You are on page 1of 64

Giải Tích Toán Học II

Đặng Hữu Chung


Viện Cơ học, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam

https://danghuuchung.com
Email: chung.danghuu@gmail.com

Updated January 2023


Mục lục

1 Hàm nhiều biến 2


1.1 Các khái niệm cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.1.1 Không gian Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.1.2 Hàm vector . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.1.3 Hàm số nhiều biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.2 Giới hạn và liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.2.1 Giới hạn của hàm nhiều biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.2.2 Tính liên tục của hàm nhiều biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.3 Đạo hàm và vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.3.1 Đạo hàm riêng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.3.2 Vi phân toàn phần . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.3.3 Đạo hàm của hàm số hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.3.4 Gradient và đạo hàm theo hướng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
1.3.5 Đạo hàm riêng cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
1.3.6 Công thức Taylor . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
1.3.7 Hàm số ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
1.4 Cực trị của hàm nhiều biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
1.4.1 Cực trị tương đối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
1.4.2 Cực trị tuyệt đối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
1.4.3 Cực trị có điều kiện, nhân tử Lagrange . . . . . . . . . . . . . . . . 40
1.4.4 Bài toán tối ưu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
1.5 Ứng dụng của phép tính vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
1.5.1 Đường cong . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
1.5.2 Mặt cong . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57

1
Chương 1

Hàm nhiều biến

1.1 Các khái niệm cơ bản


1.1.1 Không gian Rn
Không gian vector
Xét V là tập hợp khác rỗng và trường K (K = C hay K = R), ở đây xét trường số thực
K = R. Tập V được gọi là không gian vector hay còn gọi là không gian tuyến tính trên
trường R nếu thỏa mãn 10 tiên đề (axioms) liên quan đến hai phép toán cộng và nhân trên
V (Tom M. Apostol, 1969). Chẳng hạn V = R với các phép cộng và nhân thông thường là
một không gian vector trên trường R.

Cơ sở của không gian vector n chiều


Một không gian vector V n chiều có tối đa n vector độc lập tuyến tính. Một họ n vector
độc lập tuyến tính của V tạo thành một cơ sở của không gian vector V .
Vector v ∈ V biểu diễn qua cơ sở S = {v1 , v2 , . . . , vn } như sau:

v = c1 v 1 + c2 v 2 + · · · + cn v n (1.1)

Trong đó (c1 , c2 , . . . , cn ) được gọi là tọa độ của vector v đối với cơ sở S.

Không gian Euclide


Không gian vector V trong đó có định nghĩa một phép tích vô hướng < x, y > của hai
vector x, y ∈ V được gọi là không gian Euclide.
Trường hợp V = Rn được gọi là không gian Euclide Rn và cũng chính là không gian Euclide
được sử dụng trong phạm vi của chương trình Giải tích này.
Trong hình học, R2 là mặt phẳng Euclide hai chiều và R3 là không gian Euclide ba chiều.
Trường hợp tổng quát là không gian n chiều. Thuật ngữ "Euclide" phân biệt các không
gian này với các loại không gian khác được xem xét trong hình học hiện đại. Euclide là
nhà toán học Hy Lạp, khoảng 300 năm TCN, đã nghiên cứu các quan hệ về khoảng cách
và góc trong mặt phẳng và sau đó là trong không gian.

2
Chương 1 Hàm nhiều biến

Sau đây sẽ nêu ra một số định nghĩa đối với không gian Euclide Rn .
• Cơ sở trực chuẩn
Gọi S = {e1 , e2 , . . . , en } là một cơ sở trực chuẩn trong không gian Euclide Rn :
(
1 i=j
< ei , ej >= (1.2)
0 i ̸= j

Hai vector x, y ∈ Rn được biểu diễn trong hệ tọa độ trực chuẩn là:
x = x1 e1 + x2 e2 + · · · + xn en (1.3)
y = y1 e1 + y2 e2 + · · · + yn en (1.4)
Trong đó xi , i = 1 : n là tọa độ của vector x và yi , i = 1 : n là tọa độ của vector y.

