You are on page 1of 62

NGÂN HÀNG ĐỀ

HỌC PHẦN KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

Câu 1. Kỹ thuật vệ sinh bề mặt: Lau theo chiều từ “sạch” đến “bẩn”; nên chia đôi
mặt sàn nhà, đặt biển báo để dành ½ lối đi. Lau theo hình zíc zắc, đường lau sau
không trùng đường lau trước; không dùng mặt khăn bẩn hay tải bẩn để lau lại
đường lau trước đó.
A. Đúng
B. Sai
Câu 2. Dụng cụ sau khi đóng gói cần phải
A. Dán nhãn tên dụng cụ
B. Hạn sử dụng
C. Test thử nghiệm kiểm tra chất lượng hấp tiệt khuẩn
D. Tất cả đều đúng
Câu 3. Thời gian lưu chứa dụng cụ
A. 1 tuần
B. 1 tháng
C. 1 năm
D. Tùy vào chất liệu đóng gói và phương pháp tiệt khuẩn
Câu 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khử khuẩn, tiệt khuẩn. NGOẠI
TRỪ:
A. Chất hữu cơ hiện diện trên dụng cụ.
B. Loại dụng cụ.
C. Thời gian tiếp xúc.
D. Độ cứng của nước.
Câu 5. Quá trình phân loại nào sau đây đúng:
A. Dụng cụ thiết yếu đều phải khử khuẩn mức độ cao.
B. Dụng cụ bán thiết yếu phải được tiệt khuẩn trước và sau khi sử dụng.
C. Dụng cụ không thiết yếu phải được tiệt khuẩn.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn.
A. Số lượng và vị trí tác nhân gây bệnh
B. Khả năng bất hoạt các vi khuẩn
C. Chất hữu cơ và vô cơ
D. Các chất hóa học do vi khuẩn tạo ra (Biofilm)
E. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 7. Các chất của cơ thể có thể truyền tác nhân gây bệnh qua đường máu,
NGOẠI TRỪ:
A. Tất cả máu và sản phẩm của máu
B. Sữa người.
C. Dịch não tủy
D. Nước ối
Câu 8. Vệ sinh hô hấp được yêu cầu thực hiện
A. Chỉ trong các vụ dịch sars hoặc cúm
B. Chỉ trong các cơ sở y tế có người bệnh lao kháng thuốc
C. Chỉ ở buồng chờ khám của cơ sở y tế
D. Cho bất kỳ người nào đang có ho và hắt hơi
Câu 9. Nội dung nào KHÔNG đúng theo phân loại Spaudling
A. Các dụng cụ nội soi ổ bụng phải được tiệt khuẩn .
B. Các dụng cụ nội soi phế quản phải được khử khuẩn mức độ cao.
C. Các dụng cụ bán thiết yếu cần phải được khử khuẩn mức độ trung bình
D. Các dụng cụ không thiết yếu cần phải được khử khuẩn mức độ thấp hoặc trung
bình.
Câu 10. Làm sạch là quá trình:
A. Là biện pháp để loại bỏ các chất hữu cơ, vô cơ bám trên bề mặt dụng cụ
B. Làm sạch là bước xử lý ban đầu bắt buộc phải thực hiện tại khoa sử dụng ban
đầu.
C. Hoá chất làm sạch bao gồm các chất tẩy rửa và các enzym
D. Tất cả đều đúng
Câu 11. Các mức độ khử khuẩn :
A. Có ba mức độ: khử khuẩn mức độ thấp, trung bình và cao
B. Có bốn mức độ: khử khuẩn mức độ thấp, trung bình – thấp, trung bình và cao
C. Có bốn mức độ khử khuẩn: độ I, độ II, độ III, độ IV
D. Các dụng cụ sử dụng cho người bệnh ít nhất phải được khử khuẩn mức độ cao
(độ IV)
Câu 12. Đối với khu vực lây nhiễm và khi có dịch cúm H5N1, SARS
A. Lau lần 1 với nước sạch; Lau lần 2 với chất tẩy rửa và làm sạch (xà phòng); Lau
lần 3 với dung dịch khử khuẩn
B. Lau lần 1 với chất tẩy rửa và làm sạch (xà phòng); Lau lần 2 với dung dịch khử
khuẩn; Lau lần 3 với nước sạch
C. Lau lần 1 với chất tẩy rửa và làm sạch (xà phòng); Lau lần 2 với nước sạch; Lau
lần 3 với dung dịch khử khuẩn
D. Lau lần 1 với chất tẩy rửa và làm sạch (xà phòng); Lau lần 2 với dung dịch khử
khuẩn
Câu 13. Đối với hành lang, cầu thang
A. Vệ sinh tối thiểu 1 lần/ngày và khi cần
B. Vệ sinh tối thiểu 4 lần/ngày và khi cần
C. Vệ sinh tối thiểu 3 lần/ngày và khi cần
D. Vệ sinh tối thiểu 2 lần/ngày và khi cần
Câu 14. Nhà vệ sinh (bồn cầu) người bệnh
A. Vệ sinh tối thiểu 1 lần/ngày và khi cần
B. Vệ sinh tối thiểu 4 lần/ngày và khi cần
C. Vệ sinh tối thiểu 3 lần/ngày và khi cần
D. Vệ sinh tối thiểu 2 lần/ngày và khi cần
Câu 15. Quy định về nồng độ chlorine trong xử lý khi bắn/đổ tràn có máu,
dịch cơ thể có nghi ngờ/mắc bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan dịch.
A. 0,05% - 0,1%
B. 0,5% - 1%
C. 1% - 2%
D. 10%
Câu 16. Những loại dịch tiết được xem hiếm khi là nguyên nhân lây truyền
các bệnh nguyên đường máu, NGOẠI TRỪ:
A. Sữa người.
B. Dịch màng khớp
C. Nước mắt, nước bọt mà không thấy rõ máu trong nước bọt.
D. Nước tiểu không có máu, hoặc phân.
Câu 17. Biện pháp quan trọng để phòng ngừa tổn thương do kim tiêm đâm là:
A. Luôn đóng lại nắp kim tiêm cẩn thận trước khi bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn
B. Dùng pince tháo kim tiêm khỏi bơm tiêm rồi bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn
C. Bỏ ngay kim tiêm vào thùng đựng vật sắc nhọn.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 18. Mục đích sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân:
A. Để bảo vệ nhân viên y tế, người bệnh..
B. Để bảo vệ thân nhân và người thăm bệnh khỏi bị nguy cơ lây nhiễm
C. Hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 19. Khi tháo phương tiện phòng hộ cá nhân, phương tiện nào được
khuyến cáo tháo sau cùng để bảo vệ cho người nhân viên y tế:
A. Găng tay
B. Khẩu trang
C. Áo choàng
D. Kính bảo hộ
Câu 20: Khi chăm sóc bệnh nhân có nguy cơ bị bắn máu vào người thực hiện
chăm sóc, người CBYT cần mang những phương tiện PHCN nào sau đây:
A. Áo choàng, găng tay, tấm che mặt và kính mắt bảo hộ.
B. Áo choàng, găng tay và kính mắt bảo hộ.
C. Áo choàng, găng tay, khẩu trang y tế.
D. Áo choàng, găng tay, khẩu trang y tế và kính mắt bảo hộ.
Câu 21: Vệ sinh hô hấp được yêu cầu thực hiện trong trường hợp nào sau
đây:
A. Chỉ trong các vụ dịch SARS hoặc cúm
B. Chỉ trong các cơ sở y tế có người bệnh lao kháng thuốc
C. Chỉ ở buồng chờ khám của cơ sở y tế
D. Đối với bất kỳ người nào đang có ho và hắt hơi
Câu 22: Khi ho, hắt hơi, động tác nào sau đây được khuyến cáo để phòng
ngừa lây nhiễm:
A. Che mũi miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay, rửa tay ngay sau đó.
B. Che mũi miệng bằng bàn tay và rửa tay ngay sau đó.
C. Che mũi miệng bằng khăn giấy hoặc bàn tay, không cần rửa tay.
D. Che mũi miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay, không cần rửa tay.
Câu 23: Hành động nào dưới đây không đúng:
A. Mang găng khi chăm sóc người bệnh truyền nhiễm
B. Sát khuẩn găng trước khi thực hành trên người bệnh
C. Mang găng khi đặt dẫn lưu nước tiểu
D. Mang găng khi đặt nội khí quản
Câu 24. Để ngăn ngừa các virus lây bệnh qua đường máu cho NVYT trong
phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp chúng ta cần chú trọng hoạt động nào
NHẤT trong các hoạt động sau :
A. Đẩy mạnh việc chủng ngừa viêm gan B.
B. Coi tất cả máu và dịch đều có khả năng lây nhiễm.
C. Ngăn ngừa các tổn thương xuyên thấu da.
D. Cả ba hoạt động A, B và C
Câu 25. Mục đích của viêc vệ sinh bàn tay khi thực hành chăm sóc người bệnh
là:
A. Làm sạch và loại bỏ vi khuẩn thường trú trên bàn tay
B. Đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế
C. Góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
D. Cả 3 mục đích trên ( A, B và C)
Câu 26. Nhà vệ sinh (bồn cầu) nhân viên
A. Vệ sinh tối thiểu 1 lần/ngày và khi cần
B. Vệ sinh tối thiểu 4 lần/ngày và khi cần
C. Vệ sinh tối thiểu 3 lần/ngày và khi cần
D. Vệ sinh tối thiểu 2 lần/ngày và khi cần
Câu 27. Đối với nhà vệ sinh khu vực công cộng
A. Vệ sinh tối thiểu 1 lần và khi cần
B. Vệ sinh tối thiểu 2 lần và khi cần
C. Vệ sinh tối thiểu 3 lần và khi cần
D. Vệ sinh tối thiểu 2 lần và khi cần
Câu 28. Trong trường hợp tay không tiếp xúc với vật dụng bẩn hoặc không
nhìn thấy tay dính bẩn thì phương pháp VST nào sau đây được áp dụng:
A.Chà sát tay với dung dịch chứa cồn
B. Rửa tay thường qui bằng xà bông và nước
C. Rửa tay với nước sạch.
D. Cả 2 phương pháp A, B
Câu 29. Công việc nào sau đây thuộc thực hành ứng dụng phòng ngừa chuẩn?
A. Mang găng khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể
B. Rửa tay trong chăm sóc bệnh nhân
C. Khử hoặc tiệt khuẩn dụng cụ khi sử dụng giữa những người bệnh
D. Cả công việc trên (A, B và C)
Câu 30. Vệ sinh hô hấp được yêu cầu thực hiện trong trường hợp nào sau
đây:
A. Chỉ trong các vụ dịch SARS hoặc cúm.
B. Chỉ trong các cơ sở y tế có người bệnh lao kháng thuốc.
C. Chỉ ở buồng chờ khám của cơ sở y tế.
D. Đối với bất kỳ người nào đang có ho và hắt hơi.
Câu 31. Khi ho, hắt hơi, động tác nào sau đây được khuyến cáo để phòng
ngừa lây nhiễm:
A. Che mũi miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay, rửa tay ngay sau đó
B. Che mũi miệng bằng bàn tay và rửa tay ngay sau đó
C. Che mũi miệng bằng khăn giấy hoặc bàn tay, không cần rửa tay
D.Che mũi miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay, không cần rửa tay
Câu 32. Sắp xếp người bệnh dựa vào các nguyên tắc:
A. Đường lây truyền của tác nhân gây bệnh
B. Yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh
C. Khả năng mắc nhiễm khuẩn bệnh viện
D. Cả 2 câu A, B, C đều đúng.
Câu 33. Trong sắp xếp người bệnh Điều dưỡng nên sắp xếp người bệnh không
có khả năng kiểm soát dịch tiết, chất bài tiết, dịch dẫn lưu vào phòng riêng
A. Đúng
B. Sai
Câu 34: Việc đầu tiên ngay sau khi bị kim dính máu xuyên qua da hay dao
mổ cắt vào tay là:
A. Nặn hết máu.
B. Rửa vết thương bằng cồn.
C. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước, dưới vòi nước chảy.
