You are on page 1of 41

Chương 4: DUNG DỊCH, DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY VÀ ĐIỆN HÓA HỌC.

Bài 7: DUNG DỊCH


I. DUNG DỊCH.
1. Các khái niệm cơ bản.
a. Hệ phân tán: Là hệ được tạo nên khi làm phân tán những hạt rất nhỏ của một chất
vào một chất khác (môi trường). Hệ phân tán bao gồm 3 loại sau:
+ Hệ lơ lửng (kém bền, có d hạt phân tán > 100m) gồm huyền phù và nhũ tương
+ Dung dịch keo (tương đối bền, có d hạt phân tán từ 1m 100m) .
+ Dung dịch phân tử hay dung dịch thật (thường gọi tắt là dung dịch, rất bền, có d hạt
phân tán < 1m). [Chú ý: 1m (milimicronmet = 10–9 m=1nm].
b. Dung dịch: Là hệ đồng thể (R, L hoặc K), gồm 2 hay nhiều chất mà lượng tương
đối của chúng có thể biến đổi trong một giới hạn rộng.
+ Dung dịch khảo sát là các dung dịch lỏng.
+ Thành phần dung dịch lỏng bất kỳ đều gồm chất tan (là chất phân tán) và dung môi
(là môi trường phân tán) mà trong đó chúng phân bố đồng đều trong nhau dưới dạng
phân tử hoặc ion.
+ Dung môi là chất mà ở dạng tinh khiết, nó tồn tại ở trạng thái tập hợp giống như
dung dịch thu được, ví dụ dung dịch NaCl trong nước thì nước là dung môi. Nếu cả
chất tan và dung môi đều có trạng thái tập hợp giống nhau (như rượu và nước) thì
dung môi sẽ là chất có lượng nhiều hơn.
c. So sánh dung dịch với hợp chất hoá học và hỗn hợp cơ học.
+ Sự tạo thành 1 hệ đồng nhất khi chất tan và dung môi phân tán đều trong nhau,
thường kèm theo sự thay đổi năng lượng nhiệt và thể tích hệ làm dung dịch gần
giống với hợp chất hoá học. Tuy nhiên, khác với hợp chất hoá học, dung dịch có sự
thay đổi liên tục các thành phần của nó trong 1 khoảng nồng độ, nhiệt độ và áp suất.
+ Mặt khác, do dung dịch không có thành phần xác định và không tuân theo định luật
tỷ lệ bội và định luật tác dụng khối lượng nên dung dịch, ở mức độ nào đó gần giống
với hỗn hợp cơ học.
+ Như vậy, không thể coi dung dịch như 1 hỗn hợp cơ học thuần tuý hay 1 hợp chất
hoá học và cũng không thể coi quá trình tan như là một quá trình trộn lẫn cơ học đơn
thuần hay như là một phản ứng hoá học.
+ Quá trình tan của 1chất trong dung môi thường bao gồm cả quá trình lý học và quá
trình hóa học. Quá trình lý học bao gồm sự tách rời nhau của các hợp chất tan để đi
vào dung môi và thường kèm thu nhiệt. Quá trình hóa học bao gồm sự tương tác giữa
các hạt chất tan với dung môi và được gọi là sự sonvat hoá và thường kèm toả nhiệt.
d. Các loại nồng độ dung dịch.
+ Khái niệm: Nồng độ của dung dịch là lượng chất tan có trong một lượng xác định
của dung dịch hay dung môi.
+ Nồng độ phần trăm khối lượng (%): là số phần khối lượng chất tan có trong 100
phần khối lượng dung dịch.
- Ví dụ: dung dịch NaCl 15% có nghĩa là có 15 phần khối lượng NaCl trong 100 phần
khối lượng dung dịch v.v…
+ Nồng độ mol (CM hoặc M): là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
- Ví dụ: dung dịch HCl 0,1M có nghĩa là có 0,1 mol HCl trong 1 lít dung dịch.
+ Nồng độ molan (Cm hoặc m): là số mol chất tan có trong 1000gr dung môi.

41
+ Nồng độ phần mol (Xi): là tỉ lệ số mol chất tan (hay dung môi) trên tổng số mol
chất tan và dung môi: Xi = ni / ∑ni .
- Trong đó: ni là số mol chất i ; ∑n i là tổng số mol của tất cả các chất tạo nên dung
dịch. Dễ thấy ∑ Xi = 1.
+ Nồng độ đương lượng (C N hoặc N): là số đương lượng gam chất tan có trong 1lít
dung dịch.
- Ví dụ: dung dịch NaCl 1N tức là có 1 đương lượng gam D NaCl (40gr) trong 1 lít
dung dịch.
+ Chú ý: do đương lượng gam của 1 chất có thể thay đổi theo phản ứng hoá học nên
khác với các loại nồng độ khác, nồng độ đương lượng gam của 1 chất có thể thay đổi
theo từng loại phản ứng hoá học cụ thể. Chẳng hạn, ở các phản ứng sau, H 3PO4 có
các đương lượng gam khác nhau:
NaOH + H3PO4 = NaH2PO4 + H2O có DH3PO4 = MH3PO4 /1.
2NaOH + H3PO4 = Na2HPO4 + 2H2O có DH3PO4 = MH3PO4 /2.
3NaOH + H3PO4 = Na3PO4 + 3H2O có DH3PO4 = MH3PO4 /3.
e. Dung dịch bão hoà và dung dịch quá bão hoà.
+ Dung dịch bão hoà của 1 chất ở t o và áp suất xác định là dung dịch chứa lượng tối
đa chất tan ở điều kiện đó và khi đó, tồn tại cân bằng giữa phần đã hoà tan và phần
chưa hoà tan của chất tan.
- Ví dụ: Các dung dịch bão hoà đường; AgCl; O2 trong H2O. Trong các dung dịch
trên tồn tại các cân bằng sau: Đường (R) ⇆ Đường (đã hoà tan).
AgCl (R) ⇆ Ag+.aq + Cl–.aq
O2(k) ⇆ O2 (đã hoà tan)
+ Dung dịch quá bão hoà của 1chất là dung dịch trong 1 số điều kiện nhất định,
lượng chất tan lớn hơn lượng cần để bão hoà (nồng độ chất tan > nồng độ của nó
trong dung dịch bão hoà).
- Ví dụ các muối CH3COONa; Na2S2O3…có khả năng tạo dung dịch quá bão hoà.
Cách tạo như sau: làm nguội chậm, cẩn thận dung dịch bão hoà của các chất nêu trên
ở nhiệt độ cao.
- Đối với các chất không có khả năng tạo dung dịch quá bão hoà thì khi làm nguội
như vậy sẽ xuất hiện kết tinh lượng dư chất tan.
- Đối với các chất có khả năng tạo dung dịch quá bão hoà thì khi làm nguội như vậy,
chất tan sẽ không kết tinh.
- Trạng thái quá bão hoà có thể tồn tại hàng năm trời nên cũng là 1 trạng thái cân
bằng nhưng là cân bằng giả (∆G>0) và dễ bị phá huỷ khi bổ sung ít mầm tinh thể chất
tan (hoặc chất đồng hình với nó). Khi đó, dung dịch sẽ chuyển về trạng thái bão hoà.
f. Độ hoà tan: Là khả năng hoà tan của chất tan trong dung môi. Ở điều kiện xác
định, nó được đo bằng nồng độ dung dịch bão hoà chất tan đó.
+ Trong thực tế, người ta biểu diễn độ hoà tan bằng số gr chất tan (ứng với nồng độ
bão hoà) có trong 100 gr dung môi (hay số ml chất khí trong 100ml dung môi) và ký
hiệu là S. (III tr 105 + IV1 tr 197)
+ Quy ước: S >10: dễ tan; S < 1: khó tan ; S < 0,01: thực tế coi như không tan.
+ Độ hoà tan (S) của 1chất ngoài sự phụ thuộc vào bản chất của chất tan, bản chất của
dung môi còn phụ thuộc vào to và áp suất.

42
+ Thực nghiệm cho thấy, các chất có cấu tạo và tính chất phân tử giống nhau thì dễ
hoà tan trong nhau. Ví dụ benzen và lưu huỳnh đều không phân cực nên S hoà tan tốt
trong C6H6 v.v…
+ Độ hoà tan của chất rắn. Đa số các chất tan rắn khi hoà tan trong các dung môi lỏng
đều thu nhiệt nên khi tăng to, độ hoà tan S của chúng hầu hết đều tăng. Ví dụ các
muối KNO3 ; KClO3 ; NH4Cl v.v…Sau đây là độ hoà tan của KNO3 phụ thuộc vào to.

to (oC) 0 20 40 60 80 100
S (g/100g H2O) 13,5 31,5 64 110 169 247
Tuy nhiên cũng có 1 số chất rắn khi tan trong dung môi thì kèm theo toả nhiệt nên khi
tăng to thì độ hoà tan của chúng giảm. Ví dụ muối Na 2SO4 ở to hoà tan trong khoảng
từ 32,4  85 oC v.v…
+ Độ hoà tan của chất lỏng. Có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Một số chất lỏng hoà tan vô hạn trong nhau như rượu và nước; glyxerin và nước.
Lượng chất nào nhiều hơn thì đó dung môi.
- Một số chất lỏng hoà tan hữu hạn trong nhau như benzen và nước. Đầu tiên, benzen
tan nhưng đến một lúc nào đó thì hỗn hợp phân thành 2 lớp: Lớp trên là benzen bão
hoà nước còn lớp dưới là nước bão hoà benzen.
+ Độ hoà tan của chất khí. Định luật Henry.
- Đa số các chất khí khi hoà tan trong nước (hoặc các dung môi phân cực) đều kèm
toả nhiệt → khi tăng to thì cân bằng: khí (trên mặt chất lỏng) ⇆ khí (hoà tan) (có ∆H
< 0) chuyển dịch từ phải sang trái tức là độ hoà tan của khí giảm đi.
- Riêng các chất khí khi hoà tan trong các dung môi hữu cơ đều kèm thu nhiệt → khi
tăng to thì độ hoà tan tăng.
- Khi các chất khí tan trong chất lỏng, thể tích của hệ giảm đáng kể →khi tăng áp suất
của hệ thì cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận tức là độ hoà tan của chất khí tăng.
- Độ hoà tan của chất khí trong chất lỏng = f(P) được phát biểu dưới dạng định luật
Henry: “ khối lượng của chất khí hoà tan trong 1 thể tích xác định chất lỏng ở nhiệt
độ không đổi tỷ lệ thuận với áp suất chất khí trên bề mặt chất lỏng”.
m = k.P với k là hệ số tỷ lệ, k = f(t o, bản chất chất khí,
bản chất dung môi). Nếu là hỗn hợp khí thì với mỗi khí i ta có:
mi = k.Pi , với Pi là áp suất riêng phần của khí i.
Định luật Henry chỉ đúng cho khí có S nhỏ, ở P không lớn và không có tác dụng hoá
học với dung môi.
* Định luật phân bố. Tỷ lệ nồng độ dung dịch của chất tan trong 2 dung môi không
tan lẫn với nhau luôn là hằng số tại một nhiệt độ xác định: C 1/C2=K. K gọi là hệ số
phân bố ứng dụng để lấy chất tan ra khỏi dung dịch bằng dung môi khác. Ví dụ, K
của hệ Br ở nhiệt độ thường trong CS2/H2O là 80, trong CCl4/H2O là 85, trong
CHCl3/H2O là 130. Người ta lấy Br ra khỏi H 2O bằng cách thêm những lượng mới
của 1 trong 3 loại dung môi trên vào dung dịch Br trong nước. Việc này được gọi là
quá trình chiết. Các dung môi sau quá trình chiết sẽ đươc thu hồi và dùng lại.

2. Áp suất hơi bão hoà của dung dịch chất tan không bay hơi, không điện ly.
a. Khái niệm: Áp suất hơi bão hoà là áp suất tạo bởi hơi chất lỏng nằm cân bằng với
chất lỏng đó trong bình kín và là hằng số ở to xác định.

43
+ Thực nghiệm đã chứng tỏ: khi hoà tan vào chất lỏng 1 chất không bay hơi thì P hơi
bão hoà của dung dịch tạo thành thấp hơn P hơi bão hoà của chất lỏng nguyên chất ở
cùng to. (IV1 trg 202). + + + + + + +
Nếu ký hiệu: Po là áp suất hơi bão hoà của dung môi + Po + + P +
+ + + + + + +
nguyên chất; P là áp suất hơi bão hoà của dung dịch + + + + + +
chất tan không bay hơi, Ta có: Po – P = ∆P được gọi
+-+ -+-+-+ +•+•+-+•+•
là độ giảm áp suất hơi trên mặt dung dịch so với -+ -+-+-+ -+•+-+•+•+
ΔP + -+ -+ -+- +•+-+•+-+•
-+ -+ - + -+ -+•+-+•+-+
dung môi nguyên chất. Tỷ số Po được gọi là độ --+-+-+-+-
giảm tương đối áp suất hơi trên mặt dung dịch. Dung môi Dung dịch
(• Phân tử chất tan)
b. Định luật Raoult 1:
Độ giảm tương đối áp suất hơi bão hoà trên mặt dung dịch loãng của chất tan
không bay hơi, không điện ly bằng tỷ số số mol chất tan trên tổng số số mol chất tan
và số mol dung môi (tức là tỷ lệ với nồng độ phần mol của chất tan).
ΔP n2
+ Biểu thức toán học của định luật Raoult 1: Po = n1 +n 2 = X2. (*) Ở đây: n1 là số
mol dung môi ; n2 là số mol chất tan ; X2 là nồng độ phần mol chất tan.
Từ (*) → độ giảm áp suất hơi tăng khi nồng độ chất tan tăng.
Các dung dịch tuân theo (*) với mọi giá trị của X2 được gọi là dung dịch lý tưởng.
Thường chỉ các dung dịch loãng (X2 << X1) mới tuân theo (*) và được gọi là dung
m2
ΔP n2 M 2
dịch lý tưởng loãng. Khi đó, n2 << n1 → Po ≈ n1 = n1 . Ở đây, m2 là lượng chất tan
còn M2 là khối lượng mol của chất tan → có thể xác định được M2 nếu đo được P.
- Ví dụ: ở 50 áp suất hơi bão hoà của dung dịch chứa 23g chất tan trong 250g rượu
êtylic là 207,2 mmHg. Xác định khối lượng mol của chất tan này biết áp suất hơi bão
hoà của rượu êtylic nguyên chất ở nhiệt độ này là 219,8 mmHg?.
m2
ΔP M2 m2 . P o
- Giải: áp dụng công thức Po ≈ = n1 → M2 = n1 . ΔP (*).
Ta có: ∆P = Po – P = 219,8 – 207,2 = 12,6 mmHg;
m1 mêtylic 250 m2 . P o 23 . 219,8
= =
n1 = M 1 M êtylic 46 = 5,43. Thay vào (*) → M2 = n1 . ΔP =5,43 .12,6 = 73,89 g.
c. Giải thích độ giảm áp suất hơi trên mặt dung dịch theo nguyên lý Le Chatelier:
Lấy dung dịch nước làm ví dụ. Ở t o xác định, nước lỏng nguyên chất và hơi nước bão
hoà trên mặt thoáng của nó tồn tại cân bằng sau: H 2O (ℓ) ⇆ H2O (h). Lượng hơi nước
bão hoà tạo nên áp suất hơi bão hoà trên bề mặt nước nguyên chất. Nếu hoà tan 1
lượng chất tan không bay hơi vào nước thì nồng độ của H 2O(ℓ) giảm xuống làm cân
bằng chuyển dịch từ phải sang trái, tức là có một phần hơi nước ngưng tụ thành
H2O(ℓ) và do đó, cân bằng mới được thiết lập ở áp suất hơi bão hoà thấp hơn.
+ Ví dụ: Ở 25oC, Po của nước là 3159,68 Pa. Tính P của dung dịch chứa 1,8 gr
glucoza trong 504 gr nước ở cùng nhiệt độ?
1,8 504
Giải: Ta có: n2 = 180 = 0,01 mol ; n1 = 18 = 28 mol. Áp dụng định luật Raoult 1:

44
ΔP n2 3159,68-P 0,01
Po = n1 +n 2 . Thay số ta có: 3159 , 68 =28+0,01 → P = 3158,55 Pa.
(1Pa=0,1dyn/cm2=10–5/1,013 atm (vật lý) =10–4/9,81 at (kỹ thuật) = 1/9,81 mmH2O
= 1/133,3 mmHg).
3. Áp suất thẩm thấu:

Thí nghiệm 1 cho thấy có dòng dung môi đi từ dung môi nguyên chất qua dung dịch.
Để ngăn hiện tượng này cần tác dụng một lực lên piston. Khi áp suất trên piston đủ
lớn thì dung môi không qua được, áp suất khi đó gọi là áp suất thẩm thấu.
Thí nghiệm 2 cho phép đo áp suất thẩm thấu bằng áp suất cột nước chiều cao h.
- Định luật Vant Hoff: đối với dung dịch loãng, không điện ly thì áp suất thẩm thấu
không phụ thuộc bản chất chất tan và dung môi mà tỉ lệ với nồng độ mol chất tan và
nhiệt độ tuyệt đối của dung dịch:
nA
 = V RT = CMRT (R = 0,082 lit.atm/mol.K)
tức là áp suất thẩm thấu bằng áp suất của khí lý tưởng có cùng nồng độ và nhiệt độ
với dung dịch. Phương trình này còn gọi là phương trình Crapeyron-Mendeleev.
Đối với các dung dịch điện ly, giá trị thực nghiệm của ’lớn hơn giá trị  tính theo
phương trình trên. Để giải thích một cách hình thức hiện tượng này, Van’t Hoff đưa
vào hệ số hiệu chỉnh i gọi là hệ số Van’t Hoff. Khi đó:
’ = i.CMRT
4. Nhiệt độ sôi của dung dịch chất tan không bay hơi.
a. Sự sôi của dung dịch: Do ở trên bề mặt của dung dịch có sự giảm áp suất hơi bão
hoà so với nước nguyên chất nên để làm sôi dung dịch (tức là làm áp suất hơi trên bề
mặt dung dịch bằng áp suất hơi bão hoà của nước = P kq= 1atm) cần phải đun nóng
dung dịch lên to cao hơn 100oC. Do đó, to sôi của dung dịch chất tan không bay hơi
luôn cao hơn to sôi của nước nguyên chất ở cùng điều kiện.
- Khi dung dịch chưa bão hoà (chất tan không bay hơi) sôi thì hơi bay ra là của dung
môi làm cho nồng độ dung dịch tăng dần → theo Raoult 1 thì P hơi bão hoà của dung
dịch giảm dần dẫn đến dung dịch không sôi được nữa. Muốn dung dịch tiếp tục sôi
cần phải tiếp tục tăng t o. Do đó, khác với dung môi nguyên chất (luôn sôi ở t osôi
không đổi), trong quá trình sôi, to sôi của dung dịch tăng dần lên. Nhưng, to sôi dung
dịch chỉ tăng cho đến khi dung dịch đạt bão hoà thì không tăng nữa (vì khi đó, hơi
dung môi bay ra làm chất tan kết tinh lại để duy trì nồng độ bão hoà không đổi của
chất tan) → có định luật Raoult 2 về độ tăng t o sôi của dung dịch chất tan không bay
hơi, không điện ly.
b. Định luật Raoult 2:

45
- Độ tăng to sôi của dung dịch chất tan không bay hơi, không điện ly so với dung
môi nguyên chất, tỉ lệ với nồng độ molan của dung dịch đó.
m
+ Biểu thức toán của định luật này như sau: ∆ts = ks . M = ks . Cm
Trong đó: ks là hằng số nghiệm sôi, với nước ks = 0,52, với benzen ks = 2,64...
m là khối lượng chất tan có trong 1000 gr dung môi ; gr.
M là khối lượng mol của chất tan ; gr.
Cm là nồng độ molan của dung dịch ,
+ Ví dụ: Tính to sôi của dung dịch chứa 17,1 gr đường sacaroza C 12H22O11 trong 500
gr H2O, biết ks của nước = 0,52 và C = 12 ; H = 1 ; O = 16 ?
Giải: Khối lượng chất tan (C12H22O11) trong 1000gr nước là: m = 17,1*2 = 34,2 gr.
Khối lượng mol của C12H22O11 là 342 gr → thay số vào ta có:
m 34,2
∆ts = ks. M = 0,52.342 = 0,052 oC→ ts(dd) = ts(H2O) + ∆ts =100+0,052=100,052 oC
5. Nhiệt độ đông đặc của dung dịch chất tan không bay hơi.
a. Sự đông đặc của dung dịch: Khi nước nguyên chất kết tinh ở 0 oC thì tồn tại cân
bằng sau: H2O(ℓ) ⇆ H2O (tt). Nếu hoà tan một chất tan không bay hơi vào trong
H2O(ℓ) thì nồng độ của H2O(ℓ) trong dung dịch tạo thành sẽ giảm xuống làm cân bằng
dịch chuyển từ phải sang trái, tức là nước đá H 2O(tt) tan ra. Do đó, cần giảm t o xuống
dưới 0oC để H2O(ℓ) kết tinh lại. Mặt khác ta lại biết rằng, chất tan chỉ kết tinh khi
nồng độ của nó > độ hoà tan → khi dung dịch loãng đông đặc thì các tinh thể dung
môi được kết tinh trước dẫn đến nồng độ dung dịch tăng lên và do đó, t o đông đặc của
dung dịch tiếp tục giảm xuống. Nồng độ dung dịch càng cao thì t o bắt đầu kết tinh
càng thấp. Do đó, khác với dung môi nguyên chất (luôn đông đặc ở t o không đổi),
trong quá trình đông đặc, to đông đặc của dung dịch tiếp tục giảm. Nhưng, to đông
đặc của dung dịch chỉ tiếp tục giảm cho đến khi nồng độ dung dịch > nồng độ dung
dịch bão hoà ở to đó 1chút thì đồng thời với tinh thể dung môi còn có tinh thể chất tan
và to đông đặc được giữ nguyên cho đến khi cả dung dịch đông đặc thành 1 khối rắn
gọi là ơtectic. Nhiệt độ ở đó tạo thành ơtetic gọi là t o ơtecti và chú ý rằng, chỉ ở to này
thì tinh thể dung môi và tinh thể chất tan mới có thể cùng tồn tại với nhau, còn ở t o
cao hơn thì chúng không thể cùng tồn tại và nếu cho chúng tiếp xúc nhau thì thường
dung môi có áp suất bão hoà lớn hơn sẽ biến mất. Ví dụ, trộn nước đá H 2O(tt) với
tinh thể NaCl ở to thường thì nước đá tan hết và to hỗn hợp giảm xuống dưới 0 oC.
b. Sự giảm to đông đặc của dung dịch: cũng tuân theo định luật Raoult 2 như đối với
sự tăng to sôi của dung dịch và được phát biểu như sau:
Độ giảm to đông đặc của dung dịch chất tan không bay hơi, không điện ly so với
dung môi nguyên chất, tỉ lệ với nồng độ molan của dung dịch đó.
+ Biểu thức toán của định luật Raoult 2 trong trường hợp này như sau:
m
∆tđ = kđ . M = kđ .Cm. Trong đó:
- kđ là hằng số nghiệm lạnh của dung môi (nước có kđ = 1,86, benzen có kđ = 5,07…)
- m là khối lượng chất tan có trong 1000 gr dung môi ; gr.
- M là khối lượng mol của chất tan ; gr.
- Cm là nồng độ molan của dung dịch.

46
Trên thực tế, người ta xác định t o bắt đầu sôi hoặc to bắt đầu đông đặc của dung dịch
để xác định phân tử khối của các chất.
+ Ví dụ: Dung dịch chứa 2,76 gr glyxerin trong 200g nước đông đặc ở – 0,279 oC.
Xác định phân tử khối của glyxerin?
m kđ . m
Giải: Áp dụng công thức: ∆tđ = kđ . M → M = Δt đ với :
1000
kđ = 1,86 ; m = 2,76.200 = 13,8 gr ; ∆tđ = 0 – (– 0,279) = 0,279 oC → thay số vào
k đ . m 1,86 . 13,8
ta có: M = Δt đ = 0 ,279 = 92. Vậy, phân tử khối của glyxerin là 92.

47
Bài 8: DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY

1. Các định nghĩa.


a. Chất điện ly: Là chất khi hoà tan trong nước, các phân tử của chúng phân ly nhiều
hay ít thành các ion.
b. Sự điện ly (hay sự ion hoá): Là hiện tượng các phân tử phân ly thành các ion khi
chúng được hoà tan trong nước.
+ Nguyên nhân cơ bản của sự điện ly là do tương tác giữa chất điện ly với các phân
tử có cực của nước, tạo ra các ion bị hydrat hoá.
+ Ví dụ: Xét sự điện ly của hợp chất ion như NaCl và sự điện ly của hợp chất phân
cực như HCl trong nước theo các sơ đồ sau:

Như vậy, có thể biểu diễn sự điện ly của NaCl và HCl trong nước theo các phương
trình sau:
NaCl + m H2O → Na+ .nH2O + Cl– .(m – n)H2O
HCl + m H2O → H3O+ + Cl– .(m – 1)H2O
Để đơn giản, trong nhiều trường hợp, người ta bỏ qua các phân tử H2O:
NaCl → Na+ + Cl– .
HCl → H+ + Cl– .
Có thể thấy rằng, các ion ở trong dung dịch khác với các ion nằm trong mạng lưới
tinh thể. Chẳng hạn, ion Cu2+ trong tinh thể CuSO4 khan thì không màu còn trong
dung dịch nước thì có màu xanh da trời vì chúng nằm ở dạng ion bị hydrat hoá
Cu2+.4H2O.
c. Chất điện ly mạnh: là chất khi tan trong nước, mọi phân tử của chúng phân ly
hoàn toàn thành các ion. Các axit mạnh, bazơ mạnh, đa số các muối đều là các chất
điện ly mạnh.

48
+ Để chỉ sự điện ly mạnh, trong phương trình phân ly, người ta dùng mũi tên giữa
phân tử hoà tan và các ion được tạo thành: HCl → H+ + Cl– .(III tr.128 dùng dấu =).
d. Chất điện ly yếu: là chất khi hoà tan trong nước thì chỉ có 1 phần các phân tử hoà
tan phân ly thành các ion. Các axit yếu, bazơ yếu, 1số muối là các chất điện ly yếu.
+ Trong dung dịch các chất điện ly yếu, các phân tử không phân ly nằm cân bằng
động với các ion tạo thành chúng và trong các trường hợp này, quá trình điện ly là
thuận nghịch và do đó, nó tuân theo mọi định luật về cân bằng hoá học.
+ Ví dụ: CH3COOH + H2O ⇆ CHCOO– + H3O+ (*)
Tuy nhiên, việc phân loại chất điện ly mạnh và yếu chỉ là tương đối. Do độ điện ly
còn phụ thuộc vào nồng độ và, ở nồng độ rất loãng, chất điện ly yếu có thể phân ly
gần như hoàn toàn giống chất điện ly mạnh. Điều này có thể lý giải theo nguyên lý
dịch chuyển cân bằng Le chatelier. Khi pha loãng dung dịch tức là làm tăng [H 2O] ở
vế trái của (*) → cân bằng sẽ dịch chuyển từ trái sang phải tức là làm tăng độ điện ly
→ càng pha loãng, độ điện ly của dung dịch càng lớn.
e. Độ điện ly: độ điện ly  của 1 chất trong dung dịch khảo sát là tỉ số:
 = Số phân tử phân ly / số phân tử hoà tan = số mol phân ly / số mol hoà tan.
+ Ví dụ: Trong 1 lít dung dịch CH3COOH 0,1M có 0,00132 mol được phân ly thành
các ion → độ điện ly của dung dịch trên là:  = 0,00132 / 0,1 = 0,0132 = 1,32%.
+ Giới hạn độ điện ly 0 <   1. Các chất điện ly mạnh có  = 1, các chất điện ly yếu
có  < 1. Nói chung,  = f(bản chất chất tan; bản chất dung môi; nồng độ; t o dung
dịch).
f. Độ điện ly biểu kiến: Mặc dù bằng quang phổ thấy trong dung dịch chất điện ly
mạnh không có vết của phân tử không phân ly → khi hoà tan vào trong nước, tất cả
các phân tử chất điện ly mạnh đều bị phân ly thành các ion. Nhưng thực nghiệm đã
xác định được giá trị  luôn < 1 và chỉ khi dung dịch rất loãng thì  mới = 1. Có thể
giải thích hiện tượng này như sau: trong dung dịch loãng, khoảng cách giữa các ion
lớn nên tương tác tĩnh điện giữa các ion là không đáng kể. Còn khi dung dịch không
đủ loãng, các ion gần nhau hơn và do đó, gây nên tương tác tĩnh điện giữa chúng. Các
ion được bao quanh bởi các ion trái dấu tạo thành “khí quyển ion” (đồng thời mỗi ion
của khí quyển ion đó lại là ion trung tâm của một khí quyển ion khác, ngoài ra còn
có cả lớp vỏ hydrat của các phân tử dung môi nữa - IV 1 trg 215) ngăn cản chuyển
động tự do của chúng, ảnh hưởng đến các tính chất của dung dịch theo chiều giống
như có sự tái hợp 1 phần các ion thành phân tử chất tan tức là theo chiều làm giảm độ
điện ly xuống → giá trị  đo được < 1 và được gọi là  biểu kiến, tức là không phải 
thực của chất điện ly nhưng nó phản ánh tính chất của dung dịch chứa nó.
g. Hoạt độ: trong dung dịch chất điện ly mạnh, dù với nồng độ thấp, số ion vẫn có
nhiều nên tác dụng của khí quyển ion là đáng kể và do đó, dung dịch thể hiện tính
chất sút kém đi tựa như nồng độ ion trong dung dịch nhỏ hơn nồng độ thực của
chúng. Nồng độ này là nồng độ có hiệu lực thật sự của ion và được gọi là hoạt độ, ký
hiệu là a, có thứ nguyên của nồng độ và liên hệ với nồng độ bởi hệ thức: a = f.C,
trong đó, f là hệ số hoạt độ, xác định mức độ ảnh hưởng của tương tác tĩnh điện giữa
các ion với nhau.
Vì vậy: + Trong các dung dịch loãng của chất điện ly yếu, tương tác đó không đáng
kể nên f = 1 → a = C.
+ Trong dung dịch chất điện ly mạnh và dung dịch đậm đặc của chất điện ly
yếu, tương tác đó là đáng kể nên f < 1 → a < C. (IV1 tr. 216)
2. Tính chất bất thường của dung dịch các chất điện ly.
49
a. Sự tăng bất thường về giá trị của độ giảm ∆P’, độ tăng ∆t’s và độ giảm ∆t’đ.
+ Thực nghiệm đã cho thấy, đối với các dung dịch điện ly không bay hơi, độ giảm áp
suất hơi bão hoà trên mặt dung dịch ∆P’, độ giảm áp suất thẩm thấu của dung dịch
∆’, độ tăng ∆t’s dung dịch và độ giảm ∆t’đ đông đặc đo được luôn lớn hơn so với
tính toán theo các công thức lý thuyết.
+ Ví dụ: ∆tđ của dung dịch có chứa 0,2 mol KCl trong 1000gr (C m= 0,2) nước nếu
tính theo công thức của định luật Raoult 2 sẽ là: ∆t đ = kđ . Cm = 1,86 . 0,2 = 0,372 oC.
Nhưng thực nghiệm đã xác định được ∆t’đ = 0,677 oC → ∆t’đ / ∆tđ ≈ 1,82.
+ Để phù hợp với thực nghiệm, Van’t Hoff đã đưa vào các công thức tính ∆P, ∆ts ,
∆tđ hệ số hiệu chỉnh i, xác định bằng thực nghiệm gọi là hệ số Van’t Hoff:
, ,
ΔP' ΔΠ' Δt s Δtđ
i= = = =
ΔP ΔΠ Δt s Δtđ >1 (**)
+ Các dung dịch điện ly của các chất khác nhau thì có i khác nhau. Khi dung dịch
càng loãng, i càng tiến tới các số nguyên 2, 3, 4. (III tr.125)
+ Nguyên nhân của sự bất thường này của dung dịch các chất điện ly là do sự phân ly
các phân tử của chúng thành các ion làm tổng số phần tử có mặt trong dung dịch (bao
gồm số ion tạo thành + số phân tử không phân ly) tăng lên. Từ đó có thể tính i như
sau: i = số phần tử có trong dung dịch/ số phân tử hoà tan.
+ Ví dụ: Độ điện ly biểu kiến của dung dịch KCl chứa 0,2 mol KCl trong 1000gr H 2O
là 0,82. Tính hệ số i và to bắt đầu đông đặc của dung dịch, biết kđ của H2O là 1,86?
Giải: - Số mol KCl phân ly thành ion là: 0,2 * 0,82 = 0,164.
- Số mol K+ và Cl– tạo thành là: 0,164 * 2 = 0,328.
- Số mol KCl được coi là không phân ly là: 0,2 – 0,164 = 0,036.
→ i = (0,328+ 0,036)/0,2 = 1,82→ ∆t’ đ = i.∆tđ = i. kđ .Cm= 1,82.1,86. 0,2 = 0,677 oC=
= tđ (H2O) – tđ(dd) → ∆tđ(dd) = tđ (H2O) – ∆t’đ = 0 – 0,677 = – 0,677 oC.
b. Sự bất thường về tính dẫn điện: Một tính chất bất thường khác của dung dịch điện
ly là chúng đều dẫn điện tốt, vì trong chúng tồn tại các ion là các phần tử tải điện.
3. Mối liên hệ giữa  và i.
+ Nếu gọi N là số phân tử chất điện ly hoà tan;  là độ điện ly của nó và q là số ion
mà 1 phân tử phân ly ra ta có: N. là số phân tử phân ly ra ion ; N..q là số ion tạo
thành ; N – N. là số phân tử không phân ly thành ion → i được tính như sau:
N . q . α+ N−N . α i−1
i= N →  = q−1
Bằng thực nghiệm có thể xác định được i theo (**), từ đó có thể tính được .
+ Xác định : Về nguyên tắc có thể xác định  bằng nhiều cách như đo P thẩm
thấu(), đo độ giảm áp suất hơi bão hoà ∆P, đo độ tăng ∆t s, đo độ giảm ∆tđ dung dịch
nhưng chỉ có phép đo độ giảm ∆tđ dung dịch là chính xác hơn cả. (III tr. 133)
+ Ví dụ: Dung dịch 0,1 mol MgCl2 trong 1000gr nước bắt đầu đông đặc ở – 0,519 oC.
Tính độ điện ly biểu kiến của MgCl2 trong dung dịch trên?
Δt 'đ t đ ( dm )−t đ ( dd ) 0−(−0,519 )
= =
Giải: Ta có i = Δt đ k đ . C m 1,86 . 0,1 ≈ 2,79 và q (MgCl2) = 3
i−1 2,79−1
→  = q−1 = 3−1 = 0,895 = 89,5%.
4. Các học thuyết về axit – bazơ.
a. Thuyết của Arrhenius.