Hình 1.1: Hệ tọa độ Cartesian 2 và 3 chiều

• Tổng của hai vector


n
X
x+y= (xi + yi )ei (1.5)
i=1

• Tích vô hướng (dot product) của hai vector


n
X
< x, y >≡ x · y = xi y i (1.6)
i=1

• Chuẩn (norm) vector hay chiều dài vector


v
u n
uX
∥ x ∥= (x · x)1/2 =t x2 i (1.7)
i=1

3
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

• Cosine chỉ phương của vector x


n
1 X
u= xi ei (1.8)
∥ x ∥ i=1

• Khoảng cách giữa hai điểm


v
u n
uX
d(x, y) =∥ x − y ∥= t (xi − yi )2 (1.9)
i=1

• Góc giữa hai vector


 
x·y
α = arccos (1.10)
∥ x ∥∥ y ∥

• Tích vector (vector product) trong R3

x × y = (x2 y3 − x3 y2 , x3 y1 − x1 y3 , x1 y2 − x2 y1 ) (1.11)
x//y ⇔ x × y = 0 (1.12)

• Tích hỗn tạp (scalar triple product) trong R3

z · (x × y) (1.13)
⇒ V = |z · (x × y)| (1.14)

• Quả cầu mở và đóng


Gọi M0 (x0 ) ∈ Rn và δ > 0. Tập hợp các điểm M (x) ∈ Rn thỏa mãn bất đẳng thức
∥ x − x0 ∥< δ được gọi là quả cầu mở tâm M0 bán kính δ và ký hiệu B(M0 , δ).
Nếu thỏa mãn bất đẳng thức ∥ x − x0 ∥≤ δ thì gọi là quả cầu đóng và ký hiệu B(M0 , δ).

1.1.2 Hàm vector


Hàm vectơ (vector function) là hàm toán học của một hoặc nhiều biến và có miền giá trị
là một tập các vectơ đa chiều hoặc vectơ vô hạn chiều. Tập nguồn của hàm vectơ có thể
là vô hướng hoặc vector nhiều chiều. Chúng ta có thể khái quát hàm vector đó là một ánh
xạ f : Rn → Rm biểu diễn mối quan hệ giữa điểm nguồn và điểm ảnh:
f
(x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ Rn →
7− (f1 , f2 , . . . , fm ) ∈ Rm (1.15)

Trong đó n ≥ 1 và m ≥ 2.

4
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Ví dụ 1.1.2.1 Các ánh xạ được cho sau đây là các hàm vector:
 2
x + y2 + z2

3 2
f : R → R , f (x, y, z) =
2x + 3y − z
 
    x
2x + 5y 2 5 0  
g : R3 → R2 , g(x, y, z) = = y
3y − 4z 0 3 −4
z

trong đó f là hàm vector phi tuyến, còn g là hàm vector tuyến tính vì có thể biểu diễn
dưới dạng tích của ma trận không phụ thuộc x với vector x.

Ví dụ 1.1.2.2 Phương trình chuyển động của một chất điểm M (x, y, z) và vận tốc của
nó được biểu diễn bởi các hàm vector của biến thời gian t có dạng sau đây:
r
7− (f1 (t), f2 (t), f3 (t)) ∈ R3
t∈R→
v
7− (f1′ (t), f2′ (t), f3′ (t)) ∈ R3
t∈R→

Hình 1.2: Vector bán kính của một chất điểm

Trong đó:
r(t) = (f1 (t), f2 (t), f3 (t)) là phương trình vector xác định vị trí của chất điểm M.
v(t) = r′ (t) = (f1′ (t), f2′ (t), f3′ (t)) là phương trình vector vận tốc của chất điểm M .
Hay phương trình vector biểu diễn qua vector cơ sở:

r(t) = f1 (t)e1 + f2 (t)e2 + f3 (t)e3


v(t) = f1′ (t)e1 + f2′ (t)e2 + f3′ (t)e3

Phương trình chuyển động của chất điểm M được biểu diễn dưới dạng tham số:
x = f1 (t), y = f2 (t), z = f3 (t).

