không coi trọng phần xác, với quan niệm xác chết thì tiêu đi nhưng hồn thì còn mãi.
Do vậy khi nhà có người chết, xác sẽ được bốn người khoẻ mạnh vác ra rừng. Ra rừng, người chôn cất sẽ
dùng cây nhọn đào đất để chôn xác người. Nhiều khi do chôn vùi quấy quá, xác người chỉ làm mồi cho
thú dữ. Gia đình người chết sau đó mới đắp ngôi mộ giả ở nơi khác để làm ma cho người chết. Nếu gia
đình có của thì làm ma tươi cho người chết, tức là cúng ngay sau khi qua đời. Nếu nhà nghèo chưa có
thịt chua, gạo, lợn thì phải chờ lâu, có khi hai ba năm mới làm ma khô cho người chết.

Ngày nay, do các cuộc vận động hạ sơn sống định cư và xây dựng nếp sống văn hoá mới, các bản
của người Dao Tiền đều đã có khu nghia địa hợp vệ sinh. Tục ma chay của người Dao Tiền cũng đã
tương tự như phong tục của người người Kinh và các cộng đồng dân tộc khác.

Tục tang ma của người Mường: Theo quan niệm của người Mường xưa, kết thúc một vòng đời


người thì cái chết là quan trọng nhất. Khi trong nhà có người qua đời, ông trưởng bản sẽ cắt tóc con
cháu, mỗi người một nhúm bỏ vào cái nong để trả nghĩa cho ông bà. Cắt tóc của ai thì phát áo khăn
tang đến đấy. Hằng ngày đều đặt bát cơm và đũa ở bên cạnh quan tài cho người chết “ăn”

Ở xã Tân Phú, khi có người chết gia đình đến báo cho ông Lang, ông Lang sai ông “mối việc“ đi
giao cho làng biết. Đồng thời, nhà ông Lang nổi 3 hồi 9 tiếng trống. Đánh hai lần liền thì làng biết có
đám ma. Chưa có điều kiện chôn cất ma chay, thì ngày ngày hai bữa đưa cơm cho người chết (hiện nay,
công việc thông báo tang ma khi có người qua đời do trưởng khu hành chính thực hiện do ông Lang
không còn trong sinh hoạt ở địa phương).

Ở vùng Thu Cúc, Lai Đồng có quy định mũ tang của con trai làm bằng dây chuoi với hai quả bằng
vải như hạt xoan, buộc dây từ mũ tang buông một quả xuong lưng, một quả xuống ngực. Con dâu đội
mũ tang vải trắng, đầu vải buông sau lưng chấm gót. Con rể đội khăn tròn. Trong đám tang, con rể phải
đeo dao khi cúng để tượng trưng cho việc lo toan mai táng. Khi quan tài sắp đưa ra khỏi nhà con rể
trưởng rút dao, ấn dao vào ngọn đèn trên bàn thờ cho tắt lửa.

1. Nêu ý nghĩa của các phong tục, tập quán của các dân tộc ở Phú Thọ được đề cập đến trong
các thông tin trên.

고 . Em hãy cho biết, trong những phong tục, tập quán trên, phong tục, tập quán nào bị biến
tướng trở thành những hủ tục lạc hậu ở Phú Thọ? Nêu hậu quả của những hủ tục lạc hậu đó.

3. Hãy chia sẻ về những phong tục, tập quán trong cộng đồng dân cư nơi em sinh sống.

r^Gỉữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục, tập quán và từng bước xoá bỏ
những tập tục lạc hậu ở tỉnh Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của
các phong tục, tập quán, đồng thời từng bước xoá bỏ những tập tục lạc hậu. Cụ thể: triển khai thực hiện
Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hoá truyền thống điển hình của
các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2018 一 2020; đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục

truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; lập Hồ sơ khoa học các di sản Lễ
cấp sắc của người Dao Quần Chẹt (xã Xuân Thuỷ, huyện Yên Lập), lễ Cấp sắc của người Dao Tiền (xã
Xuân Sơn, huyện Tân Sơn) và Tết Nhảy của người Dao Quần Chẹt (huyện Yên Lập) để đề nghị đưa vào
Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia; Thực hiện các đề tài khoa học như: “Điều tra, sưu tầm, hệ
thống hoá và phục dựng một số di sản văn hoá truyền thống tiêu biểu của người Dao Quần Chẹt trên
địa bàn huyện Yên Lập', “Tư liệu hoá và phục dựng một số di sản văn hoá truyền thống điển hình của
dân tộc Mường trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ く

Xây dựng điểm du lịch cộng đồng tại các bản dân tộc Mường, Dao Tiền (xã Xuân Sơn, huyện Tân
Sơn) là một trong 4 trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh. Hằng năm, các huyện có đồng bào dân tộc
thiểu số đều tổ chức tham gia các hoạt động Giỗ 'rổ Hùng Vương 一 Lễ hội Đền Hùng nhằm tuyên
truyền, giới thiệu, quảng bá, tôn vinh bản sắc văn hoá, sản phẩm du lịch, tiềm năng du lịch của đồng bào
dân tộc thiểu số vùng Đất Tổ.

Tổ chức nhiều đợt sưu tầm hiện vật về văn hoá các dân tộc Mường, Dao, Cao Lan với gần 500 hiện
vật, tư liệu, hình ảnh, băng đĩa hình phục vụ hiệu quả cho công tác nghiên cứu và trưng bày, tuyên
truyền, giới thiệu bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc thiểu số vùng Đất Tổ; trưng bày hiện vật dân tộc
và trình diễn trang phục dân tộc tại chương trình Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc
vùng Đông Bắc;

Đời sống văn hoá vùng đồng bào dân tộc thieu số có những bước chuyển biến rõ rệt, đời sống
văn hoá được nâng cao, đấu tranh bài trừ các tập quán lạc hậu.Từ đó, việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số hiệu quả, thiết thực, thu hút được sự tham gia của
cộng đồng.

Hình 9. Múa trống đu của đổng bào Mường huyện Thanh Sơn thường được biểu diễn trong những ngày lễ, Tết, góp
phân gìn giữ vàn hoá truyền thống của dân tộc.

1. Để bảo tồn, phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và từng bước bài trừ các hủ tục lạc hậu, tỉnh
Phú Thọ đã có những hoạt động nào? Em hãy nêu kết quả của những hoạt động đó.

고. Em hãy cho biết những việc học sinh Phú Thọ cần làm để góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo
tồn, phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và từng bước bài trừ các hủ tục lạc hậu tại địa
phương.

1. Em hãy cùng các bạn liệt kê những việc nên làm và không nên làm để gìn giữ phong tục, tập
quán tốt đẹp của tỉnh Phú Thọ theo bảng gợi ý dưới đây:
Phong tục, tập quán Việc nên làm Việc không nên làm

고. Hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin 1:

Hôm nay là ngày làm lễ Cấp sắc cho anh trai của Trường nên gia đình nhộn nhịp và đông vui hơn
hẳn ngày thường. Gia đình mời bảy ông thầy cúng và chuan bị rất nhieu lễ vật hiến tế như: lợn, gạo, gà
trống, rơm sạch, tiền xu, rượu, lễ phục, tranh thờ, tù và, chiêng bằng, trống, chuông,... Đây là nghi lễ quan
trọng nhất của người đàn ông Dao, công nhận sự trưởng thành, trao cho người đàn ông quyên và nghĩa
vụ làm trụ cột gia đình, được làm nghề cúng bái và lưu giữ những phong tục, nghi lễ độc đáo của dân
tộc Dao từ ngàn xưa. Theo tục lệ, người Dao Quần Chẹt ở xã Nga Hoàng, huyện Yên Lập, chỉ tổ chức lễ
cấp sắc cho người con trai sau khi đã lấy vợ nên dù rất mong muốn được như anh nhưng Trường phải
đợi đến sau khi lập gia đình.

1. Thông tin trên nói về phong tục nào của người Dao?

고. Theo em, những giá trị tốt đẹp nào của phong tục này cần được giữ gìn và phát huy? Vì sao?

Thông tin 2:

Trường của Lan ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có xây dựng góc cộng đồng “Không gian văn hoá
Mường く Là một học sinh dân tộc Mường, Lan rất tự hào và cùng chung tay đóng góp

xây dựng không gian văn hoá này. Lan cùng các cô giáo vẽ trang trí các hoạ tiết đặc trưng, bạn còn về
nói với bố mẹ ủng hộ một số đồ dùng, trang phục đặc trưng của người Mường. Lan cung tích cực tham
gia các buoi giao lưu, học hỏi mỗi khi có các nghệ nhân đến dạy hát Ví Rang, hay chia sẻ về bản sắc văn
hoá Mường. Lan mơ ước khi lớn lên mình cũng sẽ trở thành một nghệ nhân hát Ví Rang.

1. Lan đã làm gì để giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục, tập quán dân tộc
mình?

고. Theo em, học sinh có thể làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán
tốt đẹp của tỉnh Phú Thọ?

1. Em hãy cùng các bạn trong nhóm làm một tập san gồm các hình ảnh, nhân vật, câu chuyện về
một phong tục, tập quán tốt đẹp ở địa phương em và liệt kê những việc cần làm để phát huy
những giá trị tốt đẹp của phong tục, tập quán đó.
고. Em và các bạn tập một điệu múa hoặc bài hát dân ca của tỉnh Phú Thọ và tổ chức biểu diễn ở
lớp.
CHỦĐỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
5 TỈNH PHÚ THỌ

Yêu cầu cần


dạt:

• Nê 니 được một số nét chính về lễ hội ở Phú Thọ.


