You are on page 1of 60

THỊ TRƯỜNG ĐƯỜNG THẾ GIỚI

Giai đoạn năm 2021:

Năm 2021 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của giá đường thô thế giới với mức giá giao dịch
cao nhất trong 4-5 năm trở lại đây do nhu cầu tăng mạnh trong khi sản lượng sụt giảm tại
Brazil và giá dầu tăng mạnh thúc đẩy nhu cầu đối với ethanol từ mía.

1. Sản lượng

Nhiều quốc gia đang bước vào vụ ép đường 2021-2022, những số liệu thống kê cho thấy sản
lưựng tại Brazil và Trung Quốc có sự sụt giảm, trong khi tình hình sản xuất tại các nước như
Ấn Độ, Thái Lan và EU tưưng đối tích cực.

Brazil: Theo Hiệp hội Công nghiệp Mía đường Brazil (UNICA), sản lượng
đường từ khu vực Trung Nam nước này trong niên vụ 2021 -2022 dự kiến đạt
32 triệu tấn, giảm so với 38,5 triệu tấn của niên vụ trước.

Tổng sản lượng mía đường chế biến trong niên vụ 2021 -2022 của Brazil dự kiến đạt 525
triệu tấn, giảm 13,3% so với niên vụ 2020-2021 do hạn hán và sương giá, cũng như nhu cầu
thấp hơn trong bối cảnh hạn chế di chuyển do dịch bệnh.

UNICA cũng ước tính tổng sản lượng ethanol của Brazil đạt 27,7 tỷ lít, giảm 8,7%, mặc dù
sản lượng ethanol khan tăng 13,3% lên khoảng 11 tỷ lít. Tỷ lệ mía được phân bổ cho sản xuất
ethanol trong niên vụ 2021 -2022 dự kiến là 55,1 % so với 53,9% của niên vụ trước.

Về triển vọng niên vụ 2022-2023, UNICA dự báo sản lượng mía của Brazil có thể phục
hồi và đạt 560 triệu tấn. Tuy nhiên, vẫn còn những bất ổn liên quan đến diện tích mía cho
chu kỳ tiếp theo, đặc biệt là các đợt sương giá gần đây.
Năng suất mía niên vụ 2022-2023 dự kiến vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với tiềm năng 85
tấn/ha. Năng suất trung bình trong vụ 2021 -2022 chỉ vào khoảng 67 tấn/ha, thấp nhất kể từ
niên vụ 2003-2004.

Ấn Độ: Theo Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA), sản xuất đường của Ấn Độ đạt
11,6 triệu tấn đường trong 3 tháng đầu niên vụ 2021-2022 (từ tháng 10 - tháng 12), tăng 4,3%
so với 11,1 triệu tấn của 3 tháng đầu niên vụ 2020-2021.
Ấn Độ là nước sản xuất đường lớn thứ hai thế giới và sản lượng cao hơn có thể ảnh hưởng
đến giá đường toàn cầu.

Tính đến tháng 11/2021, các nhà máy đường Ấn Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 4,8
triệu tấn đường trong niên vụ mới bắt đầu vào ngày 1/10, tăng so với 4,7 triệu tấn của cùng
kỳ niên vụ trước.

Tuy nhiên, do giá đường thô thế giới giảm nên không có nhiều hợp đồng xuất khẩu trong
khoảng một tháng trở lại đây. Với việc thời vụ hiện tại còn gần 9 tháng nên các nhà máy vẫn
đang chờ giá tăng để ký thêm các hợp đồng xuất khẩu.

Thái Lan: Sản lượng đường Thái Lan niên vụ 2021-2022 dự báo sẽ cải thiện
mạnh mẽ nhờ lượng mưa tăng lên trong tháng 9, hy vọng sẽ đem lại sản lượng từ
9,5 đến 11 triệu tấn đường.

Điều kiện thời tiết năm nay tốt hơn nhiều, trong giai đoạn cây mía phát triển đã có lượng mưa
cao hơn khoảng 15% so với năm trước tại các vùng trồng mía trọng điểm của nước này.

S&P Global Platts ước tính sản lượng mía của Thái Lan trong niên vụ 2021 -2022 sẽ đạt 95
triệu tấn và sản lượng đường là 10,5 triệu tấn.

EU: Sản lượng đường của Liên minh châu Âu (EU) trong niên vụ 2021 -2022 sẽ
tăng lần đầu tiên sau 4 năm do thời tiết mát mẻ khiến tỷ lệ mía nhiễm virus gây
vàng lá thấp hơn.

Nắng yếu trong mùa hè khiến hàm lượng đường của cây mía ở mức thấp nhất trong nhiều
năm, tuy nhiên dự kiến sẽ không thấp như lo ngại ban đầu. Vụ thu hoạch củ cải đường hiện
đã gần hoàn tất, với công bố ước tính của Bộ Nông nghiệp Pháp về sản lượng đường trong vụ
2021 -2022 là 4,2 triệu tấn, tăng mạnh so với mức 3,4 triệu tấn của vụ trước.
S&P Global Platts dự báo sản lượng đường niên vụ 2021-2022 của EU và Vương quốc Anh
ước tính đạt 17,5 triệu tấn, tăng so với mức 15,6 triệu tấn của vụ trước. Vụ mùa trước, thời
tiết ấm hơn và đặc biệt là việc EU cấm sử dụng hóa chất neonicotinoids để diệt virus gây
vàng lá đã khiến khiến tỷ lệ cây trồng nhiễm virus cao.
Trung Quốc: Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Trung Quốc, nước này đã sản xuất được 2,8
triệu tấn đường trong niên vụ 2021 -2022 tính đến tháng 12, giảm 750.000 tấn so
với niên vụ trước. Trong đó, đường mía giảm 250.000 tấn (đạt 2 triệu tấn) và
đường củ cải giảm 500.000 tấn.

Thời tiết không thuận lợi, lạnh giá khiến sản lượng củ cải đường của nước này giảm mạnh
100.000 tấn trong tháng 12. Tuy nhiên, sản xuất đường mía được cho là khá thuận lợi khi khu
vực miền Nam Trung Quốc đang bước vào mùa cao điểm.

2. Tiêu thụ

Brazil: Brazil đã xuất khẩu 27,3 triệu tấn đường trong năm 2021, giảm 11 % so
với 30,7 triêu tấn của năm 2020. Tuv nhiên, doanh thu tăna 4,8%

lên mức 9,2 tỷ USD, số liệu từ Ban Thư ký Ngoại Thương của Bộ Kinh tế Brazil.

Sản lượng đường xuất khẩu của Brazil giảm trong năm 2021 do lượng mía thu hoạch ở khu
vực Trung Nam nước này giảm trước tác động của hạn hán, trong khi kim ngạch xuất khẩu
tăng do giá đường toàn cầu ở mức cao và đồng USD tăng giá.

Tính riêng trong tháng 12, Brazil đã xuất khẩu 1,9 triệu tấn đường, giảm 25,4% so với tháng
trước đó và giảm 32,5% so với tháng 12/2020. Tổng doanh thu từ xuất khẩu đường trong
tháng 12 là 725,5 triệu USD, giảm 21,57% so với tháng 11 và giảm 15,8% so tháng 12/2020.

Doanh số xuất khẩu đang tương đối thấp do mất mùa, khu vực Trung Nam Brazil đang vào
trái vụ nên lượng xuất khẩu có xu hướng thấp hơn so với giai đoạn chính vụ từ tháng 4 đến
tháng 10.
Ấn Độ: Theo bloomberg, sự hỗn loạn trong chuỗi cung ứng của Ấn Độ có thể cản trở hoạt
động vận chuyển và xuất khẩu đường của nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới, khi chi phí vận
chuyển nội địa tăng vọt đang làm giảm biên lợi nhuận của các thương nhân.

Việc thiếu các toa xe đường sắt do nhu cầu cao từ các lĩnh vực quan trọng khác như vận
chuyển than cho các nhà máy điện đang dẫn đến nhu cầu vận chuyển bằng xe tải tăng đột
biến. Các thương nhân cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khác, bao gồm giá dầu diesel
cao và khả năng dự trữ hạn chế tại một số cảng.

Ông Yatin Wadhwana, Giám đốc công ty tư vấn và kinh doanh hàng hóa Gradient
Commercial Pvt, cho biết nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, các nhà xuất khẩu Ấn Độ sẽ khó
đạt được mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn đường trong năm bắt tài chính đầu vào tháng
10/2022. Chi phí vận chuyển bằng xe tải đã tăng từ 30 - 40% chỉ riêng trong tháng qua và
điều đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Sự tắc nghẽn hoạt động giao vận hàng hóa của Ấn Độ có thể làm trì hoãn các chuyến hàng
xuất đi của các nhà máy đường địa phương. Tỷ suất lợi nhuận của công ty sẽ chịu nhiều áp
lực do phí vận chuyển tăng, trong khi chi phí lưu kho sẽ lên cao nếu đường cần được lưu trữ
trong thời gian dài hơn.

Trung Quốc: Theo Hiệp hội Mía đường Trung Quốc, tiêu thụ đường của nước
này từ đầu niên vụ 2021-2022 đến tháng 12/2021 đạt 1,3 triệu tấn, giảm
180.000 tấn so với cùng kỳ niên vụ trước.

Tuy nhiên, doanh số bán đường tăng 4,6 điểm phần trăm lên mức 46,2%. Trong đó, đường
mía chiếm 90,4% với khoảng 1 triệu tấn, tăng so với mức 928.900 tấn trong cùng kỳ niên vụ
trước; doanh số đường củ cải là 382.900 tấn, giảm so với 541.700 tấn của cùng kỳ.

Tại Hội nghị Đường Quảng Châu diễn ra vào đầu tháng 11/2021, Hiệp hội Mía đường Trung
Quốc dự báo sản lượng đường mía niên vụ 2021-2022 của nước này vào khoảng 9,2 triệu tấn,
và sản lượng đường cũ cải khoảng 1,1 triệu tấn, tổng cộng khoảng 10,2 triệu tấn.
Còn theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu đường của nước này trong 11
tháng năm 2021 đạt 5,3 triệu tấn, tăng 23,7% so với 4,4 triệu tấn của cùng kỳ năm trước.

Do công suất chế biến đường thô của Trung Quốc tăng nhanh trong những năm gần đây nên
nhu cầu đường nhập khẩu cũng tăng lên đáng kể. Đường nhập khẩu là nguồn bổ sung quan
trọng cho thị trường nội địa Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu kỷ lục 6,3 triệu tấn trong
niên vụ 2020-2021.

Theo thống kê của Hiệp hội Mía Đường Trung Quốc, công suất chế biến đường thô hiện nay
của nước này đã đạt 10 triệu tấn, chênh lệch giữa đường tiêu thụ trong nước khoảng 5 triệu
tấn. Do đó, một lượng lớn đường nhập khẩu từ nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng dư cung
trong nước, đó là lý do tại sao giá đường nội địa Trung Quốc sẽ thấp hơn giá nhập khẩu và
chế biến đường nước ngoài (ngoài hạn ngạch) trong phần lớn năm 2021.

Xét tổng thể nhu cầu trong nước và công suất luyện đường thô, dự kiến lượng đường nhập
khẩu của Trung Quốc trong niên vụ 2021-2022 có thể là 4-5 triệu tấn. Nếu lợi nhuận của
đường nhập khẩu ngoài hạn ngạch tốt thì lượng nhập khẩu sẽ lớn và ngược lại nhập khẩu sẽ
thấp nếu đường thế giới không cạnh tranh.

EU: Những lo ngại ban đầu về hàm lượng đường thấp, giá năng lượng và chi phí sản xuất
tăng đã đẩy giá đường lên cao khiến nhiều nhà sản xuất phải tăng mua vào. Nhưng nhập khẩu
đường trên thị trường thế giới tại các khu vực thiếu hụt như Italia và Hy Lạp đã giảm trong
những tháng gần đây do giá cước vận chuyển cũng như giá đường ở mức cao.

Vè xuất khẩu, các nhà sản xuất ngần ngại xuất khẩu do giá nội địa tiếp tục hấp dẫn hơn và giá
cước vận tải cao khiến xuất khẩu kém hấp dẫn hơn.

Trong tương lai, nếu giá nội địa cao như hiện nay được duy trì và giá cước vận chuyển vẫn
không cạnh tranh, xuất khẩu có thể sẽ bị ảnh hưởng. Mặc dù nhập khẩu cũng được dự báo sẽ
gặp nhiều thách thức khi giá đường ở mức cao, nhưng EU vẫn được kỳ vọng là nhà nhập
khẩu ròng trong niên vụ này.
Về ảnh hưởng của dịch COVID-19, số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng trên khắp lục địa
cùng sự xuất hiện của biến thể omicron. Mặc dù việc phong tỏa đã được áp dụng ở nhiều
quốc gia, tuy nhiên tác động đến tiêu dùng sẽ không mạnh như năm 2020 bởi việc phong tỏa
sẽ không nghiêm ngặt và người tiêu dùng đã thích nghi với "điều kiện bình thường mới".

