You are on page 1of 7

1. HM là gì?

HM được biết đến là một thương hiệu thời trang bình dân nổi tiếng thế giới chuyên bán các sản
phẩm may mặc và phụ kiện thời trang.

Ban đầu HM chỉ là một cửa hàng bán lẻ ở Västerås, Thụy Điển. Sau một thời gian, thương hiệu này
đã nhanh chóng phát triển, trở thành một trong những tập đoàn thời trang lớn mạnh thế giới.

HM có khoảng 4000 chi nhánh trên khắp thế giới. Thương hiệu này kết hợp với nhiều nhà thiết kế
nổi tiếng trên thế giới như như Karl Lagerfeld (Chanel), Stella McCartney… HM cũng được nhiều
ngôi sao nổi tiếng làm đại diện như Madonna, Kylie Minogue.

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển


HM được thành lập vào năm 1947 bởi ông trùm Erling Persson tại Vaesteras, Thụy Điển. Cửa hàng
đầu tiên có tên là Hennes chuyên bán đồ cho phái nữ. Đến năm 1968 Erling Persson mua lại
Mauritz Widforss để phát triển thêm mảng thời trang nam. Từ đó, công ty được đổi tên thành
Hennes & Mauritz gọi tắt là HM.
Tính đến thời điểm hiện tại, HM sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thời trang dành cho mọi đối
tượng: Đàn ông, phụ nữ, thanh thiếu niên và cả trẻ em.
Năm 1974, HM đã được niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Stockholm. Năm 1976,
thương hiệu HM đã xuất hiện tại Anh. những năm 1980, tên tuổi HM đã vươn ra khỏii Bắc Âu và phủ
sóng trên khắp các nước Châu Âu. Năm 2000, cửa hàng đầu tiên của HM ở Bắc Mỹ được đặt tại
Fifth Avenue, New York. Vào năm 2006, với cửa hàng đầu tiên được mở tại Dubai, HM dần tấn
công sang thị trường Châu Á.
Kể từ tháng 3/2013, các cửa hàng HM mở rộng sang đến Nam Mỹ. Từ tháng 01/2014, HM xâm
nhập thành công thị trường Châu Phi với các nhà máy sản xuất quy mô nhỏ. Đến nay, HM đã có
mặt tại 58 quốc gia với tổng cộng 3610 cửa hàng. HM hoạt động trực tuyến tại 21 quốc gia, trong đó
tập trung đông đảo nhất tại Đức với 416 cửa hàng.
HM có tổng cộng 800 nhà máy lớn nhỏ, 3.500 cửa hàng và gần 100.000 nhân viên. Những thương
hiệu khác mà Erling Persson cũng là ông chủ là: COS, Monki, Weekday, Cheap Monday và Other
Stories.

2.3 Các dòng sản phẩm của H&M


Khởi nguồn từ cái tên Hennes, H&M Ladies với những sản phẩm cho nữ giới là dòng sản phẩm chủ
đạo của thương hiệu. Bên cạnh đó là những sản phẩm thời trang nam H&M Men và H&M KIDS
dành cho trẻ em chia thành 7 nhóm tuổi, từ lúc mới sinh cho đến thanh thiếu niên. HM còn cho ra
đời những sản phẩm H&M Home, mang đến cho gia đình các sản phẩm nội thất và trang trí với
phong cách tối giản và hiện đại.
Đối với tất cả các dòng sản phẩm nêu trên, H&M còn mang đến cho người dùng 2 sự lựa chọn:
Conscious – Sustainable Style và Premium Quality. Conscious – Sustainable Style là dòng sản
phẩm chất liệu rất bền, sử dụng nguyên liệu hữu cơ và có thể tái chế. Còn Premium Quality thì cung
cấp các sản phẩm có chất liệu cao cấp như: da, nỉ, lông thú, cashmere hay pima cotton.