D. Báo ngay cho Điều dưỡng rưởng khoa
Câu 35. Cách tháo phương tiện che mặt: Dùng tay nắm vào mặt kính hoặc
quai kính. Bỏ vào thùng rác nhiễm hoặc vào thùng quy định để xử lý lại.
A. Đúng
B. Sai
Câu 43: Biện pháp nào không nằm trong phòng ngừa nhiễm khuẩn máu trên
những người bệnh có đặt catheter mạch máu trung tâm:
A. Rửa tay trước khi đặt catheter vào trong mạch máu
B. Mặc đầy đủ phương tiện phòng hộ vô khuẩn
C. Sử dụng cồn trong Chlorhexidine hoặc cồn trong I ốt để sát khuẩn nơi đặt
catheter
D. Sử dụng kháng sinh dự phòng sau khi đặt catheter vào mạch máu trung tâm
Câu 44. Mang phương tiện phòng hộ ủng, bốt khi nào?
A. Khi làm việc trong khu vực phẫu thuật (mang bốt sạch).
B. Khi làm việc tiếp xúc với máu, dịch
C. Khi làm vệ sinh và thu gom chất thải người bệnh
D. Cả A, B, C
Câu 45. Khẩu trang ngoại khoa có tác dụng gì?
A. Ngăn cản virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
B. Ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
C. Ngăn cản các giọt bắn xâm nhập vào cơ thể.
D. Không ngăn cản virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Câu 46. Thay găng khi nào là không đúng chỉ định
A. Ngay sau khi chăm sóc người bệnh
B. Chuyển từ vùng sạch sang vùng bẩn
C. Khi nghi ngờ găng thủng hoặc rách
D. Sau khi chăm sóc người bệnh sang người bệnh khác
Câu 47. Qui trình tháo phương tiện phòng hộ có mấy lần phải vệ sinh tay
A. Một lần
B. Hai lần
C. Ba lần
D. Bốn lần
Câu 48. Mục đích mang phương tiện phòng hộ là gì?
A. Bảo vệ người bệnh
B. Bảo vệ nhân viên y tế
C. Bảo vệ nhân viên y tế và người bệnh
D. Bảo vệ nhân viên y tế và người bệnh và cộng đồng
Câu 49. Khi tháo phương tiện phòng hộ cá nhân, phương tiện nào được
khuyến cáo tháo sau cùng để bảo vệ cho người nhân viên y tế:
A. Găng tay
B. Khẩu trang
C. Áo choàng
D. Kính bảo hộ
Câu 50. Khi mặc phương tiện phòng hộ cá nhân, dây eo áo choàng cần cột ở vị
trí nào để đảm bảo an toàn về kiểm soát nhiễm khuẩn:
A. Cột ở phía trước
B. Cột ở phía sau
C. Cột ở một bên hông
D. Cột ở phía sau hoặc một bên hông
Câu 52. Chỉ định sử dụng găng vô khuẩn
A. Khi thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật và các chăm sóc đòi hỏi vô khuẩn.
B. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
C. Khi chăm sóc người bệnh suy giảm miễn dịch.
D. Tất cả các câu A,B,C
Câu 53. Chỉ định sử dụng găng tay sạch. NGOẠI TRỪ:
A. Khi thao tác có nguy cơ tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người bệnh.
B. Khi tiếp xúc với các vật dụng dính máu, dịch cơ thể của người bệnh.
C. Khi bàn tay nhân viên y tế bị tổn thương.
D. Khi thu gom đồ vải bẩn
Câu 54. Nội dung nào sau đây không đúng trong sử dụng găng tay. NGOẠI
TRỪ:
A. Rửa tay trước khi mang găng và sau khi tháo găng.
B. Mang găng là biện pháp hỗ trợ, không thay thế được rửa tay.
C. Găng dùng một lần có thể đem giặt dùng lại.
D. Thay găng khi chuyển thao tác từ người bệnh này sang người bệnh khác.
Câu 55. Chỉ định sử dụng khẩu trang
A. Khi làm việc trong khu phẫu thuật
B. Khi bản thân đang có bệnh đường hô hấp cần hạn chế lây nhiễm cho người
khác.
C. Khi thay băng cho người bệnh
D. Tất cả các câu A, B, C
Câu 56. Trong trường hợp cần phòng hộ đầy đủ nhất, trình tự mang phương
tiện phòng hộ cá nhân được khuyến cáo là:
A. Mặc áo choàng chống dịch, Vệ sinh tay, Mang khẩu trang, Mang kính bảo hộ
hoặc tấm che mặt, Mang găng theo chỉ định.
B. Vệ sinh tay, Mặc áo choàng chống dịch, Vệ sinh tay, Mang khẩu trang, Mang
kính bảo hộ hoặc tấm che mặt, Mang găng theo chỉ định.
C. Vệ sinh tay, Mặc áo choàng chống dịch, Mang khẩu trang, Mang kính bảo hộ
hoặc tấm che mặt, Mang găng theo chỉ định.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 57. Giải pháp thực hành đúng và đủ đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn
trong tiêm an toàn là:
A. Sử dụng phương tiện tiêm vô khuẩn, vệ sinh tay
B. Phòng ngừa sự nhiễm bẩn phương tiện và thuốc tiêm.
C. Cô lập, quản lý bơm kim tiêm đã sử dụng và phòng ngừa tác nhân gây bệnh cho
người tiêm do mũi tiêm
D. Tất cả đều đúng
Câu 58. Biện pháp phòng ngừa tác nhân gây bệnh cho người tiêm do mũi kim
tiêm:
A. Đề phòng sự di chuyển đột ngột của người bệnh trong và sau khi tiêm
B. Không dùng tay để đậy nắp kim, sử dụng kỹ thuật xúc rồi mới đậy nắp kim
C. Đề phòng sự di chuyển đột ngột của người bệnh trong và sau khi tiêm; không
dùng tay đậy nắp kim và bỏ ngay kim tiêm vào thùng kháng thủng dành riêng cho
vật sắc nhọn
D. Không dùng tay đậy nắp kim, phải bỏ ngay bơm lẫn kim tiêm đã sử dụng vào
thùng chất thải nguy hại.
Câu 59. Biện pháp phòng ngừa tác nhân gây bệnh cho cộng đồng:
A. Bỏ bơm, kim tiêm đã sử dụng vào hộp kháng thủng đựng vật sắc nhọn
B. Đậy nắp và niêm phong hộp đựng vật sắc nhọn.
C. Bỏ kim tiêm đã sử dụng vào hộp kháng thủng đựng vật sắc nhọn và không sử
dụng lại bơm/kim tiêm, không mua bán hay trao đổi bơm kim tiêm đã sử dụng
D. Không sử dụng lại, không đem bán hay trao đổi bơm kim tiêm chưa sử dụng
Câu 60. Những hành vi thiếu an toàn do cán bộ y tế không tuân thủ đúng quy
trình, kỹ thuật tiêm là:
A. Dùng một kim lấy thuốc để pha thuốc và rút thuốc nhiều lần, lưu kim lấy thuốc
trên lọ thuốc.
B. Dùng chung bơm kim tiêm cho những loại thuốc khác nhau.
C. Không dùng lại kim tiêm để tiêm cho người bệnh sau mũi tiêm đầu không thành

công
D. Câu A và B
Câu 61. Những hành vi thiếu an toàn cho người nhận mũi tiêm là:
A. Không vệ sinh tay trước khi chuẩn bị thuốc, trước khi tiêm
B. Mang cùng một đôi găng để vừa chăm sóc người bệnh, vừa tiêm.
C. Không vệ sinh tay trước khi chuẩn bị thuốc, trước khi tiêm; mang một đôi găng
vừa chăm sóc người bệnh vừa tiêm
D. Không dùng tay để tháo bơm kim tiêm hay đậy nắp kim sau khi tiêm.
Câu 63. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến hành vi thiếu an toàn trong tiêm là
:
A. Thiếu phương tiện rửa tay/sát khuẩn tay
B. Thiếu ý thức tuân thủ quy trình tiêm an toàn của nhân viên y tế
C. Tình trạng quá tải người bệnh, quá tải công việc
D. Thiếu dụng cụ tiêm phù hợp với yêu cầu sử dụng
Câu 64. Các giải pháp nhằm thực hiện tiêm an toàn đối với các cơ sở y tế là
A. Thành lập và vận hành mạng lưới tiêm an toàn và các biện pháp theo dõi, phòng

ngừa, xử trí phơi nhiễm nghề nghiệp do vật sắc nhọn.


B. Tổ chức hội nghị triển khai thực hiện hướng dẫn tiêm an toàn cho cán bộ nhân
viên y tế
C. Cung cấp đủ bơm kim tiêm sử dụng một lần, hộp chứa vật sắc nhọn, quản lý và
xử lý chất thải sau tiêm phù hợp phương tiện rửa tay/sát khuẩn tay
D. Tất cả đều đúng
Câu 65. Để tiêm an toàn, nhiệm vụ quan trọng nhất của người thực hiện mũi
tiêm là:
A. Tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo về tiêm an toàn
B. Thực hiện đúng quy trình tiêm an toàn.
C. Thực hiện phân loại, thu gom chất thải sắc nhọn đúng quy định
D. Tuân thủ đúng quy trình báo cáo, xử trí khi xảy ra phơi nhiễm
Câu 66. Để thực hiện tiêm an toàn, nhiệm vụ quan trọng nhất của người thu
gom chất thải sắc nhọn là:
A. Cẩn thận, thực hiện đúng quy trình thu gom, vận chuyển, quản lý chất thải sắc
nhọn
B. Tuân thủ đúng quy định báo cáo và quy trình xử trí khi xảy ra phơi nhiễm
C. Không thu gom kim bơm tiêm để sử dụng lại hoặc để bán
D. Không để kim bơm tiêm bừa bãi.
Câu 67. Sử dụng găng tay sạch cần thực hiện trong trường hợp nào dưới đây:
A. Tiêm bắp
B. Tiêm trong da
C. Tiêm dưới da
D. Có khả năng tiếp xúc máu, dịch tiết bắn từ người bệnh ví dụ như lấy máu xét
nghiệm, tiêm truyền tĩnh mạch
Câu 68: Chuẩn bị người bệnh trước mổ tốt cần phải thực hiện:
A. Điều trị kháng sinh cho tất cả người bệnh trước khi mổ
B. Tắm người bệnh vào đêm và sáng ngày trước mổ
C. Cạo lông tóc cho mọi người bệnh
D. Chỉ xét nghiệm định lượng glucose cho các người bệnh đái tháo đường để có
biện pháp duy trì ngưỡng glucose thích hợp
Câu 70. Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện:
A. Thiết bị và dụng cụ sử dụng cho thăm khám.
B. Phẫu thuật
C. Sử dụng kháng sinh
D. Tất cả các câu A, B và C.
Câu 71. Khi xảy ra nhiễm khuẩn bệnh viện tại đơn vị, những nội dung cần
thực hiện:
A. Xác định xem có đúng là nhiễm khuẩn bệnh viện không và báo cáo với người

trách nhiệm
B. Giám sát xem có những ca khác không
C. Xác định nguyên nhân và can thiệp ngay
D. Tất cả câu trên đều đúng
Câu 72. Đường lây truyền chủ yếu trong Nhiễm khuẩn bệnh viện là:
A. Đường tiếp xúc; Đường giọt bắn; Đường không khí.
B. Từ môi trường; Từ người bệnh.
C. Từ hoạt động thăm khám và điều trị; Từ việc sử dụng kháng sinh không thích
hợp.