• Kể tên được một số lễ hội truyền thống gắn với tín ngưỡng dân gian ở Phú Thọ, gắn với các khu di
tích lịch sử cách mạng kháng chiến.

• Có ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của các lễ hội truyền thống.

Lễ hội là những sự kiện văn hoá mang tính cộng đồng. Em biết trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói
chung và địa phương em nói riêng có những lễ hội nào? Hãy giới thiệu đôi nét về một lễ hội mà em ấn
tượng nhất.

D〉Giới thiệu 나]ái quát về lễ hội truyền thống vùng Đất Tổ

Phú Thọ là một vùng đất cổ, có bề dày truyền thống lịch sử - văn hoá. Vì vậy, Phú Thọ cũng là quê
hương của rất nhiều lễ hội đặc sắc gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Theo thống kê, hiện nay ở Phú Thọ có khoảng 228 lễ hội, chủ yếu thuộc các loại hình sau:

Lễ hội tỉnh Phú Thọ có những đặc trưng cơ bản như sa 니:

- Nhiều lễ hội truyền thống thường gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, cùng vợ, con và


tướng lĩnh thời kì Hùng Vương dựng nước, thờ những người có công với làng, với nước, gắn liền
với tục thờ cúng tổ tiên và truyền thống, đạo lí "uống nước, nhớ nguồn" của dân tộc.

- Lễ hội truyền thống thường gắn liền với tập quán, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúa
nước (thờ thần Lúa, thờ thần Sông,...) như lễ hội Tịch điền, lễ hội Xuống đồng,... và lễ hội gắn với
tín ngưỡng phồn thực.

- Lễ hội truyền thống chủ yeu được tổ chức vào mùa xuân và thường gắn với các di tích lịch sử 一
văn hoá.

1. Lễ hội truyền thống của vùng Đất Tổ có những nét đặc trưng gì? 고. Hãy phân loại và kể tên

một số lễ hội ở Phú Thọ theo mỗi loại hình.

鴻 Một số lễ hội truyền thống gắn với tín ngưỡng dân gian
Một trong những tín ngưỡng dân gian đặc sắc nhất của người Việt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
thờ những người có công đối với dân, với nước. Trong đó, đặc biệt nhất là tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương và tín ngưỡng thờ Mẫu. Gắn liền với các tín ngưỡng này là việc tổ chức các lễ hội nhằm tôn vinh
Quốc Tổ Hùng Vương, Quốc Mẫu Au Cơ, Mẫu Tam phủ - các nữ thần cai quản những lĩnh vực quan
trọng nhất của một xã hội nông nghiệp như: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải,...

a) Lễ hội ggắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 345 di tích thờ cúng Hùng Vương và
các nhân vật thời Hùng Vương, cùng với đó là việc tổ chức các lễ hội như: lễ hội Giỗ Tổ và một số lễ hội
hướng về cội nguồn.

Trong số 228 lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ hiện nay thì có hơn 150 lễ hội có đối tượng thờ phụng là
các Vua Hùng và các tướng lĩnh thời Hùng Vương dựng nước. Trong đó, tập trung nhieu nhất là ở các
huyện, thị xã: Lâm Thao 17/23 lễ hội, Phù Ninh 19/24 lễ hội, Việt Trì 17/31 lễ hội, Cẩm Khê 19/30 lễ hội,...

Nổi tiếng nhất phải kể đến là lễ hội Đền Hùng, được tổ chức chính thức trong 3 ngày, từ mồng 8
đến mồng 10 tháng ba âm lịch hằng năm tại khu Di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì)
Hình 1. Lễ hội Đền Hùng được tổ chức trang trọng theo truyền thống ván hoá dân tộc

Ngoài ra, còn có nhiều lễ hội khác được tổ chức tại các điểm di tích thờ Hùng Vương và các nhân
vật lịch sử thời Hùng Vương dựng nước.

Hình 2. Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa được tổ chức vào dịp đầu xuân tại
đàn Tịch điền, phường Minh Nông, thành phố Việt Trì


H^nh 3. Nghi lễ Rước nước vào đền trong lễ hội đền Láng Sương (xở Đồng Trung, huyện Thanh Thuỷ)
thờ Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng

Hình 4. Lễ hội đền Quốc Tế (xở Dị Nậu, huyện Tam Nông) thờ các tướng lĩnh đở giúp
Hùng Duệ Vương trong buổi đou dựng nước được tổ chức vào mồng 4 tháng Giêng

Hãy kể tên một sỗ lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ. Theo em, lễ hội nào là quan trọng và nổi tiếng nhất? Vì sao?
b) Lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng là một tục lệ tốt đẹp mang đậm nét văn hoá dân tộc. Các lễ
hội gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phú Thọ có thể kể đến là: lễ hội Đền Mẫu Au Cơ ở xã Hiền
Lương (huyện Hạ Hoà), lễ hội đền Tam Giang (thành phố Việt Trì) thờ Mẫu Tam phủ (Mẫu
Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải),...

Hình 5. Nghi thức lễ tế nữ trong lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ được tổ chức 니 ào mồng 7 tháng giêng tại Đền
Mẫu Âu Cơ (huyện Hạ Hoà)

Hình 6. Lễ hội đền Tam Giang (thành phố Việt Trì) thờ Mẫu Tam phủ, được tổ chức 니 ào mồng 9 tháng
Ba âm lịch

Hãy kể tên một số lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phú Thọ. Theo em, lễ hội
nào theo tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phú Thọ là nổi tiếng nhất?
c) Các lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian khác

Tín ngưỡng thờ thần Lúa, thần Sông, thần Nước,... trong các lễ hội như: lễ hội đền Tam Giang
(Việt Trì), lễ rước Lúa thần trong lễ hội Trò trám, lễ hội Xuống đồng,... đã phản ánh hoạt động sản xuất
nông nghiệp (chủ yếu trồng trọt), công cuộc chế ngự thiên nhiên, đắp đê ngăn nước, phòng chống lũ
lụt và mong ước của người dân, nhằm cầu mong mưa thuận gió hoà, vạn vật sinh sôi nảy nở. Các hoạt
động tế lễ, rước, các bài văn tế, các trò diễn đều có sự gắn kết với nông nghiệp, với nền văn minh lúa
nước.

Liên hệ thực tế, hãy kể tên một sỗ lễ hội gắn với các tín ngưỡng thờ thần ở Phú Thọ.

개 Lễ hội lịch sử cách mạng


Hằng năm, nhân dịp kỉ niệm các ngày ngày lễ lớn của dân tộc, ở Phú Thọ đều tổ chức những lễ
hội với những quy mô khác nhau nhằm tôn vinh những nhân vật, sự kiện trọng đại trong lịch sử cách
mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cùng với đó là những lễ hội lịch sử cách mạng mang tính địa phương như các lễ hội được tổ
chức tại các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ hội kỉ niệm các chiến thắng trong kháng chiến
chống Pháp như: chiến thắng Sông Lô, chiến thắng Tu Vũ, chiến thắng Trạm Thản - Chân Mộng,...

Hình 7. Lễ hội kỉ niệm ngày Chủ tịch Hổ Chí Minh về ở và làm việc tại xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông tại Nhà tưởng
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (xóm Đồi, xã Cổ Tiết) vào khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 18 - 3 hằng nám

Lễ hội lịch sử cách mạng được tổ chức không chỉ có phần lễ với các hình thức mít tinh, tưởng
niệm, biểu dương lực lượng mà còn tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật hấp dẫn, đã trở
thành phong tục đẹp, khiến các di tích trở thành các “địa chỉ đỏ” góp phần giáo dục truyền thống cách
mạng cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh trên địa bàn tỉnh nói riêng.

1. Hãy cho biết lễ hội lịch sử cách mạng ở tỉnh Phú Thọ được tổ chức nhằm mục đích gì?

2. Kể tên một số lễ hội lịch sử cách mạng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1. Hãy lập và hoàn thiện bảng thống kê theo gợi ý dưới đây về các lễ hội tiêu biểu trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ.

TT Tên lê hội Thuộc loại hình nào Địa điểm diên ra Ý nghĩa

? ? ? ? ?

? ? ? ? ?

2. Hãy kể tên một lễ hội mà em đã từng tham dự trong số các lễ hội được giới thiệu trong chủ đề.
Nêu nhận xét về không khí của lễ hội và cho biết cảm xúc, suy nghĩ cua em khi tham dự lễ hội
đó.

3. Hãy giới thiệu về một lễ hội truyền thống ở địa phương em (huyện/xã). Theo em, lễ hội đó
thuộc loại hình lễ hội nào?

Hãy viết khoảng 5 điều nên làm và 5 điều không nên làm để góp phần giữ gìn, phát huy giá trị
tốt đẹp của các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
CHỦĐỀ LÊ HỘI ĐỀN HÙNG
6 VÀ ĐEN MẪU ÂU CƠ

Yêu cầu cần đạt:

• Nê 니 được những nét chính về lễ hội Đền Hùng và lễ hội Đền Mẫu A 니 Cơ (thời gian, địa điểm,
hoạt động chính, ý nghĩa).

