You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO

Chương 1:
Câu 1: Thế nào là rủi ro?
 Theo trường phái truyền thống (tiêu cực)
- Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan
đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho
con người
 Theo trường phái trung hòa
- Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực
vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát,
nguy hiểm… cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội
 Kết luận: Rủi ro là một biến cố không chắc chắn mà nếu xảy ra thì sẽ gây
tổn thất cho con người hoặc tổ chức nào đó
Câu 2: Các cách phân loại rủi ro? Cho VD?
 Theo nguyên nhân gây ra rủi ro:
- RR sự cố:
 Gắn liền với sự cố ngoài ý muốn, RR khách quan khó có thể tránh
khỏi (thương gắn liền với các yếu tố bên ngoài)
 Hậu quả: thường rất nghiêm trọng, khó lường, ảnh hưởng đến cộng
đồng và xã hội
 Nguyên nhân: yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, tự nhiên
- RR cơ hội:
 Gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể
 Bao gồm: RR liên quan đến giai đoạn trước khi ra quyết định: liên
quan đến thu thập thông tin xử lý tt, lựa chọn cách thức quyết định
o RR trong quá trình ra quyết định: do chọn quyết định này mà
không chọn quyết định kia.
o RR liên quan đến giai đoạn sau khi ra quyết định: sự tương hợp
giữa kết quả thu đc và dự kiến ban đầu.

 Theo kết quả/ hậu quả thu nhận được:


- RR thuần tuý (RR 1 chiều):
 Khi có 1 nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời dc, ko có
khả năng có lợi cho chủ thể. VD: mọt người sở hữu chiếc xe
 Thường xảy đối với tài sản cá nhân, có 2 nhóm: tổn thất trực tiếp và
gián tiếp (do hậu quả)
- RR suy đoán:
 Vừa có khả năng có lơij, vừa có khả năng tổn thất
 Thường gắn liên với khả năng thành bại trong hoạt động đầu tư, kinh
doanh và đầu tư
 Biện pháp: né tránh rủi ro, không tham gia cuộc chơi
 Bất kể rr nào cũng đều có 2 yếu tố là thuần tuý và suy đoán.

 Theo nguồn gốc:


- Từ môi trường vĩ mô: Kinh tế, chính trị, pháp lý, văn hoá, công nghệ, xã
hội, thiên nhiên
 Khi có 1 nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời dc, ko có
khả năng có lợi cho chủ thể.
VD: một người sở hữu 2 chiếc xe
 Thường xảy đối với tài sản cá nhân, có 2 nhóm: tổn thất trực tiếp và
gián tiếp (do hậu quả)
- RR từ môi trường vi mô: khách hàng, NCC, đối thủ cạnh tranh, các cơ
quan quản lý công.
- RR từ môi trường bên trong: nhân lực, vật lực, tài chính (vừa là đôi tượng
chịu rr và là nguyên nhân rr)

 Theo đối tượng chịu rủi ro:


- Rủi ro nhân lực
- Rủi ro tài sản
- Rủi ro trách nhiệm pháp lý

 Theo khả năng giảm tổn thất:


- RR có thể phân tán: RR có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thoả
thuận đóng góp và chia sẻ rủi ro của các bên tham gia.
VD: mua bảo hiểm
- RR không thể phân tán: RR mà những thoả thuận đóng góp về tiền bạc
hay tài sản không làm giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào
quỹ đóng góp chung.
VD: RR chứng khoán

