You are on page 1of 22

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO


--------***--------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
GIẢNG VIÊN: VŨ TUẤN HÀ
LỚP TÍN CHỈ: QQ02601_K41.1
LỚP HÀNH CHÍNH: QUAN HỆ CÔNG CHÚNG K41

NHÓM 6
1. Trần Thị Trà (Nhóm trưởng) - 2156150051
2. Nguyễn Thị Mỹ Linh (Thư ký) - 2156150026
3. Nguyễn Thanh Hải - 2156150014
4. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - 2156150015
5. Nguyễn Thị Hoàn - 2156150017
6. Phạm Khánh Linh - 2156150028
7. Lâm Thùy Trang – 2156150054

Hà Nội, tháng 6 năm 2022


CHIẾN DỊCH CHÍNH NỮ - VÌ BẠN XỨNG ĐÁNG CỦA L’OREAL
PARIS

1. GIỚI THIỆU VỀ L’OREAL


L’OREAL là tập đoàn chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân của Pháp có trụ
sở chính tại Clichy, Hauts-de-Sein và một văn phòng đăng ký ở Paris. Đây cũng là
tập đoàn số một thế giới trong ngành mỹ phẩm, tập trung vào các sản phẩm nhuộm
tóc, dưỡng da, chống nắng, trang điểm, nước hoa và chăm sóc tóc.
L’OREAL VIỆT NAM: vào giữa năm 2007, LOREAL có mặt tại Việt Nam, tiếp tục
thực hiện nhiệm vụ đem đến cho người tiêu dùng Việt các sản phẩm hiệu quả và an
toàn, phù hợp với nhu cầu làm đẹp của nữ giới và nam giới. Sứ mệnh của LOREAL
VN là trở thành công ty mỹ phẩm hàng đầu tại VN và là một trong những doanh
nghiệp điển hình của thế kỷ 21. Mang đến cái đẹp cho tất cả mọi người chính là cam
kết lâu dài của tập đoàn LOREAL tại VN.
Vào đầu năm 2018, tập đoàn L’Oreal mới quyết định mở chi nhánh mang tên
L’Oreal Việt Nam với văn phòng chính đặt tại Zen Plaza, thành phố Hồ Chí Minh.
Đến nay L’ORÉAL đã đưa về thị trường Việt Nam 12 thương hiệu mỹ phẩm thuộc 4
ngành hàng:
• Ngành hàng Cao cấp (Lancôme, Yves Saint Laurent, Kiehl’s, shu uemura),
• Ngành hàng Tiêu dùng (Garnier, L’Oréal Paris và Maybelline New York),
• Ngành hàng Tóc chuyên nghiệp (L’Oréal Professionnel và Kérastase),
• Ngành hàng Dược mỹ phẩm (Vichy và La Roche-Posay and Skin Ceutical).

2. BRAND BIG IDEA


Câu chuyện thương hiệu của L'Oreal Paris:
“Vì bạn xứng đáng” - “Women of Worth - Because you’re Worth It”
Trong suốt 50 năm qua, L’Oréal Paris vẫn luôn tin dùng platform ‘Women of
Worth’ với câu tagline nổi tiếng ‘Because You’re Worth It’ cho các chiến dịch
truyền thông của mình trên khắp thế giới.
Bốn từ đơn giản này đã trở thành một tuyên ngôn mang tính biểu tượng của L'Oreal
Paris. Với khẩu hiệu này, thương hiệu đã đi tiên phong trong thông điệp quảng cáo
đầu tiên đề cao sự tự tin, đã trở thành một lời kêu gọi tập hợp để đoàn kết người tiêu
dùng xung quanh thương hiệu và giá trị bản thân của họ. L’Oréal Paris thể hiện giá trị
nữ quyền của mình vượt qua những định kiến và bất bình đẳng giới thông qua các sự
kiện như Women of Worth. Trong nhiều năm, nó đã tôn vinh những người phụ nữ và
sự hi sinh, cống hiến của họ dành cho cộng đồng. Sự kiện này cung cấp một nền tảng
nổi tiếng và hỗ trợ họ trong các dự án kinh doanh bằng nguồn tài chính thiết yếu. Đây
chính là nền tàng truyền thông vững chắc của L'Oreal Paris.
3. CAMPAIGN IDEA
Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Lấy cảm hứng từ cách chơi chữ “chính – phụ”, khái niệm tương phản nhưng đầy
ẩn ý này đã tác động mạnh mẽ vào định kiến về vai trò của người phụ nữ.

