You are on page 1of 7

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

A- CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC


1. Phân tích sự ra đời của Nhà nước? Bản chất của Nhà nước?
 Nguồn gốc của nhà nc
a) Các quan điểm phi macxit về nguồn gốc của nhà nước
- Thuyết thân quyền, với quan niệm mang tính chất duy tâm thần bí, cho rằng
Thượng đế là người sáng tạo ra toàn bộ thế giới, sắp đặt trật tự xã hội cho nên
Thượng đế cũng đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự xã hội theo ý chí của
mình.
- Thuyết gia trưởng cho rằng nhà nước xuất hiện là kết quả sự phát triển của gia
đình và quyền gia trưởng ra phạm vi xã hội. Theo thuyết này, nhà nước chỉ là mô
hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước là quyền gia trưởng được
nâng cao lên
- Thuyết bạo lực cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh
xâm lược chiếm đất mà trong đó thị tộc chiến thắng đặt ra một bộ máy cai trị đặc
biệt để nô dịch các thị tộc chiến bại. Bộ máy đó là nhà nước.
- Thuyết "khế ước xã hội" cho rằng nhà nước là sản phẩm của "khế ước xã hội"
hay hợp đồng xã hội. Theo đó thì chủ quyên nhà nước thuộc về nhân dân. Trường
hợp nhà nước không giữ đươc vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì
"khế ước xã hội" sẽ mất hiệu lực, nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết
một bản "khế ước xã hội" mới.
b) Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc của nhà nước
- Nhà nước là một hiện tượng lịch sử xã hội, xuất hiện một cách khách quan trong
lịch sử xã hội loài người nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu, bất
biến. - Xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước bởi vì trong xã hội đó chưa
có những điều kiện cần thiết để nhà nước ra đời, xã hội chưa cần đến nhà nước.
- Nhà nước chỉ xuất hiện khi trong xã hội có sự phân hóa thành các giai cấp đối
kháng và mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng phát triển đến mức gay gắt không
thể điều hòa.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của nhà nước là đấu tranh giai cấp gay
gắt không thể điều hòa. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự ra đời của nhà nước là từ
kinh tế: Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở phân hóa xã hội thành giai cấp,
đấu tranh giai cấp. Mặt khác, nguyên nhân xuất hiện của nhà nước nói trên cũng
chỉ ra răng khi đa ra dời nha nươc se không những có chức năng, bản chất giai
cấp, xã hội mà còn có chức năng kinh tế.
 Bản chất của nhà nc
Bản chất giai cấp của nhà nước: Nhà nước chỉ xuất hiện, tồn tại trong xã hội có giai
cấp, là kết quả của cuộ đấu tranh giai cấp, do giai cấp thống trị trong nền kinh tế lập
ra nhằm giải quyết mâu thuẫn giai cấp thoe quan điểm của giai cấp thống trị cho ngó
chả nhậ tước Ch ột máy hàng chị iặc hiết Bảm chồn itá ipà cắp tn áp trị, là công cụ
sắc bén nhất, có hiệu quả nhất để duy trì sự thống trị trên tất cả các mặt về kinh tế,
chính trị, tư tưởng.
Bản chất xã hội của nhà nước: Nhà nước là hiện tượng xã hội vì vậy mang bản chất
xã hội. Bản chất đó thể hiện ở chỗ nhà nước không chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị mà còn phải quan tâm đến lợi ích chung của toàn xã hội như bảo đảm an
toàn trật tự chung của xã hội, bảo đảm sự ổn định và phát triển của xã hội, giải quyết
các công việc mang tính chất và giá trị xã hội chung như: xây dựng các công trình
phúc lợi công cộng như trường học, bệnh viện, công viên, bảo vệ môi trường..
2. Phân tích các kiểu Nhà nước, Trình bày sự khác nhau giữa kiểu Nhà nước bóc lột
và kiểu Nhà nước XHCN? Từ đó anh (chị) hãy làm rõ bản chất và đặc điểm của
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam?
Các kiểu nhà nước :
Kiểu nhà nước chủ nô:
Kiểu nhà nước phong kiến
Kiểu nhà nước tư sản
Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

3. Phân tích chức năng, vai trò của nhà nước, liên hệ các chức năng của Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
4. Phân tích các yếu tố cấu thành hình thức Nhà nước? Liên hệ Nhà nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
5. TRình bày các thiết chế cơ bản của nộ máy Nhà nước? Phân tích các nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
6. So sánh Nhà nước với Tập đoàn kinh tế? So sánh Nhà nước với Tổng công ty? So
sánh Nhà nước với Doanh nghiệp tư nhân.