5
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Đạo hàm tổng tích các hàm vector


Giả sử u, v là các hàm vector khả vi, f (t) là hàm vô hướng khả vi và c là hằng số vô hướng
chúng ta dễ dàng chứng minh được các công thức sau:
d
a) [u(t) + v(t)] = u′ (t) + v′ (t) (1.16)
dt
d
b) [cu(t)] = cu′ (t) (1.17)
dt
d
c) [f (t)u(t)] = f ′ (t)u + f (t)u′ (t) (1.18)
dt
d
d) [u(t) · v(t)] = u′ (t) · v(t) + u(t) · v′ (t) (1.19)
dt
d
e) [u(t) × v(t)] = u′ (t) × v(t) + u(t) × v′ (t) (1.20)
dt
d
f) [u(f (t))] = f ′ (t)u′f (f (t)) (1.21)
dt
Tích phân hàm vector
Z b Z b  Z b  Z b 
r(t) dt = f1 (t) dt e1 + f2 (t) dt e2 + f3 (t) dt e3 (1.22)
a a a a

Giới hạn của hàm vector

lim r(t) = ( lim f1 (t), lim f2 (t), lim f3 (t)) (1.23)


t→t0 t→t0 t→t0 t→t0

sin t
Ví dụ 1.1.2.3 Cho hàm vector r(t) = ( , t ln t, (t + 1)e2t ). Tìm lim r(t).
t t→0

sin t
lim r(t) = (lim , lim(t ln t), lim(t + 1)e2t )) = (1, 0, 1)
t→0 t→0 t t→0 t→0

1.1.3 Hàm số nhiều biến


Định nghĩa 1.1.3.1 Xét không gian Euclide n chiều Rn . Gọi D ⊂ Rn và ánh xạ f : D →
R sao cho với ∀(x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ D:

f : (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ D 7→ f (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ R (1.24)

f được gọi là hàm số (hàm vô hướng) của n biến độc lập x1 , x2 , . . . , xn , D được gọi là miền
xác định (domain) của hàm f và tập hợp {f (x1 , x2 , · · · , xn ) ∈ R : (x1 , x2 , · · · , xn ) ∈ D} là
miền giá trị (range) của f . Miền xác định D có thể là miền đơn liên (bị giới hạn bởi một
mặt kín) hoặc miền đa liên (giới hạn bởi nhiều mặt kín rời nhau), được minh họa trên
Hình (1.3).

6
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.3: (a): miền đơn liên (b): đa liên

Tập mức (level set) của hàm f (x1 , x2 , . . . , xn ) được xác định bởi tập hợp:

{(x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ D : f (x1 , x2 , . . . , xn ) = c}, c = const (1.25)

Khi n = 2 thì f (x, y) là hàm hai biến và tập mức chính là đường mức (contour, isoline). Khi
n = 3 thì f (x, y, z) là hàm ba biến và tập mức gọi là mặt mức (level surface, isosurface).
Khi n > 3 tập mức được gọi là siêu mặt mức (level hypersurface).

Ví dụ 1.1.3.1 Tìm miền xác định và miền giá trị của hàm f (x, y) = x2 + y 2 biểu diễn
mặt elliptic paraboloid. Vẽ mặt cong và các đường đồng mức.
Miền xác định của f (x, y) là D = R2 . Vì x2 + y 2 ≥ 0 nên miền giá trị của nó là R+ . Mặt
cong được vẽ trên Hình 1.4.a. Các đường mức có phương trình x2 + y 2 = c với các giá trị
của c = {2,
√ 4, 6, 8, 10, 12, 14} được biểu diễn trên Hình 1.4.b, là các đường tròn đồng tâm
bán kính c.

Hình 1.4: (a): Mặt f (x, y) = x2 + y 2 (b): Contours x2 + y 2 = c

7
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Ví dụ 1.1.3.2 Cho mặt hyperbolic paraboloid (mặt yên ngựa) có phương trình z = x2 − y 2 .
Tìm miền xác định và miền giá trị của nó. Vẽ mặt cong và các đường mức.
Miền xác định của f (x, y) là D = R2 . Khi x = 0 thì z = −y 2 ≤ 0 và khi y = 0 thì
z = x2 ≥ 0, do đó miền giá trị của f là R. Các đường mức được xác định bởi phương trình
x2 − y 2 = c với các giá trị c = {−8, −6, −4, −2, 0, 2, 4, 6, 8} được vẽ trên Hình 1.5.b. Các
đường mức cũng có thể trình bày dưới dạng tô màu (Filled contours) như Hình 1.6.

