You are on page 1of 92

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


PHAN VĂN GIÁP – LƯU HOA SƠN (đồng Chủ biên)
VŨ THỊ LAN ANH – ĐOÀN KIM CÚC – MẠC VĂN HẢI – TRƯƠNG THỊ THU HIỀN
ĐỖ THỊ THU HUYỀN – HOÀNG THỊ NHIỆM – LÝ THỊ THUỶ – ĐỖ THỊ PHƯỢNG

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG


TỈNH

CAO BẰNG
11 LỚP

1
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH

Mỗi hoạt động trong cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cao Bằng lớp 11 đều được chỉ
dẫn bằng một kí hiệu. Thầy, cô giáo sẽ hướng dẫn học sinh theo những chỉ dẫn này. Học sinh
cũng có thể theo các chỉ dẫn này để tự học.

KHỞI ĐỘNG / MỞ ĐẦU


Gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề, tạo hứng thú cho học sinh
tìm hiểu bài mới.

KHÁM PHÁ / HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI / TÌM HIỂU BÀI ĐỌC
Phát hiện, hình thành các kiến thức, kĩ năng mới.

LUYỆN TẬP / THỰC HÀNH


Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung, yêu cầu cần đạt của
chủ đề.

VẬN DỤNG
Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
cuộc sống.

Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu này


để dành tặng các em học sinh lớp sau.

2
LỜI NÓI ĐẦU

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương là những
vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, chính trị – xã hội, môi trường,
hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất
trong cả nước. Ở cấp Trung học phổ thông, nội dung giáo dục địa phương là nội dung giáo
dục bắt buộc, có vị trí tương đương các môn học khác.
Tài liệu giáo dục địa phương cấp Trung học phổ thông tỉnh Cao Bằng được xây dựng
nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về truyền thống lịch sử, văn hoá, địa lí,
đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, góp phần
hình thành các năng lực, phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông
2018. Từ đó, học sinh được bồi dưỡng ý thức tự tìm hiểu và vận dụng những nội dung đã
được học để góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá, truyền thống lịch sử của
cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng, phát triển
quê hương, đất nước.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cao Bằng lớp 11 được thiết kế theo lĩnh vực và chủ đề,
phục vụ cho việc dạy và học, tổ chức các hoạt động giáo dục trong các trường trung học
phổ thông của tỉnh Cao Bằng, với tổng thời lượng là 35 tiết (trong đó 31 tiết dành cho việc
giảng dạy các chủ đề, 4 tiết dành cho kiểm tra, đánh giá). Việc biên soạn tài liệu được thực
hiện theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan; nội dung, thông tin đề cập tới
bảo đảm tính xác thực, khoa học, thể hiện tính sư phạm cao; bám sát mục tiêu đổi mới giáo
dục, đào tạo và theo yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh tương ứng với
lớp, cấp học.
Nhóm biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cao Bằng lớp 11 gồm các chuyên gia,
các nhà khoa học; các thầy, cô giáo là cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán của tỉnh Cao Bằng.
Tài liệu đã tiếp thu ý kiến của các cơ quan, các nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục, giáo
viên cấp Trung học phổ thông trong tỉnh thông qua các hội nghị, hội thảo; đồng thời đã
được tổ chức dạy thực nghiệm tại một số trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh,
được các thầy, cô giáo, các em học sinh đánh giá là có tính khả thi và thực tiễn cao.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH CAO BẰNG

3
MỤC LỤC

Trang
Hướng dẫn sử dụng sách..............................................................................................................................................................................2
Lời nói đầu...................................................................................................................................................................................................................3

LĨNH VỰC: VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG....................................................................5
Chủ đề 1: Nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng từ đầu thế kỉ XX
đến đầu thế kỉ XXI (4 tiết)............................................................................................................5
Chủ đề 2: Một số lễ, tết ở tỉnh Cao Bằng (3 tiết)..................................................................................... 21
Chủ đề 3: Sự thành lập và vai trò của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trong thời kì 1930 – 1945 (4 tiết).... 30
Chủ đề 4: Truyện ngắn hiện đại tỉnh Cao Bằng (3 tiết)........................................................................ 40

LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP CỦA ĐỊA PHƯƠNG...................................................... 54
Chủ đề 5: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở tỉnh Cao Bằng (8 tiết)............... 54
Chủ đề 6: Hoạt động khởi nghiệp ở tỉnh Cao Bằng (5 tiết)................................................................ 68

LĨNH VỰC: CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG.................................................. 82
Chủ đề 7: Phòng chống dịch bệnh ở người và vật nuôi tại tỉnh Cao Bằng (4 tiết).................... 82
Tài liệu tham khảo............................................................................................................................................. 91

4
LĨNH VỰC VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
CỦA ĐỊA PHƯƠNG

CHỦ ĐỀ
NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU
1 CỦA TỈNH CAO BẰNG TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX
ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XXI

Yêu cầu cần đạt


• Kể được tên một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng từ đầu thế kỉ XX
đến đầu thế kỉ XXI (Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Nọn, Kim Đồng, La Văn Cầu,
Bế Văn Đàn,...).
• Nêu được những nét chính về tiểu sử và đánh giá được những đóng góp của các
nhân vật lịch sử tiêu biểu ở tỉnh Cao Bằng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
• Viết bài thu hoạch hoặc thuyết trình về một nhân vật lịch sử.

Quan sát các hình dưới đây và cho biết di tích đó liên quan đến những nhân vật lịch sử
tiêu biểu nào của tỉnh Cao Bằng. Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về các nhân vật lịch sử
này cũng như về một số nhân vật lịch sử tiêu biểu khác ở Cao Bằng.

Hình 1.1 Hình 1.2


Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng

5
1 Khái quát về các nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng từ đầu thế kỉ XX
đến đầu thế kỉ XXI
Cao Bằng là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng. Từ đầu thế kỉ XX
đến đầu thế kỉ XXI, những người con ưu tú của Cao Bằng đã tô thắm truyền thống quê
hương, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bảng thống kê một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng
từ đầu thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI
TT Tên nhân vật lịch sử Quê quán Chức danh/ Danh hiệu
– Bí thư Chi bộ hải ngoại Long Châu; Uỷ viên Ban Thường vụ Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương khoá I; Chỉ huy trưởng bộ đội Nam
Xã Hạ Hoàng, châu Hoà An (nay tiến; Khu bộ trưởng (Tư lệnh) Khu IX; Khu bộ trưởng Khu VI,...
Hoàng Đình Giong
1 là phường Đề Thám, thành phố
(1904 – 1947) – Được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng Lực lượng vũ
Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng)
trang nhân dân, Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng
Việt Nam.
– Bí thư Chi bộ đầu tiên của tỉnh Cao Bằng (1930), Bí thư Ban
Xã Xuân Phách, châu Hoà An (nay Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1933), Bí thư Liên Xứ uỷ Bắc Kì –
Hoàng Văn Nọn
2 là phường Đề Thám, thành phố Trung Kì (1937),...
(1906 – 1968)
Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng)
– Được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập.
Xã Gia Bằng, châu Nguyên Bình – Chính trị viên đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam
Dương Mạc Thạch
3 (nay là xã Minh Tâm, huyện (Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân),...
(1915 – 1979)
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) – Được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
– Khu trưởng Quân khu Hà Nội (nay là Bộ Tư lệnh Thủ đô), Tư lệnh
Lê Quảng Ba Xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Quân khu Việt Bắc (nay là Quân khu 1), Thiếu tướng Quân đội nhân
4 dân Việt Nam.
(1915 – 1988) Cao Bằng
– Được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
– Bí thư Chi Đoàn Thanh niên cứu quốc đầu tiên, trực tiếp thành lập
Đàm Minh Viễn Xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Đội Nhi đồng cứu quốc, Tư lệnh phó Uỷ ban Kháng chiến miền Nam
5 Liên khu V,...
(1919 – 1946) Cao Bằng
– Được truy tặng Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.
– Tư lệnh Quân khu 1, Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam; Phó
Đàm Quang Trung Xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,...
6
(1921 – 1995) Cao Bằng – Được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương
cao quý khác.
Đàm Văn Nguỵ Xã Minh Khai, huyện Thạch An, – Tư lệnh Quân khu 1, Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam,...
7
(1927 – 2015) tỉnh Cao Bằng – Được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Nông Văn Dền (bí danh Xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, – Đội trưởng Hội Nhi đồng Cứu quốc.
8
Kim Đồng) (1929 – 1943) tỉnh Cao Bằng – Được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang (1997).
Phùng Văn Khầu Xã Đức Hồng, huyện Trùng Được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
9
(1929 – 2021) Khánh, tỉnh Cao Bằng (1954).

6
Lý Viết Mưu Xã Độc Lập, huyện Quảng Hoà,
10 Được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
(1934 – 1950) tỉnh Cao Bằng
Xã Quang Vinh, huyện Phục Hoà
Bế Văn Đàn Được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
11 (nay là xã Bế Văn Đàn, huyện
(1931 – 1953) (1955).
Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng)

La Văn Cầu Xã Đình Phong, huyện Trùng Được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
12
(sinh năm 1932) Khánh, tỉnh Cao Bằng (1952).

Hoàng Văn Thượng Xã Lăng Yên, huyện Trùng Khánh, Được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời
13
(sinh năm 1948) tỉnh Cao Bằng kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1978).

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Bí thư Đảng uỷ xã Thành Công; Bí thư
Bàn Thượng Đức Xã Thành Công, huyện Nguyên Huyện ủy huyện Nguyên Bình.
14
(1932 – 1989) Bình, tỉnh Cao Bằng
– Được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (1985).
– Trưởng Cung Cao Sơn – Hạt 7 (cung đường thuộc tuyến Tĩnh Túc
Hoàng Thị Miên Xã Quang Long, huyện Hạ Lang, (Nguyên Bình) – Bảo Lạc).
15
(1942 – 2020) tỉnh Cao Bằng
– Được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (1985).

Thông qua tìm hiểu thực tế lịch sử địa phương và dựa vào thông tin trong bảng trên,
hãy kể tên một số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở tỉnh Cao Bằng từ đầu thế kỉ XX đến đầu
thế kỉ XXI.

2 Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng từ đầu thế kỉ XX đến đầu
thế kỉ XXI
2.1. Hoàng Đình Giong
a. Sơ lược về tiểu sử
Hoàng Đình Giong (tức Hoàng, Trần Tín, Lầu Voòng,
Nam Bình, Văn Tư, Võ Văn Đức, Vũ Đức, Lê Minh, cụ Vũ) là người
dân tộc Tày, sinh năm 1904 tại làng Thôm Hoáng, xã Hạ Hoàng,
châu Hoà An (nay là phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng).
Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, hiếu
học; các anh chị em đều tham gia hoặc giác ngộ cách mạng,...
Hình 1.3. Hoàng Đình Giong
(Ảnh tư liệu)
Nét chính về quá trình hoạt động của Hoàng Đình Giong

Năm 1925 Học tại Trường Bách nghệ (Hà Nội).

Tham gia phong trào học sinh, sinh viên đòi thả Phan Bội Châu,
Năm 1925 – 1926
tổ chức lễ truy điệu Phan Châu Trinh,...
Trở về Cao Bằng hoạt động, gây dựng phong trào yêu nước, bị
Giữa năm 1926
thực dân Pháp truy bắt gắt gao.

7
Ra nước ngoài (Trung Quốc) để hoạt động, được giới thiệu đến dự
Cuối năm 1927 lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại
Long Châu (Trung Quốc).

Được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại
Giữa năm 1928
Long Châu (Trung Quốc).

– Được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản đảng, tham gia thành lập
Chi bộ Hải ngoại Long Châu (12/1/1929), được bầu là Bí thư Chi bộ.
Năm 1929 – 1934
– Sáng lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng
(1/4/1930).

Là Uỷ viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
Năm 1935
khoá I, phụ trách Xứ uỷ Bắc Kì.

Tháng 9/1945 Là Chỉ huy trưởng bộ đội Nam tiến.

10/11/1945 Là Chính uỷ Quân giải phóng Nam Bộ.

12/1945 – 11/1946 Là Khu Bộ trưởng Khu IX (nay là Quân khu IX).

Là Khu Bộ trưởng Khu VI (nay thuộc Quân khu V) và hi sinh tại


11/1946 – 5/1947
Ninh Thuận.

Hãy giới thiệu nét chính về tiểu sử của đồng chí Hoàng Đình Giong.

b. Những đóng góp chính


 Từ năm 1925 đến năm 1927: hoạt động ở trong nước, tuyên truyền và gây dựng cơ sở
cách mạng ở Cao Bằng
Từ lúc mới vào học Trường Bách Nghệ (Hà Nội), Hoàng Đình Giong đã tích cực
tham gia các phong trào của học sinh, sinh viên như: đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu
(1925), tổ chức lễ truy điệu Phan Châu Trinh (1926),... Vì vậy, đồng chí bị đuổi học và quay
về Cao Bằng hoạt động.
Tại Cao Bằng, đồng chí đã tập hợp một số thanh niên và học sinh ở Hoà An vào Hội
Thanh niên yêu nước như Hoàng Văn Nọn, Lê Đoàn Chu, Nông Văn Đô,...; tích cực hoạt động,
tuyên truyền và tổ chức Hội Thanh niên ở một số địa phương trong tỉnh, gây dựng được
nhiều cơ sở cách mạng.

8
 Từ năm 1927 đến năm 1933: hoạt động tại nước ngoài, tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê-nin,
xây dựng Đảng bộ Cao Bằng
Năm 1927, Hoàng Đình Giong bí mật sang Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc). Tháng
6/1928, Hoàng Đình Giong được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Từ đây,
đồng chí càng tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê-nin và lí luận giải phóng dân tộc tại
Cao Bằng, tạo tiền đề gây dựng các cơ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trên
địa bàn tỉnh. Tháng 8/1929, dưới sự chỉ đạo của Hoàng Đình Giong, tổ chức Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên đầu tiên được thành lập ở Cao Bằng.
Tháng 12/1929, Hoàng Đình Giong cùng với Hoàng Văn Nọn, Hoàng Văn Thụ được
kết nạp vào Đông Dương Cộng sản đảng. Chi bộ Hải ngoại Long Châu được thành lập,
Hoàng Đình Giong làm Bí thư Chi bộ.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hoàng Đình Giong, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu
tiên của Cao Bằng đã được thành lập tại Nặm Lìn (xã Hoàng Tung, huyện Hoà An) (ngày
01/4/1930). Chi bộ đã làm nhiệm vụ như Ban Tỉnh uỷ lâm thời.
Nhờ các hoạt động tích cực của đồng chí Hoàng Đình Giong, Đảng bộ Cao Bằng trở
thành một trong những cơ sở vững chắc để chắp nối liên lạc giữa Ban Chỉ huy ở ngoài của
Đảng với bộ phận lãnh đạo Trung ương đang hoạt động trong nước.
 Những năm 1933 – 1936: chỉ đạo các tổ chức Đảng và phong trào cách mạng ở Hải Phòng
và Quảng Ninh
Đầu năm 1933, Hoàng Đình Giong được cử về Hải Phòng, đến Hòn Gai, Cẩm Phả
(Quảng Ninh) hoạt động, chắp nối liên lạc với những đảng viên còn sót lại sau đợt khủng bố
dữ dội của kẻ thù, thành lập cơ sở Đảng và gây dựng phong trào, tổ chức các hội để tập hợp
quần chúng,...
 Những năm 1936 – 1945: đấu tranh trong nhà tù đế
quốc, ra tù tiếp tục hoạt động cách mạng, góp phần đưa
đến thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở EM CÓ BIẾT?
Cao Bằng Năm 1943, trong lần trở về nước
Đầu tháng 2/1936, Hoàng Đình Giong bị thực dân thứ nhất, Hoàng Đình Giong được
giao nhiệm vụ đưa yêu sách nhờ
Pháp bắt giam và giải qua nhiều nơi giữa Hải Phòng,
Đảng Cộng sản Ấn Độ tạo áp lực
Hà Nội, Cao Bằng, Sơn La,... Đồng chí vẫn tích cực tham dư luận đòi quân Trung Hoa Dân
gia lãnh đạo, tổ chức đấu tranh chống lại chế độ hà khắc quốc thả lãnh tụ Hồ Chí Minh.
của nhà tù đế quốc. Tháng 10/1944, đồng chí được
quân Anh đưa về nước lần thứ
Năm 1941, khi bị thực dân Pháp đày đi Ma-đa-gát-xca
hai và nhảy dù xuống Cao Bằng,
(Madagascar) (châu Phi), đồng chí Hoàng Đình Giong đã mang về cho cách mạng phương
có sách lược đấu tranh khôn khéo, tranh thủ lực lượng tiện thông tin, vũ khí, thuốc chữa
Đồng minh, cùng một số bạn tù chính trị trở về Tổ quốc bệnh,...
an toàn, bắt mối được với tổ chức và tiếp tục hoạt động
cách mạng.

9
Năm 1945, Hoàng Đình Giong được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ cùng Đảng bộ
Cao Bằng tích cực chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Với tư cách là Trưởng Ban khởi
nghĩa tỉnh Cao Bằng, đồng chí cùng Ban Tỉnh uỷ lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, xoá
bỏ chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng ở hầu hết các nơi trong tỉnh.
Rạng sáng 21/8/1945, Hoàng Đình Giong trực tiếp chỉ huy một đại đội giải phóng bí
mật tiến vào chiếm thị xã Cao Bằng (nay là thành phố Cao Bằng). Ngày 22/8/1945, Tổng khởi
nghĩa tháng Tám ở Cao Bằng giành thắng lợi hoàn toàn.
 Năm 1945: chỉ huy bộ đội Nam tiến chống thực dân Pháp xâm lược
Cuối tháng 9/1945, khi thực dân Pháp trở lại xâm
EM CÓ BIẾT? lược Việt Nam lần thứ hai, Hoàng Đình Giong với bí danh
Võ Văn Đức đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ
Hoàng Đình Giong được đổi tên
thành Võ Văn Đức để đảm bảo Trung ương Đảng giao nhiệm vụ chỉ huy các đơn vị vào
bí mật, đồng thời tên mới còn có Nam chiến đấu.
ý nghĩa: vừa có văn vừa có võ lại
vừa có đức, thể hiện sự trọn vẹn
Tại Sài Gòn – Gia Định, Võ Văn Đức đã cùng với các
và phẩm chất cần thiết phải có của đồng chí trong Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ thống nhất
người lãnh đạo. Bác Hồ đã căn dặn: chủ trương hành động, tổ chức bao vây, chặn đánh quân
Chú cầm quân ra chiến trường,
Pháp không cho chúng mở rộng phạm vi chiếm đóng.
văn, võ đều cần, nhưng phải chú
trọng cái đức của người cán bộ Võ Văn Đức đã đề xuất việc xây dựng căn cứ địa, xây dựng
cách mạng. lực lượng vũ trang ở vùng nông thôn, đồng bằng, phát
động chiến tranh du kích để đánh địch,...

Tháng 11/1945, Giải phóng quân Nam Bộ ra đời. Đồng chí Vũ Đức (tức Võ Văn Đức) được cử làm
Chính uỷ. Chiến khu D đã được thành lập, trở thành căn cứ địa vững chắc trong cả hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

 Từ tháng 12/1945 đến tháng 11/1946: là Khu Bộ trưởng Khu IX, đề ra những quyết định
mang tầm chiến lược
Tháng 12/1945, Khu bộ Khu IX được thành lập,
EM CÓ BIẾT? đồng chí Vũ Đức được giao trọng trách là Khu Bộ trưởng
(Tư lệnh). Đồng chí đã thể hiện vai trò của Khu Bộ trưởng
Khu IX gồm các tỉnh Vĩnh Long, Trà
Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
trong việc xây dựng, phát triển lực lượng kháng chiến,
Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, thống nhất các lực lượng vũ trang Nam Bộ, xây dựng căn
Hà Tiên. cứ địa U Minh, giải quyết vấn đề đại đoàn kết dân tộc,
nhất là đoàn kết với đồng bào Khơ-me, đoàn kết tôn giáo,
phối hợp xây dựng lực lượng tại các nước Cam-pu-chia,
Lào, Thái Lan chống thực dân Pháp xâm lược, cũng như trực tiếp chỉ huy nhiều mặt trận
chiến đấu chống địch.

10
 Từ cuối tháng 11/1946 đến tháng 5/1947: làm Khu Bộ trưởng Khu VI
Cuối tháng 11/1946, Vũ Đức lên đường ra Bắc làm nhiệm vụ. Đồng chí được Trung
ương Đảng phân công ở lại làm Khu bộ trưởng Khu VI (căn cứ Khu bộ ở Ninh Thuận). Tại đây,
đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc chỉ đạo xây dựng, củng cố các đơn vị chủ
lực tại Ninh Thuận, Bình Thuận, cũng như giúp đỡ Đảng bộ Ninh Thuận, Bình Thuận lãnh đạo
tiến hành chiến tranh du kích, vận động đồng bào các dân tộc tham gia kháng chiến,...
Một ngày giữa tháng 5/1947, một cánh quân Pháp ập đến bao vây căn cứ khu bộ. Khu bộ trưởng Vũ Đức
đã trực tiếp chỉ huy chiến đấu chặn địch. Đồng chí đã anh dũng hi sinh.

TƯ LIỆU. Trong bất kì hoàn cảnh nào, dù khó khăn thiếu thốn, gian khổ, kể cả khi bị tù đày, tra
tấn, đồng chí vẫn lạc quan tin tưởng ở tiền đồ cách mạng, luôn thể hiện tinh thần cách mạng tiến
công, bình tĩnh, sáng suốt để vạch ra và thực hiện những quyết sách lớn; giành phần thắng trên
bước đường đấu tranh cách mạng. Đồng chí còn là người vạch ra những chủ trương, đường lối
đúng đắn phù hợp với tình thế cách mạng từng thời kì và ở từng địa phương, từng hoàn cảnh cụ
thể để đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi cuối cùng.
(Theo Tỉnh uỷ Cao Bằng, Hoàng Đình Giong – Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng
(1904 – 1947), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014, tr. 250)

Hình 1.4. Khu lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong tại thành phố Cao Bằng
Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng

Đồng chí Hoàng Đình Giong đã được Đảng, Nhà nước truy tặng nhiều phần thưởng
cao quý như: Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1998), danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân (năm 2009), Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam
(năm 2018).

11
1. Khai thác thông tin trong mục, hãy đánh giá vai trò của Hoàng Đình Giong đối với
phong trào cách mạng ở Cao Bằng nói riêng và phong trào cách mạng Việt Nam
nói chung qua từng giai đoạn.
2. Khai thác tư liệu (trang 11) và cho biết: Tư liệu giúp em biết thông tin gì về đồng chí
Hoàng Đình Giong? Nêu một số dẫn chứng từ nội dung bài học để chứng minh.

2.2. Hoàng Văn Nọn


a. Sơ lược về tiểu sử
Hoàng Văn Nọn (tức Hoàng Như, Hoàng Tú Hưu, Hoàng Ngọc Như, Văn Tân,
Hoàng Lương Hữu, Thiết, Hoàng Vĩnh Tuy) sinh năm 1906 là người dân tộc Tày, quê ở làng
Nà Toàn, xã Xuân Phách (nay thuộc phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng).
Nét chính về quá trình hoạt động của Hoàng Văn Nọn

Sang Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc) để bồi dưỡng về lí


Tháng 9/1928 luận cách mạng và cách thức lập đường dây liên lạc với phong
trào cách mạng trong nước.

Được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sau đó về
Tháng 10/1929
Cao Bằng tiếp tục hoạt động.

Được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản đảng, tham gia thành
Tháng 12/1929
lập Chi bộ Hải ngoại Long Châu.

Thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng và
Ngày 1/4/1930
trở thành Bí thư Chi bộ.

Tháng 7/1933 Là Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng.

Là đại biểu chính thức tham gia đoàn đại biểu của Đảng
Tháng 7/1935 Cộng sản Đông Dương dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản
tại Mát-xcơ-va (Liên Xô).

1934 – 1937 Học tại Trường Đại học Phương Đông, Mát-xcơ-va.

Là đặc phái viên của Trung ương Đảng về nước củng cố Liên
Giữa năm 1937 Xứ uỷ Bắc Kì – Trung Kì, sau đó được bầu làm Bí thư Liên Xứ uỷ
Bắc Kì – Trung Kì.

12
– Cùng các đồng chí Xứ uỷ vận động nhân dân Hà Nội, Hà Đông
tổ chức cuộc mít tinh lớn biểu dương lực lượng tại khu Đấu Xảo
Năm 1938 (Hà Nội) (1/5/1938).
– Trực tiếp chủ trì Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Đông tại
làng Vạn Phúc (cuối năm 1938).

– Bị Pháp bắt tại Hà Nội và đưa về Cao Bằng, sau đó được thả ra.
Từ tháng 1/1939 – Bị Pháp bắt lần thứ hai tại Hải Phòng, bị kết án 5 năm tù giam
đến tháng 8/1940 tại trại Bá Vân (Thái Nguyên), sau đó đưa về nhà tù Hoả Lò
(Hà Nội).

Vượt ngục về huyện Chương Mỹ (Hà Nội) hoạt động, sau đó


Đầu năm 1945 về tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền trong
Cách mạng tháng Tám ở Cao Bằng.

Đảm nhận nhiều vị trí công tác khác nhau: phụ trách huyện
Từ năm 1946 Bảo Lạc (nay là Bảo Lạc và Bảo Lâm), phụ trách các huyện biên
đến năm 1957 giới phía đông Cao Bằng,... đến năm 1950 chuyển về Bộ Nội vụ,
là Bí thư Chi bộ Bộ Nội vụ.

Được bầu giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
Năm 1961
Cao Bằng.

Khai thác thông tin trong mục, hãy giới thiệu nét chính về tiểu sử của Hoàng Văn Nọn.

b. Những đóng góp chính


Hoàng Văn Nọn được giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng
từ rất sớm, là một trong các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên đầu tiên của tỉnh Cao Bằng và cũng là một trong những
đảng viên Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh.
Tháng 12/1929, Hoàng Văn Nọn được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản
đảng tại Long Châu (Trung Quốc). Ông cùng các đồng chí Hoàng Đình Giong,
Hoàng Văn Thụ tuyên bố thành lập Chi bộ Hải ngoại Long Châu.

Hình 1.5. Hoàng Văn Nọn


(Ảnh tư liệu)

13
Hoàng Văn Nọn được giao nhiệm vụ chuẩn bị về mọi mặt để tiến tới thành lập Chi bộ
cộng sản ở Cao Bằng. Hoàng Văn Nọn đã kết nạp được hai đồng chí là Lê Đoàn Chu,
Nông Văn Đô vào Đảng và thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng
ngày 1/4/1930 (tại Nặm Lìn, xã Hoàng Tung, châu Hoà An). Hoàng Văn Nọn được bầu làm
Bí thư Chi bộ.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng, phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển mạnh mẽ, các cơ
sở đảng ngày càng phát triển, các chi bộ lần lượt ra đời ở nhiều xã tại các châu như: Hoà An, Hà Quảng,
Thạch An, Quảng Hoà,...

Đảng bộ Cao Bằng ngày càng lớn mạnh, có hệ thống vững chắc từ tỉnh đến cơ sở.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Nọn làm Bí thư đã được Ban lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Đông Dương công nhận.
Với uy tín và năng lực công tác của mình, giữa năm
1937, tại cuộc họp bầu lại Liên Xứ uỷ Bắc Kì – Trung Kì,
EM CÓ BIẾT?
Hoàng Văn Nọn được bầu làm Bí thư Liên Xứ uỷ. Đồng chí
Nhân ngày Quốc tế Lao động
tích cực đi các địa phương chỉ đạo, củng cố, xây dựng các
1/5/1938, với tên mới là Hoàng
tổ chức cơ sở đảng, tuyên truyền, vận động nhân dân
Lương Hữu, trong vai thợ ảnh mở
hiệu ảnh Dân Chúng tại Hà Đông đấu tranh.
làm cơ sở hoạt động, đồng chí đã Hoàng Văn Nọn là người trực tiếp chủ trì Hội nghị
chỉ đạo tuyên truyền, vận động
thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Đông tại làng Vạn Phúc (cuối
nhân dân Hà Nội, Hà Đông tổ chức
năm 1938). Đồng chí được Xứ uỷ giao nhiệm vụ làm Bí thư
cuộc mít tinh lớn biểu dương lực
lượng tại khu Đấu Xảo Hà Nội. Khu B, gồm các tỉnh: Hải Dương, Quảng Yên (nay thuộc
Quảng Ninh), Kiến An và thành phố Hải Phòng,...
Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hoàng Văn Nọn về Cao Bằng tiếp tục hoạt
động, tham gia lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền trong tỉnh.
Trong khoảng 20 năm sau đó, ông đã trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau. Ở cương
vị nào, ông cũng luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, hoàn thành mọi nhiệm vụ, trọng trách
được giao.
Hoàng Văn Nọn được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập
và nhiều phần thưởng cao quý khác. Hiện nay, Đảng bộ và nhân dân Cao Bằng đã chọn
tên ông để đặt tên cho một trong những đường phố lớn tại trung tâm thành phố Cao Bằng
(đường Hoàng Như).