Người phụ nữ Việt xứng đáng nhận được nhiều tốt đẹp, được tự do lựa chọn cách
sống, nói lên quan điểm cá nhân và theo đuổi đam mê của mình. Đặc biệt, họ không
đóng vai phụ trong câu chuyện của bất kỳ ai, mà là nhân vật chính trong câu chuyện
của chính mình.
Dù là một người nội trợ đảm đang hay trở thành một người thành công trên thương
trường, miễn rằng đó là niềm đam mê, là hoài bão từ lâu đã ấp ủ, khi đó họ đã là
“chính nữ”, là nhân vật chính trong câu chuyện của mình.

4. MÔ HÌNH SWOT
ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS)
• L’Oréal Paris là một doanh nghiệp thuộc vào tập đoàn Loreal - một trong những
thương hiệu mỹ phẩm và làm đẹp lớn trên thế giới với quá trình phát triển lâu dài,
bởi vậy nên phần nào có danh tiếng và mức độ tín nhiệm
• Không ngừng nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Các sản phẩm L’Oréal nói
chung và Loreal Paris nóinóiriêng là thành quả của khoa học hiện đại, được phát triển
bởi đội ngũ 4.000 nhà nghiên cứu tại 21 trung tâm nghiên cứu trên khắp thế giới.
Ngoài ra, Loreal cam kết không thử nghiệm trên động vật, hướng tới làm đẹp bền
vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.
• Phân khúc tầm trung: Các sản phẩm của Loreal Paris tập trung vào phân khúc tầm
trung, giá thành không quá cao, phù hợp với thị trường Việt Nam và thu nhập bình
quân của người lao động VN
• Phân phối rộng khắp và có nhiều kênh bán hàng chính hãng: Có thể dễ dàng
mua sắm các sản phẩm của L'oreal Paris khi dạo qua các gian hàng trang điểm, làm
tóc và chăm sóc da của các trung tâm thương mại hoặc có thể mua sắm trực tuyến
trên các kênh thương mại điện tử “mall” chính hãng.
ĐIỂM YẾU (WEAKNESS)
• Bỏ lỡ phần lớn của thị trường, chưa tập trung nhiều vào nhóm khách hàng phụ nữ
trung niên và lớn tuổi
• Hạn chế trong việc thúc đẩy khách hàng thay đổi bản thân, những người sử dụng sản
phẩm khác, lôi kéo họ sử dụng sản phẩm của mình.
• Doanh thu giảm/ Lợi nhuận giảm: Vì L'OReal chú trọng vào việc nghiên cứu và phát
triển sản phẩm, vậy nên lợi nhuận thu về thường thấp hơn đối thủ. Điều này cũng dẫn
tới hạn chế đối với thương hiệu con là Loreal Paris.
Dù tham gia vào thị trường VN 1 thời gian khá lâu
(từ năm 2007) nhưng mức độ brand salience của Loreal Paris còn thấp
CƠ HỘI (OPPORTUNITY)
• Nhu cầu làm đẹp ngày càng gia tăng:
• Theo khảo sát của Q&Me: 60% phụ nữ trang điểm không dưới 1 lần/tuần, trong
đó 28% thường trang điểm mỗi ngày
• 79% sử dụng các sản phẩm chăm sóc da một lần / tuần hoặc thường xuyên hơn,
trong đó 53% thực hiện chăm sóc da hằng ngày.
• Nhu cầu mua hàng online tăng mạnh:
Theo khảo sát của Q&Me năm 2020, 73%người mua mỹ phẩm tại Việt Nam mua
online, cách tiếp thị thông qua Internet được lan truyền đến khách hàng nhanh hơn.
NGUY CƠ (THREATS)
• Khủng hoảng truyền thông mạng xã hội trên các cộng đồng khách hàng, vì mọi đánh
giá của khách hàng hiện nay họ có xu hướng chọn cách đưa những điều đó lên mạng
xã hội.
• Môi trường cạnh tranh cao: Đối thủ cạnh tranh có khả năng và cơ hội phát triển mạnh
mẽ nhờ vào các phân khúc thị trường mà L’Oréal Paris đang bỏ qua
• Suy thoái kinh tế: Đại dịch Covid - 19 đã gây nên tình trạng nhiều doanh
nghiệp phải đóng cửa làm giảm doanh thu hàng năm và lợi nhuận ròng của L’Oreal
Paris. Tình trạng kinh tế bấp bênh và mức lương eo hẹp đang buộc mọi người phải
giảm chi tiêu vào các mặt hàng chăm sóc cá nhân.

