You are on page 1of 54

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ


----------------------------------

BÁO CÁO THU HOẠCH


HỌC PHẦN: THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:


Tiến sĩ Lưu Trần Toàn

Sinh viên: ĐỖ THỊ BẢO NGỌC


Mã số sinh viên: 2156110041
Lớp: QUAN HỆ CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ K41

Hà Nội, tháng 1 năm 2023


2

MỤC LỤC

MỤC LỤC ....................................................................................................... 2


MỞ ĐẦU ..........................................................................................................3
NỘI DUNG ...................................................................................................... 5
Phần 1: Mục đích và kế hoạch địa điểm thực tế chính trị - xã hội .... 5
1.1. Mục đích thực tế chính trị - xã hội .............................................. 5
1.2. Kế hoạch địa điểm thực tế chính trị xã hội ................................. 6
Phần 2: Giới thiệu các địa điểm và cơ quan thực tế chính trị - xã hội8
2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh ......................................................... 8
2.2. Khái quát về tỉnh Lạng Sơn .......................................................20
2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan thực tế - Giới thiệu các
địa điểm tham quan ...........................................................................29
Phần 3: Bài học kinh nghiệm ............................................................... 50
KẾT LUẬN ................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 53
3

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia có bề dày lịch sử lâu đời, kể từ khi vua Hùng
dựng nước, trải qua quá trình hàng nghìn năm xây dựng và bảo vệ, hình
thành một dải non sông dài, rộng từ Nam chí Bắc với nhiều thành phần dân
tộc sinh sống cùng nền văn hoá phát triển rực rỡ.
Nước ta có biên giới trên đất liền tiếp giáp với 3 quốc gia: phía bắc tiếp
giáp với Trung Quốc, phía tây tiếp giáp với Lào và Campuchia; trên biển,
phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp với Biển Đông.
Vừa có vị trí chiến lược quan trọng, vừa có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, nước ta vì thế luôn là đối tượng xâm lược của các triều đại phong
kiến phương Bắc và là nơi các đế quốc phương Tây nhòm ngó. Lịch sử xây
dựng và phát triển đất nước đã ghi lại không ít các cuộc đấu tranh của nhân
dân ta chống lại âm mưu xâm lược thôn tính của nước xung quanh. Bởi vậy
trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân nước ta luôn phải chiến
đấu chống lại những thế lực ngoại xâm có sức mạnh nhiều hơn gấp bội lần.
Trong những cuộc chiến ấy, ông cha ta đã kết hợp giữa đấu tranh vũ trang,
chính trị và ngoại giao, anh dũng chiến đấu, sẵn sàng ngã xuống để bảo vệ
từng tấc đất tấc vàng của đất nước, tạo ra sức mạnh tổng hợp mạnh mẽ giúp
chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Phát huy truyền thống trong lịch sử, ngày nay, Đảng và Nhà nước ta rất
chú trọng đến vấn đề bảo vệ an ninh biên giới. Hiện nay, Chiến lược Bảo vệ
biên giới quốc gia đã thể chế hóa đầy đủ, sâu sắc các quan điểm, chủ trương,
mục tiêu, nguyên tắc, phương châm, phương thức bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới của Đảng vào thực tiễn xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc
gia trong điều kiện nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Chiến lược
Bảo vệ biên giới quốc gia ra đời là bước phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, khẳng định ý chí, quyết tâm bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc
gia của Đảng, Nhà nước và nhân dân; cơ sở pháp lý vững chắc để lực lượng
4

vũ trang nhân dân thực hiện tốt vai trò nòng cốt, Bộ đội Biên phòng thực
hiện tốt vai trò chuyên trách trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Từ 05/01/2023 đến 07/01/2023, Khoa Quan hệ quốc tế - Học viện Báo
chí và Tuyên truyền đã tổ chức chuyến đi thực tế chính trị - xã hội kéo dài 3
ngày 2 đêm tới các tỉnh Bắc Ninh và Lạng Sơn, tìm hiểu tình hình chính trị -
xã hội cũng công tác đối ngoại và bảo vệ biên giới lãnh thổ của đồn biên
phòng, cửa khẩu tại hai tỉnh. Đây là dịp quan trọng để sinh viên được học tập
thực tế, tiếp thu được những kiến thức quan trọng phục vụ cho ngành học
của mình.
5

NỘI DUNG
PHẦN 1: MỤC ĐÍCH VÀ KẾ HOẠCH ĐỊA ĐIỂM THỰC TẾ CHÍNH
TRỊ - XÃ HỘI

1.1. MỤC ĐÍCH THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI


Nhằm mục đích giúp sinh viên nghiên cứu chuyên sâu và có cái nhìn
trực quan nhất các vấn đề liên quan đến chuyên ngành, cũng như được học
tập thực tế, tiếp thu được những kiến thức quan trọng phục vụ cho ngành học
của mình. Thông qua chuyến đi rút ra những kiến thức về các vấn đề chính
trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá,… từ đó vận dụng, kế thừa và phát huy triệt
để những thành tựu và kinh nghiệm đạt được.

Sinh viên lớp Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế k41 chụp ảnh kỷ niệm tại Văn
phòng Tỉnh Uỷ Lạng Sơn trong chuyến đi thực tế chính trị - xã hội của mình
6

1.2. KẾ HOẠCH ĐỊA ĐIỂM THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Thời gian Địa điểm


- Bắt đầu xuất phát từ Học viện Báo
chí và Tuyên truyền tại địa chỉ số 36,
Sáng Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Tới làm việc tại Huyện Uỷ Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh.
Dừng chân nghỉ trưa tại nhà hàng,
Trưa sau đó tiếp tục di chuyển tới tỉnh
Ngày 05/01/2023 Lạng Sơn.
- Tới Lạng Sơn, tham quan đền Kỳ
Cùng (Đền Quan Lớn Tuần Tranh).
Chiều
- Về Nhà khách A1 nhận phòng và
nghỉ ngơi.
- Ăn tối tại nhà khách.
Tối - Tự do tham quan và mua sắm tại
chợ Kỳ Lừa.
Làm việc tại Văn phòng Tỉnh Uỷ
Sáng
Lạng Sơn.
- Ăn trưa tại nhà hàng.
Trưa
- Xuất phát đi Tân Thanh.
- Làm việc tại Đồn Biên Phòng Tân
Ngày 06/01/2023
Thanh, Cửa khẩu Tân Thanh, sau đó
Chiều thăm và lễ chùa Tân Thanh.
- Thăm Ga Đồng Đăng.
- Trở về nhà khách nghỉ ngơi.
Tối Gala Dinner diễn ra tại nhà khách.
Ngày 07/01/2023 Sáng - Tham quan chùa Tam Thanh và
7

ngắm nhìn núi Vọng Phu.


- Tham quan và mua sắm tại Trung
tâm Thương mại Đông Kinh.
Ăn trưa tại nhà hàng, sau đó di
Trưa
chuyển từ Lạng Sơn về Hà Nội.
Trở về Học viện Báo chí và Tuyên
Chiều truyền, kết thúc chuyến đi thực tế
chính trị - xã hội 3 ngày 2 đêm.
8

PHẦN 2: GIỚI THIỆU CÁC ĐỊA ĐIỂM VÀ CƠ QUAN THỰC TẾ


CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC NINH

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh.


2.1.1. Lịch sử hình thành
Thời kỳ tiền sử và phong kiến
Bắc Ninh thời Việt cổ thuộc bộ Vũ Ninh của nhà nước Văn Lang. Thời
Hùng Vương - An Dương Vương, Bắc Ninh là đất Bộ Vũ Ninh, trong nhà
nước Văn Lang - Âu Lạc, là một Bộ lớn, có đến 1/3 số Bộ lạc của Quốc gia
Văn Lang - Âu Lạc thuộc Bộ Vũ Ninh.
Thời kỳ Bắc thuộc, Bắc Ninh gồm hai huyện lớn (Luy Lâu và Long
Biên) của quận Giao Chỉ, sau đổi là Giao Châu . Trị sở của quận đóng ở Luy
Lâu (nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành). Bắc Ninh trở thành
trung tâm hành chính, trung tâm kinh tế - thương mại của Châu Giao. Đô thị
9

Luy Lâu là đô thị cảng mang tính quốc tế. Luy Lâu còn là Trung tâm Phật
giáo, Trung tâm Nho giáo lớn và đầu tiên của nước ta.
Đầu thời thuộc Đường, Bắc Ninh được gộp trong địa phận Giao Châu,
Đạo Châu, Long Châu thuộc Giao Châu đô hộ phủ, sau thuộc An Nam đô hộ
phủ.
Thời nhà Lý, Bắc Ninh có tên là Lộ Bắc Giang. Thời nhà Trần vẫn là
Lộ Bắc Giang, có thời gian gọi là phủ Thiên Đức (có tài liệu còn ghi là phủ
Siêu Loại, phủ Như Nguyệt). Đến nhà Hồ tách thành hai Lộ: Lộ Bắc Giang
và Lộ Bắc Ninh thuộc Bắc Giang Lộ Đô Tổng Phủ.
Đến thời Nhà Lê, Bắc Ninh có tên là Bắc Đạo, đến năm 1469, dưới
triều Lê Thánh Tông đổi tên là Trấn Kinh Bắc, đặc thù phủ (còn gọi là Trấn
Thành) tại Thị Cầu (thuộc thành phố Bắc Ninh hiện nay) với số lượng là 20
huyện thuộc 4 phủ: Phủ Thuận An; Phủ Từ Sơn; Phủ Bắc Hà; Phủ Lạng
Giang.
Đến năm 1490, năm Hồng Đức thứ 2 triều Lê Thánh Tông đổi tên Kinh
Bắc xứ (dân gian vẫn gọi là xứ Kinh Bắc). Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh
vẫn gọi là Kinh Bắc xứ.
Đến đầu Nhà Nguyễn vẫn gọi là xứ Kinh Bắc, sau đổi là Trấn Kinh Bắc.
Năm 1823, Trấn Kinh Bắc đổi thành Trấn Bắc Ninh.
Theo Đại Nam Thực lục, Tập X, Chính biên Đệ nhị kỷ VI, Minh Mệnh
năm thứ 11 và 12 (1830 - 1831) ghi: “Tân Mão, Minh Mệnh năm thứ 12
(1831) Mùa Đông, tháng 10, ngày mồng 1. Vua dụ bày tôi rằng: “Dựng các
trấn làm bình phong và đặt quan chức để cai trị, là chính sách lớn của triều
đình,…”. Chia định địa hạt các tỉnh gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Thanh Hoa, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương,
Quảng Yên, Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Thái Nguyên,
Lạng Sơn, Cao Bằng.” Từ đó, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh, thống
trị 4 phủ là Từ Sơn, Thiên Phúc, Thuận An, Lạng Giang; 20 huyện gồm:
Tiên Du, Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong, Đông Ngàn, Thiên Phúc, Kim
10