50
+ Axit là hợp chất chứa H mà khi hoà tan trong nước, các phân tử của chúng phân ly
ra các ion H+. Ví dụ: HCl → Cl– + H+.
+ Bazơ là hợp chất chứa nhóm OH mà khi hoà tan trong nước, các phân tử của chúng
phân ly ra các ion OH–. Ví dụ: NaOH → Na+ + OH–.
+ Thuyết A – B của Arrhenius giải thích được tính chất axit, bazơ của nhiều chất
trong dung môi nước. Tuy nhiên nó không áp dụng được cho các chất trong dung môi
không phải là nước (benzen, dầu hoả…, hoặc các A, B phản ứng được với nhau
nhưng không cần phân ly thành các ion như các A khan tác dụng với các B khan như
NH3(k)+ HCl(k) →NH4Cl(r)). Một ví dụ nữa là khí HCl khi tan trong benzen tuy không
phân li ra ion H+ nhưng vẫn làm đổi màu chỉ thị. Ngoài ra nhiều chất mà phân tử của
chúng không có nhóm OH nhưng vẫn thể hiện tính chất bazơ trong nước như NH 3 ,
các amin dạng RNH2…thì thuyết này không giải thích được.
b. Thuyết A – B của Bronsted – Lowry.
+ Axit là các tiểu phân (phân tử hoặc ion) có khả năng cho proton (H+).
+ Bazơ là các tiểu phân (phân tử hoặc ion) có khả năng nhận proton (H+).
A ⇆ B + H+
Vì H+ không ở trạng thái tự do nên thực tế chỉ xảy ra phản ứng chuyển proton kiểu
sau:
A1 + B2 ⇆ B1 + A2
Axit 1 Bazơ 2 Bazơ 1 Axit 2
→ xuất hiện khái niệm cặp A – B liên hợp: A1/ B1 ; A2/ B2 .
+ Ví dụ: - Phản ứng CH3COOH + H2O ⇆ CHCOO– + H3O+
Axit 1 Bazơ 2 Bazơ 1 Axit 2
có 2 cặp A – B liên hợp sau: CH3COOH / CHCOO và H3O+ / H2O.

- Phản ứng NH3 + H2O ⇆ OH– + NH4+


Bazơ 1 Axit 2 Bazơ 2 Axit 1
có 2 cặp A – B liên hợp sau: NH4 / NH3 và H2O / OH–.
+

Qua các ví dụ trên ta thấy, khái niệm A, B có tính tương đối. H 2O trong phản ứng này
là A nhưng trong phản ứng khác có thể lại là B...
c. Thuyết A  B của Lewis .
Thuyết proton của Bronsted-Lowry đã được các nhà hóa học coi là hoàn hảo nhất
trong lí thuyết axit-bazơ. Tuy nhiên, thuyết đó cũng chỉ đúng cho những phản ứng
axit-bazơ, trong đó, tính chất axit-bazơ thực tế được gây nên bởi proton. Có những
chất thể hiện mạnh tính axit hoặc tính bazơ nhưng không phải là axit hoặc bazơ theo
thuyết proton vì rằng trong đó không có mặt proton. Vì vậy, Lewis coi proton chỉ là
trường hợp đặc biệt của axit và đưa ra một thuyết tổng quát hơn gọi là thuyết
electron. Theo Lewis, Axit là những tiểu phân (phân tử, nguyên tử, ion) thiếu
electron. Chúng là những chất có khả năng nhận cặp electron, còn bazơ là chất cho
cặp electron để tạo thành liên kết cộng hoá trị (cho- nhận)- đặc trưng cho sự tạo thành
các phức chất.
+ Ví dụ:

;
51
;

+ Các chất như Cu2+ ; BF3 là những axit Lewis. Chúng không chứa proton nhưng có
đầy đủ tính chất của axit. Các bazơ ở đây hoàn toàn như của thuyết Bronsted.
+ Nhược điểm của thuyết Lewis là không giải quyết được độ mạnh của các A, B.
5. Tích số ion của nước. Độ pH.
a. Tích số ion của nước: Do là chất điện ly rất yếu, nên nước phân ly theo phương
trình sau: 2H2O ⇆ H3O+ + OH– (*)
[ H 3 O+ ].[ OH− ]
K=( )
Hằng số cân bằng (hay phân ly) K của nó là : [ H 2 O] 2
→ [H3O+].[OH–] = K.[H2O]2 = KH2O
+ Người ta gọi KH2O là tích số ion của nước mà ở to xác định, trong mọi dung dịch
nước nó là hằng số và chỉ phụ thuộc vào to. [III tr.142 + V tr.811]
to (oC) 0 15 20 25 30 50 100
–14 –14 –14 –14 –14
K H2O 0,13.10 0,45.10 0,68.10 1,01.10 1,47.10 5,48.10–14 74.10–14
- Ở 25oC, người ta đã xác định được hằng số phân ly của nước là:
[ H 3 O + ].[ OH− ]
K=( )cb
[ H 2 O] 2= 3,24.10–18
- Do nước là chất điện ly rất yếu và dung dịch khảo sát là loãng nên:
1000g
[H2O] = const = 18g/mol = 55,56 M (1lít nước = 1000g, 1 mol nước = 18g)
→ KH2O= [H3O+].[OH–] = K.[H2O]2 = 3,24.10–18. 55,562 = 1.10–14.
+ Chú ý: Sở dĩ phải viết theo phương trình phản ứng (*) vì ion H + không bao giờ tồn
tại ở trạng thái tự do. Nó là hạt cơ bản proton, nhỏ hơn nguyên tử H 10 5 lần nên nó có
thể chui sâu vào trong vỏ điện tử của phân tử H 2O, tạo liên kết cộng hoá trị cho –
nhận với H2O, tạo thành ion H3O+ rất bền (với cấu trúc lai hoá sp3 của O) gọi là ion
hydroni hoặc oxoni). Mặt khác, dựa vào các dữ kiện về năng lượng hydrat hoá của H +
a
H 3 O+

( khoảng 1000kj/mol) trong dung dịch nước, người ta đã tính được tỉ số: a H + = 10140
tức là hầu như không có mặt ion H+ tự do trong dung dịch nước.
b. Độ pH. Trong nước nguyên chất (môi trường trung tính) ở 25oC ta có:
[H3O+] = [OH–] = √KH2O = √10–14 = 10–7 M.
+ Khi hoà tan 1lượng axit vào nước thì do quá trình ion hoá của axit nên làm cho
52
[H3O+] tăng lên → [OH–] giảm xuống do cân bằng (*) dịch chuyển từ phải sang trái
theo Le Châtelier. Vậy dung dịch axit có [H3O+]>[OH–] và ở 25oC, [H3O+]>10–7 M.
+ Khi hoà tan 1lượng bazơ vào nước thì do quá trình ion hoá của bazơ làm cho [OH –]
tăng lên → [H3O+] giảm xuống do cân bằng (*) dịch chuyển từ phải sang trái theo Le
Châtelier. Vậy dung dịch bazơ có [H3O+] < [OH–] và ở 25oC, [H3O+] < 10–7 M.
+ Để chỉ mức độ axit hoặc bazơ của 1 dung dịch, người ta thường dùng độ pH hơn là
dùng nồng độ [H3O+]: pH = – lg [H3O+]. [III tr.143]

[H3O+] 10– 10– 10– 10– 10– 10–


1 1 10–2 10–3 10–4 10–5 10–6 10–7 10–8 10–9 10 11 12 13 14
(M)
độ axit tăng (môi trường axit) Trung độ bazơ tăng (môi trường bazơ)
tính
pH 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
6. Hằng số điện ly K của các A yếu và B yếu.
a. Hằng số điện ly. Quan hệ K = f(độ điện ly ). Định luật pha loãng Ostwald.
+ Xét sự điện ly của chất điện ly yếu AB : AB ⇆ A+ + B –
[ A + ].[ B− ]
K=( )
Ta có: [ AB] cb .Hằng số cân bằng K ở đây được gọi là hằng số điện ly. Nói
chung, với 1 chất điện ly cho trước thì K = f(To).
Nếu gọi C là nồng độ M của chất điện ly AB và  là độ điện ly của nó. Khi đó:
- Nồng độ AB đã phân ly là C = nồng độ [A+]cb = nồng độ [B –]cb
Cα*Cα Cα 2
K=
- Nồng độ AB chưa phân ly: C – C = nồng độ [AB] cb→ C-Cα =1-α
. Đây là biểu thức toán học của định luật pha loãng Ostwald. Từ đây → ở T o =
const, K = const → C giảm thì  phải tăng và ngược lại.
+ Ví dụ 1: Tính K của CH3COOH, biết trong dung dịch CH3COOH 0,1M, độ điện ly
của nó là  = 0,0132?
Giải: phương trình điện ly của CH3COOH trong dung dịch nước là:
CH3COOH + H2O ⇆ CH3COO – + H3O+
Ban đầu 0,1 0 0
Phản ứng 0,1.  0,1.  0,1. 
Cân bằng 0,1 – 0,1.  0,1.  0,1. 
2
Cα 2
0,1 . 0,0132
→ K = 1-α =1-0,0132 = 1,76.10–5.
+ Ví dụ 2: Tính độ điện ly của CH 3COOH trong dung dịch CH3COOH 0,001M, biết
hằng số điện ly của nó K = 1,76.10–5 ?
Cα 2
Giải: Từ công thức K = 1-α → C.2 + K. – K = 0. Thay giá trị của C và K vào rồi
giải phương trình bặc 2 này và lấy nghiệm > 0 ta được:  = 0,125 = 12,5%.
+ Chú ý: khi  < 5% thì một cách gần đúng ta có: K = C.2 →  = (K/C)1/2
b. Hằng số điện ly của A yếu: Do sự phân ly của chất điện ly yếu là quá trình thuận
nghịch nên nó tuân theo mọi định luật về cân bằng hoá học.
+ Ví dụ: Xét phản ứng phân ly trong dung dịch nước của CH3COOH:
CH3COOH + H2O ⇆ CH3COO– + H3O+

53
+ Do H2O là dung môi và dung dịch là loãng nên có thể coi [H 2O] = const → ở trạng
thái cân bằng ta có:
[CH 3 COO− ].[ H 3 O+ ]
K a =( )cb
[CH 3 COOH ] = f(To) được gọi là hằng số điện ly axit
c. Hằng số điện ly của B yếu: Tương tự như trên đối với B yếu,ví dụ xét phản ứng
+
phân ly của B yếu NH3 trong dung dịch nước: NH3 + H2O ⇆ OH– + NH4
Ở trạng thái cân bằng ta có:
[OH− ]. [NH +4 ]
K b =( )cb
[ NH3 ] = f(To) được gọi là hằng số điện ly bazơ
d. Chú ý:
+ Các nồng độ trong các hằng số điện ly là mol/lit (M).
+ Với mỗi cặp A/B liên hợp bất kỳ đều có: Ka. Kb = KH2O= f(To) = 1.10–14 ở 25oC.

Bài 9.
Tính pH các dung dịch axit-bazơ và các dung dịch muối.
Các phương pháp xác định pH và tích số hòa tan

1. Tính pH của các dung dịch axit, bazơ.


a. pH của các dung dịch axit mạnh 1 bậc.
+ A mạnh 1 bậc là A mà 1phân tử (hoặc ion) của nó chỉ nhường 1H + khi tham gia
phản ứng A – B như HCl; NH4+ ; CH3COOH…
+ Ví dụ: Xét dung dịch A mạnh HA, nồng độ C a (M): Trong dung dịch có các phản
ứng và cân bằng sau: HA + H2O → H3O+ + A–
2H2O ⇆ H3O+ + OH–
Trong dung dịch tồn tại đồng thời 4 phần tử: H2O ; H3O+ ; A– ; OH–
K
Ta có: - Tích số ion của nước là H 2 O = [H3O+].[OH–] (1)
+ – –
- Do tính trung hoà điện trong dung dịch nên [H3O ] = [A ] + [OH ] (2)
- Do là A mạnh, phân ly hoàn toàn → [A–] = Ca (3)
KH O
2
+
→ thay (1) và (3) vào (2) ta có: [H3O+] = Ca + [ H 3 O ] . Nhân, chuyển vế, biến đổi, ta
K
có phương trình bậc 2 sau: [H3O+]2 – Ca.[H3O+] – H 2 O = 0.

Ca + C2a + 4KH 2 O
Giải phương trình trên và chỉ lấy nghiệm > 0, ta có [H3O ] = + 2
√ 2
Ca + C a + 4KH 2 O
→ Trong trường hợp tổng quát ta có: pH = – lg [H3O+] = – lg 2
Nếu dung dịch không quá loãng (Ca>3,16.10 M↔ pH< 6.5)* → [OH ]<< [H3O+]
–7 –

→ Có thể bỏ qua [OH–] → [H3O+] ≈ [A–] = Ca → pH = – lg[H3O+] = – lgCa


+ Ví dụ 1: Tính pH của dung dịch HCl 0,1M?
Giải: Nồng độ [H3O+] do HCl phân ly ra >> [OH–] → có thể tính pH gần đúng theo:
54
pH = – lg[H3O+] = – lgCa = – lg0,1 = 1
+ Ví dụ 2: Tính pH của dung dịch HCl 6,3.10–8M?
Giải: Nếu dùng công thức gần đúng trên thì kết quả
pH = – lg[H3O+] = – lgCa = – lg6,3.10–8 = 7,20 là vô lý → Trong trường hợp này,
dung dịch quá loãng (Ca < 3,16. 10–7 M ↔ pH> 6.5) cần phải tính theo công thức
tổng quát:

Ca + C2a + 4KH 2 O
pH = – lg [H3O+] = – lg 2 . Thay số vào ta có:
6 , 3. 10 + √(6,3 .10 ) +4 . 10
−8 -8 2 -14

pH = – lg 2 = – lg(1,36 .10–7)= 6,87


b. pH của dung dịch bazơ mạnh 1 bậc.
+ B mạnh 1 bậc là B mà 1phân tử (hoặc ion) của nó chỉ nhận 1H + khi tham gia phản
ứng A – B như NaOH ; NH3 ; CH3COO– …
+ Ví dụ: Xét dung dịch B mạnh, nồng độ C b (M): Trong dung dịch có các phản ứng
và cân bằng sau: 2H2O ⇆ H3O+ + OH–
B + H2O → BH+ + OH–
(Chú ý: nếu là NaOH thì phản ứng được viết: NaOH + HOH → Na+.H2O + OH–
Nói chung với các B mạnh có nhóm OH, người ta thường viết không có các phân tử
nước tham gia: NaOH → Na+ + OH–).
Trong dung dịch tồn tại đồng thời 4 phần tử: H2O ; H3O+ ; BH+ ; OH–
K H 2O
Ta có: - Tích số ion của nước là = [H3O+].[OH–] (1)
– + +
- Do tính trung hoà điện trong dung dịch nên [OH ] = [BH ] + [H3O ] (2)
- Do là B mạnh, phân ly hoàn toàn → [BH+] = Cb (3)
K
→ thay (1) và (3) vào (2) ta có: H 2 O / [H3O+] = Cb + [H3O+]. Biến đổi, ta có phương
K
trình bậc 2 sau: [H3O+]2 + Cb.[H3O+] – H 2 O = 0.