Do đó, Platts Analytics giữ nguyên dự báo tiêu thụ đường trong giai đoạn 2021-22 bất chấp
những hạn chế mới đang được thực hiện trên khắp lục địa.

Thái Lan: s&p Global Platts dự báo xuất khẩu đường của Thái Lan trong niên
vụ 2021-2022 sẽ tăng 3,8 triệu tấn so với niên vụ trước, lên 7,5 triệu tấn do sản
lưựng phục hồi.

Indonesia, quốc gia thường mỗi năm nhập khẩu hơn 2 triệu tấn đường thô của Thái Lan. Năm
2021, từ tháng 1 đến tháng 11, Indonesia chỉ nhập khẩu 974.621 tấn, giảm khoảng 54,3% so
với cùng kỳ năm trước.

Một yếu tố góp phần vào sự sụt giảm nhập khẩu như trên là tiêu thụ đường tại Indonesia giảm
do các hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, sự xuất hiện
của đường thô Ấn Độ và Brazil trên thị trường Indonesia cũng là một trong những lý do dẫn
tới nhập khẩu đường Thái Lan giảm.

Tuy nhiên, Thái Lan được kỳ vọng sẽ lấy lại khả năng cạnh tranh xuất khẩu vào năm 2022 do
có lợi thế về vận chuyển gần Indonesia hơn nhiều so với Ấn Độ và Brazil. Chênh lệch cước
vận chuyển giữa Brazil và Thái Lan đến Indonesia lên đến 30 USD/tấn.Thái Lan cũng đã hạ
mức ICUMSA tối thiểu cho mặt hàng đường từ 1.000 xuống 600 kể từ tháng 4/2021. Điều đó
cho phép đường Thái Lan cạnh tranh với đường Ấn Độ và Brazil vì chất lượng ngang bằng
và tôi nghĩ rằng 50% nhu cầu của Indonesia sẽ được đáp ứng từ Thái Lan vào năm 2022.

Chính phủ Indonesia vào đầu tháng 12 đã cấp phép nhập khẩu đường trong năm 2022. Theo
đó, các nhà máy tinh luyện đường sẽ nhận được hạn ngạch nhập khẩu 3,48 triệu tấn từ 1/1
đến 31/12/2022; các nhà máy mía đường được cấp hạn ngạch 750.000 tấn nhập khẩu từ ngày
1/1 đến 3/6/2022.

Còn với thị trường Việt Nam, một số nguồn thông tin từ Thái Lan cho biết, Việt Nam có thể
mở rộng phạm vi áp dụng chính sách chống bán phá giá đối với đường nhập khẩu từ các nước
ASEAN khác với nỗ giảm áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu lên giá đường nội địa của
Việt Nam và thúc đẩy sản xuất trong nước.

Nếu Việt Nam áp thuế đối với các mặt hàng đường ASEAN khác với mức tương đương đối
với Thái Lan (47,64%) có thể sẽ giúp đường Thái Lan lấy lại thị phần ở thị trường Việt Nam
vào năm 2022.

Indonesia: Tiêu thụ đưừng của Indonesia đã tăng 40% trong 10 năm qua, cao
hơn nhiều so với mức trung bình 9% của toàn cầu trong giai đoạn.

Những người tiêu dùng lớn khác, chẳng hạn như Ấn Độ và Trung Quốc, chỉ tăng trưởng
7,8% và 6,8% trong cùng thời điểm, Czarnikow phân tích.

Một số yếu tố đã thúc đẩy sự tăng trưởng này bao gồm sự gia tăng dân số, thu nhập người dân
tăng cao và sự sự phát triển của thị trường du lịch.
Biểu đồ 1: Tăng trưởng tiêu thụ đường của Indonesia so với thế giới

giai đoạn 1992 - 2020 (Nguồn: Czarnikow).

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo ăng trưởng tiêu dùng của Indonesia
trong giai đoạn 2020 - 2030 sẽ chỉ đứng sau Ấn Độ. OECD cũng cho rằng Indonesia sẽ sớm
trở thành nhà nhập khẩu đường lớn nhất trên toàn cầu và có khả năng nhập khẩu 7,5 triệu tấn
vào năm 2030, tăng so với 5 triệu tấn hiện nay.

Còn theo dự báo của Czarnikow, tiêu thụ đường của Indonesia sẽ đạt 9,5 triệu tấn vào năm
2030, tăng 28% so với năm 2020.

Mức tăng trưởng này là vô cùng quan trọng nếu xem xét thực tế là sản xuất đường của
Indonesia có những hạn chế về quy mô và chất lượng. Hầu hết đường công nghiệp của nước
này được nhập khẩu bất chấp những nỗ lực của chính phủ Indonesia nhằm tăng sản lượng
trong nước.

Do đó, nhiều khả năng Indonesia sẽ duy trì vị thế là một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất
thế giới trong những năm tới.

Biểu đồ 2: Tiêu thụ đường của Indonesia từ 1992 đến 2020 và dự báo năm 2030 (Nguồn:
Czarnikow).
3. Giá cả và tồn kho

Năm 2021 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của giá đường thô thế giới. Trên sàn giao dịch
ICE, giá đường thô có thời điểm leo lên mức đỉnh trong gần 5 năm vào giữa tháng 11/2021
với 20,5 cent/Ib, tăng 33,3% so với đầu năm 2021 và cao hơn gấp 2 lần so với mức đáy của
năm 2020.

Nguyên nhân của đà tăng giá này là thời tiết khô hạn kéo dài và băng giá ảnh hưởng đến cây
mía ở nước sản xuất hàng đầu Brazil - quốc gia cung cấp khoảng 50% lượng đường thế giới.
Ngoài ra, giá dầu tăng mạnh thúc đẩy nhu cầu đối với ethanol từ mía, thu hút các nhà máy
sản xuất nhiều nhiên liệu sinh học hơn thay vì chất làm ngọt.

Giá sau đó có phần hạ nhiệt và giảm xuống mức 18,8 cent/Ib vào ngày 31/12/2021 do tâm lý
lo ngại sự bùng phát của biến thể Omicron có thể làm giảm nhu cầu đường thế giới, trong khi
tình hình sản xuất đường tương đối khả quan do nhiều nước đang bước vào vụ ép 2021-2022,
đặc biệt là sản xuất của Ấn Độ và Thái Lan tăng lên.

Mặc dù vậy, theo dữ liệu của Tradingeconomics về theo dõi giá đường 5 năm, mức giá đường
thô thế giới từ tháng 7/2021 đến đầu tháng 1/2022 vẫn đang đứng ở mức cao nhất trong 4
năm gần đây (kể từ năm 2017).
Biểu đồ 3: Diễn biến giá đường thô thế giới so với các năm trước.
(ĐVT: cent/Ib. Nguồn: tradingeconomics.com/ISO)

Theo thông tin từ Tổ chức Đường Quốc tế (ISO), chỉ số giá giao dịch hàng hóa đường thô và
đường trắng trong nửa đầu tháng 12/2021 có xu hướng tăng. Thị trường đường thế giới bắt
đầu tháng 12/2021 với tâm lý đè nặng về tác động của biến thể Omicron có thể khiến cho
lượng đường mua vào giảm, tuy nhiên các quan ngại về Omicron giảm dần dẫn đến giá hàng
hóa nói chung và giá đường bắt đầu tăng lên vào giữa tháng.

Tuy nhiên nửa sau của tháng 12/2021 các thông tin về số ca nhiễm biến thể Omicron gia tăng
nhanh chóng tại nhiều quốc gia đã tác động đến thị trường hang hóa, trong đó có mặt hàng
đường và khiến cho giá đường có xu hướng giảm về cuối tháng.

Giá đường thô giao ngay (tính theo giá hàng ngày của ISA) trong tháng 12 đạt trung bình
18,81 cent/Ib giảm so với mức 19,43 cent/Ib và là mức thấp nhất trong 4 tháng gần đây.

Chỉ số giá đường trắng ISO trong tháng 12 đạt 498,17 USD/tấn giảm so với mức 509,49
USD/tấn của tháng 11 và 507,72 USD/tấn của tháng 10.
Diễn biến giá đường trong tháng 12/2021 theo ghi nhận của tổ chức ISO như sau:

Biểu đồ 4: Diễn biến giá đường thế giới trong tháng 12 (ĐVT: cent/lb. Nguồn: ISO).
Theo thông tin của globalprice.info giá đường tại các siêu thị khu vực Bangkok ổn định ở
mức 22 - 23 THB.

Còn tại Philippines, theo thông tin của cơ quan quản lý đường Philippines (SRA), trong tháng
12/2021 giá đường luyện bán sỉ tại khu vực Metro Manila cho bao 50kg như sau:

Theo thông tin của globalprice.info giá đường tại các siêu thị khu vực Bangkok ổn định mức
22 - 23 Thái bath (THB).

Tại Philippine, theo thông tin của cơ quan quản lý đường Philippine SRA, trong tháng 9/2021
giá đường luyện bán sỉ tại khu vực Metro Manila tính bằng peso Philippines cho bao 50kg
như sau:

07/12/2021 14/12/2021 21/12/2021 28/12/2021

Manila, Philippine 2.431 2.431 2.491 2.491

Đvt: Peso Philippines

07/12/2021 14/12/2021 21/12/2021 28/12/2021

Java, Indonesia 12.041 12.050 12.072 12.052

Đvt: Rupiah Indonesia


Theo thông tin từ sàn giao dịch hàng hóa Zhengzhou, giá đường trắng giao dịch (tính bằng
nhân dân tệ RMB) thời điểm trong tháng 12/2021 diễn biến như sau:

Biểu đồ 5: Diễn biến giá đường Trung Quốc trong tháng 12/2021 (Nguồn: ISO).

4. Dự báo

Trong năm 2022, giá đường thế giới nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do thâm hụt
nguồn cung trên thị trường và giá dầu thô có thể tiếp tục tăng. Trong khi đó, biến chủng
Omicron được đánh giá sẽ không tác động mạnh đến nhu cầu tiêu dùng như giai đoạn đầu của
dịch COVID-19 do hầu hết quốc gia đã có kinh nghiệm trong việc ứng phó với dịch bệnh.

Theo số liệu của Tổ chức Đường Quốc tế (ISO), sản lượng đường toàn cầu có thể ghi nhận
mức thâm hụt 2,6 triệu tấn trong niên vụ 2021-2022 trong bối cảnh thời tiết bất lợi ở Brazil
và sự cạnh tranh của ethanol với đường. Đối với mức tiêu thụ trên thế giới, Tổ chức ước tính
mức tăng 1,2% trong niên vụ 2021-2022.

Các nhà phân tích của S&P Global Platts cũng ước tính thâm hụt cung - cầu trên thị trường
đường thế giới trong niên vụ 2021-2022 là 1,5 triệu tấn.
Sản lượng toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 dự kiến sẽ tăng 4,6 triệu tấn lên 183,4 triệu tấn,
chủ yếu nhờ sản lượng phục hồi mạnh ở Thái Lan và EU. Tuy nhiên, sự gia tăng về sản lượng
là không đủ để cân bằng thị trường đường toàn cầu bởi tiêu thụ đường dự kiến sẽ tăng 1,3%
trong niên vụ 2021-2022 lên 184,9 triệu tấn.

Bất chấp những tác động tiêu cực sau hai năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tiêu thụ đường
toàn cầu niên vụ 2021-2022 dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng hang năm cao nhất kể từ niên vụ
2015-2016, do nhu cầu dần phục hồi sau tác động của đại dịch.

Dự báo sơ bộ của FAO về thị trường đường toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 cũng cho thấy
đây có thể là vụ thứ hai liên tiếp cán cân cung - cầu thắt chặt. Mặc dù sản lượng thế giới được
dự báo sẽ phục hồi sau ba năm suy giảm, tuy nhiên vẫn được cho là sẽ giảm so với mức tiêu
thụ toàn cầu. Do đó, lượng đường tồn kho toàn cầu được dự đoán sẽ giảm vào năm 2021-
2022.

FAO dự báo sản lượng đường thế giới niên vụ 2021-2022 là 173,7 triệu tấn, tang 2,2% so với
mức niên vụ 2020-2021. Sự tăng trưởng chủ yếu dựa trên kỳ vọng phục hồi sản xuất ở Liên
minh châu Âu, Nga và Thái Lan. Triển vọng cũng thuận lợi ở Ấn Độ, trong khi ở Brazil, nhà
sản xuất lớn nhất thế giới, sản lượng được dự báo sẽ giảm vụ thứ hai liên tiếp trong niên vụ
2021-2022.