Chương 2
Câu 1: Phân tích khái niệm và ý nghĩa của nhận dạng rủi ro?
 Khái niệm:
- Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống
các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhận dạng rủi ro nhằm tìm kiếm các thông tin về:
 Các loại RR có thể xuất hiện
 Các mối quy (mối nguy hại, mối nguy hiểm)
 Thời điểm xuất hiện rủi ro
 Ý nghĩa:
- Là cơ sở, tiền đề để triển khai có hiệu quả các bước tiếp theo trong quy
trình quản trị rủi ro.
- Xác định tên, loại RR cùng những đặc trưng => là cơ sở xây dựng ma
trận RR và xác định mức độ ưu tiên, cách thức phân tích, đánh giá cũng
như chủ động xây dựng kế hoạch kiểm soát, tài trợ RR phù hợp nhất, hiệu
quả nhất.
- Cơ sở để nắm bắt cơ hội và thụ hưởng lợi ích từ RR suy đoán.
Câu 2: Phân tích các phương pháp nhận dạng rủi ro?
 Phương pháp chung: Xây dựng bảng liệt kê
- Là việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong các tình huống nhất
định, để từ đó nhà QT có những thông tin nhận dạng và xử lý các đối
tượng RR.
 Thực chất, liệt kê các tổn thất tiềm năng
- Cơ sở của việc thiết lập: các nguồn RR cơ bản, các TS có thể có của DN,
môi trường và các hoạt động của DN, …
- Các loại RR cần được sắp xếp, phân nhóm theo các đặc trưng cơ bản của
RR (tần suất và biên độ)
- Mục tiêu:
 Nhắc nhở các nhà QT về các tổn thất có thể có ứng với từng RR cụ thể
 Thu thập thông tin diễn tả cách và mức độ DN gặp phải các tổn thất
tiềm năng đó
 Hình thành một chương trình tài trợ RR
- Nhược điểm:
 Thất bại trong việc liệt kê các RR bất thường hay duy nhất đối với 1
DN nào đó
 Không cung cấp thông tin cần thiết về RR suy đoán
 Phương pháp nhận dạng cụ thể:
- Phương pháp phân tích BCTC:
 Phân tích các báo cáo hoạt động kinh doanh, bản dự báo về tài chính,
dự báo ngân sách,…
 Là PP tin cậy, khách quan, ngắn gọn, rõ ràng
- Phương pháp sơ đồ:
 Là PP mô hình hoá để nhận dạng RR
 Xây dựng 1 hoặc 1 dãy các sơ đồ diễn tả các hoạt động diễn ra trong
những điều kiện cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của DN
Bắt đầu từ khâu NVL và tất cả các đầu vào khác từ NCC, kết thúc và
thành phẩm trong tay người tiêu dùng
 Ưu điểm: Gắn liền với hoạt động DN từ đó nhìn ra được nguy cơ RR
bắt đầu từ chỗ nào trong quá trình hoạt động
- Phương pháp thanh tra hiện trường:
 Quan sát trực tiếp tổng thể và các hoạt động diễn ra tại mỗi đơn vị,
mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.
 Các thông tin cần tập hợp có thể là: vị trí địa lý, vị trí xây dung, sơ đồ
bố trí mặt bằng, vấn đề an ninh khu vực, các yếu tố môi trường xung
quanh, quy trình thực hiện các tác nghiệp sản xuất, quy trình thực hiện
các nghiệp vụ về an toàn lao động,….
 Ưu điểm: Tính thực tế cao
 Nhược điểm: Phục thuộc vào sự nhạy bén của nhà quản trị
- Phương pháp làm việc với các BP khác của DN:
 Tăng cường làm việc trực tiếp với các nhà QT và nhân viên ở tất cả
các bộ phận khác nhau trong DN
 Đọc và nghiên cứu các văn bản, các báo cáo của các BP
 Ưu điểm: Khi phát triển được việc giao tiếp với các cán bộ quản lý ở
bộ phận khác nhà quản trị RR có thể dễ dàng tìm thấy thông tin bất lợi
 Nhược điểm: Nhà quản trị cần thuyết phục được sự hợp tác của các
cán bộ quản lý trong tổ chức
- Phương pháp làm việc với các BP khác bên ngoài:
 Tiếp xúc, trao đổi, bàn luận với các cá nhân, tổ chức bên ngoài DN, có
mối quan hệ với DN (Cơ quan thuế, các văn phòng luật,…)
 Ưu điểm: Khách quan, có thể có được những phát hiện về RR mà
NQT không nhìn thấy
 Nhược điểm: Có thể làm rò rỉ ttin DN vào tay đối thủ
- Phương pháp phân tích số liệu tổn thất trong quá khứ:
 Có thể dự báo tổn thất có thể xảy ra trong tương lai (tổn that có thể lặp
