You are on page 1of 17

1.

The market

Nhìn lại bối cảnh kinh tế lúc bấy giờ, năm 2019, dưới tác động của sự trỗi dậy
của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc,
FED liên tục hạ lãi suất cơ bản, cùng với đó giá dầu biến động liên tục,.. điều này
khiến tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong năm 2019 giảm, chỉ ở mức 2,9%.
Tăng trưởng thương mại quốc tế cũng chỉ đạt 2,5%, mức thấp nhất trong vòng 3
năm trở lại đây.
Trước bối cảnh nền kinh tế thế giới kém tươi sáng như vậy ngược lại với nó,
nhóm ngành hàng xa xỉ vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Nhìn vào số liệu
chúng ta có thể thấy thị trường hàng hóa xa xỉ toàn cầu giai đoạn 1996-2019 có tỷ
lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tăng 6%. Có thể thấy nhóm ngành hàng xa xỉ
năm 2019 đang đi ngược với thị trường khi cho những số liệu khá là tích cực, mở ra
nhiều triển vọng và có nhiều dư địa phát triển.
Với tầm nhìn về sự tăng trưởng của ngành hàng xa xỉ, cùng với mong muốn
mở rộng thị phần, LVMH đã có kế hoạch sáp nhập với Tiffany&Co. - một biểu
tượng của Mỹ.
2. Giới thiệu 2 doanh nghiệp
2.1. LVMH

LVMH – Gã khổng lồ sở hữu hàng loạt nhãn hiệu thời trang và đồng hồ xa
xỉ. Lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn Louis Vuitton Moet Hennessy là các
mặt hàng xa xỉ như thời trang, mỹ phẩm, nước hoa, đồng hồ, trang sức, rượu,…
LVMH là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Paris, Pháp, và được thành lập vào
năm 1987 thông qua việc sáp nhập của Moët Hennessy và Louis Vuitton.

Sau khi sáp nhập, tập đoàn diễn ra hàng loạt những cuộc thu mua và sáp
nhập nổi tiếng của chủ tịch tập đoàn LVMH

Năm 1993: Mua lại Berluti và Kenzo

Năm 1994: Trở thành ông chủ của công ty nước hoa Guerlain

Năm 1997: Sáp nhập Marc Jacobs và Sephora


Năm 1999: Chủ quản thương hiệu Thomas Pink và TAG Heuer

Năm 2000: Thu mua Emilio Pucci và Fendi

Năm 2001: KNY và La Samaritaine là những thành viên tiếp theo của LVMH

Năm 2002: Thương hiệu đồng hồ xa xỉ Zenith được mua lại

Năm 2008: Hublot được sáp nhập vào tập đoàn.

LVMH là tập đoàn xếp thứ 3 thế giới trong ngành đồng hồ, sở hữu hàng loạt
thương hiệu xa xỉ, đắt đỏ đáng mơ ước.

2.2. Tiffany&Co. (Tiffany and company)

Tiffany & Co. là thương hiệu trang sức cao cấp có trụ sở tại thành phố New
York, Mỹ.

Khi Charles Lewis Tiffany khai trương cửa hàng đầu tiên của mình tại thành
phố New York vào năm 1837, hướng đi mà ông lựa chọn là văn phòng phẩm và các
sản phẩm bằng giấy. Sau đó vào đầu những năm 1990, thật trớ trêu khi con trai
ông, Louis Comfort Tiffany, tiếp quản công ty, lại chuyển sang một hướng hoàn
toàn khác – đó chính là kim cương. Mặc dù phong cách đã thay đổi khá nhiều kể từ
thế kỷ 19, nhưng bản chất của thương hiệu vẫn giữ nguyên được sự sang trọng, tỉ
mỉ, thủ công của Tiffany & Co. vẫn thu hút khách đến các cửa hàng của họ trên
toàn cầu, bao gồm cả địa điểm truyền thống tại Rockefeller Center.

Tiffany kinh doanh trang sức, đồ bạc, đồ sứ, pha lê, nước hoa, đồng hồ, phụ
kiện thời trang, đồ da. Sản phẩm tiêu biểu của công ty là các loại trang sức kim
cương.