B- CHƯƠNG 2: NHỮNG VẪN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT


1. Phân tích sự ra đời của Pháp luật? Bản chất của Pháp luật?
2. Khái niệm, thuộc tính và chức năng của pháp luật? Thuộc tính cơ bản nào của pháp
luật là đặc điểm quan trọng để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác?
Liên hệ chức năng của Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
3. Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, pháp luật và chính trị, pháp luật và nhà
nước. Liên hệ Nhà nước CHXHCN Việt nam hiện nay.
4. Trình bày hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật? lấy ví dụ minh họa
5. Trình bày cách xác định cơ cấu của Quy phạm Pháp luật? Trong 1 QPPL có nhất
thiết phải có đầy đủ 3 bộ phậm Giả định, Quy định, Chế tài hay không? Tại sao?
Bài tập:
Dạng 1: Xác định cơ cấu Quy phạm pháp luật sau đây:

2
1. Quy phạm pháp luật sau: “Trường hợp sau khi kết thúc thanh tra, kiểm toán mà
cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có vụ việc tham nhũng xảy ra tại cơ quan, tổ
chức, đơn vị đã tiến hành thanh tra, kiểm toán về cùng một nội dung thì Trưởng đoàn
thanh tra, Trưởng đoàn kiểm toán, thành viên đoàn thanh tra, thành viên đoàn kiểm
toán và cá nhân có liên quan đã tiến hành thanh tra, kiểm toán trước đó nếu có lỗi thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật.”
2. Quy phạm pháp luật sau: "Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường xin lỗi, cải chính công khai
3. Quy phạm pháp luật sau: “Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán
trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định”
4. Quy phạm pháp luật sau: “Khi máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên
liệu, hoá chất, hàng hoá thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này nhập khẩu
theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải; thì chủ hàng hóa phải tái xuất hoặc
tiêu huỷ, thải bỏ; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường thì tuỳ tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
5. Quy phạm pháp luật sau: “Trong trường hợp người được cấp dưỡng một lần lâm
vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà
người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng cao hơn,
thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng”
6. Quy phạm pháp luật sau: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu
xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính
đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận
được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con
thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”
7. Quy phạm pháp luật sau: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức
lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao
che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy
ra ô nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo
quy định của pháp luật”
8. Quy phạm pháp luật sau: “Trong thời gian không quá 05 (ngày) làm việc, kể từ
ngày nhận được hồ sơ phê duyệt kết quả trúng đấu giá, cơ quan có thẩm quyền cấp
phép phải ban hành văn bản phê duyệt kết quả trúng đấu giá. Trường hợp không phê

3
duyệt phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do và các yêu cầu bổ sung (nếu
có)”
9. Quy phạm pháp luật sau: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu
xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính
đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận
được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con
thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”
Dạng 2: Xác định loại văn bản Quy phạm pháp luật
1. Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) do Quốc Hội ban hành có
phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Tại sao?
2. Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về quản
lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục
thường xuyên
3. Quyết định số 1010 QĐ-CTN ngày 24/6/2020 của Chủ tịch nước về việc truy tặng
danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho bà Lại Thị Vịnh, nguyên
quán: xã Đông Vinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
4. Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên do Bộ trưởng Bộ Tài
chính ban hành ngày 02/10/2015
5. Quyết định 268/QĐ-MĐC về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, người lao
động của Trường Đại học Mỏ-Địa chất ban hành ngày 08/3/2017
6. Quyết định số 147/QĐ-CP về việc thành lập Trường Đại Mỏ-Địa chất do Thủ
tướng Chính phủ ban hành ngày 08/8/1966
7. Quyết định 437/QĐ-TTg ngày 11/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ.về việc công
nhận Thành phố Tuy Hòa (thuộc tinh Phú Yên) là đô thị loại II
8. Công điện số 541/CĐ-TTg ngày 23/04/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh
9. Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành Quy chế
đào tạo trình độ đại học
10. Công văn số 1743/BGDĐT-GDTC ngày 29/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống covid 19

C- CHƯƠNG 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT, THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI


PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1. Phân tích đặc điểm của quan hệ pháp luật? Lấy ví dụ một QHPL và phân tích đặc
điểm của QHPL đó
2. Phân tích thành phần quan hệ pháp luật? Lấy ví dụ một quan hệ pháp luật và phân
tích thành phần quan hệ pháp luật đó?
3. Phân tích các hình thức thực hiện Pháp luật? Lấy ví dụ minh họa cho từng hình
thức thực hiện pháp luật đó

