You are on page 1of 10

Chủ đề 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT

Ngày soạn: Phê duyệt của nhóm chuyên môn

Giới thiệu chung về chủ đề: chủ đề hình thành trên cơ sở các bài học trong sgk, theo mạch kiến thức:
- Sự hấp thụ nước
- Vận chuyển các chất trong cây.
- Thoát hơi nước
- Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 4 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Sau khi thực hiện chủ đề này HS sẽ khám phá được quá trình TĐ nước ở thực vật, bao gồm:
- Trao đổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình liên tiếp: Hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước
- Cơ chế hấp thụ nước ở rễ
- Cơ chế và ý nghĩa của thoát hơi nước với đời sống của thực vật
- Sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sự sinh trưởng của cây trồng.
- Sự trao đổi nước ở thực vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số NL của HS như sau:
- NL tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về Cơ quan hấp thụ nước,
cơ chế hấp thụ nước và con đường vận chuyển nước; Vaii trò của quá trình THN, các con đường THN và các
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình THN
- NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm về quá trình hấp thụ
nước, THN, hợp tác giải quyết vấn đề về cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề về cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí
2.2. Năng lực sinh học:
* Nhận thức sinh học:
- Nêu được cơ quan hấp thụ nước, cơ chế hấp thụ nước và dòng vận chuyển nước từ đất vào mạch gỗ của rễ
- Nêu được ccon đường và cơ chế vận chuyển nước ở thân
- Nêu được vai trò của THN đối với đời sống thực vật
- Mô tả được cấu tao của lá thích nghi với chức năng THN
- Trình bày được thí nghiệm của Garo để làm căn cứ xác định được các con đường THN ở lá
- Phân biệt 2 con đường THN: qua khí khổng và qua cutin
- Mô tả được cơ chế đóng mở khí khổng
- Trình bày được các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình THN
* Tìm hiểu thế giới sống: - Bố trí và tiến hành được thí nghiệm cây có quá trình THN
- Ghi chép quá trình THN và rút ra kết luận về quá trình THN
* Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học:
- Giải thích được THN là "tai họa tất yếu" của thực vật
- Đề xuất các biện pháp tưới tiêu hợp lí cho cây trồng và vận dụng ở gia đình hoặc ở vườn trường, ở địa phương
3. Về phẩm chất: Thông qua thực hiện chủ đề sẽ tạo điều kiện để học sinh
- Có ý thức trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh

1
- Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về quá trình trao đổi
nước, qua đó nhận thức được tầm quan trọng của nước đối với thực vật, việc tưới tiêu hợp lí trong sản xuất nông
nghiệp
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thiết kế và thực hiện thí
nghiệm, thảo luận về vai trò của quá trình THN
- Trung thực trong thực hiện thí nghiệm, ghi chép và rút ra kết luận về THN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Làm trước các thí nghiệm: chứng minh sự thoát hơi nước
- Hình ảnh cấu tạo tong và ngoài của lá
- Đoạn video về các con đường THN của lá:
https://www.youtube.com/watch?v=WAISp1a1CY
- Hình ảnh cấu tạo khí khổng, hiện tượng ứ giọt, rỉ nhựa ở thực vật
- Mỗi nhóm HS chuẩn bị: 02 túi nilon trắng, cốc đựng cây cảnh, dây chun buộc
- Các đồ dùng: Bảng phụ bằng giấy A0, bút lông (theo nhóm).
Phiếu học tập số 1:
- Hình thức hoạt ðộng: Hoạt ðộng nhóm
- Thời gian: 10 phút
- Lệnh: Ðọc thông tin SGK mục II.1.a trang 7 và mục II.2 trang 8
Quan sát hình 1.3 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nýớc từ ðất vào tế bào lông hút theo cõ chế nào?
2. Dòng nýớc và ion khoáng từ ðất vào mạch gỗ của rễ theo những con ðýờng nào? Nêu ðặc ðiểm của mỗi
con ðýờng ðó.