Website của

Tiffan
y
Instagram của Tiffany & Co

Fanpage của Tiffany Co


Từ một xưởng chế tác nằm gọn giữa lòng thành phố New York, Tiffany &
Co giờ có mặt ở hầu hết tất cả những thành phố lớn trên thế giới, với 93 cửa hàng
chỉ tính riêng ở Mỹ và 321 cửa hàng trải rộng khắp các Châu Âu, Châu Á và Châu
Mỹ. Hiện Tiffany & Co cũng có 2 cửa hàng ở Việt Nam tại Tràng Tiền Plaza - Hà
Nội và quận Tân Phú - TP Hồ Chí Minh.

Các cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển thương hiệu trang sức
Tiffany & Co.

– 1837: Ban đầu, thương hiệu trang sức Tiffany & Co. mang tên Tiffany &
Young, là một cửa hàng văn phòng phẩm lớn tại New York. Khi đó, cửa hàng
quyết định bao gói sản phẩm bằng Tiffany Blue Box – chiếc hộp xanh huyền thoại
lần đầu tiên được giới thiệu. Màu sắc mà cửa hàng chọn là màu xanh lục nhạt
(robin’s egg blue) với mong muốn khẳng định với khách hàng về danh tiếng cũng
như sự tỉ mỉ, cẩn thận của cửa hàng trong từng sản phẩm.

Tiffany Blue Box – chiếc hộp xanh huyền thoại

– 1845: The First Blue Book – cuốn catalogue đầu tiên của Tiffany’s được
xuất bản. Từ đó tới giờ, cuốn The First Blue Book đã trở thành truyền thống không
thể bỏ quên của thương hiệu.
– 1851: Tiffany giới thiệu tới thế giới tiêu chuẩn hàm lượng bạc 925/100 và
hiện nay nó trở thành tiêu chuẩn của cả nước Mỹ. Những thiết kế của thương hiệu
vào thời gian này bắt đầu gây được tiếng vang với những tín đồ thời trang trên thế
giới.

 1867: Lần đầu tiên thương hiệu trang sức Tiffany & Co. giành giải thưởng
xuất sắc tại Triển lãm quốc tế Paris (Paris Exposition Universelle) với những
thiết kế bạc của mình.

– 1886: Thương hiệu trang sức Tiffany & Co. ra mắt thị trường chiếc nhẫn
đính hôn kim cương 6 mặt và nó đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu cho
những chuyện tình lãng mạn trên khắp thế giới.
Chiếc nhẫn đính hôn kim cương 6 mặt

của thương hiệu trang sức Tiffany & Co.

Thương hiệu có những bộ sưu tập nổi tiếng như BST Legacy với những thiết
kế chủ đạo là những chiếc nhẫn đính hôn kim cương và nhẫn cưới. Bộ sưu tập tiếp
tục phát triển theo thời gian và bao gồm cả những thiết kế chiếc bông tai, vòng tay,
mặt dây chuyền…, BST Tiffany Lock

3. Thương vụ LVMH mua lại Tiffany&Co.


3.1. Tại sao lại là Tiffany

 Tiffany & Co. và LVMH thoạt nghe không có nhiều điểm chung, nhưng định
hướng phát triển của hai tên tuổi lớn này thực ra chia sẻ nhiều trọng tâm,
một trong số đó chính là thị trường tiềm năng Trung Quốc.

Tiffany & Co. là thương hiệu được yêu thích ở Trung Quốc, chỉ đứng thứ hai sau
Cartier trong số những thương hiệu trang sức được yêu thích nhất, với trên 40 cửa
hàng. Những hoạt động của Tiffany & Co. ngày càng hướng đến ủng hộ nghệ sĩ, từ
triển lãm “Vision & Virtuosity” cho đến những hoạt động hợp tác thường xuyên
với bảo tàng và tổ chức nghệ thuật… , trong khi đó đầu tư vào hoạt động nghệ thuật
được coi là điểm mạnh của LVMH từ nhiều năm trở lại đây.

Dịch Dương Thiên Tỉ – Nam ca sĩ, vũ công người Trung Quốc trong một chiến
dịch quảng bá của Tiffany & Co.
 Blue Box Café – chuỗi cà phê trải nghiệm đặc sản của Tiffany cũng chia sẻ
chung ý tưởng với Le Café V hay nhà hàng Sugalabo của Louis Vuitton ở
Osaka, xuất phát từ tham vọng hướng đến người tiêu dùng hàng xa xỉ thế
hệ millennial và Gen Z. Chiến Lược phát triển của thương hiệu này vì thế
gắn với định vị giá trị thương hiệu, trải nghiệm công nghệ trong cửa hàng
cũng như thiết kế cá nhân hóa.