• Sưu tầm tranh ảnh, vẽ hoặc thiết kế poster về lễ hội Đền Hùng và viết bài giới thiệu.
• Xác định trách nhiệm của cá nhân trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của lễ hội
truyền thống.

Dù ai đi ngược về

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba

Câu ca dao trên gợi cho em liên tưởng đến sự kiện nào? Em hãy nêu hiểu biết của em về sự kiện
đó.

hội Đền Hùng


Em có biết?
Lễ hội Đền Hùng được tổ chức chính thức trong 3 ngày, từ
Thời Nguyễn, theo lệ cứ 5 năm (vào
mồng 8 đến mồng 10 tháng Ba âm lịch hằng năm tại khu Di tích
những năm chẵn 5, chẵn 10), triều
quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì). Vào những năm đình đứng ra tổ chức lễ hội Giỗ Tổ,
chẵn, lễ hội do Nhà nước đứng ra tổ chức, những năm lẻ do Bộ những năm khác do địa phương đăng
Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc tỉnh Phú Thọ tổ chức. cai tổ chức. Địa điểm trung tâm của lễ
Hằng năm, cứ vào đầu tháng Ba âm lịch, cuộc hành hương hội là núi Hùng và vùng xung quanh
trẩy hội Đền Hùng đã trở nên quen thuộc, thành nếp nghĩ, nét văn dưới chân núi. Năm 1917, Tuần phủ
hoá thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn く mang đậmLê Trung Ngọc trình Bộ Lễ ấn định
bản sắc dân tộc Việt Nam. ngày Quốc lễ vào mồng 10 tháng Ba
âm lịch (trước ngày huý của Vua
Hùng một ngày, ngày 11 tháng Ba âm
lịch) để dân sở tại làm lễ.


H^nh 1. Lễ rước cờ trong lễ hội Đền Hùng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng

Lễ hội vãn hoá


Lễ Giỗ đức Quốc dần gian đường
tổ Lạc Long Quàn phố

Lễ dâng hương Hộĩ frại vân hoá của^


Lễ dâng hương các hũyện, thành, thị
tưởng niệm các quán chúng vã dãn
huyện, thà nil, thị Vua Hùng ca Phũ Thọ tại Khu di 应
trong tmh, trưng í
về Đền Hùng tích lịch* sử Đền quang bá, giói thiệu
Hùng Á
^ản phẵm dặc trưng k
củã tình Phú ĩhọ

Hình 2. Một số hoạt động chính trong lễ hội Đền Hùng


H^nh 3. Hội thi giở bánh giầy trong lễ hội Đền Hùng

Hình 4. Hội thi gói,而


n bánh chưng trong lễ hội Đền Hùng
Lễ hội Đền Hùng - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm đã trở thành ngày hội chung của toàn
thể dân tộc, góp phần giáo dục truyen thống "uống nước nhớ nguồn', bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối
với các Vua Hùng và các bậc 피 en nhân. Đây cũng là dịp quan trọng để thực hành và quảng bá về một
di sản độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm của dân tộc - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đây cũng
là dịp để toàn thể dân tộc cùng nguyện một lòng thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các
Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

1. Lễ hội Đền Hùng được diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?

고. Khai thác các hình 2, 3, 4, em hãy giới thiệu một số hoạt động chính diễn ra trong lễ hội Đền
Hùng. Hãy thảo luận và kể thêm những hoạt động khác trong lễ hội mà em biết.

3. Theo em, những giá trị tốt đẹp nào trong lễ hội Đền Hùng, cũng như các lễ hội liên quan đến
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cần được bảo tồn và phát huy?

hội Đền Mẫu Âu Cơ

Hằng năm, lễ hội Đền Mẫu A 니 Cơ tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà được tổ chức vào ngày
mồng 7 tháng giêng, trở thành nhu cầu tâm linh quan trọng, bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và
thờ cúng các Vua Hùng.

Dân gian có câu:

Mồng bảy trong tiết tháng Giêng

Dân Hiền tế lễ trống chiêng vang trời.

Lễ hội Đền Mẫu Au Cơ gồm hai phần: lễ và hội.

Phần lễ: Sáng sớm mồng 7 tháng giêng diễn ra lễ tế Thành hoàng ở đình Đức Ông (xã Hiền
Lương), với đội hình tham gia toàn nam giới. Sau đó là lễ rước kiệu từ đình vào Đền Mẫu. Đúng giờ
Thìn (từ 7 - 8 giờ), đoàn rước lễ vào đến sân đền. Sau lễ dâng hương với lễ vật gồm 100 bánh ngọt, 100
phẩm oản, hoa quả,... đến phần tế nữ và phần dâng hương, dâng lễ của nhân dân địa phương và khách
thập phương.

Phần hội: diễn ra sôi động, thu hút đông đảo người dân tham gia, với nhiều trò chơi như cờ
tướng và trò chơi dân gian; các hoạt động bieu diễn nghệ thuật, diễn xướng văn hoá dân gian truyền
thống, giao lưu văn nghệ,...

Lễ hội Đền Mẫu Au Cơ trở thành một dịp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Au Cơ, góp phần giáo
dục về truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, đạo lí "uống nước nhớ nguồn く thành kính tri
ân tổ tiên; qua đó, tạo lập mối đoàn kết, gắn bó cộng đồng - cội nguồn của sức mạnh trong lịch sử xây
dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của nhân dân ta.

Hằng năm, Đền Mẫu Au Cơ đón hàng vạn du khách thập phương về chiêm bái, tri ân công đức
của Quốc Mẫu.

K立
H^nh 5. Lễ tế nữ trong lễ hội Đền Mẫu 0 나 Cơ (xở Hiền Lương, huyện Hạ Hoà)

1. Hãy giới thiệu nét chính về lễ hội Đền Mẫu A 니 Cơ tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà. 고. Lễ

hội Đền Mẫu Au Cơ có ý nghĩa như thế nào?

3. Điều khiến em thấy ấn tượng nhất trong lễ hội Đền Mẫu Au Cơ là gì?

1. Hãy lập và hoàn thiện bảng thống kê theo gợi ý dưới đây về lễ hội Đền Hùng và Đền Mẫu Au
Cơ.

TT Tên lê hội Địa điểm tổ chức Một số hoạt động chính Ý nghĩa

? ? ? ? ?

? ? ? ? ?

고. Em đã tham dự hoặc theo dõi trên phương tiện truyền thông về lễ hội nào trong hai lễ hội nêu
trên? Hãy nêu nhận xét về không khí của lễ hội và cho biết cảm xúc của em về lễ hội đó.

®--------------------
1. Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh để xây dựng poster hoặc viết bài giới thiệu về lễ hội Đền Hùng. 고.

Theo em, để giữ gìn nét đẹp trong các lễ hội ở Phú Thọ nói chung, hai lễ hội Đền Hùng và

Đền Mẫu Au Cơ nói riêng, học sinh Phú Thọ cần làm gì? Hãy thảo luận với bạn và lập một bản
kế hoạch về một số hoạt động cụ thể.


CHUDE NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA MỘT SỐ
7
DÂN TỘC TẠI TỈNH PHÚ THỌ 丿
Yêu cầu cần đạt:

• Trình bày được những nét đặc trưng về nhà ở truyền thống của một số dân tộc tại tỉnh Phú Thọ.
• Mô phỏng được hình dáng nhà ở truyền thống bằng hình vẽ hoặc mô hình đơn giản.
• Hieu được ý nghĩa của nhà ở truyền thống đối với đời sống con người; có ý thức bảo tồn, gìn giữ giá
trị truyền thống trong bối cảnh hiện nay.

Em hãy quan sát hình 1 dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

- Ngôi nhà có hình dáng như thế nào?

- Vật liệu để xây dựng ngôi nhà này là gì?

- Cảnh quan xung quanh ngôi nhà có những gì?

Hình 1. Ngôi nhà ở xóm Mít 2 仇나 Yên Lập)


【1>Nhà sàn của đồng bào dân tộc 바 liểu số ở Phú Thọ

Một số cộng đồng người dân tộc tại Phu rhọ hiện nay vẫn sử dụng hình thức nhà sàn làm nơi cư
trú, trong đó chiếm số lượng đông đảo là người Mường. Việc xây dựng và tạo dáng nhà phù hợp với
điều kiện địa hình và tập quán sinh hoạt. Nhà sàn truyền thống được dựng hoàn toàn bằng phương
pháp thủ công, chủ yếu do những người đàn ông trong gia đình đảm nhiệm.

Hình 2. Nhà sàn người Mường

Về vị trí:

Ngôi nhà truyền thống thường được dựng với thế tựa lưng vào núi hay sườn đồi thể hiện lối
sống gắn với tự nhiên, núi rừng. Vị trí này cũng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu cũng như thuận
tiện cho việc sinh hoạt của người dân.