-Cb + Cb +4K H 2 O
2

Giải phương trình trên và chỉ lấy nghiệm > 0, ta có [H3O+] = 2


→ Trong trường hợp tổng quát ta có:
√ 2
-Cb + Cb +4K H 2 O
pH = – lg [H3O+] = – lg 2
Nếu dung dịch không quá loãng (Cb > 3,16. 10–7 M ↔ pH > 7.5)* → [OH–]>> [H3O+]
10 KH O
−14
2
=
→ Có thể bỏ qua [H3O+] →[OH–] ≈ [BH+] = Cb → [H3O+] = [ OH ] C b

10−14
pH = – lg[H3O+] = – lg Cb = 14 + lgCb
+ Ví dụ 1: Tính pH của dung dịch NaOH 0,1M?
Giải: [OH–] do NaOH phân ly ra >> [H3O+] → có thể tính pH gần đúng theo:
10−14
pH = – lg[H O+] = – lg Cb = 14 + lg C = 14 + lg 0,1 = 13.
3 b
–8
+ Ví dụ 2: Tính pH của dung dịch NaOH 10 M?
Giải: Nếu dùng công thức gần đúng trên thì kết quả
55
10−14
pH = – lg[H3O+] = – lg Cb = 14 + lgCb = 14 + lg10–8 = 6 là vô lý
→ Trong trường hợp này, dung dịch quá loãng (C b < 3,16.10–7 M ↔ pH< 7.5) cần
phải tính theo công thức tổng quát:
√ 2
-Cb + Cb +4K H 2 O
pH = – lg [H3O+] = – lg 2 . Thay số vào ta có:
-10 + √ (10 ) +4 .10 -14
-8 -8 2

pH = – lg 2 = 7,02.
c. pH của dung dịch A yếu 1 bậc.
+ Ví dụ: xét dung dịch A yếu HA, nồng độ C a (M): Trong dung dịch có các cân bằng
sau: HA + H2O ⇆ H3O+ + A–
2H2O ⇆ H3O+ + OH–
Trong dung dịch tồn tại đồng thời 5 phần tử: HA ; H2O ; H3O+ ; A– ; OH–
KH O
2
KH +
2 = [H3O ].[OH ] → [OH ] = [ H 3 O ]ư (1)
O + – –
Ta có: -Tích số ion của nước là
- Hằng số cân bằng axit Ka = [H3O+].[A–] / [HA] (2)
+ – –
- Do tính trung hoà điện trong dung dịch nên [H3O ] = [A ] + [OH ] (3)

- Do là A yếu, phân ly không hoàn toàn → [HA] = Ca – [A ] (4)
KH O
2
+
Từ (3) → [A–] = [H3O+] – [OH–] = [H3O+] – [ H 3 O ]ư (5)
KH O
2
+
Từ (4), (5) → [HA] = Ca – [A–] = Ca – [H3O+] + [ H 3 O ]ư (6)
→ thay (1) , (5) và (6) vào (2) ta có:
KH O
[ H 3 O + ].([ H 3 O + ]− 2
+

[ H3O ]
KH O
+ 2
C a−[ H 3 O ]+ +
ư
Ka = [ H3O ]
Nhân chuyển vế, biến đổi được phương trình bậc 3 đối với [H3O+]:

K K
[H3O+]3 + Ka.[H3O+]2 – ( H 2 O + Ka.Ca).[H3O+] – Ka. H 2 O = 0.
+ Giải phương trình bậc 3 này khá phức tạp → trong nhiều trường hợp do điều kiện
cụ thể của bài toán mà có thể đi tới phương trình đơn giản hơn. Cụ thể như sau:
- Sự gần đúng cấp 1: Nếu dung dịch là đủ axit (đủ axit tương đương điều kiện (*) ở
trên)→[OH–]<< [H3O+]→ Có thể bỏ qua [OH–]. Từ (3)→[H3O+] ≈ [A–] → thay vào
(4) ta có [HA] = Ca – [A–] = Ca – [H3O+]. Thay vào (2) ta được:
[ H 3 O+ ]2
+
Ka = Ca −[ H 3 O ]ư → [H3O+]2 + Ka.[H3O+] – Ca.Ka= 0. Giải lấy nghiệm > 0 ta
-K a + √ K 2a + 4Ca K a -K a + √ K 2a + 4Ca K a
được: [H3O+] = 2 → pH = – lg [H3O+] = – lg 2

56
- Sự gần đúng cấp 2: Nếu A rất yếu và [HA] không quá nhỏ thì [A –] << [HA]. Khi đó,
[ H 3 O+ ]2
từ (3) ta có: [H3O+] ≈ [A–] và từ (4) ta có: [HA] ≈ Ca→Ka = C a ư
→ [H3O+] = + √Ca.Ka → pH = – lg [H3O+] = – lg √Ca.Ka .
+ Ví dụ: Tính pH dung dịch CH3COOH 0,01M. Biết Ka = 1,75.10–5 ?
Giải: Trong dung dịch nước tồn tại các cân bằng:
CH3COOH + H2O ⇆ H3O+ + CH3COO–
2H2O ⇆ H3O+ + OH–
- Dùng sự gần đúng cấp 1, bỏ qua sự điện ly của nước (tức bỏ qua [H 3O+], [OH–] do
-K a + √ K 2a + 4Ca K a
nước điện ly ra, ta có: pH = – lg [H3O+] = – lg 2

-1,75. 10-5 + √(1,75 . 10-5 )2 +4 .10-2 . 1,75. 10-5


= – lg 2 = 3,39.
- Dùng sự gần đúng cấp 2, ta có:
pH = – lg [H3O+] = – lg √Ca.Ka = – lg √10–2. 1,75.10–5 = 3,38.
d. pH của dung dịch B yếu 1 bậc.
+ Ví dụ: xét dung dịch B yếu, nồng độ Cb (M): Trong dung dịch có các cân bằng sau:
2H2O ⇆ H3O+ + OH–
B + H2O ⇆ BH+ + OH–
Trong dung dịch tồn tại đồng thời 5 phần tử: B ; H2O ; H3O+ ; BH+ ; OH–.
[ BH+ ].[OH− ]
( )cb
Ta có: - Hằng số cân bằng bazơ Kb = [B] (1)
KH O + –
- Tích số ion của nước là 2 = [H3O ].[OH ]. (2)
+ + –
- Do tính trung hoà điện trong dung dịch nên [H3O ] + [BH ] = [OH ] (3)
- Do là B yếu, phân ly không hoàn toàn → [B] = Cb – [BH+] (4)
+ Làm tương tự như ở mục c ta được:
KH O KH O
2 2
+ +
[BH+] = [OH–]-[H3O+]= [ H 3 O ]ư -[H3O+]; [B] = Cb – ( [ H 3 O ]ư -[H3O+]). Thay vào (1):
KH O KH O
+
( 2
+
−[ H 3 O ]). 2
ư
[ H 3O ] [ H 3 O+ ]
KH O
+ 2
C b +[ H 3 O ]− +
ư
Kb = [ H3 O ]
Nhân, chuyển vế, biến đổi được phương trình bậc 3 đối với [H3O+]:
+ 3 KH O + 2 KH O + K 2H 2 O
Kb.[H3O ] + ( 2 – Kb.Cb).[H3O ] – 2 .Kb.[H3O ]– = 0.
- Sự gần đúng cấp 1: Nếu dung dịch là đủ kiềm (đủ kiềm tương đương với điều kiện
(*) ở trên)→ [OH–] >> [H3O+] → Có thể bỏ qua nồng độ [H3O+] và:
KH O
2
+
Từ (3) → [BH+] ≈ [OH–] = [ H 3 O ]ư

57
KH O
2
+
Từ (4) → [B] = Cb – [BH+] = Cb – [OH–] = Cb – [ H 3 O ]ư . Thay vào (1), biến đổi có
+ + 2
KH O + K 2H 2 O
phương trình bậc 2 đối với [H3O ]: Cb.[H3O ] – 2 .[H3O ] – /Kb= 0.
Giải phương trình này và lấy nghiệm > 0 ta được:

√ √
2 2
2
KH O 2
KH O
KH O+ K H 2O + 4Cb . 2
KH O+ K H 2O + 4Cb . 2

2 Kb 2 Kb
[H3O+] = 2Cb (*)→pH=– lg [H3O+] =– lg 2Cb

- Sự gần đúng cấp 2: Nếu B rất yếu và nồng độ [B] không quá nhỏ thì [BH +] << [B].
Khi đó, có thể bỏ qua các nồng độ [H3O+] ; [BH+] và:
KH O
2
+
từ (3) và (4) ta có: [BH+] = [OH–] = [ H 3 O ]ư ; [B] ≈ Cb → thay vào (1) ta có:
KH O
( 2
+
2
) KH O KH O
[ H 3O ] 2 2

Kb = Cb → [H3O+] = √C b . K b
(**) → pH = – lg [H3O+] = – lg √ C b . K b
+ Ví dụ: Tính pH của dung dịch mêtylamin CH 3NH2 có Cb = 0,2M, biết hằng số điện
+ +
ly của axit CH3NH3 là Ka = 2. 10–11? 3
Giải: trong dung dịch nước tồn tại các cân bằng sau:
+
CH3NH2 + H2O ⇆ OH– + CH3NH3
2H2O ⇆ H3O+ + OH–
K H O 10−14
2
=
- Dùng sự gần đúng cấp 1, thay Cb = 0,2M ; Kb = K a 2 . 10−11 = 5.10–4 vào phương
trình (*) ta có:


-14 2
(10 )
10−14 + (10-14 )2 +4 . 0,2 .
5 .10 -4
+
[H3O ] = – lg 2 .0,2 = 10–12 → pH = – lg[H3O+] = – lg10–12 = 12.
- Dùng sự gần đúng cấp 2, thay các giá trị C b = 0,2M ; Kb = 5.10–4 vào phương trình (**)
KH O 10
−14
2
=
ta có: [H3O ] = √C b . K b
+ √ 0 ,2 . 5. 10−4 = 10 –12
M → pH =– lg10–12 = 12.
2. pH của các dung dịch muối.
Muối là sản phẩm của phản ứng trung hoà 1 axit bằng 1 bazơ. Khi tan trong nước,
chúng sẽ phân ly hoàn toàn thành các ion bị hydrat hoá và các ion này có thể tham gia
phản ứng A – B với nước, làm pH của nước thay đổi, tạo ra các dung dịch có môi trường
khác nhau: axit, bazơ hoặc trung tính. Các phản ứng đó gọi là các phản ứng thuỷ phân.
a. Muối chứa gốc A yếu và gốc B mạnh: như Na2SO3 ; CH3COONa ; K2S…khi
tan trong nước, chúng phân ly hoàn toàn thành các ion, sau đó chỉ các ion gốc A yếu
bị thuỷ phân tạo ra môi trường kiềm.
2−
+ Ví dụ: Na2CO3 → 2 Na+ + CO3
2− −
CO3 + H2O ⇆ HCO 3 + OH–

58
b. Muối chứa gốc B yếu và gốc A mạnh: như Fe(NO3)3 ; NH4Cl … khi tan trong
nước, chúng phân ly hoàn toàn thành các ion, sau đó chỉ các ion gốc B yếu bị thuỷ
phân tạo ra môi trường axit.
2−
+ Ví dụ: Fe(NO3)3 → Fe3+ + 3NO3
Fe3+ + 2H2O ⇆ Fe(OH)2+ + 3H3O+
c. Muối chứa gốc A yếu và gốc B yếu: như CH3COONH4 ; NH4F… khi tan trong
nước, chúng phân ly hoàn toàn thành các ion, sau đó các ion của cả 2 gốc đều bị thuỷ
phân còn tính chất môi trường phụ thuộc độ thuỷ phân của 2 gốc đó.
+
+ Ví dụ: CH3COONH4 → CH3COO– + NH4
CH3COO– + H2O ⇆ CH3COOH + OH–
+
NH4 + H2O ⇆ NH3 + H3O+
d. Muối axit là chất lưỡng tính, môi trường của dung dịch chứa nó phụ thuộc độ
mạnh của tính A hay tính B, chẳng hạn:
+ Muối NaHCO3 khi tan trong nước thì dung dịch có tính kiềm vì:

NaHCO3 → HCO 3 + Na+

Phản ứng thuỷ phân: HCO 3 + H2O ⇆ H2CO3 + OH–
− 2−
mạnh hơn phản ứng thuỷ phân: HCO 3 + H2O ⇆ CO3 + H3O+
Ngược lại, muối NaH2PO4 khi tan trong nước thì dung dịch có tính axit vì:

NaH2PO4 → H2PO 4 + Na+
− 2−
Phản ứng thuỷ phân: H2PO 4 + H2O ⇆ HPO4 + H3O+

mạnh hơn phản ứng thuỷ phân: H2PO 4 + H2O ⇆ H3PO4 + OH–
e. Muối chứa gốc A mạnh và gốc B mạnh như NaCl; KI ;…khi tan trong nước thì
không có sự thuỷ phân của các ion nên không làm thay đổi pH của nước.
3. Cách tính pH của các dung dịch muối. Trong phạm vi chương trình chỉ tính
và xét các dung dịch muối chứa 2 ion một điện tích ( dạng A+ và B–).
a. pH của dung dịch muối có Anion bị thuỷ phân là một B yếu:
CH3COONa → CH3COO– + Na+
CH3COO– + H2O ⇆ CH3COOH + OH–
CH3COO– là B yếu nên việc tính pH dung dịch giống pH dung dịch các B yếu khác.
- Ví dụ: Tính pH dung dịch CH3COONa 0,1M, biết Ka của CH3COOH = 1,75.10–5 ?
Giải: Các phương trình phản ứng như sau:
CH3COONa → CH3COO– + Na+
CH3COO– + H2O ⇆ CH3COOH + OH–
x2
Nồng độ ban đầu 0,1 0 0 }→ Kb = 0,1-x
Nồng độ cân bằng 0,1 – x x x
KH O 10
−14
2
=
Từ Ka (CH3COOH) = 1,75.10–5 → Kb = K a 1,75 . 10−5 = 5,71.10–10
x2
Thay vào trên ta có: Kb= 0,1-x = 5,71.10–10 . Giả sử x << 0,1M → 0,1– x ≈ 0,1→

59
x = [OH–] = √0,1. 5,71.10–10 = 7,56.10–6 M << 0,1 → Giả sử đúng, do đó:
10-14 KH O
2
− -6
→ pH = – lg[H3O+] = – lg [ OH ] = – lg7,5 .10 = 8,88.
b. pH của dung dịch muối có Cation bị thuỷ phân là một A yếu:
+
NH4Cl → NH4 + Cl–
+
NH4 + H2O ⇆ NH3 + H3O+
NH4+ là 1 A yếu nên việc tính pH dung dịch giống pH dung dịch các A yếu khác.
- Ví dụ: Tính pH dung dịch NH4Cl 0,1M biết Kb của NH3 là 1,78.10–5 ?
Giải: Các phương trình phản ứng như sau:
+
NH4Cl → NH4 + Cl–
+
NH4 + H2O ⇆ NH3 + H3O+
Nồng độ ban đầu 0,1 0 0
x2
Nồng độ cân bằng 0,1 – x x x } → Ka =0,1-x
KH O 10
−14

+
2
=
Từ Kb (NH3) = 1,78.10–5 → Ka (NH4 )= K b
−5
1,78 . 10 = 5,62.10–10
x2
Thay vào trên ta có: Ka = 0,1-x = 5,62.10–10 . Giảsử x << 0,1M → 0,1– x ≈ 0,1
→ x = [H3O+] = √0,1. 5,62.10–10 = 7,5.10–6 M << 0,1 → Giả sử đúng, do đó:
→ pH = – lg [H3O+] = – lg(7,5.10–6) = 5,13.
c. pH của dung dịch muối có cả Cation và Anion đều bị thuỷ phân:
+ Xét muối NH4F .Trong dung dịch NH4F nồng độ C, nó phân ly hoàn toàn và tồn tại
+
các cân bằng sau: NH4F → NH4 + F– (1)
2H2O ⇆ H3O+ + OH– (2)
+
NH4 + F– ⇆ NH3 + HF (3)
+
NH4 + H2O ⇆ NH3 + H3O+ (4)
F– + H2O ⇆ HF + OH– (5)
+
Nếu Ka.C của NH4 >> 10–14 và Kb.C của F– >> 10–14 → phản ứng chủ yếu xảy ra
trong dung dịch là:
+
NH4 + F– ⇆ NH3 + HF
Nồng độ ban đầu C C 0 0
Nồng độ cân bằng C–x C–x x x
+

( Tức là ở cân bằng, [NH4 ]= [F ] và [NH3] = [HF])
+
Đối với axit yếu NH4 ta có hằng số cân bằng của phản ứng (4) là:
[ NH3 ]. [ H 3 O + ]
+
Ka1 = [ NH 4 ]
Đối với axit yếu HF (là axit liên hợp của bazơ F–) vì phản ứng A – B của nó trong
nước là: HF + H2O ⇆ F– + H3O+
Nên ta có hằng số cân bằng của phản ứng này là:

60
[ F − ].[ H 3 O+ ]
Ka2 = [ HF]
[ NH 3 ].[ H 3 O + ]ư [ F− ].[ H 3 O + ]
K a1 . K a2= . =[ H 3 O+ ]2
+
[ NH 4 ] [ HF]
→ → [H3O+] = √Ka1 . Ka2
→ pH = – lg [H3O+] = – lg√Ka1.Ka2.
+ Như vậy ta thấy rằng, trong trường hợp dung dịch muối có cả Cation và Anion đều
bị thuỷ phân, pH của dung dịch không phụ thuộc vào nồng độ C của muối.
- Ví dụ: Tính pH của dung dịch CH 3COONH4 0,1M biết Ka(CH3COOH) = 1,75.10–5
+
; Ka(NH4 ) = 5,6.10–10 ?
Giải: Từ Ka(CH3COOH) = 1,75.10–5 → Kb(CH3COO–) = 10–14/ 1,75.10–5 = 5,7.10–10
+
Do Ka.C (của NH4 ) = 5,6.10–10.0,1 = 0,56.10–10 >> 10–14
và Kb.C (của CH3COO–) = 5,7.10–10.0,1 = 0,57.10–10 >> 10–14
→ Phản ứng chủ yếu xảy ra trong dung dịch là:
+
NH4 + CH3COO– ⇆ NH3 + CH3COOH
Nồng độ ban đầu C C 0 0
Nồng độ cân bằng C – x C–x x x
+
( Tức là ở cân bằng, [NH4 ] = [CH3COO–] và [NH3] = [CH3COOH])
+ +
Đối với axit yếu NH4 : NH4 + H2O ⇆ NH3 + H3O+
[ NH3 ]. [ H 3 O + ]
+
Nên ta có hằng số cân bằng là: Ka1 = [ NH 4 ] = 5,6.10–10
Đối với axit yếu CH3COOH (là axit liên hợp của bazơ CH3COO–) vì phản ứng A – B
của nó trong nước là: CH3COOH + H2O ⇆ CH3COO– + H3O+
Nên ta có hằng số cân bằng của phản ứng này là:
[ CH3 COO− ].[ H 3 O+ ]
Ka2 = [CH 3 COOH ] = 1,75.10–5
[ NH 3 ].[ H 3 O + ]ư [ CH3 COO− ]. [ H 3 O + ]
K a1 . K a2= . =[ H 3 O+ ]2
[ NH + ] [ CH3 COOH ]
→ 4