Tiêu thụ đường toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi trong mùa vụ thứ hai liên tiếp với mức tăng
1,9% trong niên vụ 2021-2022 sau sự suy giảm do ảnh hưởng của COVID-19 trong niên vụ
2019-2020. Mức tăng dự kiến được củng cố bởi triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn
cầu. Đặc biệt, hai quốc gia dự kiến sẽ thúc đẩy tiêu thụ đường toàn cầu là Ấn Độ - nước tiêu
thụ đường lớn nhất thế giới - và Trung Quốc. Sự tăng trưởng cũng được dự kiến tại châu Phi
và Nam Mỹ.

Giai đoạn đầu 2022 – nay:

Quý 1:
Sau khi sụt giảm trong 2 tháng đầu năm, giá đường thế giới đã tăng vọt trở lại trong tháng 3
lên mức cao nhất trong 4 tháng gần đây. Thị trường dự kiến vẫn sẽ tích cực trong thời gian tới
khi giá dâu thô leo cao do tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, làm tăng khả
năng chuyển đổi sản xuất đường sang sản xuất ethanol tại Brazil, nước xuất khẩu đường lớn
nhất thế giới.

1. Sản lượng

Brazil: Theo Hiệp hội mía đường Brazil (Unica), kết thúc vụ ép 2021-2022 sản lượng nghiền
mía của nước này đạt 523,1 triệu tấn, giảm 13,6% so với niên vụ 2020-2021.

Khu vực Trung Nam Brazil ghi nhận mức giảm 16,5% (1,4% là giảm diện tích thu hoạch và
15,1% là giảm năng suất cây trồng) do ảnh hưởng bởi mùa hè kéo dài tại các vùng sản xuất,
trong khi băng giá đã ảnh hưởng đến hơn 10% diện tích thu hoạch và các đám cháy bùng phát
vào tháng 9 năm ngoái.

Sản lượng ethanol của Brazil cũng giảm 9,3% trong vụ ép vừa qua, đạt 27,5 tỷ lít. Trong đó,
sản xuất từ ngô tăng 34,3% trong khi sản xuất ethanol từ mía đường giảm 13,4%.

Đối với sản xuất đường, sản lượng đường thu hoạch được trong vụ 2021-2022 là 32/1triệu
tấn, giảm mạnh 16,6% so với niên vụ trước.

Về tiêu thụ, doanh số bán đường tại thị trường nội địa Brazil là 8,4 triệu tấn, giảm 4,3%. Xuất
khẩu đường ra thị trường nước ngoài cũng giảm 18,4%, xuống còn 23,6 triệu tấn. Tổng cộng
đã có 32,1 triệu tấn đường đã được tiêu thụ, giảm 15,1%.

Về doanh số bán ethanol, các đơn vị sản xuất đã bán được tổng cộng 27,5 triệu lít, giảm
10,7%. Mặc dù vậy, doanh số bán ethanol chứa nước đang cho thấy phục hồi mạnh mẽ từ nửa
cuối tháng 3/2022. Trong 2 tháng cuối vụ thu hoạch, các đơn vị sản xuất đã tăng 16,2% lượng
bán ra.
Sản lượng đường của Brazil dự kiến sẽ tăng trở lại trong vụ mùa 2022-2023 khi mới đây các
nhà nghiên cứu của Czarnikow cho biết sản lượng mía của Brazil trong mùa vụ 2022-2023 sẽ
tăng khoảng 11 triệu tấn lên mức 551 triệu tấn. Tương đương khoảng 32,7 triệu tấn đường và
25,3 lít ethanol sẽ được sản xuất.

Ấn Độ: Ấn Độ, nhà sản xuất đường lớn thứ hai thế giới có thể xuất khẩu BE kỷ tục9 triệu tấn
đường trong niên vụ 2021-2022 do sản lượng có khả năng tăng lên mức kỷ lục 35 triệu tấn,
cao hơn gần 5% so với ước tính trước đó.

Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA) cho biết, các nhà máy đã ký hợp đồng xuất khẩu
7,4 triệu tấn đường trong niên vụ hiện tại kết thúc vào ngày 30/9. Trong đó, 5,7 triệu tấn đã
được vận chuyển vào cuối tháng 3.

Sản lượng đường ở bang phía tây Maharashtra có khả năng đạt 13,4 triệu tấn, tăng so với ước
tính trước đó là 12,6 triệu tấn. Xuất khẩu tăng mạnh có thể khiến lượng đường dự trữ của Ấn
Độ giảm xuống còn 6,8 triệu tấn khi bắt đầu vụ mới vào ngày 1/10, so với 8,2 triệu tấn một
năm trước đó.

Theo các nguồn tin Chính phủ và ngành đường Ấn Độ, Ấn Độ đang có kế hoạch hạn chế xuất
khẩu đường lần đầu tiên sau 6 năm nhằm ngăn đà tăng giá nội địa.

Ấn Độ có thể đặt ra hạn ngạch xuất khẩu đường ở mức 8 triệu tấn trong niên vụ hiện tại, và
có khả năng sẽ áp thuế xuất khẩu để không khuyến khích xuất khẩu.

Nhu cầu đường thường tăng vọt trong quý cuối năm do các lễ cưới và mùa lễ hội như Diwali
and Dussehra. Nếu xuất khẩu không được kiểm soát có thể gây ra tình trạng khan hiếm và
tăng giá nội địa trong mùa lễ hội.

Thái Lan: Sản lượng đường của Thái Lan dự kiến đạt 10 triệu tấn trong niên vụ 2021-2022,
tăng 333% so với 7,5 triệu tấn của niên vụ trước. Thái Lan thường xuất khẩu khoảng 70% sản
lượng đường và phần còn lại sẽ được sử dụng cho tiêu dùng nội địa.
Sirivuthi Siamphakdee, thành viên Hội đồng quản trị của Thai Sugar Millers Corp, một Tập
đoàn công nghiệp bao gồm 46 nhà máy đường tại Thái Lan, cho biết nước này sẽ ép khoảng
92 triệu tấn mía trong niên vụ hiện tại so với 66,7 triệu tấn mía của niên vụ trước.

Sản lượng đường của Thái Lan sẽ tăng trở lại trong năm nay về mức gần như bình thường,
sau khi sụt giảm trong những năm gần đây do hạn hán và giá đường thấp khiến nông dân
chuyển sang các loại cây trồng có lãi cao hơn.

Trung Quốc: Động lực gia tăng khả năng tự cung tự cấp đường của Trung Quốc đang bị gián
đoạn do sản lượng đường dự kiến giảm xuống mức thấp nhất 5 năm.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã ảnh hưởng đến xuất khẩu ngô ở Biển Đen, đẩy giá
ngô lên mức cao hơn so với củ cải ở các vùng sản xuất chủ chốt. Điều này dẫn đến việc nông
dân chuyển sang trồng ngô để tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn.

Trong khi đó, diện tích củ cải đường của Trung Quốc cũng bị thiệt hại đáng kể bởi đợt lạnh
tồi tệ nhất kể năm 1970, còn sản lượng đường mía cũng giảm do thời tiết lạnh và ẩm ướt
trong vụ thu hoạch .

Theo Czarnikow, Trung Quốc sẽ sản xuất 9,6 triệu tấn đường trong niên vụ 2021-2022, mức
thấp thứ 3 trong vòng 15 năm qua.

Biểu đồ 1: Sản lượng đường của Trung Quốc qua các niên vụ (Nguồn: Czarnikow).
Trung Quốc bước vào niên vụ 2021-2022 với 10 triệu tấn tồn kho từ vụ trước chuyển sang
sau khi nước này dỡ bỏ thuế tự vệ vào tháng 5 năm ngoái và cho phép nhập khẩu ngoài hạn
ngạch từ 1,35 triệu tấn lên 3,8 triệu tấn gần đây.

Trong năm nay, hạn ngạch nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn đã được phân bổ, cùng với 3,3 triệu
tấn giấy phép nhập khẩu ngoài hạn ngạch.

Ngoài ra, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã mua lại khoảng 3 triệu tấn đường khi lợi
nhuận nhập khẩu ở mức 20 USD/tấn, nghĩa là khoảng 70% nhu cầu của năm nay đã được đáp
ứng. Tuy nhiên, nhập khẩu hiện không hấp dẫn với biên lợi nhuận nhập khẩu thấp, vì vậy các
nhà máy lọc dầu không nhập khẩu thêm nữa.

Mặc dù vậy, nguồn cung đường của Trung Quốc vẫn khá dồi dào, với khoảng 6 triệu tấn
đường trong các kho của Cục Dự trữ Trung ương. Con số này đủ để đáp ứng nhu cầu trong
nước khoảng 18 tuần, cao hơn mức khuyến nghị 12 tuần.

Như vậy, tổng cộng các nguồn cung đường từ sản xuất, dự trữ và nhập khẩu của Trung Quốc
trong niên vụ 2021-2022 sẽ vào khoảng 23 triệu tấn, cao hơn mức tiêu thụ 16 triệu tấn của
nước này. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu tự cung tự cấp mặt hàng
này và Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu 5 triệu tấn đường trong niên vụ hiện tại.

Biểu đồ 2: Cung - cầu đường của Trung Quốc trong niên vụ 2021-2022. (Nguồn: Czarnikow)
2. Tiêu thụ

Ấn Độ: Theo Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA), tiêu thụ đường BE của Ẩn Độ
trong niên vụ 2021-2022 (kết thúc vào ngày 30 tháng 9) sẽ tăng gần 3% so với niên vụ trước
lên mức 27,2 triệu tấn, mức cao nhất mọi thời đại.

Sau hai năm tạm lắng, tiêu thụ đường của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trở lại trong mùa hè này do
nhu cầu từ những người tiêu dùng số lượng lớn như đồ uống lạnh và máy làm kem tăng sau
khi các hạn chế liên quan đến COVID-19 được dỡ bỏ.

Điều này có thể làm giảm dự trữ tại Ấn Độ, đẩy giá nội địa tăng. Bên cạnh đó, giá trong nước
cao hơn có thể khiến các nhà máy xuất khẩu ít đường hơn và thúc đẩy Chính phủ hạn chế
xuất khẩu trong thời gian tới, qua đó hỗ trợ giá toàn cầu.

Nga: Bộ Nông nghiệp Nga đã thực hiện các bước để đơn giản hóa thủ tục xin giấy phép nhập
khẩu đường trắng sau khi nhu cầu trong nước tăng lên.

Giá đường trên thị trường nội địa Nga đã tăng sau khi người tiêu dùng đổ xô mua đường sau
lệnh trừng phạt của các nước phương Tây nhằm vào Nga do cuộc xung đột với Ukraine.
Chính quyền Nga đã yêu cầu người dân không được hoảng sợ và tích trữ đường vì có đủ
lượng đường dự trữ để phục vụ nhu cầu trong nước.

Nga đã cấm xuất khẩu đường cho đến ngày 31/8 và đưa ra hạn ngạch nhập khẩu miễn thuế
300.000 tấn để giảm lạm phát lương thực trong nước.

Bộ Nông nghiệp Nga cho biết, khoảng 44.000 tấn đường thô miễn thuế đã đến Nga. Trong
khi đó, sản lượng đường tại Nga cũng dự kiến sẽ tăng do diện tích trồng củ cải đường tăng
lên.

Philippines: Cục Quản lý Đường Philippines (SRA) có kế hoạch nhập khẩu 350.000 tấn
đường để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước và ngăn chặn đà tăng giá
chóng mặt của mặt hàng này.

Kế hoạch nhập khẩu này sẽ bao gồm 250.000 tấn đường tinh luyện và 100.000 tấn đường thô.
Đại diện của SRA, ông Hermenegildo R Serafica, cho biết nhu cầu về đường tại thị trường
nội địa tăng cao do mở cửa nền kinh tế trong sản lượng trong nước giảm, để đáp ứng nhu cầu
SRA sẽ phải nhập khẩu đường.

Thiên tai và trồng trọt bị gián đoạn là những nguyên nhân khiến sản lượng đường của
Philippines giảm, đẩy giá đường nội địa tăng cao.

Nông dân nước này đang đổ xô đi xay mía sớm để ép nhằm thu lợi từ việc tăng tỷ lệ đường
nhưng điều này dẫn đến sản lượng mía và hàm lượng đường thấp hơn. Do đó khiến sản lượng
đường năm nay giảm so với niên vụ trước, xuống chỉ còn gần 2 triệu tấn.

Indonesia: Nhập khẩu đường của Indonesia có sự cải thiện tích cực trong tháng 3, sau khi
các quy định về giá đường tham chiếu cho tiêu dùng được nâng lên mức 13.500 Rupiah/kg.

Giám đốc điều hành của SugarCo (một doanh nghiệp thuộc nhà nước), ông Aris Toharisman,
cho biết các nhà nhập khẩu đã hoàn tất việc mua khoảng 300.000 tấn đường từ các nước sản
xuất cho đến tháng 3 và nhập khẩu dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 772.912 tấn cho đến
tháng 5.

Chi phí nhập khẩu có xu hướng tăng, nhưng Chính phủ đã nâng giá đường tham chiếu cho
tiêu dùng để bù đắp bởi sự gia tăng chỉ phí và giá hàng hóa, do đó nhập khẩu sẽ cải thiện
trong thời gian tới.