Hoa, Hiệp Hòa, Việt Yên, Lương Tài, Gia Lâm, Văn Giang, Gia Bình, Siêu
Loại, Yên Thế, Yên Dũng, Bảo Lộc, Hữu Lũng, Phượng Nhãn, Lục Ngạn,
đến những năm niên hiệu Tự Đức (1848 - 1883) đặt thêm huyện Đông Anh,
tổng cộng là 21 huyện, diện tích khoảng 6.000km2, dân số khoảng 70 vạn
người.
Thời kỳ Pháp thuộc
Tháng 10 năm 1895, thực dân Pháp chia tỉnh Bắc Ninh thành hai tỉnh
Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy sông Cầu làm địa giới. Trong thời gian cuối thế
kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ XX, Pháp nhiều lần điều chỉnh địa giới để tỉnh Bắc
Ninh có 3 phủ, 8 huyện: Phủ Từ Sơn, Phủ Thuận Thành, Phủ Tây Sơn. Các
huyện: Gia Lâm, Văn Giang, Gia Bình, Lang Tài, Quế Dương, Võ Giàng,
Tiên Du, Yên Thành; dưới cấp huyện có các Tổng (như cấp xã hiện nay).
Từ tháng 10/1938, thị xã Bắc Ninh được chính quyền thuộc địa Pháp có
quyết định nâng cấp thành thị xã gồm một số phố: Ninh Xá, Thị Cầu, Đáp
Cầu, Vệ An; các làng Y Na, Yên Mẫn, Thị Chung,… Bắc Ninh được coi là
thành phố thứ 5 của Bắc Kỳ đứng sau Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam
Định.
Từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Bắc Ninh là đơn vị hành
chính cấp tỉnh, trực thuộc Ủy ban hành chính Bắc Bộ, rồi Ủy ban hành chính
Liên khu I, Liên khu Việt Bắc.
Tháng 01/1950, tỉnh Bắc Ninh gồm 9 huyện (138 xã): Yên Phong, Quế
Dương, Thuận Thành, Tiên Du, Lang Tài, Võ Giàng, Từ Sơn, Gia Bình, Gia
Lâm. Tháng 8/1950 huyện Gia Lương ra đời trên cơ sở hợp nhất hai huyện
Gia Bình và Lang Tài.
Ngày 20/04/1961, Quốc hội ban hành Nghị quyết phê chuẩn việc mở
rộng thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó 29 xã, thị trấn thuộc tỉnh Bắc Ninh
nhập vào Hà Nội gồm: Cả huyện Gia Lâm (gồm 15 xã); xã Liên Hà, xã Vân
Hà, xã Dục Tú, xã Quang Trung, xã Đông Hội, xã Mai Lâm, xã Tiền Phong,
11

xã Đình Xuyên, xã Dương Hà, xã Ninh Hiệp, thị trấn Yên Viên của huyện
Từ Sơn; xã Phù Đổng, xã Trung Hưng của huyện Tiên Du; xã Đức Thắng,
xã Chiến Thắng huyện Thuận Thành.
Ngày 07/08/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 120-CP,
sáp nhập hai xã Khắc Niệm và Võ Cường thuộc huyện Võ Giàng vào huyện
Tiên Du. Sáp nhập hai huyện Quế Dương và Võ Giàng thuộc tỉnh Bắc Ninh
thành huyện Quế Võ.
Tháng 03/1963, huyện Tiên Sơn ra đời trên cơ sở hợp nhất hai huyện
Tiên Du và Từ Sơn sau khi đã chuyển một số xã sang Gia Lâm và Đông Anh;
xã Đông Thọ, xã Văn Môn chuyển sang Yên Phong, nhận của Yên Phong
hai xã Tương Giang và Phú Lâm và từ Quế Võ hai xã Khắc Niệm và Võ
Cường.
Ngày 27/10/1962, Quốc hội khóa II ra Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Bắc
Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Ngày 1-4-1963 tỉnh Hà Bắc chính
thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới, trung tâm tỉnh lỵ đóng ở thị xã
Bắc Giang. Tỉnh Hà Bắc có diện tích là 4.216,33 km2 với 14 huyện, 2 thị xã;
dân số là 1.000.305 người.
Ngày 06/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã ra Quyết định
phê chuẩn việc tái lập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Ngày 1-1-1997, tỉnh
Bắc Ninh chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Thị xã Bắc Ninh
trở thành thị xã tỉnh lỵ. Tỉnh Bắc Ninh có diện tích là 822,7km2 với 5 huyện
và 1 thị xã có 123 xã, phường, thị trấn; dân số 925.997 người.
Ngày 09/08/1999 Chính phủ ra Nghị định số 68/1999/NĐ-CP tách
huyện Gia Lương thành hai huyện Gia Bình và Lương Tài; tách huyện Tiên
Sơn thành hai huyện Từ Sơn và Tiên Du. Thời điểm này tỉnh Bắc Ninh có 7
huyện và 1 thị xã.
Ngày 26/01/2006, Chính phủ ra Nghị định số 15/2006/NĐ-CP về việc
thành lập thành phố Bắc Ninh trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ngày 9-4-2007, Thủ
tướng ra Nghị định 60/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới thành phố Bắc Ninh
12

gồm 10 phường là: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Vệ An,
Ninh Xá, Kinh Bắc, Đại Phúc, Võ Cường và 9 xã: Kim Chân, Vân Dương,
Nam Sơn, Hạp Lĩnh, Khắc Niệm, Phong Khê, Khúc Xuyên, Vạn An, Hòa
Long.
Ngày 24/09/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 01/NĐ-CP về
việc thành lập thị xã Từ Sơn, thành lập các phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh. Như vậy, thị xã Từ Sơn có 12 đơn vị hành chính trực thuộc.
Ngày 25/06/2014, Chính phủ ban hành Quyết định số 1044/QĐ-TTg
công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đến
nay thành phố Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 23,34km2 và dân số 121.028
người; có 19 đơn vị hành chính gồm 16 phường, 3 xã.
Ngày 22/09/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số
387/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập thành phố Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc
Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Từ Sơn.
Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay Bắc Ninh có 8
đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ, Thuận
Thành, Gia Bình, Lương Tài, thành phố Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh; 126
xã, phường, thị trấn, với diện tích 822,71km2, dân số khoảng 1,4 triệu người.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, Bắc Ninh nhiều lần chia tách, sáp nhập và
thay đổi về tên gọi, ranh giới địa lý khác nhau, tuy nhiên, tỉnh Bắc Ninh vẫn
luôn khẳng định là vùng đất “mỹ tục khả phong”, “địa linh nhân kiệt”, giàu
truyền thống lịch sử, văn hiến và cách mạng.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội
a) Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong châu
thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực
có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh; đồng thời, còn tiếp
13

giới với các tỉnh: Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Nam giáp tỉnh Hưng
Yên và một phần Hà Nội; phía Đông giáp tỉnh Hải Dương; phía Tây giáp thủ
đô Hà Nội
Toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ
Sơn và 6 huyện: Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và
Lương Tài với 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 94 xã, 26 phường
và 6 thị trấn. Đây là tỉnh có tổng diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả nước 822,7
km2.
Đặc điểm địa hình:
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc
Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây
sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông
Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không
lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến
từ 3 - 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các
huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ
rất nhỏ khoảng 0,53% so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố
rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh
núi có độ cao phổ biến từ 60 - 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố
Bắc Ninh) cao 171m, tiếp đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật
Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.
Khí hậu và thuỷ văn:
- Khí hậu: Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm
4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa
mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15 - 16 °C. Mùa
mưa kéo dài từ tháng Năm đến tháng Mười hàng năm. Lượng mưa trong
mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng
năm: 1.400 - 1.600 mm. Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C. Số giờ nắng trong
năm: 1.530 - 1.776 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình là 79%.
14

- Thuỷ văn: Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới
sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua
gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh
còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu,
sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng
Bình, sông Cà Lồ. Với hệ thống sông này, nếu biết khai thác trị thuỷ và điều
tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh.
Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ
m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được
đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ
lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa
nước cách mặt đất trung bình 3–5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng
nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả
sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.
Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và
không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định
các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát
nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm,... dễ thống nhất cho tất cả các loại
đô thị trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thể
dựa vào qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ.
b) Điều kiện xã hội
Đặc điểm dân cư:
Năm 2022, Bắc Ninh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 22 về số
dân số, với 1.488.250 người
Đặc điểm con người và văn hoá:
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, truyền thống yêu
nước và tinh thần quả cảm được thể hiện qua những tấm gương tiêu biểu: Từ
người anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) đậm chất huyền thoại,
biểu tượng kỳ vỹ cho sức mạnh của dân tộc của người Kinh Bắc trong đấu
15

tranh chống xâm lược ở buổi đầu dựng nước, đến danh tướng Cao Lỗ Vương,
người sáng tạo “nỏ thần”, nhà quân sự tài ba của nhà nước Âu Lạc đã chiến
đấu chống lại sự xâm lược của Triệu Đà. Đây cũng là quê hương của nhiều
nữ tướng của Hai Bà Trưng như Côn Nương, Diệu Tiên, Đào Nương, Ả
Tắc,… cùng bao nghĩa binh đã nổi dậy khởi nghĩa, ngày đêm luyện tập võ
nghệ (cưỡi ngựa, bắn cung) theo nghĩa quân Hai Bà Trưng kéo về hạ thành
Luy Lâu, đánh đuổi xâm lược nhà Hán, giành lại quyền độc lập dân tộc.
Thời phong kiến độc lập, Bắc Ninh - Kinh Bắc là nơi “Vũ công
lừng lẫy” trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Nguyên,
Mông, Minh, Thanh (Trung Quốc). Tinh thần yêu nước và thượng võ của
con người Bắc Ninh càng có điều kiện củng cố và phát triển, với những danh
nhân văn võ toàn tài như Lý Công Uẩn, Lý Đạo Thành, Lê Văn Thịnh,…
Bước vào kỷ nguyên mới, thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Bắc Ninh nổi tiếng là vùng quê sớm
có phong trào cách mạng, nơi ra đời các tổ chức tiền thân của Đảng, mảnh
đất sinh thành và nuôi dưỡng những vị lãnh tụ tiền bối xuất sắc của Đảng là
Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo,…
Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, chiến đấu chống sự xâm lược của
Pháp và Mỹ, cùng các thế lực thù địch, bảo vệ Tổ quốc, Bắc Ninh là cơ sở
vững chắc cho phong trào cách mạng cả nước giai đoạn 1939 - 1945 và cách
mạng Tháng 8/1945. Nơi đây sớm trở thành An toàn khu I của Trung ương
Đảng, là nơi ra đời bản Chỉ thị lịch sử “Nhật Pháp bắn nhau và hành động
của chúng ta” của Trung ương Đảng ngày 09/03/1945.
Ở vị trí trung tâm châu thổ Bắc Bộ, đất đai màu mỡ, giao thông thuận
lợi, Bắc Ninh là địa bàn được con người đến cư trú và làm ăn, trở thành
Trung tâm kinh tế - văn hóa của người Việt và nôi sinh thành dân tộc và
quốc gia thời mở nước. Tại đây, người dân vùng quê Bắc Ninh làm ruộng
cấy lúa, trồng dâu nuôi tằm, kết hợp đánh bắt thủy sản và làm nhiều nghề thủ
công như: làm đồ gốm, đồ trang sức bằng đá, bằng đồng, đúc đồng và đã có
16