→ [H3O ] = √Ka1 . Ka2 → pH = – lg [H3O+] = – lg √5,6.10–10. 1,75.10–5 = 6,996 ≈ 7


+

(tức độ thuỷ phân của cả 2 gốc là xấp xỉ nhau và dung dịch coi như trung tính).
4. Các chất chỉ thị màu và các cách xác định pH.
a. Khái niệm: chất chỉ thị màu là chất mà màu của nó biến đổi theo [H 3O+].
Chúng thường là các A (hoặc B) hữu cơ yếu mà màu của ion khác màu của phân
tử.Ví dụ, quỳ là một A hữu cơ yếu. Phân tử của nó có màu đỏ còn ion của nó có màu
xanh...
b. Bảng chuyển màu của một số chất chỉ thị theo pH.

pH 0 3,1 4,4 7 8 10 11 14
Metyl Hồng Da cam Vàng
Da cam
Quỳ Đỏ Tím Xanh

Phênol Không màu Hồng Đỏ thắm


phtalêin

61
+ Mắt người chỉ phân biệt số phân tử HCtm số ion Ctm–
được màu dung dịch khi tỉ số: > 10 hoặc > 10.

số ion Ctm số phân tử HCtm
Rõ ràng từ bảng trên ta thấy, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà dùng các chất chỉ thị
màu khác nhau. Như mêtyl dacam dùng cho môi trường axit, phênolphtalêin dùng
cho môi trường bazơ…
+ Để xác định chính xác pH của dung dịch, người ta dùng dụng cụ pH meter.
+ Khi không cần độ chính xác cao lắm mà cần nhanh, người ta dùng giấy pH mà
thang màu của nó biến đổi theo các giá trị pH đã lập sẵn giống như giấy quỳ…
c. Chú ý:
- Quỳ được điều chế từ 1 số loại rêu, ở dạng bột màu xanh. Thành phần chính của nó
là Azolitmin và Eritrolitmin. Quỳ thương phẩm chỉ có 4  5% chất màu chính, còn lại
là chất độn phụ gia để hạ giá thành. Nó làm chỉ thị màu (chuyển từ đỏ sang xanh)
trong khoảng pH = 5  8.
- Giấy chỉ thị vạn năng (giấy pH): người ta dùng hỗn hợp các dung dịch 0,1% trong
rượu êtylic các chỉ thị sau:
Dimetylaminoazobenzen (15ml)
Bromthymol xanh (20ml)
Mêtyl đỏ (5ml)
Phênolphtalêin (20ml)
Thymolphtalêin (20 ml)
Trộn các dung dịch này với từng lượng nêu trên rồi tẩm vào giấy lọc, cắt thành dải để
sử dụng ở dạng cuộn hoặc dạng tệp gọi là giấy chỉ thị vạn năng hay giấy pH.
[VI tr.100, 337]
5. Tích số hòa tan.
Xét một muối AmBn tan trong nước ở 25°C: AmBn  mAn+ + nBm-

Tích số tan TAmBn= [An+]m [Bm-]n = const với [An+] và [Bm-] lần lượt là các nồng
độ của ion An+ và ion Bm- trong dung dịch AmBn bão hòa. Bản chất của T là hằng
số cân bằng của phản ứng (1). Tích số tan của một hợp chất càng nhỏ, hợp chất đó
càng ít tan.
Ví dụ TAgCl = [Ag+][Cl-] = 1,6×10-10 = 10-9,8
Gọi Q = [A]0m[B]0n. Tùy thuộc vào giá trị của Q, có các loại dung dịch sau:
Q < T : dung dịch chưa bão hòa
Q = T : dung dịch bão hòa
Q > T : dung dịch quá bão hòa, AmBn sẽ kết tinh từ từ cho đến khi dung dịch đạt bão
hòa
6. Độ tan S: Độ tan S là số mol chất tan trong 1 L dung dịch bão hòa (mol/L) hay số
gam chất tan trong 1 L dung dịch bão hòa (g/L).
Hệ thức giữa độ tan S (mol/L) và tích số tan T:
AmBn  mAn+ + nBm-
Khi cân bằng trong dung dịch bão hòa:
62
TA 1
B n m+ n
S=( m
)
TAmBn = [An+]m [Bm-]n = (mS)m.(nS)n = mm.nn.Sm+n  m m nn

Bài 10
CÁC QUÁ TRÌNH ĐIỆN HÓA HỌC

1. Nguyên tắc biến hóa năng thành điện năng.


Trong phản ứng oxi hóa khử thông thường, electron chuyển từ chất khử sang chất oxi
hoá và hóa năng biến thành nhiệt năng. Ví dụ, khi nhúng thanh Zn vào trong dung
dịch CuSO4, ion Cu2+ nhận e trực tiếp trên thanh Zn: Zn + Cu 2+  Cu + Zn2+ và năng
lượng của phản ứng thoát ra dưới dạng nhiệt (∆H o298=–230,12kJ/mol). Nếu bằng cách
nào đó ta thực hiện sự oxi hóa và sự khử ở 2 nơi khác nhau và cho e chuyển qua một

63
dây dẫn thì năng lượng hoá học sẽ chuyển thành điện năng. Đó là quá trình xảy ra
trong các pin. Hình 23 mô tả sơ đồ pin Daniel-Iacobi
Pin gồm một cực là thanh Cu nhúng vào dung dịch và cực kia là thanh Zn nhúng vào
dung dịch. Hai dung dịch này được nối với nhau bằng một ống chứa dung dịch KCl
bão hoà. Khi nối 2 điện cực trên bằng 1 dây dẫn thì thấy có dòng điện chạy từ cực Cu
sang cực Zn trong một thời gian dài.
Trong quá trình hoạt động của pin, điện cực Zn bị
mòn dần còn điện cực Cu được đầy thêm. Điều đó
có nghĩa là trên điện cực Zn đã xảy ra sự oxi hóa Zn:
dd KCl
Zn  Zn2+ +2e
Zn Cu
Còn trên điện cực Cu đã xảy ra sự khử Cu2+:
Cu2+ + 2e  Cu
Năng lượng của phản ứng: Cu2+ + Zn  Cu + Zn2+
đã biến thành điện năng. Zn2+ Cu2+
Vậy muốn biến hóa năng thành điện năng thì phải ZnSO4 CuSO4
thực hiện sự oxi hóa và sự khử ở 2 nơi và cho e
chuyển từ chất khử sang chất oxi hóa qua dây dẫn. Hình 23. Sơ đồ pin Daniel-Iacobi
Đó là nguyên tắc hoạt động của pin.
2. Bước nhảy thế sinh ra trên ranh giới phân chia hai
pha điện cực và dung dịch. Xét 2 trường hợp:
2.1. Bước nhảy thế sinh ra do sự oxi hóa chính kim loại làm điện cực và sự khử ion
của nó. Khi nhúng thanh kim loại vào nước nguyên chất thì do tác dụng lôi kéo của
các fân tử nước phân cực,các ion kim loại tách ra khỏi bề mặt kim loại và đi vào dung
dịch dưới dạng ion bị hidrat hóa (hình 24).

+- - +
+- - +
+- - +
+- - +
++++
Hình 25. Sơ đồ lớp điện tích kép

Các e không hòa tan trong nước nên ở lại trên thanh kim loại làm thanh kim loại tích
điện âm và dung dịch sẽ tích điện dương. Sự dư điện tích âm trên bề mặt thanh kim
loại làm cho ion kim loại không khuếch tán được vào dung dịch và tích tụ ở gần nó.
Một số ion dương bị hidrat hóa có năng lượng đủ lớn trong chuyển động nhiệt với
vận tốc thẳng góc với bề mặt kim loại có thể mất lớp vỏ hidrat hóavà kết tủa lại trên
thanh kim loại. Cân bằng : kim loại + nước  ion bị hidrat hóa + electron được thiết
lập rất nhanh. Kết quả trên ranh giới phân chia kim loại – dung dịch có một lớp điện
tích kép (hình 25) và do đó, sinh ra một bước nhảy thế.
Tổng quát khi nhúng thanh kim loại M vào dung dịch L có khả năng sonvat hóa ion
kim loại thì sau một thời gian,rất ngắn, cân bằng M + mL  Mn+.mL + ne sẽ được

64
thiết lập. Vị trí cân bằng của phản ứng này phụ thuộc bản chất kim loại (nhất là trạng
thái bề mặt của nó), bản chất của dung môi, nồng độ của ion Mn+ và nhiệt độ.
Tính hoạt động của kim loại trong dung dịch càng mạnh thì thanh kim loại tích điện
âm càng nhiều và hiệu số điện thế giữa kim loại và dung dịch càng lớn. Như vậy, dấu
của điện tích trên kim loại và hiệu số điện thế giữa kim loại và dung dịch có thể đặc
trưng cho tính hoạt động của kim loại trong điều kiện khảo sát.
2.2. Bước nhảy thế sinh ra trên ranh giới phân chia điện cực trơ và dung dịch chứa
cặp oxi hóa-khử.
+ Điện cực trơ là điện cực không chuyển ion của nó vào dung dịch. Đó là những điện
cực làm bằng các kim loại rất bền về hóa học như Pt, Au. Xét hiện tượng khi nhúng
một điện cực trơ vào dung dịch chứa một cặp oxi hóa - khử nào đó. Nếu dạng oxi hóa
hoạt động mạnh hơn dạng khử thì dạng oxi hóa sẽ đến điện cực lấy e và biến thành
dạng khử:
Dạng [O] + ne  dạng [K]
Điện cực trơ lúc này sẽ tích điện dương và dung dịch sẽ tích điện âm vì dư ion âm. Ví
dụ nếu nhúng điện cực Pt vào dung dịch chứa đồng thời FeCl 3 và FeCl2 thì ion Fe3+ sẽ
đến điện cực Pt lấy e: Fe 3+ + e  Fe2+. Thanh Pt sẽ tich điện dương và dung dịch sẽ
tích điện âm vì dư ion Cl–. Điện tích dương trên thanh Pt sẽ ngăn cản không cho ion
Fe3+ đến lấy e, mặt khác lại có thể lấy được e của ion Fe2+. Kết quả là cân bằng:
Fe3+ + e  Fe2+ được thiết lập rất nhanh.
Nói chung, khi nhúng một điện cực trơ vào một dung dịch chứa một cặp oxi hóa–khử
nào đó, cân bằng : Dạng [O] + ne  dạng [K] (2) sẽ được thiết lập.
Vị trí của cân bằng (2) phụ thuộc vào bản chất của cặp oxi hóa–khử, của dung môi, tỉ
số nồng độ của dạng oxi hóa và dạng khử và vào nhiệt độ.
+ Điện cực oxi hóa - khử là điện cực trong đó kim loại và khí không tham gia trực
tiếp vào phản ứng điện cực. Ví dụ, thanh Pt nhúng vào dung dịch của cặp oxi hóa–
khử Fe3+/Fe2+ là điện cực oxi hóa khử vì lúc này chỉ xảy ra: Fe 3+ + e  Fe2+. Sản
phẩm của sự khử Fe2+ và sản phẩm của sự oxi hóa Fe3+ không thoát ra trên điện cực
mà vẫn ở trong dung dịch.
+ Ngoài 2 loại điện cực kim loại và điện cực oxi hóa–khử trên còn có loại điện cực
khí. Điện cực khí là điện cực tiếp xúc đồng thời với khí và dung dịch chứa ion của nó.
Kim loại dùng làm điện cực khí ngoài việc không đưa ion của nó vào dung dịch còn
không được tác dụng hóa học với khí và có khả năng hấp phụ khí và làm xúc tác cho
phản ứng giữa khí và ion của nó trong dung dịch. Kim loại Pt phủ muội Pt thỏa mãn
các điều kiện trên. Ví dụ để có điện cực hidro ta nhúng thanh Pt phủ muội Pt vào
dung dịch H2SO4, sau đó thổi H2 qua ống K (hình 26) vào. H2 bị thanh Pt hấp phụ và
được nhúng vào dung dịch chứa ion của nó. Khi đó xảy ra phản ứng:
½ H2 + H2O  H3O+ + e
Trên ranh giới phân chia điện cực – dung dịch sinh ra một lớp điện tích kép, do đó có
một hiệu số điện thế mà giá trị của nó phụ thuộc vào nồng độ ion H 3O+, áp suất riêng
phần của H2 và nhiệt độ.

65
Bọt khí H2

Điện cực Pt cung


cấp bề mặt cho sự
vận chuyển e
Hình 24. Sơ đồ điện cực hidro

3. Suất điện động của pin.


3.1. Hệ điện hóa và kí hiệu quốc tế.
Một hệ gồm 2 điện cực được nhúng vào dung dịch điện li được gọi là hệ điện hóa.
Nếu hệ sinh ra dòng điện thì được gọi là pin hoặc nguyên tố ganvanic.
Nếu hệ được nối với nguồn điện ngoài và cho phép thực hiện một phản ứng hóa học
thì được gọi là hệ điện phân.
Theo IUPAC, một hệ điện hóa bất kỳ nào cũng được kí hiệu như sau:
điện cực – d.dịch điện cực 1 nhúng vào – d.dịch điện cực 2 nhúng vào – điện cực 2.
Bề mặt phân chia 2 pha được kí hiệu bằng 1 gạch đứng. Nếu giữa 2 dung dịch không
có thế khuếch tán (sinh ra do sự khác nhau về bản chất chất điện li hoặc nồng độ) thì
được kí hiệu bằng 2 nét gạch đứng liền, nếu có khuếch tán thì dùng kí hiệu 2 nét gạch
đứng đứt. Nếu điện cực hoặc dung dịch gồm nhiều chất thì giữa các chất có dấu phảy.
Ví dụ:
Pt, H2│ H2SO4 ││CuSO4│Cu hoặc đơn giản hơn: Pt, H2│ H3O+││Cu2+│Cu.
3.2. Suất điện động của pin. Công thức Nernst.
Xét pin Daniel- Iacobi: Zn │ H2SO4 │ │ CuSO4│Cu. Khi pin làm việc,xảy ra các
phản ứng: trên điện cực Zn: trên điện cực Cu:
Zn  Zn + 2e2+
Cu2+ + 2e  Cu.
Phản ứng xảy ra trong pin là: Zn + Cu2+  Zn2+ + Cu.
Giả sử, pin làm việc thuận nghịch ở p và T không đổi. Biến thiên entanpi tự do của hệ
chính bằng công có ích cực đại (công điện) mà pin có thể thực hiện: GT = – 2F.ET
Trong đó: F - hằng số Faraday (=96.500 C/mol);
ET - Suất điện động (s.đ.đ) ở nhiệt độ T của pin (V);
2- số e trao đổi trong phản ứng.
ΔGT a 2 + .a Cu .
Zn
o a .a
Từ đó: ET = - 2F . Do GT = GT + RTln Zn Cu 2+ và hoạt độ chất rắn nguyên chất
a 2+ a 2+
Zn ΔGTo RT Zn
o a a
= 1 nên: GT = GT + RT ln Cu2+  ET = –2F – 2F ln Cu2+ . Khi aZn = aCu = 1
2+ 2+

a 2+
ΔGTo RT Zn RT aCu 2 +
o o a o a
thì: ET = ET = –2F  ET = ET – 2F ln Cu2+ hay: ET = ET + 2F ln Zn2 +
o
ET được gọi là suất điện động chuẩn của pin ở nhiệt độ T, nó phụ thuộc vào bản chất
của các chất tham gia phản ứng điện cực.
Tổng quát nếu trong pin xảy ra phản ứng: ne
n1A1 + n2A2 + ... = m1B1 + m2B2 + ... (1)
66
n n
a A1 . a A22 . ..
RT 1

o m1 m2
aB .a B . . .
thì: ET = ET + nF ln (3-5) 1 2

(3-5) được gọi là công thức Nernst. Nó biểu thị ảnh hưởng của nồng độ các chất
tham gia phản ứng điện cực lên s.đ.đ của pin. Phản ứng (1) gọi là phản ứng tạo dòng
của pin.
Chuyển số hạng thứ 2 của (3 – 5) sang lg thập phân và thay R = 8,314 J/mol.K và
F=96.500C/mol ta được:
n n
a 1 . a A2 . ..
0,0000198T A 1 2

o m m

lg aB .a B 2 . . .
1

ET = ET + n 1 2
n n
a A1 . a A22 . ..
0,059 1
o m m2
.a B . . .
+ n lg aB
1
o
Ở 25 C (T=298K) công thức Nernst có dạng: E298 = E298 1 2

