You are on page 1of 6

3.2.

Mạng lưới đối tác


Dior là một trong những thương hiệu thời trang, mỹ phẩm cao cấp hàng đầu
thế giới hiện nay. Để có vị thế được như vậy, Dior đã rất thành công trong việc
hình thành các mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau.
3.2.1. Đối tác phân phối
Dior đã kết hợp với nhiều bên nhằm phân phối các sản phẩm của mình thông
qua nhiều kênh khác nhau như trang thương mại điện tử, cửa hàng đa thương hiệu
và siêu thị cao cấp để cung cấp sản phẩm tới tay người tiêu dùng trên toàn cầu:
 Trang thương mại điện tử: Dior.com; BG.com; nastygal.com; vogue.com;
Taobao; Harrods.com ...
 Bách hoá thời trang: Macy’s; Barneys; Sephora; Harrods; ...
 Cửa hàng đa thương hiệu: Adani; Agnetti; Angelo Minetti;...
 Siêu thị cao cấp: SKP Mall; Yintai Department Store; O2O movement;...

3.2.2. Những sự hợp tác:

3.2.2.1. Với các thương hiệu khác:


Với mục đích mở rộng hình ảnh thương hiệu, Dior còn lên kế hoạch hợp tác
với rất nhiều các thương hiệu trên vô vàn lĩnh vực khác nhau như trên slide những
lần hợp tác này đã giúp cái tên Dior phủ sóng rộng rãi hơn trên toàn thế giới

3.2.2.2. Cũng là về sự hợp tác (Với người nổi tiếng):

Dior thuê những người nổi tiếng để làm đại sứ thương hiệu cho họ – không
phân biệt dù họ thuộc giới thời trang, sắc đẹp, điện ảnh hay âm nhạc – tiêu chí để
được chọn làm đại diện cho một sản phẩm cụ thể của Dior là cá tính, hình ảnh, sự
nổi tiếng của họ phải phù hợp với sản phẩm .

Jennifer Lawrence cho túi Miss Dior và Lady Dior; và Jude Law đại diện
cho Dior home intense hay Johnny Depp đại diện cho nước hoa Dior Sauvage.
Có thể thấy Những người phát ngôn của Dior đều phải đạt những tiêu chí
về: Sự nổi tiếng quốc tế, vẻ ngoài đặc biệt kiêu hãnh và tính cách mạnh mẽ.
Dior đã tận dụng những đối tác là người nổi tiếng và đặt danh xưng cho họ là Đại
sứ thương hiệu, việc tạo lập danh xưng này tạo hiệu ứng marketing cực kỳ tốt và
cũng giúp hãng tạo dựng hình ảnh muốn hướng đến.

3.3. Nguồn lực chính

3.3.1. Thương hiệu:


Về nguồn lực chính, đầu tiên phải kể đến là sức ảnh hưởng của thương hiệu

Khi nhắc đến cái tên Dior, người ta sẽ nghĩ ngay đến sự thượng lưu sang
trọng và niềm hạnh phúc xa xỉ. Sản phẩm của Dior luôn mang đậm dấu ấn của
nước Pháp, kèm theo đó là tinh thần nữ quyền mạnh mẽ, tính đẳng cấp, sang trọng
khó hãng nào có thể sánh bằng.
Với lịch sử phát triển hơn 70 năm, Dior đã tạo được sự hiện diện mạnh
mẽ trên toàn cầu và niềm tin ở khách hàng về cả chất lượng sản phẩm và xu
hướng thời trang. Dù trải qua nhiều biến động, Dior vẫn luôn được coi là một
trong những thương hiệu đi đầu của ngành thời trang cao cấp. Giá trị thương hiệu
được khẳng định không chỉ qua tài năng của những nhà thiết kế tuyệt vời mà còn
qua quãng thời gian hãng tồn tại và phát triển.

3.3.2. Nguồn nhân lực


a. Quản lý cấp cao:
Dior được điều hành bởi Bernard Arnault - 1 ông chủ giàu có với tầm
nhìn chiến lược. Ngay từ khi còn trẻ, Arnault đã tỏ rõ khả năng kinh doanh táo
bạo trời phú của mình. Ông luôn chú trọng đào tạo thực tập sinh, nhân viên và đảm
bảo họ phát triển hết sức dưới sự quản lý của ông.
Arnault hiện là một trong ba người giàu nhất thế giới với tài sản 158 tỷ
USD.
Christian Dior còn sở hữu những tài năng xuất chúng của làng thời trang
thế giới. Từ Christian Dior, Yves Saint Laurent, nhãn hiệu này chưa bao giờ
thiếu đi những nhân tài, với nhiều lập trường sáng tạo và chủ nghĩa thời trang
khác nhau, nhưng vẫn luôn kế thừa những giá trị kinh điển của nhà sáng lập.

Đây là 1 số những gương mặt đã tạo ra nhiều thay đổi cũng như góp phần cho sự
thành công của quá trình phát triển Dior
- John Galliano là giám đốc sáng tạo được bổ nhiệm năm 1997

- Hedi Slimane được bổ nhiệm cùng năm làm NTK chính của Dior
Homme, nhánh menswear.