sự giao thương buôn bán. Từ đó, Bắc Ninh đã hình thành những làng tiểu
nông đa canh, đa nghề, đa dạng. Trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, truyền thống năng
động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của người Bắc Ninh được phát
triển lên tầm cao mới đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp và là trung
tâm công nghiệp điện tử của cả nước, thu hút nhiều tập đoàn hàng đầu thế
giới như: Samsung, Canon, Microsoft,...
Dân gian xưa có câu “Một giỏ Sinh đồ, một bồ Tiến sỹ, một bị Trạng
Nguyên, một thuyền Bảng nhỡn”, là chỉ truyền thống hiếu học, khoa bảng
rực rỡ của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc. Nơi đây có số người đỗ Đại khoa
(Tiến sỹ) cao nhất với 669 vị, chiếm 1/3 số vị Đại khoa trong cả nước thời
phong kiến cùng 17 Trạng nguyên và hàng nghìn Cử nhân, Tú tài,… Bắc
Ninh cũng là số ít địa phương của nước ta có Trạng nguyên được phong
“Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trạng nguyên của hai nước: Đại Việt và
Trung Quốc), đó là Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo. Bắc Ninh cũng là địa
phương có nhiều làng truyền thống khoa bảng, nhiều dòng họ nối đời có
người đỗ Đại khoa.
Điều làm nên truyền thống văn hiến nổi tiếng là các danh thần, võ
tướng khi đỗ đạt bảng vàng, hầu hết đều đem tài trí và tâm đức cống hiến
cho quê hương đất nước, trở thành những danh nhân lịch sử - văn hóa, được
ghi vào sử sách và được nhân dân nhớ ơn, thờ phụng tiêu biểu như Lê Văn
thịnh, Hàn Thuyên, Huyền Quang (Lý Đạo Tái), Nguyễn Quan Quang,
Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Xuân Chính, Nguyễn Công Hãng, Nguyễn
Cao… Danh nhân khoa bảng Bắc Ninh - Kinh Bắc không chỉ đông đảo về số
lượng, mà còn là những bậc tài danh trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự,
ngoại giao, kinh tế, văn hóa…
Bắc Ninh có nền văn hiến hội tụ và kết tinh nhiều giá trị của nền văn
minh Đại Việt với những bản sắc riêng độc đáo. Nền văn hiến ấy thể hiện sự
yêu thích các hoạt động văn hóa và sáng tạo nhiều loại hình văn hóa nghệ
17

thuật đặc sắc mà ngày nay được kết tinh chủ yếu ở kho tàng di sản văn hóa
vô cùng phong phú, đa dạng, vừa tiêu biểu cho di sản văn hóa dân tộc, vừa
mang bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc.
Bắc Ninh được mệnh danh là vương quốc của lễ hội truyền thống với
gần 600 lễ hội diễn ra trong năm, tiêu biểu như: hội Dâu, hội Đền Đô, hội
Lim, hội Kinh Dương Vương, hội đền Bà Chúa Kho, hội đền Vua Bà - Thủy
tổ Quan họ, hội đốt pháo Đồng kỵ, hội chen Nga Hoàng, hội Kéo Co Hữu
Chấp,… Các lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân với những cuộc rước sách
linh đình và tế lễ hết sức trang nghiêm.
Nơi đây còn là mảnh đất của trăm nghề, nhiều nghề tinh xảo. Những
làng nghề, những gia đình chuyên làm nghề với đông đảo các thế hệ nghệ
nhân ở khắp các làng xã như: đúc gò đồng Hè Nôm, Đại Bái, Quảng Bố, Đào
Viên; gốm Phù Lãng; mộc Vĩnh Kiều, Phù Khê, Đại Đồng, Chóa, Khúc Toại;
dệt Đình Cả, Xuân Ổ, Vọng Nguyệt…
Chính các làng nghề với đội ngũ các thế hệ nghệ nhân tài hoa đã tạo
nên nhiều sản phẩm, nhiều công trình nghệ thuật kết tinh những giá trị tinh
hoa của nghệ thuật dân tộc và giàu bản sắc Bắc Ninh - Kinh Bắc. Đây là một
biểu hiện cụ thể và sinh động bản sắc nghệ sỹ của người Bắc Ninh truyền
thống. Đặc biệt là những làn điệu Dân ca Quan họ đặc sắc ngọt ngào, da diết,
xao xuyến lòng người của một vùng quê trù phú, giàu truyền thống văn hoá
và lịch sử bậc nhất đồng bằng Bắc Bộ. Dân ca Quan họ là di sản văn hóa
nghệ thuật dân gian độc đáo của Bắc Ninh - Kinh Bắc, đã kết tinh và hội tụ
nhiều giá trị về văn hóa và nghệ thuật dân tộc, được đánh giá là đỉnh cao của
thi ca và âm nhạc dân tộc, đồng thời thể hiện triết lý nhân sinh dân tộc và
nhân loại. Dân ca Quan họ đã được UNESCO công nhận và vinh danh là di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 30/09/2009.
Bên cạnh những dòng nghệ thuật, người Bắc Ninh đã sáng tạo ra dòng
tranh dân gian Đông Hồ, một loại hình nghệ thuật riêng độc đáo, đạt đến
trình độ nghệ thuật cao, kết tinh những giá trị của văn hóa nghệ thuật dân tộc.
18

Tranh dân gian Đông Hồ đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy, trở thành di
sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia và đang được Chính phủ cho phép lập
hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại cần bảo vệ khẩn cấp.
Tình hình kinh tế - xã hội:
Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ
2020 - 2025. Đây cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước và
của tỉnh.
Cùng với cả nước, Bắc Ninh gặp không ít khó khăn, thách thức, nhất là
tác động của đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều địa phương phải thực hiện
giãn cách xã hội, nền kinh tế bị ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực. Song, nhận
được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính
phủ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành; cùng sự đoàn
kết, thống nhất, quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của
cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực, cố gắng của các ban ngành, tổ chức
chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tỉnh
Bắc Ninh đã phấn đấu thực hiện tốt “mục tiêu kép”, hoàn thành xuất sắc các
chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng đề ra; tổ chức thành công cuộc Bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-
2026 và đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.
Kinh tế Bắc Ninh vẫn tăng trưởng tốt, vượt kế hoạch đề ra, tổng sản
phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2021 (giá SS năm 2010) ước 133.609 tỷ
đồng, tăng 6,9% so với năm 2020 (đứng thứ 7 vùng Đồng bằng sông Hồng,
đứng thứ 13 cả nước); GRDP bình quân đầu người ước 6.738 USD (đứng
thứ 4 toàn quốc).Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển đúng hướng, khu vực
công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ lệ 77,3%; dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm
20%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,7%.
19

Về thu ngân sách nhà nước ước đạt 33.257 tỷ đồng, vượt 19,5% dự toán
năm, trong đó thu nội địa 25.518 tỷ đồng, vượt 14,3% dự toán. Tổng giá trị
sản xuất nông, lâm, thủy sản ước 8.247 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng
3,6% so với năm trước, đạt 100,2% kế hoạch năm. Thu nhập bình quân đầu
người 71,8 triệu đồng (đứng thứ 5 toàn quốc). Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa ước 84,1 tỷ USD, vượt 22,2% kế hoạch, tăng 16,2%, trong đó
xuất khẩu hàng hóa ước 45,2 tỷ USD, vượt 24%, tăng 15,7% (đứng thứ nhất
toàn quốc).
Về giải quyết việc làm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 28.000 lao
động, tăng 1,8% so với năm 2020, trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt
76%.
Công tác an sinh, phúc lợi xã hội được đảm bảo, đẩy nhanh tiến độ và
hỗ trợ xây dựng 578/684 nhà ở cho người có công (đạt 85% kế hoạch)và hộ
nghèo được 135/195 nhà (đạt 69,2% kế hoạch). Ngoài ra, hỗ trợ cho người
lao động và Nhân dân do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí
hỗ trợ hơn 224 tỷ đồng; vận động ủng hộ quỹ phòng chống Covid-19 được
hơn 546 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,15% (theo chuẩn mới).
Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư được đẩy mạnh; ký kết thỏa thuận phát
triển Nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn với tổng vốn
đầu tư 1,6 tỷ USD, biên bản ghi nhớ với đối tác chiến lược của Nhật Bản
phát triển dự án kho vận tại Khu công nghiệp Yên Phong 2A; tỷ lệ hồ sơ
đăng ký doanh nghiệp qua mạng đạt 98%, đứng thứ 3 cả nước. Thu hút đầu
tư nước ngoài đạt 1,2 tỷ USD. Cấp mới đăng ký đầu tư 58 dự án trong nước
với tổng vốn 22,64 nghìn tỷ đồng; thành lập mới 2.334 doanh nghiệp với
tổng vốn đăng ký 28,62 nghìn tỷ đồng.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả các chỉ số năng lực
điều hành của chính quyền các cấp. Trong đó, chỉ số hiệu quả quản trị hành
chính công (PAPI) vượt lên đứng thứ 4/63 (tăng 46 bậc); chỉ số hài lòng của
người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước
20

(SIPAS) đứng thứ 9/63 (tăng 7 bậc); chỉ số PAR Index tăng 3,1%, đứng thứ
17/63 (tăng 1 bậc); chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) đứng thứ 3/63 tỉnh,
thành phố; Chỉ số PCI duy trì trong nhóm 10 tỉnh tốt nhất cả nước.

2.2. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LẠNG SƠN

Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn.