4
4. Phân tích dấu hiệu của vi phạm phạm luật? Lấy ví dụ một hành vi vi phạm pháp
luật và phân tích dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật đó?
5. Phân tích các yếu tố cấu thành của Vi phạm pháp luật? Lấy ví dụ một hành vi vi
phạm pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành của của hành vi vi phạm pháp luật
đó?
Bài tập
Dạng Bài tập 3: Xác định hình thức thực hiện Pháp luật
1. Anh Trần Văn A và chị Nguyễn Thị B ký kết hợp đồng kinh tế với nhau. Anh Trần
Văn A đã vi phạm một điều khoản của hợp đồng và gây thiệt hại về kinh tế cho chị
Nguyễn Thị B. Anh Trần Văn A đã bồi thường thiệt hại cho chị Nguyễn Thị B theo
đúng quy định trong hợp đồng. Hỏi hành vi bồi thường thiệt hại của Anh Trần Văn A
cho chị Nguyễn Thị B có là hình thức thực hiện pháp luật nào? Tại sao?
2. Ông Trần Văn Duy làm đơn khởi kiện Công ty TNHH Việt Hàn Mỹ vì cho rằng
công ty này đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông là trái pháp luật.
Hành vi khởi kiện của ông Duy là hình thức thực hiện pháp luật nào ? tại sao?
Sai . việc làm của ông trần văn duy làm đơn khởi kiện cty không
phải là hình thức thi hành pháp luật.
Tuân theo luật là hình thức thực hiện luật mà bên đó chủ pháp luật
kiềm chế mk k thực hiện điều cấm .
Vc ông duy khởi kiện cty là hành vi luật cho phép,hd là sử dụng
pháp luật
3. Gia đình nhà bà Mai xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng, Anh P là thanh
tra xây dựng đưa Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu dừng thi công.
Hành vi của anh P là hình thức thực hiện pháp luật nào? Tại sao?
4. Nam 19 tuổi điều khiển xe máy 100cc, đã có bằng lái, có đội mũ bảo hiểm, không
vượt đèn đỏ. Hành vi không vượt đèn đỏ của Nam là hình thức thực hiện pháp luật
nào ? tài sao ?
5. Minh 17 tuổi điều khiển xe máy 100cc, không có bằng lái, đi vào đường 1 chiều và
bị anh Phong cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính. Hành vi của anh
Phong là hình thức thực hiện pháp luật nào ? tại sao ?
6. Chị Mai kinh doanh hàng văn phòng phẩm, hàng tháng chị Mai chủ động đóng
thuế theo quy định. Hành vi của chị Mai là hình thức thực hiện pháp luật nào ? tại
sao ?
7. Ông Hà làm đơn kiện bà Vy ra toà vì bà Vy đã có hành vi đưa hối lộ cho Chủ tịch
huyện để được Chủ tịch huyện cấp đất trái phép cho mình. Hành vi của ông Hà là
hình thức thực hiện pháp luật nào ? tại sao ?
8. Ông A khiếu nại việc đồng chí Chủ tịch UBND huyện N đã ra QĐ bồi thường giải
phòng mặt bằng 300m2 đất vườn nhà ông A, ông A cho rằng QĐ bồi thường này chưa
thỏa đáng. Ông A làm đơn khiếu nại lên UBND Quận X, Hành vi khiếu nại của ông A
là hình thức thực hiện pháp luật nào ? tại sao ?

