You are on page 1of 4

GIẢI TÍCH HCMUT

Giải tích 1 + Giải tích 2 ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 202


+ Xác suất & thống kê Môn: Giải tích 2

Họ và tên: MSSV:

Chủ đề 6: Vi phân hàm nhiều biến

Câu 1. Một hình hộp chữ nhật có kích thước các cạnh là: a = 2 m, b = 3 m, c = 6 m. Hãy tính gần
đúng độ dài đường chéo của hình hộp nếu a tăng 2 cm, b tăng 1 cm và c giảm 3 cm ?
A. ≈ 7.0357 m B. ≈ 6.9643 m C. ≈ 7.0157 m D. ≈ 6.9843 m

Câu 2. Áp suất, thể tích và nhiệt độ của một mol chất khí lý tưởng có mối liên hệ với nhau qua phương
trình P V = 8.31T , trong đó P được tính bằng kilopascal (kP a), V được tính bằng lít (l) và T
được tính bằng kenvil (K). Sử dụng vi phân để tìm mức biến thiên áp suất xấp xỉ nếu thể tích
tăng từ 12 l lên 12.3 l và nhiệt độ giảm từ 310 K xuống 305 K.
A. ≈ −8.83 kP a B. ≈ 8.83 kP a C. ≈ −1.9 kP a D. ≈ 1.9 kP a

Câu 3. Dùng vi phân tính xấp xỉ sự thay đổi thể tích của một nón cụt có có bán kính đáy dưới R = 20cm,
bán kính đáy trên r = 10cm, chiều cao h = 30cm nếu R tăng thêm 2mm, r tăng thêm 3mm và
h giảm xuống 1mm.

730π 590π 620π 760π


A. cm3 B. cm3 C. cm3 D. cm3
3 3 3 3
Câu 4. Tổng điện trở R (tính bằng Ohm) của hai điện trở R1 , R2 mắc song song được cho bởi
1 1 1
= +
R R1 R2
Hãy xấp xỉ sự thay đổi của R khi R1 tăng từ 10 Ω lên 10.5 Ω và R2 giảm từ 15 Ω xuống 13 Ω.
A. 0.41 Ω B. 0.14 Ω C. −0.14 Ω D. −0.41 Ω

Câu 5. Nếu R là tổng điện trở của ba điện trở R1 , R2 , R3 mắc song song thì
1 1 1 1
= + +
R R1 R2 R3
Nếu điện trở được tính bằng Ohm, R1 = 25 Ω, R2 = 40 Ω và R3 = 50 Ω với sai số khả dĩ 0.5%
mỗi điện trở. Ước tính sai số tối đa của giá trị R tính được.
A. 0.176 Ω B. 0.021 Ω C. 0.059 Ω D. 0.212 Ω
Câu 6. Công suất điện P được cho bởi công thức
E2
P =
R
trong đó E là điện áp tính bằng vôn (V ), R là điện trở tính bằng ohm (Ω). Dùng vi phân, tính
sai số tối đa xấp xỉ theo tỷ lệ phần trăm của P khi E = 120 V và R = 2000 Ω với sai số khả dĩ
đo được của E và R lần lượt là 3% và 4%.
A. 2 % B. 5 % C. 7 % D. 10 %

Câu 7. Một mô hình diện tích bề mặt của cơ thể người được cho bởi công thức S = 0.1091w0.425 h0.725 ,
trong đó w là cân nặng (pound), h là chiều cao (inch) và S được tính bằng feet vuông (feet2 ).
Nếu sai số đo của w và h tối đa là 2%, sử dụng vi phân để ước tính sai số theo tỷ lệ phần trăm
tối đa của diện tích bề mặt.
A. ≈ 3.2 % B. ≈ 2.3 % C. ≈ 0.23 % D. ≈ 0.32 %

h Fanpage: www.facebook.com/giaitich.hcmut/ Trang 1


Câu 8. Chỉ số lạnh do gió được mô hình hóa bằng hàm số

W = 13.12 + 0.6215T − 11.37v 0.16 + 0.3965T v 0.16

trong đó T là nhiệt độ o C và v là vận tốc gió (km/h). Vận tốc gió đo được là 30 km/h với sai số
khả dĩ là ±2 km/h và nhiệt độ đo được là −15 o C với sai số khả dĩ là ±1 o C. Sử dụng vi phân
để ước tính sai số tối đa của giá trị W do sai số của T và v.
A. ≈ 0.986 B. ≈ 2.769 C. ≈ 1.623 D. ≈ 2.450
Câu 9. Độ tự cảm L (tính bằng microhenry) của một dây dẫn thẳng không từ tính được cho bởi
 
2h
L = 0.00021 ln − 0.75
r

trong đó h là chiều dài của dây (tính bằng milimeter) và r là bán kính tiết diện tròn (tính bằng
1 1
milimeter). Hãy dùng vi phân tính xấp xỉ L khi r = 2 ± 16 milimeter và h = 100 ± 100 milimeter.