2.2.1. Lịch sử hình thành
Thời kỳ tiền sử và phong kiến
Khi nước Văn Lang - nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam được
thành lập, Lạng Sơn thuộc bộ Lục Hải. Thời Bắc thuộc, Lạng Sơn được xếp
vào quận Giao Chỉ, sau đó là Giao Châu. Thời Đinh, nước Đại Cồ Việt ra
đời, Lạng Sơn được đặt làm đạo. Thời Lý, Lạng Sơn có tên là lộ Lạng Giang.
Đầu thời Trần, Lạng Sơn được gọi là lộ Lạng Châu, sau đổi là trấn Lạng
Giang, đến năm 1397, trấn Lạng Giang được đổi thành trấn Lạng Sơn.
Năm 1407, nhà Minh xâm lược nước ta. Đất nước rơi vào ách đô hộ của
nhà Minh, Lạng Sơn trở thành một trong 16 phủ của Giao Chỉ. Trong khởi
21

nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược nhà Minh, Lê Lợi chia đất nước thành
4 đạo, trấn Lạng Sơn được xếp vào Bắc đạo.
Năm 1466, Lê Thánh Tông chia nước thành 12 đạo thừa tuyên, trấn
Lạng Sơn được đổi thành thừa tuyên Lạng Sơn.
Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), thừa tuyên Lạng Sơn được đổi thành
tỉnh Lạng Sơn gồm 1 phủ là Trường Khánh; 7 châu là Ôn Châu, Thất
Nguyên, Lộc Bình, Thoát Lãng, Yên Bác, Văn Quan, Văn Uyên. Đến năm
Minh Mệnh thứ 17 (1836), nhà Nguyễn tách 2 châu (Văn Uyên, Thoát Lãng),
2 huyện Văn Quan, Thất Khê (Thất Nguyên cũ) để thành lập thêm một phủ
mới là phủ Tràng Định.
Thời kỳ Pháp thuộc
Sau khi đánh chiếm đất nước ta, năm 1888, thực dân Pháp xếp tỉnh
Lạng Sơn vào quân khu 12. Tháng 8/1891, thực dân Pháp bỏ quân khu để
thành lập các đạo quan binh. Lạng Sơn là nơi đóng thủ phủ của đạo quan
binh II, gồm 2 phủ (phủ Tràng Khánh và phủ Tràng Định), 2 huyện (Yên
Bác, Văn Quan) và 4 châu (Lộc Bình, Ôn Châu, Thoát Lãng, Văn Uyên).
Ngày 20/6/1905, thực dân Pháp lại bỏ đạo quan binh và xác lập lại tên gọi cũ
là tỉnh Lạng Sơn. Đầu thế kỷ XX, tỉnh Lạng Sơn có 1 phủ (Tràng Định) và 9
châu (Cao Lộc, Lộc Bình, Châu Ôn, Văn Uyên, Thoát Lãng, Điềm He, Bình
Gia, Bắc Sơn, Bằng Mạc). Tháng 8/1939, thực dân Pháp cho đổi một số châu
thành phủ, tỉnh Lạng Sơn lúc này có 3 phủ: Tràng Định, Văn Uyên, Cao Lộc,
các châu còn lại vẫn giữ nguyên như cũ.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945
Tỉnh Lạng Sơn thuộc Khu 1, một trong chín chiến khu được thành lập
theo Sắc lệnh ngày 15/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 20/12/1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh chia cả nước thành 12 chiến khu, tỉnh
Lạng Sơn trực thuộc Khu 12. Năm 1947, các chiến khu được điều chỉnh
thành các Liên khu, Lạng Sơn thuộc Liên khu A, năm 1948 đổi tên thành
Liên khu 1. Ngày 04/11/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 127/SL
22

hợp nhất Liên khu 1 và Liên khu 10 thành Liên khu Việt Bắc, Lạng Sơn là 1
trong 17 tỉnh thuộc Liên khu Việt Bắc. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp, địa giới hành chính tỉnh Lạng Sơn có một số thay đổi, tháng 7/1947,
Khu ủy 12 quyết định tạm thời chuyển giao huyện Lộc Bình của tỉnh Lạng
Sơn cho tỉnh Hải Ninh quản lý; ngày 07/6/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
Sắc lệnh số 48/SL tách huyện Lộc Bình (tỉnh Hải Ninh) sáp nhập về Lạng
Sơn. Lúc này, tỉnh Lạng Sơn có 11 huyện, thị: Bằng Mạc, Bắc Sơn, Bình Gia,
Cao Lộc, Điềm He, Lộc Bình, Ôn Châu, Thoát Lãng, Văn Uyên, Tràng Định
và thị xã Lạng Sơn.
Sau khi miền Bắc được giải phóng (1954), ngày 01/7/1956, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký Sắc lệnh số 268/SL thành lập Khu tự trị Việt Bắc gồm các tỉnh:
Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên và huyện Hữu
Lũng của tỉnh Bắc Giang. Ngày 29/7/1956, nhân việc thành lập khu tự trị
Việt Bắc, theo Quyết định của Chính phủ, Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Giang
đã tiến hành bàn giao huyện Hữu Lũng từ tỉnh Bắc Giang về tỉnh Lạng Sơn.
Ngày 16/12/1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 177/CP về việc điều
chỉnh địa giới một số huyện thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái và Thanh Hóa;
theo đó, huyện Điềm He cùng 6 xã của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành
huyện Văn Quan; huyện Ôn Châu cùng 8 xã còn lại của huyện Bằng Mạc
hợp nhất thành huyện Chi Lăng; huyện Văn Uyên và huyện Thoát Lãng hợp
nhất thành huyện Văn Lãng. Lúc này, tỉnh Lạng Sơn có 1 thị xã và 9 huyện:
Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Lộc Bình, Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan,
Văn Lãng, Tràng Định.
Ngày 27/12/1975, Khu tự trị Việt Bắc giải thể. Tháng 4/1976, hai tỉnh
Cao Bằng và Lạng Sơn sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng theo Nghị quyết của
Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa V. Ngày 29/12/1978, Kỳ họp thứ tư Quốc hội
khóa VI ban hành Nghị quyết tách tỉnh Cao Lạng thành hai tỉnh Cao Bằng và
Lạng Sơn, sáp nhập huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh vào Lạng Sơn. Từ
đây, tỉnh Lạng Sơn có 1 thị xã và 10 huyện và phát triển đến ngày nay.
23

2.2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội


a) Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới ở phía Đông Bắc của Tổ quốc Việt Nam,
cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt. Phía Bắc giáp tỉnh Cao
Bằng; phía Đông Bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc);
phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây
giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên. Lạng Sơn có đường
biên giới tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc dài
231,74 km; có 02 cửa khẩu quốc tế, 01 cửa song phương và các cửa khẩu phụ.

Tỉnh Lạng Sơn có diện tích 8.310,09 km²; độ cao trung bình so với mực nước
biển là 252m, điểm cao nhất là đỉnh núi Mẫu Sơn 1.541 m, điểm thấp nhất là
20m, ở phía Nam huyện Hữu Lũng, trên thung lũng sông Thương.
Đặc điểm địa hình:
Địa hình Lạng Sơn phổ biến là núi thấp và đồi, ít núi trung bình và
không có núi cao. Độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển; Nơi
thấp nhất là 20m ở phía Nam huyện Hữu Lũng, trên thung lũng sông Thương;
Nơi cao nhất là đỉnh Phia Mè (thuộc khối núi Mẫu Sơn) cao 1.541m so với
mặt biển. Hướng địa hình rất đa dạng và phức tạp: Hướng tây bắc – đông
nam thể hiện ở máng trũng Thất Khê – Lộc Bình, trên đó có thung lũng các
sông Bắc Khê, Kỳ Cùng và Tiên Yên (Quảng Ninh) và dãy hồ Đệ Tam đã
được lấp đầy trầm tích Đệ Tam và Đệ Tứ, tạo thành các đồng bằng giữa núi
có giá trị đối với ngành nông nghiệp của tỉnh như Thất Khê, Na Dương, Bản
Ngà; Hướng đông bắc – tây nam thể hiện ở hướng núi thuộc các huyện Hữu
Lũng, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Quan và phần lớn huyện Văn Lãng, hướng
này cũng thấy ở núi đồi huyện Cao Lộc (các xã Lộc Yên, Thanh Lòa và
Thạch Đạn); Hướng bắc – nam thể hiện ở hướng núi thuộc các huyện Tràng
Định, Bình Gia và phần phía tây huyện Văn Lãng; Hướng tây – đông thể
hiện ở hướng của quần sơn Mẫu Sơn với khoảng 80 ngọn núi.
Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn:
24

Khí hậu Lạng Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình hàng năm giao động từ 17ºC - 22ºC.
Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc. Trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn có các dòng sông chính: Sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Lục
Nam, sông Nà Lang, sông Phố Cũ và sông Đồng Quy.
Lạng Sơn nổi tiếng bởi có những cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú như Động
Tam Thanh, Động Nhị Thanh, Chùa Tiên, tượng đá Nàng Tô Thị, núi Mẫu
Sơn; có các loại trái cây đặc sản như: Hồng Bảo Lâm, đào Mẫu Sơn, na Chi
Lăng, quýt Bắc Sơn; hoa hồi - sản vật quý của Lạng Sơn...
b) Điều kiện xã hội
Đặc điểm dân cư:
Tỉnh Lạng Sơn có diện tích 8.310,18 km², dân số năm 2021 là 796.900
người, với nhiều dân tộc khác nhau như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa và các nhóm
người Dao, Mường, Sán Dìu, Sán Chỉ,...
Đặc điểm văn hoá và con người:
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam,
trên vùng đất cửa ngõ phên dậu, địa đầu của Tổ quốc có ải Phia Luỹ, ải Chi
Lăng hiên ngang kiên cường, các thế hệ những người con của quê hương Xứ
Lạng đã không ngừng đứng lên kề vai sát cánh cùng quân và dân cả nước
đánh bại những cuộc xâm lăng của các thế lực phương Bắc, bảo vệ vững
chắc chủ quyền quốc gia, dân tộc, giữ yên bờ cõi.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thế kỷ XI, hỗ trợ
quan quân triều đình nhà Lý do Lý Thường Kiệt chỉ huy, các đội dân binh
vùng Văn Uyên, Thoát Lãng do các thủ lĩnh Thân Thừa Quý, Thân Thiệu
Thái, Thân Cảnh Phúc chỉ huy đã tiến hành những cuộc chiến đấu anh dũng
tiêu diệt quân xâm lược, lập nên những chiến công vang dội ở vùng biên ải.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ
XIII, các đội dân binh Văn Uyên, Thoát Lãng do thủ lĩnh Nguyễn Thế Lộc
chỉ huy đã chiến đấu kiên cường, ngăn chặn, tiêu hao binh lực của giặc ngay
25