LVMH với 75 thương hiệu cao cấp và hệ thống 4590 cửa hàng ở khắp nơi
trên thế giới, chắc chắn không thể bỏ qua nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng
này, cũng như khẳng định vị thế “ông lớn” của mình trong thế giới kinh doanh đồ
xa xỉ.

3.2. diễn biến thương vụ


 Theo Giám đốc điều hành của Tiffany trong năm 2019 là một trong những
năm có lợi nhuận cao nhất, đáng tự hào của với lợi nhuận 586 triệu USD.
Ngoài ra, năm 2018 còn đạt kết quả rất tích cực trên nhiều lĩnh vực địa lý,
đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Doanh nghiệp cũng đã có những trải nghiệm tuyệt
vời khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hầu hết đều do Trung Quốc tạo ra.
Những điều này khiến cổ đông chính của LVMH, tỷ phú người Pháp
Bernard Arnault để mắt đến Tiffany. Đến ngày 27/10/2019, LVMH đưa ra
lời đề nghị mua lại Tiffany với giá 14,9 tỷ USD, tức 120 USD/cổ phiếu.
Tuy nhiên, đại diện phía Tiffany tỏ ra không hài lòng với mức giá quá thấp,
và bởi lẽ họ cũng nhận được nhiều lời đề nghị từ các tập đoàn đối thủ khác.
Sau vài lần đàm phán, LVMH đạt được thỏa thuận mua Tiffany với giá 135
USD/cổ phiếu, gần với mức cao nhất mọi thời đại của công ty.
 25/11/2019: LVMH và Tiffany chính thức công bố thỏa thuận mua lại giữa 2
doanh nghiệp
Tuy nhiên thì mọi việc không diễn ra suôn sẻ như vậy.
 Ngày 31/8/2020, LVMH nhận được lá thư gửi từ Bộ ngoại giao Pháp đề nghị
hoãn hoạt động mua lại Tiffany đến ngày 6/1/2021, vì mối đe dọa của Hoa
Kỳ về việc đánh thuế các sản phẩm của Pháp.
 Lấy lý do Bộ ngoại giao Pháp đề nghị như vậy, ngày 9/9/2020, LVMH cho
biết họ sẽ rút khỏi thỏa thuận. Sau khi nhận được thông tin này, ngay lập
tức để đáp trả Tiffany đệ đơn kiện LVMH lên toà án Delaware buộc
LVMH phải tôn trọng thỏa thuận ban đầu hoặc bồi thường thiệt hại.
 Trong một tuyên bố cùng ngày, Chủ tịch của Tiffany cho biết rằng LVMH
đã sử dụng “tay bẩn”, ngầm cáo buộc LVMH yêu cầu chính phủ Pháp viết
lá thư đó. Theo một nguồn tin, cụm từ này đã khiến ông Arnault và ban
lãnh đạo LVMH tức giận. Trước đó LVMH đã thất vọng khi giá cổ phiếu
của Tiffany giảm mạnh gần 9% do COVID-19 đã tác động đến nhu cầu
tiêu dùng hàng xa xỉ, cùng với việc Tiffany khăng khăng đòi trả cổ tức đầy
đủ cho cổ đông trước khi hoàn thành thỏa thuận đã khiến ông khó chịu, vì
thế LVMH đã yêu cầu Tiffany giảm giá thỏa thuận xuống 11%. Tất nhiên
Tiffany đã từ chối và đi kiện.
 16/9/2020, cố vấn của LVMH nói họ sẽ quan tâm đến việc hòa giải nhưng
Tiffany lại đáp: “"Không, cảm ơn. Chúng tôi thích cơ hội chiến thắng trước
tòa".
 Đầu tháng 10, LVMH nói sẵn sàng giải quyết thỏa thuận với giá 120 USD
một cổ phiếu, giảm so với giá ban đầu là 135 USD. Tiffany trả lời sẽ khó