5. MỤC TIÊU
Mục tiêu kinh doanh: Thúc đẩy doanh thu và tăng trưởng cho cả ngành hàng chăm
sóc da, chăm sóc tóc và trang điểm của thương hiệu
Mục tiêu Marketing: Thương hiệu mong muốn hướng tới cải thiện mức độ Brand
Salience, giúp hình ảnh thương hiệu trở nên gần gũi hơn với người phụ nữ Việt.
Mục tiêu truyền thông: Tăng mức độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) và
Brand Love của L'Oreal Paris Việt Nam trong tâm trí phái nữ Việt.

6. CHÂN DUNG CÔNG CHÚNG MỤC TIÊU


Đối tượng mục tiêu của chiến dịch là hai nhóm phụ nữ ở độ tuổi 25-35 (chiếm 60%)
và 36-45 (chiếm 40%). Họ là những người phụ nữ sống trong thời hiện đại, luôn chăm
lo cho đời sống cá nhân và sự nghiệp. Nhiều người còn đạt được những thành tựu nhất
định và không hề thua kém phái mạnh
Tuy nhiên, đến nay, họ vẫn gặp phải nhiều rào cản về văn hóa hay các định kiến cổ
hủ của xã hội như "Phụ nữ không cần phải quá giỏi giang, quá thành công hay nổi
trội hơn đàn ông, chỉ cần có một tấm chồng và gia đình ổn định là đủ". Chúng vô tình
làm họ không tự tin trong việc theo đuổi đam mê, thể hiện cá tính hay quan điểm riêng,
và đặc biệt là không dám trở thành nhân vật chính của cuộc đời mình.

7. CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG


Chiến dịch được bắt đầu triển khai từ tháng 3 năm 2021 với ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Awareness - Nhận Thức
Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp bắt đầu khuấy động thị trường, khơi gợi sự tò
mò của công chúng. Ở giai đoạn này, thương hiệu đã mang định nghĩa “chính nữ” tiếp
cận đến nhóm đối tượng mục tiêu, với tinh thần “phụ nữ ở đâu, thương hiệu sẽ giới
thiệu định nghĩa này ở đó”.
Các kênh truyền thông được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này như: OOH, digital
media, paid media, social media.

• OOH: Cụ thể, thương hiệu đã phân bổ ngân sách cho việc đặt mua các bảng
quảng cáo được đặt rải rác trong những trung tâm thương mại lớn, với mục đích
hijack định nghĩa Chính nữ và thu hút sự tò mò của người đi lại.
• Digital media: Bên cạnh quảng cáo ngoài trời, thương hiệu còn đặt các banner
quảng cáo giới thiệu định nghĩa Chính nữ ở nhiều trang tin tức và báo lớn, được
phụ nữ quan tâm đông đảo như Kenh14, Afamily, Phụ nữ, Điện ảnh, Ngôi sao...
để góp phần lan toả chiến dịch.

• Social media:
Tận dụng fanpage với 600.000 lượt theo dõi, L’Oréal Paris triển khai nhiều nội
dung để quảng bá cho chiến dịch. Để tăng sự chú ý và tương tác của người dùng với
chiến dịch, thương hiệu tổ chức hai mini game:
Thứ nhất, đoán tên của hai nữ chính tiếp theo sẽ xuất hiện sau nhân vật Phạm
Quỳnh Anh. Theo đó, 5 người chơi đoán chính xác dưới phần bình luận của bài viết
sẽ nhận được HA serum từ L'Oréal Paris.
Thứ hai, thương hiệu triển khai thử thách selfie với hiệu ứng Chính nữ AR trên
ứng dụng Facebook. Sau khi có được những hình ảnh/ video với hiệu ứng đó, người
tham gia có thể chia sẻ chúng lên mạng xã hội. Kết quả đã có hơn 2000 tác phẩm dùng
hiệu ứng AR của Chính nữ được tạo ra. Đặc biệt, mỗi hoạt động sử dụng hiệu ứng AR
của người tham dự sẽ được tính là 10.000 đồng. Số tiền này sẽ được chuyển vào Quỹ
“Chính nữ” do L'Oréal Paris thành lập để giúp thay đổi nhận thức và mang đến cuộc
sống hạnh phúc hơn cho nhiều phụ nữ Việt.
Ngoài ra, những nội dung liên quan đến TVC chiến dịch, giới thiệu sản phẩm mới
(HA Serum, son) cũng được đăng tải trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch.
Đặc biệt, các fanpage cộng đồng có lượng theo dõi và tương tác lớn như Welax, Cuộc
sống Agency, Deadline trong ngày, Phở cũng chia sẻ các nội dung liên quan đến chiến
dịch.