Giá đường thô nhập khẩu hiện đã lên tới 10.436 Rupiah/kg, tăng hơn 10% và đưa giá tiêu
dùng trung bình tại Indonesia lên 14.600 Rupiah/kg.
3. Giá cả và tổn kho

Giá đường thế giới chịu áp lực giảm trong 2 tháng đầu năm do triển vọng tích cực từ nguồn
cung và nhu cầu tiêu thụ yếu do dịch COVID-19.

Tuy nhiên, giá đã phục hồi mạnh trở lại vào tháng 3 sau khi cuộc xung đột giữa Nga và
Ukraine diễn ra đẩy giá dầu thô quốc tế tăng cao.

Theo thông tin từ Tổ chức Đường Quốc tế (ISO), trong tháng 3, giá đường thô giao ngay đã
tăng vọt lên mức cao nhất 4 tháng với trung bình 19,1 Cents/Ib, tăng 6,7% so với 17,9
Cents/Ib của tháng 2 và tăng so với mức 18,2 Cents/Ib của tháng 1. Chỉ số giá đường trắng
cũng tăng mạnh lên mức cao nhất trong 5 năm gần đây với 528,4 USD/tấn so với 488,2
USD/tấn của tháng trước đó.

Giá đường trắng tăng mạnh hơn đường thô thể hiện qua chỉ số chênh lệch đường trắng -
đường thô trong tháng 3 là 108,4 USD/tấn so với 94,5 USD/tấn, và chỉ số này cũng là cao
nhất trong khoảng 5 năm gần đây (tính từ tháng 7/2016).

Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã đẩy giá các loại hàng hóa trên thị trường thế giới tăng vọt
trong tháng 3, đặc biệt đối với dầu thô và hầu hết các loại nông sản, trong đó đường cũng
không phải là ngoại lệ.

Bên cạnh đó, thị trường cũng có nhiều thông tin hỗ trợ cho giá đường khi giá dầu tiếp tục ở
mức cao, trong khi tại Brazil giá ethanol đã tăng vọt lên trên mức giá đường dẫn đến khả
năng chuyển đổi 8 triệu tấn đường sang sản xuất ethanol.

Còn tại Ấn Độ, các chỉ báo cho thấy Chính phủ Ấn độ có thể giới hạn xuất khẩu đường của
nước này ở mức 8 triệu tấn để đối phó với giá đường tăng cao tại thị trường nội địa. Điều này
cũng đã dẫn đến quan ngại thiếu hụt nguồn cung đường cho thị trường quốc tế và hỗ trợ đà
tăng giá của đường thô và đường trắng.
Biểu đồ 3: Diễn biến giá đường thế giới trong tháng 3/2022 (Nguồn: ISO).

Theo dữ liệu của tradingeconomics.com về theo dõi giá đường qua các năm, với mức tăng
vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4, mức giá đường thô thế giới đã đạt mức cao nhất kể từ năm
2017 như sau:
Biểu đồ 4: Diễn biến giá đường thô thế giới từ năm 2013-2022 (ÐVT: USD/tấn. Nguồn:
tradingeconomics.com/ISO)

Theo thông tin của globalprice.info giá đường tại các siêu thị khu vực Bangkok – Thái Lan
trong tháng 3 vẫn giữ ổn định ở mức 22 - 23 THB/kg. Còn tại Philippines, theo thông tin của
cơ quan quản lý đường Philippines (SRA), trong tháng 3 giá đường tỉnh luyện bán sỉ tại khu
vực Metro Manila bật tăng trở lại sau khi giảm vào tháng trước, với mức tăng từ 2.937
Peso/bao 50kg lên mức 3.084 Peso/bao, diễn biến cụ thể như sau:

1/3/2022 8/3/2022 15/3/2022 22/3/2022

Manila, Philippine 2.937 2.937 3.000 3.057

Giá đường thị trường nội địa Indonesia cũng tăng trong tháng 3, thời điểm trước tháng
Ramadan sau khi nhu cầu tại thị trường nội địa tăng lên. Theo thông tin trên trang web của
Bộ Thương Mại Indonesia SISKAPERBAPO.com giá đường bình quân tại 38 thành phố: thị
trấn khu vực đông Java trong tháng 3 như sau:
1/3/2022 8/3/2022 15/3/2022 22/3/2022

Java, Indonesia 13.196 13.209 13.362 18.543

Cùng chung xu hướng tăng trên thị trường quốc tế, giá đường trắng trên sàn giao dịch hàng
hóa Trịnh Châu Trung Quốc đã tăng từ 5.694 RMB/tấn vào đầu tháng 3 lên mức 5.877
RMB/tấn vào cuối tháng, diễn biến như sau:

Biểu đồ 5: Diễn biến giá đường Trung Quốc trong tháng 3/2022 (Nguồn: ISO).

4. Dự báo

Theo các nhà phân tích quốc tế, cuộc xung đột giữa Nga vào Ukraine đã làm chao đảo thị
trường hàng hóa nhưng tác động lên thị trường đường chủ yếu là gián tiếp qua giá dầu thô.

Ukraine và Nga đều đã đình chỉ xuất khẩu đường cùng với một số mặt hàng khác sau khi
cuộc xung đột diễn ra, nhưng 2 nước này không phải là những nhà kinh doanh đường lớn trên
thế giới.
Trong bản cập nhật hàng quý mới nhất của Tổ chức Đường Quốc tế (ISO), cơ quan này ước
tính sản lượng đường của Ukraine trong niên vụ 2021-2022 là 1,45 triệu tấn, tiêu thụ 1,15
triệu tấn, nhập khẩu là 40.000 tấn, xuất khẩu là 3.000 tấn và tồn kho cuối kỳ là 1,34 triệu tấn.

Sản lượng của Nga được dự báo là 5,7 triệu tấn, tiêu thụ 5,78 triệu tấn, xuất nhập khẩu vào
khoảng 100.000 tấn và tồn kho cuối kỳ là gần 2 triệu tấn.

Tuy nhiên, giá dầu thô tăng cao được cho là một trong những tác động gián tiếp đến giá
đường. Khi giá năng lượng tăng, nhu cầu đối với ethanol làm từ đường (chủ yếu ở Brazil) sẽ
tăng lên và lượng đường xuất khẩu sẽ ít hơn.

Brazil, nhà sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, sử dụng khoảng 55% sản lượng
mía để sản xuất ethanol và khoảng 45% cho đường, phần lớn được xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các biện pháp hạn chế xuất khẩu từ Ấn Độ - nước xuất khẩu đường lớn thứ 2
thế giới, có thể thúc đẩy giá đường tăng.

Những yếu tố này được cho là sẽ tiếp tục hỗ trợ giá đường trong thời gian tới.

Mặc dù vậy, đà tăng giá phần nào bị hạn chế do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến
tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, lạm phát gia tăng tại nhiều nước ảnh và làm giảm sức
cầu hàng hóa.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 có thể
giảm hơn 1 điểm phần trăm trong năm 2022 từ mức dự báo 4,5% đưa ra vào tháng 12/2021
do tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Trong khi đó, Fitch Ratings dự báo tăng trưởng GDP thế giới năm 2022 chỉ đạt 3,5%, điều
chỉnh giảm 0,7 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 12/2021.
Mới đây, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại
toàn cầu năm 2022 xuống 3% so với dự báo trước đó là 4,7% do xung đột Nga và Ukraine.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 và năm 2023
xuống còn 3,6%, giảm lần lượt 0,8 và 0,2 điểm % so với mức dự báo được đưa ra hồi tháng
1/2022.

Quý 2:

Giá đường thế giới đang được theo dõi sau khi Ấn Độ, nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới
và nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau Brazil, quyết định hạn chế xuất khẩu đường. Chỉ số giá giao
dịch hàng hóa đường thô và đường trắng dao động theo xu hướng giảm rõ rệt.

1. Sản lượng

Brazil: Theo Hiệp hội Mía đường Brazil (Unica), trong nửa cuối tháng 6 tổng lượng mía
nghiền tại khu vực Trung Nam nước này đạt gần 42 triệu tấn, giảm gần 8% so với cùng kỳ
năm trước. Lũy kế cả vụ thu hoạch, lượng mía nghiền đạt 187,6 triệu tấn, giảm 11,7% so với
cùng kỳ niên vụ 2021.

Tại quốc gia xuất khẩu đường lớn nhất thế giới này, không ít nhà máy mía đường đã huỷ bỏ
một số hợp đồng xuất khẩu, ước tính 200.000 - 400.000 tấn và chuyển hướng sang sản xuất
ethanol để hưởng lợi từ giá năng lượng tăng cao.

Tính đến ngày 1/7, có 253 nhà máy máy đã hoạt động, giảm 6 nhà máy so với cùng kỳ giai
đoạn 2021-2022. Trong nửa cuối tháng 7, hai nhà máy khác sẽ bắt đầu hoạt động tại khu vực
Trung Nam.

Trong kỳ, sản lượng đường đạt gần 2,5 triệu tấn, giảm gần 15%, còn ethanol giảm gần 4%
xuống 2,02 tỷ lít. Dữ liệu về ethanol bao gồm nhiên liệu làm từ ngô.
Lũy kế kể từ đầu vụ đến cuối tháng 6, sản lượng chất tạo ngọt đạt tổng cộng 9,7 triệu tấn,
giàm 21,6% so với 12,34 triệu tấn của niên vụ trước.

Ấn Độ: Theo Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA), tính đến ngày 6/6, Ẩn Độ đã sản
xuất 35,2 triệu tấn đường. Dự kiến tổng sản lượng khi kết thúc vụ 2021-2022 (bắt đầu từ
tháng 10 năm ngoái) sẽ vào khoảng 36 triệu tấn, tăng 4,8 triệu tấn so với vụ trước và cao hơn
3% so với dự kiến.

Do đó, ISMA đã đề nghị Chính phủ tăng hạn ngạch xuất khẩu đường thêm 1 triệu tấn, lên 11
triệu tấn.

Ấn Độ là nước sản xuất đường lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 chỉ sau
Brazil. Các nhà máy đường Ấn Độ cho tới nay đã ký hợp đồng xuất khẩu 9,1 triệu tấn đường
trong vụ 2021-2022 mà không cần bất cứ khoản trợ cấp nào từ Chính phủ.

Thái Lan: Văn phòng Ủy ban Mía đường (OCSB) tin tưởng rằng xuất khẩu đường của Thái
Lan sẽ không tăng nhiều ngay cả khi giá toàn cầu tăng vì đã có các biện pháp của nhà nước
để ngăn chặn tình trạng thiếu đường trong thị trường nội địa.

Ông Ekapat Wangsuwan, Tổng thư ký OCSB, cho biết: “Thái Lan đã chuẩn bị đủ lượng
đường để phục vụ tiêu dùng trong nước. Sản lượng mía niên vụ 2021-2022 ở mức cao,
khoảng 92 triệu tấn, so với 66,7 triệu tấn của niên vụ trước”.

Philippines: Cơ quan Quản lý Đường Philippines (SRA) cho biết tính đến giữa tháng 6, sản
lượng đường đạt 1,8 triệu tấn. Ảnh hưởng của siêu bão vào tháng 12 và tình hình thời tiết La
Nina đã tác động đến sản xuất đường của cả nước.

Theo SRA, cơn bão Odette đã gây thiệt hại cho cánh đồng mía lên tới 5 tỷ Peso. "Chúng tôi
đang đối mặt với tình trạng thiếu đường và đó là thực tế, không phải tưởng tượng", SRA lưu
ý.
Chính phủ Philippines hồi tháng 2 đã quyết định nhập khẩu 200.000 tấn đường vì sản lượng
vụ mùa hiện tại ước tính đạt gần 2,1 triệu tấn, thấp hơn so với dự báo ban đầu.

Tuy nhiên, theo SRA, Philippines có thể sẽ chứng kiến tình trạng thiếu đường do sản lượng
trong nước được báo cáo là thấp hơn dự kiến và việc nhập khẩu 200.000 tấn đường tinh luyện
bị trì hoãn.

Mỹ: Trong báo cáo Ước tính Cung và Cầu Nông nghiệp Thế giới tháng 7, Bộ Nông nghiệp
Mỹ (USDA) dự báo sản lượng đường của Mỹ là 9,1 triệu tấn trong giai đoạn 2021-2022, chỉ
tăng 2.000 tấn so với dự báo của tháng 6.

Tổng nguồn cung trong giai đoạn 2021-2022 được dự báo là 14,5 triệu tấn, tăng 215.000 tấn
so dự báo trước đó.

Dự báo tồn kho đường cuối kỳ niên vụ 2021-2022 của Mỹ ở mức gần 1,8 triệu tấn, tăng
64.400 tấn so với dự báo tháng 6, với tỷ lệ tồn kho cuối kỳ là 14%, tăng so với mức dự báo
13,6% trong tháng 6 và 13,8% trong vụ 2020-2021.

