You are on page 1of 2

TỔNG QUAN NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN VIỆT NAM

Mở rộng diện tích trồng cao su ở nước ngoài trong bối cảnh diện tích trồng cao su trong
nước đang thu hẹp. Trong những năm gần đây, diện tích trồng cao su tại Việt Nam đang
có xu hướng thu hẹp với mức giảm bình quân 10,000-20,000 ha mỗi năm dưới tác động
của: (1) Diễn biến giá cả cao su tại thị trường thế giới không khả quan, việc trồng cây cao
su cũng yêu cầu thời gian phát triển lâu nhưng mang lại tính hiệu quả kinh tế thấp hơn
các nhóm ngành khác; (2) Nhu cầu đô thị hóa và công nghiệp hóa đang ngày một gia tăng
và nhưng quỹ đất vẫn còn hạn chế; (3) Hoạt động tái canh gặp khó khi nhà nước không
còn hoãn thời gian đóng tiền sử dụng đất trong thời gian đầu tư cơ bản. Trước xu hướng
thu hẹp diện tích rừng cao su, Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết sản lượng sản xuất vẫn
duy trì tăng trưởng sản lượng nhờ gia tăng năng suất, bình quân đạt 1,682 kg/ha, cao nhất
trong nhóm các nước châu Á. Ngoài ra, cao su thô cũng được gia tăng nhập khẩu từ các
vùng rừng nguyên liệu tại Lào và Campuchia để xử lý và chế biến các sản phẩm sâu phục
vụ cho xuất khẩu. Theo Tổng cục Hải Quan, có hơn 1.6 triệu tấn cao su đã được nhập về
Việt Nam trong 2021, tăng gấp 2.4 lần cùng kỳ. Mức tăng trưởng vẫn duy trì trong 2022
với lượng cao su nhập khẩu đạt 714.7 nghìn tấn (+44.7% ). Hầu hết các doanh nghiệp sản
xuất cao su lớn tại Việt Nam đều có quỹ rừng phân bổ tại các nước Lào và Campuchia.
Trước xu hướng chuyển đổi đất cao su sang khu công nghiệp, sản lượng xuất khẩu cao su
của Việt Nam vẫn được bảo đảm ổn định nhờ vùng nguyên liệu tại nước ngoài.
Sản lượng xuất khẩu liên tục gia tăng
Trong giai đoạn 2015-2021, sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam liên tục thiết lập
đỉnh mới với mức tăng trưởng bình quân hơn 9.5% một năm. Ngay cả trong 2021 khi
hoạt động thu hoạch và trung chuyển hàng hóa bị gián đoạn bởi dịch bệnh, ngành cao su
vẫn duy trì tích cực với sản lượng xuất khẩu cao su đạt hơn 1.9 triệu tấn (+11.7%), tương
đương với kim ngạch 3.3 tỷ USD (+37.5%). Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là đối tác
nhập khẩu chính của Việt Nam với tỷ trọng đóng góp lần lượt 71% và 6% tổng sản lượng
xuất khẩu. Đà tăng vẫn được tiếp nối sang 2022 với tổng lượng xuất khẩu trong 2022 đạt
983 nghìn tấn (+7.2%), trị giá hơn 1.68 tỷ USD (+7.2%). Tuy Trung Quốc vẫn duy trì
chính sách “Zero COVID” nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn hưởng lợi nhờ nhu cầu thu
mua mủ và cao su sơ chế phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm cao su sau đại dịch.
Trong 7 tháng đầu năm, Trung Quốc chiếm hơn 71.3% tổng lượng cao su xuất khẩu của
cả nước.
Giá các loại cao su ghi nhận mức sụt giảm mạnh tại hầu hết các thị trường chính
Tuy nhiên, đi ngược với diễn biến tích cực của sản lượng xuất khẩu, giá các loại cao su
ghi nhận mức sụt giảm mạnh tại hầu hết các thị trường chính. Thống kê biến động giá của
Asian Rubber cho thấy, giá cao su SVR 10 của Việt Nam đang giao dịch ở mức 162.9
Uscent/kg vào đầu tháng 8, giảm 10.3% kể từ mức cao tháng 2 những vẫn tăng 2.7% so
với thời điểm đầu năm. Ngoài ra, diễn biến cao su có sự phân hóa mạnh theo chủng loại.
Bên cạnh các loại cao su vẫn giữ xu hướng tăng so với bình quân cùng kỳ như SVR 20
(+4.3% ), cao su hỗn hợp (+14.8% ), SVR 10 (+1,4% )... một số loại khác có có xu hướng
giảm nhẹ như: SVR 3L (-5.8% ), SVR CV60 (-7.8% ), RSS3 (-5.5% ), SVR CV50 (-6.5%
), RSS1 (-11.9% ),..

You might also like