Hình 1.5: (a): Mặt f (x, y) = x2 − y 2 (b): Contours x2 − y 2 = c

Hình 1.6: Contours tô màu của f (x, y) = x2 − y 2

8
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Ví dụ 1.1.3.3 Tìm miền xác định và miền giá trị của hàm
p
f (x, y) = 16 − x2 − y 2

Miền xác định D = {(x, y) ∈pR2 : 16 − x2 − y 2 ≥ 0} = {(x, y) ∈ R2 : x2 + y 2 ≤ 16}


= 16 − x2 − y 2 , (x, y) ∈ D}.
ptrị là {z ∈ R : z √
Miền giá
Vì 0 ≤ 16 − x2 − y 2 ≤ 16, do đó miền giá trị là [0, 4].

p
Hình 1.7: Mặt bán cầu z = 16 − x2 − y 2 và miền xác định

Ví dụ 1.1.3.4 Tìm miền xác định và miền giá trị của hàm ba biến
1
f (x, y, z) =
x2 + y2 + z2
1
Miền xác định là D = R3 \ {0, 0, 0}. Vì > 0 nên miền giá trị là R∗+ .
x2 + y2 + z2

1.2 Giới hạn và liên tục


1.2.1 Giới hạn của hàm nhiều biến
Định nghĩa 1.2.1.1 Xét hàm f : D ⊂ R2 → R. Gọi M0 (x0 , y0 ) ∈ R2 có thể M0 ∈
/ D và
l là giới hạn nếu có của hàm f khi M (x, y) → M0 (x0 , y0 ) được lý hiệu là
lim f (M ) = l nếu:
M →M0

∀ε > 0, ∃δ > 0 :∥ M − M0 ∥< δ ⇒ |f (M ) − l| < ε (1.26)

Định nghĩa trên được minh họa bởi Hình 1.8. Với mọi ε > 0 cho trước, chúng ta có thể xác
định được một lân cận B(M0 , δ) ⊂ D sao cho bất kỳ (x, y) ∈ B(M0 , δ) và (x, y) ̸= (x0 , y0 )
thì z = f (x, y) nằm trong miền bị giới hạn bởi mặt S và các mặt phẳng z = L ± ε.

9
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.8: Các lân cận B(M0 , δ) và (L − ε, L + ε) tương ứng

Giới hạn đối với hàm một biến khi x → x0 chỉ xảy ra theo một hướng nhất định của trục
x. Đối với hàm nhiều biến thì khái niệm giới hạn M → M0 xảy ra theo mọi hướng khác
nhau trong lân cận B(M0 , δ), đó là quả cầu mở tâm M0 có bán kính δ với không gian ba
chiều và là miền tròn mở tâm M0 bán kính δ với trường hợp hai chiều.

Hình 1.9: M → M0 trong lân cận B(M0 , δ)

x2 y
Ví dụ 1.2.1.1 Tìm giới hạn lim .
(x,y)→(0,0) x4 + y 2
x2 y
Đặt f (x, y) = , ∀(x, y) ∈ D = R2 \ {(0, 0)}.
x4 + y 2
Xét trường hợp (x, y) → (0, 0) theo hướng đường cong y = kx2 :

kx4 k
lim f (x, kx2 ) = lim 4 2
= ∈k
x→0 x→0 x (1 + k ) 1 + k2

Do đó hàm không có giới hạn.


Hay có thể sử dụng chứng minh khác bằng cách tìm giới hạn theo hai hướng khác nhau
x4 1
y = ±x2 , lúc này f (x, ±x2 ) = ± 4 → ± khi (x, y) → (0, 0).
2x 2
Do đó giới hạn không tồn tại.

10
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

x2 y 2
Ví dụ 1.2.1.2 Tìm giới hạn lim p .
(x,y)→(0,0) x4 + y 4
Xét trường hợp y = kx:
x2 y 2 k 2 x4
lim p = lim √ =0∈
/k
(x,y)→(0,0) x4 + y 4 (x,y)→(0,0) x2 1 + k 4
Tuy nhiên, chúng ta không thể kết luận đó là giới hạn vì ta chỉ xét (x, y) → (0, 0) trên
đường cong y = kx. Do nghi ngờ về sự tồn tại của giới hạn nên tiếp tục sử dụng nguyên
lý kẹp (Định lý Squeeze):