D. Tất cả các câu A, B và C.
Câu 73. Nguồn lây nhiễm khuẩn bệnh viện, NGOẠI TRỪ:
A. Đường tiếp xúc; Đường giọt bắn; Đường không khí.
B. Từ môi trường; Từ người bệnh.
C. Từ hoạt động thăm khám và điều trị.
D. Từ việc sử dụng kháng sinh không thích hợp.
Câu 74. Nguyên nhân chính làm cho nhân viên y tế có nguy cơ bị lây nhiễm.
A. Tai nạn rủi ro từ kim tiêm và vật sắc nhọn nhiễm khuẩn
B. Bắn máu và dịch từ người bệnh vào niêm mạc mắt, mũi, miệng khi làm thủ
thuật
C. Da tay không lành lặn tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người bệnh có
chứa tác nhân gây bệnh.
D. Tất cả các câu A, B và C.
Câu 75. Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật dùng khi:
A. Tiêm kháng sinh dự phòng trước khi đưa người bệnh lên phẫu thuật.
B. Tiêm kháng sinh dự phòng tối hôm trước phẫu thuật.
C. Tiêm kháng sinh dự phòng 30 phút trước rạch da.
D. Tiêm kháng sinh dự phòng ngay trước lúc rạch da.
Câu 76. Để đạt hiệu quả phòng ngừa cao, sử dụng kháng sinh dự phòng cần
tuân theo nguyên tắc sau. NGOẠI TRỪ:
A. Tiêm kháng sinh dự phòng 30 phút trước rạch da.
B. Không tiêm kháng sinh sớm hơn 1 giờ trước khi rạch da.
C. Không dùng kháng sinh dự phòng kéo dài quá 24 giờ sau phẫu thuật. Riêng với
phẫu thuật mổ tim hở có thể dùng kháng sinh dự phòng tới 72 giờ sau phẫu thuật.
D. Đối với người bệnh đang điều trị kháng sinh, vào ngày phẫu thuật cần điều
chỉnh thời điểm đưa kháng sinh vào cơ thể sao cho gần cuộc mổ nhất có thể.
Câu 77. Khử khuẩn là một quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của
vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.
A. Đúng
B. Sai
Câu 78. Khử khuẩn là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh vật, bào tử
vi khuẩn gây bệnh trên dụng cụ.
A. Đúng
B. Sai
Câu 79: Phương pháp nào sau đây được gọi là tiệt khuẩn:
A. Hấp ướt ở nhiệt độ 121° trong 20 phút
B. Ngâm trong dung dịch Glutaraldehyde trong 10 giờ.
C. Hấp ướt ở nhiệt độ 134° C trong 5 phút
D. Các câu trên đúng
Câu 80. Sau khi khử khuẩn dụng cụ đã sử dụng cho bệnh nhân đúng quy
trình thì có kết quả xét nghiệm cho biết bệnh nhân đó có HIV (+), kết quả này
có làm thay đổi quá trình khử khuẩn dụng cụ đã làm
A. Có
B. Không
Câu 81. Khi tiếp xúc với dụng cụ đã được tiệt khuẩn/khử khuẩn mức độ cao
NVYT cần:
A. Không cần sử dụng găng.
B. Sử dụng găng sạch.
C. Sử dụng găng vô khuẩn.
D. Sử dụng găng bảo hộ.
Câu 82. Nguyên tắc nào sau đây được áp dụng khi lựa chọn hoá chất khử
khuẩn
A. Phổ kháng khuẩn rộng
B. Tác dụng nhanh
C. Không gây độc cho bệnh nhân, nhân viên y tế và môi trường
D. Cả 3 nguyên tắc trên (A, B, C).
Câu 83: Nguyên tắc bảo quản đồ vải sạch là:
A. Mỗi khoa cần có nơi để đồ vải sạch, có đầy đủ giá, tủ.
B. Đồ vải mang từ nhà giặt về được sử dụng càng sớm càng tốt và được sắp xếp
gọn gàng.
C. Không được lưu giữ đồ vải bẩn chung với đồ vải sạch.
D. Cả 3 nguyên tắc trên (A, B, C)
Câu 84. Túi chứa đồ vải bẩn.
A. Buộc chặt miệng túi khi đồ vải đầy.
B. Buộc chặt miệng túi khi đồ vải đầy 3/4 túi.
C. Buộc chặt miệng túi khi đồ vải đầy 2/4 túi.
D. Không cần buộc miệng túi.
Câu 86. Nguyên tắc lựa chọn hoá chất khử khuẩn
A. Tác dụng nhanh
B. Tác dụng nhanh và phổ kháng khuẩn hẹp
C. Phổ kháng khuẩn hẹp và không bị ảnh hưởng bởi các chất: chất hữu cơ, xà
phòng, chất tẩy rửa khác
D. Tác dụng chậm và không bị ảnh hưởng bởi các chất: chất hữu cơ, xà phòng,
chất tẩy rửa khác.
Câu 87. Người ta thường chia ra bao nhiêu mức độ khử khuẩn:
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 88. Khử khuẩn mức độ cao áp dụng cho những dụng cụ nào sau đây:
A. Dụng cụ nội soi tiêu hóa.
B. Dụng cụ phẫu thuật.
C. Dụng cụ nha khoa.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 89. Tiệt khuẩn là quá trình:
A. Là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn
B. Là một quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao
gồm cả bào tử vi khuẩn.
C. Là quá trình tiêu diệt tất cả các vi sinh vật sống.
D. Tất cả đều đúng
Câu 90. Những yếu tố vật lý và hóa học của hóa chất khử khuẩn có ảnh hưởng
đến chất lượng khử khuẩn các dụng cụ. NGOẠI TRỪ
A. Độ pH của hóa chất
B. Độ ẩm môi trường
C. Độ cứng của nước
D. Độ bẩn của dụng cụ
Câu 91. Dụng cụ nào sau đây cần phải tiệt khuẩn:
A. Máy đo huyết áp
B. Dây máy thở
C. Dụng cụ nội soi chẩn đoán
D. Dụng cụ phẫu thuật nội soi
Câu 92. Dụng cụ nào sau đây cần phải tiệt khuẩn :
A. Dây máy thở
B. Trocar phẫu thuật nội soi cứng
C. Ống nội soi mềm đường tiêu hoá
D. Ống nội soi mềm phế quản
Câu 93. Ống nghe được xử lý như thế nào :
A. Khử khuẩn mức độ thấp hoặc trung bình
B. Khử khuẩn mức độ cao
C. Tiệt khuẩn
D. Tất cả đều sai
Câu 94. Dụng cụ phẫu thuật nội soi là dụng cụ:
A. Phải tiệt khuẩn
B. Nên dùng một lần rồi bỏ
C. Chỉ cần khử khuẩn bậc cao với dung dịch Cidex OPA (Orthophataldehyde)
D. Là dụng cụ bán thiết yếu và phải khử khuẩn.
Câu 95. Dụng cụ cần hấp tiệt khuẩn :
A. Trocard phẫu thuật nội soi
B. Kìm sinh thiết
C. Kéo phẫu thuật
D. Tất cả đều đúng
Câu 96. Lưu trữ và bảo quản dụng cụ tiệt khuẩn:
A. Kệ để dụng cụ tiệt khuẩn cần tối thiểu cách nền nhà 12cm, trần nhà 12.5cm,
tường 5cm.
B. Phòng lưu trữ cần có nhiệt độ 18-20°C, độ ẩm 35-60%.
C. Thời gian lưu trữ dụng cụ tiệt khuẩn tối đa là 3 tháng tuỳ theo điều kiện đóng
gói và bảo quản.
D. Tất cả đều đúng
Câu 97. Dụng cụ nội soi chẩn đoán
A. Phải được tiệt khuẩn mức độ cao theo đúng quy trình.
B. Phải được khử khuẩn mức độ cao theo đúng quy trình.
C. Khử khuẩn mức độ thấp hoặc trung bình
D. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 98. Dụng cụ nào không cần hấp tiệt khuẩn:
A. Trocar phẫu thuật nội soi
B. Kìm sinh thiết
C. Kéo phẫu thuật
D. Mask thở oxy
Câu 99. Câu nào sau đây KHÔNG đúng
A. Làm sạch là bước quan trọng nhất trong xử lý ống nội soi mềm, quyết định chất
lượng tiệt khuẩn
B. Dung dịch enzym sau khi sử dụng phải đổ ngay
C. Nước tráng sau cùng phải bỏ ngay sau khi sử dụng
D. Sau khi ngâm ống nội soi mềm trong dung dịch enzym, có thể ngâm ngay vào
dung dịch khử khuẩn
Câu 101. Dụng cụ nào sau đây phải khử khuẩn mức độ cao:
A. Bộ tán sỏi cấp cứu, bộ nong tiêu hoá
B. Ống nội soi mắt, khớp
C. Bề mặt hệ thống nội soi mềm
D. Ống nội soi dạ dày, tá tràng
Câu 102. Dụng cụ sau khi sử dụng cần phải :
A. Xử lý ban đầu tại các khoa trước khi gửi Đơn vị Tiệt khuẩn Trung tâm để xử lý
tiếp tục
B. Xử lý ban đầu tại khoa là đã đủ cho các dụng cụ thiết yếu
C. Bỏ dụng cụ vào trong dung dịch khử khuẩn, chuyển xuống đơn vị Đơn vị Tiệt
khuẩn
Trung tâm
D. Không cần xử lý tại khoa, gửi ngay xuống Đơn vị Tiệt khuẩn Trung tâm xử lý
Câu 103. Câu nào sau đây không phù hợp với xử lý dụng cụ y tế để dùng lại
cho người bệnh.
A. Dụng cụ y tế tái sử dụng đều phải được xử lý trước khi sử dụng cho người bệnh
khác
B. Dụng cụ không thiết yếu cần khử khuẩn mức độ thấp hoặc trung bình.
C. Dụng cụ bán thiết yếu cần phải khử khuẩn mức độ cao.
D. Dụng cụ thiết yếu cần phải được tiệt khuẩn, khử khuẩn mức độ cao.
Câu 104: Loại dụng cụ nào dưới đây cần phải tiệt khuẩn:
A. Dụng cụ phẫu thuật nội soi
B. Bộ dụng cụ băng bột
C. Mask thở oxy
D. Các câu trên đúng
Câu 105. Khi chưa chủng ngừa, nguy cơ nhiễm HIV sau khi bị kim có máu
xuyên da
A. 0,01%
B. 0,09%
C. 0,3%
D. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 106. Nguy cơ nhiễm HCV sau khi bị kim có máu xuyên qua da
A. 5%
B. 10%
C. 15%
D. 20%
Câu 107. Các dụng cụ sau khi đóng gói, cần phải dán nhãn ghi rõ những thông tin
như:
A. Ngày tiệt khuẩn, ngày hết hạn, tên hoặc mã số dụng cụ, người đóng gói.
B. Ngày tiệt khuẩn, ngày hết hạn, tên, lô hấp, người đóng gói.
C. Ngày tiệt khuẩn, ngày hết hạn, tên hoặc mã số dụng cụ, lô hấp, người đóng gói.
D. Ngày tiệt khuẩn, ngày hết hạn, tên hoặc mã số dụng cụ, số lượng dụng cụ, lô hấp,
người đóng gói.
