You are on page 1of 3

1.

Giới thiệu
a. Tổng quan về H&M

Mỗi năm với số lượng cửa hàng và thị trường đều tăng lên và không ngừng phát triển
thì H&M đang là một trong những công ty thời trang lớn nhất thế giới. Tập đoàn cung
cấp cả trang phục, phụ kiện, giày dép và trang sức cho cả nam, nữ, trẻ em với các mẫu
mã đa dạng và các bộ sưu tập được cập nhật liên tục, nhanh chóng theo xu hướng thời
trang.
H&M thường hiện diện ở các trung tâm thương mại và các địa điểm mua sắm, trên các
trang web thương mại điện tử. Ngày nay, tập đoàn H&M có mặt tại hơn 74 thị trường
trên thế giới, trong đó gần 60 thị trường cung cấp dịch vụ bán hàng trực tuyến
b. Lịch sử hình thành H&M
H&M được thành lập ở Thuỵ Điển bởi Erling Persson vào năm 1947. Cửa hàng đầu
tiên dành riêng cho phái nữ có tên là Hennes, năm 1968 Erling Persson phát triển
thêm mảng quần áo dành cho nam nên ông đã mua lại công ty Mauritz Widforss
chuyên về quần áo thợ săn. Từ đó thành lập nên thương hiệu “ Hennes & Mauritz”
hay còn gọi là H&M.
Trên sàn chứng khoán Stockholm lần đầu tiên H&M được niêm yết vào năm 1974.
Sau 2 năm, H&M bành trướng và phát triển tại Anh. Năm 2000, H&M thành lập cửa
hàng thời trang giá rẻ tại New York và đi đầu trong thị trường Bắc Mỹ.
Năm 2006, H&M thâm nhập vào thị trường Châu Á với chi nhánh đầu tiên tại Dubai.
Châu Phi là thị trường tiếp theo thương hiệu này xuất hiện vào năm 2014. Hiện nay,
H&M đã thành mạng lưới thời trang toàn cầu với sự hiện diện tại 74 quốc gia.
c. Cơ cấu tổ chức
● Cơ cấu quản trị
● Cơ cấu ma trận
Tổ chức ma trận của H&M đa dạng với các thương hiệu như H&M, H&M Home và
các thương hiệu đầu tư COS & Other Stories, Monki, Weekday, ARKET, Afound và
Singular Society. Mỗi cá nhân đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm cho một thương hiệu và
một số chức năng nhóm hỗ trợ cho từng thương hiệu để đạt được những lợi thế, mục
đích của những lĩnh vực chung.
Nhằm hỗ trợ và phục vụ cho tất cả thương hiệu con và địa điểm của H&M các bộ
phận chức năng chính như tài chính, nhân sự, tiếp thị, thiết kế sẽ quản lý tại cấp tập
đoàn. Ngoài ra, các cửa hàng và chi nhánh H&M ở khu vực cụ thể được quản lý cụ thể
tại cấp địa phương. Các quản lý cửa hàng địa phương sẽ quản lý nhân viên và hoạt
động của cửa hàng.
d. Các thị trường quốc tế
H&M đã có mặt tại nhiều thị trường quốc tế như Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á và Thái
Bình Dương , Châu Phi, Châu Đại Dương,Trung Đông, Châu Mỹ Latinh.
● Châu Âu: H&M tập trung ở các quốc gia như Thuỵ Điển, Đức, Pháp, Anh, Tây
Ban Nha, Ý và các quốc gia khác trong Liên minh Châu Âu
● Bắc Mỹ: Thương hiệu này có mặt ở nhiều cửa hàng tại Hoa Kỳ và Canada.
● Châu Á và Thái Bình Dương: Ở Châu Á, thương hiệu này đã xuất hiện ở nhiều
thị trường bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và
các quốc gia khác.
● Châu Phi: H&M mở rộng hoạt động tại Châu Phi như Nam Phi, Maroc
● Châu Đại Dương: H&M có mặt tại Úc và New Zealand
● Trung Đông: H&M đã mở nhiều cửa hàng tại Các Tiểu Vương quốc Arab
Thống Nhất, Saudi Arabia.

https://www.fashionabc.org/wiki/hm/
https://www.organimi.com/organizational-structures/hm/

You might also like