You are on page 1of 4

RÁC THẢI DỆT MAY VÀ THỜI TRANG

1. Tổng quan
Thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất trên thế giới, đặc biệt là thời trang
nhanh (fast fashion). Khi các ngành công nghiệp phát triển, thiệt hại sinh thái cũng ngày càng
lớn. Tuy nhiên, để giảm thiểu những vấn đề này, vẫn có những lựa chọn và giải pháp thay thế,
trong đó xây dựng ý thức và sự sẵn sàng thay đổi là bước đầu tiên để cải thiện.

Ngành công nghiệp thời trang và dệt may chiếm tỉ lệ cao trong việc làm suy giảm chất
lượng tài nguyên môi trường, đặc biệt tác động mạnh vào đất và nước theo nhiều cách khác nhau.
Nước thải dệt nhuộm sử dụng trong sản xuất hàng may mặc chưa qua xử lý có chứa các chất độc
hại như: thủy ngân, asen, chì và những thứ khác được đổ trực tiếp vào các vùng nước gây nguy
hiểm cho loài người và thủy sinh trên toàn cầu. Mỗi lần giặt quần áo có nguồn gốc từ vật liệu
tổng hợp (polyester/nylon…), khoảng 1900 sợi nhỏ sẽ đi theo đường thoát nước ra biển, từ đó tạo
ra lượng lớn rác thải dưới đại dương.
Chất thải dệt may tại các bãi chôn lấp trên toàn cầu đang tăng lên hàng năm. Mức độ lãng
phí do người mua gây ra là hệ quả trực tiếp của chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu.

Trong ngành công nghiệp thời trang và dệt may, việc loại bỏ rác thải đang rất được quan
tâm vì lượng chất thải hàng năm đang tăng lên. Trung bình, có sự gia tăng mua hàng thời trang
hơn khoảng 60% so với năm 2000. Những hành vi mua hàng này góp phần tạo ra 39 triệu tấn
chất thải thời trang sau tiêu dùng được tạo ra trên toàn cầu mỗi năm – chủ yếu ở dạng quần áo.
Hơn 57% tổng số quần áo bị vứt bỏ sẽ được đưa vào bãi rác, chỉ 1/5 số đó được tái chế, còn lại sẽ
đổ vào các bãi chôn lấp hoặc bị tiêu hủy.

2. Tác hại

Lãng phí tài nguyên


Vải cotton là một yếu tố chính của ngành may mặc tiêu thụ nhiều nước. 90% các sản
phẩm may mặc này được làm từ vải cotton hoặc vải polyester. Ngành công nghiệp này sử dụng
gần 79 tỷ mét khối nước hàng năm.
Lãng phí quần áo đồng nghĩa với việc lãng phí những chí phí cho sản xuất, nhiên liệu
trong quá trình sản xuất và vận chuyển.
Ô nhiễm không khí
Vải cotton là một yếu tố chính của ngành may mặc tiêu thụ nhiều nước. 90% các sản
phẩm may mặc này được làm từ vải cotton hoặc vải polyester. Ngành công nghiệp này sử dụng
gần 79 tỷ mét khối nước hàng năm.
Lãng phí quần áo đồng nghĩa với việc lãng phí những chí phí cho sản xuất, nhiên liệu
trong quá trình sản xuất và vận chuyển.
Ô nhiễm nước
Các loại nước rỉ rác phát sinh tại các bãi rác thải quần áo là nguy cơ gây ô nhiễm nước
nghiêm trọng. Cả polyester và nylon đều có thể phân hủy một phần thành các vi nhựa. Các vi
nhựa và các loại sợi này dễ dàng đi qua nhà máy xử lý rác thải vào các tuyến đường thủy,
không phân hủy được, làm gia tăng lượng nhựa trong nước biển. Chúng chính là mối đe dọa
đối với sinh vật dưới nước, và các vi nhựa này lại chuyển sang con người khi sử dụng hải sản
làm thức ăn.
Ô nhiễm đất
Các loại nước rỉ rác phát sinh tại các bãi rác thải quần áo còn là nguy cơ gây ô nhiễm
đất. Vi nhựa, được phân hủy từ polyester và nylon, lẫn vào trong đất, làm tăng khả năng giữ
nước, cũng như thay đổi cấu trúc của đất. Ngoài ra, vi nhựa làm thay đổi hoạt động của vi sinh
vật trong đất. Chúng cũng có liên quan đến việc tăng lượng nhựa phụ gia trong đất và tác động
tiêu cực đến sự phát triển của cây trồng.

3. Biện pháp khắc phục


Thời trang tái chế: mô hình phát triển bền vững của tương lai. Thời trang tái chế ở đây
có nghĩa là tạo ra các sản phẩm may mặc bằng vật liệu tái sử dụng và làm chúng “sống lại” với
sức sống và giá trị mới.
Tái chế các loại chất thải trong ngành dệt may
Sự thay đổi liên tục của kỷ nguyên thời trang đã dẫn đến việc gia tăng chất thải sản
phẩm dệt may. Việc sử dụng một chế độ tái chế thích hợp có thể giúp chuyển đổi những chất
thải này thành nguyên liệu thô, có thể được sử dụng nhiều hơn trong các sản phẩm giá trị gia
tăng chuyên nghiệp. Hình 3 thể hiện các chiến lược xử lý chất thải dệt may theo khái niệm 3R,
bảo gồm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế.

Thời trang đã qua sử dụng (resell)


Mua đồ đã qua sử dụng (secondhand) đang dần trở thành xu thế phổ biến của gen Z.
Theo khảo sát của eBay năm 2022, có đến 80% số lượng đồ đã qua sử dụng được mua bởi
những gen Z và khoảng 20% mua đồ cũ để tránh lãng phí quần áo. Bạn có thể dễ dàng mua
được những món đồ chất lượng với giá rẻ hơn giá gốc một nửa hoặc hơn. Ngoài ra, việc này
giúp tăng thời gian sử dụng sản phẩm, giảm số lượng quần áo bị vứt bỏ ra ngoài môi trường.
Bên cạnh việc mua, chúng ta có thể thanh lý lại những món đồ thời trang đã qua sử
dụng nhưng vẫn còn chất lượng tốt. Bạn có thể đem sản phẩm tới các cửa hàng ký gửi để
thanh lý. Một vài cửa hàng ký gửi uy tín với giá cả cực kỳ phải chăng, các cửa hàng này đã trở
thành địa điểm lui tới thường xuyên của các bạn trẻ. Bên cạnh đó, các chợ nổi tiếng về đồ si
như chợ Hoàng Hoa Thám, chợ Bàn Cờ… cũng là nơi lý tưởng để cùng bạn bè lựa đồ vào
những ngày rảnh rỗi.
Thời trang cho thuê
Mô hình cho thuê quần áo cung cấp các trang phục như đồ công sở, đầm váy dự tiệc
hoặc thời trang theo mùa. Với mô hình này, bạn có thể thỏa thích diện các bộ quần áo thời
trang tại các buổi tiệc. Đa số các sự kiện này diễn ra không thường xuyên, do đó, nếu thuê quần
áo, bạn có thể tiết kiệm được kha khá chi phí. Thuê quần áo giúp tăng vòng tuần hoàn của một
sản phẩm thời trang, giảm bớt rác thải, bảo vệ môi trường. Lợi ích đặc biệt nhất khi bạn thuê đồ
chính là bạn có thể luôn mặc quần áo theo “trend” với giá cả phải chăng mà không phải vứt rác
thải ra môi trường.

You might also like