Câu 108: Thời điểm nào sau đây không nằm trong “5 thời điểm rửa tay” khi
chăm sóc bệnh nhân
A. Trước khi tiếp xúc bệnh nhân.
B. Sau khi tiếp xúc với dịch tiết bệnh nhân .
C. Trước khi tiếp xúc vật dụng xung quanh bệnh nhân
D. Sau khi tiếp xúc với người bệnh
Câu 110. Các phương pháp tiệt khuẩn
A. Hấp ướt
B. Tiệt khuẩn bằng Ethylene oxide
C. Tiệt khuẩn nhiệt độ thấp với hydrogen peroxide công nghệ plasma
D. Các câu trên đúng
Câu 111. Dụng cụ chịu nhiệt tại các khoa sau sử dụng:
A. Làm sạch bằng tay (chất tẩy rửa/Enzym), tráng với nước sạch để khô tự nhiên, cho vào
thùng có nắp đậy, chuyển xuống đơn vị tiệt khuẩn, tiệt trùng.
B. Làm sạch bằng máy (chất tẩy rửa/Enzym), lấy ra khỏi máy rửa để khô, cho vào thùng
có nắp đậy, chuyển xuống đơn vị tiệt khuẩn, tiệt trùng.
C. Cả A,B đều đúng.
D. Cả A,B đều sai.
Câu 113. Nơi cần trang bị dung dịch sát khuẩn tay nhanh; NGOẠI TRỪ:
A. Đầu giường người bệnh nặng, người bệnh cấp cứu, người bệnh thường.
B. Trên các xe tiêm, thay bang.
C. Bàn khám bệnh.
D. Tường cạnh cửa ra vào mỗi buồng bệnh.
Câu 114. Vệ sinh bàn tay là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và hiệu quả
nhất trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 115. Không cần vệ sinh tay khi đụng chạm vào môi trường xung quanh
bệnh nhân mà không động chạm vào người bệnh.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 116. Nên cử một nhân viên hàng ngày đổ đầy dung dịch rửa tay vào một
thời điểm nhất định để đảm bảo dung dịch vệ sinh tay không hết.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 117. Vệ sinh tay là phương pháp:
A. Rửa tay bằng nước và xà phòng.
B. Chà sát tay với dung dịch chứa cồn
C. Rửa tay với dung dịch chứa chất sát khuẩn
D. Tất cả A, B, C
Câu 118. Sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có
chứa cồn, khi:
A. Tay không thấy bẩn bằng mắt thường.
B. Tay nhìn thấy vấy bẩn bằng mắt thường
C. Sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 119. Thời điểm nào sau đây không cần thực hiện vệ sinh tay:
A. Trước khi tiếp xúc với người bệnh
B. Sau khi tiếp xúc với người bệnh
C. Sau khi tháo găng
D. Khi chuyển chăm sóc từ nơi sạch sang nơi nhiễm trên cùng người bệnh.
Câu 120. Mục đích của vệ sinh tay
A. Làm sạch tay
B. Phòng ngừa sự lan truyền của vi khuẩn từ bàn tay
C. Cả A và B
D. Cả A, B và ngăn ngừa nhiễm khuẩn người bệnh có thể mắc phải trong bệnh
viện.
Câu 121. Bàn tay có vai trò quan trọng trong nhiễm khuẩn bệnh viện bởi:
A. Bàn tay là phương tiện trung gian làm lan truyền tác nhân gây nhiễm
khuẩn bệnh viện
B. Bàn tay là một trong các tác nhân gây bệnh đề kháng kháng sinh.
C. Bàn tay dễ dàng bị ô nhiễm khi chăm sóc và điều trị người bệnh
D. Tất cả A, B, C
Câu 122. Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn : Mỗi bước chà tối thiểu 5
lần, thời gian chà sát tay từ 20-30 giây, hoặc chà sát cho đến khi tay khô.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 124. Thời điểm nào sau đây cần phải rửa/khử khuẩn tay:
A. Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân
B. Trước khi tháo găng
C. Trước khi tiếp xúc với vật dụng xung quanh người bệnh
D. Cả 3 thời điểm A, B và C
Câu 125. Thời điểm nào sau đây KHÔNG nằm trong “5 thời điểm rửa tay”
khi chăm sóc bệnh nhân
A. Trước khi tiếp xúc bệnh nhân
B. Sau khi tiếp xúc với dịch tiết bệnh nhân
C. Trước khi tiếp xúc vật dụng xung quanh bệnh nhân
D. Trước khi thực hiện các thủ thuật chăm sóc vô khuẩn
Câu 126. Thời gian rửa tay tối thiểu với xà bông và nước :
A. 20 giây
B. 30 giây
C. 40 giây
D. 50 – 60 giây
Câu 127. Thời gian sát khuẩn tay với cồn tối thiểu :
A. 10 – 15 giây
B. 15 - 20 giây
C. 20 – 30 giây
D. 40 – 60 giây
Câu 128. Chỉ được vệ sinh tay với cồn khi:
A. Sau khi rửa tay thường quy
B. Sau khi làm thủ thuật xâm lấn
C. Khi nhìn thấy bàn tay không có dính các chất bẩn bằng mắt thường không nhìn
thấy
D. Khi nhìn thấy bàn tay có dính dịch sinh học
Câu 130. Bạn chọn cách vệ sinh tay nào trong trường hợp sau khi tiếp xúc với
dịch tiết :
A. Sát khuẩn tay nhanh
B. Rửa tay với nước và xà phòng
C. Sát khuẩn tay nhanh hoặc rửa tay với nước và xà phòng
D. Sát khuẩn tay nhanh hoặc rửa tay với nước và xà phòng tùy mức độ phơi nhiễm
dịch tiết
Câu 131. Ngày được chọn là ngày “Vệ sinh tay toàn cầu” :
A. Ngày 5/5 và ngày 10/5 hàng năm
B. Ngày 5/5 và ngày 15/10 hàng năm
C. Ngày 5/5 và ngày 20/10 hàng năm
D. Ngày 15/5 và ngày 15/10 hàng năm
Câu 132. Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
Là bước thứ mấy trong quy trình rửa tay thường quy:
A. Bước 3
B. Bước 4
C. Bước 5
D. Bước 6
Câu 133. Bước 2 trong quy trình rửa tay thường quy: Chà hai lòng bàn tay
vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 134. Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn là một trong những giải
pháp quan trọng nhất để tăng số lần rửa tay của nhân viên y tế.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 135. Biện pháp đơn giản NHẤT có thể phòng ngừa các bệnh truyền
nhiễm là :
A. Cách ly nghiêm ngặt người bệnh
B. Tuân thủ đúng quy trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ, đồ vải, bề mặt môi
trường
và mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân
C. Vệ sinh tay
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 136. Các chất thải phát sinh từ khu vực cách ly
A. Phân loại thành chất thải nguy hại và chất thải thông thường
B. Phân loại theo thông tư 22/2014/TT-BKHCN
C. Tất cả được phân loại là chất thải lây nhiễm
D. Phân loại thành chất thải lây nhiễm và không lây
Câu 137. Chất thải y tế là:
A. Chất thải lây nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở khám,
chữa bệnh.
B. Chất thải lây nhiễm và nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ
sở khám, chữa bệnh.
C. Chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh.
D. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở khám, chữa
bệnh.
Câu 138: Theo quy định, hệ thống mã màu đựng chất thải lây nhiễm là:
A. Màu xanh
B. Màu vàng
C. Màu đen
D. Màu trắng
Câu 139: Theo quy định, hệ thống mã màu đựng chất thải tái chế là:
A. Màu xanh
B. Màu vàng
C. Màu đen
D. Màu trắng
Câu 140: Theo quy định, hệ thống mã màu đựng chất thải nguy hại không
lây nhiễm là:
A. Màu xanh
B. Màu vàng
C. Màu đen
D. Màu trắng
Câu 141: Theo quy định, hệ thống mã màu đựng chất thải rắn thông thường
là:
A. Màu xanh
B. Màu vàng
C. Màu đen
D. Màu trắng
Câu 142. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế.
A. Chất thải y tế phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm
phát sinh;
B. Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị
lưu chứa chất thải theo quy định.
C. Chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác thì hỗn hợp chất thải đó phải thu
gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
D. Tất cả chất thải y tế nguy hại được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng
cụ, thiết bị lưu chứa.
Câu 143. Mục đích của việc vệ sinh bàn tay khi thực hành chăm sóc người
bệnh là :
A. Làm sạch và loại bỏ vi khuẩn tạm trú (vãng lai) trên bàn tay
B. Đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế
C. Góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
D. Tất cả đều đúng
Câu 144. Loại bỏ chất thải, bụi, mảnh vụn, chất bẩn nhìn thấy bằng mắt
thường trước khi làm sạch/khử khuẩn tại khu bệnh phòng. NGOẠI TRỪ:
A. Sử dụng chổi quét.
B. Sử dụng cây gom chất thải.
C. Không thu gom chất thải sắc nhọn bằng tay trần
D. Loại bỏ chất thải sắc nhọn vào thùng kháng thủng
Câu 145. Phương tiện để thực hiện vệ sinh bề mặt khi có máu và dịch cơ thể
cần phải có đủ như sau. NGOẠI TRỪ:
A. Túi nhựa đựng chất thải lây nhiễm.
B. Găng tay cao su dày, mủ, mặt nạ và kính bảo hộ (nếu cần).
C. Thuốc tẩy Hypocloride nồng độ 0,05%.
D. Lượng khăn giấy đủ dùng, giẻ lau bề mặt.
Câu 146. Chất thải lây nhiễm gồm:
A. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có
nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu.
B. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có
nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải sinh hoạt.
C. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có
nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải thông thường.
D. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải
thông
thường, chất thải giải phẫu.
Câu 147. Khi dùng xà phòng bánh để rửa tay, nguyên tắc nào sau đây cần chú
ý:
A. Kích cỡ xà phòng càng lớn càng tốt
B. Kích cỡ xà phòng càng nhỏ càng tốt
C. Kích cỡ xà phòng không quan trọng
D. Phải luôn giữ xà phòng khô ráo
Câu 148. Điều quan trọng NHẤT cần chú ý khi rửa tay thường quy bằng
nước và xà phòng là
A. Tráng tay thường xuyên
B. Chà tay đủ 6 bước
C. Làm sạch cả cẳng tay và khuỷu tay
D. Rửa bằng nước nóng
Câu 149. Đồ vải nhiễm được thu gom và chứa vào vật dụng như thế nào để
vận chuyển:
A. Đồ vải nhiễm được thu gom và chứa trong túi chống thấm, không thủng, màu
vàng.
B. Đồ vải nhiễm nên được đặt trong túi vải, không thủng, màu vàng..
C. Đồ vải nhiễm được thu gom và chứa vào xe để đồ bẩn.
D. Đồ vải nhiễm nên được đặt trong xô nhựa, có nắp đậy.
Câu 150. Túi sử dụng cho thu gom, vận chuyển đồ vải nhiễm. NGOẠI TRỪ:
A. Túi chống thấm, màu vàng.
B. Túi nilon không thấm nước, màu vàng.
C. Sử dụng túi 2 lớp, màu vàng.
B. Túi vải bạt không thấm nước, màu vàng.
Câu 151. Quần áo người bệnh được thay như thế nào?
A. Thay hàng ngày hoặc khi bẩn.
B. 2 ngày thay 1 lần hoặc khi bẩn.
C. Thay 3 lần/tuần hoặc khi bẩn.
D. Thay 4 lần/tuần hoặc khi bẩn.
Câu 152. Đồ vải của người bệnh HIV/AIDS?
