You are on page 1of 5

CHƯƠNG 1: ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT

1. Đặc điểm của đại từ nhân xưng trong tiếng Việt


Việc tìm hiểu về khái niệm đại từ xưng hô cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về các loại đại từ
xưng hô và cách sử dụng chúng trong ngôn ngữ tiếng Việt. Có hai loại chính của đại từ xưng
hô là đại từ xưng hô chuyên dùng và đại từ xưng hô lâm thời.
1.1 Đại từ xưng hô chuyên dùng:
Đại từ xưng hô chuyên dùng được thể hiện ở ba ngôi:

 Ngôi thứ nhất: Chỉ bản thân người nói;


 Ngôi thứ hai: Dùng để chỉ người đối thoại trực tiếp với bạn;
 Ngôi thứ ba: Được sử dụng để chỉ những người không tham gia vào cuộc hội thoại
nhưng được nhắc đến trong cuộc hội thoại.

1.1.1 Đại từ nhân xưng theo ngôi thứ Nhất


Căn cứ vào độ tuổi, giới tính cũng như mối quan hệ giữa hai người nói và người nghe để bạn có
thể lựa chọn đại từ nhân xưng sao cho chính xác, phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo bảng một
số đại từ nhân xưng thường dùng dưới đây:

Số ít Số nhiều

Tôi (lịch sự) Chúng tôi, Bọn tôi

Tao (thường dùng khi nói chuyện với những người bạn
Chúng tao, Bọn tao, Tụi tao
thân thiết)

Chúng tớ, Chúng mình, Tụi


Tớ, Mình (thường dùng với bạn bè bình thường)
mình

Tui (phương ngữ miền Nam) Bọn tui, Tụi tui

Cháu/ con (khi bạn nói chuyện với người thuộc thế hệ
Chúng cháu, Chúng con
trước)

Em (khi bạn nhỏ tuổi hơn người nghe một chút) Bọn em, Chúng em

Anh (khi bạn là nam và lớn tuổi hơn người nghe một chút) Bọn anh, Tụi anh

Chị (khi bạn là nữ và lớn tuổi hơn người nghe một chút) Bọn chị, Tụi chị
Cô (Khi bạn là nữ, cùng độ tuổi với bố mẹ của người nghe) Bọn cô, Tụi cô

Chú (Khi bạn là nam, cùng độ tuổi với bố mẹ của người


Bọn chú, Tụi chú
nghe)

1.1.2 Đai từ xưng hô ngôi thứ hai


Tương tự như ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai cũng có rất nhiều đại từ nhân xưng mà bạn có thể sử
dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh cuộc trò chuyện diễn ra. Dưới đây là một số đại từ nhân
xưng ở ngôi thứ hai hay được người bản xứ sử dụng:

Số ít Số nhiều

Cậu, Bạn (người bằng tuổi bạn) Các cậu, Các bạn

Chúng mày, Bọn


Mày (khi nói chuyện với bạn bè thân thiết)
mày, Tụi mày

Ông (Người cùng tuổi với ông của bạn và là nam) Các ông

Bà (Bà của bạn hoặc người cùng tuổi bà và là nữ) Các bà

Cô, Dì (khi người đối diện là chị, em của bố mẹ hoặc người tầm tuổi
Các cô, Các dì
bố mẹ bạn, là nữ)

Chú ( Em trai của bố mẹ, hoặc nam giới tầm tuổi bố mẹ bạn) Các chú

Em (khi người đối diện ít tuổi hơn bạn) Bọn em, Các em

Các chị, Bọn chị,


Chị (khi người đối diện là nữ và lớn tuổi hơn bạn)
Tụi chị

Các anh, Bọn anh,


Anh (khi người đối diện là nam và lớn tuổi hơn bạn)
Tụi anh
1.1.3 Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba
Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba được sử dụng để chỉ những người không tham gia giao tiếp nhưng
được nhắc đến trong cuộc giao tiếp. Dưới đây là các đại từ tiếng Việt ngôi thứ ba được sử dụng
nhiều trong các cuộc giao tiếp:

Số ít Số nhiều

Anh ấy, Anh kia (Khi người được nhắc đến là nam và lớn tuổi hơn Các anh ấy, Các anh
bạn) kia

Các cô ấy, Các cô


Cô ấy, Cô kia (Khi người được nhắc đến là nữ)
kia

Chú ấy, Chú kia (Khi người được nhắc đến là nam và bằng tuổi với Các chú ấy, Các chú
bố bạn) kia

Ông ấy, Ông kia (Khi người được nhắc đến là nam và bằng tuổi với Các ông ấy, Các ông
ông bạn) kia

Bà ấy, Bà kia (Khi người được nhắc đến là nữ và bằng tuổi với bà Các bà ấy, Các bà
bạn) kia