lại)
 Đánh giá xu hướng tổn thất, phân tích nguyên nhân, địa điểm của RR,
yếu tố hiểm hoạ,..
 Ưu điểm: có thể phát hiện những RR mà các phương pháp không phát
hiện ra bằng cách tham khảo hồ sơ được lưu giữ về tổn thất hoặc suýt
tổn thất có thể lặp lại trong tương lai
 Nhược điểm: phát hiện được ít nguy cơ RR hơn các phương pháp khác
- Phương pháp phân tích hợp đồng:
 Nghiên cứu từng điều khoản trong hợp đồng, phát hiện những sai sót,
những nguy cơ trong quá trình thực hiện hợp đồng,
o RR trong ký kết hợp đồng
o RR trong thực hiện hợp đồng
Câu 3: Trình bày các nội dung phân tích rủi ro?
 Khái niệm: Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu các hiểm hoạ, xác định
nguyên nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất.
 Phân tích hiểm hoạ:
- Hiểm hoạ là sự biểu hiện hàng loạt các sự cố có thể xảy ra gây thiệt hại
cho một đối tượng hoặc 1 sự cố không chắc chắn nào đó có thể ảnh
hưởng đến nhiều người khác nhau với tư cách khác nhau.
VD: Hiểm hoạ ma tuý, hiểm hoạ AIDS, hiểm hoạ hàng hải, hiểm hoạ giao
thông,…
- Phân tích hiểm hoạ là quá trình phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo
ra RR hoặc những điều kiện, những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi
RR xảy ra.
- Các bước phân tích hiểm họa:
 Liệt kê các hang hóa đã biết
 Thu thập số liệu liên quan
 Xác định hậu quả có thể xảy ra
 Thảo luận các biện pháp
 Viết báo cáo phân tích hiểm họa
 Phân tích nguyên nhân rủi ro:
- Liên quan đến con người:
 Sự bất cẩn, chủ quan của con người
 Sai lầm của tổ chức, DN về chiến lược kinh doanh
 Thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong kinh doanh,
 Mâu thuẫn, xung đột, hiểu nhầm
 Thiếu tinh thần trách nhiệm, đạo đức,…
- Liên quan đến yếu tố kỹ thuật:
 Sự trục trặc kỹ thuật của các thiết bị, dây chuyền sản xuất do thiếu bảo
dưỡng định kỳ hoặc kiểm tra an toàn trước khi vận hành, hoặc những
sai sót trong khâu thiết kế của nhà sản xuất
 Phân tích tổn thất:
- Tổn thất là sự thiệt hại một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất
ngờ ngoài ý muốn của chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu sử dụng).
- Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại: Tổn thất tài sản, tổn that con người,
- Căn cứ vào hình thái biểu hiện: tổn thất tĩnh (huỷ hoại, mất mát về mặt
vật chất) và tổn thất động (giữ nguyên giá trị sử dụng nhưng giá trị bị
giảm sút)
- Mục đích: Xác định được khả năng tổn thất của RR
- Khả năng tổn thất thường có 2 cách biểu hiện:
 Tính theo giá trị: Mức độ tổn thất
 Tính theo số lượng: Tần số tổn thất
Câu 4: Phân tích mối quan hệ giữa phân tích rủi ro và nhận dạng rủi ro?
 Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu các hiểm hoạ, xác định nguyên nhân
gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất.
 Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các
rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Giữa nhận dạng rủi ro và phân tích rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
vì:
- Nhận dạng rủi ro là bước đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro của
doanh nghiệp vì vậy nó có vai trò quan trọng, là cơ sở, tiền đề để triển
khai có hiệu quả các bước tiếp theo trong quy trình quản trị rủi ro… Việc
xác định tên và loại rủi ro cùng những đặc trưng của chúng là cơ sở để
phân tích, đánh giá rủi ro mà các doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải, đồng
thời, là bước tiến để việc phân tích các tổn thất trở nên chính xác.
- Chương 3
Câu 1: Phân tích khái niệm kiểm soát rủi ro
 Kiểm soát rủi ro bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật, công cụ, chiến lược và