A. Đánh dấu đồ vải của người bệnh HIV/AIDS để phân loại và giặt riêng.
B. Không đánh dấu đồ vải của người bệnh HIV/AIDS để phân loại và giặt riêng.
C. Đồ vải của người bệnh HIV/AIDS được giặt chung với đồ vải nhiễm và đồ vải
sạch.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 153. Biện pháp nào sau đây rẻ tiền, hiệu quả, dễ thực hiện NHẤT trong
phòng ngừa lây nhiễm tại bệnh viện:
A. Mang găng
B. Vệ sinh tay
C. Mang khẩu trang
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 154. Thực hành nào dưới đây bị cấm
A. Sau mỗi thủ thuật và thao tác trên bệnh nhân phải thay găng
B. Thay găng sau khi tiếp xúc với vật dụng chứa mật độ vi sinh vật cao.
C. Tháo găng trước khi tiếp xúc với các bề mặt sạch trong môi trường
D. Sát khuẩn bên ngoài găng để sử dụng tiếp.
Câu 155. Chỉ định đeo kính mắt trong thực hành nào sau đây?
A. Khi thăm khám người bệnh
B. Khi hút đờm giãi cho người bệnh.
C. Khi cho người bệnh ăn.
D. Cả 3 trường hợp trên
Câu 156. Khi nào bắt buộc mang bốt
A. Làm việc ở khu phẫu thuật, cách ly
B. Làm việc tại khoa ngoại, phóng xạ...
C. Làm việc tại khoa Sản, Nhi
D. Làm việc tại khoa khám bệnh
Câu 157. Qui trình mang phương tiện phòng hộ có mấy lần phải vệ sinh tay
A. Một lần
B. Hai lần
C. Ba lần
D. Bốn lần
Câu 158. Mục đích của việc vệ sinh bàn tay khi thực hành chăm sóc người
bệnh là :
A. Làm sạch và loại bỏ vi khuẩn tạm trú (vãng lai) trên bàn tay
B. Đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế
C. Góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
D. Tất cả đều đúng
Câu 159. Yêu cầu nào sau đây bắt buộc phải thực hành khi tiếp xúc người
bệnh.
A. Rửa tay hoặc chà tay bằng cồn
B. Đội mũ, đeo khẩu trang
C. Mặc quần, áo choàng
D. Đi ủng/bốt giấy
Câu 160. Theo quy định, khu vực phẫu thuật được ký hiệu màu gì?
A. Màu trắng
B. Màu vàng
C. Màu xanh
D. Màu đỏ
Câu 161. Tần suất vệ sinh bề mặt tại buồng phẫu thuật cần được tiến hành:
A. Trước ca phẫu thuật đầu tiên trong ngày, sau khi kết thúc ca phẫu thuật cuối
cùng
trong ngày
B. Giữa 2 ca phẫu thuật, sau khi kết thúc ca phẫu thuật cuối cùng trong ngày
C. Trước ca phẫu thuật đầu tiên trong ngày, giữa 2 ca phẫu thuật
D. Trước ca phẫu thuật đầu tiên trong ngày, giữa 2 ca phẫu thuật, sau khi kết thúc
ca
phẫu thuật cuối cùng trong ngày
Câu 162. Đối với khu vực yêu cầu vô khuẩn cao, bề mặt môi trường cần được
làm sạch bằng
A. Hóa chất tẩy rửa thông thường
B. Hóa chất tẩy rửa và hóa chất khử khuẩn mức độ thấp
C. Hóa chất tẩy rửa và hóa chất khử khuẩn mức độ thấp hoặc trung bình
D. Hóa chất tẩy rửa và hóa chất khử khuẩn mức độ cao
Câu 163. Đối với khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao, bề mặt môi trường cần
được làm sạch bằng
A. Hóa chất tẩy rửa thông thường
B. Hóa chất tẩy rửa và hóa chất khử khuẩn mức độ thấp
C. Hóa chất tẩy rửa và hóa chất khử khuẩn mức độ thấp hoặc trung bình
D. Hóa chất tẩy rửa và hóa chất khử khuẩn mức độ cao
Câu 164. Phân loại môi trường bề mặt. NGOẠI TRỪ:
A. Khu vực yêu cầu vô khuẩn cao ký hiệu màu trắng.
B. Khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao ký hiệu màu đỏ.
C. Khu vực có nguy cơ ô nhiễm trung bình ký hiệu màu nâu.
D. Khu vực có nguy cơ ô nhiễm thấp ký hiệu màu xanh.
Câu 165. Phân loại mã màu môi trường bề mặt theo mức độ nhiễm
A. Yêu cầu vô khuẩn-trắng; nguy cơ cao-đen, nguy cơ trung bình-đỏ, nguy cơ
thấp-
vàng
B. Yêu cầu vô khuẩn-trắng; nguy cơ cao-nâu, nguy cơ trung bình-đỏ, nguy cơ
thấp-
vàng
C. Yêu cầu vô khuẩn-trắng; nguy cơ cao-đỏ, nguy cơ trung bình-vàng, nguy cơ
thấp-
xanh
D. Yêu cầu vô khuẩn-trắng; nguy cơ cao-đen, nguy cơ trung bình-đỏ, nguy cơ
thấp-
xanh
Câu 166. Nhân viên y tế nên khử khuẩn tay bằng cồn trong tình huống:
A. Bàn tay ẩm ướt
B. Bàn tay có máu/dịch cơ thể hoặc các chất ô nhiễm khác nhìn được bằng mắt
thường
C. Bàn tay khô và không có chất ô nhiễm nhìn thấy được bằng mắt thường
D. Cả 3 tình huống trên
Câu 167. Thời điểm nhân viên y tế cần vệ sinh tay để phòng ngừa lây truyền
nhiễm khuẩn bệnh viện tới nhân viên y tế là
A. Trước khi động chạm vào người bệnh
B. Sau khi có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể khác của người bệnh
C. Khi chuyển từ vị trí bẩn sang vị trí sạch trên cùng cơ thể người bệnh
D. Trước khi thực hiện mỗi quy trình sạch hoặc vô khuẩn
Câu 168. Các đối tượng cần tuân thủ đúng thời điểm và kỹ thuật vệ sinh tay
trong các cơ sở y tế là
A. Nhân viên y tế tham gia chăm sóc, điều trị người bệnh
B. Học viên tham gia chăm sóc, điều trị người bệnh
C. Người nhà hoặc khách thăm người bệnh tham gia chăm sóc người bệnh
D. Cả 3 đối tượng trên
Câu 170. Tần suất làm sạch môi trường bề mặt thường xuyên tiếp xúc
A. Ít nhất 1 lần/ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường.
B. Ít nhất 2 lần/ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường.
C. Ít nhất 3 lần/ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường.
D. Ít nhất 1 lần/2 ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường.
Câu 171. Tần suất làm sạch môi trường bề mặt tại khu vực yêu cầu vô khuẩn
A. Ít nhất 1 lần/ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường.
B. Ít nhất 2 lần/ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường.
C. Ít nhất 3 lần/ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường.
D. Ít nhất 1 lần/2 ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường.
Câu 172. Tần suất làm sạch môi trường bề mặt tại khu vực có nguy cơ ô
nhiễm cao
A. Ít nhất 1 lần/ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường.
B. Ít nhất 2 lần/ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường.
C. Ít nhất 3 lần/ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường.
D. Ít nhất 1 lần/2 ngày với các khu vực chăm sóc, điều trị thông thường.
Câu 173. Mục đích vệ sinh môi trường bề mặt, NGOẠI TRỪ:
A. Làm sạch môi trường trong bệnh viện
B. Loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh trên bề mặt môi trường
C. Đảm bảo an toàn trong chăm sóc và điều trị người bệnh.
D. Giảm nguy cơ lây nhiễm cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.
Câu 174. Quy định về nồng độ chlorine trong xử lý khi bắn/đổ tràn có máu,
dịch cơ thể.
A. 0,05%
B. 0,5% - 1%
C. 5% - 10%
D. >15%
Câu 175. Quy định về nồng độ chlorine trong lau khử khuẩn bề mặt thông
thường.
A. 0,05%
B. 0,5%
C. 1%
D. 10%
Câu 176. Nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện. NGOẠI TRỪ:
A. Kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 7 đến 15 ngày.
B. Tỷ lệ mắc từ 3,5 – 10% tùy theo quốc gia, vùng, bệnh viện.
C. Chi phí điều trị có thể gấp 2 đến 4 lần so với những trường hợp không nhiễm
khuẩn bệnh viện.
D. Không thể phòng ngừa được.
Câu 177. Người bệnh mắc nhiễm khuẩn bệnh viện là do:
A. Yếu tố nội sinh (bản thân người bệnh).
B. Ngoại sinh (môi trường).
C. Cán bộ y tế.
D. Tất cả các câu A, B và C.
Câu 178. Nguyên nhân làm cho nhân viên y tế bị nhiễm khuẩn bệnh viện do:
A. Tai nạn rủi ro từ kim tiêm và vật sắc nhọn nhiễm khuẩn
B. Bắn máu và dịch từ người bệnh vào niêm mạc mắt, mũi, miệng khi làm thủ
thuật
C. Da tay không lành lặn tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người bệnh có
chứa tác nhân gây bệnh
D. Tất cả các câu A, B và C.
Câu 179. Các nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp là:
A. Viêm phổi, Nhiễm khuẩn huyết.
B. Nhiễm khuẩn tiết niệu
C. Nhiễm khuẩn vết mổ
D. Tất cả các câu A, B và C.
Câu 180. Yếu tố cơ bản liên quan đến khám và điều trị làm tăng nguy cơ trở
thành nguồn gây nhiễm khuẩn bệnh viện, đó là:
A. Thiết bị và dụng cụ sử dụng cho thăm khám
B. Phẫu thuật
C. Sử dụng kháng sinh.
D. Tất cả các câu A, B và C.
Câu 181. Yếu tố nào là nguyên nhân dẫn đến các nhiễm khuẩn bệnh viện ở
người bệnh:
A. Người mắc bệnh mãn tính.
B. Vệ sinh môi trường, nước, không khí, chất thải.
C. Sự tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn.
D. Tất cả các câu A, B và C.
Câu 182. Chất thải nguy cơ lây nhiễm cao
A. Phát sinh từ phòng xét nghiệm an toàn sinh học từ cấp I-IV
B. Phát sinh từ phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II trở lên
C. Phát sinh từ phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên
D. Phát sinh từ phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV
Câu 183. Xác động vật thí nghiệm được phân loại
A. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
B. Chất thải giải phẫu
C. Chất thải thông thường
D. Chất thải nguy hại không lây nhiễm
Câu 184. Kim tiêm đã sử dụng được phân loại trong nhóm:
A. Chất thải nguy hại lây nhiễm sắc nhọn
B. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn
C. Chất thải sắc nhọn
D. Chất thải lây nhiễm
Câu 185. Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có trong các giọt bắn có thể
truyền bệnh từ người sang người trong một khoảng cách:
A. <1 mét
B. >1 mét
C. <2 mét
D. >1 mét
Câu 188. Nguồn lây nhiễm khuẩn bệnh viện
A. Không khí, nước, xây dựng.
B. Bệnh nhân.
C. Thủ thuật xâm nhập và phẫu thuật, dụng cụ và thiết bị, hóa trị liệu.
D. Tất cả các câu A, B và C.
Câu 189. Đối tượng nào sau đây có thể đóng vai trò như ổ chứa hoặc nguồn
chứa tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
A. Người bệnh.
B. Nhân viên y tế.
C. Người nhà người bệnh, khách thăm
D. Tất cả các câu A, B và C.
Câu 190. Các yếu tố từ bệnh nhân thuận lợi cho nhiễm khuẩn bệnh viện gồm:
A. Tuổi.
B. Tình trạng sức khỏe.
C. Phương pháp điều trị được áp dụng.
D. Tất cả các câu A, B và C.
Câu 191. Quy chế công tác khoa chống nhiễm khuẩn trong quy chế bệnh viện
được Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 1853/QĐ-BYT năm 1997 đang còn
hiệu lực thực hiện.