- Maria Grazia Chiuri giám đốc sáng tạo của Dior - vị nữ giám đốc sáng
tạo đầu tiên và duy nhất trong suốt lịch sử hơn 70 năm của nhà mốt này.

b. Nhân sự:
Bên cạnh đó, Dior còn chọn lọc và đào tạo ở những nhân viên tiếp thị và
bán hàng, bởi Dior rất chú trọng trong cách tiếp đón, phục vụ khách hàng
trong các cửa hàng Dior, hướng tới cung cấp ‘trải nghiệm xa xỉ’.
Để giữ cho sản phẩm luôn đạt chất lượng cao, nhân lực có trình độ tốt nhất
luôn được tuyển dụng tại Dior. Hiện nay, Dior có tổng cộng 175 647 nhân viên
trên toàn thế giới, đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ cao cấp, đồng bộ tại toàn bộ các
cửa hàng trên thế giới.
Bên cạnh đó, một trong những lý do khiến Dior đắt hàng là do các sản phẩm
của hãng luôn được sản xuất bởi những người thợ lành nghề với nhiều năm
kinh nghiệm phụ trách.
Dior làm việc với những nhà thiết kế thời trang hàng đầu nổi tiếng nhất
trong giới, và họ dành rất nhiều thời gian và sự chăm chút cho mỗi sản phẩm
mà họ tạo ra. Ngoài ra, một số sản phẩm được làm thủ công và thử nghiệm rất
nhiều lần để đảm bảo chúng đạt tiêu chuẩn của công ty.
Không khó có thể tìm thấy những video trên internet khái quát về quá trình
tạo ra những chiếc váy thời trang cao cấp của Dior mất hàng trăm giờ. Ví dụ,
Chiếc váy Dior Golden Globes mất 200 giờ để thực hiện. Vì vậy, thời trang cao
cấp của Dior rất đắt do tốn rất nguồn lực mới có thể sản xuất được một chiếc.

3.3.3. Công nghệ


Dior đã mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng thông qua hình thức
mua sắm trực tuyến.
Bên cạnh việc tích cực xây dựng tài khoản trên các mạng xã hội, Dior hiện
đang nỗ lực chuyển đổi lưu lượng truy cập đó thành doanh số bán hàng.
Dior đã bắt tay với công ty thiết kế Pháp DigitasLBi LABS tung ra thị
trường kính thực tế ảo Dior Eyes bằng công nghệ in 3D - biểu tượng của mối
quan hệ mới giữa công nghệ và thời trang cao cấp. Với thiết kế tinh xảo, kính
VR cho phép những người yêu thích Dior khám phá những gì diễn ra nơi hậu
trường của những buổi trình diễn ấn tượng nhất trong lịch sử thời trang.
Ngoài ra, Dior cũng ứng dụng blockchain trong việc quản lý chuỗi cung
ứng. Tập đoàn LVMH, chủ sở hữu của Dior, đã hợp tác với Microsoft Azure và
công ty công nghệ phần mềm blockchain - ConsenSys để phát triển hệ thống
blockchain mới với kì vọng sẽ có thể xác minh tính xác thực các sản phẩm thời
trang xa xỉ trong xuyên suốt chuỗi cung ứng và nhiều mục đích khác.

3.3.4. Yếu tố địa lí


a. Trụ sở chính:
Dior là công ty hàng hóa xa xỉ ở Pháp. Việc xuất thân từ Pháp cho phép
công ty có lợi thế về chất lượng đi kèm với sự tin tưởng của những tín đồ thời
trang sành sỏi lâu năm.
Ngoài ra, thuộc ngành công nghiệp may mặc còn được chính phủ Pháp luôn ủng hộ
hết mình. Bởi vậy khá thuận tiện để các nhà thiết kế đạt được tham vọng sáng tạo
của mình tại Pháp.

b. Các cửa hàng bán lẻ, kênh phân phối


Hiện tại, Dior đang sở hữu gần 500 cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu, trải dài
từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, Châu Đại Dương. Nhà mốt hiện cũng đang có 1 cửa
hàng đại diện tại Caribbean và Châu Phi, và một cửa hàng trực tuyến tại website
dior.com.
Nhờ hệ thống này, Christian Dior có thể bành trường vị thế của mình trên
thị trường quốc tế, vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh, tiếp cận nguồn khách
hàng mới tiềm năng, từ đó gia tăng doanh thu cho công ty.

3.3.5. Khách hàng:


Dior có rất nhiều khách hàng vô cùng trung thành, họ hiểu sâu sắc các sản
phẩm của Dior và ngoài ra luôn dành sự chú ý cũng như quan tâm đến thương hiệu,
phần nào bởi dịch vụ chăm sóc khách hàng vô cùng tận tâm, chu đáo của công
ty.Bên cạnh đó, với những khách hàng trung thành này khi sử dụng một dòng sản
phẩm thì sẽ có xu hướng thử những dòng sản phẩm khác của hãng, từ quần áo đến
mỹ phẩm, nước hoa,… họ có thể giới thiệu cho nhiều người quen của họ đến với
Dior, góp phần gia tăng doanh thu cho hãng.