tại cửa ải Phia Luỹ, góp phần cùng quan quân nhà Trần đánh bại cuộc xâm
lăng của giặc Nguyên - Mông.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh thế kỷ XV, các đội
dân binh Văn Uyên, Thoát Lãng sát cánh cùng quân Lam Sơn do hai tướng
Lê Lựu và Lê Bôi chỉ huy đã chặn đánh giặc quyết liệt từ ải Phia Luỹ đến
Khau Cấp (Kỳ Lừa), tiêu diệt hàng nghìn tên giặc. Trong trận quyết chiến tại
ải Chi Lăng lịch sử, các đội quân dân binh vùng Chi Lăng do Đại Huề chỉ
huy đã cùng với các đội quân Lam Sơn chiến đấu anh dũng, đánh bại hoàn
toàn quân xâm lược Minh.
Trong chiến dịch thần tốc của quân Tây Sơn do vua Quang Trung -
Nguyễn Huệ chỉ huy tiêu diệt quân Thanh xâm lược năm 1789, các đội quân
vùng Văn Uyên, Thoát Lãng do phiên thần Nguyễn Đình Vượng chỉ huy đã
liên tục tiến hành tập kích giặc ở Đoàn Thành, Kỳ Lừa, Hoàng Đồng. Phối
hợp với quân Tây Sơn chặn đánh tướng Tôn Sĩ Nghị rút chạy từ Đoàn Thành
đến ải Phia Luỹ, góp phần làm nên chiến công vang dội trong cuộc kháng
chiến chống quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập của quốc gia, dân tộc.
Kế thừa truyền thống đấu tranh yêu nước của các thế hệ đi trước, trong
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân các dân tộc Lạng
Sơn đã anh dũng đứng lên chiến đấu chống kẻ thù, bảo vệ vững chắc chủ
quyền biên giới quốc gia.
Truyền thống đấu tranh yêu nước chống giặc ngoại xâm của Nhân dân
các dân tộc tỉnh Lạng Sơn từ đời này qua đời khác đã nuôi dưỡng sức mạnh,
tạo nên khí phách bất khuất của các thế hệ những con người sống trên vùng
đất phên dậu, cửa ngõ phía Đông Bắc của Tổ quốc.
Từ mạch nguồn văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha đã hình thành vùng
văn hoá Xứ Lạng đặc sắc với các giá trị văn hoá phi vật vật thể và văn hoá
vật thể.
Về văn hoá phi vật thể ở Lạng Sơn là ngôn ngữ Tày, Nùng; là tục thờ
cúng tổ tiên, thờ thần linh, dân ca sli, lượn, then, ca dao tục ngữ Tày, Nùng;
26

là cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân Đại Huề, Nguyễn Thế Lộc, Thân
Cảnh Phúc, Vi Đức Thắng, Thân Công Tài, Ngô Thì Sỹ, Hoàng Đình Kinh,
Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri... đến những thành tựu tiêu biểu của văn
hoá nghệ thuật Lạng Sơn hiện đại.
Về văn hóa vật thể ở Lạng Sơn có những danh thắng nổi tiếng là động
Tam Thanh (chùa Tam Thanh), động Nhị Thanh, Chùa Tiên, Giếng
Tiên, tượng đá nàng Tô Thị, thành Nhà Mạc; quần thể núi Mẫu Sơn; quần
thể các hang động gắn liền với di chỉ khảo cổ hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai
(huyện Bình Gia), Ba Xã (huyện Văn Quan), Mai Pha (thành phố Lạng Sơn),
các nhà khảo cổ học đã tìm thấy chứng tích về di chỉ thời kỳ đồ đá, phản ánh
nền văn minh sơ khai của loài người: Văn hoá Bắc Sơn, Văn hoá Mai
Pha; hệ thống di tích kiến trúc nghệ thuật và tôn giáo, tín ngưỡng (thành cổ,
đình, đền, chùa, văn bia...) có giá trị nghệ thuật cao; di tích lịch sử - cách
mạng ghi dấu các chiến công oai hùng, hiển hách, những sự kiện lịch sử hào
hùng của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn, trong đó có di tích quốc gia đặc
biệt là Di tích lịch sử Chi Lăng, Di tích lịch sử Khởi nghĩa Bắc Sơn... Những
giá trị văn hoá tiêu biểu, những tinh hoa, đặc trưng dân tộc, gắn kết chặt chẽ
với nhau tạo nên bản sắc văn hoá Xứ Lạng, đó là lòng nhân ái, khoan dung,
trọng nghĩa tình, đạo lý, sự tinh tế trong ứng xử, trung thực, nhân ái trong lối
sống.
Tình hình kinh tế - xã hội:
Ngoài những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa nhân
văn phong phú… Lạng Sơn còn là tỉnh miền núi có hệ thống giao thông
thuận lợi, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253 km; có 2 cửa
khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng
Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma, Bình Nghi) và 7 cặp chợ biên giới tạo
điều kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương
mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc, sau đó sang các nước
Trung Á, châu Âu. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi Nhà nước đang thực
27

hiện chính sách đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, thì Lạng Sơn
càng có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương
mại - du lịch - dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những vùng kinh
tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực
thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của cả tỉnh.
Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với điều kiện về
khu kinh tế cửa khẩu, hệ thống giao thông thuận lợi, nên việc buôn bán trong
những năm qua ở đây rất sôi động, hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn trong cả
nước qua Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung với số lượng, chủng loại lớn, năm
sau cao hơn năm trước. Hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước
tham gia xuất khẩu qua biên giới, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước,
nước ngoài, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại - dịch
vụ - du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh. Thương mại Lạng Sơn phát triển
nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống
của nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và trung ương. Hàng
năm thu thuế hoạt động thương mại chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn
tỉnh. Cùng với buôn bán phát triển, ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà
hàng trong những năm qua cũng đã phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu
buôn bán, du lịch của khách trong nước và quốc tế. Hiện nay trên địa bàn
tỉnh có 15 khách sạn của Nhà nước và hàng trăm khách sạn, nhà trọ, nhà
khách của các cơ quan, tập thể, tư nhân. Các khách sạn, nhà khách được
nâng cấp trang thiết bị có máy lạnh, ti vi, điện thoại phục vụ ngày một tốt
hơn nhu cầu xã hội.
Hệ thống ngân hàng tập trung ở địa bàn thành phố, các khu kinh tế cửa
khẩu hoạt động năng động và hiệu quả, thủ tục tương đối đơn giản, chặt chẽ,
thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa và
ngoại tệ.
28

Lạng Sơn là một tỉnh có lợi thế lớn về phát triển ngành du lịch, bởi sự
kết hợp phong phú, hài hòa giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con
người. Lạng Sơn là vùng biên giới, cửa khẩu ở phía Bắc nước ta, lại nằm
trên đường giao thông hết sức thuận lợi nối với thủ đô Hà Nội, thường xuyên
thu hút khách du lịch tham quan, giao lưu, trao đổi, hoạt động thương mại
giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng
Sơn nhiều hang động, núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa
hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mát, an dưỡng lý tưởng đối
với các du khách từ xa đến như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng
Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Lạng Sơn còn là nơi nổi tiếng với nhiều địa
danh lịch sử như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, Thành nhà Mạc đã bao lần
chứng kiến các trận đánh đuổi quân xâm lược trong suốt tiến trình dựng
nước và giữ nước, hay với nền văn hóa Bắc Sơn, căn cứ Cách mạng Bắc Sơn.
Con người cần cù mến khách cùng với các lễ hội, truyền thống văn hóa làm
cho Lạng Sơn luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách thập phương.
Năm 2022 llà năm đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII,
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 – 2025... Bên cạnh những
thuận lợi, tỉnh Lạng Sơn cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức,
đặc biệt là đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp những tháng đầu năm, gây
ảnh hưởng lớn, tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và đời
sống của Nhân dân. Trong bối cảnh đó, với tinh thần phát huy những kết quả
đã đạt được và khắc phục các khó khăn, thách thức, Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đoàn kết, thống nhất, chủ động lãnh đạo, chỉ
đạo quyết liệt, dự báo, đánh giá đúng tình hình, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp có tính khả thi cao, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều
kiện của tỉnh; thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tập
trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh,... tình hình kinh tế
của tỉnh tiếp tục phát triển với nhiều kết quả quan trọng.
29

Kinh tế phục hồi đà tăng trưởng, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP) ước đạt 7,22% (mục tiêu từ 7 - 7,5%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng định hướng: Nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,1%, công nghiệp -
xây dựng 24,4%, dịch vụ 49,98%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
4,52%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 51,72 triệu đồng, tương đương
2.155,1 USD.
Hoạt động thương mại, dịch vụ phục hồi, diễn ra sôi động hơn so với
cùng kỳ, công tác bình ổn giá được thực hiện tốt, bảo đảm cung ứng đủ hàng
hóa thiết yếu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước 24.451,4 tỷ đồng,
đạt 108% kế hoạch, tăng 15,03% so với cùng kỳ. Hoạt động vận tải cơ bản
đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, tổng doanh thu vận tải 1.361 tỷ đồng,
đạt 107,17% kế hoạch, tăng 11,74% so với cùng kỳ. Dịch vụ bưu chính, viễn
thông tiếp tục được cải thiện, nâng cao chất lượng, doanh thu đạt kế hoạch
và tăng so với cùng kỳ.
Hoạt động du lịch có sự phục hồi khởi sắc, tổng lượng khách du lịch
tăng mạnh so với cùng kỳ, ước đạt khoảng 3,5 triệu lượt khách, đạt 101,16%
kế hoạch, tăng 115,66%; doanh thu du lịch ước đạt 2.100 tỷ đồng, đạt
80,77% kế hoạch, tăng 171,67%. Đã tổ chức khởi công và triển khai dự án
Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn; khởi động lại Dự án đầu
tư Khách sạn sân golf Hoàng Đồng - Lạng Sơn với nhiều hoạt động đặc sắc
thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư tiềm năng. Triển khai thực hiện các
nội dung hoạt động của Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn, tiếp tục
chuẩn bị các nội dung liên quan đến xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công
nhận Công viên địa chất toàn cầu.

