You are on page 1of 3

[7P-1] Đề xuất giải pháp cá nhân

Lớp: 222.SKI1107.A15 Số thứ tự nhóm: 06 Tên nhóm: Hạnh Phúc


Họ tên: Bùi Anh Tài

Ý tưởng giải pháp này phải thoả mãn các điêu kiện tiên quyết được thiết lập ở Phiếu [6T-1] và
giải quyết nguyên nhân gây ra vấn đề của dự án nhóm.

Hướng dẫn:
- Mỗi thành viên nghĩ ra một ý tưởng giải pháp khác nhau cho dự án nhóm.
- Diễn giải cụ thể đề xuất ý tưởng giải pháp (hình ảnh, các đặc điểm, cách thức vận hành của ý
tưởng).
- Áp dụng mô hình SWOT để đánh giá ý tưởng giải pháp

 Dự án nhóm:  Sinh viên TP.HCM bị lừa tiền qua app vay tiền
 Nguyên nhân cụ thể:  Sinh viên chưa quản lí chi tiêu hợp lí
 Mục tiêu giải quyết:  Giúp sinh viên quản lí chi tiêu hợp lí hơn

Tên ý tưởng dự kiến: Ứng dụng “Smart Spending”

Diễn giải giải pháp: Mô tả các đặc điểm của giải pháp; sử dụng hình vẽ một cách đơn giản, dễ hiểu.

Hình ảnh sơ bộ ý tưởng Diễn giải ý tưởng


(Đặc điểm, vận hành của ý tưởng trong việc giải quyết vấn
đề cụ thể của dự án nhóm)
Hiện nay, các bạn sinh viên mới vào Đại học sống xa nhà còn
quá lạ lẫm, chưa biết cách chi tiêu hợp lí thường dẫn đến vấn
đề thiếu trước hụt sau, có tháng đủ chi tiêu có tháng lại không
đủ, từ đó dẫn đến việc dễ trở thành nạn nhân của người kẻ
lừa đảo vay tiền qua app.
Thấu hiểu được thực trạng ấy, ứng dụng “Smart Spending”
ra đời như một người bạn đồng hành cùng các bạn sinh viên
Hình 1 và 2: Giao diện ứng dụng trong việc quản lí chi tiêu cá nhân một cách hợp lí hơn. Ứng
dụng được vận hành dựa trên sự tích hợp ba tính năng chính:
(Từ trái qua)
- “Ghi chú chi tiêu” : Tính năng này giúp các bạn sinh viên
ghi chú lại những thu chi trong ngày của mình. Bên cạnh đó,
một điểm mạnh tính năng này sẽ được liên kết với tài khoản
ngân hàng hoặc ví Momo (sẽ được bảo mật cao), với những
thu chi giao dịch qua ngân hàng sẽ được báo về ứng dụng tự
động ghi chú lại để tránh trường hợp người dùng quên ghi
chú. Ghi chú này sẽ được tổng hợp theo từng tuần. Đồng thời
trong ghi chú chi tiêu sẽ có mục kế hoạch chi tiêu giúp người
dùng sẽ lên kế hoạch chi tiêu bao nhiêu tiền vào mục gì theo
tuần, và sẽ có mức dự toán thu chi để người dùng có thể cân
nhắc số tiền mình chi cho từng mục có cần thiết hay không.
- “Biến động chi tiêu” : Tính năng này sẽ dựa trên
ghi chú chi tiêu để lập một biểu đồ thống kê theo
tuần, giúp người dùng dễ dàng theo dõi chi tiêu
từng tuần của mình để dễ dàng điều chỉnh mức
độ chi tiêu hợp lí hơn.
- “Báo động chi tiêu” : Tính năng được liên kết
với tính năng “Biến động chi tiêu”, khi người
dùng chi tiêu quá nhiều hơn so với mức trung
bình từng tuần sẽ được gửi thông báo đến điện
thoại, sau thông báo này với những lần chi tiêu sẽ
được gửi nhắc nhở đến điện thoại trong 1 tuần
giúp người dùng cân nhắc và điều chỉnh chi tiêu
Hình 3: Ghi chú Hình 4: Biến động
của mình. “Báo động chi tiêu” này sẽ được vận
chi tiêu chi tiêu
hành trên 2 tiêu chí : Thống kê của “Biến động
chi tiêu” và “Thiết lập mức chi tiêu tuần của cá
nhân” khi mới sử dụng ứng dụng sẽ được thiết
lập. Song dù vận hành theo tiêu chí nào, tính năng
cũng cùng một mục tiêu giúp người dùng kiểm
soát và điều chỉnh chi tiêu của mình hợp lí hơn.
=> Ứng dụng “Smart Spending” là một ứng dụng
quản lí chi tiêu có phần mới lạ trên thị trường vì
được tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ thu chi của
người dùng hiện nay.

Hình 5: Báo động chi tiêu

Đánh giá giải pháp:


Điểm mạnh (S: STRENGTH): Ý tưởng có thể giải quyết vấn đề cụ thể/ mức độ như thế nào? Ít nhất 3
1. Giúp người dùng quản lí được mức độ chi tiêu của bản thân theo tuần
2. Có thể lập chi tiêu kế hoạch theo tuần cho những thu chi như: đi chợ, xăng xe, sinh hoạt,…
3. Có báo động nếu mức chi tiêu của người dùng có dấu hiệu tăng cao dựa trên biểu đồ thống kê theo từng
tuần
Điểm yếu (W: WEAKNESS): Ý tưởng có những khuyết điểm gì? Ít nhất 3.
1. Độ phổ biến đến sinh viên cần nhiều thời gian để lấy được sự tin tưởng của sinh viên
2. Cần thử nghiệm nâng cấp ứng dụng nhiều để có được phiên bản tốt nhất
3. Cần phải cải thiện thêm sự đồng bộ của ứng dụng khi liên kết với tài khoản ngân hàng, momo, …

Cơ hội (O: OPPORTUNITY): Những điều kiện/ cơ hội (khách quan) nào có thể hỗ trợ tính khả thi thực
hiện ý tưởng: Ít nhất 2.
1. Hiện nay, trên thị trường đã có những ứng dụng quản lí chi tiêu, nhưng ứng dụng này là một ứng dụng
mới vì được tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ về mọi mặt trong việc chi tiêu của người dùng
2. Công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là các thiết bị di động như điện thoại thông minh, đây là một
cơ hội tốt để phát triển ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân dành cho sinh viên.
Thách thức (T: THREAT): Những điều kiện/ thách thức/ trở ngại (khách quan) nào có thể ngăn hoặc làm
trì trệ việc thực hiện ý tưởng: Ít nhất 2.
1. Đối đầu với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường
2. Thời gian đầu thử nghiệm sẽ có những lỗi nhỏ gây khó chịu cho người dùng và nhận về những đánh giá
tiêu cực

You might also like