You are on page 1of 8

1

ĐỊA LÍ THẦY TÙNG x AT SCHOOL

KHÓA HỌC CHINH PHỤC CÂU HỎI VẬN DỤNG ĐỊA LÍ VÙNG KINH TẾ
TRONG ĐỀ THI CÁC SỞ, TRƯỜNG

QUÀ TẶNG CUỐI KHÓA HỌC (ĐÁP ÁN Ở TRANG CUỐI)


Câu 1 (Sở Hà Tĩnh): Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Đồng
bằng sông Hồng là
A. tạo ra nguồn hàng xuất khẩu, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
B. hình thành vùng chuyên canh lớn, tạo thêm nhiều việc làm.
C. đa dạng sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế trang trại.
D. khai thác hiệu quả tài nguyên, tạo nhiều nông sản hàng hoá.
Câu 2 (Sở Tiền Giang): Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Đồng
bằng sông Cửu Long hiện nay là
A. tạo nguyên liệu cho chế biến, tăng chất lượng sản phẩm, sử dụng tốt tài nguyên.
B. thích ứng biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng hiệu quả sản xuất.
C. sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, cung cấp nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm.
D. tăng sản lượng cây trồng, đa dạng sản phẩm nông nghiệp, mở rộng thị trường.
Câu 3 (Sở Nghệ An): Giải pháp chủ yếu trong ngành trồng trọt để ứng phó với biến đổi
khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đẩy mạnh thâm canh, áp dụng công nghệ trồng mới, trồng rừng ngăn mặn.
B. xây dựng công trình thủy lợi, chú trọng cải tạo đất, tăng cường thâm canh.
C. chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bố trí mùa vụ hợp lí, đa dạng hóa cây trồng.
D. phát triển trang trại, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tập trung sản xuất Ilúa.
Câu 4 (Sở Cao Bằng): Ý nghĩa chủ yếu của việc sản xuất cây công nghiệp theo vùng
chuyên canh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta là
A. tăng nông sản, nâng cao vị thế của vùng, thay đổi cách thức sản xuất.
B. tăng xuất khẩu, phát huy thế mạnh, phát triển nông nghiệp hàng hóa.
C. phân bố lại sản xuất, tạo ạo ra việc làm, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.
D. gắn với công nghiệp, sử dụng tốt hơn lao động, tăng hiệu quả kinh tế.
Câu 5 (Sở Đắk Nông) Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và
cây đặc sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. khai thác thế mạnh của vùng núi, tạo nhiều việc làm.
B. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, lãnh thổ.
C. đa dạng hoá các sản phẩm, nâng cao vị thế của vùng.
D. tận dụng tài nguyên, phát triển nông nghiệp hàng hoa.
2

Câu 6 (Sở Hà Nội): Việc đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ nhằm mục đích chủ yếu là
A. tăng cường chất lượng, góp phần bảo quản.
B. đảm bảo hàng xuất khẩu, tạo nhiều việc làm.
C. nâng cao giá trị, phát triển mạnh hàng hoá.
D. phát triển chuyên môn hoá, tăng sản lượng.
Câu 7 (Sở Phú Thọ): Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển vùng chuyên canh cây công
nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. phát huy thế mạnh, thúc đẩy chế biến và sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
B. sử dụng tốt nguồn lao động, phát triển chế biến và tăng hiệu quả kinh tế.
C. tăng sản lượng, thay đổi cách thức sản xuất và nâng cao vị thế của vùng.
D. tạo thêm việc làm, đa dạng hóa kinh tế nông thôn và phân bố lại sản xuất.
Câu 8 (Sở Phú Thọ): Biện pháp chủ yếu triển cây rau, quả cận nhiệt theo hướng hàng
hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. sử dụng giống mới, nâng cao sản lượng, trồng trọt chuyên canh.
B. đẩy mạnh tiếp thị sản phẩm, sử dụng kĩ thuật mới, tăng diện tích.
C. đẩy mạnh việc chế biến, sản xuất tập trung, phát triển thị trường.
D. tăng năng suất, hình thành vùng chuyên canh, đa dạng sản phẩm.
Câu 9 (Liên trường THPT Nghệ An): Giải pháp chủ yếu để phát triển cây ăn quả ở
Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ.
B. thu hút vốn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ.
C. đẩy mạnh thâm canh, tăng cường liên doanh với nước ngoài.
D. nâng cao chất lượng lao động, quy hoạch vùng chuyên canh.
Câu 10 (Sở Bắc Giang): Biện pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi ở ĐB sông Hồng là
A. phát triển trang trại, gắn với chế biến và dịch vụ.
B. bảo đảm nguồn thức ăn, phòng chống dịch bệnh.
C. sử dụng tiến bộ kĩ thuật, dùng nhiều giống mới.
D. hiện đại hóa chuồng trại, tăng vật nuôi lấy trứng.
Câu 11 (Sở Nghệ An): Chăn nuôi gia súc lớn ở Bắc Trung Bộ có hiệu quả còn thấp chủ
yếu do
A. công nghiệp chế biến chưa phát triển, nhu cầu còn hạn chế.
B. cơ sở thức ăn chưa đảm bảo, quy mô nuôi nhỏ, phân tán.
C. thị trường luôn biến động, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.
D. thiếu lao động trình độ cao, mạng lưới thú y chưa phát triển.
3