Nêu những đóng góp chính của Hoàng Văn Nọn đối với phong trào cách mạng Việt Nam
và phong trào ở tỉnh Cao Bằng.

14
2.3. Kim Đồng
a. Sơ lược về tiểu sử
Kim Đồng là bí danh của Nông Văn Dền, sinh năm 1929, là thiếu niên người dân tộc
Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Kim Đồng sinh ra và
lớn lên trong một gia đình có anh trai, chị gái và anh rể đều tham gia hoạt động cách mạng.
Nét chính về quá trình hoạt động của anh hùng liệt sĩ Kim Đồng

– Bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng.


Năm 1941
– Được cử làm Đội trưởng Hội Nhi đồng Cứu quốc (15/5/1941).

Năm 1942 Được gặp và đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lên Pác Bó.

Năm 1943 Hi sinh trong khi làm nhiệm vụ.

Năm 1997 Được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.

b. Kim Đồng – người thiếu niên anh hùng


Kim Đồng tham gia hoạt động cách mạng từ khi
còn nhỏ tuổi, là đội viên đầu tiên và cũng là Đội trưởng
đầu tiên của Hội Nhi đồng Cứu quốc (tiền thân của Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh).
Kim Đồng được phân công nhiệm vụ đưa thư, canh
gác, làm liên lạc, đưa đón cán bộ. Với sự thông minh,
nhanh trí và lòng dũng cảm, Kim Đồng đã luôn hoàn thành
các nhiệm vụ được giao: đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
từ hang Nộc Én (Nà Mạ) lên Pác Bó, đưa đồng chí Vũ Anh –
Uỷ viên Trung ương Đảng từ Đào Ngạn (cách Nà Mạ
Hình 1.6. Tượng đài Anh hùng liệt sĩ khoảng 10 km, nay thuộc xã Ngọc Đào) về Pác Bó an
Kim Đồng toàn,... Kim Đồng cũng đã tuyên truyền, giác ngộ được
Ảnh: Nông Linh Thế
nhiều bạn nhỏ cùng tham gia hoạt động cách mạng.
Trong một lần làm nhiệm vụ về gần đến nhà Lý Văn Kinh (còn gọi là Kinh Sình, là anh rể
của Kim Đồng) lúc trời đã mờ sáng. Phát hiện ra bọn lính từ xa, với sự thông minh, nhạy bén,
Kim Đồng biết đó là bọn lính đang vây bắt cán bộ nên đã nhanh trí, dũng cảm đánh động để
thu hút quân địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng nổ, nhiều cán bộ chủ chốt của Châu
uỷ và Ban Việt Minh Hà Quảng đang họp đã kịp rút lên núi an toàn. Tuy nhiên, Kim Đồng đã bị
trúng đạn và anh dũng hi sinh trên cánh đồng Nà Mạ, gần dòng suối Lê-nin vào ngày 15/2/1943,
khi mới 14 tuổi.

15
Cuộc đời hoạt động cách mạng và tấm gương hi sinh anh dũng của Kim Đồng đã trở
thành nguồn đề tài cho nhiều sáng tác âm nhạc, văn thơ. Tháng 7/1997, Kim Đồng được
Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.
Ngày nay, phần mộ và tượng đài Kim Đồng nằm trong khuôn viên Khu di tích lịch sử
Kim Đồng thuộc quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó đã trở thành điểm thu hút
nhiều du khách, trong đó có đông đảo thế hệ trẻ Việt Nam đến tham quan, học tập, ôn lại
truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.

Hình 1.7. Học sinh tham quan, học tập tại Khu di tích lịch sử Kim Đồng
Ảnh: Lâm Dịu

1. Hãy giới thiệu sơ lược về tiểu sử và cho biết đóng góp của Anh hùng liệt sĩ Kim Đồng
đối với cách mạng.
2. Kể tên những bài hát, bài thơ, tác phẩm văn học,... khắc hoạ hình tượng Kim Đồng.
Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?

2.4. Bế Văn Đàn


a. Sơ lược về tiểu sử
Bế Văn Đàn là người dân tộc Tày, sinh năm 1931 tại Bản Buống, xã Quang Vinh, huyện
Phục Hoà (nay thuộc xã Bế Văn Đàn, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng); xuất thân trong một
gia đình nghèo, bố làm thợ mỏ, mẹ mất sớm khi anh còn nhỏ.

16
Nét chính về quá trình hoạt động của Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn

Xung phong vào bộ đội, được biên chế vào Đại đội 674,
Tháng 1/1948 Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316, quân chủ lực
của Bộ Quốc phòng.

Những năm
Tham gia nhiều trận đánh trong các chiến dịch.
1949 – 1953

Đông – Xuân
Làm liên lạc viên Tiểu đoàn 251.
1953 – 1954

Hi sinh trong trận chiến đấu cùng với Đại đội 674 thuộc
Ngày 12/12/1953
Tiểu đoàn tại Mường Pồn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

b. Tấm gương chiến đấu và anh dũng hi sinh của Bế Văn Đàn
Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954,
với quyết tâm tiêu diệt địch ở cụm tập đoàn cứ điểm Điện Biên
Phủ, giải phóng Tây Bắc, đơn vị của Bế Văn Đàn hành quân vào trận
địa. Bế Văn Đàn được phân công làm liên lạc viên Tiểu đoàn.
Khi đó, Đại đội 674 thuộc Tiểu đoàn được giao nhiệm vụ
bao vây, giữ chân quân địch ở Mường Pồn. Quân địch liên tiếp
phản kích hòng thoát khỏi vòng vây. Trận đánh diễn ra mỗi lúc
một ác liệt hơn, trong thế giằng co quyết liệt. Thương vong xảy
ra ở Đại đội 674 nhiều hơn trước. Để truyền đạt mệnh lệnh của
cấp trên: bằng mọi giá phải chặn giữ địch tại Mường Pồn, tạo
điều kiện cho các đơn vị chủ lực của ta triển khai lực lượng,... Hình 1.8. Anh hùng liệt sĩ
mặc dù mới đi công tác vừa về đến đơn vị, đồng chí Bế Văn Đàn đã Bế Văn Đàn
xung phong thực hiện nhiệm vụ này. Sau đó, đồng chí được lệnh ở (Ảnh tư liệu)
lại cùng anh em trực tiếp chiến đấu.

THÔNG TIN 1: Quân địch điên cuồng phản kích nhằm chọc thủng vòng vây của bộ đội
ta. Lúc này, đơn vị của Bế Văn Đàn chỉ còn lại 17 chiến sĩ. Bản thân anh cũng bị thương,
nhưng vẫn kiên cường giữ vững vị trí chiến đấu.
Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ đã hi sinh. Khẩu trung liên của
đồng chí Chu Văn Pù cũng không nhả được đạn vì địa hình, địa vật bị khuất tầm ngắm
bắn, khiến đồng chí phải loay hoay tìm cách gá đặt chân khẩu trung liên trên mặt đất.
Thấy ít tiếng súng từ phía quân ta, địch lại ào ào phản kích, tình thế cấp bách hơn bao
giờ hết. Nhìn đồng đội người thì hi sinh, người thì bị thương, lửa căm thù như rực cháy
trong tim, mồ hôi, nước mắt ròng ròng, Bế Văn Đàn lao nhanh đến chỗ đồng chí Pù và
ngồi xuống trong tư thế quỳ, cầm khẩu trung liên đặt hai chân đế lên bờ vai mình, giữ
chặt và hô: Bắn ngay!

17
Đồng đội đều bất ngờ. Đồng chí Pù còn chần chừ chưa dám bóp cò. Trong giây lát, như
hiểu được suy nghĩ của người bạn chiến đấu, Bế Văn Đàn hô to: “Kẻ thù đang trước mặt,
đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi!”. Nước mắt lăn dài hai bên gò má, Chu Văn Pù
nghiến răng bóp cò, trút lửa đạn về phía quân địch, khiến hàng chục tên ngã xuống. Đợt
phản kích của chúng bị bẻ gãy. Quân ta tiếp tục giữ vững trận địa chiến đấu.
Tuy nhiên, Bế Văn Đàn đã bị thương nặng vào ngực. Đồng chí đã anh dũng hi sinh, trong
tư thế khẩu súng vẫn được gá chặt chân đế trên vai mình, nòng súng hướng về phía quân
thù... Hình ảnh ấy đã trở thành một biểu tượng cao đẹp về ý chí chiến đấu ngoan cường,
“quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của đồng chí Bế Văn Đàn như
tiếp thêm hồi kèn xung trận, cổ vũ toàn thể cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 316 và các đơn vị
trên toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công, góp phần làm nên chiến thắng lịch
sử Điện Biên Phủ.

Ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và
danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Hiện nay, nhiều tỉnh, thành trong cả nước
đã trân trọng chọn đặt tên Bế Văn Đàn làm tên đường, phố, trường học,...

1. Hãy giới thiệu sơ lược về tiểu sử của Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn.
2. Hãy kể lại câu chuyện về tấm gương chiến đấu, anh dũng hi sinh của anh hùng liệt sĩ
Bế Văn Đàn và nêu suy nghĩ của em về tấm gương hi sinh anh dũng của ông.

2.5. La Văn Cầu


a. Sơ lược về tiểu sử
La Văn Cầu tên khai sinh là Sầm Phúc Hướng, sinh năm 1932, là người dân tộc Tày, quê ở
xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân
nghèo, cha bị bắt đi phu, bị đánh đập dã man, về sau kiệt sức mà chết. Cuộc sống vất vả, khổ
cực từ nhỏ nên ông sớm được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Nét chính về quá trình hoạt động của Anh hùng La Văn Cầu
Gia nhập Đại đội 671 thuộc Trung đoàn Cao – Bắc – Lạng, Sư
Năm 1948
đoàn 316 (còn mang tên Sư đoàn Bông Lau).

Năm 1950 Được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương.

– Tham gia nhiều trận đánh, chiến dịch, đặc biệt là trận Đông
Từ năm 1948 Khê trong chiến dịch Biên giới năm 1950.
đến năm 1952 – Được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng
vũ trang nhân dân (1952).

Từ năm 1983 Công tác tại Tổng cục Chính trị – Bộ Quốc phòng, sau đó là Bảo
đến năm 1996 tàng Quân đội đến khi nghỉ hưu.

Tham gia, đảm nhiệm chức vụ Uỷ viên Trung ương Mặt trận
Sau khi nghỉ hưu
Tổ quốc Việt Nam.

18
b. Chiến công tiêu biểu của La Văn Cầu

THÔNG TIN 2:
Trong những năm 1948 – 1952, La Văn Cầu tham gia chiến
đấu 29 trận và giành nhiều chiến công, tiêu biểu nhất là
chiến công trong trận đánh đồn Đông Khê lần thứ 2 thuộc
chiến dịch Biên giới năm 1950.
Ngày 16/9/1950, trong trận đánh đồn Đông Khê lần thứ 2,
La Văn Cầu là Tổ trưởng tổ bộc phá gồm 5 người, được giao
nhiệm vụ phá hàng rào để mở đường cho các đơn vị phía sau
tiến công đồn. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, La Văn Cầu bị
trúng đạn vào cánh tay phải, má phải và ngất đi. Khi tỉnh lại, Hình 1.9. Anh hùng La Văn Cầu
anh vùng dậy tìm gói bộc phá, nhờ đồng đội chặt cánh tay bị (Ảnh tư liệu)

thương và tiếp tục làm nhiệm vụ.


La Văn Cầu xách quả bộc phá nặng 12 kg, nhảy qua một số giao thông hào, tiến được đến
chân lô cốt, men đến gần lỗ châu mai. Nhân lúc quân địch thay băng đạn, La Văn Cầu
xông lên, đút được quả bộc phá vào lỗ châu mai. Lần đầu, do tay yếu nên anh không thể
đẩy quả bộc phá vào sâu bên trong và bị quân địch dùng báng súng đẩy được ra ngoài.
La Văn Cầu nảy ra sáng kiến dùng chân đẩy quả bộc phá. Nhờ đó, lần này nó đã được đẩy
vào sâu bên trong và bịt chặt lấy lỗ châu mai.
Sau khi chạy khỏi lô cốt khoảng 10 – 15 m, anh giật nụ xoè, một tiếng bộc phá phát nổ
rất lớn. Sức ép của nó đã làm anh ngất đi trong khoảng mấy phút, khi tỉnh lại thì thấy lô
cốt đã chỉ còn lại một đống gạch trắng xoá và bóng bộ đội xung kích từng loạt, từng loạt
tiến vào cứ điểm Đông Khê,...
Tấm gương chiến đấu anh dũng của La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập
công trong toàn quân.

Năm 1952, tại Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất,
chiến sĩ trẻ La Văn Cầu đã vinh dự là một trong bảy người đầu tiên được phong danh hiệu
Anh hùng.

1. Hãy giới thiệu nét chính về tiểu sử, quá trình hoạt động của Anh hùng La Văn Cầu.
2. Khai thác thông tin trong mục, hãy kể lại tấm gương chiến đấu dũng cảm của La Văn Cầu
và nêu suy nghĩ của em về đóng góp của ông đối với đất nước.

19
1. Lập bảng niên biểu (hoặc trục thời gian) thể hiện nét chính về tiểu sử, cuộc đời
hoạt động cách mạng của một nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng từ đầu thế kỉ
XX đến đầu thế kỉ XXI.
2. Qua tìm hiểu về hoạt động và đóng góp của các nhân vật lịch sử tiêu biểu của tỉnh
Cao Bằng từ đầu thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI, em ấn tượng với nhân vật lịch sử nào nhất?
Vì sao?

1. Tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo, internet, kể tên một số công trình (di tích lịch
sử, tên địa danh,...) thể hiện sự tôn vinh đóng góp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của
tỉnh Cao Bằng hiện nay.
2. Sưu tầm thêm tư liệu, viết bài thu hoạch giới thiệu về một nhân vật lịch sử tiêu biểu
của tỉnh Cao Bằng mà em đã được học hoặc nhân vật lịch sử tiêu biểu khác của tỉnh mà em
ấn tượng (theo gợi ý dưới đây):
– Họ tên, hình ảnh (nếu có) về nhân vật lịch sử;
– Quê quán;
– Nét chính về tiểu sử, sự nghiệp;
– Đóng góp của nhân vật lịch sử đối với quê hương, đất nước.

20
CHỦ ĐỀ
2 MỘT SỐ LỄ, TẾT Ở TỈNH CAO BẰNG

Yêu cầu cần đạt


• Kể được tên một số lễ, tết đặc trưng ở tỉnh Cao Bằng.
• Giới thiệu được nét chính và giải thích được ý nghĩa của một số lễ, tết tiêu biểu ở
tỉnh Cao Bằng như: Tết Nguyên đán, tết Đắp nọi, tết Thanh minh, tết Rằm tháng
Bảy, lễ Đầy tháng, lễ Cầu tự,...
• Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp
của tỉnh Cao Bằng; biết nhận ra và tránh những hủ tục lạc hậu trong các ngày lễ,
tết ở địa phương.

Quan sát hình 2.1, 2.2 dưới đây và cho biết các hình ảnh đó liên quan đến những lễ/ tết nào
ở Cao Bằng. Hãy giới thiệu về một số lễ/ tết tiêu biểu ở Cao Bằng mà em biết.

Hình 2.1. Bánh gai Hình 2.2. Bánh chưng


Ảnh: Dương Hồng Luân Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng

1. Giới thiệu một số lễ, tết đặc trưng ở Cao Bằng


Ở Cao Bằng có nhiều lễ, tết được tổ chức trong năm, gắn liền với đặc trưng của sản xuất
nông nghiệp, với đời sống văn hoá của người dân địa phương.

21
Bảng thống kê một số lễ, tết ở Cao Bằng

STT Tên gọi Dân tộc Thời gian diễn ra


Tất cả các dân Từ ngày 30 tháng Chạp đến hết ngày
1 Tết Nguyên đán
tộc trong tỉnh mồng 3 tháng Giêng
Ngày cuối tháng Giêng (ngày 29 tháng
2 Tết Đắp nọi Tày, Nùng
thiếu hoặc ngày 30 tháng Giêng)
3 Tết Thanh minh Tày, Nùng,... Mồng 3 tháng Ba âm lịch
Tày, Nùng,
4 Tết Đoan ngọ (tết giết sâu bọ) Mồng 5 tháng Năm âm lịch
Mông
Tết Khăn vài (còn được gọi là
Tết Khoăn vài hoặc So lộc):
5 Tày, Nùng Mồng 6 tháng Sáu âm lịch
thu vía, trả công cho trâu, bò;
trẻ em chăn trâu
Tết Rằm tháng Bảy
6 Tày, Nùng Rằm tháng Bảy âm lịch
(tết Trung nguyên)
Tất cả các dân
7 Tết Trung thu Rằm tháng Tám âm lịch
tộc trong tỉnh
Tết Mừng lúa mới Ngày Thìn các tháng Bảy, Tám, Chín
8 Tày, Nùng
(Kin khẩu mâứ) âm lịch
Tết Trùng cửu
9 Dao Mồng 9 tháng Chín âm lịch
(kết thúc mùa vụ)
10 Tết Trùng thập Tày, Nùng Mồng 10 tháng Mười âm lịch
11 Tết Đông chí Tày, Nùng Ngày Đông chí theo dương lịch
12 Lễ Cầu mùa Tày, Nùng,... Tháng Tư, tháng Năm âm lịch
13 Lễ Cầu mưa Lô Lô đen Ngày tốt trong tháng Ba âm lịch
14 Lễ Cầu tự Tày Thời điểm thích hợp do gia chủ lựa chọn
15 Lễ Đầy tháng Tày, Nùng, Dao Khi trẻ em sinh ra tròn 1 tháng tuổi
Được duy trì trong suốt quá trình phát
16 Lễ Cúng Mụ Dao đỏ triển của trẻ (nam: đến 12 tuổi; nữ:
trước 16 tuổi)
Được tổ chức cho người con trai đến
Lễ Cấp sắc
17 Sán Chỉ tuổi trưởng thành vào tháng Hai và
(lễ Trưởng thành)
tháng Chín âm lịch
Được tổ chức cho người con trai từ
18 Lễ Cấp sắc Dao tuổi vị thành niên trở lên vào dịp cuối
năm (tháng 11, 12) âm lịch
Lễ Mừng thọ: được định ra theo
từng mức tuổi cụ thể: 49 tuổi (lễ
19 Tày, Nùng Tháng Giêng
Phúc), 61 tuổi (lễ Thọ), 73 tuổi
(lễ Khang), 85 tuổi (lễ Ninh),...

22
Hãy kể tên và nêu nhận xét của em về một số lễ, tết đặc trưng ở Cao Bằng.

2. Một số tết tiêu biểu ở Cao Bằng


a. Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán là ngày tết lớn nhất ở Cao Bằng, được tổ chức từ ngày 30 tháng
Chạp đến ngày Mồng 3 tháng Giêng.
Đối với người Việt Nam nói chung, cộng đồng dân tộc Tày, Nùng nói riêng, tết
Nguyên đán có ý nghĩa rất quan trọng, là thời điểm tổng kết, đánh giá kết quả lao động,
sản xuất trong cả năm và dự định những kế hoạch cho năm mới. Chính vì vậy, mọi gia đình
đều cố gắng để có những ngày tết thật đầy đủ, tươm tất.
Nhà nhà đều sửa sang, dọn dẹp nhà cửa, bài trí cành đào, câu đối Tết trên bàn thờ tổ tiên và mổ lợn, thịt
gà, làm một số loại bánh, chuẩn bị mâm ngũ quả, vàng mã,... để làm lễ.
Người Tày, Nùng có những phong tục xưa rất độc đáo để đón Tết cổ truyền và cầu
mong những điều tốt đẹp cho năm mới như: chuẩn bị củi “pỏ phầy”, lấy nước vào sáng sớm
mồng một Tết,...
Từ trước ngày 30 tháng Chạp, mỗi gia đình người Tày, Nùng sẽ chuẩn bị sẵn một cây củi lớn gọi là “pỏ phầy”
(Vua bếp) để nhóm bếp đêm giao thừa. Sau khi cây củi được đun cháy, họ phải luôn giữ cho than hồng trong
suốt mấy ngày Tết, như vậy Vua bếp mới phát lộc cho gia đình được đầm ấm và có cuộc sống no đủ. Củi
Vua bếp sẽ được đun trong cả tháng Giêng, đến khi chỉ còn một đoạn ngắn họ sẽ giữ lại đến tết Đắp nọi
sẽ đun hết phần còn lại.
Người Tày, Nùng cũng có tục lệ lấy nước mới vào sáng sớm ngày mồng Một Tết ở mỏ nước hoặc con suối
của làng. Nước mới được đun để pha trà, dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng thành kính.

Hình 2.3. Lễ lấy nước đầu nguồn Pác Bó


Nguồn: Báo Cao Bằng

23
Món ăn của các dân tộc Tày, Nùng vào ngày tết Nguyên đán được chế biến từ những
nguyên liệu tự nhiên gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và đã trở thành đặc sản
nổi tiếng của địa phương như: gạo, mộc nhĩ, măng khô, nấm hương,...
Chiều 30 tháng Chạp, mọi việc trong nhà đã chuẩn bị xong, bữa cơm tất niên cúng tổ tiên được chuẩn bị
khá tươm tất, gồm: bánh chưng, thịt vịt, thịt gà, thịt lợn, nem rán, canh măng, miến,...
Vào ngày mồng Một Tết, mâm cỗ của người Tày, Nùng cúng gia tiên không thể thiếu gà trống thiến;
ngoài ra còn có bánh chưng, bánh khảo, khẩu sli, rượu, vàng hương, hoa quả, bánh kẹo,...
Ngày mồng Hai Tết, người Tày, Nùng đi chúc tết gia đình bên ngoại (Pây tái; lễ vật gồm con gà trống thiến,
cặp bánh chưng, chai rượu, hoa quả); chiều mồng Ba Tết làm cơm cúng, hoá vàng tiễn tổ tiên về trời.

Gà trống thiến Bánh chưng Lạp sườn


Ảnh: Tuệ Lâm Ảnh: Bích Thuý Ảnh: Bích Thuý

Bánh khảo Nấm hương Miến dong


Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Ảnh: Dương Hồng Luân Ảnh: Dương Hồng Luân
tỉnh Cao Bằng
Hình 2.4. Một số món ăn đặc trưng của người Cao Bằng trong dịp tết Nguyên đán

Với người Dao, Tết là dịp để gia đình sum họp, mời tổ tiên về ăn Tết và báo cáo với tổ
tiên một năm đã qua, mong tổ tiên phù hộ cho năm tới làm ăn thuận lợi. Tết cũng là dịp để
các thành viên trong gia đình nhớ về cội nguồn của mình.
Theo tục lệ của người Dao, trước khi đón năm mới, các gia đình sẽ thịt gà, thịt lợn,... chuẩn bị mâm cỗ
cúng tổ tiên từ những ngày cuối năm. Đêm 30 tháng Chạp, gia đình mới bắt đầu quét dọn và trang trí
bàn thờ. Theo truyền thống, trong những ngày đầu năm mới, người Dao có một số kiêng cữ nhằm cầu
mong cho một năm mới gặp nhiều may mắn, bình an (không ăn canh, không ăn rau xanh vào ngày
mồng Một Tết; ngày đầu tiên của năm mới thì kiêng không ra đồng làm việc, không lấy củi để nơi thờ
thổ công được yên lành,...).
Với người Mông, thói quen, tập quán cũng có những khác biệt nhất định so với các cộng
đồng dân tộc khác. Trong những năm gần đây, đồng bào Mông cũng tổ chức tết Nguyên đán
giống với người Kinh, Tày, Nùng,... Tuy nhiên, Tết của đồng bào Mông có những tập tục, lễ
nghi thể hiện văn hoá truyền thống độc đáo riêng.

24
Trong ngày 30 tháng Chạp, người con trai trong gia đình làm nhiệm vụ sửa sang bàn thờ (gia đình nào
không có bàn thờ sẽ quét sạch bụi bẩn, thay giấy dán nơi thờ). Đến khoảng 11 giờ đêm, các gia đình
chuẩn bị mâm cỗ dâng cúng tổ tiên tại bàn thờ hoặc nơi thờ. Lễ cúng gồm một con gà trống thiến, một
miếng thịt lợn, mèn mén và bánh ngô tròn, bánh ngô gói lá (ở một số nơi làm bánh chưng). Trong ngày
Tết, đến bữa ăn, người Mông phải thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Ngày mồng Hai Tết, các gia đình đem
đầu, chân, cánh của con gà ra trước cửa nhà cúng với ngụ ý cầu xin các thần linh bên ngoài phù hộ cho
năm mới cả nhà không bị bệnh tật, không bị đau đầu hay đau chân tay. Đến ngày mồng Ba Tết, các gia
đình người Mông sẽ làm lễ hoá vàng.

Tết Nguyên đán được coi là ngày tết lớn nhất trong năm của đồng bào các dân tộc ở
Cao Bằng, vì vậy trở thành nét văn hoá đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc và trở thành phong
tục tập quán lâu đời, vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa thể hiện sự gắn kết cộng đồng các dân
tộc nơi đây.

b. Tết Đắp nọi


Tết Đắp nọi là tết của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở
Cao Bằng, diễn ra vào ngày cuối tháng Giêng. Vào dịp tết
EM CÓ BIẾT? Đắp nọi, đồng bào thường gói bánh chưng, làm nhiều loại
Tiếng Tày, Nùng, “đắp” nghĩa là bánh khác nhau, sửa biện mâm cỗ đầy đủ các món: thịt,
ngày cuối cùng của tháng, kết thúc rau, canh và cúng lễ như tết Nguyên đán.
tháng; “nọi” nghĩa là ít, đối lập với Đây là cái tết đón những người thân ở xa không kịp
nhiều. Tết Đắp nọi có thể hiểu là cái về đoàn tụ với gia đình dịp tết Nguyên đán. Tết này còn có
tết nhỏ để kết thúc tháng Giêng.
ý nghĩa tập hợp, gặp gỡ mọi người trong gia đình sau một
tháng vui xuân, động viên mọi người phấn khởi, hăng hái
làm việc, chuẩn bị các điều kiện về vật chất, tinh thần để
bước vào những mùa sản xuất trong năm mới.
Tết Đắp nọi có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là thời khắc tiễn tháng Giêng, đón vụ mùa mới
của người Tày, Nùng, cầu mong cho mọi sự tốt lành, bình yên, thuận buồm xuôi gió.
c. Tết Thanh minh
Tết Thanh minh (người Tày, Nùng
gọi là Tết so Slam bươn Slam) được tổ
chức vào ngày mồng Ba tháng Ba âm
lịch hoặc trong tiết Thanh minh. Trong
ngày này, cả gia đình hoặc cả họ tổ
chức đi tảo mộ, sửa sang phần mộ cho
người đã khuất.
Lễ vật khi tảo mộ thường là xôi ngũ sắc,
thịt gà trống thiến (hoặc thịt lợn), bánh
kẹo, hương hoa,... Sau khi dọn sạch cỏ dại,
đắp lại phần mộ cho gọn, quét lại vôi cho
Hình 2.5. Một khu vực cúng tảo mộ trong tết Thanh minh
bia mộ (nếu có),... con cháu thường bày lễ
của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng
vật làm lễ dâng cúng người đã khuất. Ảnh: Lâm Dịu

25
Tết Thanh minh thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, là dịp để con cháu tưởng nhớ,
thể hiện lòng thành kính, biết ơn công đức của tổ tiên, của những người đã khuất. Vì vậy, dù
ở xa nhưng con cháu đều cố gắng thu xếp công việc để trở về đoàn tụ cùng gia đình vào
dịp này.
d. Tết Rằm tháng Bảy
Là cái tết lớn thứ hai trong năm của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng. Với
Tết này, đồng bào thường tổ chức khá chu đáo. Theo phong tục, trong dịp tết Rằm tháng Bảy,
người ta thường mổ vịt ăn chứ ít khi mổ gà, ngoài ra còn làm nhiều món bánh từ gạo nếp
(bánh rợm, bánh gai), làm bún,...
Ngoài mục đích báo hiếu, tạ ơn ông bà, tổ tiên, tết KẾT NỐI VĂN HỌC
Rằm tháng Bảy còn là dịp “xá tội vong nhân”, cúng các Theo truyền thuyết, con vịt được
vong linh không có người thờ cúng để khỏi bị quấy rầy, coi là con vật thiêng trong tâm
xui xẻo. linh của người Tày, Nùng, vì vịt là
vị sứ giả của Mường trần gian với
Tết Rằm tháng Bảy cũng là dịp để các đôi vợ chồng
Mường trời. Con vịt đó có công
cùng con cái tổ chức về thắp hương tổ tiên, thăm hỏi bên cõng gà trống vượt biển (khảm
gia đình nhà ngoại (còn gọi là tục Pây tái). Lễ vật mang hải) đi cống sứ Mường trời vào
theo thường là một đến hai con vịt, rượu và một số loại ngày Rằm tháng Bảy hằng năm.
bánh kể trên,...
Người Tày, Nùng quan niệm rằng, những người phụ nữ sau khi đi lấy chồng, quanh năm phải cùng
chồng con lo toan việc làm ăn ở nhà chồng và phải quán xuyến hương khói thờ phụng ông bà, tổ tiên
nhà chồng. Chính vì vậy, ngày mồng Hai tháng Giêng và ngày Rằm tháng Bảy là dịp người phụ nữ cùng
chồng con mình trở về nhà bố mẹ đẻ để tự tay chăm sóc cho cha mẹ. Đây cũng là dịp để chàng rể thể
hiện lòng biết ơn cha mẹ vợ của mình vì đã vất vả, khó nhọc sinh thành và chăm sóc cho cô gái mà mình
lấy về làm vợ.
Qua thời gian, người Tày, Nùng ở Cao Bằng vẫn giữ được nguyên giá trị truyền thống
của tục lệ ăn tết Rằm tháng Bảy. Đây là một trong những nét văn hoá dân tộc đặc sắc cần
được bảo tồn, gìn giữ và phát triển hơn nữa, góp phần bảo tồn không gian văn hoá chung
của đồng bào các dân tộc Việt Nam.