3.3. Sự phụ thuộc của suất điện động của pin vào nhiệt độ.
ΔGT ∂E 1 ∂(ΔG ) ∂(ΔG ) ∂E ΔS
( )P ( )P ( )P ( )P
Từ ET = -nF  ∂T = - nF ∂T . Do ∂T = -S  ∂T = nF
Nếu S >0 thì khi T tăng, s.đ.đ của pin sẽ tăng và ngược lại. Thay GT = HT - TST
ΔHT ∂E
( )P
vào trên ta có: ET = - nF + T ∂T . Việc đo s.đ.đ E của pin cho kết quả với độ
chính xác rất cao nên đây là phương pháp xác định các đại lượng nhiệt động có độ
chính xác cao.
Ví dụ: Ở 20oC và 30oC s.đ.đ chuẩn của pin Pt, H2│HCl.aq││Hg2Cl2, Hg lần lượt là
0,2699V và 0,2669V. Tính Go, Ho, So của phản ứng sau ở 25oC:
½ Hg2Cl2(r) + ½ H2(k)  Hg(ℓ) + HCl.aq
o o o
Giải: Từ GT = – 1F.ET  G293 = - 96485C/mol*0,2699V = -26,04kJ/mol.
o
G303 = - 96485C/mol*0,2669V = -25,75kJ/mol.
o
Sự biến đổi G298 của phản ứng ở 298K có thể xem như là giá trị trung bình:
o
G298 = [(–26,04) + (–25,75)]/2=–25,90kJ/mol.
∂(ΔG )
( ) o
∂T P = –S298 = [–25,75 – (–26,04)]/(303–293) = –0,029kJ/mol.K.
o o o
H298 =G298 +298*S298 =–25900J/mol+298*(–29J/mol.K)=–34546J/mol=–
34,546kJ/mol
3.4. Đo suất điện động của pin. Để pin làm việc một cách thuận nghịch thì dòng trong
mạch phải gần như bằng 0. Do đó, chỉ đo được suất điện động của pin bằng vôn kế
điện tử hoặc bằng phương pháp cầu xung đối. Phương pháp xung đối hay còn gọi là
phương pháp Poggendorff như sau:
- Đưa khoá K vào vị trí 1, điều chỉnh con chạy C trên dây AB đến vị trí N nào đó sao
cho kim điện kế G chỉ số 0. Khi đó ta có:
E N AN
=
E AB
- Đưa khoá K vào vị trí 2, điều chỉnh con chạy đến vị trí X nào đó sao cho G chỉ số 0.
Khi đó ta có:
EX AX AX
= E X =E N .
E AB  AN (với EN là s.đ.đ của pin chuẩn đó biết).
67
Hình 24. Sơ đồ mạch đo thế điện cực Hình 25. Sơ đồ mạch đo sức điện động

68
Bài 11
THẾ ĐIỆN CỰC. CHIỀU VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA PHẢN ỨNG
OXI HÓA - KHỬ. SỰ ĐIỆN PHÂN

1.Thế điện cực.


1.1. Công ước quốc tế về phản ứng điện cực và thế điện cực.
Một trong những đặc điểm của hệ điện hóa là sự oxi hóa và sự khử xảy ra ở 2 nơi
riêng biệt. Do đó, phản ứng tạo dòng tổng cộng có thể chia thành 2 nửa phản ứng,
mỗi nửa thực hiện trên một điện cực và có thể xem s.đ.đ của pin là: E = 1 + 2 trong
đó, 1và 2 là các thế điện cực 1 và 2, chúng chính là hiệu số điện thế giữa dung dịch
và điện cực ở lúc cân bằng và được gọi là thế điện cực cân bằng. Nếu các nửa phản
±ne ±ne
ứng trên điện cực 1: n1A1+... = m1B1+...và trên điện cực 2: n2A2+ ... = m2B2 +... thì:
n n
a A1 a A2
RT 1 RT 2

o m o m
aB1 aB2
E = 1 + 2 = 1 + nF ln 1 + 2 + nF ln 2

ni
RT [ Ai ]
o o o m
trong đó: Eo = 1 + 2 và có thể viết tổng quát i = i + nF ln [ B i ]
i

n n
RT [ Ai ] 0,059 [ A i ]
i i

o m o m
Nếu dung dịch đủ loãng thì: i = i +nF ln [ B i ] = i + n lg [ B i ] ở 298K (4-3)
i i

(4-3) là công thức Nersnt biểu thị sự phụ thuộc của thế điện cực cân bằng vào nồng
độ các chất tham gia phản ứng điện cực ở nhiệt độ T và ở 298K.
o o
Về mặt thực nghiệm chỉ có thể đo được s.đ.đ của pin (E = 1+ 2 hoặc Eo = 1 + 2 )
chứ không xác định được giá trị thật của các j. Vì vậy, người ta phải đưa vào các
điều kiện bổ sung:
+ Lấy thế của một điện cực nào đó quy ước = 0 rồi xác định thế của các điện cực
khác theo thang này. Với mục đích đó, người ta lấy điện cực hidro làm việc ở điều
kiện hoạt độ của H3O+ và hoạt áp của H2 =1 làm điện cực chuẩn và gọi là điện cực
hidro chuẩn. Quy ước thế của điện cực hidro tiêu chuẩn ở mọi nhiệt độ đều = 0.
+ Coi phản ứng điện cực là phản ứng khử và thế điện cực cân bằng theo công ước
này là thế khử: dạng [O] + ne  dạng [K]. Ngoài ra, người ta cũng quy ước như sau:
- Thế điện cực là s.đ.đ của pin gồm điện cực hidro tiêu chuẩn ghi ở bên trái và điện
cực khảo sát ghi ở bên phải: E = phải - H+/Htrái = H . H là thế điện cực so với hidro.
- Suất điện động của pin này được coi là dương nếu dòng điện trong pin đi từ trái
sang phải (dòng e đi từ phải sang trái), ngược lại sẽ là âm. (chỉ để xác định thế điện
cực, còn về nguyên tắc, s.đ.đ = cực (+) - cực (-) của pin là số luôn dương). Vậy muốn
đo thế cân bằng của 1 điện cực nào đó, ví dụ điện cực Zn, ta phải thiết lập 1 pin gồm
điện cực hidro tiêu chuẩn (ghi bên trái) và điện cực Zn (ghi bên phải):
Pt,H2│H3O+││Zn2+│Zn. Sau đó đo s.đ.đ của pin này. Thực nghiệm thấy, nếu aZn2+= 1
thì hiệu số điện thế lớn nhất giữa 2 điện cực bằng 0,76V và dòng điện trong pin đi từ
trái sang phải. Như vậy, thế điện cực cân bằng của Zn = –0,76V. Dấu (–) chứng tỏ
điện cực Zn tích điện âm hơn so với điện cực hidro tiêu chuẩn, điều này cũng có
nghĩa Zn có tính khử mạnh hơn H. Phản ứng tạo dòng của pin cũng nói lên điều này:
Zn + 2H3O+  Zn2+ + 2H2O + H2
1.2.Thế điện cực tiêu chuẩn cân bằng.

69
Công thức Nersnt về thế điện cực cân bằng cho thấy ngoài sự phụ thuộc vào bản chất
của các chất tham gia phản ứng điện cực, bản chất dung môi, nhiệt độ, thế điện cực
còn phụ thuộc vào hoạt độ của chúng. Với mục đích so sánh, người ta đưa vào hóa
học đại lượng thế điện cực tiêu chuẩn cân bằng, gọi tắt là thế điện cực tiêu chuẩn.
- Thế điện cực chuẩn của kim loại là s.đ.đ của pin tạo bởi điện cực hidro tiêu chuẩn
ghi bên trái và điện cực kim loại nhúng vào d.dịch muối của nó có hoạt độ ion kim
loại =1 ghi bên phải.
- Thế điện cực tiêu chuẩn của một cặp oxi hóa – khử (thế khử chuẩn) là s.đ.đ của pin
tạo bởi điện cực hidro tiêu chuẩn ghi bên trái và điện cực Pt nhúng vào dung dịch
chứa một cặp oxi hóa – khử mà hoạt độ mỗi dạng đều bằng 1 ghi bên phải.
Bảng sau cho biết và giá trị thế khử chuẩn của một số chất trong môi trường nước ở
25oC.

Thế điện cực tiêu chuẩn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc khảo sát tính hoạt động
của kim loại, của các chất oxi hóa, chất khử và trong việc khảo sát sự điện phân. Qua
bảng trên có thể rút ra một số nhận xét quan trọng sau:
1. Dấu của thế khử chuẩn cho biết dạng khử hoạt động mạnh hơn (dấu -) hay yếu
hơn (dấu +) so với H2. Giá trị đại số của nó càng nhỏ thì dạng khử hoạt động càng
mạnh, còn dạng oxi hóa hoạt động càng kém và ngược lại.
o
Ví dụ, Na + /Na = - 2,714V nên Na hoạt động rất mạnh: Na  Na+ + e rất dễ nhưng Na+
− −
lại thu e rất khó: Na+ + e  Na. Hoặc cặp MnO 4 /Mn2+ có o = +1,51V nên ion MnO 4
có tính oxi hóa rất mạnh còn ion Mn2+ có tính khử rất yếu...
2. Cặp oxi hóa khử nào có thế khử chuẩn lớn thì dạng oxi hóa của nó có thể oxi hóa
được dạng khử của cặp có thế khử chuẩn nhỏ hơn.
o o
Ví dụ,  = - 0,763V và Ag + /Ag = +0,799V nên Ag+ có thể oxi hóa được Zn:
Zn2 + /Zn

Zn + Ag+  Zn2+ + Ag...


Từ nhận xét này suy ra: chỉ những kim loại có thế khử chuẩn < 0 mới khử được H +
trong dung dịch axit loãng.
2. Chiều và trạng thái cân bằng của phản ứng oxi hóa-khử.
2.1. Chiều của phản ứng oxi hóa - khử.
70
Nhiệt động hóa học đã tìm ra tiêu chuẩn tự diễn biến và giới hạn của các quá trình nói
chung và của phản ứng hóa học nói riêng. Mọi phản ứng hóa học chỉ có thể tự xảy ra
khi biến đổi entalpi tự do của nó (GT) < 0. Do GT = - nFE nên phản ứng oxi hóa –
khử chỉ có thể tự xảy ra khi E > 0. Do E = phải – trái nên có thể dựa vào thế khử của
các cặp oxi hóa – khử để xét chiều của phản ứng O – K. Trong trường hợp tổng quát,
để xét chiều phản ứng, trước hết phải tính thế khử của các cặp theo công thức Nersnt
(4-3). Với độ chính xác không cần cao trong dung dịch đủ loãng có thể thay hoạt độ
bằng nồng độ. Cần chú ý thế  là thế khử tức là chất tham gia phản ứng điện cực
là dạng oxi hóa còn sản phẩm là dạng khử. Ví dụ, đối với kim loại: Mn+ + ne 
M, công thức Nersnt có dạng:
o
0,059
 M /M =  M /M + n lg [Mn+].
n+ n+

Đối với cặp oxi hóa – khử, ví dụ cặp Fe3+/Fe2+ : Fe3+ + e  Fe2+
[ Fe3+ ]
o
2+
Fe3 + /Fe2+ = Fe3 + /Fe2+ + 0,059 lg [ Fe ]
Chất tham gia phản ứng điện cực trong dung dịch nước, ngoài các chất oxi hóa, còn

có thể là H3O+ và OH–. Ví dụ, MnO 4 + 5e + 8H3O+  Mn2+ + 12H2O.
− + 8
o
0,059 [ MnO4 ].[ H 3 O ]

Thế khử của cặp MnO 4 /Mn2+ là: MnO4 /Mn = MnO4 /Mn + 5 lg
− 2+ − 2+
[ Mn2+ ]
Trong trường hợp điện cực khí, ví dụ OH–│O2, Pt
1/2
0,059 PO
o 2

½O2 + H2O + 2e  2OH , ta có: 


– OH −
/O 2 = OH −
/O 2 + 2 lg [ OH− ]
Như vậy, thế khử ngoài sự phụ thuộc vào bản chất các cặp còn phụ thuộc nồng độ và
pH môi trường.
o
Ví dụ 1: Xét chiều phản ứng: 2Cu2+ + 4I–  2CuI + I2 (a) biết Cu 2+ /Cu+ = +0,17V;
o

 I /I2 = +0,54V và tích số tan TCuI = 10-12?


Giải: Nếu chỉ dựa vào thế khử chuẩn thì I 2 oxi hóa được CuI tức (a) xảy ra theo chiều
o o
từ phải sang trái: 2CuI + I2  2Cu + 4I vì  (=+0,54V) > Cu2+ /Cu+ (=+0,17V).
2+ – I − /I 2

Nhưng thực tế, phản ứng xảy ra theo chiều ngược lại. Đó là do CuI rất ít tan làm
[Cu+] giảm mạnh, dẫn tới thế Cu2+ /Cu+ tăng:
[ Cu2+ ] [ Cu2+ ].[ I − ]
o
+
Cu2+ /Cu+ = Cu2+ /Cu+ + 0,059lg [ Cu ] = 0,17 + 0,059lg T CuI
o

Cu2+ /Cu+ =
0,819 + 0,059lg[Cu ]>  I /I2 (= +0,54V)  Cu2+ oxi
– –1 2+ −
Nếu [I ] = 10 M thì
hóa được I– tức là phản ứng diễn ra theo chiều từ trái sang phải.
3− 3−
Ví dụ 2: Xét chiều của phản ứng: AsO4 + 2I– + 2H3O+  AsO3 + I2 + 3H2O ở pH =
o o

0 và pH= 8? Biết AsO4 /AsO3 = +0,57V,  I


3- 3− −
/I 2
= 0,54V và nồng độ các dạng đều = 1M?
o o
3−
Giải: + ở pH = 0 ( [H3O ]=1M) do  > I  AsO4 oxi hóa được I– và

+ AsO 3- 3−
4 /AsO 3 /I 2

3− 3−
phản ứng là: AsO4 + 2I– + 2H3O+  AsO3 + I2 + 3H2O.
3− 3−
+ Khi pH = 8, chỉ có thế của cặp (AsO4 /AsO3 ) thay đổi:

71
3- + 2
0,059 [ AsO 4 ]. [ H 3 O ]
AsO4 /AsO3 =+0,57V+ 2 lg
3- 3−
[ AsO 3-3 ] =+0,57V+0,059lg[H3O+] =+0,57–0,059.pH
o

= +0,57 – 0,059.8 = 0,098V <  I



/I 2
nên I2 oxi hóa được AsO33– và phản ứng sẽ là:
3− 3−
AsO3 + I2 + 3H2O  AsO4 + 2I– + 2H3O+.
2.2. Trạng thái cân bằng của phản ứng oxi hóa – khử.
Khi cân bằng của phản ứng oxi hóa – khử được thiết lập thì: GT = – nFE = 0 tức là
thế của 2 cặp tham gia phản ứng oxi hóa – khử bằng nhau.
nFEo nEo
o
Do GT =–RTlnKlnK=RT . Ở298K: lgK=0,059 với Eo=o (chất OXH)–o(chất K)
o
Ví dụ 1: Tính K của phản ứng: 2Fe + Sn  2Fe + Sn biết Fe3 + /Fe2+ = +0,77V và 3+ 2+ 2+ 4+

o
Sn 4 + /Sn 2+ = +0,15V?
o o
2. 0,62
Giải: Eo = Fe3+ /Fe2+ – Sn 4+ /Sn 2+ = 0,77– 0,15 = 0,62V, n = 2lgK =0,059 =21 K =1021
 coi như phản ứng chỉ xảy ra chiều thuận.
o o

Ví dụ 2: Tính K của phản ứng: 3HIO  HIO3 + 2HI biết  HIO/I 2


=+1,45V,  I

/I 2

=+0,54V,
o

IO 3 /I2 = +1,20V?