Câu 12 (Sở Hà Nam): Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc ở Trung
du và miền núi Bắc Bộ là
A. nâng cấp giao thông, tìm kiếm thị trường, phát triển công nghiệp chế biến.
B. nâng trình độ lao động, cải tạo đồng cỏ, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
C. tăng cường thu hút đầu tư, cải tiến chuồng trại, duy trì số lượng đàn trâu.
D. hạn chế du canh du cư, có sự hỗ trợ của Nhà nước, đảm bảo hơn về thú y.
Câu 13 (Sở Hà Nội): Đồng bằng sông Hồng hiện nay phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ
sản chủ yếu do
A. thúc đẩy sản xuất hàng hoá, đáp ứng thị trường.
B. đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, đa dạng sản xuất.
C. nhu cầu tăng cao, phát huy thế mạnh tự nhiên.
D. thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm.
Câu 14 (Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An): Việc mở rộng diện tích nuôi tôm ở Đồng
bằng sông Cửu Long cần chú ý tới vấn đề chủ yếu nào sau đây?
A. Tăng cường giống mới, phổ biến kĩ thuật nuôi trồng.
B. Bổ sung nguồn lao động, tăng cường cơ sở thức ăn.
C. Bảo vệ rừng ngập mặn, mở rộng thị trường tiêu thụ.
D. Phát triển công nghiệp chế biến, bổ sung lao động.
Câu 15 (Sở Nghệ An): Sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng phát
triển mạnh chủ yếu do
A. quy mô và trình độ lao động tăng nhanh, giao thông vận tải phát triển mạnh.
B. thu hút được nhiều vốn đầu tư, hiện đại cơ sở hạ tầng, thị trường mở rộng.
C. các nguồn nguyên, nhiên liệu được đảm bảo, phát triển nhiều ngành hiện đại.
D. áp dụng công nghệ hiện đại, đô thị hóa tăng nhanh, lao động có kĩ thuật cao.
Câu 16 (Chuyên Hùng Vương - Gia Lai): Biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản
xuất công nghiệp Đồng bằng sông Hồng là
A. nâng cao chất lượng lao động, mở rộng khu chế xuất.
B. tăng cường thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ mới.
C. nâng cấp cơ sở hạ tầng, đảm bảo nguồn nguyên liệu.
D. thúc đẩy công nghiệp hóa, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Câu 17 (Sở Bắc Ninh): Hướng phát triển công nghiệp chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng

A. tăng cường liên kết vùng, bổ sung lao động, áp dụng công nghệ mới.
B. đẩy mạnh các ngành trọng điểm, thu hút đầu tư, hoàn thiện quy hoạch.
C. xây dựng cơ cấu ngành linh hoạt, nâng chất lượng, mở rộng thị trường.
4

D. đổi mới thiết bị, nâng chất lượng, phát triển các ngành có thế mạnh.
Câu 18 (Sở Phú Thọ): Việc phát triển cơ sở năng lượng ở Tây Nguyên nhằm mục đích
chủ yếu nào sau đây?
A. Thúc đẩy và tạo ra giai đoạn mới trong quá trình công nghiệp hóa.
B. Phát triển hàng hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
C. Khai thác lợi thế về thủy năng, tạo điều kiện khai thác khoáng sản.
D. Mở rộng cơ sở công nghiệp chế biến các nông sản chính cho vùng.
Câu 19 (Sở Hải Phòng): Khó khăn chủ yếu trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du
và miền núi Bắc Bộ là
A. khoáng sản có quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng lạc hậu, khí hậu thất thường.
B. địa hình bị chia cắt mạnh, khí hậu thất thường, nghèo khoáng sản.
C. lao động trình độ thấp, địa hình bị chia cắt, giao thông vận tải khó khăn.
D. vốn đầu tư ít, cơ sở vật chất chậm phát triển, thiếu lao động có tay nghề.
Câu 20 (Sở Vĩnh Phúc): Mục đích chủ yếu của hoạt động khai thác than ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ là
A. tạo nguyên liệu cho ngành luyện kim, thúc đẩy sự phát triển cảng biển.
B. tạo ra nhiều việc làm, phục vụ nhu cầu sử dụng chất đốt của người dân.
C. thúc đẩy các ngành sản xuất, tăng nguồn thu nhập cho người lao động.
D. cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Câu 21 (Liên trường THPT Nghệ An): Biện pháp chủ yếu để phát triển bền vững công
nghiệp khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. đầu tư công nghệ, nâng cao c lượng, hạ giá thành.
B. tăng cường thu hút đầu tư, đổii mới công nghệ khai thác.
C. nâng cấp cơ sở hạ bảo vệ và phát triển vốn rừng.
D. đẩy mạnh việc thăm dò khoáng sản, đào tạo nhân lực.
Câu 22 (Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An): Tây Nguyên xây dựng được nhiều nhà
máy thủy điện trên cùng một dòng sông, chủ yếu do
A. khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, mùa mưa kéo dài.
B. sông chảy trên cao nguyên có độ cao khác nhau, lượng mưa lớn.
C. địa hình nhiều thác ghềnh, cao nguyên badan có mặt bằng rộng.
D. có nhiều sông lớn, lượng nước được cung cấp từ ngoài lãnh thổ.
Câu 23 (Sở Bắc Giang): Mục đích chủ yếu của việc xây dựng nhà máy thủy điện ở Trung
du và miền núi Bắc Bộ là
A. cung cấp nguồn năng lượng lớn, đẩy mạnh công nghiệp hóa.
B. diều tiết dòng chảy sông ngòi, giảm thiểu lũ lụt vùng hạ lưu.
5

