You are on page 1of 3

Viết bài Luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen xấu hay

một quan niệm


Đề bài: Thuyết phục người khác từ bỏ quan điểm “Ăn mặc khác người để chứng tỏ sành
điệu”
Luận điểm:
1. Thế nào là quan niệm "Ăn mặc khác người để chứng tỏ sành điệu" và nó phổ
biến như thế nào?
2. Một số biểu hiện của "Ăn mặc khác người" và nguyên nhân nào dẫn đến suy
nghĩ này?
3. Tác hại của việc " Ăn mặc khác người"? Tại sao nên từ bỏ quan niệm này?
4. Làm thế nào để thay đổi thói quen "Ăn mặc khác người"?

Mở bài:
Ăn mặc là nhu cầu chính đáng của con người giúp chúng ta tự tin hơn nhưng
nó phải phù hợp với thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cùng
với quá trình hòa nhập với thế giới, trang phục ở nước ta có những "biến dạng"
theo hướng tiêu cực đáng báo động. Đặc biệt xu hướng này phát triển mạnh mẽ
trong giới trẻ, việc giới trẻ ngày nay quan niệm "Ăn mặc khác người để chứng tỏ
mình là một người sành điệu" là đúng hay sai? Vấn đề ăn mặc này hiện nay được
rất nhiều người quan tâm và chú ý đến.
Thân bài:
Khái niệm:
"Ăn mặc khác người" là phong cách thời trang không phù hợp với hoàn
cảnh, ăn mặc lố lăng và không đúng với thuần phong mỹ tục. Vậy "Ăn mặc khác
người để tỏ ra sành điệu" có nghĩa là mặc đồ không phù hợp, không đúng nơi đúng
chỗ nhưng lại xem đó như là sành điệu, có gu thời trang và ngày càng bị sa vào gu
thời trang kì dị này.
Hiện trạng:
Ngày nay có một bộ phận, nhất là giới trẻ chạy theo thời thượng là ăn mặc muốn
thể hiện bản thân, muốn khoe mẻ điều kiện sống, ngoại hình, độ sành điệu,…nên
họ sẵn sàng chi ra số tiền rất lớn để thỏa mãn đam mê mà không cần biết có phù
hợp hay không. Hơn nữa, họ bắt chước cách ăn mặc của các thần tượng hoặc đua
đòi theo xu hướng thời trang "kì lạ" hay "độc đáo" mục đích là tạo ra sự khác biệt.
Một số biểu hiện của "Ăn mặc khác người”
1. Ăn mặc thiếu vải, hở hang khi xuất hiện ở những nơi công cộng như văn
phòng, đền đài, quán café, chùa,...tạo sự phản cảm và không thoải mái đối
với người khác.
2. Bắt chước phong cách ăn mặc của các ngôi sao để thu hút sự chú ý dù cho
không phù hợp với bản thân.
3. Kết hợp quần áo với quá nhiều phụ kiện kệch cỡm, “rườm rà”, rối mắt.
Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ này:

 Chủ quan:

1. Muốn bắt chước theo một thần tượng mà mình yêu thích.
2. Cách suy nghĩ chưa thực sự đúng đắn, tầm hiểu biết còn hạn hẹp.
3. Muốn chứng tỏ bản thân mình nổi bật hơn người.
4. Muốn thể hiện cá tính, phong cách riêng mà không quan tâm đến người
khác.

 Khách quan:

1.Gia đình chưa dạy dỗ con em mình đúng cách về tầm quan trọng của việc lựa
chọn trang phục phù hợp.

2.Bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo về suy nghĩ là phải "Ăn mặc khác người thì mới là
người sành điệu".

 Tác hại của việc " Ăn mặc khác người"

Gây tốn nhiều tiền của.

Mất thời gian, chểnh mảng trong công việc.

Bị người khác chê bai, cười nhạo.

Gây mất thiện cảm với người khác, cộng đồng, xã hội

Giải pháp để từ bỏ quan niệm này:

1. Cần phải hiểu rằng trang phục phải phù hợp với thời đại, xã hội và truyền
thống văn hoá dân tộc.
2. Hiểu được trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp
với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.
3. Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.
4. Tăng cường tuyên truyền, giải thích, định hướng về trang phục phù hợp cho
mọi lứa tuổi, mỗ thời điểm khác nhau.

KẾT BÀI:

Từ bỏ thói quen "Ăn mặc khác người để tỏ ra sành điệu" là một quyết định
thông minh và có lợi cho bản thân và xã hội. Thay vì áp đặt mình và theo
đuổi xu hướng, hãy tìm cách thể hiện cá nhân một cách tự nhiên và chân
thành. Bằng cách làm như vậy, chúng ta có thể đóng góp vào việc bảo vệ
môi trường và xây dựng một xã hội tôn trọng sự đa dạng và cá nhân hóa.

VẬY CÁC BẠN NGHĨ NHƯ THẾ NÀO VỀ QUAN NIỆM "ĂN MẶC
KHÁC NGƯỜI ĐỂ TỎ RA SÀNH ĐIỆU"???

You might also like