Phiếu học tập số 2:


- Hình thức hoạt ðộng: Hoạt ðộng nhóm
- Thời gian: 15 phút
- Lệnh: Ðọc thông tin SGK mục I, II trang 10, 11, 12, 13
Thảo luận nhóm hoàn thành bảng sau:
Điểm phân biệt Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây
Cấu tạo mạch
Thành phần dịch
vận chuyển
Động lực thúc đẩy

Phiếu học tập số 3:


- Hình thức hoạt động: Hoạt ðộng nhóm
- Thời gian: 7 phút
- Lệnh: Ðọc thông tin SGK trang 15, 16
Quan sát hình 3.1 và trả lời các câu hỏi sau: 1. Nýớc vào cây phần lớn ði ðâu?
2. Hãy quan sát các hình ảnh sau....
Nêu vai trò của THN ở thực vật

Phiếu học tập số 4: Hãy đọc thông tin trong mục II.1 SGK trang 16, 17; quan sát hình 3.2, hình cấu tạo của lá,
trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu các đặc điểm cấu tạo của lá thích nghi với chức năng THN.
2. Mô tả TN của Garo
3. Rút ra nhận xét về kết quả thực nghiệm của Garo (nhận xét về sự phân bố khí khổng, tốc độ THN, con
đường THN)
4. Dựa vào hình, bảng số liệu, hãy cho biết những yếu tố nào tham gia vào quá trình THN ở lá?
2
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tiết 1
Ngày dạy Lớp Tiết Ghi chú Ngày dạy Lớp Tiết Ghi chú

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là quá trình trao đổi nước ở thực vật
a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là quá trình hấp thụ nước, vận
chuyển nước và thoát hơi nước ở thực vật.
b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa thí nghiệm:
1 chậu cây trồng tưới đầy đủ nước
1 chậu cây trồng không được tưới nước đầy đủ ( hoặc 1 cây nhổ lên khỏi mặt đất)
YC HS quan sát và trả lời câu hỏi: Hình thái, màu sắc của cây trong 2 chậu như thế nào?
- GV chiếu một số hình ảnh hiện tượng ứ giọt ở cây một lá mầm
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hãy quan sát các hình ảnh, gọi tên các hiện tượng trên hình và
giải thích hiện tượng.
* Thực hiện nhiệm vụ: Câu trả lời của HS:
1. - Mô tả được hình thái, màu sắc của cây trồng trong 2 thí nghiệm.
- Xác định được cây sinh trưởng và phát triển bình thường trong chậu có đủ nước - qua đó nêu được vai
trò của nước
2. Hiện tượng ứ giọt là hiện tượng xảy ra do không khí xung quanh đã bị bão hòa bởi hơi nước, do đó khi
cây THN ra bên ngoài, không tạo thành hơi nước mà tạo thành những giọt nước trên bề mặt lá
* Báo cáo, thảo luận: - GV gọi đại diện bất kì chia sẻ kết quả hoạt động
- Các HS khác bổ sung
* Kết luận, nhận định: - GV chốt lại câu trả lời
- Nhận xét hoạt động của lớp

