You are on page 1of 1

VÍ DỤ VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ

P&G tại Nhật


Kể cả những công ty lớn và cực kì mạnh như Proctor and Gamble cũng bị lạc lối trong sự
khác biệt về văn hoá vì không nghiên cứu kĩ trước khi ra tay. P&G tung ra thị trường
Nhật một đoạn quảng cáo khá thành công ở châu Âu. Đoạn quảng cáo này chiếu cảnh
một người phụ nữ đang tắm, người chồng bước vào phòng tắm vào chạm nhẹ vào cô. Tuy
nhiên người Nhật cho rằng đoạn quảng cáo này là xâm phạm quyền riêng tư cá nhân,
hành vi này là không thể chấp nhận được.

Văn hoá tác động đến mọi thứ chúng ta làm. Giá trị của văn hoá là nền tảng của xã hội và
cần phải được phân tích kĩ càng. Tôn giáo chủ yếu của người dân ở thị trường mình muốn
mở rộng là gì? Là tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa? Ý thức hệ nào chiếm ưu thế?
Tất cả những lý do này hoặc còn nhiều hơn thể nữa đều quyết định đến sự thành bại của
một chiến dịch mở rộng thương hiệu.

Có một khía cạnh quan trọng của quảng cáo trong việc tiếp cận vào thị trường nước ngoài
đó là con người, văn hoá và tín ngưỡng văn hoá. Khi làm truyền thông, chúng ta được
dạy điều tiên quyết là phải biết khán giả của chúng ta là ai. Ai là đối tượng khách hàng
tiềm năng để lựa chọn loại quảng cáo (ngôn ngữ, hình ảnh, phương tiện truyền thông…)
cùng với đó là để đưa ra thông điệp gần gũi và hấp dẫn đối với họ. Một thương hiêu quốc
tế – giống như các thương hiệu chúng ta vừa mới đọc – brand manager đã quên mất một
sự thật vô cùng đơn giản. Đó là hiểu thị trường mà mình muốn mở rộng.

Nhiều công ty đa quốc gia đã gặp phải vấn để mở rộng thương hiệu của mình trên thế
giới bởi vì họ đã không tập trung vào nghiên cứu để hiểu về văn hoá của thị trường mới.
Điều này khiên cho một số thương hiệu thất bại, mất mát hàng triệu dolar và đi kèm với
đó là bắt đầu lại từ còn số 0. Nhưng trên hết những sai lầm ngớ ngẩn đó là sự xúc phạm
đối với người tiêu dùng.

You might also like