Hãy giới thiệu nét chính về một số tết tiêu biểu ở Cao Bằng và giải thích ý nghĩa của
ngày tết đó.

3. Một số lễ tiêu biểu ở Cao Bằng


Nét văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng còn được thể hiện thông
qua một số lễ quan trọng, đặc biệt là các lễ gắn với vòng đời của mỗi con người (lễ Đầy
tháng, lễ Mừng thọ, lễ Cầu tự,...) hoặc gắn với các mùa vụ gieo trồng (lễ Cầu mùa).
a. Lễ Cầu tự
Người Tày quan niệm rằng con cái được sinh ra do Mẻ Bjoóc trên trời phân hoa xuống
trần gian cho các cặp vợ chồng. Hoa vàng tượng trưng cho con trai, hoa bạc là con gái. Các
cặp vợ chồng có bao nhiêu con, con có khoẻ mạnh hay không,... đều do Mẻ Bjoóc định đoạt,
dựa vào phúc đức của hai vợ chồng.

26
Khi đôi vợ chồng sống với nhau lâu mà chưa có con hoặc “hữu sinh vô dưỡng“ (sinh ra
đứa trẻ ốm yếu hoặc chết yểu,...) thì người ta thường làm lễ Cầu tự. Họ mời Thầy Tào, Then,
Giàng, Bụt chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức làm lễ tại gia đình.
Lễ vật cho lễ Cầu tự được chuẩn bị chu đáo, gồm: hương, hoa, một số loại quả (chuối),
trà, rượu, bỏng, gà sống, vịt sống, gà luộc, thủ lợn, thịt mông sấn, bánh chưng vuông, bánh
giầy, chè lam,... Đặc biệt, lễ vật không thể thiếu là các loại hoa rừng do hai cô thanh nữ đi hái
để dâng lên Mẻ Bjoóc, nhằm làm cho vườn hoa của Mẻ Bjoóc thêm đủ loài rực rỡ để tiếp tục
phân hoa xuống cho trần gian. Các lễ vật trên được phân theo các mâm cỗ chay, cỗ mặn khác
nhau theo quy định,...
Tuỳ theo mục đích tổ chức cầu tự của gia chủ mà Thầy Tào, Then, Giàng, Bụt sẽ lựa chọn
nội dung lễ cầu tự tương ứng.
Sau khi làm xong lễ Cầu tự ở trong nhà, mâm cỗ cúng và con gà, con vịt được đưa ra
ngoài cửa để cúng thần trông coi gia súc, sau đó đưa đi cúng ở miếu Thổ công ở đầu và cuối
làng để cầu cho gia đình, làng bản được may mắn, công việc làm ăn thuận lợi,...
Lễ Cầu tự của người Tày là một sinh hoạt văn hoá mang tính lễ nghi, phong phú về
nội dung, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, qua đó thể hiện sự quan tâm
chăm lo cho con cái của người Tày, Nùng từ trong trứng nước. Tuy nhiên, trong nghi lễ Cầu tự,
một số thủ tục còn rườm rà, mang tính mê tín, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của các
gia đình.
b. Lễ Đầy tháng của dân tộc Tày
Lễ Đầy tháng (Khai bươn) được tổ chức
khi em bé được một tháng tuổi. Đây là nghi
lễ không thể thiếu được của người Tày đối với
một đứa trẻ vừa được sinh ra, nhất là khi đứa
trẻ là con đầu trong gia đình.
Trong lễ Đầy tháng, một bà Bụt thường
được mời đến làm lễ cúng cầu phúc cho đứa trẻ.
Mâm lễ vật dâng cúng được chuẩn bị khá cầu
kì, phong phú. Những người được mời tham
dự thường tặng cho đứa trẻ những vật phẩm
Hình 2.6. Bánh coóc mò – món bánh không thể thiếu
như: quần áo, khăn, mũ, vòng cổ, vòng tay,... trong lễ Đầy tháng của người Tày ở Cao Bằng
Đặc biệt, trong lễ Đầy tháng phải có bánh Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng
“coóc mò”.
Để làm bánh, người thân trong gia đình sẽ chuẩn bị gạo nếp thơm, dẻo, hạt to mẩy từ chiều ngày hôm
trước. Sau đó, gạo được ngâm nước rồi rửa sạch để ráo và được gói trong lá chuối hình như cái chóp,
đem luộc chín và xâu thành từng chùm khoảng 3 – 5 chiếc.
Đến ngày chính, bà ngoại đứa trẻ sẽ mang nôi, địu thổ cẩm, ô và gà mái tơ, gạo nếp thơm, bánh "coóc mò"
đến nhà bên nội. Bà ngoại sẽ là người bế em bé vào nôi. Sau khi làm lễ thắp hương cúng gia tiên, cúng
bà mụ, một người phụ nữ có uy tín, gia đình hạnh phúc,... cầm ô địu em bé trên lưng đi ra đường tượng
trưng như đưa đi học. Trên tay người phụ nữ cầm cặp sách, bút, vở và bánh “coóc mò” đem theo để “bán”
bánh “coóc mò” cho hàng xóm. Người nào nhận bánh sẽ mừng tiền và dành những câu chúc tốt đẹp đến
em bé mong cho khoẻ mạnh, may mắn và học giỏi. Khi quay trở về cũng là khi nghi lễ kết thúc, sau đó
anh em, họ hàng quây quần bên nhau ăn bữa cơm thân mật để gắn bó thêm tình cảm gia đình. Từ sau
ngày mừng Đầy tháng, em bé sẽ được bế ra ngoài chơi.

27
Lễ Đầy tháng là buổi lễ không thể thiếu được đối với một đứa trẻ vừa được sinh ra,
nhằm mừng cho em bé khoẻ mạnh, chóng lớn và mừng cho phúc đức của gia đình. Đây là
một phong tục đẹp, không chỉ là ngày đứa trẻ có tên được chứng nhận là thành viên của gia
đình mà thông qua đó còn lưu giữ những giá trị nhân văn tốt đẹp.
c. Lễ Cầu mùa
Đời sống nhân dân các dân tộc Cao Bằng gắn với sản xuất nông nghiệp là chính, vì vậy,
trước khi vào mùa vụ mới, đồng bào Tày, Nùng,... ở nhiều nơi trong tỉnh tổ chức lễ Cầu mùa.
Nghi lễ này có từ rất lâu đời, các nghi thức chính được gìn giữ gần như nguyên bản và trở
thành nét văn hoá truyền thống độc đáo của mỗi dân tộc.
Hằng năm, vào dịp tháng Tư, tháng Năm âm lịch, khi những thửa ruộng lên những lớp
mạ non, ruộng ngô chuẩn bị thu hoạch cũng là thời điểm tổ chức lễ Cầu mùa. Do một năm
chỉ cấy một vụ chính là lúa hè thu, nên thiếu thốn hay no đủ sẽ phụ thuộc rất lớn vào vụ mùa
này, vì vậy, lễ Cầu mùa được nhân dân chuẩn bị chu đáo, đặc biệt là nghi thức cúng Thổ
công. Khâu chuẩn bị lễ vật là quan trọng nhất. Công việc này cần chuẩn bị rất chu đáo, cẩn
thận, lễ vật cũng phải lựa chọn thật kĩ lưỡng. Lễ dâng gồm thủ lợn, gà luộc, xôi, rượu,...

Hình 2.7. Nghi lễ dâng hương tại miếu thờ Thổ công trong lễ hội Cầu mùa tại xã Cao Thăng
(huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) năm 2023
Ảnh: Nông Tuyến

Sau khi Trưởng bản thực hiện các nghi lễ Cầu mùa tại miếu thờ Thổ công, đại diện nhà
Trưởng bản sẽ đi cấy đầu tiên, sau đó người dân trong bản mới được cấy. Khi thực hiện xong
các nghi thức, người dân trong bản sẽ tập trung đến miếu, cùng ăn uống, trò chuyện, trao
đổi kinh nghiệm sản xuất, thể hiện tinh thần đoàn kết, nhất trí, cố kết cộng đồng của người
dân nơi đây.
Lễ Cầu mùa là một hình thức sinh hoạt hoạt tín ngưỡng chứa đựng những giá trị văn
hoá đặc trưng, thể hiện sự gắn kết giữa con người với thế giới tự nhiên và các vị thần bảo trợ
đem lại cuộc sống ấm no cho người dân trong vùng. Lễ Cầu mùa hiện nay vẫn được duy trì

28
theo đúng nghi thức truyền thống, được gìn giữ, lưu truyền và trở thành tục lệ đẹp của người
Cao Bằng, góp phần vào sự đa dạng nền văn hoá các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Hãy giới thiệu nét chính về một số lễ tiêu biểu ở Cao Bằng và giải thích ý nghĩa của hoạt
động đó.

Lập bảng thống kê về một số lễ, tết tiêu biểu ở Cao Bằng (theo gợi ý dưới đây).

TT Lễ, tết tiêu biểu Nét chính Ý nghĩa

1. Theo em, cần phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp
nào về lễ/ tết ở Cao Bằng nói chung và ở địa phương em (xã/ huyện) nói riêng? Những hủ tục
nào cần phải xoá bỏ trong các dịp lễ, tết đó?
2. Tìm hiểu thêm thông tin từ thực tế địa phương, qua sách, báo, internet, em hãy xây
dựng bài giới thiệu (theo ý tưởng của em) về một dịp lễ/ tết tiêu biểu nhất ở địa phương em
(xã/ huyện) và chia sẻ với các bạn.

29
CHỦ ĐỀ SỰ THÀNH LẬP VÀ VAI TRÒ
3 CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH CAO BẰNG
TRONG THỜI KÌ 1930 – 1945

Yêu cầu cần đạt


• Khái quát được bối cảnh lịch sử trước khi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên
ở tỉnh Cao Bằng.
• Trình bày được sự thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng.
• Nêu được nét chính về vai trò của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng thời kì 1930 – 1945.
• Trải nghiệm, giới thiệu một số di tích gắn liền với sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản
đầu tiên.
• Liên hệ sự lãnh đạo của Đảng bộ tại địa phương nơi học sinh sinh sống.

Đầu năm 1930, một sự kiện lịch sử đặc biệt đã diễn ra tại Cao Bằng. Sự kiện này đã đem
“ánh sáng đến với nhân dân các dân tộc trong tỉnh, dẫn dắt phong trào cách mạng phát triển
rộng khắp, tạo ra một bước ngoặt quan trọng để Cao Bằng tiến lên một bước mới”. Theo em,
sự kiện lịch sử đó là gì? Hãy chia sẻ những điều em biết về sự kiện đó, về tác động của sự kiện
đối với phong trào cách mạng trong toàn tỉnh.

1. Sự thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Cao Bằng
a. Bối cảnh lịch sử
Trong những năm 1929 – 1930, ở Cao Bằng đã xuất hiện nhiều tổ chức yêu nước
như: Hội đánh Tây, Hội Thanh niên Phản đế,... thu hút nhiều thanh niên yêu nước, tiến bộ
thuộc các dân tộc trong tỉnh tham gia. Trong đó, nổi bật và có ảnh hưởng lớn là đồng chí
Hoàng Đình Giong – một thanh niên dân tộc Tày yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng.
Từ những hoạt động tích cực của đồng chí Hoàng Đình Giong, tư tưởng cách mạng của
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập và rèn luyện)
đã sớm được truyền bá về Cao Bằng. Nhiều thanh niên yêu nước trong tỉnh đã tìm đường
sang Long Châu (Trung Quốc) hoạt động, sau đó được cử về nước tuyên truyền cách mạng.
Nhân ngày Tết rằm tháng Bảy năm Kỷ Tỵ (tức ngày 19/8/1929), tại địa điểm bí mật là
chùa Đống Lân, xã Hưng Đạo, huyện Hoà An (nay thuộc thành phố Cao Bằng), các đồng chí

30
Hoàng Văn Nọn và Lê Đoàn Chu đã thay mặt Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức lễ
kết nạp một số đồng chí vào Hội và thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
đầu tiên ở Cao Bằng. Sau đó, các cơ sở của Hội đã được thành lập tại mỏ thiếc Tĩnh Túc và một
số địa phương khác trong tỉnh.
Tháng 12/1929, các đồng chí Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Văn Nọn được
kết nạp vào Đông Dương Cộng sản đảng và tuyên bố thành lập Chi bộ Hải ngoại Long
Châu (Trung Quốc). Đồng chí Hoàng Đình Giong được bầu làm Bí thư Chi bộ.
Sau Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930), Chi bộ Hải ngoại Long Châu
trở thành một Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện chủ trương của Đảng, ngay từ đầu
năm 1930, đồng chí Hoàng Văn Nọn được cử về Cao Bằng hoạt động để chuẩn bị thành lập
tổ chức đảng ở đây.
b. Sự thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Cao Bằng
Ngày 1/4/1930, tại Nặm Lìn, xã Hoàng Tung, châu Hoà An (nay là huyện Hoà An), đồng
chí Hoàng Văn Nọn đã thay mặt Chi bộ Hải ngoại Long Châu kết nạp hai đồng chí tiêu biểu
trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Cao Bằng là Lê Đoàn Chu (tức Lê Mới, Nam Cao)
và Nông Văn Đô (tức Bích Giang, Cát Lợi) vào Đảng Cộng sản Việt Nam và tuyên bố thành lập
Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Cao Bằng, do đồng chí Hoàng Văn Nọn làm Bí thư.

Hình 3.1. Khe suối Nặm Lìn (xã Hoàng Tung, huyện Hoà An –
nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng
Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng

Mặt khác, từ Cao Bằng, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, nhiều cán bộ cách
mạng của Cao Bằng đã được điều đến hoạt động, gây dựng cơ sở cách mạng, góp phần vào
việc thành lập tổ chức đảng tại nhiều tỉnh, thành khác trong nước.

31
TƯ LIỆU 1. Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng là một trong những chi bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời sớm tại vùng miền núi biên giới phía đông bắc của Tổ quốc.
Ngay từ khi mới ra đời, Chi bộ đã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một Tỉnh uỷ lâm
thời, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng chính trị và hành động, lãnh đạo phong trào cách
mạng trong toàn tỉnh Cao Bằng. Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng ra đời
đã tạo nền móng vững chắc cho phong trào cách mạng và sự phát triển của Đảng bộ tỉnh
Cao Bằng sau này. Sự ra đời của chi bộ Đảng ở Cao Bằng đánh dấu một bước phát triển
mới, một bước ngoặt trên con đường đấu tranh giải phóng. Từ đây, trong phong trào đấu
tranh giành lại nền độc lập dân tộc, nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng vững bước đi lên
dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
(Theo Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930 – 2020),
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr. 44)

1. Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng thành lập như thế nào?
2. Khai thác tư liệu 1, hãy cho biết tư liệu phản ánh điều gì? Nêu dẫn chứng.

2. Vai trò của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng thời kì 1930 – 1945
a. Lãnh đạo phong trào cách mạng ở Cao Bằng trong những năm 1930 – 1941
• Từ năm 1930 đến năm 1935
Giai đoạn này, ở Cao Bằng, phong trào EM CÓ BIẾT?
cách mạng vẫn tiếp tục phát triển với sự ra đời
Hoảng sợ trước làn sóng đấu tranh cách mạng
của nhiều chi bộ Đảng mới và các tổ chức quần của quần chúng trong cao trào 1930 – 1931
chúng,... gắn liền với vai trò lãnh đạo của Chi bộ mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh, thực dân
Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng. Pháp và tay sai đã tập trung mọi lực lượng
khủng bố, đàn áp. Chúng thẳng tay tàn sát
– Củng cố, phát triển cơ sở, tổ chức đảng: dã man, nhiều cơ sở Đảng bị vỡ, một số lãnh
Các cơ sở Đảng trong tỉnh vẫn tiếp tục được tụ của Đảng bị bắt, nhiều chiến sĩ cách mạng,
đảng viên ưu tú bị giết hại, phong trào cách
củng cố, nhiều chi bộ được thành lập, tạo điều
mạng trong phạm vi toàn quốc ở vào tình
kiện vững chắc cho sự phát triển thành Đảng bộ thế vô cùng khó khăn.
tỉnh Cao Bằng.
Các chi bộ được thành lập năm: 1930 Chi bộ xã Phúc Tăng (nay thuộc xã Hồng Việt, huyện Hoà An),
Chi bộ xã Xuân Phách (nay thuộc phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng) và Chi bộ mỏ thiếc Tĩnh Túc;
năm 1931: Chi bộ xã Sóc Giang (nay là xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng), Chi bộ Gia Cung – xã Ngọc Sinh
(nay là phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng); năm 1932: Chi bộ Cốc Coóc, xã Lạc Giao (nay là xã
Chí Thảo, huyện Quảng Hoà); năm 1933: Chi bộ Phạc Sliến – xã Tung Cao (nay là xã Vân Trình, huyện
Thạch An); năm 1935: Chi bộ liên xã Gia Bằng – Kỳ Chỉ (nay là xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình),...

32
Việc kiện toàn các chi bộ Đảng từ cơ sở cho tới Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng
cũng được đặc biệt quan tâm. Tháng 7/1933, Ban Lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương
công nhận Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng do đồng chí Hoàng Văn Nọn làm Bí thư;
các ban châu uỷ đã được thành lập ở châu Hoà An (1933) và châu Hà Quảng (1935).
Từ đầu năm 1932, Tỉnh uỷ Cao Bằng đã xuất bản báo Cờ Đỏ – cơ quan tuyên truyền của
Đảng bộ tỉnh, tiền thân của báo Cao Bằng ngày nay.
Báo Cờ Đỏ trở thành công cụ quan trọng để tuyên truyền đường lối cách mạng, giáo dục lòng yêu nước,
yêu quê hương, căm thù đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột, vận động đồng bào các dân tộc tham gia
các tổ chức cách mạng, cổ vũ, động viên tinh thần đấu tranh chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
– Thành lập các tổ chức cách mạng của quần chúng:
Cộng sản đoàn: tổ chức của thanh niên ra đời cuối năm 1931 – đầu năm 1932, hoạt
động chủ yếu ở các châu Hoà An, Hà Quảng. Ngoài nhiệm vụ riêng của Đoàn, Cộng sản đoàn
còn nhận nhiệm vụ làm liên lạc giữa các cơ sở Đảng và giữa các cấp bộ Đảng.
Công hội đỏ: tổ chức của công nhân, được thành lập tại khu mỏ thiếc Tĩnh Túc năm 1931
nhằm hỗ trợ cho tổ chức Đảng vận động quần chúng đấu tranh.
Nông hội đỏ: tổ chức của nông dân, được thành lập năm 1933 ở châu Hoà An, sau đó
còn phát triển sang các châu Hà Quảng, Nguyên Bình nhằm mục đích vận động và tổ chức
các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống bắt phu, đòi giảm thuế,...
Mặt khác, trong những năm 1932 – 1935, công cuộc khôi phục hệ thống tổ chức Đảng
từ cơ sở đến Trung ương, Đảng bộ Cao Bằng trở thành cầu nối giữa Ban lãnh đạo Trung ương
Đảng (Ban Chỉ huy ở ngoài) với phong trào cách mạng trong nước.

TƯ LIỆU 2. Đảng bộ Cao Bằng đã góp phần rất quan trọng trong việc đưa đón cán bộ,
vận chuyển các loại tài liệu,... về nước. Hơn nữa, nhiều cán bộ Cao Bằng lần lượt được cử
đi các tỉnh miền xuôi chắp nối liên lạc với các cơ sở trong nước, tiêu biểu như các đồng chí
Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn Nọn,... góp phần phục hồi cơ sở Đảng trong thời gian này.
(Theo Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng,
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930 – 2020), Sđd, tr. 52, 53, 56)

• Trong những năm 1936 – 1940


Đảng bộ tỉnh Cao Bằng tập trung lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi các quyền dân
sinh, dân chủ. Tiêu biểu phải kể đến một số phong trào sau:
– Các cuộc đình công của công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc dưới sự lãnh đạo của Chi bộ
Kim Sơn (những năm 1936, 1937, 1938), buộc giới chủ phải có một số nhượng bộ góp phần
cải thiện một phần đời sống công nhân. Cờ búa liềm của Đảng đã xuất hiện trong cuộc
đình công.
– Cuộc biểu tình kéo về thị xã của đồng bào các dân tộc thuộc các châu Hoà An,
Hà Quảng, Nguyên Bình, Thạch An,... đòi các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống
nhân dân (1936).

33
– Cuộc biểu tình của nhân dân các châu Hà Quảng, Quảng Uyên, Nguyên Bình,... đưa
bản dân nguyện cho đại diện Chính phủ Pháp đòi các quyền tự do dân chủ (1937).
Cuối năm 1939 – đầu năm 1940, trước sự biến chuyển của tình hình khi Chiến tranh
thế giới xảy ra, Tỉnh uỷ Cao Bằng và các châu uỷ nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật để
hạn chế thiệt hại do sự đàn áp của kẻ thù. Tuy nhiên, nhiều cơ sở đảng bị khủng bố, nhiều
đảng viên bị bắt, trong đó có đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Lê Đoàn Chu. Phong trào cách mạng ở
Cao Bằng lâm vào tình thế rất khó khăn.
Tuy vậy, cán bộ, đảng viên chưa bị lộ và quần chúng tích cực của Đảng vẫn kiên trì bám
sát cơ sở, vận động, giác ngộ quần chúng đấu tranh với kẻ thù, giữ liên lạc với tổ chức đảng
cấp trên ở nước ngoài để nắm vững tình hình và chủ trương của Đảng trong tình hình mới.

Vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng giai đoạn từ năm 1930
đến năm 1941 được thể hiện như thế nào?

b. Lãnh đạo phong trào cách mạng ở Cao Bằng từ năm 1941 đến trước Tổng khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945
Đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc trở về nước, trực tiếp lãnh
đạo cách mạng Việt Nam. Người chọn
Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa và
là nơi đặt cơ quan chỉ đạo phong trào
cách mạng cả nước. Sự kiện này đã
tạo ra một thuận lợi hiếm có đối với
Đảng bộ và nhân dân Cao Bằng.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập
và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương (5/1941) tại lán Khuổi
Nặm (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng). Hình 3.2. Lán Khuổi Nặm – Nơi đồng chí Nguyễn Ái Quốc
Hội nghị đã hoàn chỉnh đường lối chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương
chuyển hướng chiến lược của Đảng Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941)
trong tình hình mới, đặt nhiệm vụ giải Nguồn: Ban Quản lí các Di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Cao Bằng
phóng dân tộc lên hàng đầu.
Với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh, phong trào Việt Minh ở Cao Bằng phát triển mạnh,
thâm nhập vào từng xóm, làng, bản.
Ngày 22/12/1944, thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đội Việt Nam
Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo (huyện
Nguyên Bình) gồm 34 chiến sĩ (trong đó có 25 chiến sĩ là người Cao Bằng), do đồng chí
Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
Từ tháng 3/1945, trong điều kiện Nhật đảo chính Pháp, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đã chớp
thời cơ phát động quần chúng ở nhiều địa phương trong tỉnh nổi dậy giành chính quyền về
tay nhân dân.

34
Bảng 1. Một số diễn biến chính trong cao trào kháng Nhật, cứu nước ở Cao Bằng
Thời gian
Địa phương Kết quả
diễn ra
– Hệ thống chính quyền cũ từ châu đến xã đều tan
rã. Uỷ ban nhân dân lâm thời các xã được thành lập
(trong tháng 4/1945).
Từ sau khi quân – Uỷ ban nhân dân lâm thời châu Hoà An được thành
Châu Hoà An
Pháp tháo chạy lập (14/6/1945).
(nay là huyện
đến giữa tháng – Ngày 15/6/1945, tại căn cứ địa cách mạng của tỉnh
Hoà An)
6/1945 ở khu Lam Sơn (xã Hồng Việt), Đại hội đại biểu gồm
nhân dân các dân tộc trong tỉnh được tổ chức, đã
bầu ra Uỷ ban nhân dân lâm thời tỉnh, do đồng chí
Hoàng Đức Thạc (tức Lã) làm Chủ tịch.
Lực lượng cách mạng đã nổi dậy xoá bỏ chính quyền
Châu Hà Quảng Từ đêm 11/3
thực dân, phong kiến, lập ra Uỷ ban nhân dân lâm thời
(nay là huyện Hà đến cuối tháng
cách mạng. Ở hầu hết các xã, chính quyền cách mạng
Quảng) 4/1945
đã được thành lập.
Châu Nguyên
Từ sau ngày Hầu hết bộ máy chính quyền địch bị phá bỏ, Uỷ ban
Bình (nay là huyện
9/3/1945 nhân dân lâm thời các xã được thành lập.
Nguyên Bình)
Quân ta chặn đánh quyết liệt nên quân Nhật chỉ chiếm
Châu Bảo Lạc
Từ sau ngày giữ ở đây một thời gian ngắn rồi buộc phải rút lui. Một
(nay là các
9/3/1945 đến phần châu Bảo Lạc đã giành được chính quyền về tay
huyện Bảo Lạc
tháng 7/1945 nhân dân. Ngày 4/7/1945, Uỷ ban cách mạng lâm thời
và Bảo Lâm)
châu Bảo Lạc được thành lập ở Đồng Mu.
– Ban Việt Minh châu chỉ đạo cán bộ về các xã lãnh đạo
Châu Quảng Uyên Từ ngày nhân dân nổi dậy phá kho thóc, xoá bỏ chính quyền
(nay thuộc huyện 15/3/1945 đến địch và thành lập chính quyền cách mạng (ở 23/28 xã).
Quảng Hoà) tháng 5/1945 – Uỷ ban nhân dân lâm thời châu được thành lập
(5/1945).
Châu Trùng
Khánh (nay Cuối tháng Ban Việt Minh châu Trùng Khánh được thành lập, 13/29
thuộc huyện 7/1945 xã có Ban Việt Minh.
Trùng Khánh)
Châu Bảo Lạc
(nay là huyện Ngày 4/7/1945 Uỷ ban nhân dân lâm thời châu được thành lập.
Bảo Lạc)
Châu Trấn Biên Một số Ban Việt Minh tổng, xã mới được củng cố, phong
Từ tháng 5/1945,
(nay thuộc trào Việt Minh dần phát triển rộng khắp, Ban Việt Minh
đến tháng
huyện Trùng trực tiếp chỉ đạo phong trào chống Nhật, diệt phỉ,... giữ
8/1945
Khánh) vững và phát triển vùng giải phóng.