2. Tiêu thụ

Brazil: Brazil xuất khẩu khoảng 2,2 triệu tấn đường mỗi tháng trong thời kỳ cao điểm của vụ
mùa. Tuy nhiên, trong tháng 5 năm nay Brazil chỉ xuất khẩu 1,6 triệu tấn đường, giảm 36,3%
so với 2,5 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Bộ Công nghiệp, Ngoại thương
và Dịch vụ Brazil (MDIC).

Ấn Độ: Các nhà máy đường ở Ấn Độ đã yêu cầu Chính phủ cho phép xuất khẩu 8 triệu tấn
chất tạo ngọt theo giấy phép chung mở (OGL) trong mùa vụ tiếp theo bắt đầu từ ngày 1/10,
báo cáo của Financial Express.

Theo Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA), điều này sẽ giúp các nhà máy ký hợp
đồng xuất khẩu trước khi bắt đầu vụ.

Aditya Jhunjhunwala, chủ tịch ISMA, đã trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Piyush Goyal
và nói rằng các hợp đồng xuất khẩu trước sẽ dẫn đến dòng tiền và thanh toán tốt hơn cho
nông dân trong vụ tới.

ISMA cũng đã đề nghị chính phủ cho phép các nhà máy đường xuất khẩu them 1 tấn đường
trong vụ mùa hiện tại, điều này sẽ giúp các nhà máy thực hiện các cam kết xuất khẩu của họ.

Cuối tháng 5 vừa qua, Ấn Độ đã áp đặt hạn ngạch xuất khẩu đường trong niên vụ 2021-2022
ở mức 10 triệu tấn nhằm kìm giữ giá mặt hàng này trên thị trường nội địa trong bối cảnh nhu
cầu xuất khẩu đường “tăng mạnh ở mức chưa từng có”.

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng yêu cầu bất kỳ hoạt động xuất khẩu đường diễn ra trong giai đoạn
từ ngày 1/6 đến 31/10/2022 phải được “sự cho phép cụ thể” từ các cơ quan chức năng. Đây là
lần đầu tiên trong vòng 6 năm trở lại đây, Ấn Độ siết chặt việc xuất khẩu đường.

Philippines: Cơ quan Quản lý Đường (SRA) đã tuyên bố rằng nước này có thể cạn kiệt
nguồn cung đường vào tháng 8 nếu chính phủ cấm nhập khẩu chất tạo ngọt. “Hầu hết các nhà
máy lọc dầu đã ngừng hoạt động và hiện chỉ có 13 nhà máy đang hoạt động. Nếu chúng tôi
tiếp tục dựa vào sản xuất nội địa, chúng tôi sẽ không thể đáp ứng nhu cầu trong nước”, SRA
cho biết trong một tuyên bố.

Cơ quan này lưu ý rằng các nhà máy lọc dầu sẽ bắt đầu hoạt động chỉ sau khi các nhà máy
sản xuất đường thô có thể nhiều thời gian hơn để tích trữ đường thô.

Trung Quốc: Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, nhập khẩu
đường ở Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới, đạt 5,52 triệu tấn vào năm
2030, tăng với tốc độ hàng năm là 5,8%.
Mức nhập khẩu đường cao sẽ được hỗ trợ bởi mức tiêu thụ đường ngày càng tăng của Trung
Quốc. Báo cáo cho biết, tiêu thụ đường của Trung Quốc sẽ tăng 0,9% hàng năm, đạt 16,44
triệu tấn vào năm 2030. Sản lượng đường trong nước cũng sẽ tăng lên 11,35 triệu tấn trong
10 năm tới.

Pakistan: Theo truyền thông Pakistan, Chính phủ cho rằng nhập khẩu đường sẽ đắt hơn so
với đường sản xuất trong nước, do đó, Chính phủ liên bang đã quyết định hủy nhập khẩu
600.000 tấn đường.

Để đáp ứng yêu cầu này, Chính phủ đã sử dụng đường sản xuất trong nước thay vì nhập khẩu
từ các nước khác.

Theo Bộ Thương mại, giá đường nhập khẩu sẽ vào khoảng 110 Rs/kg trong khi đường sản
xuất trong nước có giá 90 Rs/kg.

Trước đó, vào ngày 15/4, Chính phủ liên bang đã quyết định cấm xuất khẩu đường vì nó sẽ
giúp hạ giá mang lại sự nhẹ nhốm cho người tiêu dùng.

Mỹ: USDA nâng dự báo nhập khẩu đường trong giai đoạn 2021-2022 thêm 217.200 tấn lên
gần 3,7 triệu tấn dựa trên việc nhập khẩu hạn ngạch thuế quan tăng 39.000 tấn, nhập khẩu
thuế cao tăng gần 44.000 tấn và 135.000 tấn nhập khẩu từ Mexico.

Chính phủ Mỹ đã công bố quyết định cho phép nhập khẩu thêm 235.000 tấn đường thô để
thúc đẩy nguồn cung đường đang ở mức cực thấp trong niên vụ hiện tại (2021-2022).

3. Giá cả và tồn kho

Theo thông tin từ Tổ chức Đường Quốc tế (ISO), trong nửa đầu tháng 6, chỉ số giá giao dịch
hàng hóa đường thô và đường trắng dao động theo xu hướng giảm rõ rệt.
Một số yếu tố vĩ mô đã có tác động đến xu hướng giảm của thị trường đường thế giới khi số
liệu lạm phát của Mỹ cao hơn dự báo dẫn đến khả năng lãi suất của Mỹ có thể tăng trong thời
gian tới.

Tình hình các ca nhiễm COVID-19 mới tại Trung Quốc gia tăng cũng dẫn đến quan ngại kéo
dài phong tỏa tại đây và việc chính phủ Brazil có thể giảm thuế đối với xăng dầu dẫn đến
giảm giá nhiên liệu ethanol, từ đó có thể dẫn đến việc các nhà máy Brazil có thể tăng tỷ lệ sản
xuất đường/ethanol khiến nguồn cung đường có thể tăng trong thới gian còn lại của năm
2022.

Đến nửa cuối tháng 6, việc giảm giá nhiên liệu tại thị trường Brazil cộng với sự giảm giá của
đồng nội tệ Brazil và đường xuất khẩu từ Ấn Độ tiếp tục xuất hiện trong giao dịch quốc tế
trong bối cảnh thế giới có dấu hiệu suy thoái với đa số các loại hàng hóa đã khiến cho xu
hướng giảm giá của thị trường đường hầu như không thể đảo ngược được.

Giá đường thô giao ngay (tính theo giá hàng ngày của ISA) đạt trung bình trong tháng 6/2022
là 18,97 cents/Ib thấp hơn mức 19,44 cents/Ib và mức 19,64 cents/lb của hai tháng trước đó.

Chỉ số giá đường trắng ISO trung bình tháng 6/2022 là 549,9 USD/tấn cao hơn mức 537
USD/tấn và mức 537,97 USD/tấn của hai tháng trước đó.

Diễn biến giá đường trong quý II/2022 theo ghi nhận của tổ chức ISO như sau:
Biểu đồ 1: Diễn biến giá đường thế giới từ 1/4/2022 đến 30/6/2022
(ĐVT: USD/tấn. Nguồn: tradingeconomics.com/ISO)

Theo dữ liệu của tradingeconomics.com về theo dõi giá đường qua các năm, với diễn biến giá
đường trong tháng 6, mức giá đường thô thế giới vẫn ở mức cao nhất kể từ năm 2017 như
sau:

Biểu đồ 2: Diễn biến giá đường thô thế giới so với các năm trước
(Đơn vị: USD/tấn. Nguồn: tradingeconomics.com/ISO).
Theo thông tin của cơ quan quản lý đường Philippines (SRA), trong tháng 6 giá đường luyện
bán sỉ tại khu vực Metro Manila tính bằng peso Philippines cho bao 50kg như sau:

7/6/2022 14/6/2022 21/6/2022 28/6/2022

Manila, Philippine 3.295 3.4/76 3.479 3.991

Đvt: Peso Philippines

Theo thông tin trên trang web của Bộ Thương Mại Indonesia (SISKAPERBAPO.com) giá
đường bình tại 38 thành phố/ thị trấn khu vực đông Java trong tháng 6 như sau:

7/6/2022 14/6/2022 21/6/2022 28/6/2022

Java, Indonesia 13.568 13.521 13.444 13.284

Đvt: Rupiah Indonesia

Còn tại Trung Quốc, theo thông tin từ sàn giao dịch hàng hóa Zhengzhou, giá đường trắng
giao dịch (tính bằng nhân dân tệ RMB cho 1 tấn đường). thời điểm trong tháng 6 diễn biến
như sau:
Biểu đồ 3: Diễn biến giá đường Trung Quốc trong tháng 6/2022 (Nguồn: ISO).

4. Dự báo

Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) đã điều chỉnh dự báo về cung - cầu đường thế giới niên vụ
2021-2022 từ mức thâm hụt 1,92 triệu tấn trong dự báo đưa ra hồi tháng 2 thành thặng dư nhẹ
237.000 tấn.

Theo đó, ISO đã nâng dự báo sản lượng đường toàn cầu thêm 3,5 triệu tấn lên mức 174,02
triệu tấn. Tiêu thụ cũng tăng lên nhưng với lượng nhỏ hơn là 1,34 triệu tấn, đạt 173,78 triệu
tấn.

Đồng thời, ISO dự kiến thặng dư đường thậm chí còn lớn hơn trong niên vụ 2022-2023
(tháng 10-9) ở mức 2,77 triệu tấn, với sản lượng tăng lên 177,37 triệu tấn và tiêu thụ là 174,6
triệu tấn.

Hãng tư vấn và môi giới thị trường hàng hoá StoneX (Mỹ) cũng cho rằng thị trường đường
thế giới niên vụ 2022-2023 sẽ rơi vào tình trạng dư cung ở mức độ lớn.

Cụ thể, sản lượng đường của Ấn Độ trong niên vụ 2022-2023 dự kiến đạt 36,5 triệu tấn, tăng
1 triệu tấn so với mức dự kiến 35,5 triệu tấn của niên vụ 2021-2022. Sản lượng đường của
Thái Lan trong niên vụ cũng được dự báo sẽ đạt 1 1,5 triệu tấn, tăng tới 1,4 triệu tấn so với
mức dự kiến 10,1 triệu tấn trong niên vụ 2021-2022.

StoneX cũng dự báo sản lượng đường tại Trung Quốc trong niên vụ 2022-2023 sẽ tăng thêm
0,4 triệu tấn, lên mức 10,3 triệu tấn. Đồng thời, nhập khẩu đường của Trung Quốc được dự
báo sẽ giảm 1 triệu tấn so với niên vụ trước, xuống còn 4,5 triệu tấn do nhu cầu sử dụng suy
yếu khi nước này đang áp dụng các biện pháp phong toả tại nhiều thành phố lớn.

Tại Brazil, sản lượng đường của khu vực Trung Nam, vùng sản xuất mía đường chính tại
Brazil, được dự báo sẽ đạt 33,9 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023. Con số này thấp hơn so
với mức dự báo 34,5 triệu tấn của niên vụ 2021-2022 nhưng vẫn cao hơn so với hồi niên vụ
2020-2021.
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Giai đoạn 2019:

Cùng với đà tăng giá của thị trường thế giới, thị trường mía đường trong nước đã dần phục
hồi trở lại trong năm 2021 sau khi Bộ Công Thương quyết định áp thuế CBPG và CTC đối
với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan.

1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá đường

Dưới sức ép của đường nhập khẩu và đường nhập lậu kéo dài và tình trạng biến đổi khí hậu,
diện tích mía những năm gần đây sụt giảm liên tiếp, nhiều doanh nghiệp không thể trụ nổi đã
phải rời thị trường.

Số lượng nhà máy hoạt động trong niên vụ vừa qua thấp nhất từ trước tới nay. Nếu như trước
đây toàn ngành mía đường có 41 nhà máy, thì đến nay chỉ còn 24 nhà máy hoạt động, đã có
17 nhà máy phá sản hoặc không còn hoạt động.

Tuy nhiên theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), niên vụ 2021-2022 dự báo sẽ là một
năm khởi sắc của ngành đường Việt Nam sau khi có Quyết định số 1578/QĐ-BCT áp dụng
thuế chống bán phá giá chống trợ cấp chính thức đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ
Thái Lan trong thời hạn 5 năm, mặc dù tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Vụ chế biến 2021-2022, dự kiến 24 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế là
122.200 tấn mía/ngày. Theo báo cáo của các nhà máy đường dự kiến còn hoạt động trong vụ
2021-2022, diện tích mía thu hoạch 148.196 ha. Sản lượng mía đưa vào chế biến 8.599.409
tấn. Sản lượng đường 873.283 tấn.
Theo số liệu mới nhất của VSSA, ngành đường Việt Nam đã bắt đầu vụ ép 2021-2022. Đến
cuối tháng 12/2021, đa số các nhà máy đã vào vụ ép trừ một số nhà máy vào vụ chậm hơn vì
thời tiết còn mưa tại một số khu vực. Sản lượng lũy kế từ đầu vụ đã ép được 700.000 tấn mía
và sản xuất được 65.000 tấn đường các loại.