chấp nhận mức giảm giá lớn như vậy.
 15/10/2020, Tiffany công bố kết quả sơ bộ cho tháng 8 và tháng 9/2020 cho
thấy hoạt động kinh doanh của họ đã bắt đầu ổn định: Doanh thu trên toàn
thế giới giảm nhẹ nhưng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đã tăng 25% so
với một năm trước. Công ty cũng báo cáo doanh số và tăng trưởng thương
mại điện tử mạnh mẽ ở Trung Quốc với doanh thu tăng hơn 70%.
 Trước những kết quả đáng kể như vậy, vào ngày 18/10/2020, LVMH nâng
mức đề nghị lên 131 USD một cổ phiếu. Tiffany trả lời rằng sẽ cần 132
USD một cổ phiếu và Tiffany có thể sẽ yêu cầu một hợp đồng "chặt" để
ngăn LVMH bỏ đi.
 Ngày 29/10/2020, LVMH và Tiffany thông báo rằng họ đã cố gắng cứu vãn
thỏa thuận của mình khi tập đoàn hàng xa xỉ của Pháp đồng ý trả ít hơn vài
đô la trên mỗi cổ phiếu để mua lại Tiffany. Hai bên xác nhận rằng LVMH
sẽ trả 131,5 USD cho mỗi cổ phiếu Tiffany, giảm so với mức giá 135
USD/cổ phiếu so với ban đầu.
 Ngày 7/2/2021, LVMH xác nhận đã hoàn tất mua lại Tiffany&Co. với giá
131,5 USD trên mỗi cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch đạt 15,8 tỷ USD.
Việc giảm giá tiết kiệm cho LVMH 440 triệu USD, chưa đến 1% doanh thu
năm 2019 của hãng. Tuy nhiên khoản tiết kiệm đó bị giảm đi 141 triệu USD khi
Tiffany trả cổ tức vào tháng 8 và tháng 12, điều mà LVMH có thể tránh được bằng
cách hoàn thành thương vụ nhanh hơn.
3.3 Kết quả
 LVMH đồng ý mua Tiffany với giá giảm 2,6% so với giá thỏa thuận.
 Tiffany đã trả cổ tức 70 triệu USD.
 Và giờ đây, LVMH phải đối mặt với thách thức vực dậy Tiffany vào thời
điểm mà thương hiệu và cả ngành công nghiệp đã bị thiệt hại đáng kể. Khi
mà nhiều khách du lịch thường chi tiêu mạnh tay khi đi du lịch khắp thế giới
đã ở nhà do đại dịch, tước đi nguồn thu chính của Tiffany. Tiffany phụ thuộc
rất nhiều vào các cửa hàng trung tâm thương mại ở Mỹ, và các địa điểm bán
lẻ này bị ảnh hưởng không nhỏ trong năm nay. Và theo các nhà phân tích,
những vấn đề của Tiffany còn nằm ở các điểm yếu khác như một loạt sản
phẩm nghiêng về trang sức cô dâu vào thời điểm ngày càng ít cặp đôi kết
hôn...
4. Tổng kết
4.1. Rủi ro/Khó khăn
 Dịch bệnh Covid
Rủi ro đầu tiên có thể kể đến đó là ảnh hưởng mà sự bùng phát của dịch bệnh
Covid-19 đã mang lại cho thương vụ này và với cả 2 doanh nghiệp. Đầu năm 2020,
doanh thu của Tiffany trong quý 1 đã giảm mạnh 44%, điều này khiến LVMH nảy
sinh ý nghĩ phá vỡ hợp đồng.
 Liệu Tiffany có thể trả hết các khoản nợ trước khi bị mua lại hay không là
một câu hỏi lớn được đặt ra
khi mà trước sự bùng phát của COVID-19, Tiffany tiếp tục chia cổ tức hàng
triệu đô la cho các cổ đông khoảng 70 triệu đô la Mỹ đã được Tiffany trả và 70
triệu đô la Mỹ khác sẽ được trả vào tháng 11 năm 2020.

