You are on page 1of 8

KHỞI NGHIỆP CÙNG KAWAI 2022

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐỘI THI

Lưu ý:
- Tài liệu này có vai trò định hướng cách tiếp cận đối với từng thành phần của đề án.
- Đội thi hoàn toàn có thể tự do, sáng tạo trong cách tiếp cận đề án của mình.
I. Format
- Đội thi sử dụng template mẫu của TEC cho slide 01 trong đề án.
Lưu ý: đội thi không xóa logo của cuộc thi và chỉ chỉnh sửa những thông
tin cần thiết.
- Đội thi cần đính kèm logo của cuộc thi do BTC cung cấp ở góc dưới
cùng bên phải từ slide 02 trở đi.
II. Nội dung
1. Trang mở đầu - Title
a. Mục tiêu
₋ Cung cấp những thông tin ban đầu về startup cho nhà đầu tư.
₋ Xác định phong cách cho bài thuyết trình.
₋ Thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.
b. Lưu ý
₋ Lời giới thiệu cần ngắn gọn, súc tích, thường nêu lên chức
năng của sản phẩm mà startup cung cấp.
₋ Bộ nhận diện hình ảnh và thương hiệu cần rõ ràng, thu hút,
hấp dẫn.
2. Vấn đề - Problem
a. Nội dung
₋ Nêu lên những vấn đề mà người dùng/khách hàng mục tiêu
đang gặp phải.
₋ Mô tả kĩ lưỡng một vấn đề đang hiện hữu, vấn đề đủ lớn và
để lại hệ quả về lâu dài. Cần cung cấp được một con số cụ
thể và đủ lớn về những người đang phải đối mặt với vấn đề
này mà đội thi nghiên cứu, tìm ra được.
₋ Pain points/Insights của khách hàng khi sử dụng những sản
phẩm/dịch vụ hiện tại.
b. Mục tiêu
₋ Nhà đầu tư hiểu được tầm quan trọng của vấn đề mà startup
đang cố gắng giải quyết.
c. Định hướng
₋ Có thể sử dụng mô hình Value Proposition Canvas hoặc
Problem - Solution Fit Canvas để có tư duy tìm vấn đề tốt
hơn.
₋ Trả lời những câu hỏi: Vấn đề là gì? Vấn đề ấy lớn đến mức
nào? Những ai đang gặp phải vấn đề này? Tại sao các giải
pháp hiện tại không giải quyết triệt để được vấn đề này?...
3. Giải pháp - Solution
a. Mục tiêu
₋ Nhà đầu tư hiểu được tính năng, công dụng, thiết kế của sản
phẩm.
₋ Nhà đầu tư nắm rõ giá trị mà giải pháp mang lại cho người
dùng/khách hàng.
₋ Làm nổi bật sản phẩm trong mắt nhà đầu tư.
b. Định hướng
₋ Có thể sử dụng mô hình Value Proposition Canvas nhằm có
tư duy về giải pháp phù hợp với vấn đề đưa ra bên trên.
₋ Trả lời những câu hỏi: Giải pháp của startup có những tính
năng, công dụng nào? Các vấn đề mà khách hàng gặp phải
sẽ được giải pháp này giải quyết thế nào? Giải pháp này sẽ
mang lại lợi ích gì cho khách hàng? Giải pháp này có sử
dụng một công nghệ hiện đại vượt trội hơn so với các giải
pháp khác hay không? Tại sao khách hàng sẽ lựa chọn giải
pháp này thay vì các giải pháp hiện tại?
4. Mô hình kinh doanh - Business Model (có thể chia thành 02 slides)
a. Mục tiêu
₋ Thể hiện được mô hình của startup có khả năng đem lại
doanh thu cao, từ đó thu hút nhà đầu tư.
₋ Thể hiện được startup có tiềm năng tăng trưởng.
b. Định hướng
₋ Có thể sử dụng Business Model Canvas nhằm tư duy phân
tích mô hình kinh doanh kỹ lưỡng hơn.
₋ Trả lời các câu hỏi: Sản phẩm, dịch vụ của startup được bán
cho đối tượng nào? Startup kiếm tiền từ những đối tượng đó
bằng cách nào? Doanh thu của startup tới từ những hoạt
động nào? Giá cả của sản phẩm, dịch vụ đó là bao nhiêu?
Với các đối tượng khách hàng/người dùng khác nhau, chiến
lược giá của startup có sự thay đổi nào hay không? Startup
phải làm cách nào để có tăng trưởng doanh thu và thu hút
nhiều người mua/sử dụng sản phẩm hơn? …
5. Đánh giá thị trường - Market
a. Mục tiêu
₋ Thể hiện được startup nhắm tới một thị trường đủ lớn và có
tiềm năng tăng trưởng cao, từ đó, thuyết phục được nhà đầu
tư.
b. Định hướng
₋ Xác định độ lớn các thị trường TAM, SAM, SOM, … theo
phương pháp bottom-up. Thể hiện trực quan bằng số liệu và
hình vẽ.
₋ Cách xác định độ lớn TAM, SAM, SOM theo phương pháp
bottom-up:
Loại thị trường Định nghĩa Cách tính
Tổng số người dùng/khách
Quy mô toàn bộ thị trường
TAM hàng tiềm năng trên toàn bộ
tiềm năng rộng lớn mà doanh
(Tổng thị trường thị trường × Doanh thu
nghiệp của bạn có thể nhắm
khả dụng) trung bình trên một khách
đến trong tương lai.
hàng
Tổng số người dùng/khách
Quy mô của toàn bộ thị trường
SAM hàng trên thị trường mục
doanh nghiệp của bạn có thể
(Thị trường có tiêu hiện tại × Doanh thu
nhắm đến với mô hình kinh
thể phân phối) trung bình trên một khách
doanh hiện tại.
hàng
Thị trường mà doanh nghiệp
có thể phục vụ được trong thời
gian trước mắt, với mô hình
kinh doanh và những nguồn Tổng số người dùng/khách
SOM
lực hiện tại. Nói cách khác, nó hàng doanh nghiệp có thể
(Thị trường có
không chỉ thể hiện quy mô thị phục vụ × Doanh thu trung
thể phục vụ)
trường mà doanh nghiệp hiện bình trên một khách hàng
đang có khả năng nhắm tới,
mà còn thể hiện thị phần của
doanh nghiệp đó.