2.3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC TẾ -


GIỚI THIỆU CÁC ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN
Trong 3 ngày thực tế ở tỉnh Bắc Ninh và Lạng Sơn, lớp Quan hệ Chính
trị và Truyền thông quốc tế K41 đã có dịp làm việc với Huyện Uỷ Tiên Du
30

(Bắc Ninh), Tỉnh Uỷ Lạng Sơn, Đồn Biên phòng Tân Thanh, Cửa khẩu Tân
Thanh, tham quan đền Kỳ Cùng, Chùa Tân Thanh, Ga Đồng Đăng, Chùa
Tam Thanh.
2.3.1. Chức năng và nhiệm vụ của Huyện Uỷ Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Sinh viên Khoa Quan hệ quốc tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền tìm hiểu tình hình
kinh tế - xã hội và chính trị tỉnh Bắc Ninh tại Huyện Uỷ Tiên Du.
Huyện ủy là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ giữa hai nhiệm kỳ
Đại hội, có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của Đảng bộ và hệ
thống chính trị của huyện được quy định tại Điều lệ Đảng và Hiến pháp.
Huyện uỷ chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, trước Đảng bộ và nhân dân
trong huyện về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và
nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, đảm bảo kết hợp tốt các lợi ích của
huyện với của tỉnh và cả nước; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nghĩa
vụ với nhà nước; lãnh đạo chính quyền làm tốt chức năng quản lý nhà nước
trên địa bàn huyện.
31

Huyện uỷ lãnh đạo bằng nghị quyết và chủ trương của các hội
nghị Huyện ủy thông qua hoạt động chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện uỷ.
Những vấn đề phải đưa ra tập thể Huyện uỷ thảo luận và quyết định về:
(1) Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và chính sách lớn về
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm, kế
hoạch ngân sách của huyện, chủ trương thu, chi ngân sách hàng năm.
(2) Những vấn đề có quan hệ đến đời sống vật chất, tinh thần; văn hoá –
xã hội của nhân dân; những vấn đề mới quan trọng về cơ chế, chính sách
kinh tế, quan hệ sản xuất liên quan đến nhiều mặt của địa phương.
(3) Những vấn đề quan trọng về quốc phòng - an ninh, về xây dựng
Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong huyện.
(4) Quán triệt và bàn các chủ trương, biện pháp thực hiện nghị quyết
của BCHTW, nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, của tỉnh uỷ mà thấy cần
thiết phải đưa ra Huyện uỷ thảo luận.
(5) Bàn và quyết định những vấn đề mà Điều lệ Đảng quy định như:
Bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Uỷ
ban Kiểm tra Huyện ủy; ban hành quy chế làm việc của Huyện ủy, Quy chế
làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Huyện ủy; xét thi hành kỷ luật và đề nghị thi
hành kỷ luật đảng viên thuộc diện cấp ủy huyện quản lý; phân công nhiệm
vụ cho cấp ủy huyện phụ trách khối, ngành, xã - thị trấn; chuẩn bị văn kiện
Đại hội, nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khoá mới,…
(6) Tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ; tự phê bình và
phê bình theo sự chỉ đạo của cấp trên và theo định kỳ hàng năm.
(7) Nghe báo cáo tình hình hoạt động của Ban Thường vụ Huyện uỷ
hàng quý và của Uỷ Ban kiểm tra Huyện uỷ theo định kỳ 6 tháng, 1 năm.
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tỉnh Uỷ Lạng Sơn
Chức năng
32

(1) Là cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh uỷ mà trực tiếp, thường
xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh uỷ về công tác tổ chức xây
dựng đảng.
(2) Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, đảng
viên, bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị
trong tỉnh.
(3) Là cơ quan thường trực về công tác thi đua, khen thưởng, tuyển
dụng, nâng ngạch, xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh
uỷ theo phân cấp.
Nhiệm vụ
(1) Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
a) Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng nghị quyết, quyết định, chỉ
thị, quy định, quy chế, kết luận của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về
công tác tổ chức xây dựng đảng, về công tác cán bộ thuộc diện Tỉnh uỷ, Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý; giải quyết các vấn đề về đảng tịch; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, các vấn đề về chính trị của cán bộ thuộc diện Tỉnh uỷ, Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý; chế độ, chính sách, khen thưởng và kỷ luật theo
quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các
cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; về chính
sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh theo phân cấp.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án về tổ
chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội
bộ đảng trình Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ban Thường
vụ Tỉnh uỷ quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị trên địa
bàn tỉnh. Thực hiện quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động ở các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh theo phân cấp uỷ quyền.
33

d) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai, tổ chức
thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách đối với cán bộ
thuộc diện Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý; cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động ở các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan chức năng,
các cơ sở y tế thực hiện việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe đối với cán bộ diện
Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý.
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thi nâng ngạch
chuyên viên lên chuyên viên chính và tương đương đối với công chức và xét
thăng hạng nghề nghiệp viên chức trong các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội theo uỷ quyền.
f) Quản lý hồ sơ cán bộ diện Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý
và cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
g) Thực hiện thống kê về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức,
viên chức; công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trên địa bàn tỉnh.
h) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tổ chức xây
dựng đảng.
i) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ, Ban Tổ chức Trung ương theo quy định.
j) Sơ kết, tổng kết về công tác tổ chức xây dựng Đảng.
(2) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
a) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát
công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, thi hành Điều lệ
Đảng; việc thực hiện phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ,
công chức, viên chức và biên chế của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh
theo phân cấp và theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
b) Hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác
xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên, quản lý hồ sơ cán bộ, công
chức, viên chức, hồ sơ đảng viên, cơ sở dữ liệu đảng viên, giới thiệu sinh
34

hoạt đảng, xét tặng huy hiệu Đảng, cấp phát thẻ đảng viên, xóa tên đảng viên,
giải quyết khiếu nại và vấn đề đảng tịch cho đảng viên trong đảng bộ; công
tác bảo vệ chính trị nội bộ; quản lý biên chế của các cơ quan, tổ chức đảng
trực thuộc Tỉnh uỷ.
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và
công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ các huyện, thành phố trực thuộc
tỉnh; các sở, ban, ngành của tỉnh theo phân cấp quản lý.
(3) Thẩm định, thẩm tra
a) Thẩm định các đề án, văn bản về tổ chức xây dựng đảng, về cán bộ,
công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ và về tổ chức bộ
máy, biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị trước khi trình Tỉnh
uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ.
b) Tham gia ý kiến đối với đề án, văn bản về tổ chức bộ máy, cán bộ,
công chức, viên chức do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các sở, ban,
ngành và các cơ quan trong tỉnh quyết định theo phân cấp.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nhân sự quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động,
luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách cán
bộ trước khi trình Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ.
d) Chủ trì thẩm tra, xác minh đối với cán bộ, công chức, viên chức,
đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định.
(4) Phối hợp công tác
a) Với Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ tham mưu, giúp Tỉnh uỷ xây dựng và
tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc
lĩnh vực tổ chức xây dựng đảng.
b) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ, đảng đoàn, ban cán sự
đảng, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ trong công tác xây dựng Đảng về tổ chức,
cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.
35

c) Với Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành liên quan trong việc thể chế hóa
các nghị quyết, quyết định của Đảng về lĩnh vực tổ chức, cán bộ, công chức,
viên chức, bảo vệ chính trị nội bộ.
d) Với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh uỷ, Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh hướng dẫn xây dựng và kiểm tra thực
hiện quy chế làm việc, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của
cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện và
các đảng uỷ trực thuộc.
e) Với Văn phòng Tỉnh uỷ giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ theo
dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh uỷ, Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ.
(5) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ,
Thường trực Tỉnh uỷ giao.

Sinh viên Khoa Quan hệ quốc tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền nghe báo cáo “Tình
hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; mục tiêu, nhiệm vụ kế
hoạch năm 2022” tại Tỉnh Uỷ Lạng Sơn.
2.3.3. Chức năng và nhiệm vụ của Đồn Biên phòng Tân Thanh
Đồn Biên phòng Tân Thanh có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 13 km
đường biên giới và phụ trách địa bàn 2 xã: Tân Thanh và Tân Mỹ (huyện
Văn Lãng). Trên địa bàn có Cửa khẩu Tân Thanh, thú hút nhiều thành phần
36

ra vào khu vực biên giới hoạt động giao thương, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an
ninh trật tự trên địa bàn.

Giảng viên và sinh viên Khoa Quan hệ quốc tế trò chuyện và làm việc cùng các đồng chí
bộ đội tại Đồn Biên phòng Tân Thanh, Lạng Sơn.
Đồn Biên phỏng có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh
thổ, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới, vùng biển- đảo là nhiệm vụ
thường xuyên lâu dài có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng được Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; là sự nghiệp của toàn dân, của
các lực lượng vũ trang nhân dân.
37

Đồn biên phòng là cơ quan nòng cốt, chuyên trách, chủ trì phối hợp
với các lực lượng vũ trang, các địa phương, các ngành liên quan và dựa vào
nhân dân để quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự an
toàn xã hội ở khu vực biên giới; duy trì công tác đối ngoại biên phòng. Đồn
Biên phòng hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các điều ước quốc tế có liên quan đến chủ quyền, an ninh biên
giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2.1.1 Chức năng
Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, của Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một thành phần của Quân đội
nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo,
vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định
và là lực lượng thành viên trong các khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới.
2.1.2. Nhiệm vụ
Căn cứ vào chức năng của Bộ Quốc phòng trong công tác biên phòng,
Đồn biên phòng, Bộ đội Biên phòng có các nhiệm vụ chủ yếu:
1. Tổ chức quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
ở khu vực biên giới trên bộ và trên biển, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia,
bảo vệ lợi ích và tài nguyên quốc gia trên khu vực này, ngăn chặn mọi hành
động xâm phạm và làm thay đổi đường biên giới quốc gia.
2. Tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia trên bộ
và trên biển thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam, kiểm soát việc xuất,
nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới và các đường qua lại biên giới. Trên
vùng biển, Bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ biên phòng trong phạm vi ranh
giới được Nhà nước phân công.
3. Tổ chức thực hiện quan hệ phối hợp với các lực lượng biên phòng
nước láng giềng để thi hành các điều ước quốc tế, các hiệp ước, hiệp định
38

với từng nước láng giềng trong quan hệ biên giới; xây dựng biên giới hoà
bình, hữu nghị, hợp tác, góp phần xây dựng quan hệ các nước láng giềng
thân thiện và giữa nhân dân hai bên biên giới; đấu tranh ngăn chặn mọi hành
động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa hai nước và xâm phạm chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
4. Đấu tranh chống âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, các
bọn phản cách mạng phá hoại biên giới quốc gia, giữ gìn vững chắc an ninh
ở khu vực biên giới của Tổ quốc. Chiến đấu chống các bọn tội phạm có vũ
trang, bọn thổ phỉ, hải phỉ, biệt kích phá rối an ninh, gây bạo loạn ở vùng
biên giới.
5. Trực tiếp và phối hợp với các lực lượng, các ngành có chức năng
của Nhà nước đấu tranh chống bọn buôn lậu qua biên giới và các bọn tội
phạm khác, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích của nhân dân, bảo vệ tài
nguyên, môi trường sinh thái, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên
giới.
6. Liên hệ chặt chẽ với quần chúng, dựa vào quần chúng để thực hiện
nhiệm vụ, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân vùng biên giới, tăng
cường đoàn kết dân tộc, thực hiện các chủ trương và chương trình kinh tế, xã
hội của Đảng và Nhà nước, tích cực xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng nền
biên phòng toàn dân và các thế trận an ninh nhân dân trên vùng biên giới.
7. Phối hợp với các đơn vị vũ trang khác và nhân dân chiến đấu chống
quân xâm lược gây xung đột vũ trang và tiến hành chiến tranh.
Các đồn biên phòng ở tỉnh Quảng Ninh có nhiệm vụ phụ trách, quản lý
an ninh biên giới Việt - Trung, bảo đảm chủ quyền quốc gia, đấu tranh chống
lại những hành vi làm phương hại lợi ích quốc nay, bảo vệ vững chắc chủ
quyền lãnh thổ Việt Nam.
2.3.4. Chức năng và nhiệm vụ của Cửa khẩu Tân Thanh
39