3.3.6. Phương tiện truyền thông:


Đối với những thương hiệu thời trang cao cấp nói chung và Dior nói riêng,
việc tận dụng lợi thế của những phương tiện truyền thông đại chúng như TV, báo
chí hay mạng xã hội là vô cùng quan trọng.
Dior đã sử dụng rất tốt nguồn lực này và qua đó, quảng bá hình ảnh
thương hiệu rộng rãi khắp trên thế giới.

1. Khu vực khách hàng


4.1. Quan hệ khách hàng

Dior rất chú trọng dịch vụ chăm sóc khách hàng vì khách hàng không chỉ trả
tiền cho sản phẩm mà còn cả thương hiệu và dịch vụ kèm theo.
Mỗi khách hàng khi đến với cửa hàng của Dior sẽ được đón tiếp riêng biệt bởi
một nhân viên, với thái độ phục vụ chuyên nghiệp và kiến thức thời trang
phong phú nhằm mang lại những trải nghiệm mua sắm tối ưu nhất. Dior nhấn
mạnh vào cách ăn mặc, khả năng giao tiếp cũng như đặc điểm thể chất của tất
cả các nhân viên tiếp xúc với khách hàng vì khách hàng thường muốn đến các cửa
hàng mà họ cảm thấy được tôn trọng.
Dior đã đào tạo kĩ lưỡng nhân viên của mình về cách xử lý các nhu cầu
khác nhau của khách hàng. Họ tôn trọng và hấp dẫn, luôn quan tâm đến việc tạo
ra trải nghiệm đáng nhớ cho mọi khách hàng ghé thăm các cửa hàng bán lẻ.
Ngoài ra, công ty cũng có ‘Chương trình khách hàng thân thiết của
Dior’, qua đó họ tương tác với khách hàng bằng email hoặc qua đường bưu điện.
Chương trình này dựa vào số tiền từng lần giao dịch của khách hàng, thêm vào
điểm khách hàng thân thiết mà họ có thể sử dụng để mua sắm nhiều hơn. Họ thậm
chí còn gửi thư mời tham dự được thiết kế riêng theo chủ đề đến khách hàng để ra
mắt trước BST mới - tặng hàng mẫu miễn phí, quà lưu niệm, giới thiệu những
phiên bản đặc biệt, … Mỗi năm, vào những dịp đặc biệt, Dior cũng thường tặng
quà cho các khách hàng đặc biệt của mình nhằm thể hiện sự quan tâm, đó thường
chỉ là những mẫu túi/ví kích thước nhỏ và không giống với những mẫu trong BST
hãng đã ra mắt. Bên cạnh đó, khách VIP không chỉ được tham gia các buổi ra mắt
hay private sale, mà còn được quyền tham dự những show diễn hay event lớn nhỏ
khác nhau của hãng.

4.2. Phân đoạn khách hàng dựa trên 3 cơ sở chính


 Cơ sở địa lý:
Chủ yếu ở thành phố, những nơi có nền kinh tế phát triển mạnh và người dân
có sự am hiểu nhiều về thời trang. VD: California (Mỹ), Thượng Hải (Trung
Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Dubai (Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất),

 Cơ sở nhân khẩu học:
khách hàng nhắm đến là từ 25 tuổi trở lên (gần đây Dior có hướng tới khách
hàng trẻ hơn), trình độ văn hóa cao và thuộc nhóm người có thu nhập ổn định,
từ trung bình khá đến cao.

 Cơ sở tâm lý:
Việc mặc đồ hiệu sẽ làm đẹp, làm mới bản thân, tăng thêm vẻ sang trọng,
quyền lực, quý phái và thành đạt, từ đó khẳng định địa vị xã hội qua quần áo,
phụ kiện.

4.3. Kênh phân phối


Hiện tại, Dior phân phối các sản phẩm của mình thông qua nhiều kênh khác
nhau như cửa hàng độc quyền, trang thương mại điện tử, các cửa hàng đa thương
hiệu và siêu thị cao cấp để cung cấp sản phẩm trên toàn cầu. Một số trung gian
phân phối có thể kể đến như: Macy’s, Sephora, Adani, SKP Mall,…
Tập đoàn Christian Dior có tổng cộng khoảng 494 cửa hàng trên toàn thế
giới và một cửa hàng trực tuyến trên website dior.com.
Gần đây, Dior không chỉ tập trung chinh phục trái tim của các tín đồ
thời trang châu Âu hay châu Mĩ mà còn cả những thị trường đông dân khác ở
châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc hay những thành phố hiện đại mới nổi như Tokyo,
Seoul,...
Thêm vào đó, Dior còn phân phối sản phẩm qua nhiều sự kiện, show
thời trang và các nền tảng mạng xã hội khác như Line ở Nhật Bản, Weibo,
Wechat hoặc Douyin ở Trung Quốc.

You might also like