₋ Trả lời các câu hỏi: Thị trường này có sức hút thế nào ở hiện
tại? Trong 01 - 02 năm nữa, thị trường này có còn tiềm năng
để tăng trưởng và phát triển nữa không? Nếu có, mức độ
tăng trưởng của nó sẽ như thế nào?
6. Đối thủ cạnh tranh - Competition
a. Mục tiêu

₋ Tạo được sự tin tưởng cho nhà đầu tư về khả năng phát triển
và tính khả thi của dự án.
b. Định hướng

₋ Trả lời các câu hỏi: Ai là đối thủ sơ cấp và thứ cấp của bạn?
Họ cạnh tranh với bạn bằng những cách nào? Có đối thủ
tiềm ẩn nào có thể trở nên nguy hiểm khi họ bắt đầu tham
gia vào thị trường? Bạn có thể thay thế được các đối thủ
đang nắm giữ thị trường hiện nay không? Đâu là lợi thế độc
nhất của bạn (USP)? Tính năng vượt trội của sản phẩm là
gì?

c. Perceptual Map

₋ Perceptual Map được các doanh nghiệp sử dụng để thấu


hiểu cách khách hàng của họ cảm nhận các mặt hàng, sản
phẩm hoặc thương hiệu khác nhau. Bằng cách thu thập dữ
liệu khách hàng tổng hợp, nó thể hiện quan điểm về cách
người dùng của bạn định vị các sản phẩm hoặc thương hiệu
khác nhau trong hệ sinh thái lớn hơn.

₋ Perceptual Map gồm một đồ thị hai chiều với trục Y và trục
X. Mỗi trục bao gồm một cặp thuộc tính đối lập ở mỗi đầu.

₋ Các bước xây dựng Perceptual Map

● Xác định những yếu tố chính

● Thực hiện phỏng vấn và khảo sát

● Chấm điểm cho từng nhãn hàng

● Tổng hợp lại trên Perceptual Map


7. Kết quả hoạt động - Traction (Không bắt buộc)
a. Mục tiêu

₋ Tạo độ tin cậy về khả năng vận hành của mô hình kinh
doanh trong hiện tại và tương lai.

₋ Thuyết phục nhà đầu tư tin rằng các giả định kinh doanh
trong tương lai là đúng.

b. Định hướng

₋ Trình bày các chỉ số đo lường được và chỉ ra tại sao những
chỉ số này quan trọng.

₋ Có thể giới thiệu những đối tác lớn, số lượng đơn đặt hàng
trước, ...

8. Tầm nhìn & Mục tiêu - Vision & Milestones (có thể chia thành 02
slides)
a. Mục tiêu

₋ Thể hiện được tầm nhìn của Founder và hướng phát triển của
startup trong tương lai.

b. Định hướng

₋ Trả lời các câu hỏi: Startup của bạn sẽ ở đâu trong 12 - 18
tháng tới? Startup của bạn có thể lớn đến mức nào? Đâu là
yếu tố chủ chốt tạo nên sự phát triển? Bạn làm thế nào để
thu hút thêm khách hàng? Các xu hướng vĩ mô và vi mô ủng
hộ kế hoạch phát triển của bạn như thế nào?
₋ Các đội thi có thể lên timeline trong 1 năm theo mẫu:

Các kế hoạch trong 1 Thành tựu, kết Sơ lược kế hoạch sau 1


năm quả sau 1 năm năm

9. Đội ngũ & Nguồn lực bên ngoài - Team & External Resources
₋ Mục tiêu:

● Đối với những startup giai đoạn đầu thì đội ngũ đóng
một phần quan trọng tới sự thành công của doanh
nghiệp. Giới thiệu đội ngũ và kinh nghiệm của họ sẽ
tạo dựng được sự tin tưởng cho nhà đầu tư về khả
năng phát triển và tính khả thi của dự án.

● Ngoài ra, giới thiệu sự hỗ trợ từ các nguồn lực bên


ngoài như cố vấn, hỗ trợ, đối tác tài chính, … sẽ chứng
minh được tiềm năng của dự án với nhà đầu tư.

10. Trang kết thúc - End


₋ Các đội thi tự do trình bày các thông tin được yêu cầu.

You might also like