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


Hoạt động 2.1.1: Tìm hiểu sự hấp thụ nước ở rễ
a. Mục tiêu: Sơ lược đặc điểm hình thái của rễ, thích nghi với chức năng hút nước và ion khoáng.
Nêu được cơ chế hấp thụ nước ở rễ.
b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
1. GV YC HS quan sát tranh vẽ hình 1.1 và 1.2 trang 6, 7 SGK và trả lời câu hỏi: Rễ cây có những đặc điểm
nào thích nghi với sự hấp thụ nước ?
Những cây ở môi trường nước hấp thụ nước nhờ bộ phận nào?
2. GV YC HS chia nhóm (mỗi bàn là 1 nhóm), thảo luận nhóm để hoàn thành PHT số 1
* Thực hiện nhiệm vụ:
1. Quan sát tranh vẽ hình 1.1 và 1.2 trang 6, 7 SGK và trả lời câu hỏi: Rễ cây có những đặc điểm nào thích
nghi với sự hấp thụ nước ?
Những cây ở môi trường nước hấp thụ nước nhờ bộ phận nào?
2. Chia nhóm (mỗi bàn là 1 nhóm), thảo luận nhóm để hoàn thành PHT số 1
1. Ðặc điểm của rễ thích nghi với sự hấp thụ nước:
Rễ cây sinh trýởng nhanh về chiều sâu, lan tỏa đến nguồn nước trong đất, sinh trưởng liên tục, hình
thành rất nhiều lông hút giúp cây hút được nhiều nước và ion khoáng
2. Cơ chế hấp thụ nước: Thẩm thấu, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
3. Nước đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường:
* Con đường qua thành tế bào - gian bào: Nhanh, không được chọn lọc.
* Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: Chậm, được chọn lọc
3
* Báo cáo, thảo luận: - GV gọi 2 nhóm bất kì chia sẻ kết quả hoạt động
- Các nhóm khác bổ sung
* Kết luận, nhận định: - GV chốt lại kiến thức
- Nhận xét hoạt động của các nhóm
Hoạt động 2.1.2: Tìm hiểu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp
thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
a. Mục tiêu: Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước ở rễ
b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV YC HS thực hiện lệnh của mục III.1 SGK trang 9 : Hãy kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến
lông hút và qua đó giải thích sự ảnh hưởng của MT đối với qua trình hấp thụ nước ở rễ cây.
GV dùng kỹ thuật động não hỗ trợ khi HS suy nghĩ bằng cách nêu vấn đề bổ trợ: trong thực tế khi nào cây
không hút được nước?...
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy luận từ kiến thức đã học ở mục I và kiến thức thực tế nêu câu trả lời.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ nýớc và ion khoáng như: - Ðộ thẩm thấu, độ pH, lượng oxi (độ
thoáng của đất)...
* Báo cáo, thảo luận: - GV gọi HS bất kì trả lời
- Các HS khác bổ sung
* Kết luận, nhận định: - GV chốt lại kiến thức
- Nhận xét hoạt động của lớp
****************************************************
Tiết 2
Ngày dạy Lớp Tiết Ghi chú Ngày dạy Lớp Tiết Ghi chú

Hoạt động 2.2.1: Phân biệt dòng mạch gỗ và dòng mạch rây
a. Mục tiêu: Phân biệt dòng mạch gỗ và dòng mạch rây (cấu tạo, thành phần dịch vận chuyển, động lực thúc
đẩy dòng mạch)
b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: YC HS nghiên cứu mục I, II trang 10, 11, 12, 13 SGK
Thảo luận theo nhóm bàn hoàn thành nội dung PHT số 2
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS nghiên cứu mục I, II trang 10, 11, 12, 13 SGK
Thảo luận nhóm hoàn thành nội dung PHT 2:
Điểm phân biệt Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây
Cấu tạo mạch Hệ thống các tế bào chết là mạch ống và Hệ thống các tế bào sống là ống rây và
quản bào nối nhau thành ống nối tiếp từ rễ TB kèm..
lên lá, giữa các ống có các lỗ bên thông nhau.
Thành phần Chủ yếu là nước, các ion khoáng, các chất hữ Chủ yếu là các chất hữu cơ tổng hợp từ
dịch vận cơ được tổng hợp từ rễ(a.amin, vitamin…) lá (đường, aa, hoocmon, ATP…) và 1
chuyển số ion khoáng sử dụng còn lại.
Động lực thúc Sự kết hợp 3 lực: Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa
đẩy - Lực đẩy do áp suất rễ tạo nên. cơ quan nguồn (lá) và các cơ quan chứa
- Lực hút do sự thoát hơi nước ở lá (củ, quả, hạt…)
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau
và với thành mạch gỗ
4
* Báo cáo, thảo luận: - GV YC 1 nhóm báo cáo kết quả
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định: - GV chốt lại kiến thức
- Nhận xét hoạt động của các nhóm

Hoạt động 2.2.2: Tìm hiểu sự vận chuyển nước trong cây
a. Mục tiêu: Nêu được cơ chế, các con đường và động lực vận chuyển nước trong thân
b. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: Từ kết quả hoạt động 2.2.1, YC HS thảo luận các nội dung:
Vận chuyển nước trong thân được thực hiện 1. theo cơ chế nào?
2. theo những con đường nào?
3. động lực vận chuyển nước trong thân?
Thời gian: 7 phút
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS thảo luận các nội dung GV nêu rồi đưa ra câu trả lời.
Vận chuyển nýớc ở thân:
- Nýớc ðýợc vận chuyển chủ yếu bằng con ðýờng qua mạch gỗ từ rễ lên lá.
Ngoài ra còn con ðýờng qua mạch rây, hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngýợc lại.
- Cõ chế: Khuếch tán do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
- Nýớc ðýợc vận chuyển từ rễ lên lá nhờ lực hút do thoát hõi nýớc của lá, lực ðẩy của rễ, lực liên kết giữa
các phân tử nýớc với nhau và với thành mạch.
* Báo cáo, thảo luận: - GV gọi gọi HS báo cáo kết quả
- Gọi HS nhận xét theo kĩ thuật 321
* Kết luận, nhận định: - GV chốt lại kiến thức
- Nhận xét hoạt động của lớp
****************************************************