2. Giá đường

Trong năm 2021, cùng với đà tăng giá của thị trường thế giới và sự giúp sức từ biện pháp áp
thuế CBPG và CTC đối với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, ngành mía đường trong nước
đã có những tín hiệu phục hồi tích cực.

Giá đường trong nước đã liên tục tăng từ đầu năm và lên đến gần 20.000 đồng/kg vào tháng
9/2021, tăng so với mức 13.500 - 14.000 đồng/kg của đầu năm nay và tăng mạnh so với mức
12.000 – 13.000 đồng/kg của năm 2020.

Nhờ đó nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan trong năm
vừa qua.

Tuy vậy, sự phục hồi của thị trường mía đường trong nước vẫn có những trở ngại nhất định,
theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) nửa đầu tháng 12 đường nhập khẩu chính ngạch
theo hình thức tránh lấn tránh thuế chống phá giá và chống trợ cấp đối với đường có xuất xứ
Thái Lan bằng cách nhập khẩu từ các nước ASEAN (Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia,
Myanma) tiếp tục tràn về và chiếm ưu thế trên về số lượng trên thị trường.

Đường nhập khẩu theo hạn ngạch WTO cũng được nhập về cùng với đường sản xuất từ mía
bổ sung nguồn cung cho thị trường, các nhà thương mại nhập khẩu đường tìm cách ghìm
hàng đẩy giá lên nhưng giá đường thấp hơn từ các nhà máy giúp bình ổn thị trường.

Tuy nhiên về cuối tháng 12 đường nhập lậu từ các tỉnh biên giới Tây Nam tràn về với số
lượng lớn và giá thấp hơn cả giá đường sản xuất từ mía và giảm giá liên tục đã hoàn toàn
chiếm lĩnh thị trường.
Các nhà máy đường đã tăng giá mua mía và tăng chỉ phí qua các biện pháp hỗ trợ nông dân
nhằm khôi phục trồng mới vùng nguyên liệu khiến giá thành đường tăng so với vụ trước,
nhưng hầu như không thể cạnh tranh với đường nhập lậu, phải chấp nhận tồn kho hoặc giảm
giá xuống dưới giá thành sản xuất. Cả hai biện pháp đều dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi liên
kết sản xuất mía - đường.

Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) và đường
nhập khẩu từ các nước ASEAN (giá có VAT, đ/kg) dao động ở mức như sau:

ĐƯỜNG KÍNH ĐƯỜNG TINH ĐƯỜNG ĐƯỜNG


TRẮNG LUYỆN VÀNG NHẬP KHẨU

07/12/21 18.800 - 19.000 19.000 - 19.200 18.800 18.400

14/12/21 18.200 - 18.800 19.000 18.800 18.200


HÀ NỘI
21/12/21 18.200 - 18.800 19.000 18.400 18.000

28/12/21 18.000 - 18.600 19.000 18.500 17.800

07/12/21 18.500 - 18.000 19.400 18.800

14/12/21 18.400 - 18.900 19.400 18.500


MIỀN
TRUNG
21/12/21 18.200 - 18.800 19.200 18.000

28/12/21 18.000 - 18.600 19.000 17.600

07/12/21 19.000 - 19.400 19.600 19.000 19.400

14/12/21 19.000 - 19.300 19.800 19.000 19.300


TP. HCM
21/12/21 18.800 - 19.200 19.400 18.800 18.800

28/12/21 18.800 - 19.200 19.200 18.800 18.200

Bảng 1: Giá đường tại Việt Nam trong tháng 12/2021. (Nguồn: VSSA/ĐÐVT: đồng/kg đã
bao gồm VAT).

Trong tháng 12/2021, so với giá đường thị trường nội địa trong khu vực bao gồm các nước
ASEAN và Trung Quốc, giá đường của Việt Nam đã tiếp cận nhưng vẫn tiếp tục đứng ở mức
thấp hơn.
7/12/2021 14/12/2021 21/12/2021 28/12/2021

Java, Indonesia 19.290 19.304 19.339 19.307

Bangkok, Thái Lan 15.750 15.750 15.750 15.750

Manila, Philippines 22.317 22.317 22.867 22.867

Trịnh Châu, TQ 21.149 20.943 20.484 20.816

Việt Nam 19.133 19.017 18.933 18.817

Bảng 2: So sánh giá đường trên thị trường nội địa các nước lân cận.
(ĐVT: đồng/kg. Nguồn: VSSA).

3. Nhập khẩu đường và nạn nhập lậu

a. Nhập khẩu đường

Trong năm 2021, nhập khẩu đường đường từ Thái Lan giảm hẳn so với năm 2020 do bị áp
thuế CBPG và CTC, nhưng nhập khẩu đường từ 5 nước ASEAN (Campuchia, Indonesia,
Lào, Malaysia, Myanmar) lại tăng mức độ bùng nổ (gấp 4 lần so với 2020).

Do đó, trong năm 2021 Việt Nam đã nhập khẩu kỷ lục 1,7 triệu tấn đường với kim ngạch
853,7 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 32,8% về kim ngạch so với con số 1,6 triệu tấn
đường, kim ngạch 642,9 triệu USD nhập khẩu của năm 2020, theo số liệu của Tổng cục Hải
quan.

Điều này cho thấy biện pháp áp thuế chống bán phá giá chống trợ cấp đối với đường có xuất
xứ Thái Lan tạm thời chưa phát huy được tác dụng, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA)
nhận định.
Trong khi đó, theo số liệu của Cơ quan Hải quan Thái Lan, xuất khẩu đường của nước này
trong 11 tháng năm 2021 đạt 3,3 triệu tấn, giảm 38,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, xuất khẩu đường của Thái Lan sang Việt Nam 11 tháng đạt 356.759 tấn, giảm
mạnh 71% (tương ứng giảm 875.118 tấn) so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức sụt giảm lớn
nhất ghi nhận được trong số các thị trường nhập khẩu đường từ Thái Lan trong 11 tháng năm
2021.

Tính riêng trong tháng 11/2021, đường Thái Lan xuất khẩu vào Việt Nam đã giảm tháng thứ
10 liên tiếp khi chỉ đạt 6.220 tấn, giảm 42,5% so với tháng 10 trước đó và giảm 91,9% so với
tháng 11/2020.

Ngoài Việt Nam thì xuất khẩu đường của Thái Lan sang một số nước trong khối ASEAN như
Indonesia, Singapore, Myanmar cũng đều sụt giảm trong 11 tháng năm 2021.

Tuy nhiên, lượng đường xuất khẩu của Thái Lan sang Campuchia tăng 31%, Lào tăng 26,7%,
Malaysia tăng 8,6%.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang trong quá trình điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ
thương mại với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ 5 nước Campuchia, Lào, Malaysia,
Indonesia, Myanmar.
Biểu đồ 6: Xuất khẩu đường (HS: 1701) của Thái Lan sang Việt Nam và một số nước
ASEAN trong 11 tháng năm 2021 (ÐVT: tấn. Nguồn: Cơ quan Hải quan Thái Lan).

b. Nạn nhập lậu

Tình trạng buôn lậu đường cũng đang diễn biến hết sức phức tạp. Trong tháng 12/2021, các
hoạt động gian lận thương mại đường bùng phát mạnh về cuối tháng. Các địa phương ghi
nhận hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu gia tăng gồm có tỉnh Tây Ninh; tỉnh
Long An (khu vực Bình Hiệp); tỉnh Bình Phước; tỉnh Kiên Giang và tỉnh Quảng Trị (tuyến
Đường 9 Lao Bảo).

Đặc biệt tại khu vực Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), có tuyến sông Sê Pôn ngắn, hẹp chỉ cần vài
phút là có thể đẩy thuyền hàng từ bên Lào sang bờ bên này và đưa đi tập kết tại các kho bãi.

Các đối tượng buôn lậu ít vận chuyển hàng nhỏ lẻ mà vận chuyển hàng với số lượng lớn và
dùng nhiều thủ đoạn để qua mặt lực lượng chức năng. Các đầu nậu chỉ cần nhập chính ngạch
khối lượng nhỏ lấy hồ sơ hợp pháp hóa cho đường lưu thông.

Dấu hiệu rõ ràng của hành vi này là đường Thái Lan xuất hiện tràn ngập với giá rẻ (đây là
điều không thể được đối với đường Thái Lan nhập chính ngạch có đóng thuế chống phá giá
chống trợ cấp lên đến 47,64%).

Một dấu hiệu khác của hành vi gian lận thương mại đường nhập lậu là sự xuất hiện của các
cơ sở sang chiết đóng gói với các nhãn hàng mới phân phối trực tiếp đến người dùng qua các
cửa hàng lẻ và bán trực tuyến không đòi hỏi hóa đơn.

Các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều hoạt động để ngăn chặn hoạt động gian lận thương
mại vào dịp tết Nhâm Dần 2022. Tuy nhiên hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu
bùng phát cuối tháng 12 cho đến nay cho thấy công tác đấu tranh chống gian lận thương mại
đương nhập lậu vẫn còn nhiều kẽ hở, và đang bị các đối tương kinh doanh phi pháp lợi dụng.

Số liệu xuất khẩu đường của Thái Lan do cơ quan OCSB công bố cho thấy đường xuất khẩu
từ Thái Lan đến Campuchia và Lào trong 11 tháng đầu năm 2021 đều tăng về lượng và giá trị
so với cùng kỳ, bất chấp tình hình dịch bệnh COVID-19 đang xảy ra tại hai quốc gia này và
lớn hơn nhiều so với số liệu xuất khẩu chính ngạch (có khai báo hải quan) từ hai quốc gia này
vào Việt Nam.

Số liệu xuất khẩu 11 tháng năm 2021 so với cùng kỳ từ Thái Lan đến Campuchia và Lào cho
thấy có sự gia tăng về khối lượng và giá trị như sau:

Thái Lan Khối lượng (tấn) Giá trị (USD) Tổng

xuất khẩu Đường Khối


Đườn Đường Đường Đường tinh
sang tinh Đường thô lượng Giá trị (USD)
g thô trắng trắng luyện
Campuchia luyện (tấn)

2021 3.500 111.9 355.724 1.692.295 52.691.410 168.471.986 471.150 222.855.691

2020 60 124.368 270.912 28.620 44.986.713 99.874.963 395.340 144.890.296

Thái Lan Khối lượng (tấn) Giá trị (USD) Tổng

xuất khẩu Đường Khối


Đườn Đường Đường Đường tinh
sang tinh Đường thô lượng Giá trị (USD)
g thô trắng trắng luyện
Campuchia luyện (tấn)

2021 2.920 31.951 67.487 4.305.206 14.706.587 31.542.748 102.361 50.554.541


2020 1.846 46.888 39.836 730.367 17.696.528 15.449.250 88.569 33.876.145

Bảng 3: Số liệu xuất khẩu 11 tháng năm 2021 so với cùng kỳ từ Thái Lan đến Campuchia và
Lào. (Nguồn: Nguồn: VSSA)

Trong khi đó số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, 11 tháng đầu năm 2021 Việt
Nam chỉ nhập khẩu 106.999 tấn đường từ Campuchia và 77.068 tấn đường từ Lào, nhỏ hơn
nhiều so với khối lượng đường hai quốc gia này đã nhập khẩu từ Thái Lan.

“Cả hai quốc gia này đều không nhập khẩu đường Thái Lan cho nhu cầu tiêu dùng trong
nước. Dữ liệu nêu trên là dấu hiệu rõ ràng cho thấy lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan vào
hai quốc gia này chính là nguồn gốc của các hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu
đang diễn biến tại khu vực các tỉnh biên giới giữa Việt Nam với Campuchia và Lào”, VSSA
nhận định.

Theo VSSA, các hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu đang thu lợi bất chính đồng
thời đang làm thất thu thuế chống phá giá chống trợ cấp với giá trị lớn.

Tính toán sơ bộ trong 10 tháng đầu năm 2021 từ hai Quốc gia Campuchia và Lào, khối lượng
nhập lậu đường có xuất xứ Thái Lan khoảng 350.000 tấn với giá xuất khẩu bình quân 471
USD/tấn, Nhà nước Việt Nam đã thất thu thuế (47,64%) giá trị khoảng 78.500.000 USD,
tương đương 1.700 tỷ đồng.

4. Dự báo

Nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu đường cho tiêu dùng trực tiếp và sản xuất dưới tác
động của dịch COVID-19 đã giảm thấp, dẫn đến giá đường trong tháng 12 giảm.