35
Khi lực lượng vũ trang của tỉnh vào phối hợp cùng lực
lượng vũ trang châu Trùng Khánh và tự vệ địa phương
Châu Hạ Lang tiến công tiêu diệt bọn phản động Pò Tấu, Bằng Ca
(nay là huyện Tháng 6/1945 và đánh đuổi bọn phỉ Lường Sắn Sình khỏi nhiều địa
Hạ Lang) bàn, phong trào Việt Minh phát triển nhanh chóng, các
ban Việt Minh và chính quyền cách mạng ở cơ sở được
thành lập.
Châu Phục Hoà Chính quyền cách mạng cấp xã đã được lập ra ở Tiên
Từ ngày
(nay là huyện Thành và Hồng Đại. Các xã này trở thành những trung
14/3/1945
Quảng Hoà) tâm cách mạng của toàn châu.
Châu Thạch An
Chính quyền cách mạng đã được thành lập ở nhiều xã
(nay là huyện
(trừ Đông Khê còn bị Nhật kiểm soát).
Thạch An)
Thị xã Là nơi tập trung quân đội Nhật và lực lượng tay sai,
Cao Bằng phản động, phong trào cách mạng gặp nhiều khó
(nay là thành phố khăn, song đã có nhiều hoạt động của các cán bộ
Cao Bằng) Việt Minh.

Ở vùng giải phóng, Đảng bộ và Uỷ ban nhân dân lâm thời tỉnh Cao Bằng đã động viên
và lãnh đạo nhân dân củng cố, phát triển lực lượng về mọi mặt, nhất là về quân sự, hăng hái
thực hiện 10 chính sách của Khu giải phóng do lãnh tụ Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng
đề ra,...
Những kết quả trên đây là bước chuẩn bị, tập dượt cuối cùng để bước vào cuộc tổng
khởi nghĩa nhằm quét sạch quân thù ra khỏi quê hương.

Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh giai đoạn từ năm 1941
đến trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được thể hiện như thế nào?

c. Lãnh đạo nhân dân Cao Bằng tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Uỷ ban Khởi nghĩa tỉnh Cao Bằng được thành lập do đồng chí Hoàng Đình Giong làm
Trưởng ban. Thực hiện Lời kêu gọi của Trung ương Đảng, sau khi Quân lệnh số 1 của Uỷ ban
Khởi nghĩa toàn quốc được phát đi, Uỷ ban Khởi nghĩa của tỉnh đã ra chỉ thị Giải phóng quân,
lực lượng vũ trang ở các châu và các đội du kích, đội tự vệ, cùng toàn thể nhân dân các dân
tộc trong tỉnh nổi dậy đánh chiếm các đồn bốt của Nhật ở các châu lị và thị xã, trên các trục
đường giao thông, tiêu diệt lực lượng quân Nhật và tay sai,...
Bảng 2. Các sự kiện chính trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Cao Bằng
Địa phương Nội dung sự kiện
Từ ngày 17 đến ngày 19/8/1945, quân ta bao vây chặt đồn Sóc Giang,
cắm cờ đỏ sao vàng xung quanh đồn để uy hiếp, kêu gọi quân địch đầu
Châu Hà Quảng
hàng. Tối 20/8/1945, quân Nhật bí mật xuyên rừng rút về Đôn Chương,
quân ta truy kích, gây cho chúng nhiều thiệt hại.

36
– Lực lượng vũ trang cách mạng đã vây chặt đồn Nước Hai, chặn đánh
Châu Hoà An và truy kích quân địch ở một số nơi, thu nhiều quân trang, quân dụng.
– Ngày 20/8/1945, Tri châu Hoà An đem 60 lính cùng vũ khí ra hàng.

– Đêm 21/8/1945, châu lị được hoàn toàn giải phóng. Sáng 22/8, một
cuộc mít tinh của quần chúng được tổ chức, tuyên bố thành lập chính
Châu Nguyên quyền cách mạng.
Bình – Tại thị trấn Tĩnh Túc, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Mỏ Thiếc, quần chúng
nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Chiều 21/8/1945, Uỷ ban nhân
dân lâm thời thị trấn Tĩnh Túc ra mắt và công khai hoạt động.

– Ngày 19/8/1945, Ban Việt Minh châu đã tổ chức một cuộc mít tinh của
Châu Trùng quần chúng, đưa lực lượng vũ trang vào thị trấn truy quét bọn phản
Khánh động, tay sai của Nhật. Quân Nhật tại đây đã buộc phải rút quân.
– Ngày 26/8, Uỷ ban nhân dân lâm thời châu được thành lập.

Ngày 19/8/1945, quân và dân ta bức rút quân Nhật, lực lượng vũ trang
Châu Quảng đã tiến vào thị trấn vây bắt tên tri châu và số lính bảo an. Sáng hôm sau,
Uyên Uỷ ban nhân dân lâm thời châu đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn của
quần chúng, tuyên bố xoá bỏ chính quyền thân Nhật.

– Tháng 7/1945, Uỷ ban nhân dân lâm thời châu được thành lập.
Châu Thạch An – Ngày 26/8/1945, chính quyền bù nhìn thân Nhật bị xoá bỏ, Uỷ ban
nhân dân lâm thời ra mắt Nhân dân.

– Ngày 21/8/1945, đồng chí Hoàng Đình Giong trực tiếp chỉ huy đại
đội Giải phóng quân tiến vào thị xã. Chính quyền thân Nhật buộc phải
chuyển giao quyền lực cho lực lượng cách mạng.
– Sáng 22/8/1945 diễn ra cuộc mít tinh tại chùa Phố Cũ (một đường phố
Thị xã Cao Bằng
tại thị xã Cao Bằng) tuyên bố thành lập Uỷ ban nhân dân lâm thời thị xã
và chào đón Uỷ ban lâm thời tỉnh Cao Bằng.
– Quân Nhật đã phải bí mật rút chạy ngay trong đêm. Cao Bằng sạch
bóng quân xâm lược.

Ngày 7/11/1945, một đại đội Giải phóng quân của tỉnh Cao Bằng có sự
phối hợp của lực lượng vũ trang địa phương đã tiến đánh vào sào huyệt
Châu Bảo Lạc của bọn phản động ở đồn Bảo Lạc, buộc chúng phải tháo chạy. Đến
tháng 11/1945, tất cả các xã, khu phố của Bảo Lạc đã thành lập chính
quyền cách mạng.

37
Hình 3.3. Chùa Phố Cũ, nơi UBND lâm thời tỉnh và thị xã Cao Bằng tổ chức cuộc mít tinh,
tuần hành biểu dương lực lượng ngày 22/8/1945
Ảnh: Kim Cúc

TƯ LIỆU 3. Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Cao Bằng đã khẳng
định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trong việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt
chủ trương, đường lối của Đảng và Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vào thực tiễn
đấu tranh cách mạng ở Cao Bằng. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã góp
phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
(Theo Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930 – 2020), Sđd, tr. 164)

1. Dựa vào bảng 2 và thông tin trong mục, hãy cho biết Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đã lãnh
đạo nhân dân trong tỉnh tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong
Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào?
2. Đọc tư liệu 3, em biết thông tin gì về cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở
Cao Bằng tháng Tám năm 1945? Nêu dẫn chứng từ tư liệu để chứng minh.

38
1. Đánh giá vai trò nổi bật của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trong thời kì 1930 – 1945.
2. Hãy giới thiệu tên một số di tích gắn liền với sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu
tiên ở Cao Bằng.

1. Trải nghiệm và xây dựng bài giới thiệu (theo ý tưởng của em) về một di tích gắn liền
với sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Cao Bằng theo gợi ý dưới đây và chia sẻ
với bạn.
– Tên di tích (hình ảnh liên quan), địa điểm;
– Giới thiệu nội dung thể hiện mối liên hệ giữa di tích và sự kiện;
– Giá trị của di tích trong lịch sử và hiện nay.
...
2. Liên hệ, tìm hiểu thêm thông tin từ sách báo, internet,... hãy cho biết sự thành lập và
vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tại địa phương nơi em sinh sống hiện nay (xã/ huyện).

39
CHỦ ĐỀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
4 TỈNH CAO BẰNG

Yêu cầu cần đạt


• Giới thiệu khái quát về truyện ngắn hiện đại tỉnh Cao Bằng và một truyện ngắn
hiện đại tỉnh Cao Bằng tiêu biểu.
• Đọc hiểu một truyện ngắn hiện đại tỉnh Cao Bằng:
– Nhận biết, phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: kết cấu, nhân vật,
cốt truyện, người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, không gian, thời gian,...
– Phân tích, đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp và các giá trị văn hoá của tác
phẩm thể hiện qua văn bản.
• Bồi đắp tình yêu đối với văn học hiện đại tỉnh Cao Bằng, xác định được trách nhiệm của cá
nhân, cộng đồng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị của văn học hiện đại địa phương.

1. Kể tên những tác phẩm văn học tái hiện lễ hội đặc sắc ở địa phương mà em biết.
2. Chia sẻ ấn tượng của em về một tác phẩm văn học nói về sự hi sinh của người
phụ nữ trong tình yêu.

Tiểu dẫn
Văn xuôi hiện đại Cao Bằng được hình thành từ sau Cách mạng tháng Tám, ra đời muộn và có bước
phát triển chậm hơn so với thơ hiện đại Cao Bằng. Đến nay, văn xuôi Cao Bằng khá phong phú về thể loại
(truyện ngắn, kí, tiểu thuyết), ngày càng khởi sắc và đạt được một số thành tựu đáng kể. Thế hệ đặt nền
móng cho văn xuôi Cao Bằng có thể kể đến Hoàng Triều Ân, Vi Hồng,…; lớp tác giả nhiều thành tựu giai
đoạn sau này như Cao Duy Sơn, Hữu Tiến, Đoàn Lư,... và giai đoạn hiện tại có một số tác giả trẻ có triển
vọng như Nông Quốc Lập, Nông Hồng Cư,... Trong các thể loại của văn xuôi hiện đại Cao Bằng, truyện
ngắn có số lượng tác phẩm lớn nhất và được các nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá khá cao về chất
lượng, góp một sắc màu độc đáo trong việc tạo nên diện mạo của văn xuôi Cao Bằng nói riêng và văn học
các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung.
Truyện ngắn của các tác giả người Cao Bằng từ khi mới hình thành đến những năm còn chiến tranh
(khoảng 1958 – 1980) tuy chưa có những đặc sắc về nghệ thuật biểu đạt nhưng đã phản ánh chân thật,
sinh động về cuộc sống và con người miền núi. Đề tài của truyện ngắn hiện đại Cao Bằng giai đoạn này
chủ yếu tập trung phản ánh hiện thực cuộc sống còn nhiều khó khăn, vẻ đẹp vùng đất hùng vĩ và nên thơ,
tinh thần đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc thiểu số, tiêu biểu là các truyện ngắn Bên suối
tiên, Tiếng hát rừng xa (Hoàng Triều Ân), Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phja Hoàng, Cọn nước Eng Nhàn (Vi Hồng).

40
Kể từ sau Đổi mới 1986, số lượng tác phẩm truyện ngắn xuất hiện nhiều hơn, những tìm tòi trong lối
viết cũng đa dạng hơn: phát huy vai trò quan trọng của chất liệu dân gian, hiện đại hoá cốt truyện, ngôn
ngữ, xây dựng nhân vật,... Truyện ngắn hiện đại Cao Bằng thực sự có những thành tựu và dấu ấn khi xã
hội miền núi có những chuyển biến mạnh mẽ bước vào công cuộc hội nhập những năm đầu thế kỉ XXI.
Bên cạnh những đề tài truyền thống như chiến tranh cách mạng, khát vọng đổi thay và xây dựng cuộc
sống mới của đồng bào dân tộc thiểu số, các tác giả văn xuôi Cao Bằng còn chú trọng đến việc tái hiện
mặt trái của việc đổi mới và hội nhập, những biến đổi văn hoá trước tác động của kinh tế thị trường. Cách
viết của những truyện ngắn thời kì này có những đổi mới đáng kể trong tạo dựng tình huống truyện, xây
dựng chi tiết, khai thác sự phức tạp trong tâm lí cũng như số phận nhân vật, tiêu biểu như: Những chuyện
ở lũng Cô Sầu, Ngôi nhà xưa bên suối, Người chợ (Cao Duy Sơn), Cô gái nhặt bông gạo (Hữu Tiến), Nắng cuối
đông (Đoàn Ngọc Minh),...
Truyện ngắn viết cho thiếu nhi của các tác giả Cao Bằng cũng đạt được một số thành tựu đặc sắc.
Tác phẩm Đường về với mẹ chữ của Vi Hồng được đánh giá là truyện ngắn ghi dấu mốc cho truyện thiếu
nhi các dân tộc thiểu số. Những tập truyện ngắn như Miếng hiểm cuối cùng, Ngựa hoang lột xác của
Đoàn Lư; Cánh chim, Phía sau đỉnh Khau Khoang của Đoàn Ngọc Minh;... đã cho thấy khả năng nắm bắt
tâm lí trẻ thơ, thông điệp dung dị được truyền tải qua giọng kể hồn nhiên, ngộ nghĩnh của các cây bút
truyện ngắn Cao Bằng.
Ở thời kì hiện tại, sự nỗ lực không ngừng thể hiện cái nhìn mới của các thế hệ nhà văn Cao Bằng cùng
với sự tiếp xúc rộng rãi với các khu vực văn học khác đã đem đến một diện mạo đa sắc, nhiều hi vọng cho
văn xuôi Cao Bằng nói chung, truyện ngắn Cao Bằng nói riêng.

ĐỌC VĂN BẢN


HOA BAY CUỐI TRỜI
(Trích)
Cao Duy Sơn
Cao Duy Sơn sinh năm 1956, tên khai sinh là Nguyễn Cao Sơn, quê ở phố
chợ Co Sầu(1), thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ông là đại
biểu xuất sắc của văn học tỉnh Cao Bằng nói riêng, của văn xuôi các dân tộc thiểu
số Việt Nam hiện đại nói chung.
Các tác phẩm tiêu biểu của Cao Duy Sơn: Người lang thang (tiểu thuyết,
1992), Những chuyện ở lũng Cô Sầu (tập truyện ngắn, 1996), Đàn trời (tiểu thuyết,
2006), Những đám mây hình người (tập truyện ngắn, 2002), Ngôi nhà xưa bên suối
(tập truyện ngắn, 2007),... Ông được trao tặng nhiều giải thưởng về văn học nghệ
thuật: Giải A của Hội đồng Văn học dân tộc miền núi Hội Nhà văn Việt Nam; Cao Duy Sơn
Giải Nhì Hội Hữu nghị Việt – Nhật năm 1993 cho tiểu thuyết Người lang thang; Ảnh: Tác giả cung cấp
Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1999 cho tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu; Giải B của
Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 1999 cho tập truyện ngắn Những đám mây
hình người; Giải A của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2007 cho tiểu thuyết
Đàn trời, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008 và Giải thưởng văn học ASEAN năm 2009 cho tập
truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối; Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2017 cho hai tác
phẩm Đàn trời và Ngôi nhà xưa bên suối.
Tác phẩm của Cao Duy Sơn thường lấy đề tài từ mảnh đất Co Sầu. Với nhà văn này, viết văn như
một sứ mệnh “trả nợ quê hương”, cũng là cách thể hiện ý thức giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hoá tinh
thần của con người và dân tộc mình trước nhịp sống ngày một biến động. Nếu như tiểu thuyết của ông
mang đến một sự khám phá sâu rộng, bề thế về đất và người Co Sầu thì truyện ngắn hướng đến khắc hoạ
số phận con người miền núi dung dị đồng thời thể hiện sinh động những nét đẹp trong phong tục văn
hoá quê hương Cao Bằng.
Truyện ngắn Hoa bay cuối trời đặc trưng cho phong cách Cao Duy Sơn với lối viết bay bổng, thi vị,
ẩn chứa nhiều thông điệp sâu sắc. Từ một mối tình dang dở không thành, tác phẩm khiến người đọc được
trải nghiệm các cung bậc cảm xúc khác nhau: náo nức cùng lễ hội dân gian, ngậm ngùi vì sự chia li, và hơn
hết vừa xót xa vừa cảm phục với đức hi sinh của người phụ nữ,...

(1)
Co Sầu: có tài liệu gọi là Cô Sầu.

41
Háng Vài giờ vẫn nguyên sơ như hồi người Pháp sang áp đảo thế kỉ mười chín. Vẫn
những tường nhà không trát áo lộ đá hộc nâu xám, mái ngói âm dương nối nhau như những
toa tàu bị bỏ quên giữa thung lũng hoang lạnh. Cái cũ kĩ của Háng Vài không phải do ý thức
bảo tồn của dân bản địa, mà do nền kinh tế yếu kém mọi bề, khiến người ta không có cơ hội
làm đổi thay nó.
Chẳng đâu dân lại lười như đây. Ruộng rẫy màu mỡ là thế một năm ngô lúa cũng chỉ
gieo cấy một vụ. Thu hoạch xong, chơi dài. Người Bình Lãng bảo “dân Háng Vài lưng dài, chân
ngắn”. Làm vờ nhưng ăn thì giành miếng to. Lão Khơ bảo không phải toàn dân, mà chỉ đàn
ông Háng Vài thôi. Họ là những tay “Tài xực lãn chu” (giỏi ăn, lười làm việc). Thảo nào cỗ bàn
hiếu, hỉ đều một tay đàn ông dao thớt. Vậy lão cũng là đàn ông Háng Vài? Thì sao chứ? Đừng
ấn cổ lão vào hàng với lũ người kia. Đóng xe ngựa, sửa máy cán bông là nghề lão độc quyền.
Lão có ruộng rẫy nhưng chỉ phát canh. Việc đó vợ con lão lo. Lão chú tâm với nghề mộc. Đục,
bạt, cưa, dũa, khoan tay, đinh đỉa tán ván thành lúc nào cũng sẵn trong xưởng.
Hôm nay có người bên Pác Gà đến tìm lão. Ô, xứ ấy lão
biết. Cũng toàn núi đá, ăn nước mỏ chân núi như Háng Vài Chú ý sự thay đổi điểm nhìn của
người kể chuyện và nhân vật.
của lão đây. Đang vạc rìu vào cây hoành nghiến, nghe có
tiếng người, lão Khơ dừng tay, bước ra ngoài.
Như thường lệ mỗi khi có khách, lão chỉ gật đầu chào, không vồ vập nhưng vẫn tỏ sự
kính trọng.
Người kia lên tiếng:
– Lão Khơ hả, không nhớ tôi sao?
Lão Khơ chau mày:
– Quen quen đấy, nhưng chưa nhớ ra.
Người nọ bước đến, nhoẻn cười:
– Phủ đây, Phủ Pác Gà đây mà, nhớ không?
– Phủ á? Hả, đúng là Phủ rồi! Cái đầu bây giờ theo tuổi kém nhớ lắm! Vào nhà... vào nhà
đi, hôm nay nhất định phải ở đây uống rượu với nhau.
Mắt lão Khơ có nắng nhảy nhót. Cả đời không nghĩ có lúc gặp lại Phủ. Ngót nửa thế kỉ
rồi còn gì. Bạn bè, người quen sống chết ra sao, bao nhiêu chuyện muốn biết. Nhưng xem ra
miệng cười nhưng mắt lão Phủ đang lo chuyện gì đó. Lão Phủ nói:
– Để khi khác đi, hôm nay tôi có việc phải về!
– Đi gần ba mươi cây số, đến đây lại về luôn là sao?
– Có chuyện mà, để lần sau sẽ ngồi với nhau lâu lâu.
Chắc là có chuyện thật rồi. Ôi, cái lão Phủ! Gần bảy mươi như lão đây mà xem ra trẻ hơn.
Có lẽ là ở mái tóc, thất thập niên mà còn xanh thế. Gặp lại lão Phủ, lão Khơ như thấy lại tuổi
trẻ của mình. Cái ngày trai trẻ ấy sao nó ngắn? Tiếc tiếc quá! Lão chợt thấy lòng buồn.

42
Có một năm trong lễ hội pháo hoa Pác Gà, đội của phố huyện Háng Vài nhờ Khơ mà
tranh được đầu pháo. Hồi đó Khơ khoẻ như con trâu tơ đực chưa vực cày. Có lẽ vì trước lúc
vào cuộc Khơ đã uống một bát rượu ngâm rễ cây mật gấu, cũng có thể Khơ muốn khoe sức
với một người con gái. Sao tới giờ mỗi lần nhớ lại lòng Khơ vẫn như có lửa lâm râm.
Người con gái này Khơ bắt được ánh nhìn từ chiều hôm
Cách so sánh vẻ đẹp người con gái
qua khi vừa đặt chân đến đất Pác Gà. Mặt nàng đẹp như bông
có gì đặc biệt?
đào trong nắng. Nụ cười bẽn lẽn, mắt chớp như cánh vẫy của
loài bướm hoa. Trong bộ quần áo Nùng xanh cổ vịt, viền nách bằng vải sa tanh đen, toàn
thân nàng khẽ run trong hoàng hôn se lạnh. Cảm giác bâng khuâng khiến trái tim Khơ bỗng
như ngựa non cuồng vó muốn lồng khỏi ngực.
Không thể chờ đợi hơn, sau một đêm ngủ lại Pác Gà, khi tỉnh dậy, Khơ đi tìm nàng.
Nàng đây, nàng cúi đầu bẽn lẽn, Khơ cũng trở nên ngượng ngùng. Nhưng dù vụng nói thì
cũng giống như tay dao đã vạc thân gỗ, không nên bắp cày cũng thành cọc rào. Rồi Khơ
cũng biết tên nàng. Nàng tên Dình, tuổi mười bảy. Mà sao có người trời cho làn da trắng quá
thế! Mịn như mỡ đông, tươi mát như sương loang mặt hồ. Khơ nói với nàng:
– Cả chiều qua đến sáng nay bước mỏi gối, bây giờ mới gặp lại.
Nàng bảo:
– Gặp để làm gì?
– Chỉ muốn thấy mặt, nhớ lắm! Như bị đánh thuốc mê!
– Không tin!
– Tuỳ thôi, tim bây giờ chuyển sang đập bên phải nữa rồi này.
– Nói nghe buồn cười quá! – Nàng che miệng bẽn lẽn.
– Nhịn cười thì bị đau bụng thôi.
– Không nói nữa, muốn em chết vì cười hay sao!
– Nhưng mà không nhịn nói được.
– Gặp rồi thì bây giờ định nói gì?
– Chưa nghĩ ra.
– Đi tìm như thế đã biết nhà em ở đâu chưa?
Như thế là nàng muốn Khơ tìm đến nhà cho người già thấy mặt rồi. Khơ bảo:
– Được lời này của em, dù nhà trên trời anh cũng tìm ra. Anh sẽ đợi đến khi nào em hé
môi hoa nhận lời anh ngỏ. Dù phải trồng cây đá trước cửa nhà em, đến khi đá nảy mầm anh
cũng sẽ đợi.
Nàng bối rối. Lời nói có bóng này nghe mới thật lạ tai. Nó chỉ dành cho những người
con gái, con trai đã lớn. Vậy là nàng đã thành cô gái rồi. Nhưng biết đối lại thế nào? Nàng
ngượng vì không tìm được lời. Nàng toan quay bước, chợt nghe tha thiết bên tai:
– Thì em cứ về, em mang theo cả hồn anh theo về đi, chiều nay anh còn bận tranh đầu
pháo, anh sẽ cướp được nó nếu em đến đứng trên mỏm đá phía nam, chỉ cần anh nhìn thấy
em thôi, chiếc vòng đó anh sẽ tặng riêng em.

43
Mặt nàng biến sắc:
– Không được đâu, đầu pháo là chung của mọi người, nó không được phép tặng riêng
ai, làm thế gặp điều không lành.
– Thôi được... nhưng em phải có mặt đấy!
– Người nhiều như lá rừng làm sao anh thấy em?
Đôi má Dình chợt hồng như cánh đào. Nàng trách mình lộ liễu. Lời nụ, lời hoa lẽ ra phải
bắt đầu từ Khơ, chắc anh ấy sẽ chê cười. Dình chợt xấu hổ. Khơ không nghĩ thế. Người ta làm
sao cầm nổi trái tim đang đập rộn vì yêu thương. Khơ nắm tay nàng. Người nàng chợt run rẩy.
Đã định ôm lấy nàng, chợt nàng khẽ nói:
– Chờ cướp được đầu pháo đã, được không anh? Em sợ...
– Có ai... sao?
– Không, mà chưa bao giờ có ai làm thế với em thôi.
– Cũng được – Khơ cười – nhưng em phải đến, đứng ở chỗ cao nhất, mỏm đá phía nam
sân bóng, anh sẽ chờ để được nhìn thấy em.
Nàng gật đầu. Da và tóc nàng toả hương, một mùi thơm quyến rũ và mê đắm lạ kì.
Khơ háo hức chạy về phía sân trung tâm. Đám bạn bè Háng Vài hơn hai chục đứa đã
nhóm lại. Khơ được giao ở giữa đội hình. Người được phân công vị trí này phải có sức khoẻ,
nhanh và chịu được đòn, bởi đó là người được giao cướp vòng đem về đặt lên bàn thờ miếu
Nùng. Cuộc đấu năm nào cũng quyết liệt, và cũng rất nguy hiểm nếu không có những thế
võ, khéo léo vượt qua vòng vây đối thủ.
Năm nay người về chợ hội nhiều như hoa rừng nở khắp các lối mòn. Tiếng cười nói,
lượn Hà lều vang vọng thung sâu. Giữa sân trung tâm phố huyện Pác Gà, nhiều trai thanh,
gái tú, cả người già và lũ bé con chen chúc vây quanh cây pháo
hoa như cọc phai mới đóng. Rồng thiêng đã được hành lễ rưới Không khí lễ hội tranh đầu pháo.
tiết hồng của gà trống vào mắt khai quang, nhún nhảy trong
tay các trai tráng. Trống thùng thùng giục giã. Pháo bắt đầu nổ. Mọi ánh mắt dồn vào những
đội trong thế sẵn sàng. Nhất loạt hướng lên ngọn tháp pháo hoa, nơi có quả pháo thăng
thiên đeo chiếc vòng đỏ.
Một tiếng nổ “đùng”. Quả pháo bay vút lên trời cao. Cuộc xô đẩy tranh giành bắt đầu.
Đã có người bị cản, bị quật ngã uỳnh uỵch. Chiếc vòng đỏ đang rơi. Chỉ như một chiếc vòng
đeo cổ tay nhưng sắc đỏ của nó có sức hút lạ kì. Tiếng cổ vũ, la hét náo loạn góc trời:
– Kia, rơi xuống rồi!
– Cướp đi, cướp đi.
– Phía trên đầu ấy!
– Bọn Hạ Lang lấy được rồi!
– Không phải, đó là bọn Trà Lĩnh.

44
Khơ không còn nhìn thấy gì. Không còn nghe tiếng vật lộn tranh cướp, tiếng thở hồng
hộc của đối thủ. Có bao cú thụi vào bụng vào ngực không thể nhớ. Khơ nén đau. Nó kia!
Chiếc vòng đã rơi xuống đất. Rất nhiều cánh tay đang vươn về phía ấy.
Có một cánh tay rất to, rõ những múi cơ gồng lên cuồn
cuộn, gạt những bắp chân giày xéo trên mặt đất đổ rạp như Chi tiết khắc hoạ hình ảnh chàng trai
miền núi.
gạt những bẳng nước(1) rỗng. Khơ chợt nghĩ, khoẻ như thế chỉ
có quỷ thần thôi. Bàn tay ấy đã sắp chạm đến chiếc vòng. Khơ
nghe có tiếng bạn bè hét toáng:
– Cúi thấp xuống, luồn phía dưới ấy Khơ ơi!
Đôi tay chỉ quen đục đẽo của Khơ bỗng vươn ra phía trước. Một loạt người ngã đè lên
nhau. Khơ nhào đến chộp lấy chiếc vòng. Không thấy mặt người, vẫn bắp tay cuồn cuộn đó
vươn tới chặn Khơ lại. Khơ cảm giác bàn tay mình bị kẹp chặt trong cục gỗ ép mía. Những
ngón tay cộm chai cuốn một vòng làm cánh tay Khơ muốn gãy. Khơ đành buông chiếc vòng.
Nhanh như một chớp mắt bàn tay gân guốc đó vồ lấy. Gã bật người đứng dậy, rẽ đám đông
cố thoát ra ngoài. Khơ lao đến ôm gã quật xuống. Cánh tay gã bị bẻ quặt sau lưng. Khơ dùng
ngón tay cái bấm mạnh vào huyệt cổ tay, bàn tay gã chợt duỗi ra, chiếc vòng đỏ lăn xuống
đất, Khơ chộp vội, nhún chân nhảy bật qua vòng người đang mỗi lúc một thắt chặt.
Phía sau hình như có rất nhiều người đuổi theo. Khơ không nhìn lại, anh chạy về phía
miếu Nùng. Đâu đó chợt có tiếng gọi:
– Khơ ơi, nhanh lên! Anh Phủ đang sau lưng đấy.
Ai là Phủ ở đây chứ? Làm sao có thời gian ngoái lại nhìn. Mà ai thế nhỉ? Khơ nhìn về
phía chân núi Phja Đán. Trên mỏm đá phía nam sân cỏ, bóng Dình hiện giữa nền ngọn núi
cao. Nàng cuống quýt vẫy tay ra hiệu Khơ hãy chạy tiếp. Bàn chân Khơ chợt đau nhức. Hình
như ngón chân vừa đạp phải đá. Kệ thôi, tiếng chân chạy huỳnh huỵch sau lưng đã gần lắm.
Mọi người hò hét cổ vũ cho anh lạc cả giọng. Chỉ đoạn nữa sẽ về đích. Cố lên nào. Khơ dồn
sức vào đôi chân.
“Huỵch”, kẻ nào đã ôm được Khơ và quật ngã xuống đất? Vẫn gã cơ bắp cuồn cuộn. Sao
có người chạy nhanh đến thế? Khơ từng bắt sống con nai, con hoẵng trong rừng. Bước chạy
hôm nay sao thua gã Pác Gà? Ôi, cái thằng cơ bắp, thật đáng nể! Khơ cố lật người nhoài lên
đè gã xuống, nhưng lại bị đẩy lật trở lại. Toàn bộ phần bắp tay của gã đã chặn dưới cổ. Khơ
biết đây là miếng khoá hiểm. Càng vùng vẫy càng nghẹt thở, chỉ còn cách buông chiếc vòng
ra khỏi tay mới mong cứu vãn. Khơ chợt nghe gã Pác Gà hổn hển:
– Chịu chưa? Đừng vùng vẫy vô ích, tao chỉ nhích cánh tay lên chút nữa mày sẽ phải
buông chiếc vòng ra thôi.
– Sao mày không làm ngay đi?
– Còn chờ xem sao đã! Mày quen em gái tao...?