Tiết 3
Ngày dạy Lớp Tiết Ghi chú Ngày dạy Lớp Tiết Ghi chú

Hoạt động 2.3.1: Làm thí nghiệm chứng minh thực vật có quá trình THN
a. Mục tiêu: Bố trí và tiến hành được thí nghiệm chứng minh cây có quá trình THN
b. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động theo nhóm 4-5 người
- Thiết kế thí nghiệm đơn giản chứng minh cây có quá trình THN (dực trên những nguyên vật liệu đã chuẩn
bị sẵn ở nhà) Sau đó GV hướng dẫn HS chốt lại cách tiến hành thí nghiệm (HS có thể tiến hành xác định
thực vật có quá trình THN qua lá bằng phương pháp cân)
- Thực hiện thí nghiệm, ghi chép dữ liệu quan sát được và rút ra kết luận
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận với nhau để thiết kế các bước thí nghiệm: Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật, bố trí thí nghiệm
- HS có thể không thống nhất cách bố trí thí nghiệm. GV theo dõi và có thể gợi ý khi cần thiết (HS có thể
tiến hành xác định thực vật có quá trình THN qua lá bằng phương pháp cân)
- HS chốt phương án thiết kế thí nghiệm
- Thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và rút ra kết luận
1. Các býớc tiến hành thí nghiệm

5
- Chuẩn bị 2 chậu cây (tốt nhất là trồng trong dung dịch thủy canh), chậu A còn nguyên lá. chậu B ðã
loại bỏ lá.
- Nhỏ vào 2 chậu một ít dầu sao cho dầu phủ kín bề mặt nýớc.
- Dùng túi nilon trắng bọc kín 2 chậu cây
- Ðể 2 chậu cây ở nõi có ðầy ðủ ánh sáng trong 15 phút. Quan sát hiện týợng.
2. Quá trình hoạt ðộng nhóm làm thí nghiệm: thao tác chính xác, ghi chép ðầy ðủ, rút ra kết luận: Cây
có quá trình THN
* Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu 2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận về các bước tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm
- Các nhóm khác bổ sung: dụng cụ, mẫu vật, các bước tiến hành, kết quả thí nghiệm. HS nhận xét theo kĩ
thuật 3 (ưu)-2(góp ý)-1(câu hỏi).
- Các nhóm cùng chốt lại tiến trình thực hiện thí nghiệm và kết luận rút ra từ thí nghiệm.
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm về thiết kế thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm
- Chốt lại các bước tiến hành thí nghiệm và kết luận rút ra là: cây có quá trình THN

Hoạt động 2.3.2: Tìm hiểu về vai trò của quá trình THN
a. Mục tiêu: Trình bày được vai trò của quá trình THN
b. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc SGK mục I trang 15 rút ra vai trò của quá trình THN
- Thảo luận, thực hiện PHT số 3, rút ra vai trò của quá trình THN
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS tự đọc SGK, ghi lại vai trò của quá trình THN
- Thảo luận trong nhóm để cùng thực hiện PHT
- Chốt lại vai trò của quá trình THN
I. Vai trò của quá trình THN:
- THN tạo lực hút ðầu trên của dòng mạch gỗ
- THN làm khí khổng mở, cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình QH
- THN làm giảm nhiệt ðộ bề mặt lá.
* Báo cáo, thảo luận: - GV gọi đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả hoạt động nhóm về vai trò THN
- Các nhóm khác bổ sung để cùng chốt lại vai trò của quá trình THN
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại vai trò của quá trình THN
- Nhận xét hoạt động của các nhóm