x2 y 2 x2
p = p y 2 ≤ 1.y 2 → 0, (x, y) → (0, 0)
4
x +y 4 4
x +y 4

x2 y 2
Vậy lim p =0
(x,y)→(0,0) x4 + y 4
• Cách 2: Sử dụng tọa độ cực x = r cos θ, y = r sin θ:
x2 y 2 r4 cos2 θ sin2 θ r2 cos2 θ sin2 θ
lim p = lim+ √ = lim √ = 0, ∀θ ∈ R
(x,y)→(0,0) x4 + y 4 r→0 r2 cos4 θ + sin4 θ r→0+ cos4 θ + sin4 θ
ex+y
Ví dụ 1.2.1.3 Tìm giới hạn lim .
(x,y)→(0,0) x2 + y 2

ex+y 1
lim 2 2
= =∞
(x,y)→(0,0) x + y 0
Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các định lý về giới hạn của hàm một biến vào hàm
nhiều biến.

Định lý 1.1.3.1 Cho các hàm f, g : D ⊂ Rn → R. Nếu lim f (x) = l1 và lim g(x) = l2
x→a x→a
thì
lim [f (x) + g(x)] = l1 + l2 (1.27)
x→a
lim [kf (x)] = kl1 (1.28)
x→a
lim [f (x).g(x)] = l1 · l2 (1.29)
x→a

1.2.2 Tính liên tục của hàm nhiều biến


Định nghĩa 1.2.2.1 Xét hàm f : D ⊂ R2 → R. Gọi M0 (x0 , y0 ) ∈ D. Hàm f được gọi là
liên tục tại M0 (x0 , y0 ) nếu tồn tại giới hạn:
lim f (M ) = f (M0 ) hay lim f (x, y) = f (x0 , y0 ) (1.30)
M →M0 (x,y)→(x0 ,y0 )

11
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Nếu hàm f liên tục tại ∀M (x, y) ∈ D thì ta nói rằng hàm f liên tục trên D.

Tính liên tục của hàm đối với mỗi biến không phải là điều kiện đủ cho tính liên tục
đối với hàm nhiều biến.

2x3 y − 3y 2 − 2xy + 3
Ví dụ 1.2.1.4 Khảo sát tính liên tục của hàm f (x, y) = .
x2 + y 2 − 4
Các hàm đa thức P (x, y) = 2x3 y − 3y 2 − 2xy + 3 và Q(x, y) = x2 + y 2 − 4 liên tục với
P (x, y)
mọi (x, y) ∈ R2 . Hàm phân thức liên tục trong miền xác định của nó, do đó hàm
Q(x, y)
f (x, y) liên tục trên miền xác định D = {(x, y) ∈ R2 : x2 + y 2 − 4 ̸= 0}.

Ví dụ 1.2.1.5 Xét sự liên tục của hàm f (x, y) = sin(x+y) cos(x−y) và tìm lim f (x, y).
(x,y)→(π/4,π/4)

Các hàm sin(x + y), cos(x − y) liên tục trên miền xác định R2 . Do đó hàm f (x, y) liên tục
trên R2 . Vì vậy:

lim f (x, y) = lim sin(x + y) cos(x − y) = f (π/4, π/4) = 1


(x,y)→(π/4,π/4) (x,y)→(π/4,π/4)

Ví dụ 1.2.1.6 Tìm các điểm (x, y) để hàm sau liên tục:


p x4 + 2x2 y − 3y 4
f (x, y) = x2 + y 2 − 4 + p
16 − x2 − y 2
p x4 + 2x2 y − 3y 4
Hàm x2 + y 2 − 4 liên tục trên miền D1 = {(x, y) : x2 + y 2 ≥ 4} và hàm p
16 − x2 − y 2
2 2
liên tục trên miền D2 = {(x, y) : x + y < 16}.
Vậy hàm f (x, y) liên tục trên D = D1 ∩ D2 = {(x, y) : 4 ≤ x2 + y 2 < 16}.