những chương trình nhằm ngăn ngừa, né tránh và giảm thiểu những tổn thất
do rủi ro gây ra cho tổ chức qua việc kiểm soát tần suất và mức độ tổn thất.
 Kiểm soát rủi ro còn bao gồm những phương pháp hoàn thiện các kiến thức
và sự hiểu biết trong hành vi của tổ chức có tác động đến rủi ro.
 Để đạt được những mục tiêu đó, chúng ta có sắp xếp các giải pháp từ giải
pháp đơn giản có chi phí thấp đến những chương trình phức tạp tốn nhiều chi
phí
Câu 2: Trình bày các biện pháp kiểm soát rủi ro? Lấy ví dụ?
 NÉ TRÁNH RỦI RO:
- Né tránh là việc tìm cách làm mất đi những tác nhân làm cho rủi ro xuất
hiện và gây ra những tổn thất.
- Né tránh rủi ro có thể là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hoặc
chủ động loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro.
- Ưu điểm: đơn giản, triệt để và chi phí thấp
- Nhược điểm
 Rủi ro và lợi ích song song tồn tại => né tránh rủi ro cũng có thể mất
đi lợi ích
 Tránh rủi ro này có thể gặp rủi ro khác
 Nhiều tình huống không thể đặt ra giải pháp né tránh/ nguyên nhân
RR gắn chặt với bản chất hoạt động => không thể chỉ loại bỏ nguyên
nhân mà không loại bỏ hoạt động…
VD: Doanh nghiệp để né tránh với rủi ro biến động giá nhập NVL có
thể thực hiện việc kí hợp đồng dài hạn, đa dạng hóa nguồn cung cấp…
 CHUYỂN GIAO RỦI RO
- Chuyển giao rủi ro là việc doanh nghiệp chuyển giao cho bên khác và
chấp nhận một thiệt hại nhất định.
VD:
 Chuyển tác nhân gây rủi ro cho chủ thể khác
 Chuyển giao rủi ro bằng hợp đồng giao ước
 GIẢM THIỂU RỦI RO
- Giảm thiểu rủi ro có nghĩa làm giảm ảnh hưởng (tác động – impact) cũng
như giảm khả năng xảy ra của rủi ro.
- Thông thường người ta tìm cách giảm thiểu xác suất xảy ra rủi ro, và nếu
thất bại thì sẽ cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng.
VD: Nhà hàng giảm thiểu RR trong hoạt động kinh doanh bằng cách đa
dạng hóa thực đơn, quản lý nhân sự bài bản, dự trữ nguyên liệu
 CHẤP NHẬN RỦI RO
- Lựa chọn kiểm soát rủi ro bằng cách giữ lại rủi ro: ở giai đoạn nhận dạng
và phân tích rủi ro, các nhà quản trị xác định được rủi ro cũng như mức độ
nghiêm trọng của nó nhưng chấp nhận rủi ro đó.
VD: Quán cafe chấp nhận RR về giá nguyên liệu theo mùa, về xu hướng
thị trường, RR từ đối thủ cạnh tranh…
 PHÂN TÁN VÀ CHIA SẺ RỦI RO
- Rủi ro có thể phân tán được là những rủi ro có thể giảm thiểu thông qua
việc đóng góp các nguồn lực và các bên (tham gia đóng góp) cùng nhau
chia sẻ rủi ro
VD: Khi bảo quản hàng hóa thay vì để tập trung lô hàng vào 1 nhà kho
hay 1 khu vực, người ta có thể phân chia lô hàng thành nhiều phần và mỗi
phần được bảo quản trong 1 gian kho hay những kho hàng khác nhau
Câu 3: Trình bày các nguyên tắc kiểm soát RR?
1. Sử dụng biện pháp kiểm soát rủi ro phải dựa trên tương quan giữa
lợi ích và chi phí.
- Quản trị rủi ro nói chung , kiểm soát rủi ro nói riêng là công việc của các nhà
quản trị của các tổ chức và doanh nghiệp và phải đảm bảo tiêu chuẩn cân bằng
giữa lợi ích và chi phí .Tuy nhiên để hạn chế những tác động tiêu cực mà biện
pháp QTRỦI RO có thể gây ra ,nhà nước đã đưa ra những quy định về những
biện pháp được phép áp dụng , đồng thời hướng dẫn công việc cụ thể có thể liên
quan đến việc sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp
2. Chỉ được sử dụng những biện pháp và công cụ kiểm soát theo quy
định của pháp luật. Không thể thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi
ro mà không tính đến những tác động của các biện pháp này đến các
chủ thể khác (tính mạng của các thành viên trong tổ chức cũng như
người bên ngoài tổ chức), trật tự, an ninh và an toàn xã hội.