Hoạt động 2.3.3: Tìm hiểu quá trình THN qua lá, các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình
THN, cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí
a. Mục tiêu: Giúp HS khám phá quá trình THN qua lá, các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình đó và cân bằng
nước - tưới tiêu hợp lí cho cây trồng.
b. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm:
+ Trạm 1: Tìm hiểu lá là cơ quan THN
+ Trạm 2: Tìm hiểu các con đường THN
+ Trạm 3: Tìm hiểu các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình THN
+ Trạm 4: Tìm hiểu cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Từng nhóm HS tự đọc SGK, sau đó thảo luận, thống nhất nội dung của nhóm mình (nhóm chuyên gia)
- Từng chuyên gia trong nhóm mới trao đổi nội dung đã nghiên cứu với cả nhóm ở từng trạm - từng nhóm
mới thảo luận - thống nhất và ghi lại nội dung từ trạm 1 đến trạm 4
II. THOÁT HÕI NÝỚC QUA LÁ
6
1. Cấu tạo của lá thích nghi với chức nãng THN
Cõ quan THN chủ yếu của cây là lá
2. Hai con ðýờng THN
Qua khí khổng Qua cutin
Ðặc ðiểm Vận tốc lớn Vận tốc nhỏ
Ðýợc ðiều chỉnh bằng cõ chế ðóng mở khí Không ðýợc ðiều chỉnh bằng cõ
khổng chế ðóng mở khí khổng
Cõ chế - Nýớc thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng, + Hõi nýớc khuếch tán từ khoảng
vì vậy cõ chế ðiều chỉnh quá trình THN là cõ gian bào của thịt lá qua lớp cutin
chế ðiều chỉnh quá trình ðóng mở khí khổng ðể thoát ra ngoài
+ Khi no nýớc, thành mỏng của TB khí khổng + Tốc ðộ khuếch tán qua lớp cutin
cãng làm cho thành dày cong theo → khí khổng phụ thuộc vào ðộ dày, mỏng, ðộ
mở chặt của lớp cutin
+ Khi mất nýớc, thành mỏng của TB khí khổng + Lớp cutin càng dày, tốc ðộ THN
hết cãng làm cho thành dày duỗi thẳng → khí càng thấp và ngýợc lại
khổng ðóng
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HÝỞNG ÐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HÕI NÝỚC
Nýớc, ánh sáng, nhiệt ðộ, gió và một số ion khoáng.
IV. CÂN BẰNG NÝỚC VÀ TÝỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG
- Cân bằng nýớc ðýợc tính bằng sự so sánh lýợng nýớc do rễ hút vào và lýợng nýớc thoát ra
- Týới nýớc hợp lí cho cây trồng dựa vào: Ðặc ðiểm di truyền, pha sinh trýởng, phát triển của cây, loại
cây, ðặc ðiểm ðất, thời tiết.
- Chỉ tiêu sinh lí chuẩn ðoán về nhu cầu nýớc của cây: Áp suất thẩm thấu, hàm lýợng nýớc, sức hút nýớc
của lá.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả hoạt động nhóm
- Các nhóm khác bổ sung để cùng chốt lại
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại nội dung kiến thức
- Nhận xét hoạt động của các nhóm
****************************************************
Tiết 4
Ngày dạy Lớp Tiết Ghi chú Ngày dạy Lớp Tiết Ghi chú

