You are on page 1of 4

BÀI TẬP THỰC HÀNH TÂM LÍ CHƯƠNG 3 + 4

Đề bài:

1. So sánh sự giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa nhận thức với tình
cảm. Lấy ví dụ minh họa và rút ra kết luận sư phạm.
2. Tại sao ý chí lại là mặt năng động của ý thức? Phân tích mối quan hệ giữa
tình cảm và ý chí. Lấy ví dụ minh họa và rút ra kết luận sư phạm.
Bài làm

Câu 1:

a, Giống nhau

 Đều phản ánh hiện thực: nghĩa là chỉ khi có hiện thực khách quan tác
động vào mới có tình cảm nhận thức.
 Đều mang tính chủ thể: nghĩa là tình cảm và nhận thức đều mang những
đặc điểm riêng của mỗi người: Cùng một vấn đề nhưng trong những
hoàn cảnh khác nhau thì cũng có những nhận thức và bộc lộ những tình
cảm khác nhau.
 Đều mang bản chất xã hội: ví dụ như trong thời kì phong kiến qui đingj
cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, cấm đoán đôi lứa yêu nhau. Vì vậy mọi
người đều nhận thức như vậy và tuân theo, những đôi lứa yêu nhau
được cho là sai và bị mọi người kì thị, cấm đoán.

b, Sự khác nhau

Tiêu chí Tình cảm Nhận thức

Nội dung Tình cảm phản ánh ccacs sự Phản ánh thuộc tính và các
phản ánh vật, hiện tượng gắn liền với mối quan hệ của bản thân sự
nhu cầu và động cơ của con vật, hiện tượng trong hiện
người thực khách quan.

VD: khi bạn đang ngồi trên VD: Khi nhận tin máy tính
lớp, nhận được tin máy tính của bạn bị mất, về nhận thức
của bạn bị mất. Ngay lúc đó bạn biết được rằng máy tính
bạn sẽ giật mình, rất buồn, o của bạn đã không còn, nó
lắng, hoang mang và ngồi mất khi nào, mất ở đâu, tại
học không yên, đầu óc bạn sao nó mất và trong đầu bạn
lúc đó chỉ nghĩ về chiếc máy nghĩ ai là người lấy cái máy
tính bị mất, bạn không thể tính của mình.
tập trung học .

Phạm vi Mang tính lựa chọn, chỉ phản Ít tính lựa chọn hơn, rộng
phản ánh ánh những sự vật có liên hơn. Bất cứ sự vật, hiện
quan đến sự thỏa mãn nhu tượng trong hiện thức khách
cầu hoặc động cơ của con quan tác động vào các giác
người mới gây nên tình cảm. quan của ta đều được phản
ánh với những mức độ sáng
tỏ, đầy đủ, chính xác khác
nhau.

Phương Thể hiện tình cảm bằng Phản ánh thế giới bằng
thức phản những rung cảm, bằng những những hình ảnh (cảm giác, tri
ánh trải nghiệm giác) bằng những khái niệm
(tư duy).
VD: Khi chiếc máy tính của
bạn mất thì bạn rất buồn: nó VD: khi bạn mất cái máy
thể hiện trên khuôn mặt lo tính thì bạn biết rằng cá máy
lắng, hoang mang,... tính của bạn đã bị mất rồi, nó
không còn nữa.