A. Đúng
B. Sai
Câu 192. Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20 tháng 07 năm 2018 Thông tư
quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
hiện còn hiệu lực
A. Đúng
B. Sai
Câu 193. Thu gom và xử lý đồ vải. NGOẠI TRỪ:
A. Có thể để đồ vải bẩn xuống sàn nhà khi thu gom.
B. Không để đồ vải sạch lẫn với đồ vải bẩn trên cùng một xe khi vận chuyển.
C. Xe đựng đồ vải phải kín, bao phủ đồ vải phải giặt sạch sau mỗi lần chứa đồ vải
bẩn.
D. Không giũ tung đồ vải khi thay đồ vải hoặc khi đếm giao nhận đồ vải tại nhà
giặt.
Câu 194. Đồ vải được giặt như thế nào?
A. Đánh dấu đồ vải của người bệnh HIV/AIDS để phân loại và giặt riêng.
B. Được giặt theo một quy trình nhưng tùy theo mức độ lây nhiễm, chất liệu mà sử
dụng xà phòng và hóa chất khác nhau.
C. Được giặt theo các quy trình khác nhau tùy theo mức độ lây nhiễm, chất liệu.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 195: Phương tiện thu gom đồ vải tại buồng bệnh?
A. Bao đựng đồ vải không thấm nước, không thủng
B. Thùng đựng đồ vải có nắp
C. Xe vận chuyển đồ vải
D. Cả 3 loại phương tiện trên
Câu 196: Trang phục phòng hộ cá nhân nào cần trang bị khi thu gom đồ vải
nhiễm?
A. Quần áo bảo hộ lao động, găng tay vệ sinh
B. Quần áo bảo hộ lao động, găng tay vệ sinh, khẩu trang
C. Quần áo bảo hộ lao động, găng tay vệ sinh, khẩu trang, tạp dề
D. Quần áo bảo hộ lao động, găng tay vệ sinh, khẩu trang, tạp dề, ủng / dày bít mũi
Câu 197. Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 Hướng
dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám chữa
bệnh đang còn hiệu lực.
A. Đúng
B. Sai
Câu 198. Quy định về quản lý chất thải y tế được quy định tại Thông tư liên
tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT còn hiệu lực.
A. Đúng
B. Sai
Câu 199. Khi xảy ra nhiễm khuẩn bệnh viện tại đơn vị, những nội dung cần
thực hiện:
A. Xác định xem có đúng là nhiễm khuẩn bệnh viện không và báo cáo với người

trách nhiệm
B. Giám sát xem có những ca khác không.
C. Xác định nguyên nhân và can thiệp ngay.
D. Tất cả câu trên đều đúng.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về vệ sinh tay?
A. Không rửa lại tay bằng nước và xà phòng sau khi đã chà tay bằng dung dịch vệ
sinh tay chứa cồn.
B. Nếu bàn tay nhìn rõ vết bẩn hoặc dính các dịch tiết của cơ thể phải vệ sinh tay
bằng nước và xà phòng thường.
C. Chà tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn khi tay trông rõ vết bẩn, sau tháo bỏ
găng hoặc khi thăm khám giữa các người bệnh.
D. Không sử dụng máy sấy tay để làm khô tay.
Câu 200. Bộ phận giám sát nhiễm khuẩn phải bảo đảm tối thiểu:
A. 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/100 giường bệnh.
B. 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/150 giường bệnh.
C. 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/200 giường bệnh.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 201: Nhiệm vụ nào KHÔNG phải của mạng lưới Kiểm soát nhiễm
khuẩn:
A. Tham gia tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa
B. Xem xét, đánh giá và định hướng việc thực hiện công tác kiểm soát nhiễm
khuẩn
C. Hướng dẫn, kiểm tra giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn các đối tượng tại
khoa
D. Báo cáo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa cho trưởng khoa và trưởng
khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
Câu 202. Các đường lây truyền chính trong bệnh viện :
A. Đường không khí
B. Đường tiếp xúc
C. Đường giọt bắn
D. Tất cả đều đúng
Câu 203. Nhiệm vụ nào sau đây không thuộc nhiệm vụ của khoa Kiểm soát
nhiễm khuẩn theo Thông tư 16/TT-BYT.
A. An toàn thực phẩm
B. Phòng chống dịch bệnh
C. Quản lý hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn
D. Thông báo kết quả HIV dương tính
Câu 204. Yếu tố nào là dễ kiểm soát NHẤT trong lây truyền những tác nhân
nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh.
A. Nguồn bệnh.
B. Cá thể nhạy cảm.
C. Đường lây truyền vi sinh vật.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 205. Nguy cơ nhiễm bệnh nhiều hay ít phụ thuộc các yếu tố. NGOẠI
TRỪ:
A. Tác nhân gây bệnh: Phơi nhiễm với HCV có nguy cơ nhiễm bệnh hơn hoặc
HIV, HBV.
B. Loại phơi nhiễm: Phơi nhiễm với máu có nguy cơ hơn với nước bọt.
C. Số lượng máu gây phơi nhiễm: Kim rỗng lòng chứa nhiều máu hơn kim khâu
hoặc lancet.
D. Số lượng virus trong máu người bệnh vào thời điểm phơi nhiễm.
Câu 206. Đường lây truyền chính trong bệnh viện là:
A. Đường không khí
B. Đường tiếp xúc
C. Đường qua các giọt bắn trong không khí
D. Cả 3 đường trên (A, B và C )
Câu 207. Biện pháp nào quan trọng NHẤT để phòng ngừa nhiễm khuẩn do
tiếp xúc?
A. Thay găng và rửa tay mỗi khi đụng chạm vào người bệnh hoặc đồ vật trong
buồng cách ly.
B. Đeo khẩu trang khi vào buồng cách ly.
C. Người bệnh ra khỏi phòng cách ly phải đeo khẩu trang.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 208. Biện pháp quan trọng NHẤT để phòng ngừa lây truyền qua đường
không khí là
A. Cho người bệnh nằm phòng cách ly có xử lý không khí thích hợp (áp lực âm)
hoặc thông khí tốt.
B. Giữ người bệnh cách nhau ít nhất 1 mét.
C. Mang áo choàng, bao giày, găng tay trước khi vào phòng và tháo ngay ra trước
khi ra khỏi phòng, rửa tay
D. Tất cả các biện pháp A, B và C.
Câu 209. Biện pháp quan trọng NHẤT để phòng ngừa lây truyền qua đường
giọt bắn là
A. Cho người bệnh nằm phòng cách ly có xử lý không khí thích hợp (áp lực âm)
hoặc thông khí tốt.
B. Khoảng cách giữa các người bệnh cách nhau ít nhất 1 mét.
C. Mang áo choàng, bao giày, găng tay trước khi vào phòng và tháo ngay ra trước
khi ra khỏi phòng và rửa tay
D. Tất cả các biện pháp A, B và C.
Câu 210. Biện pháp quan trọng NHẤT để phòng ngừa lây truyền qua đường
tiếp xúc là
A. Cho người bệnh nằm phòng cách ly có xử lý không khí thích hợp (áp lực âm)
hoặc thông khí tốt.
B. Khoảng cách giữa các người bệnh cách nhau ít nhất 1 mét.
C. Mang áo choàng, bao giày, găng tay trước khi vào phòng và tháo ngay ra trước
khi ra khỏi phòng, rửa tay
D. Tất cả các biện pháp A, B và C.
Câu 211: Cách bố trí bệnh nhân cách ly phải:
A. Dựa vào đường lây truyền
B. Không cần quan tâm đến đường lây truyền miễn có giường cho bệnh nhân
nằm
C. Chỉ cần quan tâm đến đường lây qua tiếp xúc
D. Tất cả đều sai
Câu 212: Khi vào phòng cách ly cần:
A. Mặc phương tiện phòng hộ cá nhân trước khi vào phòng
B. Mặc phương tiện phòng hộ cá nhân khi đã vào phòng
C. Không cần mặc miễn sao đeo khẩu trang tốt là được
D. Tất cả đều sai
Câu 213. Việc kiểm soát và dự phòng nhiễm khuẩn bệnh viện hiệu quả được
xem là một tiêu chuẩn quan trọng nhằm:
A. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện
B. Nâng cao chất lượng kinh tế của bệnh viện
C. Nâng cao ý thức của người bệnh
D. Nâng cao chất lượng của bệnh viện
Câu 214. Việc tốt nhất cần phải làm ngay để kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh
viện là :
A. Mua thêm máy móc hiện đại và mua thêm nhiều vật tư tiêu hao chăm sóc người
bệnh
B. Cho sử dụng nhiều kháng sinh mới
C. Tổ chức lại hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
D. Tăng cường thêm nhân viên y tế chăm sóc cho người bệnh
Câu 215. Loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp là :
A. Nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn tiêu hoá, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn
vết mổ
B. Nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn hô hấp dưới, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm
khuẩn
vết mổ
C. Nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn da niêm mạc, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm
khuẩn vết mổ
D. Nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn hô hấp dưới, nhiễm khuẩn do tiếp xúc, nhiễm
khuẩn vết mổ
Câu 216. Các nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp, NGOẠI TRỪ
A. Nhiễm khuẩn hô hấp
B. Nhiễm khuẩn tiết niệu
C. Nhiễm khuẩn vết mổ
D. Nhiễm khuẩn tiêu hoá
Câu 217. Biện pháp nào dưới đây KHÔNG sử dụng để dự phòng nhiễm
khuẩn vết mổ :
A. Tắm khử khuẩn cho người bệnh trước phẫu thuật
B. Chuẩn bị vùng rạch da đúng qui định
C. Vệ sinh hô hấp và sắp xếp người bệnh
D. Áp dụng đúng liệu pháp kháng sinh dự phòng
Câu 218. Quy định về phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện đã được đưa vào
Luật khám bệnh chữa bệnh do Quốc Hội thông qua năm 2009
A. Đúng
B. Sai
Câu 219. Những thực hành nào dưới đây thuộc ứng dụng phòng ngừa chuẩn?
A. Mang găng khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.
B. Rửa tay trong chăm sóc bệnh nhân.
C. Khử hoặc tiệt khuẩn dụng cụ khi sử dụng giữa những bệnh nhân.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 220. Mục đích của sử dụng găng tay là:
A. Hạn chế vật sắc nhọn xuyên vào tay.
B. Hạn chế nguy cơ phơi nhiễm với máu, dịch.
C. Nhân viên y tế dễ thao tác khi thực hành chăm sóc người bệnh.
D. Các câu trên đều đúng.
Câu 221. Dung cụ thu gom đồ vải lây nhiễm HIV/AIDS cần có nhãn ghi rõ tác
nhân lây nhiễm HIV/AIDS.
A. Đúng
B. Sai
Câu 223. Xử lý đồ vải. NGOẠI TRỪ:
A. Theo nguyên tắc giảm tối thiểu giũ đồ vải.
B. Đồ vải phải được thu gom và chuyển xuống nhà giặt tối đa không quá 2
ngày/lần.
C. Đồ vải của người bệnh được thu gom thành hai loại và cho vào túi riêng biệt: đồ
vải bẩn và đồ vải lây nhiễm.
D. Không đánh dấu đồ vải của người bệnh HIV/AIDS để phân loại và giặt riêng.
Câu 224. Người thu gom đồ vải phải mang?