Về vật liệu:

Nhà sàn của người Mường làm bằng những vật liệu khai thác trong tự nhiên như gỗ, mái nhà
lợp cỏ tranh hay lá cọ, sàn nhà lát bằng thân cây, tre nứa. Để có vật liệu này, người Mường có thể tìm
kiếm ở xung quanh khu vực cư trú hoặc đi rừng để khai thác.
Cấu tạo ngôi nhà:

Sàn nhà cách mặt đất từ 1,5 đến 2 m, gầm sàn là nơi giữ gia súc, gia cầm hoặc chứa các loại
nông cụ. Xung quanh nhà thường là vườn cây, có hàng rào làm bằng tre và cổng ra vào làm bằng tre.
Nhà người Mường có hai cầu thang ở phía trước nhà dành cho đàn ông và khách, cầu thang sau để
phụ nữ đi lại.

Hình 3. Cấu tạo ngôi nhà sàn của người Mường

Không gian bên trong được chia thành các gian phù hợp với nhu cầu sinh hoạt. Vị trí đặt bàn thờ
là nơi quan trọng nhất trong căn nhà, thường là gian đầu tiên. Khu vực bếp là nơi sinh hoạt của cả gia
đình, trong đó bếp lớn ở gian trong dùng để nấu nướng còn bếp nhỏ ở gian ngoài là nơi tiếp khách.

Hình 4. Bếp trong ngôi nhà sàn của


người Mường ở huyện Tân Sơn
Công cụ làm nhà: Em có biết?
Người Mường trước đây thường tự tay dựng lên ngôi nhà Ngôi nhà sàn gắn bó với nhiều
của mình, sử dụng các công cụ lao động thủ công tuy đơn giản thế hệ đồng bào dân tộc Mường,
nhưng tiện dụng như dao quắm, rùi, rựa, bào, cưa tay,... Hiện nay, thường được ví như hình dáng
đã có sự hỗ trợ của các máy móc hiện đại nên việc dựng nhà mất ít của con rùa. Đây là loài vật được
công sức hơn. người Mường tôn thờ. Theo
Quy trình dựng nhà: những câu chuyện cổ từ xa xưa,
con rùa đã dạy cho người dân
Một ngôi nhà sàn cần phải trải qua nhiều quy trình dựng
cách dựng nhà. Hai mái nhà như
nhà. Bắt đầu bằng tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu như loại gỗ tốt
mai rùa, còn bốn cột cái là bốn
đến việc tạo ra từng phần cấu kiện cho ngôi nhà. Dựng bộ khung
chân vững chãi.
nhà chắc chắn là một công đoạn quan trọng, quyết định sự vững
chắc của ngôi nhà. Cuối cùng là ghép các thành phần kể trên thành
một tổng thể hoàn chỉnh.

1. Ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường ở tỉnh Phú Thọ có vị trí như thế nào?

고. Em hãy kể tên các bộ phận của ngôi nhà này.

3. Em có nhận xét gì về kiểu dáng, cau tạo ngôi nhà sàn của người Mường?

^ncác công trình nhà cổ của người Kinh ở Phú Thọ

Nhiều công trình nhà cổ của người Kinh được bảo tồn, lưu giữ qua hơn một thế kỉ đã cho thấy
bản sắc văn hoá lâu đời cũng như ghi dấu ấn của lịch sử. Tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ còn lưu
giữ được nhiều ngoi nhà cổ được xây dựng bằng gỗ từ thời kì phong kiến với hình dáng, kết cấu và
cách thức trang trí phản ánh lối sống sinh hoạt cũng như quan niệm của những thế hệ cha ông.

Hình 5.1. Hình 5.2.

Hình 5. Nhà cổ của ông Nguyễn Hoàng Phúc ởxỡ Hùng Lô, thành phố Việt Trì


Ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Hoàng Phúc ở xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì là một công trình
mang giá trị lịch sử vì còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn hình dáng ngôi nhà trong suốt hơn một
trăm năm. Ngôi nhà được xây dựng từ cuối thời nhà Nguyễn, sử dụng các loại gỗ tự nhiên như đinh,
lim, xoan, mít, có độ bền và khả năng chịu lực cao. Nhà có kết cấu ba gian hai chái (nghĩa là ba gian
giữa và hai gian nhỏ ở hai bên).

Hình 6.1 Hinh 6.2

Hinh 6.3 Hinh 6.4

Hình 6. Chạm khắc trên các cấu kiện gỗ tại nhà cổ


của ông Nguyễn Hoàng Phúc ở xở Hùng Lô, thành phố Việt Trì

Trên các cấu kiện gỗ có chạm khắc hình tượng tứ linh là các loài vật linh thiêng (lân, ly, quy,
phượng), cánh hoa sen kép và biểu tượng hoa lá tượng trưng cho bốn mùa như tùng, cúc, trúc, mai.
Những hoa văn này được cách điệu từ đời sống xung quanh cũng như từ trí tưởng tượng phong phú
của người thợ. Qua đó thể hiện mong ước của người Việt về một cuộc sống ấm no, bình yên, hoà hợp
với thiên nhiên.

Nhà cổ của ông Lương Văn Miễn ở xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì được dựng bằng gỗ từ
đầu thế kỉ XX. Ngôi nhà có mặt bằng hình chữ nhật theo kiểu ba gian hai chái, bậc thềm cao. Mái nhà
lợp ngói âm, các cấu kiện gỗ chạm khắc hoa văn hình vân mây, rồng cách điệu theo lối truyền thống.
Hệ thống cửa gỗ, đồ nội thất trong nhà hay bể chứa nước mưa vẫn được giữ nguyên như thiết kế từ lâu
đời.
Hình 7.1 Hình 7.2
Hình 7. Nhà cổ của ông Lương Ván Miễn ởxỡ Trưng Vương, thành phố Việt Trì

Hinh 8.1 Hinh 8.2


Hình 8. Các cấu kiện gỗ tại nhà cổ của ông Lương Văn Miễn

Em có biết?
Các công trình nhà ở, đình làng, đền chùa truyền thống tại đồng bằng Bắc Bộ thường được trang trí bằng
hình thức chạm khắc. Người thợ thể hiện kĩ năng khéo léo của mình bằng cách đục, chạm trên các cấu kiện gỗ
để tạo ra những hình ảnh, hoa văn sinh động. Các hình tượng phổ biến hơn cả là hoa lá, con vật quen thuộc
được cách điệu, linh vật gắn liền với tín ngưỡng dân gian và các cảnh sinh hoạt đời thường. Qua đó thấy được
bức tranh dân dã và tràn đầy sức sống của làng quê Việt Nam.

1. Em hãy mô tả cấu tạo của những ngôi nhà cổ tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 고. Em có

nhận xét gì về cách thức trang trí của những ngôi nhà này?
1. Quan sát hình 9 về ngôi nhà sàn hiện đại được xây dựng năm 2011 tại tỉnh Phú Thọ và cho biết
những nét tương đồng và khác biệt trong kiểu dáng, thành phần cấu tạo so với các công trình
nhà sàn truyền thống ở Phú Thọ.

Em có biết?
Nhà sàn truyền thống của các
dân tộc thiểu số chủ yếu được
lợp mái bằng cỏ tranh. Đây là
một loại cỏ tự nhiên có ở hầu hết
các tỉnh thành của Việt Nam,
sống lâu năm và có rễ ăn sâu
dưới lòng đất. Để lợp kín một
ngôi nhà sàn thông thường cần 3
đến 5 tấn cỏ tranh nhưng thời
gian sử dụng lên đến 20 一 30
năm bởi đây là loại vật liệu bền
chắc, chống chju được điều kiện
thời tiết khắc nghiệt.

Hình 9. Nhà sàn hiện đại tại tỉnh Phú Thọ

고. Vẽ tranh hoặc làm mô hình đơn giản từ bìa các tông, giấy báo, giấy màu,... về ngôi nhà truyền
thống ở Phú Thọ.

1. Sưu tầm những bức ảnh đẹp về nhà ở truyền thống tại quê hương mình và cảnh quan xung
quanh ngôi nhà. Giới thiệu ngắn gọn (5 - 7 câu) về hình ảnh đó và cho biết ý nghĩa của ngôi nhà
đối với đời sống của người dân Phú Thọ.

고 . Cùng các bạn trong lớp lập nhóm xây dựng bài thuyết trình hoặc làm áp phích đơn giản để
tuyên truyền về việc gìn giữ, phát huy và bảo tồn các ngôi nhà cổ ở Phú Thọ.
LĨNH VỰC ĐỊA LÍ, KINH TẾ,
HƯỚNG NGHIỆP

CHỦĐỀ NGHỀ HIỆN CÓ Ở PHÚ THỌ


8 ♦♦

Yêu cầu cần đạt:

• Kể được tên một số nghề hiện có ở Phú Thọ.


• Nêu được những đóng góp của một số nghề hiện có đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Phú Thọ.

• Nêu được một số thuận lợi, khó khăn của một số nghề hiện có ở Phú Thọ.
• Thực hiện được một số công việc đơn giản của một nghề hiện có ở địa bàn em sinh sống.
• Tự hào và có trách nhiệm đối với việc phát triển các nghề hiện có ở Phú Thọ.
Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?“ (Kể tên các nghề hiện có ở Phú Thọ)

Cách chơi:

Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội thực hiện một nhiệm vụ:

Đội 1: Kể tên những nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản ở Phú Thọ.

Đội 2: Kể tên những nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp ở Phú Thọ.

Đội 3: Kể tên những nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ ở Phú Thọ.

Trong vòng 5 phút, đội nào kể được nhiều nghề đúng hơn thì đội đó thắng cuộc.