2. Vấn đề gần đây của H&M tại thị trường Việt Nam
1. Đường lưỡi bò
H&M tại Trung Quốc có doanh số đạt hơn 1,13 tỷ USD trong năm 2020, nơi có gần 10%
các cửa hàng, chiếm 5,2% tổng doanh thu của H&M trên toàn thế giới.
Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn thứ ba của H&M.
Cư dân mạng Trung Quốc đã phát hiện website của thương hiệu thời trang H&M
(hm.com) đăng tải bản đồ nước này nhưng không có đường lưỡi bò.
Ngay lập tức, từ khóa liên quan đến vấn đề này nhảy lên hạng 2 trên bảng xếp hạng tìm
kiếm của Weibo.
Sau đó, chính quyền Thượng Hải đã thông báo cho phía đại diện của H&M và muốn họ
sửa lại vì "bản đồ có vấn đề". Chỉ ít giờ sau, đại diện H&M cho biết họ đã chấp nhận đề
nghị của cơ quan quản lý và "chỉnh sửa ngay lập tức".
Hiện nay, trên mạng xã hội, người dân cho rằng H&M đã sửa đổi bản đồ Trung Quốc từ
không có đường lưỡi bò sang có hiển thị đường lưỡi bò phi pháp.
Đây được cho là động thái nhằm làm dịu dư luận Trung Quốc, nhưng đã vi phạm chủ
quyền lãnh thổ của Việt Nam và vi phạm các quy định của luật biển quốc tế về vạch
đường cơ sở.
Hành động này của H&M nhanh chóng khiến cộng đồng mạng và người tiêu dùng Việt
Nam phẫn nộ. Nhiều người cho rằng, bản đồ Trung Quốc chứa đường lưỡi bò là loại bản
đồ bất hợp pháp, không được thế giới công nhận. Việc H&M đăng tải đường lưỡi bò
chính là một trong những hành vi phi lý, không trung lập. Làn sóng tẩy chay H&M nhanh
chóng lan toả rộng rãi trên khắp các trang mạng xã hội Việt Nam.
2. Bê bối thu gom đồ cũ để tái chế của H&M
Để thể hiện thiện chí phát triển bền vững với môi trường, hãng thời trang nhanh H&M đã
bắt đầu thực hiện chiến dịch quyên góp quần áo cũ và tái chế vào năm 2013.
Những khách hàng đem quần áo cũ của hãng đến bỏ vào thùng sẽ nhận được phiếu giảm
giá 15% cho lần mua hàng sau.
Chiến dịch này được H&M thực hiện đặt hàng nghìn chiếc thùng đựng đồ tái chế cũng
được dựng lên khắp 40 thị trường kinh doanh của H&M để đánh bóng thương hiệu. khắp
40 thị trường kinh doanh của mình, trong đó có Việt Nam. H&M ra mắt cửa hàng đầu
tiên tại Việt Nam vào năm 2017. Chương trình Thu Gom Quần Áo cũ cũng được khởi
xướng tại Việt Nam vào ngay năm sau đó. Sau hơn 4 năm thực hiện tại Việt Nam,
chương trình đã thu gom được hơn 100 tấn quần áo cũ.
Con số này của Tập đoàn H&M toàn cầu là hơn 30.000 tấn chỉ trong hai năm 2020 và
2021.
Đề xuất và ý tưởng này của H&M đã nhận được sự ủng hộ, khen ngợi của người tiêu