A. Găng y tế, khẩu trang, ủng.
B. Găng vệ sinh, tạp dề, khẩu trang.
C. Găng y tế, tạp dề, khẩu trang, ủng.
D. Găng vệ sinh, tạp dề, khẩu trang, ủng.
Câu 225. Phòng ngừa chuẩn được áp dụng cho các nhóm người bệnh nào?
A. Chỉ những người bệnh vào viện để phẫu thuật
B. Chỉ những người bệnh HIV/AIDS hoặc viêm gan B
C. Mọi người bệnh, không phụ thuộc vào người đó có mắc bệnh nhiễm trùng hay
không
Câu 226. Phòng ngừa chuẩn là tập hợp các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp
dụng cho tất cả người bệnh:
A. Phụ thuộc vào chẩn đoán
B. Phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng
C. Phụ thuộc vào thời điểm chăm sóc của người bệnh
D. Tất cả các câu trên đều sai
Câu 227. Khi chăm sóc bệnh nhân mà dự kiến sẽ bị bắn toé máu vào cơ thể và
mặt cần mang những phương tiện phòng hộ cá nhân:
A. Áo choàng và tấm che mặt.
B. Áo choàng và kính mắt bảo hộ.
C. Áo choàng, găng tay, khẩu trang y tế.
D. Áo choàng, găng tay, khẩu trang y tế và kính mắt bảo hộ.
Câu 228. Khi áp dụng phòng ngừa chuẩn, chỉ định mang găng trong tình
huống nào sau đây là đúng:
A. Trước khi khám một bệnh nhân.
B. Chuẩn bị đặt nội khí quản.
C. Chuẩn bị đo huyết áp.
D. Cả 3 ý trên
Câu 229. Nguyên tắc vệ sinh môi trường bề mặt
A. Lau theo chiều từ “bẩn” đến “sạch”
B. Lau từ ngoài vào trong
C. Lau theo chiều từ “sạch” đến “bẩn”
D. Lau sạch là được
Câu 230. Đối với buồng phẫu thuật, vệ sinh bề mặt cửa ra vào, cửa sổ, kho,
khu vực để dụng cụ sạch, tủ lạnh, tủ hấp, tủ sấy, máy làm đá
A. Sau mỗi ngày làm việc
B. Hàng tuần
C. Hàng tháng
D. Mỗi 2 tuần
Câu 231. Dép sử dụng trong khu phẫu thuật cần được cọ rửa
A. Sau mỗi ngày làm việc
B. 1 lần/tuần
C. 2 lần/tháng
D. 1 lần/tháng
Câu 232. Đối với buồng phẫu thuật, vệ sinh trần nhà, tường trên cao, quạt
thông gió, điều hòa nhiệt độ, hệ thống thông khí
A. Hàng ngày
B. Hàng tuần
C. Hàng tháng
D. Mỗi 2 tuần
Câu 233. Nuôi cấy định danh vi khuẩn lấy từ môi trường bề mặt, không khí,
nguồn nước
A. Khuyến cáo làm định kì hàng tháng
B. Chỉ khuyến cáo làm định kì với phòng mổ, ghép tạng…
C. Là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường
D. Khuyến cáo làm định kì hàng quý
Câu 234. Làm sạch từ khu vực ít ô nhiễm tới khu vực ô nhiễm nhiều nhất, từ
bề mặt ít tiếp xúc tới bề mặt tiếp xúc thường xuyên, từ bề mặt cao tới bề mặt
thấp và từ trong ra ngoài.
A. Đúng
B. Sai.
Câu 235. Loại bỏ chất thải, bụi, mảnh vụn, chất bẩn nhìn thấy bằng mắt
thường trước khi làm sạch/khử khuẩn tại khu văn phòng. NGOẠI TRỪ:
A. Sử dụng chổi quét.
B. Sử dụng cây gom chất thải.
C. Không thu gom chất thải sắc nhọn bằng tay trần
D. loại bỏ chất thải sắc nhọn vào thùng kháng thủng
Câu 236. Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường được phân
loại ở đâu?
A. Tại các khoa, phòng
B. Tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh
C. Tại nơi lưu giữ tạm thời
D. Tại khu vực lưu giữ chất thải
Câu 237. Khi đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, nhằm phòng ngừa nhiễm
khuẩn máu, cần mang :
A. Găng vô trùng, nón, khẩu trang
B. Găng sạch, nón, khẩu trang
C. Áo choàng vô trùng, nón, khẩu trang, găng vô trùng
D. Áo choàng, nón, khẩu trang, găng sạch
Câu 238. Vị trí tiêm truyền ưu tiên ở vùng ngoại biên để ngăn ngừa nhiễm
khuẩn máu tốt nhất là :
A. Chi trên
B. Da đầu
C. Chi dưới
D. Tất cả đều đúng
Câu 240. Thay gạc che phủ vị trí đặt đường truyền mạch máu nào sau đây,
NGOẠI TRỪ
A. Thay gạc tại vị trí đặt mỗi 2 ngày với gạc thông thường và khi gạc bị thấm máu,
dịch
B. Thay gạc tại vị trí đặt mỗi 2 ngày với gạc thông thường
C. Thay gạc tại vị trí đặt mỗi 4 ngày với gạc trong suốt vô trùng
D. Thay gạc tại vị trí đặt mỗi tuần với gạc tẩm Chlorhexidine
Câu 241. Chỉ định thay catheter ngoại biên và catheter
A. Ở người lớn, không nên thay catheter ngoại biên thường quy trước 72-96 giờ
B. Thay catheter ở trẻ em chỉ khi có những chỉ định trên lâm sàng
C. Chỉ thay khi có viêm mao mạch, nhiễm khuẩn máu
D. Tất cả đều đúng
Câu 243. Xử lý nào KHÔNG phù hợp khi bị kim tiêm sau sử dụng đâm vào
tay:
A. Coi đây là một trường hợp khẩn cấp cần được xử lý ngay lập tức
B. Tốt nhất trong vòng 24 giờ.
C. Rửa ngay vết thương với nước sạch và xà phòng.
D. Nặn máu nếu vết thương đâm xuyên da.
Câu 244. Khi bị kim đâm hoặc dao cắt, nhân viên y tế cần phải tránh:
A. Rửa ngay vết thương dưới vòi nước.
B. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn.
C. Nặn bóp vết thương.
D. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.
Câu 245. Khi bị bắn máu vào mắt nhân viên y tế cần phải
A. Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút.
B. Dùng vòi rửa mắt khẩn cấp nếu có.
C. Nhỏ thuốc nhỏ mắt có chứa chất sát khuẩn.
D. Dùng nước sạch.
Câu 246. Khi nhân viên y tế bị bắn máu và dịch vào niêm mạc miệng, mũi cần
phải tránh:
A. Rửa mũi bằng nước cất hoặc NaCl 0,9 % .
B. Xúc miệng bằng nước sạch hoặc dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần.
C. Xúc miệng và rửa mũi bằng dung dịch sát khuẩn có chứa chlorin nhiều lần.
D. Đến ngay bộ phận tư vấn và dự phòng tai nạn nghề nghiệp.
Câu 247. Sau khi xảy ra phơi nhiễm với máu vào mắt, người bị phơi nhiễm
KHÔNG nên thực hiện biện pháp nào sau đây để xử lý vết thương tại chỗ
A. Rửa ngay mắt với nước sạch
B. Rửa ngay mắt với nước muối sinh lý 0,9%
C. Rửa ngay mắt với thuốc sát khuẩn
D. Sau khi xử lý ban đầu xong cần đến ngay đơn vị quản lý phơi nhiễm
Câu 248. Tình huống nào sau đây không phải là phơi nhiễm với tác nhân lây
truyền qua đường máu:
A. Kim đâm xuyên da có chứa máu và dịch người bệnh nhiễm/nghi ngờ nhiễm
B. Máu của người bệnh bắn vào niêm mạc mắt/miệng
C. Bắt tay, ôm người bệnh nhiễm các tác nhân có khả năng gây dịch
D. Bị dao cắt đứt tay trong khi mổ cho người bệnh HIV
Câu 249. Nhân viên y tế cần được:
A. Giáo dục về nguy cơ lây truyền, các biện pháp dự phòng phơi nhiễm
B. Tuân thủ các biện pháp dự phòng phổ cập, sử dụng đầy đủ phương tiện phòng
hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh nghi ngờ/nhiễm bệnh và tiêm phòng HBV
theo chỉ định của y tế cơ quan nếu chưa có miễn dịch
C. Khi bị tai nạn phải báo cáo và tuân thủ điều trị dự phòng nếu có chỉ định, hoàn
thành theo dõi theo quy trình.
D. Tất cả đều đúng
Câu 250. Sau khi xảy ra phơi nhiễm với máu do kim đâm, người bị phơi
nhiễm KHÔNG nên thực hiện biện pháp nào sau đây để xử lý vết thương tại
chỗ
A. Rửa ngay vết thương dưới vòi nước.
B. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn,
C. Nặn bóp vết thương cho máu chảy ra
D. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch
Câu 251. Mũi tiêm an toàn là mũi tiêm:
A. Sử dụng dụng cụ tiêm thích hợp không gây nguy hại cho môi trường
B. Sử dụng dụng cụ tiêm thích hợp, không gây hại cho người được tiêm cũng như
người tiêm
C. Không gây hại cho người được tiêm, người tiêm, người thu gom chất thải và
cộng đồng.
D. Sử dụng dụng cụ tiêm thích hợp, không gây hại cho người được tiêm, người
tiêm, người thu gom chất thải và cộng đồng.
Câu 252. Khi chưa chủng ngừa, nguy cơ nhiễm viêm gan B sau khi bị kim có
máu nhiễm HBV đâm :
A. 5 - 10%
B. 6 - 30%
C. 22 - 40%
D. 55 - 65%
Câu 253. Thực hành nào dưới đây KHÔNG thực sự bắt buộc:
A. Mang găng khi thu gom đồ vải bẩn
B. Mang găng khi thu dọn chất thải người bệnh
C. Mang găng khi tiêm truyền tĩnh mạch
D. Mang găng khi tiêm bắp, tiêm dưới da
Câu 254. Thời gian lưu kim trong tiêm truyền ngoại biên ở trẻ em là:
A. Thay khi có biểu hiện nhiễm khuẩn
B. 48 giờ sau tiêm
C. 96 giờ sau tiêm
D. 48 và 96 giờ sau tiêm
Câu 255. Khi chưa chủng ngừa, nguy cơ nhiễm viêm gan B sau khi bị kim có
máu nhiễm HBV đâm :
A. 5 - 10%
B. 6 - 30%
C. 22 - 40%
D. 55 - 65%
Câu 256. Thực hành nào dưới đây KHÔNG thực sự bắt buộc:
A. Mang găng khi thu gom đồ vải bẩn
B. Mang găng khi thu dọn chất thải người bệnh
C. Mang găng khi tiêm truyền tĩnh mạch
D. Mang găng khi tiêm bắp, tiêm dưới da
Câu 257. Thời gian lưu kim trong tiêm truyền ngoại biên ở trẻ em là:
A. Thay khi có biểu hiện nhiễm khuẩn
B. 48 giờ sau tiêm
C. 96 giờ sau tiêm
D. 48 và 96 giờ sau tiêm
Câu 258. Để thực hiện tiêm an toàn cho bản thân, nhiệm vụ quan trọng của
người tiêm:
A. Tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo về tiêm an toàn
B. Thực hiện đúng quy trình tiêm an toàn và báo cáo khi xảy ra phơi nhiễm
C. Thực hiện phân loại, thu gom chất thải sắc nhọn đúng quy định
D. Tất cả đều đúng
Câu 259. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi thiếu an toàn trong tiêm là :
A. Thiếu phương tiện rửa tay/sát khuẩn tay
B. Thiếu ý thức tuân thủ quy trình tiêm an toàn của cán bộ y tế
C. Tình trạng quá tải người bệnh, quá tải công việc
D. Tất cả đều đúng
Câu 260. Phân loại đồ vải sạch, bẩn, lây nhiễm ngay tại các khoa lâm sàng khi
phát sinh đồ vải bẩn
A. Đúng
B. Sai
Câu 261. Khi đóng gói đồ vải dính máu hay dịch cơ thể cần sử dụng kỹ thuật
gói và cuộn sao cho đặt hầu hết phần máu bẩn ở giữa gói đồ vải.