C. định canh định cư cho đồng bảo dân tộc, giải quyết việc làm.
D. tạo mặt nước rộng cho nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch.
Câu 24 (Sở Vĩnh Phúc): Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng các bậc thang thủy điện ở
Tây Nguyên là
A. cung cấp nguồn năng lượng, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
B. phát huy thế mạnh địa hình, phát triển ngành du lịch, tăng cường cơ sở hạ tầng.
C. dự trữ nguồn nước ngọt, cung cấp nước tưới trong mùa khô, giảm thiểu lũ nguồn.
D. đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, tạo nhiều việc làm, góp phần phân bố lại dân cư.
Câu 25 (Sở Đắk Nông): Đẩy mạnh phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo ở Tây
Nguyên trong thời gian gần đây nhằm mục đích chủ yếu là
A. nâng cao đời sống, tăng thêm nguồn lực, phát triển kinh tế bền vững.
B. thu hút vốn đầu tư, khai thác tốt tự nhiên, giảm áp lực cho thủy điện.
C. giải quyết việc làm, hiện đại hóa hạ tầng, thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
D. cải thiện hạ tầng, giải quyết nhu cầu điện tại chỗ, thúc đẩy xuất khẩu.
Câu 26 (Sở Hải Phòng): Thuận lợi chủ yếu để phát triển ngành dịch vụ ở Đồng bằng
sông Hồng là
A. thị trường tiêu thụ rộng, cơ sở hạ tầng đồng bộ.
B. đô thị hóa mở rộng, kinh tế hàng hóa phát triển.
C. sản xuất đa dạng, có nhiều thế mạnh khác nhau.
D. thu hút vốn đầu tư lớn, lao động có trình độ cao.
Câu 27 (Sở Lạng Sơn): Hướng chủ yếu để phát triển dịch vụ tiêu dùng ở Đồng bằng
sông Hồng là
A. đẩy mạnh sản xuất vật chất và thu hút nhiều lao động.
B. mở rộng quy mô sản xuất và liên kết với nước ngoài.
C. đào tạo lao động và sử dụng có hiệu quả các thế mạnh.
D. đa dạng các hoạt động và tăng cường hiện đại hóa.
Câu 28 (Sở Lào Cai): Biện pháp chủ yếu phát triển dịch vụ tiêu dùng ở Đồng bằng Sông
Hồng là
A. đa dạng ngành sản xuất, mở rộng thị trường.
B. tăng sản xuất hàng hóa, nâng cao mức sống.
C. mở rộng đô thị, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng.
D. thúc đẩy sản xuất, mở rộng hội nhập quốc tế.
Câu 29 (Cụm trường THPT Nam Định): Biện pháp chủ yếu phát triển ngành dịch vụ ở
Đồng bằng sông Hồng là
A. mở rộng liên kết các nước, đa dạng sản xuất, hiện đại hạ tầng.
6