Giảng viên và sinh viên Khoa Quan hệ quốc tế - Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham
quan Cửa khẩu Tân Thanh.
Cửa khẩu Tân Thanh thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn sau:
1) Thực hiện thống nhất quản lý các hoạt động tại cửa khẩu theo quy
định.
(2) Tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành Nội quy cửa khẩu; tổ
chức thực hiện Nội quy cửa khẩu sau khi được ban hành.
(3) Tổ chức thực hiện điều hành, phối hợp hoạt động của các lực
lượng chức năng tại cửa khẩu trong việc kiểm tra, kiểm soát đối với xuất
nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người, phương tiện giao thông vận tải
qua cửa khẩu, điểm thông quan .
(4) Bố trí địa điểm kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng
quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu, điểm thông quan thống nhất, hợp lý theo
quy định của pháp luật.
40

(5) Tổ chức phối hợp và giải quyết những vướng mắc phát sinh; đảm
bảo an ninh, trật tự, an toàn tại khu vực cửa khẩu, điểm thông quan theo
thẩm quyền quản lý; giải quyết các vấn đề ách tắc, phòng cháy chữa cháy,
cứu hộ, cứu nạn trong địa bàn quản lý.
(6) Thông báo cơ chế, chính sách và những chỉ đạo, điều hành của các
cơ quan có liên quan đến các lực lượng chức năng; phổ biến tuyên truyền
pháp luật và các quy định của Nhà nước tại khu vực cửa khẩu, điểm thông
quan, giao thông đường bộ nơi biên giới.
(7) Đảm bảo thời gian làm việc của các lực lượng chức năng tại cửa
khẩu theo đúng Nội quy cửa khẩu.
(8) Tổng hợp ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về các giải
pháp điều hành hoạt động tại cửa khẩu, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết
định hoặc kiến nghị với các ngành chức năng xử lý theo quy định của pháp
luật.
(9) Phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện việc theo dõi, tổng
hợp, nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách quản lý cửa khẩu, biên giới
tham mưu trình cấp có thẩm quyền thực hiện các cơ chế, chính sách về
thương mại tại khu vực cửa khẩu.
(10) Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng và 01 năm hoặc báo
cáo đột xuất về tình hình hoạt động; báo cáo tình hình chấp hành về hành
chính và công tác phối hợp đối với những người làm việc thuộc các lực
lượng chức năng tại cửa khẩu; kiến nghị khen thưởng hoặc xử lý đối với
những cá nhân hay lực lượng chức năng vi phạm hành chính hoặc không
chấp hành Nội quy cửa khẩu.
(11) Thu các loại phí, lệ phí, thu dịch vụ cửa khẩu có liên quan tại các
cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định..
(12) Xây dựng kế hoạch sửa chữa, đầu tư, trang bị phục vụ hoạt động
của các lực lượng tại cửa khẩu; quản lý, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất được
giao; đảm bảo vệ sinh môi trường giữ gìn an ninh trật tự tại cửa khẩu,…
41

(13) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
giao theo quy định của pháp luật.
* Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành tại cửa khẩu biên giới đất liền (Điều 6 Nghị định 112/2014/NĐ-CP):
(1) Bộ đội Biên phòng cửa khẩu:
- Tham mưu cho Bộ Quốc phòng thực hiện nội dung quản lý nhà nước
đối với cửa khẩu biên giới thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại
cửa khẩu thực hiện thủ tục biên phòng và công tác kiểm tra, kiểm soát, giám
sát hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của người, phương tiện; hoạt động quản
lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; phòng chống tội phạm, giữ gìn an
ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; thực hiện công tác đối ngoại quân sự,
đối ngoại biên phòng;
- Phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa
khẩu biên giới; đảm bảo an ninh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng,
chống buôn lậu và gian lận thương mại;
- Thực hiện cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực, cấp chứng nhận tạm
trú theo quy định pháp luật.
(2) Cơ quan Hải quan cửa khẩu: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu,
nhập khẩu đối với hàng hóa tại cửa khẩu biên giới; phòng, chống hoạt động
vận chuyển, buôn bán hàng hóa thuộc danh mục cấm, buôn lậu, gian lận
thương mại; thực hiện kiểm tra giám sát hải quan đối với phương tiện xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
(3) Cơ quan kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật): Chủ trì, phối hợp với
các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu giải quyết những
vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm dịch, phòng dịch tại cửa khẩu biên giới.
2.3.5. Đền Kỳ Cùng (Đền Quan Lớn Tuần Tranh)
42

Đền Kỳ Cùng khoác lên màu sắc “tím” cao quý và thiêng liêng sau khi được tu sửa
vào năm 2019.
Đền Kỳ Cùng (còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh Lạng Sơn) nằm ở
ngã 3 hướng đi cửa khẩu Hữu Nghị và chợ Đông Kinh, gần đầu cầu tả ngạn
bờ Bắc sông Kỳ Cùng. Song hành với chùa Tam Thanh và đền Mẫu Đồng
Đăng, địa điểm này cũng là nơi linh thiêng nổi bật trong hành trình khám
phá văn hóa tâm linh xứ Lạng.
Theo tư liệu địa phương, trước khi xây mới, ngôi đền cũ bằng đất khá
nhỏ nhắn, bên trong thờ thần Giao Long. Ngài là vị thần của sông nước, có
trách nhiệm cai quản toàn vùng và phù hộ cho mưa thuận gió hòa. Đến thời
nhà Trần, đền Kỳ Cùng có một sự tích đặc biệt nên đã đổi thành thờ Quan
Lớn Tuần Tranh. Tương truyền, quan Tuần Tranh được vua Trần cử lên trấn
thủ Lạng Sơn. Sau khi đánh giặc thua trận, ông bị bọn nịnh thần vu cáo về
tội dâm ô nên ông đã nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự vẫn để chứng minh trong
sạch.
Cảm thấu nỗi oan và tấm lòng của quan Tuần Tranh, thần linh đã hóa
phép linh hồn ông thành hai vị thần là ông Cộc - ông Dài ngự tại đền để cai
43

quản sông nước. Nỗi oan của quan Tuần Tranh về sau cũng đã được tả đô
đốc Thân Công Tài (vị tướng nhà Lê) hóa giải trong sạch.
Đền Kỳ Cùng có kiến trúc đơn giản nhưng mang đậm nét nghệ thuật
của văn hóa tâm linh người Việt. Như đã nói, do được xây mới hoàn toàn từ
nền ngôi đền cũ và được tu sửa nhiều lần, ngôi đền nay đã khoác tấm áo rất
khang trang.
2.3.6. Chùa Tân Thanh

Ngôi chùa có kiến trúc thuần Việt, mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Bộ.
Chùa Tân Thanh nằm tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn
Lãng, tỉnh Lạng Sơn, sát biên giới Việt - Trung, là công trình được khởi
công từ năm 2015 với diện tích 21 ha. Đây không chỉ là nơi thờ Phật mà còn
có ý nghĩa như một cột mốc văn hóa, tâm linh của người Việt Nam với nhiều
nét độc đáo.
Kiến trúc ngôi chùa, chính là điểm nhấn tuyệt vời trên thế đất long chầu
hổ phục, phía trước có tam sơn ngũ nhạc làm án, bên trái có núi hình rồng
chầu vào, bên phải có núi hình voi phục; phía sau có thế núi như ngai
rồng… Kiến trúc thuần Việt với trên 300 khối gỗ lim Lào hình chữ Công (I),
đục chạm tinh xảo, tượng Phật sơn son thếp vàng; câu đối hoành phi bằng
chữ Việt, nghĩa Việt… du khách sẽ thấy tòa Tam Bảo của chùa Tân Thanh là
một mẫu kiến trúc điển hình ít nơi nào trên đất nước Việt Nam có được.
44

Với nét kiến trúc đặc sắc, thuần Việt, hài hòa với cảnh quan tổng thể càng làm cho chùa
Tân Thanh thêm bề thế.
Đứng trên hiên chùa nhìn sang nước bạn và phóng tầm mắt thu hết cả
giang sơn, bạn sẽ thấy thư thái lạ thường bởi niềm tự hào dân tộc, hồn thiêng
sông núi và linh khí tổ tiên tỏa sáng trong ánh hào quang từ bi của Phật Tổ.
Chùa Tân Thanh là điểm nhấn, tô thêm nét đẹp trong văn hóa nghìn đời nơi
xứ Lạng, để mỗi khi chiều xuống, chuông chùa vang vọng tiếng hòa bình nơi
địa đầu Tổ quốc.

Khung cảnh núi non trùng điệp khi đứng nhìn từ Chùa Tân Thanh.
45

2.3.7. Ga Đồng Đăng


Ga quốc tế Đồng Đăng nằm trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng, huyện
Cao Lộc, cách thành phố Lạng Sơn 14 km, là nơi tiếp giáp của Quốc lộ 1A,
1B, đường 4, đường lên Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Đây là nhà ga xe lửa
lớn được kết nối với Trung Quốc tại Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây.
Nhà ga là điểm kết thúc tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng và được nối
với ga Bằng Tường (Trung Quốc).

Ga Đồng Đăng là điểm đón chuyến tàu của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sau khi qua
biên giới Việt Nam - Trung Quốc, để thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị Thượng
đỉnh Mỹ - Triều năm 2019.
Ít ai biết rằng ga Đồng Đăng đã được Pháp sớm khởi xây để viện binh
phòng thủ biên giới và trở thành chứng nhân bao thời cuộc máu lửa. Hiện
nay, đường bộ và hàng không phát triển, nhưng tuyến đường sắt quan trọng
qua ga Đồng Đăng vẫn được duy trì. Nhiều người góp ý nên đầu tư cho
ngành du lịch khai thác tối đa tuyến đường này. Đó không chỉ đi qua những
vùng đất tuyệt đẹp miền biên viễn, mà còn khơi gợi, nhắc nhớ bao ký ức lịch
sử bi tráng không thể nào quên của nước Việt...
46

Cận cảnh các toa tàu chở hàng hoá giữa Việt Nam - Trung Quốc.
Ga quốc tế Đồng Đăng được công nhận là điểm du lịch góp phần đa
dạng hoá các sản phẩm du lịch của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, nhằm giữ
gìn, phát huy giá trị lịch sử của Ga quốc tế Đồng Đăng, phục vụ nhu cầu của
khách du lịch, tạo ra một điểm đến du lịch trong tuyến du lịch biên giới cửa
khẩu, thu hút ngày càng đông khách du lịch đến với địa bàn, góp phần quảng
bá hình ảnh du lịch của huyện Cao Lộc nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.
2.3.8. Chùa Tam Thanh
47

Chùa Tam Thanh Lạng Sơn là một địa điểm du lịch nổi tiếng nằm trong
quần thể danh thắng Động Nhị Thanh - Động Tam Thanh - Núi Tô Thị -
Thành Nhà Mạc của xứ Lạng. Chùa còn có tên gọi khác là Chùa Thanh
Thiền.