Phú Thọ là một trong những tỉnh có cơ cấu ngành nghề rất đa dạng và phong phú.
Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có rất nhiều nghề như: trồng lúa, rau, bưởi, chuối, chè;
chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ong; nuôi trồng thuỷ sản; trồng và bảo vệ rừng,...
Nghề sản xuất lúa gạo đóng vai trò quan trọng nhất trong sản xuất lương thực trên địa bàn tỉnh.
Năm 2019, diện tích lúa là 61,7 nghìn ha, sản lượng lúa đạt 345,2 nghìn tấn, đứng thứ ba vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ. Chè là cây công nghiệp quan trọng, chiếm trên 72,7% diện tích cây công nghiệp
toàn tỉnh. Vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu chế biến chè đen, chè xanh ở huyện Đoan Hùng,
Thanh Sơn, Tân Sơn cho năng suất và chất lượng cao. Ngoài ra, tỉnh còn có nghề trồng các cây công
nghiệp khác như sơn, quế, mía, lạc, đậu tương,... Nghề trông cây ăn quả cũng rất đa dạng và phong
phú, tiêu biểu là bưởi, vải, nhãn, chuối, hồng,... một số thương hiệu cây ăn quả nổi tiếng trong tỉnh như:
bưởi (Đoan Hùng), hồng (Hạc Trì, Gia Thanh), chuối phấn vàng (Thanh Sơn),... Dựa trên điều kiện tự
nhiên, cơ sở thức ăn, kinh nghiệm của người dân và tiến bộ khoa học kĩ thuật, các nghề thuộc lĩnh vực
chăn nuôi của tỉnh cũng không ngừng được phát triển. Hình thức chăn nuôi trang trại theo quy mô
công nghiệp ngày càng phổ biến, số lượng lợn của tỉnh đứng thứ hai ở vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ. Bên cạnh đó, Phú Thọ có nhiều sông ngòi, ao, hồ, đầm,... do đó, các nghề thuộc lĩnh vực thuỷ sản
cũng khá phát triển, tập trung nhiều ở các huyện Hạ Hoà, Cẩm Khê, Thanh Thuỷ và Tam Nông. Đối
tượng nuôi trồng thuỷ sản, trong đó, quan trọng nhất là cá, chiếm 99% tổng sản lượng nuôi trồng.
Trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp có các nghề: chế biến nông sản, lâm sản, sản xuất
quần áo, hàng tiêu dùng, đồ gỗ, thủ công mĩ nghệ, khai khoáng, hoá chất, phân bón, luyện kim, chế tác
đá quý, cơ khí, sửa chữa máy móc nông cụ,...
Tỉnh Phú Thọ đã hình thành được nhóm ngành công nghiệp chủ lực đang có tốc độ tăng trưởng
nhanh như: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (chế biến chè, sản xuất bột ngọt, bia rượu,...),
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (sản xuất giấy, quần áo, giày dép,...), công nghiệp hoá chất (sản
xuất phân bón và hoá chất cơ bản), công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất xi măng, gạch
Ceramic),... Lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp ngày càng tăng.
Năm 2019 đã có 233,3 nghìn lao động, chiếm 27,8% tổng số lao động đang làm việc. Trung bình mỗi
năm, ngành công nghiệp, thủ công nghiệp tỉnh Phú Thọ tạo thêm việc làm cho khoảng 9 nghìn lao
động.
Trong lĩnh vực dịch vụ cũng có các nghề rất phong phú như: dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà
hàng, vận tải, bưu chính, viễn thông, tài chính, tín dụng, tư vấn, y tế, điều hành du lịch, marketing du
lịch, kế toán lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân, phục vụ bàn,...
Các nghề trong lĩnh vực dịch vụ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, đã tạo ra nhiều
việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Là tỉnh có tài nguyên du lịch phong
phú và đa dạng cả về tự nhiên và nhân văn, đến nay, tỉnh đã hình thành được ba nhóm sản phẩm/loại
hình du lịch đặc thù gồm: du lịch văn hoá tâm linh gắn với Việt Trì mà điểm nhấn là khu di tích lịch sử
Đền Hùng và hai di sản văn hoá là Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan; du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí gắn với khu nước khoáng
nóng Thanh Thuỷ; du lịch sinh thái cộng đồng gắn với Vườn quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu. Những
sản phẩm du lịch này đang từng bước phát huy hiệu quả, th 니 hút du khách, đưa du lịch Phú Thọ có
mặt trên bản đồ du lịch cả nước với các sản phẩm du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng.
Sự phát triển của các ngành nghề đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế 一 xã hội
của tỉnh Phú Thọ. Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 41 219,6 triệu đồng, tăng 3,56% so
với năm 2019; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,21%; khu vực dịch vụ tăng 4,41%; khu
vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,98%;... Thu nhập bình quân/ người/tháng của cán bộ, công
nhân viên chức, người lao động đạt trên 5,2 triệu đồng.

Hình 1. Nghề nuôi cá lồng ở Tam Nông Hình 2. Nghề trồng chè ở Thanh Ba

Hình 3. Nghề chế biến gỗ ở Đoan Hùng Hình 4. Nghề trồng lúa ở Lâm Thao

Hình 5. Nghề trồng hoa đào ở thành phố Việt Trì Hình 6. Nghề đan lát ở Cẩm Khê
Hình 7. Nghề m 必/ lợn ở Thanh H^nh 8. Nghề khai thác khoáng sản ở Tân
Sơn Sơn

1. Ngoài những nghề trên, em còn biết những nghề nào khác hiện có ở tỉnh Phú Thọ? 고・ 〇

nơi em đang sống có những nghề gì? Hãy giới thiệu sơ lược về nghề đó.

^nNhững thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển một số ngành nghề hiện có ở Phú
Thọ

a) Thuận lợi
- Tỉnh Phú Thọ luôn quan tâm tới việc phát triển các ngành nghề, nhất là những ngành nghề có
tiềm năng, thế mạnh như công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất, phân
bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuat hàng may mặc, hàng tiêu dùng. Ngoài ra, Phú
Thọ cũng đã dành 1000 ha đất để ưu tiêu cho phát triển các khu công nghiệp tập trung ở phía bắc, phía
nam và phía tây thành phố Việt Trì; định hình một số cụm công nghiệp ở các huyện Tam Nông, Thanh
Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng, gắn liền với việc thực hiện công nghiệp hoá
nông thôn.

一 Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với các con sông lớn chảy qua như sông
Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Lô; hệ thống giao thông đường sắt Hà Nội - Phú Thọ - Côn Minh;
Quốc lộ 2, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh là những cầu nối giao lưu kinh tế trong nước
và với khu vực.

- Phú Thọ là tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn, với nhiều loại khoáng sản, trong đó có một số
khoáng sản trữ lượng khá lớn. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nhiều loại cây trồng có giá trị sinh
trưởng, phát triển như cây công nghiệp, cây ăn quả. Đây cũng là những nguon nguyên vật liệu phong
phú cho các ngành nghề, nhất là các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp khai thác và
chế biến.
- Với 50 dân tộc cùng sinh sống đã tạo cho Phú Thọ bản sắc văn hoá dân tộc rất đa dạng,
phong phú. Đây là điều kiện rất tốt cho các ngành nghề thuộc lĩnh vực du lịch phát triển, đặc biệt là du
lịch cộng đồng, du lịch tâm linh (khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân
Sơn,...).
- Nhân dân Phú Thọ cần cù, chịu khó trong lao động, luôn có khát vọng vươn lên làm giàu trên
chính mảnh đất quê hương mình, nhất là những người trẻ tuoi.

b) Khó khán

- Hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, giao thông còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

- Tiềm năng du lịch lớn nhưng việc huy động nguon lực đầu tư còn khó khăn.

- T 커 cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chưa hiệu quả, chưa có những mô hình sản xuất thực
sự có hiệu quả để nhân rộng.

- Trình độ dân trí không đồng đều, chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu kiến thức khoa học
kĩ thuật.

- Đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều tập quán, thói quen canh tác lạc hậu.

- Hệ thống cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội còn thiếu đồng bộ, nguồn lực đầu tư
hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Em hãy nê 니 những thuận lợi, khó khăn trong phát triển một số nghề hiện có ở Phú Thọ.

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU 기 M HIỂU NGHỀ HIỆN CÓ Ở PHÚ THỌ

1. Lập kế hoạch dự án

- Nghe thầy, cô phổ biến mục tiêu của dự án nghiên cứu tìm hiểu nghề hiện có ở Phú Thọ:

Giới thiệu sơ lược được một nghề hiện có ở Phú Thọ.

Nêu được những đóng góp của nghề đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Phú Thọ.

Xác định được khó khăn, thuận lợi, triển vọng phát triển của nghề đó trong giai đoạn hiện
nay.

Tham gia thực hiện được một số công đoạn đơn giản của nghề.

- Chọn một nghề đang có ở Phú Thọ mà em quan tâm, tìm hiểu.

- Tìm những bạn có cùng sự quan tâm tìm hiểu nghề ở Phú Thọ với em để lập thành một nhóm dự
án nghiên cứu tìm hiểu nghề.

- Thảo luận với các bạn trong nhóm để lập kế hoạch dự án nghiên cứu tìm hiểu một nghề hiện có
ở Phú Thọ theo gợi ý sau:

Bước 1: Xác định chủ đề và tên dự án

Chủ đề của dự án là nghề hiện có ở Phú Thọ mà em và các bạn trong nhóm quan tâm, muốn tìm
hiểu; tên của dự án thể hiện chủ đề đã lựa chọn và nơi thực hiện dự án.