(1)
Bẳng nước: vật dụng đựng nước bằng ống tre.

45
– Đứa nào?
– Nó tên Dình, lúc nãy tao nghe nó gọi tên mày. Nó có
vẻ thích mày rồi, nó là em tao, đừng lấy nó làm hoa để chơi, Cách nghĩ và cách nói của người
Cao Bằng.
tao giết đấy. Nếu có ý đón nó làm vợ thì phải ba năm nữa mới
được, cha mẹ chúng tao vừa chết mà.
– Mày tên gì?
– Phủ!
– Hiểu rồi.
– Tin tao đi, chưa ai cướp nổi đầu pháo trên tay Phủ này đâu. Mày cũng là thằng khá
đấy, nhưng bây giờ thì như con cá trong nơm úp của tao rồi. Nếu mày hứa sẽ làm theo lời tao,
năm nay bọn Háng Vài chúng mày coi như thắng cuộc.
Bất ngờ quá! Thế ra nàng là em gái của gã vai u thịt bắp. Quả là không cách nào có thể
gỡ khỏi cánh tay khoá chặt của gã. Trước đối thủ hôm nay, chắc mình không thể tới được
đích đến. Người già dạy rồi, đường thoát thứ hai của kẻ biết mình yếu hơn đối thủ phải sớm
khôn ngoan nhận lấy phần thua. Thua thế thì chẳng gì phải hổ thẹn. Bại dưới tay Phủ keo này
lại được tất cả, tại sao không chứ.
Khơ không nói mà chỉ khẽ gật đầu nhận lời. Khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi của Phủ nở
cười. Phủ nới lỏng cánh tay, Khơ bất ngờ quật gã ngã xoài, rồi bật dậy cắm đầu lao về phía
miếu Nùng.
Tranh đầu pháo năm nay đội Háng Vài thắng cuộc.
Vẻ đẹp của lễ hội dân gian.
Thằng Khơ là đứa cướp được đầu pháo. Tin đó loan khắp Pác
Gà. Không phải người Háng Vài cũng tìm đến chia vui. Rượu trong vò được đổ ra bát đại. Mọi
người bón rượu cho nhau bằng thìa sứ. Hết, rượu lại được rót đầy ra bát. Tiếng lày cỏ vang
từng nhịp mạnh mẽ. Tiếng Hà lều ngân nga vọng về từ những chân núi xa. Con lợn quay
vàng rộm được chia miếng cho mọi người cùng ăn. Sân trung tâm mỗi lúc càng trở nên
huyên náo. Có ai hỏi:
– Khơ đâu rồi?
Mọi người giờ mới nhớ đến người anh hùng của họ, nghển cổ, dõi mắt tìm kiếm. Người
nhiều như cây rừng biết Khơ đứng ngồi chỗ nào?
– Nó đi đâu đó thôi, lát nữa tự biết về.
Dưới chân ngọn Phja Đán, Khơ vịn tay lên mỏm đá tai mèo. Nhìn một bên chân hơi co
của Khơ, Dình bảo:
– Xuống dưới mỏ nước chân núi đi!
– Để làm gì?
– Rửa vết thương rồi bọc thuốc, để thế sẽ bị đau hơn đấy.

46
– Em biết cây thuốc à?
Nàng không nói, chỉ khẽ cười rồi bước đi.
Khơ thả chân vào dòng nước trong vắt chảy ra từ lòng núi. Chạm phải nước lạnh bàn
chân chợt buốt cóng. Những vết bẩn chỗ ngón chân bị thương được Khơ cẩn thận rửa sạch.
Dình ngồi ngắm đàn pie khẩu tung tăng dưới nước. Chốc chốc lại đưa mắt nhìn Khơ đắm
đuối. Thấy Khơ định đứng dậy nàng vội ngăn:
– Anh cứ ngồi, em sẽ thấm khô chỗ đau và băng lại cho.
Nàng mở chiếc túi nhỏ khâu bằng thổ cẩm, lấy ra một
Ngôn ngữ và cách cư xử của Khơ
miếng vải chàm còn mới đã rọc sẵn và một nắm lông cây
và Dình thể hiện nét tính cách gì
dương xỉ. Khơ bỗng bối rối. Nàng khẽ cười: của các nhân vật?
– Thế nào, có nhờ nhau không à?
– Anh khắc tự làm được!
Hai má Dình ửng đỏ, nàng như không nghe thấy những lời Khơ nói. Nàng đặt chân Khơ
lên một hòn đá khô. Tay run run véo nắm lông cây dương xỉ, rịt vào vết thương đầu ngón
chân cái, rồi dùng mảnh vải chàm quấn lại cẩn thận. Vừa làm nàng vừa nói:
– Người già bảo, lông cây dương xỉ là cầm máu tốt ngang với lông gấu, còn vải nhuộm
chàm sẽ giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng...
– Ai nói cho em biết chân anh bị đau?
Nàng cúi đầu cười:
– Người đã bị anh cướp đầu pháo trong tay ấy!
Hai tai Khơ chợt nóng bừng. Anh ấp úng:
– Phủ à?
– Anh trai của em đấy! Anh em nói, từ lúc biết tranh đầu pháo, chưa gặp một người nào
khoẻ và nhanh như anh. Đầu anh Phủ cũng nổi một cục to bằng quả ổi.
Nói xong nàng cười rinh rích:
– Con trai các anh lạ thật đấy, ai cũng thích giành phần thắng về mình. Đau thế này có
đáng không?
– Đáng chứ, em xem đây.
Nàng ngẩng lên. Chiếc vòng được cuốn bằng vải hồng điều trong tay Khơ hiện trước
mắt nàng. Tiếng là dân của đất lễ hội pháo hoa, có bao giờ nàng được đến gần để nhìn thấy
nó như hôm nay. Mỗi năm trong cả ngàn người đến hội chỉ có một người thắng cuộc. Người
duy nhất đó được tôn vinh và ngưỡng mộ đang hiển hiện trước nàng. Chiếc vòng trong tay
anh như ngọn lửa khiến trái tim nàng rạo rực.

47
Khơ đưa chiếc vòng cho nàng:
– Anh tặng em đấy.
Nàng chợt bối rối:
– Đã có ai làm như thế đâu.
– Không có em, anh không thể cướp được chiếc vòng này. Em giữ nó giúp anh. Bây giờ
nó cũng là của em mà.
– Chẳng biết thế nào nữa.
– Em sợ gì chứ, nếu điềm không hay chỉ mình anh chịu thôi, nhưng thả xuống nước
không chìm, ném vào lửa không cháy như anh thì chẳng sợ, chỉ lo em không nhận, như thế
khi anh trở về Háng Vài, miếng ăn không ngon, giấc ngủ cũng không yên.
– Anh nói như thế là ý gì? – Nàng thẹn thùng.
– Dình ơi! Em không ngại nhà anh phải đi qua sông lửa, không sợ leo đèo Khau Liêu
làm nhạt muối mồ hôi, anh muốn được ngỏ lời yêu, nay mai được đón em về ở chung một
nhà, sướng khổ có nhau. Em nhận chiếc vòng này coi như em nhận lời anh.
(Lược một đoạn: Sau khi tỏ tình với Dình, Khơ trở về nhà. Sau Tết Thanh minh hai ngày, Khơ cưỡi con ngựa
hồng tới Pác Gà với quyết tâm ngỏ lời cưới Dình thì Phủ báo tin là Dình bị ép hôn, rồi cảm đột ngột mà qua đời).
Vũ trụ này chỉ một mình với nỗi khổ đau không gì so sánh. Anh dắt ngựa trở về Cô Sầu.
Một thời gian rất dài Khơ im lặng như một kẻ câm, rồi ít
Chi tiết thể hiện nỗi đau buồn của Khơ.
nói hẳn từ sau những ngày đó.
Bây giờ Khơ cũng đã có một gia đình. Các con đều đã ra làm cán bộ ngoài Mục Mã.
Đứa nào cũng thành đạt, khá giả. Chuyện cũ giờ nhớ lại cũng bởi từ khi Phủ xuất hiện.
Phủ vẫn thế. Tuy có già do tuổi nhưng còn rắn rỏi lắm. Cơ bắp vẫn còn cuộn chặt thế kia. Mái
tóc cũng chỉ mới có vài sợi bạc. Gặp lại Phủ chuyện xưa bỗng hiện về. Chuyện tình đầu chẳng
thể quên, nhắc lại lòng còn xót như dao xát muối cứa thịt.
*
Chờ cho lão Khơ yên vị bên mâm rượu, lão Phủ đã định lên tiếng nhưng hình như có
điều gì đó khiến lão phân vân. Lão nhắc Khơ:
– Rượu rót ra rồi, sao không mời khách?
– Từ từ hãy uống, có chuyện này tôi muốn hỏi, hôm nay không tự dưng ông đến thăm
tôi, là chuyện gì thế?
Chẳng cần đợi mời, lão Phủ đưa chén rượu lên môi nhấp một ngụm nhỏ. Mắt lão chợt
mơ màng:
– Tôi muốn đến đây để được ông tha thứ cho chuyện ngày xưa.
[...] Lão Khơ nuốt một hơi khan vào bụng như cố nén lại cơn xúc động:
– Được rồi, được rồi... từ từ nói tôi nghe xem.
Đầu lão Phủ gục xuống như kẻ có tội. Lão thì thầm kể lại “... rằng ngày ấy không có
chuyện nhà ai đó đến đón nàng về làm dâu cả. Cũng không có chuyện nàng tự vẫn hay bị

48
cảm mạo chết đột ngột... Cha mẹ chết sớm, Phủ yêu thương đứa em gái xinh đẹp, nết na
ngoài tình cảm của người anh với em còn có tình yêu thương của người thay cha, mẹ. Biết
em gái yêu được một người con trai Háng Vài, qua tìm hiểu, người con trai đó cũng là người
chí thú làm ăn, sống có tình. Phủ vui và vun vén cho em, chờ ngày bên Háng Vài cho người
sang Pác Gà làm lễ ăn hỏi...
– Không ngờ Khơ à, Dình nó bỗng bị sốt li bì suốt năm
ngày, đưa đi y tế không ai biết nó mắc phải bệnh gì. Cho đến Chú ý tình huống truyện thể hiện
đức hi sinh cao thượng của Dình.
khi nó nói – “Anh ơi đôi chân của em không thể cử động được
nữa rồi”. Và nó đã khóc rất nhiều! Tôi đã tìm đến không biết bao nhiêu thầy lang, lấy bao
nhiêu loại cây thuốc về chữa trị nhưng đôi chân nó vẫn không thể cử động. Biết mình sẽ phải
mang tật suốt đời, nó bảo tôi – “Anh phải giúp em... hãy tìm gặp anh ấy và nói rằng em đã đi
làm dâu nhà khác rồi, ở xa đất Mục Mã lắm, và đã chết rồi, chết vì gì đó anh hãy nói giúp em.
Em không muốn anh ấy nhìn thấy em, không phải khổ vì em... có được tình yêu của anh ấy
em đã mãn nguyện lắm rồi. Còn có kiếp sau, nhất định em sẽ lại chỉ yêu anh ấy thôi... vì em
anh hãy một lần nói dối người khác, tội sau này em chịu... anh hãy gật đầu và nhận lời đi...”.
Đời tôi chưa một lần nói dối ai, nhưng vì nó, vì những lời năn nỉ khẩn khoản đó tôi đã buộc
phải nói với chú những lời không thật... và bây giờ thì tôi có mặt ở đây để tạ tội...
– Bây giờ thì thế nào rồi!
– Tôi đang ngồi trước mặt chú đấy thôi!
– Không phải chuyện đó.
– Tôi hiểu – Lão Phủ đưa tay vuốt mặt, giọng sâu lắng – Bỗng dưng mấy ngày nay nó
trở bệnh nặng, mê sảng toàn gọi tên chú. Sáng nay nó đã tỉnh táo và nói với tôi – “Anh đã
vì em một lần phải nói dối người ta, bây giờ em muốn anh giúp em lần nữa”. Thấy nó ngồi tựa
vách nhìn tôi với ánh mắt như thể muốn nói “nếu không... em sẽ chết ngay trước mặt anh”.
Tôi bỗng hoảng hốt và thề rằng sẽ làm bất cứ việc gì nó yêu cầu, ngoại trừ việc giết người.
Nghe tôi nói thế nó cười và bảo “... nghe anh nói mà sợ quá! Nhưng việc em nhờ cũng không
dễ làm đâu”. Tôi bảo – “khó mấy anh cũng làm bằng được, em cứ nói đi...”.
– Và ông đã đến đây?
– Đúng đấy!
– Nói rõ hơn được không?
– Nhà còn có cỗ xe nào mới đóng chứ?
– Để làm gì?
– Tôi muốn mua!
– Cỗ xe này đóng xong từ mấy chục năm rồi, nhưng
Cỗ xe được đóng chưa bao giờ dùng
chưa một lần dùng đến, mà tôi cũng không thể bán dù giá có mang ý nghĩa như thế nào?
gấp mười lần cũng thế thôi.

49
– Nhưng nếu đây là ý của Dình?
– Sao?
– Chú có đồng ý đánh chiếc xe đó cùng tôi đi về Pác Gà không? – Giọng lão Phủ trầm
trầm dóng diết – Khơ à, đó là ý nguyện của Dình đấy. Tôi e, có thể thỉnh cầu này không có lần
thứ hai nữa đâu...
Lão Khơ có vẻ hốt hoảng:
– Sao thế, chẳng lẽ đã...
Chỉ cần nghe đến thế lão đã hiểu sự thể lúc này như thế nào. Không còn thời gian để
căn vặn. Trong lòng lão Khơ lúc này dâng đầy niềm ân hận. Ngày đó nếu không hồ đồ bỏ về
chắc lão đã biết được ngọn nguồn câu chuyện. Và như vậy lão không phải ôm mối oán hận
suốt bao năm. Lão thấy có tội với người con gái ngày xưa của lão. Hoá ra nàng vẫn còn sống
đến bây giờ và nhớ đến lão. Lão thấy tâm mình bối rối. Chân tay như thừa thãi vụng về trước
công việc phải làm. Lão tự hỏi “Sao nàng lại muốn có chiếc xe ngựa do chính tay ta làm từ
cách đây mấy mươi năm”. Không còn thời gian để nghĩ nhiều, lão Phủ đã lên lưng ngựa đứng
đợi ngoài đường.
Cỗ xe thường xuyên được bôi dầu luyn nên màu gỗ lên nước đỏ sẫm. Chỉ vài thao tác
lão đã dong được con ngựa hồng vào giữa hai càng. Tiếng kêu phừ rừ... phừ rừ của nó làm lão
thêm sốt ruột. Con ngựa này là cháu năm đời của con ngựa Nước Hai ngày xưa cha lão để lại
nối giống. Lão thì thầm vào tai nó như nói với tri âm:
– Hôm nay là ngày trọng(1) nhất trong đời tao đấy! Gắng
Chú ý câu nói của lão Khơ với con ngựa.
lên một lần cho tao nhờ.
Nói xong lão đánh xe ra cửa, vung roi vụt vào không khí, thúc ngựa nhằm hướng Pác
Gà phi nước đại.
*
Lão Khơ buộc dây cương ngựa vào chiếc cột quân ngoài hiên ngôi nhà xưa quen thuộc.
Lão dò dẫm từng bước như một đứa trẻ tập đi. Lão Phủ đâu rồi nhỉ? Vừa mới đây còn mở cửa
mời lão vào?
Lão nghe có giọng phụ nữ:
– Ở dưới sân này mà anh à!
Lão lặng lẽ bước về phía có tiếng người vừa cất lên. Giữa khoảng sân nối nhà chính với
nhà bếp ánh sáng mặt trời vàng dịu lan toả. Trên chiếc ghế tựa, một người phụ nữ sắc mặt
dường như hồng và tươi tắn hơn dưới ánh mặt trời. Mái tóc được chải chuốt và cuốn lại gọn
ghẽ dưới chiếc khăn xanh màu cổ vịt. Nửa thân dưới được phủ một tấm vỏ chăn thổ cẩm.
Ánh mắt bà nhìn lão thật thân thiết. Những ngón tay xanh và gày lồng vào nhau đặt trên
bụng vẻ thư thái. Lão chầm chậm dừng bước, hai bàn tay nắm chặt vào nhau. Vai và lưng lão

(1)
Ngày trọng: ngày quan trọng, có ý nghĩa lớn.

50
chùng xuống như đang phải đỡ một gánh nặng. Mắt và sống mũi nóng ran. Có già đi nhiều
nhưng đôi mắt kia, miệng cười kia vẫn không thay đổi. Vẫn là nàng ngày xưa.
– Đúng là em thật rồi, mái tóc vẫn chưa một sợi bạc!
– Nó chưa bạc là để đợi đến ngày hôm nay đấy! Khơ à, anh còn oán giận em nữa không?
Giọng nàng không chút nghẹn ngào, nhưng nó khẽ khàng như tiếng gió phất qua
không gian lần cuối trước khi tắt lặng. Nước mắt Khơ muốn trào. Không thể nói những lời có
đầu có cuối. Khơ bước đến ngồi xuống bên nàng. Nàng thỉnh cầu:
– Anh à, anh nắm tay em được không?
Nắm tay nàng ư, sao không chứ! Bao năm rồi kia mà. Hơi ấm bàn tay nàng vẫn trong tim
ta đây. Thế mà ta đã tin rằng nàng là kẻ bội tình đã bỏ ta mà đi; rằng nàng đã quá phiền muộn,
chán chường nên đã không còn trên cõi đời này nữa. Hoá ra không phải thế! Nàng không
muốn bệnh tật làm liên luỵ người khác. Nàng cởi bỏ cho ta nỗi khổ để tự buộc tất cả nỗi khổ
về mình. Sao lại thế chứ? Nàng thật đáng trách. Nàng sao không nghĩ ta là thằng đàn ông dù
không tốt mấy nhưng cũng chẳng đến nỗi nào. Và cái sự chẳng đến nỗi nào của ta cũng đủ để
cùng nàng chia sẻ bất hạnh này suốt cả một đời, chỉ cần nàng cho ta, cho hình hài thô thiển
của ta neo đậu trong đôi mắt đẹp như sao trời của nàng. Đôi tay này đây, đã từng băng vết
thương cho ngón chân của ta, đã từng chạm lên môi và má ta dịu dàng và âu yếm, sao giờ lại
giá buốt thế này.
– Dình à, em nắm tay anh đi.
Nàng khẽ cười, một nụ cười dịu dàng và mãn nguyện khiến con tim Khơ đau buốt.
– Không cần nữa đâu, bây giờ nó không còn như ngày xưa nữa rồi, chỉ cần anh nắm là
em thấy tội lỗi mình đã được anh tha thứ.
Khơ cảm giác đang trong giấc mộng, một giấc mộng buồn vô cùng. Hình như thân
thể nàng đang mỗi lúc một giá lạnh, chỉ đôi mắt vẫn ngời sáng và ấm áp. Giọng nàng chậm
nhưng mạch lạc như sợ người nghe không nghe được hết ý mình:
– Anh còn nhớ ngày xưa, có lần anh đã nói với em không?
– Em nói đi!
– Anh nói, anh muốn ngày cưới của chúng mình em sẽ được ngồi trên cỗ xe do chính
tay anh đóng?
– Anh nhớ rồi! Phù dâu, phù rể sẽ bước theo hai bên.
– Hôm nay anh có đánh chiếc xe đó đến đây không?
– Cả con ngựa hồng nữa em à!
– Hôm nay em muốn được ngồi lên và anh đưa em đi trên chiếc xe đó.
Khơ bỗng lo lắng:
– Em đang mệt thế này...

51
– Không sao, chỉ một lần thôi được không anh?
– Cả đời này cũng được!
Nàng cười, một nụ cười thật rạng rỡ:
– Không chỉ một lần này thôi, anh đỡ em lên đó đi.
Đó liệu có phải tâm nguyện cuối cùng, hay cảm xúc bất chợt sau bao năm gặp lại? Khơ
nhìn sâu vào mắt nàng, ở đó nườm nượp những người đang đổ về lễ hội pháo hoa Pác Gà;
những gốc đào nở hoa thắm đỏ, con suối xuân trong vắt và giá buốt; chiếc vòng đỏ đeo vào
cổ tay trắng tròn của nàng... ngày xưa, ngày xưa như hiện về trong đôi mắt nàng cười.
Khơ đỡ nàng trên đôi cánh tay đã không còn sức mạnh như ngày xưa. Thân hình nàng
giờ nhẹ như một đứa trẻ. Đôi mắt nàng đột nhiên như bị phủ một lớp khăn mỏng mờ. Nàng
bỗng nhoẻn cười mãn nguyện khi Khơ đặt nàng nửa nằm, nửa ngồi trên chiếc ghế và nâng
nàng lên xe.
Nàng thì thào:
– Khơ à, anh đưa em đến chân núi Phja Đán có dòng suối ngày nào nhá!
Khơ vuốt lên mái tóc của nàng:
– Anh sẽ đưa em đến nơi đó Dình à! Em đừng ngủ được không?
Nàng khẽ gật đầu đáp lại.
Chiếc xe lăn bánh đi qua giữa hai hàng phố hẹp. Lão Khơ cúi đầu bước đi bên con ngựa
hồng. Dân phố Pác Gà lặng lẽ đứng ngoài cửa ngóng theo với vẻ ngạc nhiên. Phố Pác Gà có
một người đàn bà đẹp thế mà giờ mới biết mặt. Cứ như tiên nữ đang ngủ ấy.
Những tiếng thì thầm đã lùi lại phía sau. Lão Khơ đánh
xe đi về phía chân núi Phja Đán, nơi có con suối và những
Lưu ý hình ảnh chiếc vòng đồng
cây đào cổ thụ đang trút lá vàng. Trên xe, đôi cánh tay người
cuốn vải đỏ.
đàn bà chợt thõng xuống hai bên ghế. Một chiếc vòng đồng
cuốn vải đỏ chợt rơi xuống mặt sàn. Sau hai vòng quay nó khẽ
khàng nằm xuống nem nép, khiêm nhường như một a hoàn.
Khuôn mặt bà vẫn tươi như bông đào, một bông đào đang ngủ trong tiết cuối thu.
Dường như bà đã đem theo vào giấc ngủ một tâm trạng vui, niềm vui trong ngày cưới không
phù dâu, phù rể sóng bước hai bên chiếc xe ngựa do chính tay lão Khơ đóng cách đây đã
mấy mươi năm, chưa một lần lăn bánh, chưa một lần có ai ngồi lên, đang đưa bà đi về cuối
chân trời.
(Cao Duy Sơn – Tác phẩm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr. 87 – 117)

52
1. Văn bản trên có thể được chia làm mấy phần? Tóm lược nội dung chính của mỗi phần.
2. Phân tích nét đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của tác phẩm. Ngôn ngữ ấy có
ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tính cách và tâm hồn con người Cao Bằng?
3. Lễ hội dân gian được miêu tả trong truyện ngắn gợi cho em những suy nghĩ gì về
thiên nhiên và cuộc sống của Cao Bằng (về không gian sống, cảnh sinh hoạt, tính
cách con người,...)?
4. Phân tích nghệ thuật khắc hoạ vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của nhân vật Dình.
Hãy cho biết sự bao dung và đức hi sinh của nhân vật này được thể hiện rõ nhất ở
chi tiết nào.
5. Trong truyện ngắn này, những chàng trai miền núi được miêu tả như thế nào (về sức
mạnh thể chất và vẻ đẹp tinh thần)?
6. Mối tình của Khơ và Dình gợi cho em suy nghĩ như thế nào về sức mạnh của tình yêu?
7. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với việc thể hiện
tâm lí và tính cách của nhân vật?
8. Nhan đề Hoa bay cuối trời là ẩn dụ cho điều gì? Theo em, nhan đề này có mối liên hệ
với chi tiết nào trong tác phẩm?

1. Phân tích một hình ảnh hoặc một chi tiết mà em cho là chứa đựng nhiều ý nghĩa
nhất trong truyện ngắn Hoa bay cuối trời.
2. Câu chuyện kết thúc với niềm vui chìm vào “giấc ngủ” của bà Dình. Theo em, cách
kết thúc đó có hậu hay không? Vì sao?

1. Vận dụng cách kể giàu hình ảnh của Cao Duy Sơn để viết một bài văn có chủ đề văn
hoá dân gian của các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng.
2. Tìm đọc và thảo luận về nghệ thuật trần thuật (ngôi kể, điểm nhìn trần thuật,...)
trong một số truyện ngắn hiện đại Cao Bằng.

53
LĨNH VỰC ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP
CỦA ĐỊA PHƯƠNG

CHỦ ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP


5 VÀ THUỶ SẢN Ở TỈNH CAO BẰNG

Yêu cầu cần đạt


• Trình bày được vai trò và điều kiện phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
ở tỉnh Cao Bằng.
• Đánh giá được hiện trạng phát triển, phân bố và định hướng phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp và thuỷ sản ở tỉnh Cao Bằng.
• Tìm hiểu mô hình nông nghiệp hữu cơ, mô hình VietGAP trong sản xuất nông nghiệp
tại tỉnh Cao Bằng.
• Thực hành tham quan mô hình và viết báo cáo về một mô hình nông nghiệp sạch ở
địa phương.
• Phân tích bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ về nông nghiệp tỉnh Cao Bằng.

Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm
nghiệp (khai thác, trồng và bảo vệ rừng), thuỷ sản (đánh bắt và nuôi trồng). Nông nghiệp là
ngành kinh tế chính, đóng vai trò quan trọng đối với người dân tỉnh Cao Bằng. Ngành nông
nghiệp tỉnh Cao Bằng phát triển và phân bố như thế nào? Để khai thác hiệu quả tiềm năng
kinh tế nông nghiệp, tỉnh Cao Bằng có định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp ra sao?

1 Vai trò và điều kiện phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh
Cao Bằng
a. Vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đối với phát triển kinh tế – xã hội
tỉnh Cao Bằng
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế tỉnh
Cao Bằng, cụ thể:
– Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người dân.