A. Đúng
B. Sai
Câu 262. Khi vận chuyển đồ vải đóng gói đồ vải dính máu hay dịch cơ thể
không cần đóng gói.
A. Đúng
B. Sai
Câu 263. Biện pháp quan trọng để phòng ngừa tổn thương do kim tiêm đâm:
A. Luôn đóng lại nắp kim tiêm cẩn thận trước khi bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn
B. Luôn tháo rời kim tiêm khỏi bơm tiêm trước khi bỏ vào thùng đựng vật sắc
nhọn
C. Bỏ kim và bơm tiêm vào thùng đựng vật sắc nhọn, hoặc gạt kim khỏi bơm tiêm
ở khe trên nắp thùng đựng vật sắc nhọn chuyên dụng
D. Tất cả đều đúng
Câu 264. Biện pháp quan trọng để phòng ngừa tổn thương do kim tiêm đâm
là: luôn đóng lại nắp kim tiêm cẩn thận rồi bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 265. Vận chuyển đồ vải y tế: Vận chuyển đồ vải không cần dùng xe riêng
biệt cho loại đồ vải
A. Đúng
B. Sai
Câu 266. Cần có qui định giặt đồ vải cho người bệnh HIV (+) bằng qui trình
riêng
A. Đúng
B. Sai
Câu 267: Đồ vải người bệnh nên được phân chia thành các nhóm?
A. Đồ vải nhiễm, đồ vải thường (không nhiễm).
B. Đồ vải bẩn, đồ vải thường.
C. Đồ vải nhiễm, đồ vải bẩn và đồ vải thường.
D. Đồ vải nhiễm, đồ vải bẩn và đồ vải nhân viên.
Câu 268. Drap trải giường của người bệnh được thay với tần suất như thế
nào?
A. Thay 1 lần/tuần hoặc khi bẩn.
B. Thay 2 lần/tuần hoặc khi bẩn.
C. Thay 3 lần/tuần hoặc khi bẩn.
D. Thay 4 lần/tuần hoặc khi bẩn
Câu 269. Chiếu, chăn, màn của người bệnh được thay với tần suất như thế
nào?
A. Thay 2 lần/tuần hoặc khi bẩn.
B. Thay 1 lần/tuần hoặc thay ngay khi dính bẩn với máu, dịch cơ thể.
C. Thay khi ra viện hoặc thay ngay khi dính bẩn với máu, dịch cơ thể.
B. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 270. Chất thải rắn y tế được phân định thành mấy nhóm
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 271. Chất thải lây nhiễm được chia thành mấy nhóm
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 272. Chất thải phóng xạ được phân loại theo mã màu
A. Trắng
B. Vàng
C. Đen
D. Không quy định mã màu
Câu 273. Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm, NGOẠI TRỪ:
A. Chất thải chứa thủy ngân.
B. Chất thải phóng xạ.
C. Pin thải bỏ.
D. Dược chất.
Câu 274. Ắc quy trong cơ sở y tế sẽ thu gom vào thùng rác màu
A. Đen
B. Trắng
C. Xanh
D. Vàng
Câu 275. Quy trình quản lí chất thải y tế từ khi chất thải phát sinh tới khâu
tiêu hủy cuối cùng bao gồm:
A. Phân loại ngay tại nguồn; xử lí ban đầu đối với chất thải có nguy cơ lây nhiễm
cao; thu gom; vận chuyển; lưu giữ tạm thời trong cơ sở y tế; vận chuyển bên ngoài
cơ sở y tế; tiêu hủy an toàn chất thải nguy hại.
B. Phân loại ngay tại nguồn; thu gom; xử lí ban đầu đối với chất thải có nguy cơ
lây nhiễm cao; vận chuyển; lưu giữ tạm thời trong cơ sở y tế; vận chuyển bên
ngoài cơ sở y tế; tiêu hủy an toàn chất thải nguy hại.
C. Phân loại ngay tại nguồn; thu gom; vận chuyển; lưu giữ tạm thời trong cơ sở y
tế; vận chuyển bên ngoài cơ sở y tế.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 276. Việc mang găng tay trong khi chăm sóc người bệnh có thể thay thế
việc rửa tay hay không?
A. Có
B. Không
C. Tùy trường hợp
Câu 277. Công việc nào sau đây thuộc thực hành phòng ngừa chuẩn?
A. Mang găng khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.
B. Rửa tay trong chăm sóc bệnh nhân.
C. Khử hoặc tiệt khuẩn dụng cụ khi sử dụng giữa những người bệnh.
D. Cả công việc trên (A, B và C).
Câu 278. Thực hiện Phòng ngừa chuẩn giúp phòng ngừa và kiểm soát lây
nhiễm các bệnh nguyên có trong:
A. Máu
B. Chất tiết
C. Chất bài tiết
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 279. Để ngăn ngừa các virus lây bệnh qua đường máu cho Nhân viên y tế
trong phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp chúng ta cần chú trọng hoạt động
nào NHẤT trong các hoạt động sau :
A. Đẩy mạnh việc chủng ngừa viêm gan B
B. Coi tất cả máu và dịch đều có khả năng lây nhiễm
C. Ngăn ngừa các tổn thương xuyên thấu da
Câu 280. Những biện pháp nào sau đây KHÔNG nằm trong phòng ngừa
chuẩn:
A. Rửa tay
B. Sử dụng đúng phương tiện phòng hộ cá nhân
C. Phòng ngừa tai nạn do vật sắc nhọn đâm
D. Sử dụng kháng sinh dự phòng lây nhiễm
Câu 281. Những thực hành nào dưới đây thuộc ứng dụng phòng ngừa chuẩn :
A. Mang găng khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể
B. Rửa tay trong chăm sóc bệnh nhân
C. Khử hoặc tiệt khuẩn dụng cụ khi sử dụng giữa những người bệnh
D. Tất cả đều đúng
Câu 282. Các chất của cơ thể có thể truyền tác nhân gây bệnh qua đường
máu:
A. Dịch màng bụng
B. Dịch màng khớp
C. Nước ối
D. Tất cả đều đúng.
Câu 283. Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu
giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế
A. 1 lần/ngày
B. 2 lần/ngày
C. 3 lần/ngày
D. 4 lần/ngày
Câu 284. Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế trong
điều kiện bình thường:
A. Không quá 01 ngày.
B. Không quá 02 ngày.
C. Không quá 03 ngày.
D. Không quá 07 ngày.
Câu 285. Thời gian lưu giữ chất thải nguy hại không lây nhiễm:
A. Không quá 01 tháng kể từ thời điểm phát sinh chất thải.
B. Không quá 03 tháng kể từ thời điểm phát sinh chất thải.
C. Không quá 06 tháng kể từ thời điểm phát sinh chất thải.
D. Không quá 01 năm kể từ thời điểm phát sinh chất thải.
Câu 286. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh
dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa là
A. 05 ngày
B. 07 ngày
C. 09 ngày
D. 14 ngày
Câu 287. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05
kg/ngày, thời gian lưu giữ trong điều kiện bình thường.
A. Không quá 02 ngày
B. Không quá 03 ngày
C. Không quá 04 ngày
D. Không quá 05 ngày
Câu 288. Dây truyền dịch (không bao gồm đầu sắc nhọn) được phân loại
A. Chất thải thông thường
B. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn
C. Chất thải tái chế
D. Chất thải nguy hại không lây nhiễm
Câu 289. Người chịu trách nhiệm phân loại chất thải rắn y tế
A. Nhân viên thu gom
B. Nhân viên các khoa/phòng
C. Người làm phát sinh chất thải
D. Nhân viên lưu giữ
Câu 290. Khi áp dụng phòng ngừa chuẩn, chỉ định mang găng trong tình
huống nào sau đây là đúng:
A. Trước khi khám người bệnh bị nhiễm khuẩn
B. Chuẩn bị đặt nội khí quản
C. Chuẩn bị đo huyết áp
D. Cả 3 tình huống A, B và C
Câu 291. Khi chăm sóc bệnh nhân có nguy cơ bị bắn máu vào người thực hiện
chăm sóc, người CBYT cần mang những phương tiện PHCN nào sau đây:
A. Áo choàng , găng tay, tấm che mặt và kính mắt bảo hộ
B. Áo choàng, găng tay và kính mắt bảo hộ
C. Áo choàng, găng tay, khẩu trang y tế
D. Áo choàng, găng tay, khẩu trang y tế và kính mắt bảo hộ
Câu 292. Chai dịch truyền Lactat ringer sau sử dụng được phân loại vào
thùng rác
A. Màu vàng
B. Màu đen
C. Màu xanh
D. Màu trắng
Câu 293. Nguyên tắc khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ. NGOẠI TRỪ:
A. Dụng cụ khi sử dụng cho mỗi người bệnh phải được xử lý thích hợp
B. Dụng cụ sau khi xử lý phải được bảo quản bảo đảm an toàn cho đến khi sử dụng
C. NVYT phải được huấn luyện và trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ
D. Dụng cụ y tế trong các cơ sở khám bệnh chữa bệnh được quản lý và xử lý tại
từng khoa
Câu 294. Khi làm sạch và khử khuẩn dụng cụ, nhân viên y tế cần mang :
A. Áo choàng và găng tay
B. Áo choàng, tạp dề cao su và găng tay
C. Áo choàng, tạp dề cao su, găng tay và khẩu trang y tế
D. Áo choàng, tạp dề cao su, găng tay, kính mắt bảo hộ và khẩu trang y tế
Câu 295. Nguyên tắc chọn lựa hóa chất khử và tiệt khuẩn dụng cụ.
NGOẠI TRỪ:
A. Lựa chọn hóa chất không ngại tốn kém, chú trọng đạt hiệu quả, không
gây tổn hại dụng cụ.
B. Dựa vào khả năng tiêu diệt vi khuẩn của hóa chất
C. Dựa vào mức độ gây hại của dụng cụ để điều chỉnh hóa chất phù hợp
với dụng cụ cần được xử lý, tránh làm hỏng dụng cụ và gây hại cho người sử dụng.
D. Tính năng an toàn cho người sử dụng và môi trường
Câu 296. Tiêu chuẩn chọn lựa hóa chất khử khuẩn. NGOẠI TRỪ:
A. Phải có phổ kháng khuẩn rộng.
B. Tác dụng chậm.
C. Không bị tác dụng của các yếu tố môi trường.
D. Không tác hại tới các DC kim loại cũng như bằng cao su, nhựa
Câu 298. Phương pháp nào sau đây được gọi là tiệt khuẩn:
A. Hấp uớt ở nhiệt độ 121 ºC trong 20 phút
B. Ngâm trong dung dịch Glutaraldehyde trong 10 giờ
C. Hấp ướt ở nhiệt độ 134 ºC trong 05 phút
D. Cả 3 phương pháp trên (A, B và C)
Câu 299. Sắp xếp người bệnh dựa vào các nguyên tắc:
A. Đường lây truyền của tác nhân gây bệnh
B. Yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh
C. Khả năng mắc nhiễm khuẩn bệnh viện
D. Các câu A,B,C.

Hết

You might also like