Giai đoạn 2: Engagement - Tương Tác:

Bước vào giai đoạn 2, thương hiệu chính thức ra mắt và lan tỏa câu chuyện của thông
điệp Chính nữ thông qua TVC và hình ảnh, câu chuyện của người ảnh hưởng.

TVC: Để lan tỏa thông điệp “Chính nữ” đến công chúng một cách toàn diện,
TBWA\Group Vietnam đã đề xuất thực hiện một đoạn video truyền cảm hứng kết hợp
cùng “chính nữ” gồm ca sĩ Phạm Quỳnh Anh, YouTuber Giang Ơi và ca sĩ Lynk Lee:
“Nếu cuộc đời là một thước phim, có sao nếu chúng ta là nhân vật chính?” Dù là một
người nội trợ đảm đang hay trở thành một người thành công trên thương trường, miễn
rằng đó là niềm đam mê, là hoài bão từ lâu đã ấp ủ, khi đó họ đã là “chính nữ”, là nhân
vật chính trong câu chuyện của mình.

Youtuber Giang ơi mạnh mẽ cất tiếng nói của mình cho những vấn đề trong cuộc sống,
bất chấp những định kiến về phụ nữ “Đàn bà biết gì mà nói”. Phạm Quỳnh Anh kể về
câu chuyện trở lại với ánh đèn sân khấu sau nhiều năm lui về làm hậu phương cho gia
đình, hay hình ảnh một Lynk Lee lột xác và hạnh phúc sau 32 năm sống cuộc đời của
một người đàn ông. Sau cùng, 3 mảnh ghép khác nhau xong vẫn lan tỏa được một
thông điệp chính: “Bạn không phải nhân vật phụ trong câu truyện của bất kỳ ai, bạn
là nhân vật chính trong câu chuyện của chính mình.”
Đặc biệt, song song với những câu chuyện của các nhân vật đại diện, xuyên suốt TVC,
hình ảnh của nhãn hàng cũng được TBWA\Group Vietnam lồng ghép khéo léo từ sản
phẩm, cho đến tone màu đen – đỏ chủ đạo nhằm tạo sự kết nối và liên tưởng thương
hiệu cho người xem.
Influencer marketing:

Bên cạnh 3 gương mặt đại diện chính, ở giai đoạn 2 của chiến dịch, chiến dịch
cũng lựa chọn các gương mặt Influencer như VJ Thuỳ Minh, nam người mẫu Quang
Đại, nhà thơ - nhà báo Nguyễn Phong Việt để tham gia vào câu chuyện và chia sẻ
thêm nhiều các góc nhìn khác nhau về Chính nữ, nhằm tạo thêm sự sôi động cũng như
lan toả cho thông điệp.
Chẳng hạn, VJ Thuỳ Minh nói về việc phụ nữ nên chủ động viết kịch bản cho chính
cuộc đời mình dù ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời. Nhà văn Nguyễn Phong Việt
thì chia sẻ một bài viết cảm động về người chính nữ thân yêu nhất – đó là mẹ của anh
ấy. Trong khi, Quang Đại thì nói về góc nhìn của một người nam giới đối với những
chính nữ mà anh ấy đã gặp...
Consumer promotion:
Song song với các hoạt động tăng nhận biết, L'Oréal Paris còn triển khai nhiều chương
trình khuyến mãi, kích thích mua hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee,
Lazada và Tiki. Theo đó, khách hàng khi mua các sản phẩm của nhãn hàng trong thời
gian trên sẽ nhận được mức giá ưu đãi hấp dẫn trong thời gian từ ngày 2-4/3/2021.

Giai đoạn 3: Amplifying - Lan tỏa


CSR:
Ở giai đoạn này, để giúp thông điệp của chiến dịch tiếp tục lan rộng và trở thành một
đề tài có sức sống dài hơi trong tâm trí của người tiêu dùng, L’Oréal Paris tổ chức họp
báo ra mắt chương trình CSR để truyền cảm hứng.
Sáng ngày 6/3/2021, L’Oréal Paris kết hợp với Gojek Vietnam tổ chức một buổi
họp báo giới thiệu chương trình "Chính nữ – Hãy là nhân vật chính trong câu chuyện
của mình”. Kết hợp với thương hiệu Gojek Việt Nam để hỗ trợ cho các nữ tài xế và
nữ quản lý của các cơ sở ăn uống nhỏ đang hoạt động trên nền tảng Gojek.