54
– Góp phần quan trọng vào giá trị GRDP.
– Giải quyết việc làm cho đại bộ phận lao động trong tỉnh.
– Có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và lao
động địa phương, đồng thời góp phần to lớn trong định hướng phát triển bền vững, bảo vệ
môi trường.
b. Điều kiện phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
* Thuận lợi
Cao Bằng là một tỉnh miền núi, có điều kiện địa hình, khí hậu, sông ngòi phân hoá đa
dạng thành các khu vực khác nhau, đây là điều kiện để quy hoạch phát triển các loại hình
canh tác, sản phẩm nông nghiệp khác nhau.
– Địa hình: Cao Bằng có địa hình khá phức tạp, bao gồm ba dạng địa hình: núi cao,
đồi núi thấp, máng trũng (thung lũng). Vùng núi cao và đồi núi thấp, với độ cao trung bình
600 – 1 000 m, phù hợp với việc phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và trồng cây ôn
đới. Miền địa hình lòng máng Cao Bằng thuận lợi trồng cây lương thực và hoa màu trên cánh
đồng phù sa màu mỡ và phát triển kinh tế vườn rừng ở miền núi thấp.
– Nguồn nước: Cao Bằng có mật độ sông suối tương đối dày, nhưng chủ yếu là sông
nhỏ. Một số sông có vai trò quan trọng là sông Bằng, sông Quây Sơn, sông Gâm, sông
Bắc Vọng. Chế độ nước sông phân hai mùa: mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, mùa cạn từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đây là nguồn cung cấp nước cho canh tác nông nghiệp và
mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản.
– Khí hậu: Cao Bằng có khí hậu thuận lợi phát triển được cả cây trồng, vật nuôi ở các
vùng khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bao gồm các cây công
nghiệp lâu năm (chè, quế,...) và hàng năm (mía, thuốc lá, lạc, đậu tương,...), rau (su hào, bắp
cải,...), các loại gia súc, gia cầm,... Khí hậu của tỉnh còn phù hợp phát triển một số loại cây
trồng đặc hữu: dẻ Trùng Khánh, lê vàng Đông Khê, mận Bảo Lạc,...
– Đất: Cao Bằng có điều kiện tự nhiên đa dạng nên các loại đất trồng cũng đa dạng,
phức tạp, có thể chia làm ba nhóm chính: Đất feralit ở miền đồi núi, đất phát triển trên miền
núi đá vôi, đất phù sa ở thung lũng sông Bằng và các sông khác.
+ Đất feralit vàng đỏ và đỏ vàng: hình thành trên đồi núi thấp dưới 600 m, chiếm phần
lớn diện tích trong tỉnh. Đặc tính chung của nhóm đất này là chua và ít chất dinh dưỡng, tầng
đất dày, thuận lợi trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng. Đất feralit vàng
đỏ và đỏ vàng phân bố ở các huyện: Nguyên Bình, Hoà An, Hà Quảng, Thạch An,...
+ Nhóm đất phát triển trên đá vôi tạo thành đất feralit có màu nâu đỏ: khá giàu chất
dinh dưỡng, kết cấu tốt, có độ pH trung tính hoặc hơi kiềm, đất tơi xốp rất phù hợp trồng cây
công nghiệp và cây ăn quả.
+ Đất phù sa thuộc sông Bằng và thung lũng các con sông nhỏ khác: chiếm khoảng
10% diện tích toàn tỉnh. Đất này được hình thành do phù sa các sông, suối bồi đắp các
vùng trũng, các vùng hồ và thung lũng các sông, suối, trở thành những vùng trồng lúa chính
của tỉnh; phân bố chủ yếu ở thung lũng sông Bằng kéo dài từ phía nam huyện Hà Quảng qua
huyện Hoà An tới thành phố Cao Bằng, thung lũng sông Quây Sơn.

55
Hình 5.1. Cánh đồng lúa ở xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng
Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng

– Rừng: chiếm ưu thế là kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới, nhiều tầng với
những loài cây lá xanh quanh năm, có tới bốn, năm tầng tán. Rừng nguyên sinh (rừng già)
đã bị tàn phá nhiều, hiện chỉ còn lại rất ít ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh của các huyện
Bảo Lạc, Nguyên Bình, trên núi Phja Dạ, Phja Oắc. Loại rừng này có giá trị kinh tế cao, là nơi
lưu giữ nhiều nguồn gen, lâm sản và dược liệu quý cần được bảo vệ.
Ở địa hình cao gặp các kiểu rừng lá kim á nhiệt đới, rừng thưa, rừng hỗn hợp núi cao,
với các loại cây đỗ quyên, thông, tre, kim giao, giẻ lá tre,... Ngoài cây lấy gỗ, rừng ở Cao Bằng
còn có nhiều loại cây ăn quả (mác thốt, mác mật ở núi đá vôi,...); cây có dầu (dọc, sở, lai,...) và
một số loại rau (ngót rừng, dạ hiến,...), mộc nhĩ, nấm hương dùng làm thực phẩm.
Năm 2021, Cao Bằng có hơn 512 nghìn ha đất lâm nghiệp, chiếm hơn 76% tổng diện
tích đất, rừng tự nhiên là chủ yếu, nhưng phần lớn là rừng thứ sinh, mới phục hồi.
– Nông dân: có truyền thống cần cù, sáng tạo và có kinh nghiệm lâu đời trong việc
canh tác trên địa hình núi đá, núi đất, canh tác các sản phẩm hoa màu, cây công nghiệp lâu
năm và trồng dược liệu.
– Chính sách nông nghiệp: tỉnh Cao Bằng ban hành nhiều chính sách cập nhật kịp thời,
phù hợp với thực tế phát triển của địa phương để hỗ trợ nông dân trong sản xuất. Các chính
sách nông nghiệp tập trung vào vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả,
triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp
ở nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã.
– Khoa học công nghệ, cơ sở vật chất kĩ thuật: ngày càng được cải thiện; các công nghệ
hiện đại được áp dụng vào sản xuất như công nghệ gen, công nghệ sinh học; cơ sở công
nghiệp chế biến ngày càng mở rộng và hiện đại hơn.
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, kinh tế nông nghiệp cũng gặp phải một số khó khăn:
– Về tự nhiên: địa hình đồi núi chia cắt, đất dễ bị thoái hoá gây khó khăn cho sản xuất
theo quy mô lớn và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Khí hậu phân mùa dẫn đến
một số địa phương thiếu nước vào mùa khô. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như rét đậm,
rét hại, sương muối, mưa đá,... ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

56
– Về kinh tế – xã hội: trình độ lao động nông nghiệp còn hạn chế, việc áp dụng khoa
học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa phổ biến, cơ sở vật chất kĩ thuật và công
nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản chưa phát triển.

Đọc thông tin trong mục 1, hãy:


– Nêu vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đối với tỉnh Cao Bằng.
– Phân tích điều kiện để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở tỉnh Cao Bằng.

2 Tình hình phát triển và phân bố


a. Khái quát chung
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GRDP tỉnh Cao Bằng, người dân
sống chủ yếu ở nông thôn và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
là chủ yếu, tỉ trọng ngành này cao hơn ngành công nghiệp.
Bảng 5.1. CƠ CẤU GRDP THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ
TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
(Đơn vị: %)
Nông nghiệp,
Công nghiệp Thuế sản phẩm
Năm lâm nghiệp Dịch vụ
và xây dựng trừ trợ cấp sản phẩm
và thuỷ sản
2010 29,70 29,0 41,3 –
2015 29,24 18,27 47,95 4,54
2020 23,2 19,97 53,19 3,64
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cao Bằng các năm
Quy mô giá trị nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng lên hằng năm, năm 2020
đạt 4 410,7 tỉ đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2010.
Tỉ đồng

5 000
4 410,7

4 000

3 031,8
3 000

2 000 1 664,3

1 000

0
2010 2015 2020 Năm
Hình 5.2. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 – 2020
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cao Bằng các năm

57
Dựa vào thông tin và hình ảnh mục a, hãy nêu những đặc điểm phát triển chung của
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở tỉnh Cao Bằng.

b. Hoạt động nông nghiệp


– Trồng trọt
Cây lương thực chính của tỉnh Cao Bằng là lúa và ngô. Diện tích, sản lượng lúa và ngô
có xu hướng tăng lên; đây là nguồn lương thực chính cho người dân trong tỉnh, đồng thời
cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; hai huyện Trùng Khánh (5 549 ha) và Hoà An (4 504 ha)
có diện tích trồng lúa lớn nhất. Cao Bằng là tỉnh có diện tích trồng ngô lớn; hai huyện
Quảng Hoà (7 073 ha) và Trùng Khánh (6 445 ha) có diện tích trồng ngô lớn nhất. Ngoài ra,
các cây hoa màu sử dụng làm lương thực, thức ăn chăn nuôi và cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến có sắn (đạt 33 663 tấn), khoai lang (đạt 9 522 tấn).
Tỉnh Cao Bằng tận dụng lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu để phát triển một số loại
cây công nghiệp hàng năm gồm có: mía, thuốc lá, lạc, dong riềng,... và một số cây lâu năm
như chè. Cây dong riềng có diện tích 538 ha, là nguyên liệu để sản xuất đặc sản miến dong
Cao Bằng. Cây thạch đen có diện tích 337 ha, hiện là sản phẩm thực phẩm chế biến được ưa
chuộng, có thị trường mở rộng đến nhiều tỉnh khác. Gừng trâu cũng là một sản phẩm đặc
sản địa phương có diện tích ngày càng mở rộng, năm 2022 trồng được 420 ha.
Diện tích cây ăn quả tăng liên tục trong giai đoạn 2015 – 2020, các cây ăn quả chủ lực
của tỉnh là: cam, quýt, nhãn, lê, dẻ,... Lê có diện tích hơn 400 ha, dẻ có hơn 700 ha. Các địa
phương có diện tích cây ăn quả nhiều nhất là Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hoà An, Bảo Lạc,
Thạch An.
Diện tích rau các loại năm 2020 có 4 961 ha, sản lượng 35 658 tấn.
Bảng 5.2. DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG CỦA TỈNH CAO BẰNG NĂM 2020

Cây Lúa Ngô Mía Thuốc lá Chè Cam, quýt


Diện tích
29 024 40 734 2 948 3 026 229 539
(ha)
Sản lượng
131 311 150 114 178 483 7 346 194,2 2 457,7
(tấn)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2021

58
Hình 5.3. Bản đồ nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh Cao Bằng năm 2021
Nguồn: Dữ liệu GIS

59
– Chăn nuôi
Chăn nuôi có vai trò và vị trí quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp địa phương, tạo
việc làm và thu nhập cho hàng vạn hộ gia đình tại Cao Bằng. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi
tại Cao Bằng vẫn mang tính truyền thống với quy mô nhỏ lẻ và phân tán nên năng suất, sản
lượng chưa cao. Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp thấp, dù Cao Bằng có nhiều
tiềm năng để phát triển. Số lượng trâu, bò, lợn có xu hướng giảm. Số lượng gia cầm tăng.
Ngoài ra, Cao Bằng còn chăn nuôi dê, ngựa,...
Bảng 5.3. SỐ LƯỢNG MỘT SỐ VẬT NUÔI CỦA TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Trâu (con) 104 128 105 022 104 332 102 557 100 692
Bò (con) 112 320 112 562 112 983 110 454 107 215
Lợn (con) 343 736 350 631 360 607 276 772 286 662
Gia cầm (nghìn con) 2 245 2 371 2 502 2 769 2 982
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cao Bằng các năm
Cao Bằng là tỉnh có điều kiện phát triển đàn bò, đặc biệt giống bò được đồng bào dân
tộc Mông nuôi trong điều kiện chăn thả tự nhiên hoặc nuôi nhốt, trọng lượng trưởng thành
đạt tới 700 – 800 kg/con. Các vật nuôi đặc hữu ở Cao Bằng như lợn khoang, lợn đen,... đang
được hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Dựa vào thông tin mục b và hình 5.3, hãy:


– Đánh giá hiện trạng phát triển của hoạt động trồng trọt và chăn nuôi ở tỉnh Cao Bằng.
– Xác định sự phân bố của các cây trồng, vật nuôi chính trên bản đồ.

c. Hoạt động lâm nghiệp


Là tỉnh miền núi nên Cao Bằng có nhiều lợi thế để phát triển lâm nghiệp, bao gồm khai
thác và trồng rừng. Tổng diện tích rừng của tỉnh tăng liên tục qua các năm, đây là kết quả
của công tác bảo vệ, chăm sóc rừng và phục hồi rừng của chính quyền và người dân tỉnh Cao
Bằng. Vườn quốc gia Phja Oắc – Phja Đén là nơi bảo tồn các loài sinh vật, các hệ sinh thái rừng
đặc trưng của tỉnh Cao Bằng, đồng thời là địa điểm thu hút du lịch.

Hình 5.4. Một phần Vườn quốc gia Phja Oắc – Phja Đén
Ảnh: Thanh Bình

60
Bảng 5.4. DIỆN TÍCH RỪNG HIỆN CÓ PHÂN THEO LOẠI RỪNG GIAI ĐOẠN 2000 – 2020
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm Tổng số Rừng tự nhiên Rừng trồng
2000 263,4 248,9 14,5
2005 316,8 301,8 15,0
2010 336,8 319,7 17,1
2015 360,5 343,4 17,1
2020 378,4 357,2 21,2
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cao Bằng các năm

Rừng phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, nhất là ở vùng núi đất phía tây nam,
như các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc,... Năm 2020, tất cả các huyện trong tỉnh đều có diện
tích rừng trồng mới, chủ yếu là rừng sản xuất. Các huyện có diện tích rừng trồng mới nhiều
nhất năm 2020 là Thạch An, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Bảo Lâm,... Các loại cây trồng chủ yếu là
thông, mỡ, sa mộc, keo, lát, quế, hồi,...
Sản lượng gỗ hằng năm của Cao Bằng tương đối lớn, tăng trưởng liên tục. Ngoài ra,
người dân còn khai thác từ rừng các sản phẩm như trúc, vầu, quế, măng tươi, lá dong,
mộc nhĩ, dược liệu,... Những sản phẩm này là nguồn thu nhập lớn cho người dân Cao Bằng.
Nghề trồng dược liệu dưới tán rừng (hà thủ ô, giảo cổ lam, chè dây,...) ngày càng được chú
trọng để khai thác lợi thế từ rừng. Với các chính sách giao đất, giao rừng cho dân quản lí,
tỉnh Cao Bằng đang nâng dần độ che phủ rừng, người dân bảo vệ và khai thác các nguồn
lợi kinh tế từ rừng một cách hiệu quả hơn.
Bảng 5.5. SẢN LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI LÂM SẢN TỈNH CAO BẰNG NĂM 2020

Gỗ Trúc Quế Măng tươi Mộc nhĩ


Loại lâm sản
(m3) (nghìn cây) (tấn) (tấn) (tấn)
Sản lượng 25 383 9 104 219 373 6,1
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2021

Dựa vào thông tin mục c, hãy phân tích hiện trạng phát triển của hoạt động lâm nghiệp
ở tỉnh Cao Bằng.

d. Hoạt động thuỷ sản


Sản xuất thuỷ sản của tỉnh Cao Bằng có chiều hướng phát triển liên tục, do thị trường
tiêu thụ ổn định, diện tích mặt nước nuôi trồng ngày càng mở rộng. Thuỷ sản của tỉnh
Cao Bằng chủ yếu là nuôi trồng, sản lượng đánh bắt ít, chủ yếu đáp ứng nhu cầu của địa
phương. Năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh là 379,14 ha, trong đó diện
tích nuôi cá chiếm đa số (377,57 ha). Một số loại cá đặc hữu trên lưu vực các sông ở Cao Bằng
là cá trầm xanh, cá chiên,... có giá trị kinh tế cao trở thành đặc sản địa phương.

61
Bảng 5.6. SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Đơn vị: tấn)

Năm 2016 2017 2018 2019 2020


Khai thác 85,06 104,97 107,28 109,14 111,13
Nuôi trồng 571,34 397,55 408,66 429,40 462,19
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cao Bằng các năm

Địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sản và sản lượng thuỷ sản lớn nhất là huyện
Hoà An (năm 2020 có 112,9 ha nuôi trồng, sản lượng đạt 163,3 tấn).
Huyện Hà Quảng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nghề nuôi cá nước lạnh.
Tận dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương, vài năm trở lại đây, một số hộ dân thử nghiệm mô
hình nuôi cá tầm, bước đầu đạt những thành công nhất định, góp phần cải thiện thu nhập
gia đình và mở ra hướng đi mới cho ngành thuỷ sản tại địa phương.

Hình 5.5. Bể nuôi cá tầm ở Trường Hà, huyện Hà Quảng


Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng

Dựa vào thông tin mục d, hãy phân tích hiện trạng của hoạt động thuỷ sản ở tỉnh
Cao Bằng.

3 Định hướng phát triển


a. Định hướng chung
Trong những năm tới, tỉnh Cao Bằng định hướng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp
và thuỷ sản theo mục tiêu sau:
– Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, trên cơ sở
phát huy các lợi thế so sánh, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tái cơ cấu

62
nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung theo tiêu
chuẩn an toàn, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
hướng vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng. Tập trung phát
triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng có tiềm năng, lợi thế.
– Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, thu hút các doanh nghiệp, hợp
tác xã, trang trại có sự hợp tác, liên kết đầu tư vào cho nông nghiệp để nâng cao chuỗi giá
trị sản phẩm.
– Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông
nghiệp, nông thôn, điều chỉnh dân cư, cùng với nguồn nhân lực được đào tạo, đáp ứng yêu
cầu sản xuất hàng hoá với trình độ kĩ thuật và công nghệ ngày càng cao.
– Phát triển trồng trọt theo hướng chuyên canh, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo
quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số,
công nghệ sinh học vào các công đoạn sản xuất.
b. Định hướng phát triển trong từng ngành cụ thể
– Định hướng phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi:
+ Ổn định diện tích đất trồng cây nông nghiệp khoảng 87 nghìn ha, trong đó cây hàng
năm khoảng 77 nghìn ha, cây lâu năm khoảng 10 nghìn ha. Ổn định diện tích trồng lúa
khoảng 30 000 ha, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ.
+ Phát triển một số cây có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ như cây thuốc lá,
cây mía, cây lạc, cây gừng, cây nghệ,... là những cây trồng chủ lực của tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh
phát triển những cây trồng là lợi thế của địa phương như thạch đen, dong riềng, rau các loại,
cây ăn quả và dược liệu.
+ Phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm đa dạng
hoá vật nuôi. Thực hiện cải thiện tầm vóc đàn trâu theo hướng chăn nuôi trâu sinh sản và
lấy thịt. Đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa cả mô hình trang trại và nông trại, triển khai dự án phát
triển chăn nuôi bò sữa quy mô 10 000 con; khai thác hiệu quả các giống bò địa phương (Bò u
Cao Bằng). Phát triển đàn lợn cả lợn lai, lợn ngoại và giống bản địa theo thế mạnh, điều kiện
từng địa phương. Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hình thức chăn nuôi chuyên canh trong
chuồng trại.
– Định hướng phát triển lâm nghiệp: phương hướng phát triển lâm nghiệp tỉnh Cao
Bằng phải bền vững, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó
với biến đổi khí hậu.
+ Bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng gắn với phát triển
du lịch sinh thái, nâng cao giá trị sản xuất, đáp ứng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế
biến các sản phẩm từ gỗ, tăng diện tích thâm canh các loại cây giống có giá trị kinh tế cao,

63
bảo đảm hài hoà các mục tiêu về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, tạo việc làm và thu
nhập, nâng cao sinh kế cho người dân.
+ Ngành lâm nghiệp Cao Bằng trở thành một ngành kinh tế – kĩ thuật theo hướng hiện
đại, hiệu quả, theo liên kết chuỗi từ phát triển, bảo vệ, sử dụng rừng đến chế biến và thương
mại lâm sản thông qua khuyến khích phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá
trị giữa chủ rừng với doanh nghiệp chế biến và thương mại lâm sản, chú trọng phát triển lâm
nghiệp đa mục đích (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ); nông lâm kết hợp.
+ Đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo cung cấp tối đa nguyên
liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến trong và ngoài tỉnh. Xây dựng các khu chế biến gỗ công
nghệ cao, chế biến lâm sản ngoài gỗ, chế biến dược liệu sử dụng nguyên liệu từ rừng trồng
của địa phương.
– Định hướng phát triển thuỷ sản:
+ Duy trì diện tích nuôi cá lồng và các hồ chứa hiện tại, mở rộng thêm diện tích nuôi
có tiềm năng phát triển.
+ Tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong nuôi cá, chú trọng đến việc sử dụng
các giống mới phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh và có năng suất cao.
+ Mở rộng diện tích nuôi một số loại đặc sản, giá trị cao như: cá lăng, cá tầm, lươn, ếch,
cá chạch,...
c. Định hướng phát triển mô hình nông nghiệp
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Việc ứng dụng công nghệ
cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất các loại cây trồng, vật
nuôi, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao
giá trị, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản là hướng ưu tiên và xu thế phát triển nông
nghiệp của tỉnh Cao Bằng.
Một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã được doanh nghiệp và người dân triển
khai ứng dụng và đã tạo ra được các sản phẩm chất lượng, sạch để cung cấp trên thị trường
như dự án sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, mô hình trồng hoa và dâu tây,...; một số mô
hình chăn nuôi tập trung được triển khai, áp dụng kiểm soát nhiệt độ chuồng trại,... Các mô
hình đã có những thành công bước đầu, nhu cầu thị trường cao, cùng với sự hỗ trợ bởi chính
quyền địa phương sẽ là động lực lớn để thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao phát
triển trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Phát triển mô hình trồng rừng thâm canh, một số mô hình trồng dược liệu hiệu quả.

64
Hình 5.6. Vườn dâu tây trồng theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao
ở HTX Trường Anh, thành phố Cao Bằng
Ảnh: Đoàn Thu Trà

Dựa vào thông tin mục 3, hãy trình bày định hướng phát triển của ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh Cao Bằng:
– Định hướng chung.
– Định hướng các ngành cụ thể.
– Định hướng phát triển mô hình nông nghiệp.

4 Mô hình nông nghiệp hữu cơ, mô hình VietGAP trong sản xuất nông nghiệp
tại tỉnh Cao Bằng
a. Mô hình nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức
khoẻ con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện
tự nhiên, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Nông
nghiệp hữu cơ là sự kết hợp kĩ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi
trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong
hệ sinh thái.
Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, bởi đây là loại hình nông nghiệp bền vững
nhất. Tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chính sách phát triển vùng có điều kiện đất đai, khí hậu
thuận lợi cho các loại cây trồng, vật nuôi sản xuất hữu cơ; khuyến khích nông dân tham gia
để xây dựng, phát triển nông sản hữu cơ trở thành thế mạnh và thương hiệu của địa phương.

65
Tỉnh còn triển khai một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ có doanh nghiệp
bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm ở Cao Bằng đã và đang đạt kết quả tốt. Các mô hình như liên
kết doanh nghiệp và nông dân trồng gừng hữu cơ tại huyện Hà Quảng; trồng nghệ hữu cơ
tại hai huyện: Hà Quảng, Nguyên Bình,...; trồng rau an toàn tại hai huyện Thạch An, Hoà An
mang lại thu nhập khá cho người dân; trồng hồi tại các huyện Thạch An, Trùng Khánh,... chủ
yếu được người dân chăm sóc theo phương pháp truyền thống, không sử dụng phân bón
hoá học và các loại thuốc bảo vệ thực vật.
b. Mô hình VietGAP
VietGAP là tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ban hành đối với
từng sản phẩm và nhóm sản phẩm thuỷ sản, trồng trọt, chăn nuôi. Sản xuất theo hướng
VietGAP giúp tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt; đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm; không sử dụng các chất độc hại với cơ thể con người, môi trường; có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng,... Sản phẩm sản xuất ra dễ tiêu thụ, giá bán ổn định, được người tiêu dùng
đón nhận, đánh giá cao. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp, người dân trong tỉnh quan tâm đầu tư
phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.
Năm 2022, toàn tỉnh có 14 mô hình xây dựng theo tiêu chuẩn VietGAP với trên 20 ha,
gồm các cây trồng: kiệu, su su, củ cải, quýt, lê. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn hỗ
trợ 19 cơ sở sản xuất về thiết kế bao bì, nhãn mác cho các sản phẩm. Phối hợp với chuyên gia
tư vấn tổ chức kiểm tra điều kiện, quy trình sản xuất của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh; tư vấn, hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ công nhận VietGAP; giám sát việc sử dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đối với các loại cây trồng. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về an toàn thực phẩm; quy định, quy chuẩn về sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản.
Hỗ trợ chứng nhận chất lượng, thiết kế bao bì nhãn mác và truy xuất nguồn gốc sản phẩm
nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đặc biệt là các sản phẩm OCOP,
VietGAP.

Hình 5.7. Vườn cam được trồng theo mô hình VietGAP


Ảnh: Lương Quang Nam

66
Cao Bằng quan tâm xây dựng các mô hình chuyển giao khoa học kĩ thuật, định hướng
phát triển sản xuất; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn. Tăng cường giám sát về quy trình sản xuất nông nghiệp, chất lượng nông sản
khi đưa ra thị trường. Hằng năm, tổ chức các đợt kiểm tra, lấy mẫu nông sản; tiến hành thẩm
định và cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế
biến và người dân đủ điều kiện. Đến nay, toàn tỉnh có 7 cơ sở và hơn 20 hộ được cấp Giấy
chứng nhận sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích trên 53 ha.
Tuy các mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng quy trình VietGAP đã đạt kết quả khả
quan, thể hiện ưu thế so với phương pháp sản xuất truyền thống, song việc nhân rộng các
mô hình gặp nhiều khó khăn do quy mô nhỏ lẻ, manh mún; người dân ngại thay đổi tập
quán canh tác nên việc áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế. Chuỗi sản
phẩm VietGAP qua nhiều khâu trung gian dẫn đến khó quản lí về an toàn thực phẩm cũng
như truy xuất nguồn gốc, do đó giá thành sản phẩm cao khi đến tay người tiêu dùng; nguồn
nhân lực phục vụ cho việc tư vấn, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP thiếu cả về số
lượng lẫn chất lượng.

Dựa vào thông tin mục 4, hãy:


– Cho biết đặc điểm của mô hình nông nghiệp hữu cơ, mô hình VietGAP trong sản xuất
nông nghiệp.
– Trình bày tình hình sản xuất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp hữu cơ, mô
hình VietGAP trong sản xuất nông nghiệp tại Cao Bằng.

1. Lập sơ đồ thể hiện điều kiện để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ở
tỉnh Cao Bằng.
2. Dựa vào bảng 5.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GRDP của tỉnh Cao Bằng. Nhận xét
và giải thích vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong kinh tế của tỉnh.

Tham quan, trải nghiệm một mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở địa phương và viết
báo cáo về mô hình đó.
Gợi ý nội dung cần có trong báo cáo:
– Tên mô hình, loại nông sản;
– Địa điểm;
– Diện tích;
– Năm triển khai;
– Sản lượng, doanh thu;
– Đánh giá kết quả đạt được của mô hình, những khó khăn cần giải quyết.

67
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP
6 Ở TỈNH CAO BẰNG

Yêu cầu cần đạt


• Nêu được khái niệm khởi nghiệp; phân biệt được khởi nghiệp, lập nghiệp và Start-up.
• Trình bày được vai trò và những yếu tố cần có để khởi nghiệp thành công; cách thức,
con đường khởi nghiệp phù hợp với địa phương.
• Nêu được một số nét và những thuận lợi, khó khăn, triển vọng phát triển của hoạt
động khởi nghiệp ở tỉnh Cao Bằng.
• Tham quan trải nghiệm một số mô hình khởi nghiệp tại địa phương.
• Xây dựng kế hoạch thực hiện một dự án khởi nghiệp tại địa phương.
• Có khát vọng khởi nghiệp, góp phần phát triển kinh tế cho quê hương Cao Bằng.

1. Em hiểu thế nào là khởi nghiệp? Vì sao khởi nghiệp được Chính phủ, lãnh đạo tỉnh
Cao Bằng khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi đối tượng tham gia, nhất là thanh niên?
2. Kể về một tấm gương khởi nghiệp trên quê hương Cao Bằng mà em biết.

1. Khái niệm khởi nghiệp và một số khái niệm liên quan


– Khởi nghiệp được hiểu là việc bắt đầu một nghề nghiệp thông qua hình thức thành
lập một doanh nghiệp, trong đó cá nhân có ý định tự mình làm chủ để kinh doanh lĩnh vực
nào đó. Một trong những yếu tố quan trọng để khởi nghiệp là phải có ý tưởng sáng tạo,
độc đáo.
– Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (hay còn gọi là Start-up) được hiểu là quá trình khởi
nghiệp dựa trên sự đổi mới, sáng tạo về ý tưởng, sản phẩm, qua đó tạo ra những sản phẩm
mới hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi trội, ưu việt hơn so với những sản phẩm đã
có trên thị trường, mang đến sự đột phá trong tăng trưởng và được phát triển nhanh chóng
vượt bậc.
– Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định
của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình
kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
(Nguồn: Nghị định số 94/2020/NĐ-CP ngày 21/8/2020 của Chính phủ)

68
– Lập nghiệp là tạo dựng sự nghiệp riêng của bản thân từ cơ sở có sẵn hoặc dựa trên
những mô hình đang có sẵn như mở cửa hàng thời trang, cửa hàng cơm bình dân, cửa hàng
bán đồ uống giải khát,... hoặc lập trang trại chăn nuôi, trồng trọt những vật nuôi, cây trồng
có sẵn ở địa phương. Lập nghiệp không có tính mới và tính sáng tạo.
Từ những khái niệm trên cho thấy:
Khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và lập nghiệp đều nhằm mục đích phát
triển sản xuất, kinh doanh để tạo ra những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, từ đó tạo nên sự
tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Điểm khác nhau cơ bản giữa khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với lập nghiệp
là tính mới, tính sáng tạo. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rất có triển vọng mang lại lợi nhuận,
thành công lớn trong tương lai.