Hoạt động 2.4: Làm thí nghiệm về thoát hơi nước


a. Mục tiêu:
- Sử dụng giấy cooban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở 2 mặt lá.
- Hình thành được các kỹ năng: thực hành, quản lý tổ chức thí nghiệm; nghiên cứu khoa học.
- Rèn thái độ cẩn thận, trung thực trong công việc nghiên cứu
b. Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ
GV: Chuẩn bị trước giờ thực hành các nội dung sau:
+ Phòng thực hành: vệ sinh, kiểm tra bàn ghế, dụng cụ, hóa chất… có liên
quan đến các nội dung thí nghiệm.
+ Mẫu vật, dụng cụ, hóa chất.
Thí nghiệm
- Cây có lá nguyên vẹn.
- Cặp nhựa hoặc gỗ.
- Giấy lọc.
7
- Ðồng hồ bấm tay.
- Dung dịch coban clorua 5 %.
- bình hút ẩm.
+ Tổ chức lớp học tại phòng thực hành: phân nhóm, giao nhiệm vụ cho
HS:(5 phút)
Phân lớp HS thành 4 nhóm, phân công nhiệm vụ các nhóm, nêu các yêu cầu - Phân nhóm, xác ðịnh vị trí
nội quy phòng thí nghiệm mà HS cần tuân thủ trong giờ học, Chú ý vị trí dụng của nhóm cùng dụng cụ và
cụ thí nghiệm, hóa chất, vệ sinh… hóa chất
+ GV: làm trước thí nghiệm 1 mẫu, trình diễn trước lớp cho HS quan sát, - Quan sát GV làm mẫu
sau đó yêu cầu HS tiến hành các thí nghiệm (5 phút)
+ YC HS: tiến hành thí nghiệm: - Di chuyển ra sân, làm thí
làm ngoài sân trường (20 - 25 phút). nghiệm, ghi chép nội dung,
+ GV: kiểm tra nhắc nhở trong khi HS tiến hành thí nghiệm hiện tượng và kết quả
+ Tổng kết giao nhiệm vụ cho các nhóm viết thu hoạch ở nhà (5 phút) - Nhận nội dung và viết thu
YC mỗi nhóm HS làm một bản tường trình, theo nội dung sau: hoạch tại nhà
Bảng ghi tốc ðộ thoát hõi nýớc của lá tính theo thời gian
Thời gian chuyển màu của
Tên cây, vị trí
Nhóm Ngày, giờ giấy
của lá
coban clorua
Mặt trên Mặt dưới

Giải thích vì sao có sự khác nhau giữa 2 mặt lá

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về quá trình trao đổi nước để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn;
Hệ thống một số kiến thức đã học
b. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1. - Cây hấp thụ nước bằng cơ quan nào ? Theo những cơ chế nào? và bằng những con đường nào?
- Tại sao cây trồng ở cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ héo dần và chết?
- Tại sao ở đồng bằng Nam bộ bị ngập mặn do nước triều dâng lên bị héo là và chết ?
2. - Trong cây, nước được vận chuyển theo mấy con đường ? Cơ chế và động lực thúc đấy mỗi con đường ?
- Tại sao khi ta cắt ngang thân của một cây thân thảo sẽ có nhựa cây chảy ra ở vết căt?
3. - Tại sao THN được gọi là "tai họa tất yếu" của cây?
- Giải thích tại sao ở thực vật, sự THN xảy ra nhiều hơn ở mặt dưới của lá?
- Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
- Sử dụng sơ đồ, hệ thống nội dung quá trình hấp thụ nước, vận chuyển nước và THN ở thực vật.
* Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trả lời các câu hỏi
- Thảo luận trong nhóm cùng chốt lại các câu trả lời
* Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu 2 nhóm báo cáo kết quả trả lời các câu hỏi
- Các nhóm góp ý theo kĩ thuật 2-2-1
* Kết luận, nhận định:
GV chốt lại các câu trả lời về vận dụng hiểu biết về trao đổi nước trong thực tiễn

4. Hoạt động 4: Vận dụng


a. Mục tiêu: Phát triển NL tự học và NL tìm hiểu thế giới sống
b. Nội dung: HS điều tra, khảo sát viêc trồng và tưới nước cho cây tại gia đình và địa phương
c. Sản phẩm: Báo cáo điều tra
d. Tổ chức thực hiện:
Giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp: điều tra, khảo sát về tình hình trồng và tưới nước cho cây trong
gia đình, gia đình người thân hoặc ở địa phương