Con đường Khó hình thành, ổn định. Bền Dễ hình thành nhưng cũng dễ
hình thành vững, khó mát đi. bị phá bỏ

VD: Để hình thành trong con VD: Để cho mọi người hiểu
người lòng yêu nước thì rất được thế nào là lòng yêu
khó. Nhưng khi đã hình nước thì rất dễ chỉ cần đưa ra
thành lòng yêu nước thì nó khái niệm: lòng yêu nước
rất khó bị phá bỏ, Hồ Chí xuất phát từ lòng yêu thương
Mình đã đúc kết chân lí: giai đinhg, bạn bè, người
“Dân ta có một lòng nồng thân đến việc lớn lao hơn
nàn yêu nước. Đó là truyền như tình ywwu quê hương, tổ
thống quý báu của dân tộc ta. quốc.
Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ
quốc bị xâm lăng thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ, to lớn nó vượt qua
mọi sự hiểm nguy, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán
nước và cướp nước”.

c, Mối quan hệ giữa tình cảm và nhận thức


 Đối với nhận thức, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ, khíc thích con
người tìm tòi đến với kết quả nhận thức
 Ngược lại, nhận thức định hướng, điều chỉnh, điều khiển tình cảm đi
đúng hướng. Nhận thức và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân
sinh quan thống nhất với nhau
d, Kết luận sư phạm
 Trong khi đề ra những con đường, những biện pháp xây dựng, giáo dục
tình cảm đúng đắn cho học sinh cần chú trọng tới tâm lí của mỗi người.
 Tránh sử dụng những biện pháp hình thành tri thức vào việc hình thành
tình cảm: “dạy khoa học tự nhiên ta có thể dùng định lí, dùng công
thức. Nhưng xây dựng con người, không thể theo công thức được.
 Tạo môi trường sống lành mạnh trng việc hình thành nhân cách. Tình
cảm của bản thân mỗi người.
Câu 2:

a, Ý chí là mặt năng động của ý thức vì:

 Ý chí là mặt ngăng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện
những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự lỗ lực khắc phục khó
khăn.
 Ý chí là một phẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm lí của
nhân cách. Ta thường nói người này có ý chí, người kia thiếu (kém) ý
chí...
 Là một hiện tượng tâm lí, ý chí cũng là sự phản ánh hiện thực khách
quan của não. Ý chí phản ánh mục đích của hành động, mục đích hành
động do các điều kiện hiện thực khách quan dưới hình thức các mục
đích của hành động.
 Ý chí được xem là một năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của
ý thức trong thực tiễn, bởi vì ở đó con người tự giác được mục đích của
hành động, đấu tranh động cơ, lựa chọn được các biện pháp vượt qua
mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đề ra.
 Ý thức là hình thức tâm lí điều khiển, điều chỉnh hành vi tich cực nhất
của con người, vì trong ý chí có cả mặt năng động của trí tuệ lẫn mặt
năng động của tình cảm, đạo đức. Giá trị chân chính của ý chí không
phải chỉ có ở cường độ mạnh yếu, mà điều chủ yếu là ở nội dung đạo
đức của ý chí.

b, Mối quan hệ giữa tình cảm và ý chí

 Ý chí có quan hệ mật thiết , chặt chẽ với nhau, chúng đều là động lực của
hành động, thúc đẩy hoặc làm kìm hãm hành động.
 Khi tình cảm cùng chiều với ý chí thì nó làm tăng sức mạnh của ý chí. Nó
làm cho con người ta phải quyết tâm, nỗ lực hơn khi làm một việc gì đó.
o VD: Vì thương cha mẹ vất vả mà các bạn học sinh vẫn luôn cố
gắng học tập thật tốt, vừa học vừa làm để có thể đỡ đần cho cha mẹ
phần nào.
 Tuy nhiên, khi tình cảm và ý chí trái ngược nhau, tình cảm cản trở hành
động thì chủ thể phải dùng ý chí để kìm nén tình cảm, hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của nó đối với hành động.
o VD: Phẩm chất công tư phân minh của những người xử án.

c, Kết luận sư phạm

 Trong khi giáo dục chúng ta cần hiểu rõ được abnr chất của tình cảm và ý
chí một cách khoa học nhất.
 Tình cảm và ý chí luôn có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau,
chúng bổ trợ cho nhau.
 Tạo ra một môi trường lành mạnh để hình thành một tình cảm đẹp và một
ý thức tốt.

You might also like