Chiến dịch Chính nữ ngày 8/3 cũng được sử dụng như là hoạt động mở đầu cho
loạt kế hoạch CSR dài hạn của L’Oréal Paris tại thị trường Việt Nam với 3 giai đoạn:
• 2021 - 2023: Chính nữ - Own your life: Giúp đỡ phụ nữ Việt có được 2 triệu
việc làm, để họ có thể làm chủ cuộc sống
• 2023 - 2025: Chính nữ - Stand up: Hỗ trợ 10 triệu phụ nữ Việt Nam tự tin đứng
lên chống lại tệ nạn xâm hại
• 2025 trở đi: Chính nữ - For the future: Xây dựng các hoạt động hướng tới phát
triển bền vững
Các hoạt động trong dự án này đều hướng đến việc giúp người phụ nữ nhận diện được
vẻ đẹp của mình và thay đổi hình ảnh để trở nên tự tin hơn trong công việc và giao
tiếp xã hội.
PR:
Trong suốt quá trình phát động chiến dịch, L'Oréal Paris đã lựa chọn nhiều trang tin
tức và báo điện tử uy tín tại Việt Nam để đồng loạt đưa tin, chia sẻ về những hoạt
động liên quan đến chiến dịch Chính nữ như Tuổi trẻ, Công thương, Doanh nhân Sài
Gòn, Pháp luật, Đẹp Magazine, Kênh 14, Afamily, Phụ nữ... Người đọc các trang này
trải dài từ 25 - 45 tuổi, đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, nên phù hợp với nhóm đối
tượng mục tiêu của chiến dịch.

8. PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG SỬ DỤNG


TRONG CHIẾN DỊCH
• Digital media (Kênh 14, Afamily, báo Phụ nữ, báo Điện ảnh…)

+) Ưu điểm:
- Đây là loại hình tiếp cận được nhiều người dùng. Các đầu báo như Afamily, báo Phụ
nữ, báo Điện Ảnh, kênh 14... đều là những báo lớn, có lượt truy cập cao và có phần
đông độc giả là phụ nữ, người trẻ - đây là đối tượng mục tiêu chính mà chiến dịch
muốn tiếp cận. Tốc độ đăng tải chiến dịch nhanh chóng, có độ phủ rộng cao.
- Chi phí hợp lý hơn các loại hình quảng cáo truyền thông trên truyền hình hay trên
đài phát thanh...
- Hiển thị với giao diện đẹp mắt, thông minh, rất dễ tìm kiếm cho người dùng.
+) Nhược điểm:
- Số lượng các mẩu quảng cáo nhiều, thông thường, độc giả sẽ đọc lướt qua tờ báo.
Nếu có ghé mắt qua một mẩu quảng cáo nào đó, họ cũng sẽ chỉ liếc sơ phần tiêu đề
(headline) và bỏ qua phần chữ bên dưới. Dẫn đến lượt tiếp cận đối tượng mục tiêu vẫn
chưa đủ kĩ càng và hiệu quả.
- Tỉ lệ cạnh tranh cao trên môi trường Internet với số lượng quảng cáo rất nhiều
- Quảng cáo bị đẩy xuống khi có các tin tức khác được cập nhật.
+) Giải thích lý do sử dụng loại hình này:
- Digital media có nhóm đối tượng mục tiêu là nhóm khách hàng trẻ, hiện đại nên
quảng cáo trên báo mạng vì thu hút được độc giả cực lớn vì tiếp cận báo mạng miễn
phí, nhanh chóng, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
- Lựa chọn những đầu báo mạng uy tín giúp tăng độ tin cậy, phủ rộng cho nhãn hàng
- Các đầu báo trên đều tiếp cận 1 phân khúc khách hàng riêng ví dụ : Kênh 14-khách
hàng trẻ, Afamily-khách hàng trung niên,....
- Thời gian đăng bài linh hoạt vì không bị giới hạn thời gian quảng cáo.
• Consumer Promotion (các sàn TMĐT Tiki, Lazada, Shopee)