Các chị ấy, Các chị


Chị ấy, Chị kia (Khi người được nhắc đến là nữ và lớn tuổi hơn bạn)
kia

Họ, Bọn họ, Bọn nó,


Nó (Khi người được nhắc đến không cụ thể giới tính, độ tuổi)
Chúng nó

1.2 Đại từ xưng hô lâm thời


Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, thì tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ làm đại từ
xưng hô được gọi là đại từ xưng hô lâm thời, bao gồm: đại từ chỉ quan hệ gia đình, đại từ chỉ
chức vụ nghề nghiệp.
 Đại từ chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, cháu, cô, dì, …
Nguyên tắc để sử dụng các danh đại từ này là dựa vào vị thế, tương quan tuổi tác, liên hệ bà
con, mức độ thân sơ của các vai giao tiếp. Người đóng vai giao tiếp có quan hệ như thế nào
thì sử dụng danh từ chỉ ngôi như vậy. Trong đó, các danh đại từ chỉ ngôi có thể được dùng
trong gia đình hoặc dùng để xưng hô trong xã hội.
Ví dụ như: “Con”, với ông bà, cha mẹ, những người bà con ngang vai với ông bà cha mẹ, với
thầy cô giáo; với những người già.
“Cháu”, với ông bà, chú bác cô dì, với những người ngang tuổi với ông bà cha mẹ.
“Em”, với anh chị; với những người hơn tuổi, hơn chức phận, với chồng (nếu người nói là nữ),
hoặc người đàn ông nào mà đương nhân muốn dùng tiếng xưng hô này để biểu lộ tình cảm, với
thầy cô giáo.
“Anh”, “chị” với các em, với những người mà đương sự coi là đàn em của mình.
“Cô”, “dì”, “bác”, “thím”,v.v. với các cháu theo tương quan họ hàng, với người nhỏ tuổi được
đương sự coi như con cháu.
“Mẹ”, “má”, “me”,… với các con.
“Tôi”, với tất cả mọi người khi bản thân lớn hơn hoặc ngang bằng.
“Tao”, “ta”, với một số người khi đương sự không cần giữ lễ, hoặc muốn biểu lộ uy quyền, hoặc
sự tức giận, hỗn láo,…
 Đại từ chỉ chức vụ – nghề nghiệp đặc biệt: Bộ trưởng, thứ trưởng, hiệu trưởng, y tá,
luật sư, bác sĩ, giáo viên, công an,…
Ví dụ: Xin mời luật sư tiến hành bào chữa. Cảm ơn bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa cho con tôi. Hiệu
trưởng dạo này có khỏe không?
Lưu ý: Để biết một danh đại từ chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc, chỉ chức vụ – nghề nghiệp khi
nào được dùng như danh từ chỉ đơn vị hoặc khi nào được dùng để xưng hô, thì cần dựa vào hoàn
cảnh sử dụng.
Ví dụ 1: Bác của em là bác sĩ. (bác là DT chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc) Bác Lan là một
người tốt bụng. (bác là danh từ chỉ đơn vị) Cháu chào bác ạ! ( bác là đại từ xưng hô).
Ví dụ 2: Chị của em đang đi làm. (chị là DT chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc) Chị Mai thích đi
du lịch. (chị là danh từ chỉ đơn vị) Chúc chị sinh nhật vui vẻ. ( chị là đại từ xưng hô).
Ví dụ đại từ xưng hô. Dưới đây là một số ví dụ phổ biến:
– Anh/chị: dùng để xưng hô người lớn hơn hoặc người cùng tuổi hoặc hơn trong mối quan hệ
chưa thân thiết. Ví dụ: “Anh/chị có thể giúp tôi được không?”
– Em: dùng để xưng hô người trẻ hơn hoặc người cùng tuổi hoặc thấp hơn trong mối quan hệ
chưa thân thiết. Ví dụ: “Em muốn hỏi anh/chị một câu hỏi.”
– Chú/bác: dùng để xưng hô người lớn tuổi hơn, thường là người có quan hệ gia đình hoặc mối
quan hệ khác gần gũi hơn. Ví dụ: “Chú/bác có khỏe không?”
– Cô/dì: dùng để xưng hô người lớn tuổi hơn, thường là người có quan hệ gia đình hoặc mối
quan hệ khác gần gũi hơn, và là nữ giới. Ví dụ: “Cô/dì đã ăn cơm chưa?”
– Mẹ/mama/mami/má: dùng để xưng hô mẹ của người nói. Ví dụ: “Mẹ ơi, con muốn hỏi một
chút.”
– Bố/baba/babi/bố ơi: dùng để xưng hô bố của người nói.Ví dụ: “Bố ơi, con có thể đi chơi với
bạn được không?”
Lưu ý rằng các đại từ này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình huống và mối quan hệ giữa người
nói và người nghe.
NGUỒN:
https://learningvietnamese.edu.vn/tin-tuc/ngu-phap-tieng-viet/dai-tu-xung-ho-trong-tieng-viet/
https://ngonaz.com/dai-tu-xung-ho-la-gi/

You might also like