Ví dụ: Tìm hiểu nghề nuôi tôm càng xanh ở tỉnh Phú Thọ,...

Bước 2: Xác định địa điểm thực hiện dự án

Địa điểm thực hiện dự án là nơi có nghề mà em và các bạn trong nhóm đang muốn tìm hiểu
(nên là một địa điểm gần nơi em sống).
Ví dụ: xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê.

Bước 3: Xác định mục tiêu của dự án

Mục tiêu của dự án được xác định theo mục tiêu của chủ đề và nghề hiện có em chọn.

Ví dụ: Biết được sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của nghề nuôi tôm càng xanh; những
hoạt động chủ yếu, khó khăn, thuận lợi, triển vọng phát triển, nhu cầu la 〇 động của nghề; thực hiện
một đến hai công đoạn đơn giản trong quy trình nuoi tôm càng xanh.

Bước 4:Xác định các nhiệm vụ cần thực hiện và cách thức thực hiện

Để đạt được mục tiêu dự án đã đề ra, cần xác định rõ các nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ cho
các thành viên trong nhóm đồng thời nêu rõ cách thức thực hiện.

Ví dụ:

Nhiệm vụ 1: Tìm kiếm thông tin về nghề nuoi tôm càng xanh trên Internet, sách, đài, báo, tivi,...

Nhiệm vụ 2: Tham quan cơ sở nuoi tôm càng xanh và đặt các câu hỏi cho đại diện cơ sở sản xuất
để tìm hieu sơ lược về quá trình hình thành phát triển, về các nhiệm vụ chính và các sản phẩm chủ yếu
của nghề, về những đóng góp của nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, về nhu
cầu la 〇 động, những khó khăn, thuận lợi, triển vọng phát triển của nghề nuôi tôm càng xanh.

Nhiệm vụ 3: Quan sát để biết các công đoạn nuoi tôm (nghe và quan sát người nuoi tôm giới
thiệu các công đoạn trong quy trình nuôi tôm).

Nhiệm vụ 4: Quan sát, phỏng vấn để biết được những sản phẩm chủ yếu của nghề nuoi tôm
càng xanh.

Nhiệm vụ 5: Thực hiện một đến hai công việc đơn 이 an trong quy trình nuoi tôm (nghe và quan
sát người nuoi tôm càng xanh hướng dẫn cách thực hiện thao tác một số công việc đơn giản trong quy
trình nuoi tôm. Thực hiện thử các thao tác do người đại diện vừa hướng dẫn, có thể hỏi hoặc yêu cầu
hướng dẫn lại khi chưa hiểu rõ cách thực hiện).

Nhiệm vụ 6: Làm báo cáo dự án: Em cũng các bạn trong nhóm tập hợp kết quả thực hiện dự án;
thiết kế bản báo cáo; phân công đại diện trình bày và hỗ trợ trình bày báo cáo của nhóm.
Bước 5: Xác định các phương tiện cần có và những người có thể tham gia hỗ trợ trong q 비 á trình nhóm
thực hiện dự án

Ví dụ: Máy ảnh hoặc điện thoại có chức năng chụp hình để ghi lại hình ảnh các công đoạn nuoi
tôm càng xanh và sản phẩm của nghề; giấy, bút ghi chép,...; người hỗ trợ: thầy, cô giáo; chính quyền địa
phương; người dân ở địa phương,...

Bước 6: Xác định thời gian thực hiện và hoàn thành dự án

Trong phạm vi chủ đề này, thời gian hoàn thành dự án là 2 tuần. Đối với mỗi nhiệm vụ cần có
mốc thời gian cụ thể.

Bước 7: Dự kiến sản phẩm của dự án

Ghi rõ những sản phẩm các em có thể thu được khi hoàn thành dự án.

Ví dụ: Bài báo cáo về lịch sử hình thành và phát triển của nghề nuôi tôm càng xanh; những hoạt
động chủ yếu, khó khăn, thuận lợi, triển vọng phát triển, nhu cau la 〇 động của nghề; hình ảnh, video
về nghề;...

Kế hoạch triển khai cụ thể

Thời gian Phương tiện


Nội dung Nhiệm vụ Sản phẩm Người thực hiện
thực hiện cần thiết

2. Thực hiện dự án theo kế hoạch đã lập

Các nhóm tiến hành tìm hiểu về nghề truyền thống theo kế hoạch đã lập trong thời gian 14 ngày
(ngoài giờ học chính khoá).

3. Viết báo cáo kết quà thực hiện dự án

Em cùng các bạn trong nhóm viết báo cáo thu hoạch sau khi thực hiện dự án tìm hieu nghề hiện
có ở Phú Thọ theo gợi ý sau:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN...

一 Mục tiêu: ...


一 Nhóm thực hiện: ...
一 Địa điểm thực hiện: ...
一 Thời gian thực hiện: ...
一 Những điều thu nhận được sau khi thực hiện dự án: ...
+ Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của nghề: ...

+ Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của nghề: ...


+ Những nhiệm vụ chính của nghề: ...


+ Các hoạt động chủ yeu của nghề: ...
+ Sản phẩm chủ yếu của nghề: ...
+ Những đóng góp của nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:

+ Những khó khăn của nghề: ...


+ Những thuận lợi của nghề: ...
+ Triển vọng phát triển của nghề: ...

一 Cảm nhận, mong muon của em sau khi tham gia trải nghiệm nghề: ...
一 Đánh giá chung: ...

4. Báo cáo kết quà thực hiện dự án


- Mỗi nhóm trưng bày kết quả thực hiện dự án của mình tại một khu vực trong lớp (bài báo cáo
trên giấy A0, hình ảnh, video, sơ đồ,...).

- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả dự án.


一 Cả lớp quan sát và lắng nghe phần trình bày của các nhóm.
5. Thào luận, rút kinh nghiệm
- Cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả thực hiện dự án của từng nhóm.
- Chia sẻ, rút kinh nghiệm về việc lập và thực hiện kế hoạch dự án.

rrải nghiệm nghề hiện có ở Phú Thọ mà em quan tâm/yêu thích và ghi lại những điều em đã
trải nghiệm

Gợi ý:

- Công việc em đã tham gia làm

- Cách thức em thực hiện công việc

- Kết quả thực hiện công việc

- Nhận xét của người hướng dẫn em làm

- Cảm nhận và những điều em rút ra được sau khi làm công việc của nghề đó.

TƯ LIỆU THAM KHẢO

Nghề trồng bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng là một giống bưởi nổi tiếng không chỉ ở Phú Thọ, mà còn được biết đến ở
nhiều nơi khác. Giống bưởi này mang tên huyện Đoan Hùng, huyện cực Bắc của tỉnh Phú Thọ.
Bưởi Đoan Hùng có quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước,
màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Giong bưởi nối tiếng này đã được bảo hộ tên gọi
xuất xứ và được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn tại quyết định số 73/QĐ-SHTT.

Bưởi Đoan Hùng

Năm 2006, sau khi nghiên cứu, thẩm định về chất lượng, mẫu mã, hai sản phẩm bưởi Sửu Chí
Đám và bưởi Bằng Luân của Đoan Hùng được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đăng bạ tên gọi xuất xứ
hàng hoá. Năm 2015, bưởi Đoan Hùng đã được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam trao tặng danh hiệu "丁 hương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam". Từ năm 2017, sản phẩm bưởi
được thí điểm dán tem truy xuất nguồn gốc gắn với công tác quảng bá giới thiệu, từng bước xây dựng
lòng tin của khách hàng với sản phẩm bưởi đặc sản Đoan Hùng. Đó là kết quả chứng minh cho nỗ lực
xây dựng và đưa thương hiệu bưởi Đoan Hùng ngày càng vươn xa.

Hiện nay, toàn huyện có trên 2 300 ha bưởi, trong đó bưởi đặc sản khoảng 1 400 ha. Năm 2018,
sản lượng quả đạt khoảng 16 000 tấn (bư 히 đặc sản khoảng 11 000 tấn), giá trị sản phẩm đạt 260 tỉ
đồng. Chỉ tính riêng từ năm 2010 đến nay đã có khoảng 45 mô hình ứng dụng các biện pháp kĩ thuật
tiên tiến trong trồng mới, thâm canh bưởi để nông dân học tập, nhân ra diện rộng. Người trồng bưởi
đã quan tâm đến yếu tố tri thức trong làm kinh tế thay cho thói quen và kinh nghiệm: biện pháp thụ
phấn bổ sung, bón phân cân đối, tỉa cành tạo

tán phù hợp được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, góp phần quan trọng để phát triển kinh tế, đáp ứng
mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện.

Nghề trồng và chế biến chè ở Phú Thọ

Cây chè đã có mặt trên vùng đất Phú Thọ từ hàng trăm năm trước. Ngay từ năm 189 〇, người
Pháp đã xây dựng đồn điền trồng chè đầu tiên với quy mô 60 ha tại xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê,
năm 1918 xây dựng nhà máy chè hiện đại tại Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, mở đầu cho thời kì phát triển
công nghiệp chè ở Việt Nam. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, nhiều nông trường quốc doanh
trồng chè được thành lập trên địa bàn tỉnh như: Nông trường chè Vân Lĩnh, Phú Sơn,... và nhà máy chè
đen đầu tiên được Liên Xô giúp đỡ xây dựng tại Thanh Ba. Năm 1957, nhà máy chè xanh được xây dựng
tại Hương Xạ, huyện Hạ Hoà. Đó có thể là những cơ sở đặt nền móng đầu tiên cho ngành chè Việt Nam
trên quê hương Phú Thọ.