+) Ưu điểm:
Các sàn Thương mại điện tử chứ bao giờ phổ biến và phát triển mạnh mẽ như hiện
nay. Mô hình thương mại điện tử có rất nhiều lợi thế hơn so với bán hàng truyền thống.
Một số ưu điểm khi lựa chọn các sàn TMĐT để thực hiện chiến dịch như:
- Nguồn tiếp thị nâng cao với chi phí thấp và dễ dàng tiếp cận các tệp khách hàng
tiềm năng ở nhiều độ tuổi khác nhau.
- Chi phí hoạt động thấp hơn các cửa hàng truyền thống
- Mở cửa 24/7 giúp khách hàng có thể truy cập cả ngày không bị giới hạn về thời
gian, cho phép Khách hàng mua sắm và tiếp nhận chiến dịch bất cứ nơi đâu
- Dễ dàng thích ứng khi nhu cầu thị trường thay đổi, giúp doanh nghiệp truyền thông
dễ dàng và nhanh chóng bằng phương pháp phổ biến thông qua các từ khóa.
+) Nhược điểm:
Điểm yếu của loại PTTT này là tỷ lệ cạnh tranh cao. Không chỉ L’Oreal mà các thương
hiệu quốc tế đình đám khác như Unilever, P&G, Estee Lauder… hay các local brand
của Việt Nam như Cocoon, Lana, Vedette… cũng lên các chiến dịch hấp dẫn không
kém. Vì vậy, để cạnh tranh nổi bật, thu hút sự chú ý của khách hàng trên các sàn TM
TiKi, Shopee, Lazada… cũng là một bài toán khó cho L’Oreal.
+) Giải thích lý do chọn loại hình này:
- Thực hiện các chương trình khuyến mãi - Consumer promotion sẽ mang lại nhiều
lợi ích trong việc đẩy mạnh số lượng sản phẩm được bán ra. Tăng độ nhận diện của
thương hiệu và góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của Doanh
nghiệp.
- Consumer Promotion tạo sự thu hút cũng như sự chú ý của khách hàng dùng thử sản
phẩm mới trong chiến dịch Chính Nữ này, tăng thị phần với đối thủ cạnh tranh và tăng
thêm lòng trung thành của người tiêu dùng về sản phẩm/ dịch vụ của L'Oreal.
• Out of home:
+) Ưu điểm:
- Quảng cáo hiển thị liên tục suốt 24/24h.
- Tiếp cận mang hình thức khiến người khác phải xem, không thể tắt đi, không thể
chuyển kênh.
- Tạo ra hàng ngàn lượt hiển thị với nhóm khách hàng đại chúng.
- Tần suất hiển thị cao làm tăng khả năng ghi nhớ đối với cộng đồng.
- Mang tính sáng tạo cao, nhiều định dạng thể hiện ấn tượng.
- Tiếp cận với số lượng lớn và đa dạng đối tượng khách hàng.
- Đa dạng loại hình quảng cáo và dành cho tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
- Chi phí CPM (cost per mile) thấp.
+) Nhược điểm:
- Khó tiếp cận được với khách hàng tiềm năng.
- Thời gian tiếp xúc ngắn ngủi.
- Khó khăn trong việc xác định kết quả của chiến lược.
- Chịu ràng buộc bởi các vấn đề pháp lý (các quy định của Nhà nước).
- Chịu tác động bởi các yếu tố khách quan (thời tiết).
+) Giải thích lý do sử dụng loại hình này:
- OOH giúp nâng cao nhận thức thương hiệu trên thị trường: OOH khiến người tiêu
dùng nhớ về quảng cáo lâu hơn, nhận thức về quảng cáo ở mức cao.
- Quảng cáo ngoài trời thúc đẩy người tiêu dùng hành động: khi người tiêu dùng ra
ngoài, họ sẽ ở trong một tư duy tích cực và dễ bị cuốn hút trước các thông điệp quảng
cáo mới đầy ấn tượng ngoài trời. Khi hành động đó được lặp lại nhiều lần, những biển
quảng cáo đó sẽ giúp nâng cao nhận thức thương hiệu, củng cố thông điệp, thúc đẩy
point-of-purchase và chuyển đổi hành vi mua sắm.
- OOH là kênh truyền thông hướng tới đa dạng nhóm khách hàng: từ khách du lịch,
người lao động tự do đến sinh viên, dân văn phòng…., đáp ứng những mục tiêu của
người tiêu dùng trong việc mua sắm. Bởi vậy mà OOH là kênh truyền thông hướng
tới đa dạng nhóm khách hàng, đảm bảo ai cũng có thể thấy sự hiện diện của các thương
hiệu quảng cáo.
• TVC