5
9. Anh Minh được cấp phép xây dựng 3 tầng, khi thực hiện anh xây lên tầng 4 và Chủ
tịch UBND phường Thụy Phương ra QĐ đình chỉ xây dựng và yêu cầu phá dỡ tầng 4.
Việc UBND phường Thụy phương ra QĐ đình chỉ xây dựng là hình thức thực hiện
pháp luật nào? Tại sao?
10. Minh 17 tuổi điều khiển xe máy 100cc, không có bằng lái, đi vào đường 1 chiều
và bị anh Phong cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính. Hành vi Minh
ra kho bạc nộp phạt vi phạm HC là hình thức thực hiện pháp luật nào ? tại sao ?
Bài tập dạng 4: Xác định lỗi, xác định khung hình phạt và chia thừa kế
1. Ông Cường dùng khoảng 500m dây điện đấu nối từ nhà ra ruộng lúa và nối với dây
thép cắm quanh ruộng của mình để diệt chuột. Ông Cường có treo bốn bóng đèn
(dạng bóng đèn hình quả nhót) để cảnh báo ở bốn góc ruộng nhưng không làm biển
cảnh báo, không thông báo cho các hộ dân có ruộng xung quanh và chính quyền địa
phương biết, cũng không ở gần ruộng trông coi mà về nhà. Bà Dương đi qua giẫm
phải dây thép đó nên bị điện giật chết. Hãy phân tích lỗi của ông Cường trong tình
huống trên?
2. Ông Chương nuôi cá để chế biến xuất khẩu. Để đề phòng bắt cá trộm, ông đã giăng
dây điện trần xung quanh hàng rào và đóng cầu dao điện từ giữa đêm đến sáng. Anh
Hoàng đi dự tiệc về khuya, trong người đã có hơi men nên ngã vào hàng rào nhà ông
Chương và bị điện giật chết. Hãy phân tích lỗi của ông Chương trong tình huống
trên?
3. Phong 20 tuổi điều khiển xe máy (có bằng lái xe) đâm phải một người đi đường
làm người đó bị thương nặng và bỏ chạy dẫn đến nạn nhân tử vong. Hãy phân tích lỗi
của Phong trong tình huống trên?
4. Nam 14 tuổi 28 ngày và Bình 16 tuổi 2 ngày cùng phạm tội giết người. Theo quy
định tại Khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
thì đó là tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý. Hỏi Nam và Bình có phải chịu trách nhiệm
hình sự (TNHS) không? Nếu có hãy xác định khung hình phạt cho từng người.
5. Hoàng Văn Quang 13 tuổi 7 tháng và Nguyễn Thị Loan 32 tuổi đang nuôi con nhỏ
(6 tháng tuổi) cùng phạm vào tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý được quy định trong
Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hỏi Quang và
Loan có phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) không? Nếu có hãy xác định khung
hình phạt cho từng người.
6. Trường 16 tuổi 2 ngày phạm vào một tội nghiêm trọng do vô ý được quy định
trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hỏi Trường
có phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) không? Nếu có hãy xác định khung hình
phạt.
7. Thương 28 tuổi, đang mang thai, cùng với Lương 15 tuổi11 tháng, buôn bán hàng
giả là thuốc chữa bệnh. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 194 Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì hành vi trên phạm vào tội nghiêm trọng. Hỏi

6
Thương và Lương có phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) không? Nếu có hãy xác
định khung phạt cho từng người.
8. Ông Minh và bà Quyên là vợ chồng có 3 người con là Linh 18 tuổi, Chương 27
tuổi (Chương đã có vợ và 1 con trai 2 tuổi), Huyền 13 tuổi. Ngày 15/3/2023 ông
Minh và Chương bị tai nạn chết. Ông Minh để lại tài sản là 1 ngôi nhà đang ở trị giá
2 tỷ, 1 mảnh đất trị giá 1,5 tỷ và 1,8 tỷ trong tài khoản ngân hàng của ông Minh. Hãy
xác định những người được hưởng thừa kế và chia thừa kế cho từng người
9. Ông Minh và bà Quyên là vợ chồng có 3 người con là Linh con gái 18 tuổi,
Chương 27 tuổi (Chương đã có vợ và 1 con trai 2 tuổi), Huyền 13 tuổi. Ngày
15/3/2023 ông Minh và Chương bị tai nạn chết. Ông Minh để lại tài sản là 1 ngôi nhà
đang ở trị giá 2 tỷ, 1 mảnh đất ở phường X trị giá 1,5 tỷ và 1,8 tỷ trong tài khoản
ngân hàng của ông Minh, 1 bản di chúc của ông Minh là để lại cho người con trai tên
Chương thừa kế toàn bộ mảnh đất ở phường X. Hãy xác định những người được
hưởng thừa kế và chia thừa kế cho từng người
10. Ông Minh và bà Quyên là vợ chồng có 3 người con là Linh con gái 18 tuổi,
Chương 27 tuổi (Chương đã có vợ và 1 con trai 2 tuổi), Huyền 13 tuổi. Ngày
15/3/2023 ông Minh và Chương bị tai nạn chết. Ông Minh để lại tài sản là 1 ngôi nhà
đang ở trị giá 2 tỷ, 1 mảnh đất ở phường X trị giá 1,5 tỷ và 1,8 tỷ trong tài khoản
ngân hàng của ông Minh, 1 bản di chúc của ông Minh là để lại toàn bộ tài sản cho
người con trai tên Chương được thừa kế. Hãy xác định những người được hưởng thừa
kế và chia thừa kế cho từng người.

You might also like