 Tăng thuế

Việc tăng thuế đối với hàng xa xỉ của Pháp nhập khẩu vào Hoa Kỳ đã củng cố
ý định từ bỏ thương vụ mua lại của LVMH. Ngay khi tin này được đưa ra, giá cổ
phiếu của Tiffany đã tăng vọt và kiện LVMH ra tòa. Tuy nhiên, LVMH đã bị lỗ
doanh thu khi phải đối mặt với những xu hướng nghiêm trọng do đại dịch bất ngờ
gây ra. Theo báo cáo doanh thu quý 1 năm 2020 được LVMH công bố chính thức,
doanh số bán hàng của hãng đã giảm 17%. May mắn thay, việc mua lại này đã
không kết thúc bằng một vụ kiện tụng.

 Giả thuyết nếu LVMH rút khỏi thỏa thuận thì sẽ ra sao?

Mặt khác, lỡ không may nếu LVMH rút khỏi thoả thuận thành công thì điều gì
sẽ xảy ra?? Về bên Tiffany thì việc LVMH rút lui sẽ khiến Tiffany mất đi nguồn
vốn 16,2 tỷ USD (theo như yêu cầu trong thoả thuận ban đầu), ảnh hưởng đến kế
hoạch phát triển và mở rộng kinh doanh của họ. Việc đó cũng ảnh hưởng đến danh
tiếng và uy tín của Tiffany trên thị trường và có thể khiến nhà đầu tư mất niềm tin,
dẫn đến việc giá cổ phiếu giảm mạnh, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một đối
tác mới. Mà trong thời kỳ đại dịch, tình hình kinh doanh của Tiffany không mấy
khả quan.

Còn về phía LVMH, vì Tiffany sở hữu mạng lưới bán lẻ rộng khắp tại Mỹ, thị
trường mà LVMH đang muốn tăng cường hiện diện, nên việc rút khỏi thỏa thuận sẽ
khiến LVMH bỏ lỡ cơ hội tiếp cận thị trường tiềm năng này một cách nhanh chóng
và hiệu quả. Tiếp theo đó, theo như thỏa thuận, LVMH phải trả phí bồi thường 400
triệu USD cho Tiffany nếu họ rút khỏi thỏa thuận, sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của
tập đoàn. Và cuối cùng là việc LVMH đơn phương rút khỏi thỏa thuận có thể gây
tổn hại đến uy tín và thương hiệu của tập đoàn này, khiến các nhà đầu tư và đối tác
tiềm năng e dè trong tương lai.

Tất nhiên sẽ luôn có hai mặt của một vấn đề, sau khi LVMH rút lui, Tiffany
vẫn có thể tìm được đối tác mới và nâng giá cổ phiếu lên, LVMH vẫn có thể tìm
được một thương hiệu khác để đầu tư vào nhưng ở đây chúng ta đang bàn về những
rủi ro nên sẽ chỉ tập trung nói về rủi ro thui.

4.2. Lợi ích/Sức mạnh

 Mở rộng quy mô nhóm ngành Đồng hồ & Trang sức


Điều đầu tiên phải kể đến lợi ích của thương vụ này chắc chắn là giúp LVMH
mở rộng quy mô nhóm ngành Đồng hồ & Trang sức.
Năm 2019, LVMH là công ty xa xỉ chiếm thị phần lớn nhất là 19,1% trong thị
trường hàng xa xỉ cá nhân trên toàn thế giới. Mảng kinh doanh thời trang và đồ da
của công ty có thị phần doanh thu lớn nhất ở mức 41%, nhưng phân khúc đồng hồ
và trang sức (W&J) là lĩnh vực nhỏ nhất chỉ đạt 8%. Vì vậy, có thể thấy rằng nhóm
ngành Đồng hồ và Trang sức là phân ngành duy nhất mà LVMH không phải là
người dẫn đầu.
Trên thực tế có thể thấy việc mua lại Tiffany có khả năng giúp tăng doanh số
bán hàng của LVMH của ngành ĐH&TS từ 8% lên 14%. Với thị phần hiện tại của
Tiffany & Co đang thống trị lĩnh vực bán lẻ hàng xa xỉ cá nhân ở mức 18,62%, tiếp
theo là đối thủ cạnh tranh gần nhất là J Crew Group Inc (11,16%), LVMH sẽ tăng
gấp đôi thị phần trang sức của mình lên 18,4%, gần ngang bằng với công ty trang
sức cao cấp lớn nhất thế giới Richemont, chiếm 19% thị phần trong danh mục trang
sức xa xỉ. Thỏa thuận này cũng sẽ tăng cường sự hiện diện của LVMH tại Châu Á
Thái Bình Dương và Bắc Mỹ nhờ dấu ấn mạnh mẽ hơn của Tiffany tại các thị
trường địa lý đó.
 Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận theo ngành
Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận luôn là một phần quan trọng trong mục
đích khi sáp nhập với TIF của LVMH. Trên thực tế dựa trên báo cáo của LVMH đã
cung cấp chúng ta có thể thấy rằng sau khi hoàn tất sáp nhập, nhóm ngành Đồng hồ
& Trang sức ghi nhận doanh thu năm 2021 tăng 167% so với năm 2020, lợi nhuận
năm 2021 gấp 5.6 lần so với năm 2020 và tăng 128% so với năm 2019. Đây là một
con số đáng tự hào đối với cả 2 doanh nghiệp.
 Tăng độ nhận diện
LVMH có ý định hỗ trợ tình hình tài chính của Tiffany và giúp quản lý hệ thống
vận hành logistic của công ty đồng thời cung cấp dịch vụ điện tử, thứ đã được áp
dụng cho các thương hiệu dưới trướng (hay còn được tập đoàn gọi là Nhà) từ trước.
Trong chiến lược của Tập đoàn, LVMH muốn tăng sức hút của thương hiệu
Tiffany&Co. đối với đối tượng khách hàng là thế hệ trẻ (Gen Z (sinh năm 1997-
2006) trở về sau) và giữ chân các khách hàng thế hệ Millenials (sinh năm 1981-
1996). Bên cạnh những món trang sức đính kim cương đá quý với giá đắt đỏ,
Tiffany quyết định giới thiệu thêm mặt hàng trang sức với giá cả phải chăng hơn
phù hợp hơn với túi tiền của nhóm người tiêu dùng trẻ. Thương hiệu thực hiện
marketing sản phẩm bằng việc lựa chọn gương mặt đại diện dựa vào sở thích và xu
hướng của khách hàng Gen Z. Trong giai đoạn 2021-2022, Tiffany đã lôi kéo được
hàng loạt các ngôi sao giải trí hàng đầu về ngôi nhà màu xanh của mình. Chúng ta