+) Ưu điểm:
- Khiến khán giả biết đến sản phẩm hay chiến dịch mới của thương hiệu.
- Tạo ra sự hấp dẫn và thu hút với công chúng.
- Giúp lan tỏa câu chuyện, thông điệp chính của thương hiệu.
- TVC có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, được phát trên nhiều nền tảng khác nhau, giúp
tăng mức độ nhận diện của cả chiến dịch và thương hiệu.
- Giúp phân biệt chiến dịch này với chiến khác của cùng thương hiệu.
- Đo lường mức độ quan tâm của công chúng và dần định vị được khách hàng tiềm
năng với chiến dịch (thông qua số liệu thu được về lượt like, share, comment, click
vào TVC).
- Xây dựng và củng cố uy tín của nhãn hiệu trong mắt khách hàng mục tiêu.
+) Nhược điểm:
- Khó xác định ngân sách chính xác cho quảng cáo.
- Phạm vi ảnh hưởng còn hạn chế.
- TVC lặp lại thường xuyên đôi khi khiến người xem cảm thấy phiền nhiễu, thậm chí
khiến khách hàng có mất đi thiện cảm với thương hiệu.
- Còn nhiều người hoài nghi hay không tin tưởng về tính chân thực của quảng cáo.
- Trong trường hợp TVC còn tồn tại những sai sót, liên quan đến những vấn đề nhạy
cảm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh thương hiệu.
- Nhiều quảng cáo vì muốn tạo ấn tượng mà có cách thể hiện không phù hợp, gây
tranh cãi.
+) Sử dụng TVC cho chiến dịch này vì:
- Đa số mọi người thường có xu hướng thông qua video (hơn là text) để tìm hiểu về
một sản phẩm/dịch vụ/chiến dịch mới.
- Giúp lan tỏa câu chuyện thật mà thương hiệu muốn truyền tải thông qua chiến dịch
này, dễ khơi gợi sự đồng cảm và thấu hiểu từ những người phụ nữ.
- Thu hút khách hàng tiềm năng, củng cố và duy trì niềm tin của khách hàng mục tiêu.
- TVC của Chính nữ sử dụng KOLs Marketing, qua đó đánh đúng vào đối tượng khán
giả đang theo dõi những người này, nhằm đưa sản phẩm tiếp cận với khách hàng mục
tiêu nhanh hơn.
• Earned media
+) Ưu điểm:
- Có khả năng thu hút sự quan tâm và nhận được sự tin tưởng cao hơn từ người dùng
bởi mọi thông tin đều được lan truyền bởi bên thứ ba hay từ chính khách hàng đã mua
sản phẩm trước đó.
- Các mô tả trên phương tiện truyền thông Earned Media đều minh bạch và sống động
giúp tác động đáng kể đến quyết định mua hàng của người dùng.
+) Nhược điểm:
- Khó khăn trong việc kiểm soát thông tin bởi nó được phát ra và lan truyền bởi bên
thứ ba và khách hàng.
- Phải đối mặt với các thông tin tiêu cực và các tin đó có thể ảnh hưởng đến mức độ
uy tín của doanh nghiệp do quy mô lan truyền rất lớn.
+) Giải thích lý do sử dụng loại hình này:
- Hiệu quả chi phí: Thay vì đổ nguồn lực vào các nền tảng trả phí, việc thu hút độc giả
với nội dung phù hợp sẽ khiến người xem chia sẻ các tài nguyên cho bạn. Càng nhiều
người nói về bạn, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của bạn sẽ càng tốt. Bạn có thể tạo ảnh
hưởng trang web toàn diện bằng cách khởi chạy các chiến dịch earned media trên
nhiều kênh. - Tạo niềm tin: Người tiêu dùng đã xem earned media là nguồn đáng tin
cậy nhất để đánh giá một doanh nghiệp. Mọi người có xu hướng tin rằng những khách
hàng giống như họ sẽ không đánh giá tốt về sản phẩm chỉ bởi họ nhận được lợi ích từ
công ty.
• Facebook - Influencer Marketing
+) Ưu điểm:
- Do có sự ảnh hưởng của Influencer do đó thông điệp của Influencer Marketing sẽ
được người xem đón nhận và tin tưởng
- Mỗi influencer có những cách truyền tải khác nhau nên không bị hạn chế thông điệp
quảng bá đến với người dùng
- Với các influencer, khả năng tương tác của họ với cộng đồng fans hâm mộ rất tốt
nên tỷ lệ tương tác cao
- Influencer Marketing thúc đẩy nhu cầu mua sắm và tác động lớn đến quyết định mua
hàng của họ
+) Nhược điểm:
- Tìm kiếm influencer phù hợp với chiến dịch tốn nhiều thời gian
- Lượng tương tác ảo (các công cụ gia tăng chỉ số like ảo, follow ảo) là điều khiến
thương hiệu lo lắng khi lựa chọn influencer.