Về cuối tháng 12 sự xuất hiện của đường nhập lậu (thực chất đường có xuất xứ Thái Lan) đã
tiếp tục đẩy giá đường xuống dưới mức giá thành sản xuất của đường từ mía. Các nhà máy
đường đã nâng giá mua mía đến mức cao nhất trong 5 năm gần đây và bắt đầu vào vụ ép mía
2021-2022 đang phải đối mặt với khó khăn lớn vì không tiêu thụ được đường.

Nguồn cung đường từ nhập khẩu tiếp tục đưa đường vào thị trường thông qua nhập khẩu trực
tiếp chính ngạch và đường gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam, cộng với đường từ vụ
ép 2021-2022. Như vậy các nguồn cung dồi dào và sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường
trong tháng 01/2022 và các tháng kế tiếp, ưu thế thị trường vẫn thuộc về các loại đường có
nguồn gốc nhập khẩu và giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới.

Trước diễn biến đó, VSSA cho rằng giá đường trong thời gian tới phụ thuộc vào nỗ lực chống
gian lận thương mại đường nhập lậu. Nếu việc kiểm soát đường nhập lậu có hiệu quả giá
đường sẽ ở mức tiệm cận với giá đường các nước trong khu vực (nhưng vẫn thấp hơn), nếu
việc kiểm soát đường nhập lậu không có hiệu quả giá đường sẽ tiếp tục giảm dưới giá thành
sản xuất đường từ mía và sẽ dẫn đến khả năng phá hủy chuỗi liên kết sản xuất mía đường.

Giai đoạn 2022 – nay:

Quý 1:

Giá đường trong nước đã tăng nhẹ trở lại trong tháng 3 theo xu hướng chung của thị trường
quốc tế. Tuy nhiên tính chung quý I, giá mặt hàng này vẫn giảm 200 – 600 đồng/kg do nhu
cầu giảm trước tác động của dịch COVID-19 tại khu vực phía Bắc và nguồn cung tương đối
đồi dào do cả nước bước vào vụ ép 2021-2022, trong khi đường nhập lậu từ Lào và
Campuchia vẫn tiếp tục tràn vào.

1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá đường

a. Sản xuất:

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trong tháng 3, đa số các nhà máy của ngành
đường trong nước đã hoàn thành vụ ép mía 2021-2022, chỉ còn một vài nhà máy tiếp tục sản
xuất trong tháng 4.

Lũy kế đến cuối tháng 3 toàn ngành đã ép được 5.990.198 tấn mía và sản xuất được 630.095
tấn đường. So sánh cùng kỳ với vụ ép mía 2020-2021 sản lượng mía ép tăng 103,15% và sản
lượng đường tăng 102%.

b. Giá đường:

Tại trong nước, giá đường biến động cùng chiều với giá đường thế giới khi giảm trong 2
tháng đầu năm và tăng trở lại trong tháng 3.

Tuy nhiên, mức tăng giá trong nước khá chậm so với trên thị trường quốc tế khi chỉ tăng 200
đồng/kg so với tháng trước, lên mức 17.800 - 18.200 đồng/kg vào cuối tháng 3.

Mức giá này so với đầu năm nay vẫn thấp hơn 200 – 600 đồng/kg. Đồng thời, giá đường
trong nước vẫn tiếp tục chịu sức ép lớn từ đường nhập lậu giá thấp chỉ từ 16.600 - 17.300
đồng/kg.

Theo VSSA, nửa đầu tháng 3 thị trường sau tết mức cầu vẫn thấp kết hợp dịch COVID-19
bùng phát phía Bắc khiến mức cầu đường giảm trong khi các nguồn cung dồi dào. Đường
nhập lậu từ các tỉnh biên giới với Campuchia và Lào tiếp tục tràn về với số lượng lớn đã hoàn
toàn chiếm lĩnh thị trường.

Nửa cuối tháng 3, dịch COVID-19 đã qua đỉnh dịch và các hoạt động thương mại đã dần trở
lại bình thường nhưng mức cầu đường chưa tăng. Đường nhập lậu và đường nhập khẩu từ các
nước ASEAN và cả đường lỏng siro ngô nhập khẩu đang tiếp tục chiếm lĩnh thị trường với
ưu thế giá rẻ hơn giá thành đường từ mía, khiến cho đường sản xuất từ mía rất khó tiêu thụ.

Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) và đường
nhập khẩu từ các nước ASEAN (giá có VAT, đ/kg) dao động ở mức như sau:
ĐƯỜNG KÍNH ĐƯỜNG TINH ĐƯỜNG ĐƯỜNG
TRẮNG LUYỆN VÀNG NHẬP KHẨU

4/1/2022 18.000-18.500 18.000 18.400 17.600

25/1/2022 17.400-18.000 18.400-18.800 17.800 17.200

01/2/2022 17.400-18.000 18.400-18.800 17.600 17.200


HÀ NỘI
22/2/2022 17.400-18.000 18.400-18.800 17.600 16.900

1/3/2022 17.300-17.800 18.400-18.700 17.800 16.900

29/3/2022 17.300-18.000 18.400-18.800 17.600 16.900

4/1/2022 18.000-18.400 19.000 17.600

25/1/2022 17.600-17.800 18.800 17.200

01/2/2022 17.600-17.800 18.800 17.200


MIỀN
TRUNG 22/2/2022 17.400-17.800 18.800 16.600

1/3/2022 17.200-17.600 18.600 16.600

29/3/2022 17.200-17.800 18.800 16.700

4/1/2022 18.500-18.800 19.000 18.500 18.000

25/1/2022 18.000-18.200 18.800 18.000 17.800

01/2/2022 18.000-18.200 18.800 18.000 17.800


TP. HCM
22/2/2022 17.800-18.200 18.800 18.000 17.200

1/3/2022 17.600-18.000 18.600 17.800 17.200

29/3/2022 17.600-18.200 18.800 17.600 17.300

Bảng 1: Giá đường tại Việt Nam trong quý 1/2022 (ĐVT: đồng/kg đã bao gồm VAT. Nguồn:
VSSA).

Nhìn chung giá đường tại thị trường nội địa Việt nam trong tháng 3 vẫn thấp hơn đáng kể so
với các nước trong khu vực như ASEAN và Trung Quốc.
1/3/2022 8/3/2022 15/3/2022 22/3/2022

Java, Indonesia 21.087 21108 21.352 21.642

Bangkok, Thái Lan 15.908 15.908 15.908 15.908

Manila, Philippines 28.492 26.492 27.060 27.574

Trịnh Châu, TQ 20.766 21.357 21.430 21.328

Việt Nam 18.079 18.079 18.129 18.192

Bảng 2: So sánh giá đường trên thị trường nội địa các nước lân cận.
(ĐVT: đồng/kg. Nguồn: VSSA).

a. Nhập khẩu đường

Nhập khẩu từ Thái Lan: Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Thái Lan, xuất khẩu đường của
Thái Lan trong 2 tháng đầu năm tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 1,3 triệu
tấn.

Trong đó xuất khẩu đường của Thái Lan sang hầu hết thị trường đều tăng, nhưng riêng xuất
khẩu sang Việt Nam giảm mạnh 14 lần xuống chỉ còn 11.347 tấn so với con số 168.890 tấn
của cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2019 đến nay.

Xuất khẩu đường của Thái Lan vào Việt Nam từ năm ngoái đến nay liên tục giảm sút sau khi
Việt Nam thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại đối với đường nhập khẩu từ Thái
Lan.

Năm 2020 lượng đường nhập khẩu của Việt Nam tăng đột biến sau khi Việt Nam mở cửa
ngành đường và xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu và giảm thuế về 5% đối với các mặt hàng
đường có xuất xứ từ các nước tham gia Hiệp định Thương mại và Hàng hóa ASEAN -
ATIGA.

Trong đó, đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan trong năm 2020 lên tới
gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019 gây thiệt hại nặng nề đến ngành mía đường
trong nước.

Sau quá trình điều tra, ngày 16/6/2021, Bộ Công thương Việt Nam chính thức áp thuế chống
bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan ở mức 47,64% trong
vòng 5 năm.

Trước đó, biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời với đường Thái Lan đã được
áp dụng từ 9/2/2021, với mức thuế 33,88%.

Biểu đồ 6: Nhập khẩu đường (HS: 1701) của Việt Nam từ Thái Lan năm 2020 – 2022
(ĐVT: tấn). Nguồn: Cơ quan Hải quan Thái Lan

Trong khi đó, xuất khẩu đường của Thái Lan sang một số nước ASEAN khác trong 2 tháng
đầu năm nay lại tăng rất mạnh như: Indonesia tăng 278,7%, đạt 659.820 tấn và là thị trường
xuất khẩu đường số một của Thái Lan; xuất khẩu sang Campuchia cũng tăng 20,6%, đạt
92.042 tấn; Lào tăng 126,9%, đạt 70.470 tấn; Myanmar tăng 150,2%, đạt 21.792 tấn...
Biểu đồ 7: Xuất khẩu đường (HS: 1701) của Thái Lan sang Việt Nam và một số nước
ASEAN trong 2 tháng (ĐVT: tấn. Nguồn: Cơ quan Hải quan Thái Lan).

Nhập khẩu đường Việt Nam từ Indonesia: Nhập khẩu đường của Việt Nam từ Thái Lan giảm
nhưng nhập khẩu từ một số nước ASEAN khác vẫn tiếp tục tăng lên.

Theo số liệu của Cục Thống kê Trung ương Indonesia (BPS), trong 2 tháng đầu năm 2022,
xuất khẩu đường của nước này đạt 53.987 tấn, tăng mạnh 165,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, gần như toàn bộ lượng đường xuất khẩu này của Indonesia là được xuất khẩu
sang Việt Nam (chiếm 99%), với 53.425 tấn đường đã tinh luyện, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ.
Giá đường Indonesia xuất sang Việt Nam đạt bình quân 617,2 USD/tấn.

Kể từ năm 2019 trở về trước Indonesia xuất khẩu rất ít đường và gần như không xuất khẩu
sang Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ năm 2020 khi Việt Nam mở cửa ngành đường với các nước
ASEAN, lượng đường xuất khẩu của Indonesia sang Việt Nam đã tăng theo cấp số nhân.

Trong khi đó Indonesia lại đang là một trong những nước nhập khẩu lớn đường trên thế giới
để đáp ứng nhu cầu trong nước. 2 tháng đầu năm nay nước này nhập khẩu 1,3 triệu tấn đường
từ các nước, phần lớn là từ Thái Lan, Ấn Độ.
Biểu đồ 8: Xuất khẩu đường (HS: 1701) của Indonesia từ năm 2017 đến năm 2022
(ÐVT: tấn. Nguồn: Cục Thống kê Trung ương Indonesia)

b. Nạn nhập lậu

Trong tháng 3, các hoạt động gian lận thương mại đường tiếp tục hoạt động mạnh, tình hình
buôn lậu, vận chuyển trái phép đường cát do nước ngoài sản xuất vào Việt Nam không chỉ tại
các khu vực biên giới như Long An, Đồng Tháp, An Giang, Quảng Trị, Hà Tĩnh... nhưng tại
các địa phương khác cũng hoạt động tích cực và bị các lực lượng chức năng liên tục phát
hiện, bắt giữ nhiều vụ gian lận thương mại đường nhập lậu.

Ngày 1/3/2022, tại Đồng Tháp, Đội Kiểm soát Hải quan Đồng Tháp đã phối hợp Công an
phường An Lạc, thành phố Hồng Ngự tổ chức kiểm soát tuyến đường đai thuộc khu vực
khóm Cây Da thuộc phường An Lạc thì phát hiện và tạm giữ 28 bao đường kết tinh (1,4 tấn),
do Thái Lan sản xuất, không có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp. Ngày 8/3/2022, tại tỉnh
Đồng Nai, Công an thành phố Long Khánh phát hiện xe ôtô tải 37C-328.54 do Trần Ngọc
Tạo (sinh năm 1989, ngụ xã Tân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) điều khiển, đang
dừng đỗ tại khu vực Trạm xăng dầu Tín Nghĩa thuộc phường Xuân Bình, thành phố Long
Khánh, có dấu hiệu nghi vấn.
Lực lượng công an tiến hành kiểm tra thì phát hiện trên xe có 203 bao đường cát, loại
50kg/bao, trên bao bì có các dòng chữ bằng tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng
tiếng Việt, tài xế chưa xuất trình được các hóa đơn, chứng từ liên quan đến số hàng hóa trên.

Tiếp đó, vào lúc 11 giờ cùng ngày, Công an thành phố Long Khánh phát hiện hộ kinh doanh
do bà Bùi Thị Thanh Vân (sinh năm 1964, địa chỉ số 04, đường Nguyễn Du, khu phố 1,
phường Xuân An, thành phố Long Khánh) làm chủ, đang cất giấu 286 bao đường cát, loại
50kg/bao, trên bao bì có các dòng chữ bằng tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng
tiếng Việt. Tại thời điểm kiểm tra, bà Vân chưa xuất trình được các hóa đơn, chứng từ liên
quan đến số hàng hóa trên.