Giải: HIO vừa đóng vai trò chất [O] vừa là chất [K] nên các phản ứng là:
HIO + 2e + H3O+ = I– + H2O ;
HIO – 4e + 7H2O = IO3– + 5H3O+.
o o

Số e trao đổi n = 4 và Eo = HIO/I− – IO 3 /HIO . Ta hình dung các quá trình như sau:

o o o
o o o
Từ : G (1) = G (2) + G (3)  –2F. HIO/I = –F.  HIO/I 2
– F.  I 
− −
T T T /I 2
o o
ϕ HIO/I 2 + ϕ I− /I 1,45+0,54
o 2

 HIO/I = −
2 = 2 = 0,995V.
o o o
o o o
G (a) = G (b) + G (c)  –5F.
T T T – F.HIO/I2 
IO−3 /I 2 IO−3 /HIO
= –4F.
o o
5 ϕ IO− /I −ϕHIO/I2 5. 1 ,20−1,45 4 (0 , 995−1,137 )
o 3 2

 IO 3 /HIO = 4 =1,137V lgK =0,059



4 = = 2,36.10–10.
3. Sự điện phân.
3.1. Khái niệm. Xét hiện tượng khi nhúng 2 điện cực graphit được nối với nguồn
điện 1 chiều vào dung dịch điện li như CuCl 2. Dưới tác dụng của điện trường, các ion
Cu2+ đi về cực âm (catot) thu thêm 2e còn các ion Cl – đi về cực dương (anot) nhường
e để thành các nguyên tử hoặc phân tử trung hòa điện:
Cu2+ + 2e  Cu (sự khử ion Cu2+)
2Cl– - 2e  Cl2 ( sự oxi hóa ion Cl– )

72
Hiện tượng như trên được gọi là sự điện phân. Bản chất của sự điện phân là trên catot
xảy ra sự khử và trên anot xảy ra sự oxi hóa dưới tác dụng của dòng điện 1 chiều. Do
đó có thể định nghĩa sự điện phân như sau:
Sự oxi hóa và sự khử xảy ra trên bề mặt điện cực khi cho dòng điện 1 chiều đi qua
dung dịch điện li hoặc chất điện li nóng chảy có kèm theo sự biến đổi điện năng
thành hóa năng được gọi là sự điện phân.
Sự điện phân có một giá trị vô cùng to lớn trong thực tế. Bằng điện phân có thể điều
chế được các kim loại, các hợp chất hóa học như pesunfat, clorat, pemanganat, các
hợp chất hữu cơ...mà bằng phương pháp hóa học không thể thực hiện được hoặc thực
hiện rất khó khăn. Điện phân cũng được ứng dụng trong mạ điện, gia công mài,
khoan các hợp kim siêu cứng...
3.2. Sự phân cực.
Khi dòng điện đi qua ranh giới phân chia điện cực – dung dịch thì trạng thái của điện
cực (thế, mật độ lớp điện tích kép) sẽ bị thay đổi. Hiện tượng đó được gọi là sự phân
cực điện cực. Khi phân cực, thế của điện cực sẽ khác so với thế cân bằng của nó khi
không có dòng đi qua.
Nếu khi phân cực, thế của điện cực dương hơn so với thế cân bằng của nó thì gọi là
phân cực anot còn ngược lại thì gọi là sự phân cực catot. Tùy thuộc bản chất quá trình
biến đổi thế điện cực mà người ta chia ra các loại phân cực sau:
3.2.1. Sự phân cực nồng độ.
Phân cực nồng độ được sinh ra do sự biến đổi nồng độ của ion lớp gần bề mặt điện
cực. Ở lớp gần bề mặt anot, do kim loại bị hòa tan nên nồng độ ion kim loại tăng và
do đó, theo công thức Nersnt, thế của nó sẽ tăng (trở nên dương hơn). Trên catot xảy
ra sự khử cation làm nồng độ của nó ở lớp gần bề mặt điện cực giảm đi dẫn đến thế
điện cực cũng giàm theo (trở nên âm hơn). Mật độ dòng càng lớn thì sự biến đổi nồng
độ của các ion ở lớp gần bề mặt điện cực càng lớn và do đó, sự phân cực điện cực
càng mạnh. Để làm giảm sự phân cực nồng độ cần phải khuấy mạnh dung dịch.
3.2.2. Sự phân cực hóa học.
Khi dòng điện đi qua ranh giới phân chia điện cực – dung dịch có thể xảy ra phản ứng
giữa môi trường hoặc chất điện li với vật liệu làm điện cực. Sản phẩm sinh ra làm
biến đổi tính chất của bề mặt điện cực do đó, làm thay đổi thế của điện cực. Hiện
tượng đó gọi là sự phân cực hóa học.
3.2.3. Sự phân cực điện hóa.
Theo định luật Ohm, khi cho dòng điện đi qua dây dẫn loại 1 thì cường độ của nó tỉ lệ
với điện áp đặt vào: I = U/R. Thực nghiệm cho thấy, dòng điện chỉ bắt đầu đi qua
dung dịch điện li khi điện áp giữa 2 cực có một giá trị hoàn toàn xác định, tức là sự
điện phân chỉ bắt đầu xảy ra ở một điện áp hoàn toàn xác định. Để làm sáng tỏ vấn đề
này, hãy quan sát thí nghiệm sau:
Nhúng 2 điện cực Pt vào dung dịch điện li CuCl 2, sau đó nối 2 điện cực này với
nguồn điện 1 chiều có thể biến đổi liên tục điện áp đặt vào mạch. Ban đầu khi chưa
có điện áp, thế của 2 điện cực dĩ nhiên là bằng nhau. Khi bắt đầu tăng điện áp, trong
mạch sẽ có 1 dòng điện: electron sẽ đến catot (nối với cực âm nguồn điện) và rời anot
(nối với cực dương nguồn điện). Nhưng e không tự đi qua dung dịch điện li do đó,
nếu trên điện cực không xảy ra quá trình điện hóa thì 1 điện cực sẽ tích điện âm vì dư
e, còn 1 điện cực sẽ tích điện dương vì thiếu e và cấu tạo của lớp điện tích kép sẽ bị
thay đổi nghĩa là xảy ra sự phân cực điện cực. Kết quả giữa 2 điện cực sinh ra 1 hiệu
điện thế có chiều ngược với chiều của nguồn điện bên ngoài. Hiện tượng này được
73
gọi là sự phân cực điện hóa. Sự phân cực điện cực càng mạnh thì tốc độ của phản ứng
điện cực càng lớn và ngược lại. Mối liên hệ này là cơ sở của phương pháp nghiên cứu
các quá trình điện hóa. Từ kết quả đo mật độ dòng trên điện cực vào giá trị phân cực
vẽ được đường cong phân cực. Dạng của đường cong này phản ánh đặc điểm xảy ra
của quá trình. Hình 28 là dạng của tất cả các đường cong phân cực anot tan.

0 i(A/m2)

2M + 3H2O - 2e M2O + 2H3O+

tđ M + nH2O - e MOH.(n -2)H2O +


H3O+

M + nH2O - e
cb M+.nH2O)
Hình 28. Đường cong phân cực anot
tan.
cb : Thế cân bằng. tđ : Thế thụ động.
Đầu tiên, khi phân cực anot, mật độ dòng anot tăng liên tục do kim loại làm anot bị
tan ra (phân cực nồng độ). Sau khi đạt giá trị max, mật độ dòng anot giảm đột ngột do
sự tạo thành lớp oxit hầu như không dẫn điện (phân cực hóa học). Như vậy, từ đường
cong phân cực ta có thể tìm được điều kiện để tiến hành những quá trình điện hóa
mong muốn, ví dụ trong gia công kim loại, hợp kim siêu cứng bằng phương pháp
điện hóa. Bản chất của phương pháp này là dùng dòng điện oxi hóa bề mặt kim loại
hoặc hợp kim siêu cứng thành một lớp oxit rất mỏng (oxi hóa anot) có độ cứng nhỏ
hơn kim loại hoặc hợp kim siêu cứng rất nhiều, sau đó tác dụng của lực cơ học chỉ là
để phá vỡ lớp oxit đó. Miền thế chọn trong quá trình gia công là miền có thể tạo ra
được lớp oxit (miền thụ động tđ). Ưu điểm của phương pháp gia công điện hóa là gia
công được các kim loại hoặc hợp kim siêu cứng bằng các dụng cụ cắt gọt thông
thường với độ chính xác rất cao nhưng nhược điểm của nó là năng suất thấp vì cần có
thời gian tạo lớp oxit.
3.3. Thế phân hủy.
Như trên đã nói, sự điện phân chỉ bắt đầu xảy ra từ một điện áp hoàn toàn xác định.
Điện áp tối thiểu giữa 2 điện cực để sự điện phân bắt đầu xảy ra gọi là thế phân hủy.
Trong thí nghiệm trên, các phản ứng điện cực: Cu 2+ + 2e  Cu (trên catot) và 2Cl –
- 2e  Cl2 (trên anot) chỉ có thể bắt đầu xảy ra khi thế của catot âm hơn thế cân bằng
o o

Cu /Cu và thế của anot dương hơn thế cân bằng Cl /Cl 2 . Các thế đó được gọi là thế
2+ −

phóng điện của ion.


Như vậy, về mặt lí thuyết, thế phân hủy của một chất bằng s.đ.đ của pin tạo bởi chất
thoát ra ở anot và catot. Thế phân hủy của một số chất () trong dung dịch nước cho
ở bảng 8.
Chất H2SO4 HNO3 H3PO4 NaOH KO Na2SO4 ZnSO4 AgNO3 NiCl2 NiSO4
H
Ep(V) 1,67 1,69 1,70 1,69 1,67 2,21 2,35 0,70 1,85 2,04
Bảng 8. Thế phân hủy của một số chất trong dung dịch nước.

74
3.4. Quá thế 
Trong nhiều trường hợp, thế phân hủy thường lớn hơn s.đ.đ của pin tạo bởi các chất
thoát ra trên các điện cực.
Hiệu số giữa thế phân hủy và s.đ.đ của pin tạo bởi các chất thoát ra trên các điện cực
' '
được gọi là quá thế: = a +k = Ep - s.đ.đ = a - k = (a+a) - (k-k).
'
Như thế để các ion phóng điện được, thế của anot là a =  a+a và thế của catot là
'
k =  k-k, trong đó: a và k lần lượt là thế cân bằng của anion và cation. a > 0 và
k > 0 lần lượt là quá thế trên anot và trên catot.
Khi điện phân dung dịch nước, bên cạnh các cation kim loại và các anion còn có các
ion H3O+ và OH-, do đó, việc nghiên cứu quá thế của hidro và oxi có tầm quan trọng
đặc biệt vì từ đó có thể điều chỉnh chế độ điện phân (pH, mật độ dòng, nhiệt độ, điện
cực...) theo mong muốn.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, quá thế của hidro và của oxi phụ thuộc
vào mật độ dòng, bản chất của chất làm điện cực, trạng thái bề mặt của nó và thành
phần dung dịch. Về mặt định lượng, sự phụ thuộc này được biểu thị bằng phương
trình Tafel:
 = a + b.lgi
Trong đó, a, b là hằng số phụ thuộc bản chất chất làm điện cực và trạng thái bề mặt
của nó, i là mật độ dòng A/cm2.
Đối với quá thế của oxi, các hằng số a và b ngoài sự phụ thuộc vào bản chất vật liệu
làm điện cực, nhiệt độ,...còn phụ thuộc thành phần dung dịch và mật độ dòng. Trong
miền mật độ dòng trung bình (~10 -3A/cm2), quá thế của oxi tăng theo dãy sau: Co, Fe,
Cu, Cd, Pb, Pd, Au, Pt.
Như vậy, các quá trình điện hóa được xác định không phải chỉ bởi các quy luật của
nhiệt động học mà còn bởi các quy luật của động học.
3.5. Điện phân chất điện ly nóng chảy.
Khi nóng chảy chất điện ly phân li thành các cation và anion. Các cation đi về catot
và các anion đi về anot. Ví dụ, sơ đồ khi điện phân NaCl nóng chảy như sau:
Catot NaCl Anot
Na + e  Na
+
 Na + Cl+ -
 Cl - e  Cl, 2Cl Cl2
-

3.6. Điện phân dung dịch nước.


Trong dung dịch nước, ngoài các ion của chất điện ly còn có các ion H 3O+ và ion OH-
nên khi thiết lập một điện áp giữa 2 điện cực thì cation kim loại và H 3O+ đi về catot
còn anion và OH- đi về anot. Vấn đề đặt ra là ion nào sẽ phóng điện?
3.6.1. Quá trình xảy ra trên catot.
Khi cho dòng điện đi qua dung dịch, cation kim loại và H 3O+ tiến gần tới bề mặt catot.
Nếu thế phóng điện của cation dương hơn thế phóng điện của H 3O+ thì cation kim loại
sẽ phóng điện trước (thu e của catot): M n+ + ne  M.
Ngược lại thì H3O+ sẽ phóng điện: H3O+ + e  H + H2O ; 2H H2
Từ đó thấy rằng, nếu không để ý tới quá thế của H thì chỉ những cation kim loại có
thế cân bằng>thế cân bằng của H trong dung dịch (ở pH=7,  H3 O /H2 = - 0,059pH = -
+

0,413V) mới phóng điện. Trong bảng thế điện cực chuẩn, đó là những kim loại đứng
sau Fe. Tuy nhiên do có quá thế của H nên có sự dịch chuyển tới những kim loại
đứng sau Al. Khi điện phân dung dịch nước, thường những kim loại nào đứng sau Al
(và không kể Al) sẽ thoát ra trên catot.
75
3.6.2. Quá trình xảy ra trên anot.
Trên anot xảy ra sự oxi hóa anion hoặc OH - hoặc chất làm anot. Nếu thế phóng điện
của anion và của OH- lớn hơn thế cân bằng của kim loại làm anot thì anot sẽ tan ra (bị
oxi hóa):
M - ne  M n+
Ngược lại thì anot không bị tan ra (anot trơ), khi đó hoặc anion hoặc ion OH - sẽ bị oxi
hóa. Ion OH- chỉ phóng điện khi thế của anot dương hơn thế cân bằng của cặp
OH-/O2. (ở pH = 0, OH /O2 =+1,23V). Nếu để ý tới quá thế của O thì thế này còn

dương hơn nữa.


Thường khi điện phân dung dịch nước, thứ tự phóng điện của các anion trên anot
mm như sau: đầu tiên là các anion không chứa O (S 2- , I- , Br- , Cl- ) sau đó đến
OH- và cuối cùng mới đến các anion chứa oxi.
Ví dụ 1: viết sơ đồ điện phân dung dịch Na2SO4 dùng graphit làm điện cực (anot trơ).
Catot Na2SO4 Anot
Na +
 +
2Na + SO4 2-
 SO42-
2H2O + 2e  H2 + OH- ; 4H2O - 2e  2OH- + H3O+
2OH-  H2O + ½ O2
Từ sơ đồ điện phân trên ta thấy, thực chất là sự điện phân nước. Vai trò của Na 2SO4 ở
đây chỉ là chất dẫn điện. Trong quá trình điện phân, nồng độ ion H 3O+ ở khu vực anot
tăng và nồng độ OH- ở khu vực catot tăng. Do đó, ở khu vực anot có phản ứng axit
còn khu vực catot có phản ứng bazơ.

Ví dụ 2: viết sơ đồ điện phân dung dịch CuCl2 dùng anot bằng Cu.
Catot CuCl2 Anot
Cu + 2e  Cu
2+
 Cu + 2Cl
2+ -
 2Cl-
Cu - 2e  Cu2+ ( do Cu 2+ /Cu < Cl /Cl 2 )

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy, nếu trên anot 1 mol Cu hòa tan thì trên catot, 1 mol Cu
kết tủa lại, do đó nồng độ ion Cu 2+ và Cl- trong dung dịch là không đổi. Ở đây chỉ là
sự vận chuyển Cu từ anot sang catot. Hiện tượng này được ứng dụng trong thực tế để
mạ các kim loại, tinh chế kim loại và chế các bản khắc trong công nghệ in.