Đổi chè ở Thanh Sơn (Ảnh: Bùi Nghĩa Hoàng)


Với điều kiện thổ nhưỡng thích hợp cho cây chè, Phú Thọ có lợi thế để phát triển chè theo
hướng bền vững. Phát triển chè luôn được tỉnh xác định là một trong những chương trình sản xuất
nông nghiệp trọng điểm, cần quan tâm chỉ đạo, đầu tư phát triển. Việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, đầu
tư thâm canh, đưa cơ giới vào sản xuất được đẩy mạnh đã hình thành vùng sản xuat tập trung, có khối
lượng hàng hoá lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người dân nông thôn.
Đến nay, tổng diện tích chè của tỉnh đạt 16,5 nghìn ha, năng suất chè tươi đạt trên 11 tấn/ha. Sản
lượng búp chè tươi đạt gần 183 nghìn tấn/năm; trở thành tỉnh đứng thứ hai cả nước về diện tích, năng
suất, sản lượng chè (chỉ sau Thái Nguyên). Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã phối hợp với
các cấp, các ngành thực hiện rà soát, sắp xếp, phân vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, do đó bên
cạnh vùng nguyên liệu chế biến chè đen

bước đầu đã hình thành 136 vùng nguyên liệu phục vụ chế biến chè xanh. Diện tích chè giống cũ, già
cỗi, kém chất lượng được thay thế bằng các giống mới, có năng suất, chất lượng cao. Một số huyện
đưa vào trồng thử nghiệm giống chè Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên để chế biến chè xanh, chè 〇 Long.
Trên địa bàn tỉnh đã có hàng trăm cơ sở chế biến chè xanh, chè đen. Một thế mạnh nữa của tỉnh là có
Viện Khoa học kĩ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc nghiên cứu chuyên sâu Về cây chè. Viện đã
nghiên cứu thành công hàng trăm đề tài cấp nhà nước, cấp bộ về lai tạo tuyển chọn các giống chè, các
kĩ thuật canh tác, chế biến chè nội tiêu và xuất khẩu,...

Trong lịch sử sản xuất chè Phú Thọ đã có những nhãn hiệu sản phẩm chè xanh nổi tiếng khắp cả
nước vào thập kỉ 60 - 80 của thế kỉ trước, đó là các nhãn hiệu chè xanh Ba Đình, Hồng Đào, Thanh
Hương,... được sản xuất tại vùng nguyên liệu ở Hạ Hoà và chế biến tại nhà máy chè Hương Xạ - Hạ Hoà.
Sản phẩm được đóng trong hộp thiếc 100 g và gói 50 g với 3 lớp giấy (giấy nâu trong cùng, giấy thiếc
chống ẩm ở giữa và giấy nhãn chè ngoài cùng) là sản phẩm chè xanh chất lượng cao dùng phân phối
cho cán bộ mỗi dịp rết đến, xuân về, làm nức lòng người mọi miền đất nước bởi hương thơm, vị đậm
đà của chè Phú「họ.
Theo các chuyên gia dự báo, do có sự thay đổi nhu cầu sử dụng chè trên thế giới dẫn tới nhu cau
sản xuất chè xanh nhiều hơn (53% chè xanh) và giá xuất khẩu chè xanh cũng có xu hướng tăng cao hơn
chè đen. Vì vậy, hướng phát triển sản phẩm chè của Phú Thọ chủ yếu là chè xanh và chè chất lượng cao.

Sởn phẩm chè Vởn Miếu, Thanh Sơn (Ảnh: B 나 i Nghĩa Hoàng)

Cũng theo các chuyên gia, dự báo thị trường chè nội tiêu của Việt Nam là chè xanh, vì thế chè
xanh của Phú Thọ đang có lợi thế và giá trị cao cho tiêu dùng nội địa. Hơn nữa, Phú Thọ nổi tiếng bởi
vùng đất cội nguồn dân tộc Việt Nam với lễ hội Đền Hùng, yếu tố đặc trưng văn hoá của tỉnh cũng là
những lợi thế đặc biệt để các doanh nghiệp ở Phú Thọ gây ấn tượng cho khách hàng trong quá trình
xây dựng thương hiệu nói chung, thương hiệu chè xanh nói riêng.
LĨNH VỰC CHNH TRg - XÃ 喚
MÔŨ TRƯỜNG

CHỦĐỀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC


9 VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG Ở 기 NH PHÚ THỌ

Yêu cầu cần


dạt:

• Nê 니 được thực trạng việc bảo vệ tài sản nhà nước và I 이 ích công cộng ở Phú Thọ.

• Thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ở Phú Thọ.

• Biết phê phán, đa 니 tranh với những hành vi không tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích
công cộng ở Phú Thọ.

Em hãy kể tên một số tài sản nhà nước mà em biết và chia sẻ những việc nên làm khi sử dụng tải
sản nhà nước.

기 hhực trạng việc bảo vệ tài sản nhà nước và I 이 ích công cộng ở tính Phú Thọ

Thông tin 1. Phú Thọ là một trong những tỉnh có số lượng tài sản nhà nước và công trình công
cộng rất phong phú, đa dạng, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho nhân dân.

Về tài nguyên rừng: Có cả ba loại là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất với hệ
động, thực vật rừng khá phong phú, đa dạng về chủng và loài.

Về tài nguyên khoáng sản: Có 241 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 52 mỏ nhỏ
và 169 điểm quặng.

Về tài nguyên du lịch: Phú Thọ hiện có 847 di sản văn hoá phi vật thể, 967 di tích cùng với nhiều
danh lam thắng cảnh như: Vườn quốc gia Xuân Sơn, mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy, đầm Ao Châu,
Ao Giời - Suối Tiên,...
Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ còn có rất nhiều công trình phúc lợi xã hội như: các khu vui chơi giải
trí, các công trình giao thông, văn hóa, công viên, thư viện, rạp chiếu phim, bệnh viện, đền, chùa,...

Để bảo vệ tốt các tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện nhiều biện
pháp như: tuyên truyền nâng cao ý thức thực hiện đúng các quy định khi sử dụng những tài sản nhà
nước và lợi ích công cộng; khai thác và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn tài nguyên thiên
nhiên; tăng cường các biện pháp kiểm tra, xử lí, lên án, phê phán những hành vi xâm phạm đến tài sản
của nhà nước và lợi ích công cộng; khen ngợi những tấm gương biết bảo vệ và giữ gìn tài sản nhà nước
và lợi ích công cộng như tố giác kẻ phá hoại và sử dụng không đúng mục đích tài sản nhà nước và lợ
ích công cộng;...

H^nh 1. Bóc, gỡ các tờ quảng cáo sai quy H^nh 2. Đường phố được giữ gìn sách sẽ
định ở thành phố Việt Trì ở thành phố Việt Trì

Hình 3. Lực lượng kiểm lâm Phú Thọ phối hợp Hình 4. Khai thác vàng cao lanh trái phép
tuần tra, kiểm tra rừng trồng tại huyện Yên Lập tại xã Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ

Hình 5. Khai thác đất trái phép tại huyện Lâm Thao ^nh 6. Học sinh tham gia giữ gìn cảnh quan
môi trường tại Di tích Đền Hùng
Thông tin 2. Gần đây, tình trạng xâm phạm các công trình giao thông công cộng trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ có xu hướng gia tăng, nhất là các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, các tuyến đường đô thị, khu
đông dân cư. Việc xâm phạm các công trình đường bộ, chiếm dụng hành lang diễn ra dưới nhiều hình


thức như: phơi lúa, rơm rạ, họp chợ, bán hàng, đổ phế thải vật liệu xây dựng ra đường,.. .Thực trạng này
đã làm nhiễu hệ thống biển báo hiệu đường bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn và gây nhầm lẫn
cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất
an toàn giao thông, mất mĩ quan hai bên đường bộ.

Trước tình trạng đó, nhằm lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải
Phú Thọ đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông quản lí hành lang an toàn giao thông, chủ động
phối hợp cùng lực lượng chức năng đảm bảo an toàn giao thông. Trong năm 2021 đã tiến hành kiểm
tra, phát hiện 93 trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông, nhắc nhở tự tháo dỡ 67 trường
hợp, lập biên bản vi phạm hành chính 25 trường hợp.

1. Hãy kể tên các tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ở Phú Thọ.
고. Tỉnh Phú Thọ đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công
cộng trên địa bàn tỉnh?

3. Những hành động, việc làm nào trong các hình ảnh, thông tin trên thể hiện/ không thể hiện
việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ở Phú Thọ? Vì sao?