3. Việc sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro phải phù hợp với
những chuẩn mực của đạo đức và trách nhiệm xã hội.
- Những nguyên tắc này liên quan đến việc chấp nhận , giữ lại những rủi ro . Đối
với nhà quản trị đặc biệt là những người chấp nhận rủi ro thường đánh giá khả
năng thu lợi nhuận khi rủi ro không xảy ra cao hơn nhiều so với những tổn thất
phải chịu khi có rủi ro ,vì vậy họ thường chấp nhận những rủi ro suy đoán . Xét
trên khía cạnh đạo đức thì những loại rủi ro này chỉ có thể chấp nhận xảy r liên
quan đến tài sản hay tài chính chứ ko thể liên quan đến sức khỏe con người
trong và ngoài doanh nghiệp. Chẳng hạn các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa
và hành khách sử dụng các phương tiện vận chuyển không an toàn, chở quá tải,
chạy nhanh hay lái xe phải làm việc quá mức với muc đích tiết kiệm chi phí
đều tiểm ẩn những rủi ro mà tổn thất là tính mạng con người.
Câu 4: Phân tích khái niệm hầu như k xảy ra, hiếm khi xảy ra, thỉnh
thoảng, xảy ra thường xuyên? Cho vd minh hoạ?
 Hầu như không xảy ra: nghĩa là theo nhà quản trị biến cố này sẽ không xảy
ra, xác suất rất nhỏ gần như bằng 0
VD: thiên thạch rớt xuống thành phố Hồ Chí Minh, xác suất lớn hơn 0
nhưng rất nhỏ nên có thể xem là 0, và người ta tin rằng điều đó hầu như
không thể xảy ra
 Hiếm khi xảy ra: nghĩa là mặc dù có thể xảy ra, cho tới bây giờ biến cố vẫn
chưa xảy ra và không có vẻ gì là sẽ xảy ra
VD: động đất tại thành phố Hồ Chí Minh, từ trước tới nay chỉ có vài dư chấn
nhỏ chứ chưa từng có động đất ở tp.hcm nên có thể xem là hiếm khi xảy ra
vì có thể xảy ra nhưng cho tới giờ thì chưa có.
 Thỉnh thoảng có xảy ra: nghĩa là nó mới xảy ra gần đây và có thể hy vọng sẽ
xảyra vào lúc nào đó trong tương lai.
VD: động đất ở 1 số vùng của Nhật Bản có khi là thỉnh thoảng còn 1 số vùng
khác thì có thể là thường xuyên xảy ra
 Thường xuyên xảy ra: nghĩa là nó đã xảy ra thường xuyên và có thể hy vọng
còn xảy rathường xuyên trong tương lai
VD: lũ ở miền Tây, thường xuyên xảy ra vì hàng năm cứ đến mùa là có lũ
Câu 5: Phân tích khái niệm tổn thất lớn nhất có lẽ có, có thể có của 1 đối
tượng rủi ro?
 Tổn thất lớn nhất có thể có: là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra, có thể
nhận thức được, tổn thất lớn nhất có thể có mà rủi ro gây ra nó mang tính
khách quan, hay thiệt hại thì không thể vượt quá tổn thất lớn nhất có thể có,
thông thường tổn thất lớn nhất có thể có không bị ảnh hưởng bởi mối nguy
hiểm được xét
 Tổn thất lớn nhất có lẽ có: là giá trị thiệt hại lớn nhất nhà quản trị tin là có
thể xảy ra, nó mang tính chủ quan. Tổn thất lớn nhất có lẽ có phụ thuộc vào
tính chất của mối nguy hiểm gây ra tổn thất cũng như phụ thuộc vào người
hay đối tượng của tổn thất. Thiệt hại thì khó vượt qua tổn thất có lẽ có tức là
nhà quản trị có thể lường trước mức thiệt hại lớn nhất khi rủi ro xảy ra, thì
thiệt hại khó có thể vượt qua mức tổn thất đó
Câu 6: Trình bày các thái độ đối với rủi ro? ( tìm kiếm hay chấp nhận rủi
ro, không chấp nhận rủi ro và thái độ trung dung)
1, Người tìm kiếm rủi ro
Là người đánh giá cơ hội có được kết quả tích cực( khi rủi ro không xảy ra) cao
hơn nhiều so với một kết quả tiêu cực khi xảy ra rủi ro. Khi phải đối mặt với hai
khả năng tương đương nhau giữa một bên là lợi ích và một bên là tổn thất xuất
hiện từ một quyết định đặc biệt, người tìm kiếm rủi ro sẽ chọn việc theo đuổi
khả năng mang lại lợi ích. Những người tìm kiếm rủi ro thay việc né tránh rủi ro
bằng cách chấp nhận rủi ro và họ thường tỏ ra mạo hiểm khi đối đầu với thử
thách. Thái độ chấp nhận đương đầu với rủi ro của những người tìm kiếm rủi ro
tạo nên sự khác biệt trong phong cách quản trị của họ.
2, Người không chấp nhận ( chống lại) rủi ro
Họ sẽ đánh giá khả năng của một kết cục xấu khi rủi ro xảy ra cao hơn nhiều so
với một kết quả tích cực nếu rủi ro không xảy ra và trong tình huống như vậy họ
sẽ không theo đuổi vì họ không muốn bị tổn thất. Ngược lại với những người
tìm kiếm rủi ro, những người không chấp nhận rủi ro thay vì việc sẵn sàng đối
đầu với rủi ro, thường tìm những giải pháo hoặc phương án an toàn hơn khi
quyết định phải hành động.
3, Người có thái độ trung dung
Người trung lập với rủi ro đánh giá cả hai kết quả tương đương nhau và không
có thái độ rõ ràng theo đuổi hay không theo đuổi những tình huống tiềm ẩn rủi
ro đã được nhận dạng. Họ không hoàn toàn lẩn tránh rủi ro, thách thức nhưng
cân nhắc cẩn trọng trước khi quyết định chấp nhận một rủi ro nào đó.

You might also like