Hình 1.10: Miền liên tục của f (x, y)

12
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Ví dụ 1.2.1.7 Khảo sát tính liên tục của hàm số


α
 |xy| , (x, y) ̸= (0, 0), α > 0

f (x, y) = (x2 + y 2 )
0, (x, y) = (0, 0)

Trước hết ta nhận thấy rằng hàm f (x, y) xác định với ∀(x, y) ̸= (0, 0) và là hàm phân thức
nên nó liên tục với ∀(x, y) ̸= (0, 0). Do đó, ta chỉ cần xét tính liên tục tại điểm (0, 0). Nếu
cho x = 0 thì hàm f (0, y) = 0 với ∀y ∈ R. Tương tự cho y = 0 thì hàm f (x, 0) = 0 ∀x ∈ R.
Tuy nhiên ta không thể kết luận hàm f (x, y) liên tục tại (0, 0). Vì vậy ta phải khảo sát
giới hạn lim f (x, y) = f (0, 0)?
(x,y)→(0,0)
Sử dụng bất đẳng thức Cauchy ta có:
|xy| ≤ (x2 + y 2 ) ⇒ |xy|α ≤ (x2 + y 2 )α
Suy ra
|xy|α (x2 + y 2 )α
≤ = (x2 + y 2 )α−1
(x2 + y 2 ) (x2 + y 2 )
Có 2 trường hợp với α:
+) Nếu α > 1 thì lim (x2 + y 2 )α−1 = 0 ⇒ lim f (x, y) = f (0, 0) = 0 (theo nguyên
(x,y)→(0,0) (x,y)→(0,0)
lý kẹp) nên hàm f (x, y) liên tục tại (0, 0).
x2α 1 1
+) Nếu 0 < α ≤ 1 xét tia y = x, f (x, x) = 2
= 2(1−α) → ∞ | ̸= 0 = f (0, 0), x → 0,
2x 2x 2
do đó hàm không liên tục tại (0, 0). Hoặc xét tia y = 0, f (x, 0) → 0 khi x → 0, nghĩa là
f (x, y) có các giá trị khác nhau khi (x, y) → (0, 0) theo các tia khác nhau. Vì vậy f (x, y)
không liên tục tại (0, 0).
Kết luận: Hàm f (x, y) liên tục trên R2 khi α > 1 và miền liên tục là R2 \ {(0, 0)} khi
0 < α ≤ 1.

1.3 Đạo hàm và vi phân


1.3.1 Đạo hàm riêng
Định nghĩa 1.3.1.1 Xét hàm f : D ⊂ R2 → R. Gọi M0 (x0 , y0 ) ∈ D. Đạo hàm riêng của
hàm f đối với biến x tại (x0 , y0 ) được định nghĩa bởi giới hạn sau nếu tồn tại:
∂f f (x0 + ∆x, y0 ) − f (x0 , y0 )
(x0 , y0 ) = lim (1.31)
∂x ∆x→0 ∆x
Tương tự, đạo hàm riêng của hàm f đối với biến y tại (x0 , y0 ) được định nghĩa bởi:
∂f f (x0 , y0 + ∆y) − f (x0 , y0 )
(x0 , y0 ) = lim (1.32)
∂y ∆y→0 ∆y

13
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.11: Tiếp tuyến với mặt z = f (x, y) theo các hướng x và y tại P0

Khi tính đạo hàm riêng theo x thì ta xem y = const và ngược lại.
∂f
Ý nghĩa hình học của (x0 , y0 ) chính là độ dốc của tiếp tuyến P0 t của mặt cong z = f (x, y)
∂x
theo hướng x tại P0 (x0 , y0 , z0 ) (Hình 1.11.a) và cũng chính là tiếp tuyến với đường cong
giao tuyến giữa mặt phẳng y = y0 và mặt cong z = f (x, y).
∂f
Tương tự, (x0 , y0 ) chính là độ dốc của tiếp tuyến P0 t của mặt phẳng mặt cong z =
∂y
f (x, y) theo hướng y tại P0 (x0 , y0 , z0 ) và cũng chính là tiếp tuyến với đường cong giao
tuyến giữa mặt phẳng x = x0 và mặt cong z = f (x, y) (Hình 1.11.b).
Đạo hàm riêng còn được viết dưới dạng các ký hiệu sau:
∂f ∂f
fx′ (x0 , y0 ) ≡ (x0 , y0 ), fy′ (x0 , y0 ) ≡ (x0 , y0 ) (1.33)
∂x ∂y