8
IV. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất?
A. Miền lông hút hút nước và muối khoáng cho cây. B. Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ.
C. Chóp rễ che chở cho rễ. D. Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.
Câu 2: Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ H2O và ion
khoáng là:
A. Số lượng tế bào lông hút lớn. B. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút.
C. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả. D. Số lượng rễ bên nhiều
Câu 3: Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bản nào
A. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ. B. Hấp thụ khuếch tán và thẩm thấu
C. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động. D. Điện li và hút bám trao đổi.
Câu 4: Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường nào?
A. Xuyên qua tế bào chất của của các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ.
B. Con đường tế bào chất và con đường gian bào.
C. Qua lông hút vào tế bào nhu mô vỏ, sau đó vào trung trụ.
D. Đi theo khoảng không gian giữa các tế bào vào mạch gỗ
Câu 5: Động lực giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng
chục mét là
A. lực đẩy (động lực đầu dưới )- lực hút (do sự thoát hơi nước) - lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau,
với thành mạch gỗ
B. lực hút và lực liên kết (giữa các phần tử H20 với nhau).
C. lực đẩy (động lực đầu dưới), lực hút do sự thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên).
D. lực đẩy và lực liên kết (giữa các phần tử H20 với thành mạch).
Câu 6: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là
A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. hàm lượng nước. D. ion khoáng.
Câu 7: CO2 được hấp thụ vào cây trong trường hợp
A. cây cần CO2 để quang hợp. B. cây hấp thụ nhiều nước.
C. cây mở khí khổng để thoát hơi nước. D. cây hô hấp ở lá mạnh.
Câu 8: Nguyên tố vi lượng cần cho cây với một lượng rất nhỏ vì
A. phần lớn chúng đã có trong cây. B. chức năng chính của chúng là hoạt hóa enzim.
C. phần lớn chúng được cung cấp từ hạt. D. chúng chỉ cần trong một số pha sinh trưởng nhất định.
Câu 9: Thực vật không thể tự cố định nitơ khí quyển vì
A. nitơ đã có rất nhiều trong đất. B. thực vật không có enzim nitrogenaza.
C. quá trình cố định nitơ cần rất nhiều ATP. D. tiêu tốn H+ rất có hại cho thực vật.
2. Mức độ thông hiểu:
Câu 1: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?
I. Năng lượng là ATP
II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất
III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi
IV. Enzim hoạt tải (chất mang)
A. I, V B. II, IV C. I, II, IV D. I, III, IV
Câu 2: Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:
I. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
II. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
III. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.
IV. Không cần tiêu tốn năng lượng.
Số đặc điểm đúng là:
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 3: Căn cứ vào đâu để tưới nước hợp lí cho cây trồng?
I. Căn cứ vào chế độ nước của cây.
II. Căn cứ vào nhu cầu nước của từng loại cây.
9
III. Căn cứ vào số khí khổng có trong lá.
IV. Căn cứ vào nhóm cây trồng khác nhau.
V. Căn cứ vào tính chất vật lí, hóa học của đất.
VI. Căn cứ vào sự đóng mở khí khổng.
A. I, II, III, IV. B. I, II, IV, V. C. II, III, IV, V. D. III, IV, V, VI.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?
I. Trời lạnh sức hút nước của cây giảm.
II. Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh.
III. Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng sẽ gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng
hút nước của rễ.
IV. Một trong các nguyên nhân rụng lá mùa đông là do cây tiết kiệm nước vì hút nước được ít.
A. I, III. B. I, II, III. C. III, IV. D. I, III, IV.
3. Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?
I. Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm.
II. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ
yếu.
III. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất
IV. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây
A. II B. III, IV C. I, III D. III
Câu 2: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
A. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
C. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. D. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
Câu 3: Vì sao khi chuyển một cây gỗ to đi trồng ở một nơi khác, người ta phải cắt đi rất nhiều lá?
A. Để giảm bớt khối lượng cho dễ vận chuyển.
B. Để giảm đến mức tối đa lượng nước thoát, tránh cho cây mất nhiều nước.
C. Để cành khỏi gãy khi di chuyển.
D. Để khỏi làm hỏng bộ lá khi di chuyển.
Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn hán sinh lý?
I. Trời nắng gay gắt kéo dài
II. Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài
III. Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn
IV. Cây bị thiếu phân
A. II, IV B. II, III C. III, IV D. I, III
4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa nắng gắt vì
I. làm thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng bất lợi cho cây.
II. giọt nước đọng trên lá sau khi tưới trở thành thấu kính hôi tu, hấp thụ ánh sáng và đốt nóng lá, làm lá héo.
III. lúc này khí khổng đang đóng, dù được tưới nước nhưng cây vẫn không hút được nước
IV. đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá.
A. II, III, IV. B. I, II, IV. C. II, III. D. II, IV.
Câu 2: Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do
A. các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.
B. nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.
C. thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hóa của keo đất.\
D. làm cho cây nóng và héo lá.
Tự luận :
1. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
* Đáp án: Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây thiếu oxi  phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của
rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm lông hút chết  cây không hấp thụ được nước  cây chết.

10

You might also like