+) Tại sao lại sử dụng Facebook Influence Marketing:


- Lượng user khổng lồ và người Việt có thói quen sử dụng facebook để cập nhật thông
tin mới nên độ lan tỏa của chiến dịch cao
- Tỷ lệ tương tác lớn: Facebook cho phép chia sẻ cho nhiều người, hội, nhóm
nếu lựa chọn các influencer phù hợp, có tầm ảnh hưởng nhất định giúp chiến dịch có
độ nhận diện tốt hơn, tạo sự tin tưởng với khách hàng & đối tác, tiếp cận đúng mục
tiêu đã đề ra.
• CSR
+) Ưu điểm:
- Thông qua chiến dịch CSR, L'Oreal đã truyền cảm hứng, giúp đỡ cho phụ nữ Việt
giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và công việc, từ đó đem lại lợi ích cho cộng
đồng và xã hội.
- Trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của
doanh nghiệp:
+ Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ giúp nâng cao uy tín của L'Oreal, từ đó doanh
nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế.
+ CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín
giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động.
- Việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần tăng lợi nhuận cho
L'Oreal.
- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần thu hút nguồn lao động giỏi.
Tóm lại: Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những sẽ giúp cho
L'Oreal kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính
chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội.
+) Nhược điểm:
- CSR tốn khá nhiều chi phí của L'Oreal
- Khi thực hiện các chiến dịch CSR thì L'Oreal sẽ phải hứng chịu ánh mắt săm soi của
công chúng.
+) Lý do sử dụng CSR cho chiến dịch:
- Bởi thông qua các chương trình hoặc hoạt động CSR cụ thể, L'Oreal không chỉ góp
phần mang lại lợi ích cho xã hội, kích thích nền kinh tế vùng miền phát triển mạnh
hơn, mà còn là một cách giúp quảng bá thương hiệu của chính mình một cách đơn
giản và hiệu quả nhất.
- Hơn nữa, các hoạt động CSR thường diễn ra bên ngoài môi trường làm việc và
thường kéo dài một vài ngày, nên khách quan có thể coi đây là một hoạt động ngoại
khóa, giúp các thành viên trong doanh nghiệp làm quen, hiểu nhau hơn, tăng cường
mối quan hệ giữa các cấp trong nội bộ và nhân viên công ty với người dân xung quanh.
- Đồng thời, việc thực hiện CSR tốt sẽ mang lại cho L'Oreal một hình ảnh đẹp trong
mắt đối tác, khách hàng, các cơ quan nhà nước và tạo được tình cảm, sự trung thành
của nhân viên nội bộ.
KẾT LUẬN
Năm 2021 có thể coi là một năm khá thành công của L'Oreal Paris. Nhờ vào chiến
dịch Chính nữ mà nhãn hàng đã thành công hoàn thành nhiệm vụ bản địa hóa nền tảng
truyền thông, góp phần phát triển chiến lược cốt lõi của thương hiệu là toàn cầu hóa
trên bối cảnh địa phương, đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với khách hàng, tạo
bước ngoặt lớn trên chặng đường phát triển của nhãn hàng. Tuy nhiên, thật tiếc khi
với ý tưởng chiến dịch tốt như trên nhưng thương hiệu lại chưa khai thác sâu và tận
dụng triệt để các nền tảng truyền thông để triển khai chiến dịch, còn tồn tại nhiều hạn
chế, bất cập trong các hoạt động xúc tiến đi kèm, chưa hoàn toàn thỏa mãn hi vọng
của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, xét về mặt phân phối thị trường L'Oreal Paris đã có nhiều hoạt động tích
cực, năm bắt nhanh xu hướng thị trường và kết hợp với nhiều sàn thương mại điện tử
để đẩy mạnh việc bán hàng, đặc biệt là kết hợp với Lazada cùng thực hiện một số hoạt
động mang lại hiệu quả hiệu quả cao. Việc hợp tác cùng với các tên tuổi lớn, người
nổi tiếng trong showbiz và một số lĩnh vực khác không chỉ đẩy mạnh hiệu quả trong
việc làm tăng mức độ nhận diện thương hiệu mà còn tăng doanh số bán hàng cho
L’Oreal Paris.

You might also like