Câu hỏi và bài tập chương IV


A. Phần dung dịch và dung dịch điện ly
Câu 1. Phân biệt độ điện li và hằng số điện li. Độ điện li và hằng số điện của một
chất điện li yếu phụ thuộc vào những yếu tố gì?
Câu 2. Tại sao đối với dung dịch chất hoà tan không bay hơi, độ giảm áp suất hơi
trên mặt dung dịch, độ tăng nhiệt độ sôi và độ giảm nhiệt độ đông đặc của dung dịch
chất điện li luôn lớn hơn so với dung dịch chất không điện li cùng nồng độ?
Câu 3. Định nghĩa axit và bazơ theo các thuyết Arrhénius và Bronsted - Lowry. Lấy
các ví dụ minh hoạ.
Câu 4. Định nghĩa cặp axit-bazơ liên hợp. Mối liên hệ giữa K a và Kb của một cặp
axit-bazơ liên hợp. Lấy ví dụ.
Câu 5. Tích số ion của nước là gì? Nó bằng bao nhiêu ở 25 oC ? Tại sao nó được coi
là hằng số trong nước cũng như trong dung dịch loãng của các chất khác nhau ?
Câu 6. Phản ứng thuỷ phân là gì? Nó có phải là phản ứng axit-bazơ không? Cho ví
dụ. Những loại muối nào bị thuỷ phân trong dung dịch. Lấy ví dụ minh hoạ.
76
Câu 7. Tích số tan của chất điện li ít tan là gì? Điều kiện kết tủa chất điện li ít tan từ
dung dịch. Điều kiện hoà tan một kết tủa chất điện li ít tan? Ví dụ minh hoạ
Câu 8. So sánh 3 loại phản ứng: Oxi hóa-khử thường, phản ứng trong pin và phản
ứng trong điện phân?
Câu 9. Thế nào là sức điện động của pin? Các yếu tố ảnh hưởng? Có thể dùng vôn
kế thông thường để đo được không? Tại sao? Giá trị mà vôn kế chỉ đó là gì?
Câu 10. Thế nào là thế điện cực tiêu chuẩn? Từ bảng thế điện cực tiêu chuẩn rút ra
nhận xét gì về tính hoạt động của các cặp oxi hóa-khử, chiều của phản ứng oxi hóa-
khử? Cho ví dụ?
Câu 11. Theo công ước quốc tế, phản ứng điện cực là phản ứng khử, ví dụ với Zn:
Zn2+ + 2e = Zn
Nếu viết ngược lại thì giá trị của thế có thay đổi không? Tại sao?
Câu 12. Thiết lạp công thức tính hằng số cân bằng của các phản ứng oxi hóa-khử theo
thế điện cực tiêu chuẩn của các cặp?
Câu 13. Quy luật xảy ra trên catot và trên anot khi điện phân chất điện ly nóng chảy,
dung dịch nước? Cho ví dụ?
Câu 14. Viết các phương trình phản ứng thuỷ phân dưới dạng ion của các chất sau và
cho biết môi trường của các dung dịch tạo thành: NH 4NO3, KClO, biết rằng HClO là
axit yếu.
Câu 15. Dung dịch chứa 2,22g CaCl2 trong 100g nước ở nhiệt độ 293K có áp suất hơi
bão hoà là 2319,8 Pa. Áp suất hơi bão hoà của nước nguyên chất ở nhiệt độ này là
2338,5 Pa. Tính độ điện li biểu kiến của CaCl2 trong dung dịch này. Biết rằng,
Ca = 40; Cl = 35,5; H=1; O =16.
Câu 16. Áp suất hơi của dung dịch chứa 13,68 g đường C 12H22O11 trong 90 g nước ở
65oC sẽ là bao nhiêu nếu áp suất hơi nước bão hòa ở nhiệt độ này là 187,5 mmHg?
Đ/s: 186mmHg
o
Câu 17. Áp suất hơi của hơi nước bão hòa ở 70 C là 233,8 mmHg. Ở cùng nhiệt độ
này, áp suất hơi của dung dịch chứa 12 g chất hòa tan trong 270g nước bằng 230,68
mmHg. Xác định khổi lượng mol phân tử chất tan đó? (Đ/s: 60g/mol).
Câu 18. Tính nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc của dung dịch chứa 9g glucozơ
(C6H12O6) trong 100 g nước? (Đ/s: 100,26oC; -0,93oC)
Câu 19. Khi hòa tan 3,24 g lưu huỳnh vào 40 g benzen thì nhiệt độ sôi của dung dịch
tăng lên 0,81o. Biết kđ của benzen=5,1. Tính xem trong dung dịch này, một phân tử
lưu huỳnh gồm mấy nguyên tử? (Đ/s:8)
Câu 20. Xác định công thức phân tử của một chất chứa 50,69%C, 4,23%H và
45,08%O biết dung dịch chứa 2,13 g chất này trong 60 g benzen đông đặc ở 4,25 oC
và nhiệt độ đông đặc của benzen nguyên chất là 5,5 oC? Biết kđ của benzen=5,1. (Đ/s:
C6H6O4)
Câu 21. Trong 1 lít dung dịch phải có bao nhiêu g glucozơ để cho áp suất thẩm thấu
của nó bằng áp suất thẩm thấu của dung dịch chứa 3 g andehit focmic HCHO trong 1
lit dung dịch ở cùng nhiệt độ đó? (Đ/s: 18g)
Câu 22. Nhiệt độ đông đặc của dd chứa 7,308g NaCl trong 250g nước là -1,66 oC.
Tính độ điện li biểu kiến của NaCl trong dung dịch này, biết rằng k đ (H2O) = 1.86.
Cho biết Na = 23 và Cl = 35,5.
Câu 23. Có 2 dung dịch chứa một lượng nước bằng nhau. Dung dịch thứ nhất chứa
0,5 mol đường saccarozơ, dung dịch thứ hai chứa 0,2 mol CaCl 2. Hai dung dịch này

77
đông đặc ở cùng nhiệt độ. Xác định độ điện ly biểu kiến của CaCl 2 trong dung dịch
này?
(Đ/s:75%)
o
Câu 24. Ở 50 C áp suất hơi nước bão hòa là 92,51mmHg. Tính áp suất hơi bão hòa
của dung dịch chứa 1 mol NaCl trong 1000 g nước nếu độ điện ly biểu kiến của NaCl
trong dung dịch này là 70%? (Đ/s: 89,68 mmHg)
Câu 25. Trong dung dịch axit axetic nồng độ 0,1M, độ điện ly biểu kiến của axit
axetic bằng 1,32%. Hỏi ở nồng độ nào của dung dich axit này mà độ điện ly biểu kiến
của nó bằng 90%?(Đ/s: 1,67.10-6M)
Câu 26. Tính nồng độ ion H3O+ và độ pH của các dung dịch sau:
a. HNO3 0,1M; 10-6M
b. KOH 0,5M; 10-6M
c. CH3COONa 0,1M
d. NH4Cl 0,1M
e. CH3COONH4 0,1M; 0,01M
f. NaHCO3 0,1M
+
Biết Ka(CH3COOH) = 1,75.10-5; Ka(NH 4 ) = 5,6.10-10; K1(H2CO3) = 4,31.10-7 ;
K2(H2CO3) = 5,61.10-11
Câu 27. Độ tan của PbI2 ở 18oC bằng 1,5.10-3M. Tính:
a. Nồng độ ion Pb2+ và I- trong dung dịch bão hòa PbI2 ở 18oC?
b. Tích số tan của PbI2 ở 18oC?
c. Khi thêm KI vào thì độ tan của PbI2 tăng hay giảm? Tại sao?
d. Muốn giảm độ tan của PbI2 đi 15 lần thì phải thêm bao nhiêu mol KI vào 1 lít
dung dịch bão hòa PbI2 ? (Đ/s: a. 1,5.10-3M và 3.10-3M; b. 1,35.10-8; d. 1,14.10-2 mol)
Câu 28. Tích số tan của Ag2SO4 bằng 7.10-5. Tính độ tan của biểu diễn ở dạng nồng
độ M và nồng độ g/l? (Đ/s: 2,6.10-2M; 8,1g/l)
Câu 29. Độ tan của canxi oxalat CaC2O4 trong dung dịch (NH4)2C2O4 0,05M sẽ nhỏ
hơn trong nước nguyên chất bao nhiêu lần nếu độ điện ly biểu kiến của (NH 4)2C2O4
bằng 70% và tích số tan của CaC2O4 bằng 3,8.10-9? (Đ/s: 570 lần)
Câu 30. Tính xem có kết tủa hay không khi trộn lẫn 2 thể tích bằng nhau của 2 dung
dịch BaCl2 0,01M và CaSO4 bão hòa biết tích số tan của BaCl2 và CaSO4 lần lượt là
1,08.10-10 và 6,1.10-5?(Đ/s: có kết tủa)
Câu 31. Cation Fe3+ là một axit yếu phản ứng với nước theo phương trình:
Fe3+ + 2H2O ⇄ Fe(OH)2+ + H3O+. Biết Ka của Fe3+=10-2,2.
Tính xem ở độ pH nào của dung dịch FeCl 3 0,1M bắt đầu kết tủa Fe(OH)3? Biết tích
số tan của Fe(OH)3 bằng 3,8.10-38? (Đ/s: 1,86)
Câu 32. Tính pH của các dung dịch sau:
a) 8g NaOH trong 1 lít dung dịch.
b) CH3COOH 0,1M và CH3COOH 10- 4M, biết Ka(CH3COOH) = 1,8.10-5
c) CH3COONa 10- 2M, biết Ka(CH3COOH) = 1,8.10-5
Câu 33. Tính độ điện li của dung dịch CH 3COOH 0,1M, biết rằng hằng số
Ka(CH3COOH) = 1,58.10-5. Hỏi ở nồng độ nào của CH3COOH thì độ điện li của nó sẽ
bị giảm đi một nửa?
Câu 34. Độ hoà tan của Mg(OH)2 trong nước nguyên chất ở 25oC là 8,99.10-3g/l.
a. Tính pH của dung dịch bão hòa Mg(OH)2 ở 25oC?
b. Tính tích số tan của Mg(OH)2 ?
78
c. Trộn 100cm3 dd Mg(NO3)2 1,5.10-3M với 50cm3 dd NaOH 3.10-5M. Hỏi có kết tủa
Mg(OH)2 không ?
d. Tính độ hoà tan mol/1 của Mg(OH)2 trong dung dịch NaOH 0,1M ?
Cho biết: Mg = 24; O = 16; H = 1.
Câu 35. Xác định độ điện ly biểu kiến của HIO 3 trong dung dịch chứa 0,506g HIO3
trong 22,48g C2H5OH. Dung dịch này sôi ở 351,624oK còn rượu etylic nguyên chất
sôi ở 351,46oK. Hằng số nghiệm sôi của rượu etylic là 1,19. Biết C = 12, O =16, H=1,
I=127.
Câu 36. Có dung dịch NH3 0,01M, Kb của NH3 là 1,8.10-5.
a. Tính pH của dung dịch trên.
b. Nếu hòa tan 0,535g NH4Cl vào trong 100ml dung dịch trên thì pH dung dịch sẽ
là bao nhiêu? Biết N=14, H=1, Cl=35,5
T
Câu 37. Tính độ tan mol/lit của BaSO4 biết BaSO 4 = 10-10
a. Trong nước nguyên chất.
b. Trong dung dịch BaCl2 0,01M
Câu 38. Dung dịch bão hòa AgCl có pH = 7. Trộn 950ml dung dịch bão hòa AgCl với
50ml dung dịch HCl 1M. Tính pH dung dịch sau khi trộn và nồng độ Ag + sau trộn,
biết TAgCl = 1,77.10-10 ?

B. Phần điện hóa học.


Chú ý: Thống nhất quan điểm như thầy Lê Mậu Quyền: sđđ của pin luôn > 0
Câu 39. Một pin gồm 1 điện cực Ag nhúng vào dung dịch AgNO 3 1M và 1 điện cực
o o
Cu nhúng vào dung dịch Cu(NO3)2 1M. Biết Ag + /Ag = +0,799V, Cu 2+ /Cu = +0,337V và
sđđ của pin là +0,462V.
a. Viết kí hiệu của pin trên?
b. Viết phương trình phản ứng khi pin làm việc?
Câu 40. Một pin gồm 1 điện cực Hidro tiêu chuẩn (ghi bên trái) và 1 điện cực Ni
nhúng vào dung dịch NiSO4 0,01M có s.đ.đ là +0,309V. Tính thế khử chuẩn của Ni?
(Đ/s: -0,250V)
Câu 41. Dựa vào thế điện cực tiêu chuẩn, hãy cho biết:
o o
a. Cl2 có thể oxi hóa được SnCl 2 thành SnCl4? ( gợi ý  =+1,359V; Sn4 + /Sn2 +
2Cl− /Cl2

=+0,15V)
b. Trong môi trường axit HNO3, PbO2 có thể oxi hóa được Cl- thành Cl2?
o o

(gợi ý  ( PbO2+ 4H+ ) /Pb2 +


=+1,455V; 2Cl

=+1,359V) /Cl2


c. HNO3 có thể oxi hóa được Mn2+ thành MnO 4 ? Br- thành Br2? Fe2+ thành Fe3+?
o o o o
(gợi ý NO−3 /NO
=+1,51V, 2Br /Br2 =1,087V, Fe3 + /Fe2+ =+0,771V)
MnO−4 /Mn2+ −
=+0,96V,
d. Trong môi trường axit, KClO3 có thể oxi hóa được I- thành I2, Cl- thành Cl2?
o o

(gợi ý  =+1,45V ; 2I /I2 =+0,536V)


ClO− /Cl− −
3

Viết các phương trình phản ứng xảy ra?


− −
Câu 42. Tính thế khử của cặp MnO 4 /Mn2+ ở pH=0 và pH=5 biết [ MnO 4 ]=[Mn2+]=
1M? (Đ/s: +1,51V và +1,038V)
Câu 43. Tích số tan của AgI bằng 10-16.
a. Tính thế khử của điện cực Ag nhúng trong dung dịch AgI bão hòa?
79
(Đ/s: +0,327V)
b. Ag có thể đẩy được H ra khỏi dung dịch HI 1M không? (Đ/s: được)
o o
Câu 44. Cho  Fe2 + /Fe =-0,44V, Fe3 + /Fe2+ =+0,771V.
o
a. Tính Fe3 + /Fe ?(Đ/s: -0,036V)
b. Tính hằng số cân bằng của phản ứng: 2Fe3+.aq + Fer ⇄ 2Fe2+.aq (Đ/s:K=1041)
Câu 45. Cho các phản ứng:
o

a. HClO + H3O + e = ½ Cl2 (k) + 2H2O có ClO


+ +
/Cl2
= +1,63V.
o

b. Cl2 (k) + 2e + aq = 2Cl-.aq có Cl /Cl 2 = +1,36V.


Tính hằng số cân bằng của phản ứng:


Cl2 (k) + 2H2O ⇄ HClO + H3O+ + Cl-.aq (Đ/s: 2,713.10-5)
Câu 46. Tính thế phân hủy của dung dịch H 2SO4 1M dùng lá Pt nhẵn làm điện cực?
Biết quá thế anot bằng 0,4V và quá thế catot bằng 0,07V? (Đ/s: 1,7V)
Câu 47. Viết sơ đồ điện phân (dùng anot graphit) các dung dịch sau: NiCl 2, H3PO4,
KNO3, KOH, NaBr, MgSO4.
Câu 48. Để xác định hằng số điện li của axit axetic, người ta thiết lập pin sau:
H2, Pt ∣ H3O+ ∣∣ CH3COOH 0,01M ∣ Pt, H2
PH
= 1atm; [H3O+]=1M. Suất điện động của pin này đo được ở 25 oC là -0,1998V.
2

Tính hằng số Ka của axit axetic?(Đ/s: 1,76.10-5)


o o
Câu 49. Cho biết thế khử chuẩn ở 25oC Sn 2+ /Sn =-0,14V, Sn
4+
/Sn =+0,005V.
o
a. Tính thế khử chuẩn ở 25oC Sn 4 + /Sn 2+ ?
b. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong pin, chỉ rõ cực dương cực âm và tính
s.đ.đ và Go của phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn và 25oC :
Sn ∣ Sn2+ ∣∣ Sn4+ , Sn2+ ∣ Pt.
Câu 50. Cho biết thế khử chuẩn ở 25oC của các cặp sau:
Cl2(k) +2e ⇄ 2Cl-.aq , o =+1,359V
Cl2.aq +2e ⇄ 2Cl-.aq , o =+1,395V
Tính hằng số cân bằng của phản ứng: Cl2 (k) ⇄ Cl2.aq
Câu 51. Suất điện động của pin sau ở 25oC bằng 0,303V:
H2, Pt ∣ NH4+ 0,1M∣∣ H3O+ 1M ∣ Pt, H2
Áp suất của H2 ở 2 điện cực đều bằng 1 atm. Xác định Ka của NH4+?
Câu 52. Độ tan của Ag2SO4 trong nước nguyên chất ở 25 oC là 1,4.10-2M. Tính s.đ.đ
của pin sau ở 25oC:
Ag ∣dung dịch bão hòa Ag2SO4∣∣AgNO3 2M ∣ Ag
o
Viết phương trình phản ứng xảy ra trong pin, biết Ag + /Ag = +0,80V ở 25oC ?
Câu 53. Có một pin sau ở 25oC:
Pt ∣ Fe3+ 0,1M, Fe2+ 0,2M∣∣ Fe3+ 0,2M, Fe2+ 0,1M∣ Pt
a. Tính G của phản ứng xảy ra trong pin

80
o
b. Tính nồng độ các ion Fe và Fe ở các điện cực khi cân bằng, biết Fe3 + /Fe2+ =
3+ 2+

0,771V ở 25oC.
Câu 54. Để nghiên cứu cân bằng sau ở 25oC:
Cur + 2Fe3+ ⇄ Cu2+ + 2Fe2+
Người ta chuẩn bị một dung dịch gồm CuSO 4 0,5M, FeSO4 0,025M, Fe2(SO4)3
0,125M và thêm một ít mảnh kim loại Cu vào.
a. Cho biết chiều phản ứng?
b. Tính hằng số cân bằng của phản ứng?
[ Fe3+ ]
2+
c. Tính tỉ lệ [ Fe ] tối thiểu để phản ứng đổi chiều.
o o
Biết ở 25oC có Cu 2+ /Cu =+0,34V, Fe3 + /Fe2+ = 0,771V
Câu 55. Một dung dịch chứa CuSO4 0,1M, NaCl 0,2M, Cu và CuCl dư.
a. Chứng minh rằng xảy ra phản ứng sau ở 25oC:
Cur + Cu2+ + 2Cl- ⇄ 2CuCl↓
o o
Biết tích số tan TCuCl = 10 và ở 25 C có 
-7 o
= 0,15V, Cu + /Cu = 0,52V.
Cu 2+ /Cu +

b. Tính hằng số cân bằng của phản ứng trên và nồng độ các ion Cu 2+ và Cl- khi
cân bằng?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Cơ sở lý thuyết hóa học II – Nguyễn Hạnh – NXB Giáo dục.


II. Lê Mậu Quyền (2014), Bài tập Hoá học đại cương, Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam.
III. Hoàng Nhâm (2020), Hóa học vô cơ cơ bản, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam.
IV. Hoàng Nhâm, Hoàng Nhuận (2020), Bài tập Hóa học vô cơ, quyển 1, Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam.
V. Kotz and Treichel, Chemistry and Chemical Reactivity.
VI. Nguyễn Trọng Biểu, Từ Văn Mặc, Thuốc thử hữu cơ, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật.

81

You might also like