A. 8.096 × 10−4 ± 6.6 × 10−6 microhenry B. 8.096 × 10−4 ± 6.5 × 10−6 microhenry
C. 8.096 × 10−4 ± 6.4 × 10−6 microhenry D. 8.096 × 10−4 ± 6.3 × 10−6 microhenry

Câu 10. Một tam giác có kích thước các cạnh là a = 10, b = 16, c = 22 (bỏ qua đơn vị tính). Hãy dùng
vi phân để xấp xỉ sự thay đổi của góc θ nằm giữa cạnh a và b, nếu a và b đều tăng lên 1 đơn vị
và c tăng lên 2 đơn vị.
A. ≈ −0.052 B. ≈ 0.048 C. ≈ 0.052 D. ≈ −0.048

Câu 11. Người ta dự định làm 1 rạp xiếc bằng cách xây 4 bức tường dọc theo 4 cạnh hình chữ nhật chiều
π
rộng x = 10 m, chiều dài y = 15 m với mái vòm che có diện tích được cho bởi S(x, y) = xy.
2
Khi dùng vi phân của hàm S(x, y) để ước lượng sự thay đổi của diện tích mái vòng thì thấy diện
tích mái sẽ giảm đi khoảng 5.4978 mét vuông nếu thay đổi x và giảm y xuống còn 14.8 mét.
Tìm sự thay đổi của chiều rộng x.
A. tăng 0.1 mét B. giảm 0.1 mét C. giảm 0.3667 mét D. tăng 0.3667 mét

Câu 12. Mùa đông ở các nước xứ lạnh, tuyết tan thành các giọt nước rới xuống từ mái nhà, sau đó lại
đông lại tạo thành các cột băng nhọn trên mái nhà. Một cột bằng hình nón ngược có bán kính
đáy là 2 cm, chiều cao là 10 cm đang tan dần. Dùng vi phân để ước lượng sự thay đổi thể tích
của cột băng đang tan khi bán kinh giảm xuống 1.98 cm và chiều cao giảm xuống 9.97 cm.
A. −2.8903 cm3 B. −0.4817 cm3 C. Tất cả các câu khác đều sai
D. −0.9634 cm 3

Câu 13. Một ngọn núi được đặt trong một hệ trục tọa độ Oxyz (đơn vị tính trên mỗi trục là mét) có
hình dạng được cho bởi hàm z = z(x, y) khả vi trên toàn miền xác định và một người đứng tại
điểm A có tọa độ (200, 300, z(200, 300)). Khi người này đi theo hướng dương trục Ox đến điểm
B có hoành độ là 201 m thì độ cao tại B giảm 5 m so với độ cao tại A, còn khi đi theo hướng
dương trục Oy đến điểm C có tung độ là 301 m thì độ cao tại điểm C tăng 4 m so với độ cao
tại A. Dùng vi phân ước lượng xem khi người này đi đến điểm D có hoành độ 201 m và tung
độ là 298 m thì độ cao tại điểm D thay đổi ra sao so với độ cao tại A?
A. tăng 13 m B. giảm 3 m C. tăng 3 m D. giảm 13 m
4
Câu 14. Điện thế tại một điểm (x, y) được cho bởi V (x, y) = √ . Hãy dùng vi phân để xấp xỉ sự
6−x2 −y 2
thay đổi của điện thế, khi di chuyển từ điểm có tọa độ (1, 1) sang điểm có tọa độ (1.01, 0.98).
A. −0.005 B. 0.015 C. 0.005 D. −0.015

Câu 15. Người ta làm các thùng kín chứa chất lỏng hình trụ đường kính 124 cm với đáy phẳng và nắp
là mặt cong có diện tích là S = πr.h, trong đó r là bán kính thùng và h là chiều cao của nắp.
Chiều cao của nắp theo thiết kế ban đầu là 16 cm, nhưng người ta muốn thay đổi kích thước
thùng bằng cách giảm đường kính thùng xuống còn 120 cm và tăng chiều cao của nắp lên 17
cm. Dùng vi phân để ước lượng sự thay đổi của diện tích nắp thùng.
A. Tăng 94.25 cm2 B. Tăng 188.5 cm2 C. Giảm 94.25 cm2 D. Giảm 188.5 cm2

h Fanpage: www.facebook.com/giaitich.hcmut/ Trang 2


Câu 16. Thể tích phao cứu sinh (hình dưới) với kích thước thiết kế là R = 295 mm, r = 65 mm được cho
1
bởi công thức V = π 2 R2 − r2 (R − r). Dùng vi phân để ước tính sự thay đổi của thể tích

4
phao nếu R giảm đi 5 mm và r tăng thêm 2 mm.

A. Các câu khác sai B. Giảm 1 317 900π 2 (mm3 )


2 3
C. Tăng 216 775π (mm ) D. Giảm 329 475π 2 (mm3 )

h Fanpage: www.facebook.com/giaitich.hcmut/ Trang 3


GIẢI TÍCH HCMUT
Giải tích 1 + Giải tích 2 ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 202
+ Xác suất & thống kê Môn: Giải tích 2
ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ 6

Câu 1. D. Câu 5. C. Câu 9. A. Câu 13. D.


Câu 2. A. Câu 6. D. Câu 10. C. Câu 14. A.
Câu 3. B. Câu 7. B. Câu 11. B. Câu 15. A.
Câu 4. C. Câu 8. C. Câu 12. D. Câu 16. D.

h Fanpage: www.facebook.com/giaitich.hcmut/ Trang 1

You might also like