1. Loan và Nga là đôi bạn thân, cùng học một trường Trung học phổ thông của tỉnh
Cao Bằng. Sau khi tốt nghiệp, hai bạn cùng theo học tại Học viện Nông nghiệp
Việt Nam. Loan học khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Nga học khoa Công nghệ
Sinh học. Sau khi tốt nghiệp đại học, hai bạn cùng trở về quê hương. Loan kế
nghiệp cha, quản lí doanh nghiệp gia đình; Nga thực hiện ý tưởng lập trang trại
nhỏ trồng một số giống hoa và cây ăn quả ôn đới có giá trị kinh tế cao kết hợp làm
du lịch sinh thái.
Trong hai người, ai là người lập nghiệp, ai là người khởi nghiệp? Vì sao em nhận định
như vậy?
2. Thanh niên ở địa phương em thường bắt đầu hoạt động nghề nghiệp của mình bằng
khởi nghiệp hay lập nghiệp? Vì sao em nhận định như vậy?

2. Vai trò của hoạt động khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế − xã hội của
tỉnh Cao Bằng và những yếu tố cần có để khởi nghiệp
a. Em hãy đọc câu chuyện về tấm gương khởi nghiệp của tỉnh Cao Bằng dưới đây:

Hình 6.1. Chị Đoàn Thu Trà bên vườn hoa hồng Hình 6.2. Vườn dâu tây trồng trong nhà màng
Ảnh: Đoàn Thu Trà

69
Chị Đoàn Thu Trà sinh năm 1991, dân tộc Tày, quê ở xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo, thành
phố Cao Bằng. Hiện tại, chị là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Trường Anh với quy
mô trang trại dâu tây và hoa hồng là 50 ha.
Năm 2013, sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chị Đoàn Thu Trà được
tuyển vào làm cán bộ địa chính tại Uỷ ban nhân dân xã Hưng Đạo. Trong thời gian đi làm,
chị vừa làm vừa học và đã hoàn thành chương trình Thạc sĩ ngành Khoa học trồng trọt. Năm
2017, chị quyết định xin nghỉ việc cơ quan để theo đuổi niềm đam mê nông nghiệp. Thấy
được lợi thế về tiềm năng du lịch, khí hậu, thổ nhưỡng cũng như điều kiện xã hội tại tỉnh
Cao Bằng, chị đã có ý tưởng xây dựng mô hình nông nghiệp: “Sản xuất dâu tây công nghệ
cao và hoa hồng gắn với du lịch tâm linh − lịch sử chùa Viên Minh” , kết hợp sản xuất, kinh
doanh sản phẩm nông nghiệp với dịch vụ du lịch ngay tại quê hương mình. Thực hiện ý
tưởng trên, chị đã cùng chồng thành lập HTX nông nghiệp Trường Anh. Với diện tích đất ban
đầu là 500 m2 và số vốn là gần 250 triệu đồng (200 triệu đồng từ tiền tiết kiệm và 50 triệu
đồng vốn vay từ Dự án phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao), chị đã nhập và trồng
4 giống dâu tây Đà Lạt với số lượng 8 000 cây. Tuy nhiên, 2/4 giống dâu tây không thích hợp
với khí hậu, thổ nhưỡng ở Cao Bằng đã khiến chị mất trắng một nửa.
Thất bại ban đầu với nhiều khó khăn khác như thiếu vốn, nhân công, thiếu đất sản
xuất,... đã không làm chị nản chí. Chị kiên trì, nỗ lực thực hiện mục tiêu đặt ra và quyết định
đầu tư hệ thống nhà màng, nhập thêm giống cây dâu tây, giống hoa hồng từ Hàn Quốc,
Nhật Bản, Niu Di-lân (New Zealand) về trồng. Hiểu rõ tầm quan trọng của kiến thức, kĩ năng
chuyên môn và các kiến thức khác liên quan đến mô hình khởi nghiệp, chị đã không ngừng
học hỏi và chú trọng nâng cao trình độ cho bản thân cũng như các thành viên trong HTX
thông qua việc tham gia các đợt tập huấn do Liên minh HTX tỉnh tổ chức, về: nâng cao năng
lực lãnh đạo quản lí HTX; bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, tin học, Luật thuế HTX; phát triển
hàng hoá theo chuỗi giá trị,... Với sự nhạy bén trong nắm bắt thị hiếu khách hàng, chịu khó
nghiên cứu, học hỏi, chị Trà đã nhanh chóng xây dựng được quy trình, áp dụng đúng kĩ thuật,
chế độ chăm sóc nên vườn dâu tây và hoa hồng của chị đã dần phát triển xanh tốt. Từ 500 m2
diện tích ban đầu, đến năm 2020, trang trại đã mở rộng diện tích lên gần 5 ha, trong đó có
2,5 ha trồng dâu tây và 2 ha trồng hoa hồng với gần 8 000 gốc hoa hồng nội, ngoại khác
nhau. Trang trại hoa hồng, dâu tây của chị hằng ngày có từ 500 đến 1 000 khách du lịch
trong và ngoài tỉnh đến tham quan trải nghiệm kết hợp với tìm hiểu về quần thể di tích lịch sử
văn hoá Đà Quận bao gồm: di tích chùa Viên Minh (thường gọi là chùa Đà Quận), di tích
Đền Quan Triều, Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều. Mô hình du
lịch nhà vườn, trải nghiệm hái dâu tây của chị đã tạo một điểm nhấn mới cho du lịch Cao Bằng.
Doanh thu từ mô hình trang trại của chị tính từ năm 2018 đến nay là hơn 2 tỉ đồng/năm, tạo
việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Với những nỗ lực và thành tích đạt được, năm 2019, chị Đoàn Thu Trà là một trong 34
nhà nông trẻ xuất sắc nhất được nhận Giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn

70
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng. Năm 2021, chị được trao danh hiệu Doanh nhân
trẻ khởi nghiệp xuất sắc của tỉnh Cao Bằng.
(Nguồn: Báo cáo thành tích tham gia chương trình bình chọn và trao danh hiệu doanh nhân trẻ khởi nghiệp
xuất sắc năm 2021 của chị Đoàn Thu Trà − Giám đốc HTX nông nghiệp Trường Anh − Thành phố Cao Bằng)

b. Vai trò của hoạt động khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh
Cao Bằng
Trong những năm qua, hoạt động khởi nghiệp tại Cao Bằng đóng vai trò hết sức quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, bởi lẽ trong quá trình khởi nghiệp,
họ đã ứng dụng những thành tựu, giải pháp kĩ thuật, công nghệ, giải pháp quản lí để nâng
cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hoá và tạo sự phát triển đột
phá về kinh tế cho địa phương, góp phần đưa kinh tế của tỉnh Cao Bằng ngày càng phát
triển. Không những vậy, hoạt động khởi nghiệp của các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp
đã tạo thêm nhiều việc làm mới, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương về các
nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ, có trình độ văn hoá, đồng thời tạo ra nguồn thu
nhập tốt cho người lao động ở địa phương. Nhờ đó, góp phần ổn định đời sống cho người
lao động, giảm áp lực kinh tế cho địa phương, góp phần giảm thiểu tình trạng thất nghiệp
và các tệ nạn xã hội (trộm cắp, cờ bạc, đua xe, ma tuý,...) do thất nghiệp gây ra.
c. Những yếu tố cần có để khởi nghiệp
– Có khát vọng làm giàu chính đáng ngay trên quê hương mình. Đây là động lực thúc
đẩy hành động khởi nghiệp của cá nhân, doanh nghiệp.
– Có năng lực sáng tạo và tư duy sáng tạo. Đây là yếu tố quan trọng để tạo nên sự độc
đáo, khác biệt trong ý tưởng, sản phẩm, giúp người khởi nghiệp nhận ra cơ hội kinh doanh
trong môi trường có nhiều biến động, đồng thời đưa ra các giải pháp, phương án tối ưu
trong quá trình lập dự án và triển khai dự án khởi nghiệp.
– Có kiến thức nền tảng cơ bản về các vấn đề chung trong đời sống, kinh tế, pháp luật,
chính trị, xã hội; có kiến thức cơ bản về chuyên môn trong lĩnh vực khởi nghiệp, kiến thức về
kinh doanh và kiến thức về các lĩnh vực có liên quan (như sản phẩm, tổ chức sản xuất, nhân
lực, công nghệ, hoạch định chiến lược,...).
– Có vốn khởi nghiệp. Đây là điều kiện vật chất quan trọng để nuôi dưỡng, hiện thực
hoá dự án khởi nghiệp.
– Có các kĩ năng cần thiết cho hoạt động khởi nghiệp như kĩ năng lập dự án khởi
nghiệp, kĩ năng quản lí tài chính, kĩ năng hoạch định chiến lược,...
– Có sự kiên trì. Đây là yếu tố quan trọng vì không phải ai khởi nghiệp cũng thành công
ngay mà có thể thất bại nhiều lần. Có sự kiên trì giúp người khởi nghiệp vượt qua trở ngại,
biết đứng lên từ thất bại và có quyết tâm để đi đến thành công.
– Có tâm thế để khởi nghiệp, biết vượt qua các rào cản tâm lí từ gia đình, người thân,
bạn bè, từ chính bản thân mình và rào cản về thiếu vốn khởi nghiệp.

71
Dựa vào thông tin thu nhận được qua tấm gương khởi nghiệp của chị Đoàn Thu Trà, qua
đọc thông tin ở mục b, c kết hợp với hiểu biết của em về khởi nghiệp, hãy chọn ra những
câu trả lời đúng (ghi vào vở) cho những câu hỏi dưới đây.
Câu hỏi 1. Khởi nghiệp có vai trò như thế nào đối với cá nhân khởi nghiệp?
A. Tạo ra việc làm cho chính mình, không phải đi làm thuê hoặc đi xin việc.
B. Tạo ra thu nhập cho bản thân. Khởi nghiệp thành công có thể đem lại thu nhập cao hơn
nhiều so với thu nhập do đi làm thuê, làm công.
C. Giúp người khởi nghiệp không thể bị thất bại trong công việc.
D. Chủ động trong việc hiện thực hoá ý tưởng của bản thân.
E. Chủ động trong công việc và thời gian.
G. Giúp bản thân có cơ hội thể hiện và phát triển đam mê, khả năng, sự sáng tạo trong lĩnh vực
mình yêu thích.
Câu hỏi 2. Khởi nghiệp có vai trò như thế nào đối với xã hội, kinh tế của địa phương?
A. Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp cho địa
phương, xã hội.
B. Góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
C. Tạo nguồn thu nhập cho gia đình và người lao động ở địa phương.
D. Góp phần ổn định xã hội, giảm thiểu tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra.
E. Góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
G. Huy động được nguồn lực con người vào việc phát triển kinh tế, xã hội.
Câu hỏi 3. Để khởi nghiệp thành công, bản thân người khởi nghiệp cần phải có những yếu
tố nào?
A. Có khát vọng làm giàu chính đáng.
B. Có ý tưởng sáng tạo để tạo ra đột phá mới trong lĩnh vực bản thân yêu thích, lựa chọn.
C. Có kiến thức cơ bản về chuyên môn, kinh doanh trong lĩnh vực ngành, nghề bản thân
khởi nghiệp.
D. Có kiến thức cơ bản về các vấn đề chung trong đời sống, kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội.
E. Có vốn để khởi nghiệp.
G. Có kĩ năng tìm hiểu thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng.
H. Có kĩ năng đề ra chiến lược và lập kế hoạch cho dự án khởi nghiệp.
I. Kiên trì, nỗ lực thực hiện mục tiêu đã xác định, không nản chí khi gặp thất bại, biết cách vượt
qua các rào cản để thực hiện ý tưởng khởi nghiệp.
K. Ham học hỏi, cập nhật những kiến thức khoa học, kĩ thuật, kinh doanh để áp dụng vào hoạt
động sản xuất, kinh doanh của bản thân.
Câu hỏi 4. Ngoài những yếu tố bản thân cần có, cần những yếu tố bên ngoài nào khác để
thực hiện thành công ý tưởng khởi nghiệp?
A. Có cơ chế, chính sách của Nhà nước, địa phương khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho
cá nhân khởi nghiệp.
B. Sự ủng hộ, động viên của người thân, bạn bè, mọi người xung quanh đối với dự án khởi nghiệp.
C. Sự giúp đỡ, hỗ trợ về cơ sở vật chất, vốn của các cấp chính quyền địa phương.
D. Không cần yếu tố bên ngoài nào khác vì khởi nghiệp là hoạt động của cá nhân khởi nghiệp.
Chỉ cần có đủ các yếu tố về bản thân là khởi nghiệp thành công.

72
EM CÓ BIẾT?
Công ty Cbinsights (Công ty chuyên cung cấp dịch vụ tổng hợp và báo cáo dữ liệu) đã tiến hành khảo
sát 101 Start-up thất bại và chỉ ra 20 nguyên nhân khởi nghiệp thất bại, trong đó các nguyên nhân hàng
đầu là: ý tưởng không phù hợp với nhu cầu thị trường (42%), thiếu vốn (29%), lựa chọn đội ngũ không phù
hợp (23%), không có lợi thế cạnh tranh (19%), giá cả sản phẩm không có tính cạnh tranh (18%), sản phẩm
không thân thiện với người dùng hoặc kém chất lượng (17%), không có mô hình kinh doanh phù hợp
(17%), chiến lược marketing nghèo nàn (14%), không quan tâm đến ý kiến khách hàng (14%),...
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác có tác động trực tiếp đến thất bại khi khởi nghiệp, như:
− Khởi nghiệp theo tâm lí đám đông.
− Thiếu kiên nhẫn, không kiên trì theo đuổi mục tiêu, ý tưởng kinh doanh.
− Thiếu kiến thức về thị trường, nhu cầu xã hội và kinh nghiệm kinh doanh.
− Không có vốn đầu tư ban đầu hoặc không tìm được nhà đầu tư vào doanh nghiệp.
− Thiếu sự hướng dẫn, tư vấn của người đã Start-up thành công.
(Nguồn: Báo Chính phủ)

3. Hoạt động khởi nghiệp, những thuận lợi, khó khăn, triển vọng của hoạt động
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Cao Bằng
a. Một vài nét về hoạt động khởi nghiệp ở Cao Bằng
Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích rừng núi chiếm trên 90% diện tích toàn
tỉnh, khí hậu tương đối ôn hoà với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá lịch sử nổi
tiếng như: thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao ở huyện Trùng Khánh, hồ Thăng Hen ở huyện
Quảng Hoà, núi Phja Oắc ở huyện Nguyên Bình, khu Di tích lịch sử Pác Bó ở huyện Hà Quảng,
khu Di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo ở huyện Nguyên Bình,... Năm 2018, Công viên Địa chất
Non Nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Tại Cao Bằng
có nhiều dân tộc sinh sống như Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Sán Chay, Lô Lô,...
Nhận thức được tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, văn hoá của tỉnh,
nhiều dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, lâm nghiệp, trồng trọt, dịch vụ
gắn với phát triển du lịch cộng đồng,... đã được triển khai trên các địa bàn của tỉnh nhằm
thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”
của Thủ tướng Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016)
và kế hoạch triển khai đề án của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng. Theo báo cáo của Ban Chấp
hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Cao Bằng, tính đến tháng 3/2022, trên
toàn tỉnh đã có 161 mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ, trong đó có những
mô hình đạt giải trong cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn tỉnh
Cao Bằng”. Sau đây là một số mô hình khởi nghiệp điển hình của thanh niên Cao Bằng:

73
Mô hình khởi nghiệp Tày’s homestay của
chị Nguyễn Kim Phương ở xóm Khuổi Ky, xã
Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh. Nhận thấy quê
hương mình có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để
phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn,
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, chị nhen
nhóm ý tưởng đầu tư dịch vụ lưu trú theo hình
thức homestay. Năm 2018, thực hiện ý tưởng,
chị Phương vay vốn ngân hàng, người thân để
đầu tư xây dựng Tày’s homestay trên diện tích
Hình 6.3. Mô hình Tày’s homestay của chị 500 m2 với đầy đủ các dịch vụ lưu trú, ăn uống,
Nguyễn Kim Phương biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống
Ảnh: Nguyễn Kim Phương
(hát Then, đàn Tính, nhảy sạp,...); đốt lửa trại,
thuê xe máy, xe đạp, thuê trang phục dân tộc, bán đặc sản địa phương, ngâm chân thảo
dược, tư vấn và bán tour du lịch. Không những vậy, chị còn vận động bà con trong làng khôi
phục nghề thủ công đan lát truyền thống (bện ghế rơm và đan nón lá người Tày). Trong quá
trình khởi nghiệp, chị Phương đã chủ động tiếp cận với công nghệ, tăng cường quảng bá
homestay qua mạng xã hội, đăng kí bán phòng trên các website Booking.com, Agoda.com,...
Trung bình mỗi tháng, Tày’s homestay đón khoảng 400 lượt khách đến lưu trú, nghỉ ngơi. Sau
khi trừ chi phí, lợi nhuận ước đạt khoảng 700 – 800 triệu đồng/năm. Năm 2022, chị Nguyễn
Kim Phương đã xuất sắc giành giải nhất tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên
nông thôn tỉnh Cao Bằng năm 2022.
(Theo báo Cao Bằng)
Dự án “Xưởng sản xuất năng lượng
xanh” của chị Hoàng Thị Trang ở xóm Ðông
Chiêu, xã Cách Linh, huyện Quảng Hoà, tỉnh
Cao Bằng: Tháng 9/2021, chị Trang thành lập
xưởng sản xuất viên nén đốt với quy mô
1200m2. Nguồn nguyên liệu đầu vào để sản
xuất viên nén đốt chủ yếu được sử dụng từ
Hình 6.4. Câu lạc bộ Ðầu tư và Khởi nghiệp tỉnh
gỗ phụ phẩm như mùn cưa, dăm bào,...
Cao Bằng tham quan xưởng sản xuất viên nén đốt Nguồn nguyên liệu này được đưa vào máy
của chị Hoàng Thị Trang ở huyện Quảng Hoà ép dưới áp lực cao để tạo ra sản phẩm là viên
Ảnh: Tỉnh đoàn Cao Bằng nén. Viên nén đốt ít gây ô nhiễm môi trường
nên sản phẩm rất được ưa chuộng tại châu Âu và các nước tiên tiến như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đan Mạch,... Mỗi tháng, xưởng của chị sản xuất được 40 tấn viên nén đốt, chủ yếu là làm theo
đơn đặt hàng xuất khẩu đi nước ngoài. Sản phẩm viên nén đốt được xuất khẩu đều đặn và
đem lại doanh thu ổn định. Không những vậy, xưởng sản xuất năng lượng xanh của chị Trang
còn giải quyết việc làm cho 8 lao động địa phương với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.
Trong cuộc thi chung kết và trao giải cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông
thôn tỉnh Cao Bằng năm 2022, chị Hoàng Thị Trang đã vinh dự giành giải nhì cuộc thi.
(Theo báo Nhân Dân)

74
Mô hình “Sản xuất nho thương phẩm có
giá trị kinh tế cao kết hợp du lịch nông nghiệp”
của anh Triệu Hoàng Thành, tổ 10, phường Đề
Thám, thành phố Cao Bằng. Mô hình có diện
tích hơn 1500 m2 với các giống nho Hạ đen,
nho Ngón tay, nho Lan ngọc đen, nho Sữa có
chất lượng cao, năng suất đạt hơn 1 tấn/vụ, giá
bán trung bình các loại nho 150 nghìn đồng/kg,
tổng thu nhập hơn 100 triệu đồng/vụ.
(Theo báo Cao Bằng)

Hình 6.5. Anh Triệu Hoàng Thành


đang chăm sóc vườn nho thương phẩm
Ảnh: Triệu Hoàng Thành

b. Thuận lợi, khó khăn và triển vọng phát triển của hoạt động khởi nghiệp ở tỉnh
Cao Bằng
* Thuận lợi
− Hoạt động khởi nghiệp được lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm
chỉ đạo, khuyến khích, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Một số
cơ chế chính sách hỗ trợ nguồn vốn, tiếp cận nhà đầu tư trong và ngoài nước, chính sách bồi
dưỡng nâng cao năng lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên Cao Bằng, cơ chế,
chính sách hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp đã được thể chế hoá và ban
hành trong các nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh
(Nghị quyết số 93/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh “Quy định
về một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới
sáng tạo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021–2030”; Quyết định số 588/QĐ-UBND
ngày 26/5/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi
nghiệp” giai đoạn 2023–2030). Đây là những cơ sở pháp lí rất quan trọng, tạo động lực cho
thanh niên tỉnh Cao Bằng khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
− Một số lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học
công nghệ cho các đối tượng lao động đã được triển khai trong tỉnh, tạo điều kiện ban đầu
quan trọng cho hoạt động khởi nghiệp.
− Nhiều mô hình khởi nghiệp tại Cao Bằng đã phát huy được hiệu quả, góp phần phát
triển kinh tế, mang lại thu nhập cao, ổn định và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Điều này đã tạo động lực cho lớp trẻ mạnh dạn xây dựng các mô hình, dự án phát triển kinh
tế và vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương.

75
− Điều kiện tự nhiên, khí hậu, văn hoá, con người của Cao Bằng có nhiều lợi thế, tiềm
năng, tạo tiền đề thuận lợi cho việc hình thành ý tưởng và triển khai hoạt động khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo.
* Khó khăn
− Một bộ phận thanh niên chưa nhận thức đầy đủ về khởi nghiệp, ngại khó, ngại khổ,
chỉ cần có một công việc ổn định sau khi ra trường. Nhiều thanh niên muốn xây dựng mô
hình, dự án khởi nghiệp tại địa phương nhưng lại thiếu nguồn vốn, trình độ năng lực tiếp thu
ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.
− Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng không có trường đại học, trung tâm nghiên cứu và chưa
có các tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp nên việc nghiên cứu khoa học kĩ thuật và ứng
dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn, hạn chế.
− Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa,
hoạt động theo phương thức truyền thống, chưa quan tâm tìm kiếm, thu hút các nhà đầu tư,
quỹ đầu tư để đổi mới sáng tạo. Sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động khởi nghiệp
còn rất hạn chế.
− Hệ sinh thái khởi nghiệp của địa phương mới được hình thành, còn ở mức sơ khai;
chưa thành lập được quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
* Triển vọng
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rất có triển vọng phát triển trên quê hương Cao Bằng,
bởi lẽ:
− Hoạt động này nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo địa phương,
các ban ngành và tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trong thời gian tới, tỉnh
Cao Bằng sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp để phát triển mô hình khởi nghiệp, như: Tăng
cường thông tin tuyên truyền về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức các diễn đàn, đối
thoại về chủ đề khởi nghiệp; xây dựng cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh
Cao Bằng; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực khởi nghiệp cho các cá
nhân, tổ chức; tổ chức các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp; xây dựng và thực hiện
đề án thành lập Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo nhằm khuyến khích, huy động các
nguồn lực xã hội tham gia;...
− Quê hương Cao Bằng có nhiều lợi thế, tiềm năng về điều kiện tự nhiên, văn hoá, xã
hội, con người để khởi nghiệp. Vấn đề còn lại tuỳ thuộc vào ý chí vươn lên, khát vọng làm
giàu chính đáng ngay trên quê hương của lớp trẻ, nhất là những thanh niên có trình độ
văn hoá.
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện “Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2022 của UBND tỉnh Cao Bằng)

76
1. Trong các mô hình khởi nghiệp giới thiệu trên, em tâm đắc nhất với mô hình khởi
nghiệp nào? Vì sao?
2. Hãy giới thiệu một mô hình khởi nghiệp ở nơi em sống hoặc một mô hình khởi
nghiệp mà em biết.
3. Nêu những thuận lợi, khó khăn và triển vọng phát triển của hoạt động khởi nghiệp
ở địa phương em.

4. Tìm hiểu cách thức, con đường khởi nghiệp


Có nhiều cách thức khởi nghiệp khác nhau. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn
hoá, xã hội của địa phương, nhu cầu của thị trường, đam mê, khát vọng và năng lực của bản
thân, có thể khởi nghiệp trong nông nghiệp (sản xuất các sản phẩm nông sản đặc hữu của
địa phương, hữu cơ,...); khởi nghiệp trong thương mại (bán hàng online, kinh doanh các sản
phẩm thời trang, kinh doanh sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc thảo mộc, kinh doanh hàng
thổ cẩm,...); khởi nghiệp trong dịch vụ, du lịch (dịch vụ spa, quán cà phê, homestay, nhà
hàng,...) theo cách thức một số tấm gương khởi nghiệp ở Cao Bằng đã thực hiện.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một cuộc hành trình với nhiều “chặng đường” mà cá
nhân khởi nghiệp phải vượt qua. Vì vậy, để khởi nghiệp thành công, cùng với việc lựa chọn
cách thức khởi nghiệp phù hợp, cần thực hiện các bước cơ bản sau:

Xác định Nghiên cứu, Hình thành Thực hiện Đánh giá
Lập dự án
mục đích, tìm hiểu thị ý tưởng dự án kết quả thực
khởi nghiệp
mục tiêu trường khởi nghiệp khởi nghiệp hiện dự án

Bước 1. Xác định mục đích, mục tiêu khởi nghiệp


Xác định mục đích khởi nghiệp là bước đầu tiên cần thực hiện để trả lời được các câu
hỏi: Khởi nghiệp để làm gì? Đích mong muốn đạt được khi khởi nghiệp là gì? Giá trị cốt lõi
hướng tới khi khởi nghiệp là gì? Xác định được mục đích, mục tiêu khởi nghiệp giúp ta có
định hướng, cơ sở đúng đắn để thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 2. Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường
Thị trường là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá, qua đó cung cấp những hàng hoá đáp
ứng nhu cầu cho người tiêu dùng. Thị trường bao gồm 5 thành tố: hàng hoá, nguồn cung,
nguồn cầu, giá cả và phương thức giao dịch thanh toán. Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường
nhằm xác định nhu cầu của khách hàng và tạo lợi nhuận bằng cách: cung cấp hàng hoá
mà khách hàng cần; định ra mức giá hàng hoá hợp lí để khách hàng chấp nhận; cung cấp

77
thông tin về hàng hoá và thu hút khách hàng mua hàng hoá; phương thức giao hàng, thanh
toán nhanh, thuận tiện.
Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường không chỉ giúp ta có cái nhìn tổng quan về thị trường,
tìm ra ý tưởng khởi nghiệp mà còn giúp ta nhìn thấy trước những lợi thế, khó khăn có thể
gặp khi khởi nghiệp.
Thị trường ở mỗi nơi, mỗi thời điểm rất khác nhau do điều kiện kinh tế − xã hội, tâm
lí khách hàng, nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu của các đối tượng khách hàng khác nhau. Có thể
nghiên cứu, tìm hiểu thị trường bằng nhiều cách, như: phỏng vấn khách hàng, tìm hiểu nhu
cầu, thị hiếu của khách hàng tiềm năng, quan sát thực tế, tham vấn ý kiến của những người
đang làm kinh doanh,...
Bước 3. Hình thành ý tưởng khởi nghiệp
Bản chất của ý tưởng là sự tưởng tượng khoa học. Ý tưởng khởi nghiệp được nảy sinh
khi một người/nhóm người muốn có một công việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ riêng để
tăng thu nhập chính đáng cho mình. Tìm ra ý tưởng khởi nghiệp là bước đi đầu tiên trong
việc biến nguyện vọng, ước mơ của bản thân thành hiện thực. Tìm ra ý tưởng tốt sẽ giúp
cá nhân/doanh nghiệp khởi nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đáp ứng được thị
hiếu và những nhu cầu đang thay đổi, đồng thời khai thác được công nghệ tốt hơn và giảm
thiểu được rủi ro, thất bại khi trong lộ trình khởi nghiệp. Có thể tìm ra ý tưởng khởi nghiệp
từ những nguồn khác nhau, như: sở thích, sự quan tâm của bản thân, các kĩ năng và kinh
nghiệm của cá nhân, các thông tin đại chúng (internet, vô tuyến truyền hình, báo, tạp chí),
triển lãm, khảo sát nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm/ dịch vụ.