 Beyoncé và Jay Z cùng chiến dịch About Love đình đám
 còn có Kim Kardashian, Pharrell Williams, Sarah Jessica Parker, Anya
Taylor-Joy, Gal Gadot
 BST Lock mới ra mắt trong năm 2023 lựa chọn bốn đại sứ là
Rosé(BLACKPINK), Jimin(BTS), pop singer Nancy Ajram, nữ diễn viên
Florence Pugh người xuất hiện trong phim”Little women”,
“Oppenheimer”…

hình của 4 đại sứ

Từ trái sang: Florence Pugh, Rosé, Nancy Ajram, Jimin


Dựa vào việc lựa chọn những gương mặt có độ nhận diện cao với giới trẻ làm
đại sứ thương hiệu đã giúp cho BST này được đông đảo người trẻ đón nhận khá
tích cực.
4.3. Bài học rút ra

“Trên thương trường, hãy là một chiến binh”

Với việc LVMH muốn từ bỏ Tiffany & Co vào thời điểm gặp nhiều khó khăn, chủ
tịch của Tiffany & Co., đã phản kháng và sẵn sàng cho một vụ kiện. Bên cạnh đó,
ông được cho là đã vận động hành lang mạnh mẽ để nối lại thương vụ sáp nhập.Sau
nhiều lần chiến đấu, vào tháng một, hai bên đã quay lại với nhau để đạt được thỏa
thuận ở mức 131,50 đô la một cổ phiếu, mức chiết khấu 2,6% giúp LVMH tiết
kiệm được khoảng 420 triệu đô la .Theo giới quan sát, trong thương vụ này, TIF đã
trở thành một người hùng, luôn biết cách kiểm soát tình hình.

“ Hãy cố gắng giữ bí mật”

Khi việc thương thuyết đang diễn ra, nó trở thành một chủ đề yêu thích và tốn
nhiều giấy mực của các đầu báo trên toàn thế giới. Những phân tích, đồn đoán bên
lề có thể ảnh hưởng đến uy tín cho cả hai bên.
“ Hãy sẵn sàng để lại cái tôi sau lưng”

Tham vọng của LVMH là chiếm lĩnh thị trường trang sức và chỗ đứng vững chắc
tại Mỹ. Và không thương hiệu nào có thể trợ giúp đắc lực cho tham vọng đó như
Tiffany & Co.. Vì vậy, không có lý do gì để LVMH tiếp tục lao vào cuộc chiến
pháp lý để thiêu rụi mọi thứ.

Sau khi cùng nhau tìm hiểu về thương vụ này mọi người nghĩ "Đây là thương
vụ M&A theo hình thức nào?"
Câu 1: Phân loại theo mối quan hệ:
Câu 2: Phân loại theo tính chất:

You might also like