dùng trên toàn thế giới. Thậm chí, đây từng là mô hình được các doanh nghiệp thời trang,
tiêu dùng học tập về sự phát triển bền vững và thấu hiểu tâm lý khách hàng.
H&M đưa ra ba phương án xử lý đối với quần áo cũ. Theo đó, loại một là những trang
phục vẫn có khả năng đáp ứng điều kiện sử dụng sẽ được bán trên thị trường như những
sản phẩm second-hand. Loại kém hơn là quần áo và hàng dệt may bị rách hoặc hư hỏng
nhưng chất liệu còn tốt, sẽ được biến thành các sản phẩm sử dụng cho mục đích khác. Và
loại cuối cùng sẽ được tái chế và biến thành các vật liệu khác. Tuy nhiên, một cuộc điều
tra của The Fast Company cho thấy, những sản phẩm cũ của H&M được khách hàng đem
quần áo cũ đến bỏ vào thùng sẽ nhận được phiếu giảm giá cho lần mua hàng sau. Tuy
nhiên các cáo buộc đã chỉ ra, đa phần quần áo cũ bị bán lại sang Châu Phi hoặc những
nước nghèo, để rồi phần lớn trong số đó bị vứt bỏ ra môi trường bởi lẽ, trên thực tế,
chất liệu Polyester hầu như không thể tái chế được và chỉ 1% những bộ quần áo cũ của
H&M là biến thành những tấm giẻ lau, khăn lau tồn tại trong thời gian ngắn trước khi bị
vứt ra ngoài bãi rác. Khoảng 99% còn lại nếu không bị bán thành đồ cũ thì cũng bị cho
vào lò đốt.

Năm 2022, H&M chi nhánh Thụy Điển đã bị tổ chức Chelsea Commodore đâm đơn kiện
lên tòa án Mỹ về hành vi gian dối người dùng. Theo đó, H&M Thụy Điển bị cho là đã
quảng cáo sai sự thật về chiến dịch bảo vệ môi trường của mình khiến khách hàng trả
nhiều tiền hơn cho các sản phẩm “thân thiện môi trường” nhưng trên thực tế lại không
phải như vậy. Những lời nói dối hoa mỹ vừa bị phát giác của hãng này sẽ làm cho người
tiêu dùng sẽ càng dè dặt hơn khi mua sắm quần áo, đồng thời mất niềm tin vào những
cam kết bền vững của các hãng thời trang khác.

3. Các hãng thời trang nhanh H&M ảnh hưởng đến môi trường :
Trong phân khúc thời trang nhanh, phần lớn các sản phẩm đều được tạo ra nhờ vào hóa
chất độc hại, thuốc trừ sâu - thứ gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng trên toàn cầu.
Tính riêng các nhãn hàng thời trang nhanh, các tổ chức môi trường đã ước tính rằng
những doanh nghiệp này cần 2.650 lít nước để sản xuất một chiếc áo thun cotton; 20%
lượng nước ô nhiễm trong ngành công nghiệp toàn cầu đến từ việc xử lý vải nhuộm dệt;
chỉ có 20% trên tổng số vải được tái chế và 80% còn lại sẽ chôn dưới bãi rác. Tác hại của
thời trang đến môi trường chưa dừng lại ở đó. Thời gian để rác thải thời trang tự phân
hủy cũng đang làm các nhà khoa học phải đau đầu. Đối với áo thun vải vicose là 1-6 tuần,
áo vest linen là 2 tuần, vớ cotton 1 tuần đến 5 tháng, áo khoác denim là 10-20 tháng, áo
len là 1-5 năm, cà vạt ni lông là 30-40 năm. Kinh khủng nhất, túi da mất đến 50 năm và
váy polyester phải hơn 200 năm mới phân huỷ hết. Trong khi đó, tuổi thọ tối đa hiện nay
của con người cũng chỉ vào khoảng trên dưới 100 năm.
H&M thương hiệu thời trang đến từ Thụy Điển, từng là một trong những nhãn hàng bị
chỉ trích gay gắt vì họ đang làm tăng lượng chất thải may mặc trên toàn cầu. H&M
thường sử dụng loại vải polyester cấu thành từ những sợi vải siêu nhỏ (microfiber) - loại
chất thải khó phân hủy trong môi trường, trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sinh
vật và động vật thủy sinh. Động vật biển sau khi ăn phải microfiber, nhựa sẽ tích tụ trong
cơ thể; và khi con người ăn thịt những loài này, họ lại vô tình hấp thụ nhựa. Thực tế đó
đã phần nào ảnh hưởng đến hướng phát triển của H&M.
Đặt trong bối cảnh của ngành thời trang nhanh, hàng năm có hàng triệu tấn quần áo từ
đây thải ra môi trường. Hành vi người dùng ngày càng thay đổi rõ rệt. Với lượng quần áo
không sử dụng hoặc chỉ mặc một hai lần rồi vứt bỏ do bị “lỗi mốt”, môi trường đã phải
hứng chịu một lượng rác thải khổng lồ. Việc chôn lấp hoặc thiêu đốt lượng rác thải từ
H&M cũng thải ra các loại khí gây hiệu ứng nhà kính và góp phần đáng kể vào quá trình
biến đổi khí hậu. Một số loại chất liệu mất rất nhiều thời gian để phân hủy, chẳng hạn
như túi da cần đến 50 năm, váy polyester phải mất hơn 200 năm.
GIẢI PHÁP