Chùa Tam Thanh - Danh thắng nổi tiếng của Xứ Lạng.


Chùa Tam Thanh Lạng Sơn là một trong những địa điểm du lịch Lạng
Sơn được mệnh danh là "đệ nhất bát cảnh xứ Lạng", nơi đây luôn là địa chỉ
tâm linh tiếp đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm.
Vì chùa nằm trong quần thể di tích của động Tam Thanh, để vãn cảnh
được chùa, bạn sẽ phải trải qua 30 bậc đá được người xưa đục từ chính sườn
núi nơi ngôi chùa tọa lạc. Tới cổng động, khi qua cửa Tam Quan, bạn sẽ thấy
một không gian tâm linh, huyền ảo. Các gian thờ Phật được đặt ở nhiều
không gian khác nhau hòa lẫn với các nhũ đá trong hang động tạo nên một
không gian tâm linh huyền ảo, độc đáo.
48

Ngắm nhìn toàn cảnh Thành phố Lạng Sơn từ Lầu Vọng tại danh thắng.
49

Chùa Tam Thanh và vẻ đẹp độc đáo giữa lòng thành phố Lạng Sơn.
50

PHẦN 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Chuyến thực tế chính trị - xã hội là cơ hội hiếm có để bản thân tích lũy
thêm những trải nghiệm, tích lũy thêm được những tri thức.
Chuyến đi thực tế tới 2 tỉnh Bắc Ninh và Lạng Sơn là dịp để em tìm
hiểu về tình hình chính trị - xã hội tại các địa phương cũng như công tác bảo
vệ biên giới quốc gia của các chiến sỹ biên phòng, về những hoạt động tuần
tra hàng giờ hàng ngày để bảo vệ an ninh biên giới, không để xảy ra tình
trạng bạo loạn. Chuyến đi thực tế diễn ra vào đúng giai đoạn dịch Covid đã
thuyên giảm, nền kinh tế quốc nội đang dần hồi phục, nhịp sống của người
dân nơi địa đầu của Tổ quốc cũng vì vậy mà dần nhộn nhịp trở lại. Việt Nam
ta đang cố gắng siết chặt an ninh vùng biên giới, cảnh giác cao độ trước
những hành vi vượt biên trái phép. Công tác bảo vệ biên cương của các chiến
sỹ biên phòng vốn đã khó khăn còn khó khăn hơn, nhiệm vụ ngày càng đè
nặng trên đôi vai của họ. Dẫu có khó khăn vất vả nhưng họ luôn cố gắng
hoàn thành nhiệm vụ, nhiều chiến sỹ túc trực nhiều ngày tại các lán chống
dịch, túc trực 24/24, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng nhập cảnh trái
phép.
Công tác bảo vệ biên giới hiện nay luôn được Đảng ta quan tâm sát sao,
hình thành chiến lược cụ thể để kiểm tra giám sát công tác một cách rõ ràng
nhất. Hiện nay tại biên giới tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam đã hoàn thành công tác
phân định cắm mốc biên giới trên bộ với Trung Quốc, tạo cơ sở để nhân dân
vùng biên giới ổn định và phát triển kinh tế.
Đứng ở nơi biên cương ngắm nhìn sự hùng vĩ của non sông đất nước,
trong lòng tôi lâng lâng cảm xúc tự hào, cảm thấy biết ơn và trân trọng sự hy
sinh ngã xuống của những anh hùng dân tộc trong các cuộc chiến tranh để
bảo vệ nguyên vẹn từng tấc đất cho tổ quốc. Đây là động lực quan trọng để
tôi tiếp tục cố gắng phấn đấu, học tập và rèn luyện trong tương lai.
51

Đặc biệt với một sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế, em hiểu rõ hơn ai
hết tầm quan trọng của biên giới quốc gia. Biên giới quốc gia có vai trò vô
cùng quan trọng đối với lãnh thổ và chủ quyền đất nước, giúp mỗi quốc gia
phân định rõ giới hạn về các vùng và không gian địa lý, bảo vệ và giữ gìn
chủ quyền lãnh thổ. Đồng thời mang lại các lợi ích về kinh tế chính trị , xã
hội và an ninh quốc phòng, biên giới quốc gia là nền tảng cho sự phát triển
về cơ sở vật chất cho quốc gia tồn tại cũng như ngày càng giàu mạnh .
Không những vậy biên giới quốc gia tạo nên sự ổn định về điều kiện phát
triển quan hệ hữu nghị giữa các nước láng giềng với nhau, giữa các quốc gia
trong khu vực nói riêng và trong cả nước nói chung.
52

KẾT LUẬN

Thông qua chuyến đi thực tế tới Bắc Ninh và Lạng Sơn, em đã có cơ


hội được tiếp thu một cách sâu sắc tình hình chính trị - xã hội - kinh tế tại địa
phương thực tế, đồng thời tìm hiểu và tiếp cận với các cơ quan, các hoạt
động chuyên môn liên quan chặt chẽ tới chuyên ngành của mình. Đây còn là
cơ hội cho em được trải nghiệm những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc
nơi địa đầu Tổ quốc. Từ đó, em rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu
sắc về các vấn đề liên quan tới chuyên ngành, là những trải nghiệm quý giá
giúp em trưởng thành hơn và học tập hiệu quả hơn nữa.
Là một sinh viên khoa Quan hệ quốc tế - Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, được học tập và phát triển bản thân trong một môi trường thấm
nhuần đường lối và lý tưởng của Đảng, Nhà nước, nhìn về cội nguồn, nhìn
lại lịch sử oai hùng của dân tộc sau chuyến đi thực tế, em tự hứa với bản thân
phả tích cực rèn luyện và học tập hơn nữa để có thể xứng đáng với những hy
sinh xương máu của thế hệ đi trước, bước tiếp ông cha ta trên công cuộc cây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
Lời cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Học viện và Khoa
Quan hệ quốc tế đã tạo điều kiện cho bọn em được học môn học Thực tế
chính trị - xã hội, cho em có một chuyến đi trải nghiệm thú vị, học hỏi thêm
được nhiều điều bổ ích. Em mong rằng nếu có cơ hội, thầy cô hãy tổ chức
cho bọn em thêm nhiều chuyến đi học tập - trải nghiệm nữa để bọn em có
nhiều cơ hội hơn, nắm bắt kiến thức tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bắc Ninh qua các thời kỳ lịch sử, < https://bacninh.gov.vn/news/-


/details/20182/bac-ninh-qua-cac-thoi-ky-lich-su >
2. Lịch sử văn hoá tỉnh Bắc Ninh, < https://bacninh.gov.vn/news/-
/details/20182/lich-su-van-hoa-tinh-bac-ninh >
3. Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ Bắc Ninh, Một số thông tin về quá trình hình
thành và phát triển tỉnh Bắc Ninh, < http://www.baobacninh.com.vn/chi-tiet-
bac-ninh-xua-va-nay/-/details/20182/mot-so-thong-tin-ve-qua-trinh-hinh-
thanh-va-phat-trien-tinh-bac-ninh >
4. Bản sắc văn hoá tiêu biểu của người Bắc Ninh - Kinh Bắc, <
https://bacninh.gov.vn/news/-/details/20182/ban-sac-van-hoa-tieu-bieu-cua-
nguoi-bac-ninh-kinh-bac >
5. Cổng thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư, <
https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinhthanhchitiet.aspx?idTinhThanh=6#tabs1
>
6. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh năm 2021, <
https://bacninh.gov.vn/news/-/details/20182/khai-quat-tinh-hinh-kinh-te-xa-
hoi-tinh-bac-ninh-nam-
2021#:~:text=Kinh%20t%E1%BA%BF%20B%E1%BA%AFc%20Ninh%20
v%E1%BA%ABn,%C4%91%E1%BB%A9ng%20th%E1%BB%A9%204%
20to%C3%A0n%20qu%E1%BB%91c). >
7. (2020) Vương Hoà, Sự hình thành và phát triển của Lạng Sơn qua các
thời kỳ lịch sử, < http://tuyengiaolangson.vn/vi/tinh-news/su-hinh-thanh-va-
phat-trien-cua-lang-son-qua-cac-thoi-ky-lich-su >
8. Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ Lạng Sơn, Tuyên truyền kỷ niệm 190 năm ngày
thành lập Tỉnh Lạng Sơn (04/11/1831 - (04/11/2021), <
https://vanquan.langson.gov.vn/tuyen-truyen-ky-niem-190-nam-ngay-thanh-
lap-tinh-lang-son-04111831-04112021 >
54

9. (2021) Điều kiện tự nhiên và hiện trạng tài nguyên rừng của tỉnh Lạng
Sơn, < http://tuyengiaolangson.vn/index.php/vi/tinh-news/dieu-kien-tu-
nhien-va-hien-trang-tai-nguyen-rung-cua-tinh-lang-
son#:~:text=L%E1%BA%A1ng%20S%C6%A1n%20n%E1%BA%B1m%20
trong%20v%C3%B9ng,ng%C3%A0y%20m%C6%B0a%20trung%20b%C3
%ACnh%20130 >
10. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Lạng Sơn, <
https://songv.langson.gov.vn/node/20006 >
11. (2022) Vương Hoà, Những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế tỉnh Lạng
Sơn năm 2022, < http://tuyengiaolangson.vn/vi/tinh-news/nhung-ket-qua-
noi-bat-ve-phat-trien-kinh-te-tinh-lang-son-nam-2022 >
12. Chức năng và nhiệm vụ của Huyện Uỷ, <
https://giabinh.bacninh.gov.vn/chuc-nang-nhiem-vu-huyen-
uy#:~:text=Huy%E1%BB%87n%20%E1%BB%A7y%20l%C3%A0%20c%
C6%A1%20quan,l%E1%BB%87%20%C4%90%E1%BA%A3ng%20v%C3
%A0%20Hi%E1%BA%BFn%20ph%C3%A1p. >
13. (2022) Đồn Biên phòng Tân Thanh đảm bảo an ninh trật tự địa bàn, <
http://tuyengiaolangson.vn/vi/tinh-news/don-bien-phong-tan-thanh-dam-bao-
ninh-trat-tu-dia-
ban#:~:text=%C4%90%E1%BB%93n%20Bi%C3%AAn%20ph%C3%B2ng
%20T%C3%A2n%20Thanh%20c%C3%B3%20nhi%E1%BB%87m%20v%
E1%BB%A5%20qu%E1%BA%A3n%20l%C3%BD,(ANTT)%20tr%C3%A
An%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20b%C3%A0n. >
14. (2017) An Biên, Đất nước - Con người: Chùa Tân Thanh, <
https://vietnamtourism.gov.vn/post/24079 >
15. (2019) Giá trị lịch sử của Ga Quốc tế Đồng Đăng, <
https://sovhtt.langson.gov.vn/gia-tri-lich-su-cua-ga-quoc-te-dong-dang >

You might also like