Ngày 22/3/2022, tại Phú Yên, Đội QLTT số 1 - Cục QLTT Phú Yên phối hợp với Công an
Phú Yên tiến hành dừng và khám phương tiện ô tô tải biển kiểm soát 73H-003.89 lưu hành
hướng Bắc - Nam do ông Hoàng Ngọc Trà, sinh năm 1984, nơi ở hiện nay: xã Phú Thủy,
huyện Lệ thủy, tỉnh Quảng Bình trực tiếp điều khiển đang giao nhận đường kính trắng do
Thái Lan sản xuất, tại địa chỉ: thị trấn Chí Thanh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Kết quả khám phương tiện, Đoàn kiểm tra phát hiện trên xe ô tô tải vận chuyển 14.950 kg
đường kính trắng do Thái Lan sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc
hợp pháp của hàng hóa, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định. Đội QLTT
số 1 tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa trên để tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy
định của pháp luật.

Trong tháng 3, lực lượng QLTT Phú Yên đã kiểm tra và tạm giữ tổng cộng 29.950 kg đường
cát trắng do Thái Lan sản xuất có nhiều dấu hiệu vi phạm để tiếp tục xác minh, lãm rõ.

Theo VSSA, các vụ việc được phát hiện trên đây chỉ là phần rất nhỏ của các hoạt động
thương mại đường nhập lậu, vì đường Thái Lan và đường Campuchia (thực chất cũng là
đường Thái Lan đóng bao Campuchia) xuất hiện tràn ngập trên thị trường với giá rẻ hoặc
dưới hình thức đường đóng cây 12 Kg và đường đóng túi 1 kg của các cơ sở sang chiết đóng
gói.
Các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều hoạt động để ngăn chặn hoạt động gian lận thương
mại. Tuy nhiên hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu bùng phát cuối từ tháng
12/2021 cho đến nay vẫn chưa giảm nhiệt, cho thấy công tác đấu tranh chống gian lận thương
mại đương nhập lậu vẫn còn nhiều kẽ hở, và đang bị các đối tương kinh doanh phi pháp lợi
dụng.

3. Dự báo

Nhìn chung thị trường đường nội địa trong quý l tương đối trầm lắng, nguồn cung đường dồi
dào từ nhập khẩu trực tiếp chính ngạch đường từ các nước ASEAN, và đường gian lận
thương mại qua biên giới Tây Nam, cộng với đường từ vụ ép 2021-2022.

Trong khi đó, sức cầu kém cả trước Tết và sau Tết do sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19
tại các tỉnh phía bắc khiến cho thị trường rơi vào tình trạng thừa cung và đẩy giá đường thị
trường xuống dưới mức giá thành sản xuất của đường từ mía, khiến đường các nhà máy
không bán được phải tồn kho. Đường nhập lậu với ưu thế giá rẻ tiếp tục làm chủ thị trường.

VSSA dự kiến nguồn cung đường từ nhập khẩu tiếp tục đưa đường vào thị trường thông qua
nhập khẩu trực tiếp chính ngạch và đường gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam, cộng
với đường từ vụ ép 2021-2022 và cả đường lỏng siro ngô tiếp tục được nhập khẩu.

Như vậy, các nguồn cung dổi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ đường chưa tăng nên sẽ không
có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 4 và các tháng kế tiếp, ưu thế thị trường vẫn thuộc
về các loại đường và chất ngọt có nguồn gốc nhập khẩu. Giá đường trong nước sẽ có diễn
biến gắn với giá đường thế giới, hiện đang ở mức cao nhất trong 5 năm gần đây.

Giá đường trong thời gian tới cũng phụ thuộc vào hiệu quả của các nỗ lực chống gian lận
thương mại đường nhập lậu. Nếu việc kiểm soát đường nhập lậu có hiệu quả giá đường sẽ ở
mức tiệm cận với giá đường các nước trong khu vực (nhưng vẫn thấp hơn), VSSA nhận định.

Báo cáo mới đây của Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam nhận định khi Việt Nam chính
thức mở cửa lại du lịch quốc tế từ 15/3 và không còn hạn chế nào cho tất cả các loại hình
kinh doanh, hoạt động tiêu thụ thực phẩm, đồ uống nội địa được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại
mức trước COVID-19 trong năm 2022.

Tuy nhiên đà phục hồi của thị trường thực phẩm, đồ uống sẽ bị cản trở bởi hệ quả chiến tranh
Nga - Ukraina dẫn đến giá cả leo thang, tỷ lệ lạm phát cao ảnh hưởng đến túi tiền của người
dân.

Mirae Asset dự báo năm nay, giá đường sẽ tăng khi nhận định giá thu mía tăng song sản
lượng của các doanh nghiệp sẽ giảm.

Quý 2:

Các nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ đường chưa tăng nên các loại đường giá rẻ
có nguồn gốc nhập khẩu đặc biệt là đường lậu tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường.

Sự bế tắc đầu ra tháng thứ 5 liên tiếp đang đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng mía
đường và cùng với tình trạng các vật tư nông nghiệp tăng giá đã khiến cho nỗ lực phục hồi
vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam gặp nhiều trở ngại.

1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá đường

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trong tháng 6 các nhà máy của ngành đường
Việt Nam đã hoàn thành vụ mía 2021-2022. Lũy kế đến kết thúc vụ, toàn ngành đã ép được
7,5 triệu tấn mía sản xuất được gần 741.700 tấn đường, tăng hơn 11,6% về sản lượng mía ép
và 7,5% về sản lượng đường so với vụ ép mía 2020-2021.

Trong nửa đầu tháng 6, nguồn cung đường từ nhập khẩu tiếp tục đưa đường vào thị trường
thông qua nhập khẩu trực tiếp chính ngạch từ các nước ASEAN, đường gian lận thương mại
qua biên giới Tây Nam với Campuchia và Lào tràn vào, cộng với đường từ vụ ép 2021-2022
và cả đường lỏng siro ngô tiếp tục được nhập khẩu.

Các nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ đường chưa tăng nên các loại đường giá rẻ
có nguồn gốc nhập khẩu đặc biệt là đường lậu tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường.

Nửa cuối tháng 6, thời tiết tại một số địa phương trong nước xuất hiện thời tiết nắng nóng,
thông thường các năm trước là yếu tố hỗ trợ cho việc gia tăng tiêu thụ đường của các nhà
máy.

Tuy nhiên năm nay trong bối cảnh nên kinh tế phục hồi chậm và sự hiện diện của khối lượng
lớn của đường nhập lậu và đường và chất ngọt nhập khẩu chính ngạch trên thị trường khiến
cho đầu ra của đường sản xuất từ mía bị thu hẹp.

Các nhà máy dù có nỗ lực giảm giá bán đường để có tiền thanh toán mía cho nông dân và đầu
tư cho vụ mía kế tiếp, nhưng cũng không đẩy sản lượng tiêu thụ được.

Sự bế tắc đầu ra tháng thứ năm liên tục đang đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng mía
đường và cùng với tình trạng các vật tư nông nghiệp tăng giá đã khiến cho nỗ lực phục hồi
vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam gặp nhiều trở ngại.

Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) giá (có
VAT, đồng/kg) dao động ở mức như sau:

ĐƯỜNG KÍNH ĐƯỜNG TINH ĐƯỜNG ĐƯỜNG


TRẮNG LUYỆN VÀNG NHẬP KHẨU

HÀ NỘI 7/6/2022 16.900- 18.200- 17.200 16.600


17.700 18.400

14/6/2022 17.100- 18.200- 17.200 16.700


17.700 18.400

21/6/2022 17.100- 18.200- 17.200 16.800


17.700 18.400
28/6/2022 17.100- 18.200- 17.200 16.800
17.500 18.400

7/6/2022 16.600- 18.200 16.400


17.000

14/6/2022 16.800- 18.200 16.500


17.000

MIỀN 21/6/2022 16.800- 18.200 16.600


TRUNG 17.000

28/6/2022 16.800- 18.200 16.500


16.900

7/6/2022 17.000- 18.300 17.400 16.600


17.400

14/6/2022 17.000- 18.400 17.400 16.700


17.600
TP. HCM
21/6/2022 17.000- 18.400 17.400 16.800
17.600

28/6/2022 17.000- 18.400 17.400 16.800


17.500

Bảng 1: Giá đường tại Việt Nam trong tháng 6/2022. (Nguồn: VSSA/ÐVT: đồng/kg đã bao
gồm VAT).

Như vậy trong tháng 6 so với giá đường thị trường nội địa trong khu vực bao gồm các nước
ASEAN và Trung Quốc, giá đường của Việt Nam đã thấp hơn hẳn.

7/06/2022 14/06/2022 21/06/2022 28/06/2022

Java, Indonesia 21.465 21.390 21.268 21.015

Bangkok, Thái Lan 29.062 30.658 30.685 35.201

Manila, Philippines 21.196 20.798 20.510 20.291


Trịnh Châu, TQ 17.683 17.775 17.775 17.725

Việt Nam 21.465 21.390 21.268 21.015

Bảng 2: So sánh giá đường trên thị trường nội địa các nước lân cận.
(ĐVT: đồng/kg. Nguồn: VSSA).

2. Nhập khẩu đường và nạn nhập lậu

a. Nhập khẩu đường

Số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam cho thấy, trong 5 tháng đầu năm đã ghi nhận
đường nhập khẩu từ các nước ASEAN (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar)
vào Việt Nam tăng đáng kể so với cùng kỳ như sau:

Đường nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2022

Nước xuất khẩu 2022 2022 So sánh cùng kỳ

Campuchia 83.440 83.440 115%

Indonesia 185.750 185.750 304%

Lào 86.148 86.148 176%

Malaysia 134.845 134.845 209%

Myammar 44.500 44.500 64%

Tổng cộng 534.683 534.683 169%

Bảng 3: Nhập khẩu đường của Việt Nam từ các nước ASEAN (ÐVT: tấn. Nguồn: VSSA).
Dữ liệu trên cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2022 đã có hiện tượng bất thường khi nhập khẩu
đường tăng đột biến so với cùng kỳ, tăng 169% từ các nước ASEAN có trình độ sản xuất
đường tương đương hoặc thấp hơn vào Việt Nam và các nước nêu trên trong cùng thời gian
đã gia tăng nhập khẩu đường từ Thái Lan.

Như vậy, cả 3 nguồn cung đường bao gồm đường sản xuất từ mía, đường nhập khẩu từ các
nước ASEAN và đường nhập lậu đều tăng so với cùng kỳ, trong khi sức cầu kém trong giai
đoạn phục hồi sau dịch bệnh COVID-19 khiến cho thị trường tiếp tục hoàn cảnh thừa cung và
chặn đầu ra của đường sản xuất từ mía.

b. Tình hình hoạt động và kiểm soát đường nhập lậu và gian lận thương mại

Trong tháng 6, các hoạt động gian lận thương mại đường tiếp tục hoạt động mạnh và đường
lậu tiếp tục thống trị thị trường khiến cho đường làm từ mía rất khó tiêu thụ. Một số thông tin
sau cho thấy mức độ công khai của hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu.

Công an huyện Mộc Hóa (Long An) phát hiện lô hàng hóa 700 bao đường tinh luyện được
sản xuất ngày 1/2/2022 tại nhà máy BAANRAI SUGAR INDUSTRY CO., LTD, địa chỉ 88
Moo 12, Tubluang District, Amphur Banrai Uthaitani 61140, Thái Lan đang trên đường đưa
đi tiêu thụ. Tuy nhiên hàng hóa lưu thông trên thị trường không có nhãn phụ và chủ hàng
không xuất trình được tờ khai nhập khẩu.

Tại Quảng Trị, lực lượng Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã phát hiện 6 vụ, thu giữ 35 tấn đường
cát trắng nhập lậu. Đồng thời, phát hiện, bắt quả tang 2 đối tượng đang thực hiện hành vi vận
chuyển đường lậu trái phép.

Các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều hoạt động để ngăn chặn hoạt động gian lận thương
mại và rất nhiêu hành vi gian lận thương mại đường nhập lậu đã được phát hiện tại hầu như
tất cả tỉnh thành trên cả nước.

“Tuy nhiên các vụ việc phát hiện cho đến nay chỉ được xử lý hành chính và hầu như không
có tác dụng răn đe khiến hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu bùng phát cuối từ
tháng 12/2021 cho đến nay vẫn chưa giảm nhiệt”, VSSA nhận định.

3. Dự báo

VSSA cho rằng các nguồn cung hiện đang dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ đường chưa
tăng nên sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 7 và ưu thế thị trường vẫn thuộc
về các loại đường, chất ngọt có nguồn gốc nhập khẩu và giá đường trong nước sẽ có diễn
biến gắn với giá đường thế giới.

Giá đường tại thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục ở mức thấp hơn so với giá đường của các quốc
gia trồng mía lân cận (Trung quốc, Indonesia, Philippines).

You might also like