Những giải pháp đề xuất:

- Hạn chế đưa ra các quan điểm liên quan đến vấn đề chính trị: Yếu tố chính trị nó
gắn liền với yếu tố kinh tế. Cho nên, công ty nên tránh đề cập tới các vấn đề có liên
quan đến chính trị. Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam nói chung, H&M
nói riêng cần phải tôn trọng và thực thi luật pháp Việt Nam.

- Đẩy mạnh xây dựng mô hình phát triển, hướng tới bảo vệ môi trường và đem lại
nhiều hơn những gía trị xã hội cho người tiêu dùng.

- Chăm sóc và kiểm soát nguồn gốc vải: H&M có thể đảm bảo việc sử dụng
nguồn gốc vải bền vững và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường trong quá
trình sản xuất. Điều này có thể bao gồm việc giám sát và tăng cường quá
trình sản xuất, từ trồng cây và thu hoạch nguyên liệu, đến xử lý và in ấn.
- Tái chế và tái sử dụng: H&M có thể thúc đẩy và mở rộng chương trình tái
chế và tái sử dụng quần áo. Điều này có thể bao gồm thu thập và tái chế
quần áo cũ, tạo ra các dòng sản phẩm tái chế và khuyến khích khách hàng tái
sử dụng và chăm sóc quần áo để kéo dài tuổi thọ của chúng.
- Tăng cường chuỗi cung ứng bền vững: H&M có thể tăng cường hợp tác với
các nhà cung cấp và nhà sản xuất để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi
trường và xã hội. Điều này có thể bao gồm việc đảm bảo điều kiện làm việc
tốt, giảm chất thải và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trong quá trình sản
xuất.
- Tăng cường thông tin và giáo dục: H&M có thể tăng cường thông tin và giáo
dục cho khách hàng về việc chọn lựa và chăm sóc quần áo bền vững. Điều
này có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn về tác động của quần áo đến môi
trường và khuyến khích họ làm các lựa chọn mua sắm thông minh và bền
vững.
- Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: H&M có thể đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển công nghệ và quy trình sản xuất mới, nhằm giảm thiểu tác động
môi trường và tăng cường khả năng tái chế và tái sử dụng quần áo.

https://bloganchoi.com/be-boi-thu-gom-do-cu-de-tai-che-cua-hm-noi-len-dieu-gi-ve-thoi-
trang-ben-vung/
https://bloganchoi.com/be-boi-thu-gom-do-cu-de-tai-che-cua-hm-noi-len-dieu-gi-ve-thoi-
trang-ben-vung/
https://vietnamfinance.vn/lan-song-tay-chay-hm-nguoi-viet-nam-tung-chi-3-ty-dong-moi-
ngay-mua-san-pham-hm-20180504224251494.htm
https://thanhnien.vn/gioi-tre-keu-goi-tay-chay-hm-sau-nghi-van-ung-ho-duong-luoi-bo-
phi-phap-1851052891.htm
https://lifestyle.zingnews.vn/thoi-trang-nhanh-h-m-co-dang-thuc-su-pha-huy-moi-truong-
post932855.html

You might also like