B. tăng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh đô thị hóa, nâng cao đời sống.
C. đào tạo lao động, sử dụng hiệu quả thế mạnh, ứng dụng công nghệ.
D. mở rộng các ngành, tăng cường hiện đại hóa, thu hút đầu tư.
Câu 30 (Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An): Việc đẩy mạnh phát triển các ngành dịch
vụ ở Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Nâng cao thu nhập cho người lao động và bảo vệ môi trường.
B. Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
C. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.
Câu 31 (Sở Thanh Hóa): Ý nghĩa chủ yếu của việc đầu tư nâng cấp các tuyến đường
theo Đông - Tây ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế, phát triển dịch vụ, thu hút lao động.
B. mở rộng hậu phương cảng, phát triển nền kinh tế mở, nâng cao vai trò của vùng.
C. nâng cao vai trò trung chuyển, thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh giao lưu kinh tế.
D. hình thành khu kinh tế ven biển, nâng cao vai trò trung chuyển, thu hút đầu tư.
Câu 32 (Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An): Việc phát triển các tuyến đường ngang ở
duyên hải Nam Trung Bộ mang lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A. Tăng cường liên kết, mở rộng các vùng hậu phương cảng.
B. Kết nối với khu vực Nam Lào, hình thành các đô thị mới.
C. Giải quyết nhiều việc làm, cải thiện đời sống cho dân cư.
D. Phân bố lại dân cư và lao động, nâng cao năng lực vận tải.
Câu 33 (Sở Hải Dương): Mục đích chủ yếu của việc phát triển cảng biển nước sâu ở
Trung du và miền Bắc Bộ là
A. thu hút lao động kĩ thuật, đẩy mạnh công nghiệp hoá, phân bố lại dân cư.
B. mở rộng liên kết, tiền đề cho khu công nghiệp, phát triển kinh tế hàng hóa.
C. phát triển nền kinh tế mở, tăng vận chuyển nội địa, đa dạng hoá sản phẩm.
D. tăng năng lực vận tải, giải quyết nhiều việc làm, thu hút lao động kĩ thuật.
Câu 34 (Sở Lạng Sơn): Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng cảng nước sâu ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ là
A. đồng bộ cơ sở hạ tầng của vùng, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống dân cư.
B. đa dạng hóa các sản phẩm, thúc đẩy giao lưu kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
C. hình thành đô thị mới, tăng khả năng vận chuyển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. góp phần hình thành khu công nghiệp, tạo thế mở cửa, tăng trưởng kinh tế.
Câu 35 (Sở Thái Nguyên): Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng cảng nước sâu ở Duyên
hải Nam Trung Bộ là
7

A. tạo nhiều việc làm, hình thành các đô thị mới.


B. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
C. tăng cường mở cửa, hội mở rộng sản xuất.
D. tăng vận chuyển, cơ sở tạo khu kinh tế ven biển.
Câu 36 (Sở Tiền Giang): Du lịch biển - đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ ngày càng phát
triển chủ yếu là do
A. đa dạng hóa thành phần kinh tế, mức sống tăng, mở rộng thị trường.
B. tập trung nhiều phong cảnh đẹp, dịch vụ thuận tiện, cơ sở lưu trú tốt.
C. khai thác hiệu quả tài nguyên, thu hút đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
D. trình độ lao động nâng lên, tích cực quảng bá, nâng cấp cơ sở lưu trú.
Câu 37 (Cụm liên trường THPT Quảng Nam): Giải pháp chủ yếu để tăng lượng khách
du lịch quốc tế đến với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch.
B. tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch, bảo vệ môi trường.
C. phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng.
D. bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng các loại hình du lịch.
Câu 38 (Sở Cà Mau): Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển du lịch biển - đảo ở Trung du
và miền núi Bắc Bộ là
A. thay đổi cơ cấu sản xuất, thu hút nguồn đầu tư, nâng cao vai trò vùng.
B. tạo ra nhiều việc làm, sử dụng hợp lí các tài nguyên, đẩy mạnh sản xuất.
C. phát huy thế mạnh, nâng cao mức sống, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
D. mở rộng sản xuất hàng hóa, tạo sản phẩm đa dạng, phân bố lại dân cư.
Câu 39 (Sở Hải Phòng): Giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển du lịch ở Đồng bằng
sông Hồng là
A. đa dạng các loại hình, tạo nhiều sản phẩm phong phú, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
B. tập trung khai thác tự nhiên, mở rộng dịch vụ, tăng cường thu hút vốn đầu tư.
C. tăng cường quảng bá, phát triển giao thông, nâng cao chất lượng sản phẩm.
D. mở rộng mạng lưới, đào tạo lao động, phát triển nhiều ngành nghề thủ công.
Câu 40 (Sở Nam Định): Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu kinh tế mở ở Duyên
hải Nam Trung Bộ là
A. mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.
B. hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, hình thành đô thị mới.
C. đa dạng sản phẩm, khai thác hiệu quả nguồn lực.
D. thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ.

-------HẾT-------
8

ĐÁP ÁN
1D 2B 3C 4B 5D 6C 7A 8C 9A 10A
11B 12A 13A 14C 15B 16B 17B 18A 19D 20D
21B 22B 23A 24A 25A 26B 27D 28B 29B 30C
31B 32A 33B 34D 35D 36C 37A 38C 39C 40D

You might also like