Bước 4. Lập dự án khởi nghiệp


Lập dự án khởi nghiệp là bước quan trọng, bắt buộc phải tiến hành nhằm giúp ta
có cái nhìn tổng quan về ý tưởng, mục tiêu khởi nghiệp, thị trường, biết được điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, rủi ro khi khởi nghiệp, nguồn vốn và các nguồn lực khác cũng như các
hoạt động cần thực hiện để đảm bảo hoạt động khởi nghiệp đi tới “đích”. Không những vậy,
dự án khởi nghiệp còn là văn bản nhất thiết phải có để vay vốn, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư
cho các hoạt động của doanh nghiệp và giúp cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp chủ động
trong việc thực hiện các hoạt động, giảm thiểu được những thiệt hại do các sự cố, rủi ro xảy
ra ngoài ý muốn.
Dự án khởi nghiệp được xây dựng trên cơ sở ý tưởng khởi nghiệp, kết quả khảo sát thị
trường, khả năng thực có của bản thân và các nguồn lực thực tế có thể huy động tham gia
thực hiện dự án. Dự án khởi nghiệp phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, phù hợp với
điều kiện thực tế và thể hiện cụ thể, chi tiết những nội dung cơ bản sau đây:

78
− Tổng quan về dự án: mô tả ngắn gọn về ý tưởng khởi nghiệp, xác định mục tiêu,
sản phẩm/dịch vụ chính, thị trường và khách hàng mục tiêu.
− Mô tả, phân tích thị trường.
− Các kế hoạch cụ thể, bao gồm kế hoạch tổ chức và vận hành, kế hoạch tiếp thị, kế
hoạch tài chính, kế hoạch tổ chức và nhân sự, kế hoạch hoạt động hàng tháng và chi phí
hoạt động.
Bước 5. Thực hiện dự án khởi nghiệp
Thực hiện các hoạt động được thiết lập trong dự án khởi nghiệp. Trong quá trình thực
hiện, có thể điều chỉnh những nội dung chưa thích hợp.
Bước 6. Đánh giá kết quả thực hiện dự án và rút ra bài học kinh nghiệm
Việc đánh giá kết quả thực hiện dự án không chỉ được thực hiện khi kết thúc dự án mà
phải được thực hiện ở từng “chặng đường” của dự án nhằm giúp ta biết được những mục
tiêu đã đạt được và những mục tiêu chưa đạt được, nguyên nhân chưa đạt, từ đó có sự điều
chỉnh mục tiêu, kế hoạch sau mỗi “chặng đường” thực hiện dự án khởi nghiệp. Không những
vậy, việc đánh giá kết quả thực hiện còn giúp ta nhìn nhận lại từng bước đi, rút kinh nghiệm
để thực hiện dự án khởi nghiệp hiệu quả và thành công.

Xây dựng một dự án khởi nghiệp tại địa phương


Xây dựng một dự án khởi nghiệp tại địa phương theo mẫu kế hoạch gợi ý dưới đây:

Tên dự án khởi nghiệp:...


Tên thành viên/ nhóm thực hiện:...
Thời gian thực hiện:...
Địa điểm:...
1. Tổng quan về dự án
− Mô tả ngắn gọn về ý tưởng khởi nghiệp, trong đó ghi rõ khởi nguồn của ý tưởng (vì
sao có ý tưởng đó?), mô tả các nhu cầu đã xác định được, khách hàng là ai, cung cấp sản
phẩm hay dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
− Mục tiêu dự án:
+ Mục tiêu chung
Trả lời câu hỏi: “Đích” phải đạt tới của việc thực hiện dự án khởi nghiệp này là gì?

79
+ Mục tiêu cụ thể
Thể hiện kết quả đầu ra của dự án khởi nghiệp, như: Làm ra những sản phẩm nào? Số
lượng và chất lượng từng loại sản phẩm? Lợi nhuận thu được trong từng giai đoạn? Tạo
được bao nhiêu việc làm cho lao động ở địa phương? Đóng góp về kinh tế cho địa phương?
2. Mô tả thị trường: Vị trí, đặc điểm địa lí, nhu cầu khách hàng, tiềm năng phát triển,
cách thức tiếp cận khách hàng (trực tiếp hay online), tình hình đối thủ cạnh tranh, giá cả.
3. Mô tả sản phẩm/ dịch vụ: Sẽ cung cấp cho khách hàng và những lợi ích mà khách
hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
4. Cách thức khởi nghiệp
− Kinh doanh/ dịch vụ/ sản xuất/ kết hợp sản xuất với kinh doanh/kết hợp sản xuất với
kinh doanh và dịch vụ.
− Thành lập HTX, công ty, doanh nghiệp gia đình,...
5. Kế hoạch tiếp thị
− Sản phẩm: Mô tả chi tiết sản phẩm hay dịch vụ sẽ cung cấp.
− Giá thành: Khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu? Giá của đối thủ cạnh tranh như thế
nào? Giá của công ty/ doanh nghiệp do bạn làm chủ. Lí do đặt giá.
− Địa điểm: Mô tả địa điểm hoạt động; lí do chọn địa điểm đó. Bán sản phẩm cho khách
hàng bằng cách nào?
− Xúc tiến ý tưởng: Mô tả các hoạt động dự kiến để thông báo cho khách hàng biết về
doanh nghiệp khởi nghiệp của mình (tờ rơi, đăng báo, quảng cáo trên truyền hình, đài
phát thanh, làm lễ khai trương,...).
6. Kế hoạch tài chính
− Tổng vốn đầu tư, bao gồm vốn cho đất đai, nhà cửa, trang thiết bị,...
− Tổng vốn khởi sự doanh nghiệp, bao gồm: tiền tiết kiệm của bản thân, vốn huy động
của các thành viên sáng lập, vốn vay của gia đình, bạn bè, ngân hàng.
− Các mục tiêu doanh thu và lợi nhuận.
7. Kế hoạch tổ chức và nhân sự
− Cơ cấu tổ chức.
− Yêu cầu về nhân sự: ghi rõ vị trí, nhiệm vụ, trình độ, trách nhiệm của các thành viên
tham gia khởi nghiệp.
− Tuyển dụng, đào tạo.
8. Kế hoạch hoạt động hằng tháng và chi phí hoạt động
− Kế hoạch kinh doanh hằng tháng: loại sản phẩm, đơn giá, số lượng, doanh số thu
được của từng loại sản phẩm.
− Chi phí cho từng loại sản phẩm.

80
Tham quan một mô hình khởi nghiệp ở Cao Bằng
− Tập trung nghe thầy, cô giáo phổ biến mục đích, yêu cầu, chương trình tham quan,
nội quy cần chấp hành khi tham quan mô hình khởi nghiệp ở địa phương và nội dung bản
thu hoạch sau khi tham quan.
− Nghe cá nhân hoặc đại diện doanh nghiệp khởi nghiệp giới thiệu mô hình khởi
nghiệp, kể về quá trình khởi nghiệp, từ khi có ý tưởng khởi nghiệp đến hiện tại, những thuận
lợi, khó khăn, những việc đã thực hiện, những thành công, thất bại, những rủi ro gặp phải và
cách khắc phục, những đóng góp của mô hình khởi nghiệp đối với địa phương,...
− Tham quan trải nghiệm mô hình khởi nghiệp. Trong quá trình tham quan, chú ý quan
sát, ghi chép, lưu lại hình ảnh và những điều nghe, quan sát được. Có thể hỏi người hướng
dẫn tham quan những điều muốn tìm hiểu thêm về khởi nghiệp.
− Trao đổi, toạ đàm với cá nhân hoặc đại diện doanh nghiệp khởi nghiệp. Có thể nêu
thắc mắc để được giải đáp.
− Nêu cảm nhận và những điều học hỏi được sau khi tham quan mô hình khởi nghiệp
ở địa phương.

81
LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
CỦA ĐỊA PHƯƠNG

CHỦ ĐỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH Ở NGƯỜI


7 VÀ VẬT NUÔI TẠI TỈNH CAO BẰNG

Yêu cầu cần đạt

• Kể tên được một số dịch bệnh thường gặp ở người, vật nuôi và một số bệnh
ở động vật có thể lây sang người tại tỉnh Cao Bằng.
• Trình bày được nguyên nhân và đề xuất được biện pháp phòng chống một số
dịch bệnh ở người, vật nuôi (như bệnh dại, bệnh liên cầu khuẩn, dịch tả lợn châu Phi,
cúm gia cầm,...).
• Sưu tầm, thu thập hình ảnh, thiết kế một pano/ poster/ video để tuyên truyền về
bảo vệ môi trường tại địa phương gắn với công tác phòng chống dịch bệnh ở người
và vật nuôi.

Em hãy kể tên một loại bệnh truyền nhiễm thường gặp ở tỉnh Cao Bằng và nêu một số
biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh đó.

I. MỘT SỐ DỊCH BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI, VẬT NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH Ở
ĐỘNG VẬT CÓ THỂ LÂY SANG NGƯỜI TẠI TỈNH CAO BẰNG
1. Một số dịch bệnh thường gặp ở người
– Các bệnh đường tiêu hoá: tiêu chảy, bệnh tả, bệnh lị, thương hàn (là những bệnh
do vi khuẩn gây ra); bệnh viêm gan A (do virus gây ra). Các bệnh này xuất hiện do sử dụng
nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm,...

82
EM CÓ BIẾT?
• Theo số liệu của Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm (Cao Bằng), từ ngày 21/4/2016 đến 21/5/2016, trên
địa bàn các xóm Lũng Mần, Cà Pẻn, Nà Và (xã Đức Hạnh) đã xảy ra dịch tiêu chảy cấp. Thống kê cho thấy, đã
có 103 trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy cấp, trong đó có một ca tử vong. Hầu hết trẻ nhập viện với các triệu chứng
như tiêu chảy, buồn nôn, ói, biếng ăn, mất nước, mạch nhanh và yếu, thở nhanh.
(Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam)

• Ngày 29/5/2016, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 756/QĐ-UBND, công bố
dịch bệnh do virus đường ruột Coxsackie A6 quy mô cấp xã trên địa bàn tỉnh với nội dung:
– Tên dịch bệnh: Dịch bệnh do virus đường ruột Coxsackie A6.
– Địa điểm xảy ra dịch: xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
– Nguyên nhân, đường lây truyền, tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh: Bệnh do virus đường
ruột Coxsackie A6, lây truyền qua đường tiêu hoá. Bệnh có thể gây thành dịch lớn, lưu hành trên phạm vi
rộng, nguy cơ tử vong cao.
(Nguồn: Trang thông tin điện tử, Sở Y tế Cao Bằng)

– Các bệnh đường hô hấp: cảm lạnh, cúm (do virus gây ra); viêm họng, viêm phế quản,
viêm phổi (do virus hoặc vi khuẩn hoặc cả hai gây ra).

EM CÓ BIẾT?
• Theo số liệu cung cấp bởi Khoa Nhi, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Cao Bằng, vào những ngày đầu tháng
11 năm 2022, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận từ 10 đến 15 trẻ nhập viện, hầu hết trẻ có các dấu hiệu
như sốt cao, ho,... Sau khi thăm khám, trẻ được chẩn đoán mắc các bệnh về hô hấp, viêm thanh quản, viêm
phổi,... Đây là các bệnh thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ mỗi khi thời tiết giao mùa nhiệt độ thay đổi, nắng hanh
khô vào ban ngày, trời se lạnh vào buổi tối và sáng sớm. Vì vậy, các phụ huynh cần chú ý một số điều để
phòng và điều trị bệnh cho trẻ như luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, súc họng, vệ sinh mũi, vệ sinh miệng và tay
sạch sẽ, vệ sinh các đồ vật mà trẻ thường xuyên tiếp xúc, cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ, bổ sung lượng nước
thiết yếu, xây dựng lối sống khoa học, dinh dưỡng hợp lí cho trẻ.
(Nguồn: Trang thông tin điện tử, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Cao Bằng)

• Ngày 5/11/2021, Cao Bằng xuất hiện ca mắc SARS-CoV-2 đầu tiên trong cộng đồng tại xã Yên Thổ,
huyện Bảo Lâm. Tính đến ngày 6/3/2022, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận 21 560 trường hợp dương tính với
SARS-CoV-2. Trong đó có 21 115 trường hợp mắc được ghi nhận tại các địa phương trong tỉnh, 445 trường
hợp mắc được ghi nhận đi từ các tỉnh có dịch về Cao Bằng.
(Nguồn: Trang thông tin điện tử, Bộ Y tế)

– Các bệnh về mắt: đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ.
– Các bệnh ngoài da: nấm chân, nấm tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở,
mụn nhọt.
– Bệnh sốt xuất huyết.

83
EM CÓ BIẾT?
Ngày 28/3/2023, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành văn bản số 683/UBND-VX về việc chủ
động tích cực phòng, chống sốt xuất huyết. Theo đó, Uỷ ban tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp với
chính quyền các cấp chủ động, tích cực vận động người dân tham gia các hoạt động diệt muỗi, diệt lăng
quăng/ bọ gậy nhằm phòng chống sốt xuất huyết theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
(Nguồn: Trang thông tin điện tử, Sở Y tế Cao Bằng)

2. Một số dịch bệnh thường gặp ở vật nuôi


– Bệnh thường gặp ở lợn: bệnh dịch tả lợn, bệnh tai xanh, bệnh tiêu chảy, bệnh tụ
huyết trùng lợn.

EM CÓ BIẾT?
Ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên ở tỉnh Cao Bằng được phát hiện ngày 19/4/2019 trong khu vực chăn
nuôi của một gia đình ở tổ 10, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng. Sau hơn nửa tháng xuất hiện dịch,
đến ngày 2/5/2019, tỉnh Cao Bằng đã phát hiện và xử lí 11 ổ dịch tả lợn châu Phi ở 5 xã của 3 huyện, thành
phố, tổ chức tiêu huỷ 142 con lợn với tổng trọng lượng 7,2 tấn.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, tỉnh Cao Bằng đã phải tiêu huỷ gần 8 000 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn
châu Phi ở 101 xã, phường, thị trấn, tại 10 huyện, thành phố, với tổng trọng lượng tiêu huỷ trên 405 tấn.
(Nguồn: Trang thông tin điện tử, Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Bằng)

– Bệnh thường gặp ở gia cầm: bệnh Newcastle, bệnh cúm, bệnh tụ huyết trùng, bệnh
dịch tả vịt, bệnh Gumboro,...
– Bệnh thường gặp ở trâu, bò: bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng, bệnh
Anthrax (bệnh than), bệnh chướng hơi, bệnh ỉa chảy,...

EM CÓ BIẾT?
Dịch lở mồm long móng phát ra ở Cao Bằng lần đầu tiên vào ngày 15/6/1999 tại huyện Trà Lĩnh (nay
là huyện Trùng Khánh) sau đó lan ra các huyện Trùng Khánh, Hà Quảng, Hoà An. Đến ngày 9/1/2000, toàn
tỉnh đã có 9/11 huyện, thị có dịch, của 113 xã với tổng số gia súc mắc bệnh là 4 334 trâu, bò; chết 75 bê,
nghé. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ra quyết định công bố dịch toàn tỉnh.
(Nguồn: Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi)

– Một số bệnh ở động vật có thể lây sang người như bệnh dại, bệnh liên cầu khuẩn,
bệnh cúm gia cầm, bệnh dịch hạch, bệnh SARS (hội chứng suy hô hấp cấp), bệnh sốt rét,...

84
II. NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH Ở NGƯỜI,
VẬT NUÔI
1. Bệnh dại
a. Đặc điểm bệnh và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh dại là một căn bệnh do virus dại (Rhabdovirus) thuộc họ Rhabdoviridae, giống
Lyssavirus gây ra ở người và động vật có vú khác. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên
người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỉ lệ tử vong gần
như 100% (đối với cả người và động vật). Thời gian ủ bệnh ở người thông thường từ 1 đến
3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc
dài tới một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí
của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số
lượng virus xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh
càng ngắn. Bệnh có thể lây lan từ động vật sang động vật hoặc động vật sang người.
Ổ chứa virus dại trong tự nhiên là động vật có vú máu nóng như chó sói, chó rừng, chó
nhà, mèo, chồn, cầy, cáo và động vật có vú khác. Ở châu Mĩ, châu Âu còn thấy có ổ chứa ở loài
dơi. Ở Việt Nam, chó là nguồn truyền bệnh dại chủ yếu.
Bệnh lây lan khi động vật bị nhiễm virus cắn/cào động vật khác hoặc con người; nước
bọt từ động vật bị nhiễm virus cũng có thể truyền bệnh nếu tiếp xúc với da, niêm mạc mắt,
miệng, hay mũi.

Nêu nguyên nhân gây bệnh và một số biểu hiện điển hình của bệnh dại.

b. Biện pháp phòng và trị bệnh


Đến năm 2022, chưa có thuốc điều trị hiệu quả bệnh dại, vì vậy việc phòng bệnh đóng
vai trò chủ đạo. Để phòng bệnh dại hiệu quả cần:
– Chủ động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: cung cấp những thông tin cần thiết và
cách phòng chống bệnh dại, đặc biệt là việc phát hiện động vật bị bệnh dại, cách xử lí sau
khi bị động vật cắn hoặc tiếp xúc.
– Báo cáo với cơ quan thú y nơi có động vật bị bệnh dại.
– Thực hiện đăng kí, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo; tiêm vaccine dại có hiệu lực
cho chó, mèo; không thả rông chó, mèo.
– Những người có nguy cơ bị nhiễm virus dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc
trong phòng thí nghiệm có virus dại,... cần được gây miễn dịch bằng vaccine dại tế bào có
hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.
– Tránh cho trẻ nhỏ chơi với động vật, nhất là chó, mèo đi lạc.
– Dạy trẻ tránh xa các động vật hoang dã như mèo, dơi, gấu trúc, chồn hôi, khỉ, cáo,...

85
EM CÓ BIẾT?
Nên làm gì khi bị chó cắn
Xối rửa kĩ các vết cắn/ cào trong 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng
cồn 45° – 70° hoặc cồn iodine để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử
trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, sữa tắm để rửa vết thương ngay sau khi
bị cắn.
Không làm giập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương.
Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt
quãng/ bỏ mũi sau khi đã tiêm phòng bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương.
Tuỳ trường hợp cụ thể có thể sử dụng kháng sinh và tiêm vaccine theo chỉ định của bác sĩ.
Những việc không nên làm khi bị chó cắn:
– Không đắp, xát bất cứ loại lá nào lên vết thương.
– Không chữa bệnh dại bằng thuốc Nam.
– Không kiêng cữ tắm rửa, cần vệ sinh cơ thể mỗi ngày.

2. Bệnh liên cầu khuẩn


a. Đặc điểm bệnh và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh liên cầu khuẩn là loại bệnh gặp chủ yếu trên lợn, tuy nhiên bệnh cũng có thể lây
cho người, chính vì vậy bệnh liên cầu khuẩn được xếp vào nhóm các bệnh chung của người
và động vật. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân, là lúc điều kiện chăn nuôi
bất lợi cho lợn và thuận lợi cho sự phát triển của liên cầu khuẩn.
Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây nên. Vi khuẩn có thể tồn tại trong phân, bụi
bẩn, xác lợn và ở cả những con ruồi, nhặng trong một thời gian dài. Bệnh có thể lây truyền
qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp
hoặc lây qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con có thể bị lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp,
đường tiêu hoá, đường máu. Đặc trưng của bệnh là gây viêm màng não, viêm nội tâm mạc,
viêm phổi, bại huyết, bệnh đường tiêu hoá, viêm khớp, xuất huyết ở da, gây sảy thai và đột
tử ở lợn.
Người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm
từ lợn bị bệnh. Những người dễ nhiễm bệnh từ lợn gồm những người làm việc ở trang trại
chăn nuôi, người giết mổ gia súc, cán bộ thú y, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt lợn bệnh.
Biểu hiện chính của bệnh ở người là viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và
viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm
khuẩn, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết,...

86
b. Biện pháp phòng và trị bệnh
• Phòng, trị bệnh cho lợn
– Giữ chuồng lợn luôn khô, ấm. Vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn
nuôi bằng ANTISEP 3 mL/lít nước, 2 lít dung dịch đã pha phun cho 100 m2 chuồng nuôi hoặc
khử trùng bằng các loại hoá chất khác (bencoxit, BKA, vôi bột,...).
– Khi phát hiện lợn có các triệu chứng nhiễm bệnh liên cầu khuẩn cần điều trị sớm để
phòng tránh thiệt hại. Cần điều trị bằng các dòng kháng sinh như Ampicilline, Cephalosporin
và Trimethoprim, Sulfa – trimethoprin,... Đối với lợn bị bệnh nặng đã có triệu chứng thần
kinh thì không nên điều trị vì không hiệu quả, phải tiến hành tiêu huỷ theo quy định thú y.
• Phòng, trị bệnh cho người
– Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ lợn chưa
được nấu chín.
– Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm
bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
– Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác
khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn; thường xuyên rửa tay với xà phòng.
– Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
– Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh liên cầu khuẩn ở người.

3. Bệnh dịch tả lợn châu Phi


a. Đặc điểm bệnh và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus ASFV (African
swine fever virus) gây ra. Bệnh lây lan nhanh, xảy ra ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã)
và mọi lứa tuổi lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỉ lệ chết cao, lên đến 100%. Virus
gây bệnh dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả
năng mang virus trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời.
b. Biện pháp phòng và trị bệnh
Hiện nay chưa có vaccine phòng và thuốc điều trị bệnh dịch tả lợn châu Phi, vì vậy để
ngăn chặn bệnh xâm nhiễm vào địa phương cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
• Khi chưa có bệnh
– Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; thường xuyên
vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi (Hình 7.1), các phương tiện vận
chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán và giết mổ lợn bằng vôi bột hoặc hoá chất.

87
Hình 7.1. Vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi
Nguồn: Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng

– Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm
của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ
chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới. Kịp thời phát hiện và xử lí nghiêm các trường hợp
vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.
– Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách
li và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh.
– Tuân thủ các quy định về quản lí, vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển buôn bán lợn và
các sản phẩm của lợn.
– Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn phải đảm bảo lợn đưa vào giết mổ có nguồn
gốc rõ ràng; nghiêm cấm giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn bị bệnh; nếu lợn có biểu hiện bị bệnh
phải dừng ngay việc giết mổ, thông tin cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra xác minh
và có biện pháp xử lí kịp thời.
• Khi có bệnh xuất hiện
– Thông tin kịp thời cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y nơi gần nhất khi
phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi phát hiện
được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu.
– Tiêu huỷ đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh
theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
– Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kĩ thuật cụ thể và phù hợp
cho từng vùng.

88
– Tuyệt đối không vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến
từ nơi đã có lợn hay sản phẩm lợn được xác định dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

4. Bệnh cúm gia cầm


a. Đặc điểm bệnh và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm type A gây ra trên các
loài gia cầm, thuỷ cầm, chim hoang dã và có thể lây sang người.
Gia cầm bị bệnh thường có các triệu chứng như sốt cao trên 40 oC, ủ rũ, bỏ ăn, giảm đẻ,
lông xù, đầu và mặt sưng, phù quanh mắt, mào và tích sưng, xuất huyết, mắt bị viêm kết mạc
và có thể xuất huyết, xuất huyết điểm ở giữa vùng bàn chân và khuỷu chân, có triệu chứng
hô hấp, chảy nhiều rớt dãi, có triệu chứng thần kinh, nghẹo cổ, sã cánh, phân xanh, phân trắng.
Người có thể bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh qua chăn nuôi, vận
chuyển, giết mổ, chế biến, ăn thịt và các sản phẩm của gia cầm bị bệnh chưa được nấu chín
hoặc chế biến không hợp vệ sinh. Người nhiễm cúm gia cầm có thể không có triệu chứng
đến có các biểu hiện nhẹ của triệu chứng cúm như sốt, ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau họng,
đau mỏi cơ, đau đầu, viêm kết mạc. Các dấu hiệu ít phổ biến hơn bao gồm tiêu chảy, buồn
nôn, nôn hoặc co giật. Các biểu hiện nặng hơn có thể gặp như khó thở hoặc viêm phổi, tiến
triển suy hô hấp với tỉ lệ tử vong cao.
b. Biện pháp phòng và trị bệnh
• Phòng, trị bệnh cho gia cầm
– Định kì vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi, xe chuyên chở và dụng cụ
chăn nuôi.
– Tránh không cho gia cầm tiếp xúc với chim hoang dã.
– Tiêm vaccine phòng bệnh cúm gia cầm đầy đủ, đúng quy định.
– Cấm hoạt động buôn bán, giết mổ gia cầm bị bệnh. Tiêu huỷ gia cầm ốm, chết đúng
kĩ thuật, phun thuốc sát trùng, tiêu độc triệt để.
• Phòng, trị bệnh cho người
– Tiêm vaccine phòng bệnh cúm gia cầm theo đúng quy định.
– Thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của
gia cầm; không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.
– Hạn chế tiếp xúc với gia cầm có biểu hiện bệnh. Khi phải tiếp xúc với gia cầm có biểu
hiện bệnh, cần sử dụng trang phục bảo hộ (như găng tay, khẩu trang y tế, kính bảo vệ mắt,
ủng, quần áo bảo hộ,...) và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc.
– Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, cần cách li, tránh tiếp xúc với người thân, đeo khẩu trang
và đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

89
1. Trình bày nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số dịch bệnh ở người, vật nuôi
(bệnh dại, bệnh liên cầu khuẩn, dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm).
2. Chia sẻ với bạn một số biện pháp phòng, trị bệnh cho người và vật nuôi đang được
áp dụng ở gia đình và địa phương em.

1. Sưu tầm, thu thập tranh, ảnh và thiết kế một pano/poster/video để tuyên truyền
về bảo vệ môi trường tại địa phương gắn với công tác phòng chống dịch bệnh ở người
và vật nuôi.
2. Đề xuất một số việc nên làm để phòng bệnh cho người và vật nuôi phù hợp với thực
tiễn của gia đình và địa phương em.

90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2020), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng
(1930 − 2020), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
2. Báo cáo kết quả thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2022 (CV 440/ BC– UBND của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng).
3. Báo cáo tình hình thanh niên và kết quả chương trình đồng hành với thanh niên
khởi nghiệp, lập nghiệp tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017 – 2022 của Ban chấp hành tỉnh Đoàn
Cao Bằng.
4. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kì 2021 – 2030, tầm nhìn đến
năm 2050.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tài liệu tập huấn về Giáo dục khởi nghiệp cho học viên
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, Hà Nội.
6. Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng (2022), Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2021, NXB
Thống kê, Hà Nội.
7. Nghị định số 94/2020/NĐ-CP ngày 21/8/2020 của Chính phủ.
8. Nghị quyết số 93/ 2021/NQ–HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Cao Bằng: “Quy định về một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa
học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 – 2030”.
9. Quyết định số 844/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18 tháng 5 năm 2016 về
việc: Quyết định phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
đến năm 2025“.
10. Quyết định số 891/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 7 năm 2022:
Quyết định phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 – 2030.
11. Quyết định số 588/QĐ–UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ngày 26/5/2023:
Ban hành Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2023 – 2030.
12. Tỉnh uỷ Cao Bằng (2014), Hoàng Đình Giong − Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động
cách mạng (1904 − 1947), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

91
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH
Chịu trách nhiệm nội dung:
Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI

Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo:


Phó Tổng biên tập NGUYỄN VĂN TÙNG
Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xuất bản Giáo dục TRẦN MINH QUỐC

Biên tập nội dung:


NGUYỄN THỊ KIM HẰNG
Thiết kế sách:
NGUYỄN THÀNH TRUNG
Sửa bản in:
....................
Chế bản:
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI

Bản quyền thuộc Dự án Giáo dục Trung học phổ thông khu vực khó khăn nhất, giai đoạn 2 –
Bộ Giáo dục và Đào tạo

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH CAO BẰNG LỚP 11
Mã số:
In ........ bản (QĐ in số..........), khổ 19 × 26,5 cm
In tại Công ty cổ phần in .........................................................................................
...........................................................................................................................................
Số ĐKXB: ...-2022/CXBIPH/...-.../GD
Số QĐXB: .............../QĐ-GD ngày .......... tháng ........ năm ...
In xong và nộp l­ưu chiểu tháng ............. năm ...
Mã số ISBN: 978-604-0-...-...

92

You might also like