4. Em hãy nêu tác động của những hành động, việc làm không đúng đó đối với cuộc sống của
con người, xã hội và cộng đồng.

r^Nghĩa vụ của Nhà nước và công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và I
이 ích công cộng ở Phú Thọ
Thông tin 1. Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Lập có tổng diện tích đất lâm nghiệp trên 27 000
ha. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng là: 329,5 ha; diện tích rừng phòng hộ là: 8 606,27 ha; diện tích
rừng sản xuất là: 18 142,93 ha, chiếm phần lớn tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, là huyện có tiềm
năng, lợi thế về phát triển lâm nghiệp nên việc quản lí, bảo vệ và phát triển rừng được đặc biệt chú
trọng. Để bảo đảm cho diện tích rừng trên địa bàn sinh trưởng và phát triển tốt, Hạt kiểm lâm của
huyện đã triển khai nhiều giải pháp trồng, chăm sóc, quản lí và các biện pháp phòng cháy, chữa cháy
rừng. Hạt kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến
pháp luật về rừng; phổ biến kiến thức để nâng cao hieu biết cho người dân; phối hợp với các xã đến
từng khu dân cư kí cam kết bảo vệ và không xâm hại trái phép tài nguyên rừng. Kiểm tra, đôn đốc, vận
động các hộ dân sống gần rừng thực hiện tốt công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Tiến hành xử
lí dứt điểm, kịp thời và nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm về Luật Bảo vệ và phát triển rừng,
đốt rừng làm nương rẫy nhằm giáo dục, răn đe những đối tượng vi phạm gây ra các vụ cháy rừng.

Thông tin 2. Ngày 17 - 08 - 2020, Đoàn thanh niên xã Hoá Thượng đã tổ chức ra quân bóc dỡ
các loại biển quảng cáo, tờ rơi dán sai quy định, gây mất mĩ quan đô thị tại tuyến trục

đường chính của xã. Tham gia hoạt động này, Đoàn xã đã huy động gần 50 đoàn viên thanh niên tham
gia tháo dỡ, bóc xoá biển quảng cáo, tờ rơi tại nơi công cộng, trên trụ điện, cây xanh, tường rào,...
Ngoài ra, đoàn viên còn vận động người dân tự giác tháo dỡ biển quảng cáo, rao vặt sai quy định tại
nơi mình ở, khuyến khích các tổ tự quản, đoàn viên, thanh niên phát hiện, ngăn chặn, bóc, xoá các biển
quảng cáo rao vặt.

Thông tin 3. Nhà Khoa ở gần một cơ sở sản xuất phân vi sinh. Ngày nào cũng vậy, Khoa cảm
nhận được mùi hôi thối từ xưởng sản xuất. Xưởng sản xuất phân vi sinh này không có biển bảng và chỉ
che chắn tạm bợ. Bên trong xưởng, ngoài chiếc máy trộn cỡ lớn là những đống phân đang ủ, được
đóng bao tải bốc mùi hôi thối. Trong xưởng, hàng chục bao phân đã được đóng gói, hoặc đang đóng
dở. Dù rất bức xúc về việc gây ô nhiễm môi trường của xưởng sản xuất phân vi sinh này nhưng nhưng
Khoa không dám tố cáo vì sợ bị trả thù.

1. Hạt Kiểm lâm và Đoàn Thanh niên đã làm gì để bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công
cộng? Nêu tác dụng của những việc làm đó.

고. Việc làm của cơ sở sản xuất phân vi sinh gây hậu quả gì đến môi trường sống và sức khoẻ
của con người? Neu là Khoa, em sẽ làm gì?

3. Chính quyền ở địa phương em đã làm gì để bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
Theo em, Nhà nước cần có nghĩa vụ gì trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi
ích công cộng?

4. Theo em, công dân cần có nghĩa vụ gì trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi
ích công cộng ở Phú Thọ?

1. Hãy nhận xét về hậu quả của những hành động, việc làm sau:
a. Một số người thường xuyên khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lô đoạn đi qua huyện
Đoan Hùng.
b. Một nhóm học sinh khắc chữ lên cây, viết lên tường của khu di tích khi đi tham quan Đền
Hùng.
c. Tại một số khu vực vùng núi cao ở Phú Thọ, người dân vẫn còn thói quen đốt rừng làm
nương, rẫy.
고. Em sẽ làm gì nếu ở trong các tình huống sau?
a. Em cùng Hà ra công viên thành phố chơi. Thấy hoa đang nở rất đẹp, Hà rủ em hái mấy bông
hoa về cắm.
b. Trên đường đi học về, em thấy mấy em nhỏ đang dùng bút màu vẽ lên tường của trụ sở Uỷ
ban nhân dân xã.

c. Gần nhà em có một trang trại nuôi gà. Nhiều lần, em thấy cơ sở chăn nuôi đó để nước,
phân từ các hố và hồ sinh học chảy tràn ra ngoài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường khu vực và hồ Ngả.

Em cùng các bạn trong nhóm chọn một công trình công cộng ở gần nơi các em sống (công
viên, một đoạn đường, nhà văn hoá,...), lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ công trình đó theo gợi ý sau:
Tên kế hoạch:
Người thực hiện:

1) ...
2) ...
3) ...

Địa điểm thực hiện:...


Mục tiêu:

Thời gian thực hiện: Từ................đến..................


Nội dung dự án:
1. Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng, bảo vệ công trình đó.
2. Đề xuất và thực hiện các giải pháp bảo vệ công trình đó.
Phương tiện thực hiện:
(Ví dụ: máy ảnh, máy quay, điện thoại thông minh, sổ, giấy, bút,...).

Những người có thể tham gia hỗ trợ trong quá trình nhóm thực hiện dự án (Ví dụ:
Thầy, cô giáo, chính quyền địa phương, người dân ở cộng đồng, người quản lí các địa điểm công
cộng trên địa bàn,.)

Kế hoạch cụ thể:

Nội dung Hoạt động Thời gian Phương tiện Sản phẩm Người thực
thực hiện cần thiết hiện
1. Thực trạng 1.1…
1・2・・・
1.3...
2. Giải pháp 2・1・・・
thực hiện 2.2…
V ニニ
2.3... --------------

TÀI 니 ỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Hồng Đức, 2016.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Tập 1, NXB Chính trị quốc
gia, 2000.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân thị xã Phú Thọ, Lịch sử 100
nàm thị xã Phú Thọ, NXB Chính trị quốc gia, 2002.
4. Vũ Kim Biên, Truyền thống giữ nước của nhân dân vùng đất Tổ, Phú Thọ, 2002.
5. Vũ Kim Biên, Giới thiệu khu di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hoá - Thông tin Phú Thọ xuất bản,
2006.
6. Trần Bình, Một số vấn đề về kiến trúc và nhà ở của các dân tộc người thiểu số phía Bắc Việt Nam
giai đoạn thế kỉ X - XVIII, Tạp 사】í Văn hoá học, 2010.
7. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Văn học, 2002.
8. Đặng Ngọc Căn, Địa lí9 (Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ), NXB Giáo dục Việt Nam,
2011.
9. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Động thái và thực trạng kinh tế- xã hội tỉnh Phú Thọ 2010 - 2019,
NXB Thống kê, 2019.
10. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2020, NXB Thống kê, 2021.
11. Trần Ngọc Duệ (Chủ biên), Lịch sử6 - 7 (tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ), NXB Giá 〇
dục Việt Nam, 2011.
12. Yến Đỗ, Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại, NXB Lao động, 2018.
13. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc 아 li, Từ điển thuật ngữ vàn học, NXB Giáo dục, 2009.
14. Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập I, II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.
15. Ngô Đạt Tam - Nguyễn Quý Thao, Atlat địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011.
16. Hà Nhật Thăng (Tổng Chủ biên), Giáo dục công dân 9, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020.
17. Dương Huy Thiện (Chủ biên), Phú Thọ - miền đất cội nguồn, NXB Trẻ, 2010.
18. Lê Tượng - Vũ Kim Biên, Lịch sử Vĩnh Phú, Ti Văn hoá và Thông tin Vĩnh Phú xuất bản, 1980.
19. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu văn hoá, Tổng tập nghề và làng nghề truyền
thống Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 2012.
20. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tổng tập vàn học dân gian người Việt, Tập 8, NXB Khoa học xã
hội, 2005.
21. Tài liệu trên các website: https://www.phutho.gov.vn/; http://www.phuthodfa.gov.vn/;
http://phutho.tv.vn/; http://www.viettri.gov.vn/; http://baophutho.vn/;...

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Chủ tịch H 이 đổng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI

Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH

Chịu trách nhiệm nội dung:


Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH

Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo:


Phó Tổng biên tập NGUYỄN VĂN TÙNG
Giám đốc Công ty CP Sách và Thiết bị giáo dục Miền Nam ĐỖ THỊ MAI ANH
Biên tập nội dung:
ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG
Thiết kế sách:

ĐẬU QUANG ANH - PHẠM NGỌC THÀNH

Sửa bản in:


VŨ THỊ THANH TÂM
Chế bản:

CÔNG TY CỔ PHẨN DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI

Bản quyen thuộc Dự án Giáo dục Trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2 -
Bộ Giáo dục và Đào tạo

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ LỚP 7
Mã số:................................
In..........bản (QĐ in số...............), khổ 19 X 27 cm
In tại:.............................................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................
Số ĐKXB:......................................................................................................
Số QĐXB:...............................ngày...............tháng.............năm 2021
In xong và nộp lư 니 chie 니 tháng..............năm 2021
Mã số ISBN: 978-604-0-............................

You might also like