Ví dụ 1.3.1.1 Cho f (x, y) = 2 sin(x2 + y 2 ) sin(x2 − y 2 ). Tính fx′ và fy′ tại điểm (0, 0).
Ta có:
∂f
= 4x cos(x2 + y 2 ) sin(x2 − y 2 ) + 4x cos(x2 − y 2 ) sin(x2 + y 2 )
∂x
∂f
= 4y cos(x2 + y 2 ) sin(x2 − y 2 ) − 4y cos(x2 − y 2 ) sin(x2 + y 2 )
∂y
∂f ∂f
⇒ (0, 0) = (0, 0) = 0
∂x ∂y
Ví dụ 1.3.1.2 Cho f (x, y) = 12 − 3x2 − 4y 2 . Tìm fx′ (1, 1) và fy′ (1, 1) và hãy giải thích ý
nghĩa độ dốc của các giá trị này.
Ta có: fx′ = −6x, fy′ = −8y suy ra fx′ (1, 1) = −6, fy′ (1, 1) = −8 Khi x = y = 1 ⇒ z = 5.
Như vậy fx′ (1, 1) chính là độ dốc của tiếp tuyến với mặt cong tại M0 (1, 1, 5) theo phương
x và fy′ (1, 1) chính là độ dốc của tiếp tuyến với mặt cong tại M0 (1, 1, 5) theo phương y.

14
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.13: Tiếp tuyến theo phương y


Hình 1.12: Tiếp tuyến theo phương x

1.3.2 Vi phân toàn phần


Cho hàm f : D ⊂ R2 → R. Gọi M0 (x0 , y0 ) ∈ D và M (x0 + ∆x, y0 + ∆y) ∈ B(M0 ). Trong
đó ∆x và ∆y là các số gia của các biến x và y tương ứng. Biểu thức

∆f = f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) − f (x0 , y0 ) (1.34)

được gọi là số gia toàn phần của hàm f (x, y) tại M0 (x0 , y0 ).

Hàm f được gọi là khả vi tại M0 (x0 , y0 ) nếu có thể biểu diễn:

∆f = fx′ (x0 , y0 )∆x + fy′ (x0 , y0 )∆y + ε1 ∆x + ε2 ∆y (1.35)

với ε1 → 0 và ε2 → 0 khi (∆x, ∆y) → (0, 0).

Lúc này vi phân toàn phần của hàm f , ký hiệu df được định nghĩa bởi các thành phần
chính của số gia toàn phần:

df = fx′ (x0 , y0 )∆x + fy′ (x0 , y0 )∆y (1.36)

Như vậy ∆f = df + ε1 ∆x + ε2 ∆y. Xem ∆x = dx, ∆y = dy lúc này df trở thành:

df = fx′ (x0 , y0 ) dx + fy′ (x0 , y0 ) dy (1.37)

Công thức này được xem là sự mở rộng công thức vi phân của hàm một biến.

Định lý 1.3.2.1 Nếu hàm f (x, y) là khả vi tại M0 (x0 , y0 ) thì hàm liên tục tại M0 (x0 , y0 ).

15
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Chứng minh
Vì hàm f khả vi tại M0 (x0 , y0 ) nên thỏa mãn (1.35) và khi ∆x, ∆y → 0 thì:

lim ∆f = 0 (1.38)
(∆x,∆y)→(0,0)

⇒ lim f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) = f (x0 , y0 ) (1.39)


(∆x,∆y)→(0,0)

nghĩa là hàm f (x, y) liên tục tại M0 (x0 , y0 ).


Nếu hàm f khả vi với mọi điểm M (x, y) ∈ D thì hàm f khả vi trên D.

Chú ý :
Đối với hàm nhiều biến, điều kiện hàm f (x, y) có các đạo hàm riêng theo x và y tại
M0 (x0 , y0 ) vẫn chưa phải là điều kiện đủ để hàm khả vi tại điểm đó. Định lý sau đây chỉ
ra điều kiện đủ cho hàm khả vi.

Định lý 1.3.2.2 Nếu hàm số f (x, y) có các đạo hàm riêng trong lân cận điểm M0 (x0 , y0 )
và các đạo hàm riêng liên tục tại M0 (x0 , y0 ) thì hàm f khả vi tại M0 (x0 , y0 ).

Chứng minh
Ta có:

∆f = f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) − f (x0 , y0 )


= [f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) − f (x0 , y0 + ∆y)] + [f (x0 , y0 + ∆y) − f (x0 , y0 )]

Mặt khác, khi tính đạo hàm riêng theo x ta xem y = const.
Áp dụng định lý giá trị trung bình (định lý Lagrange) đối với x ta có:

f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) − f (x0 , y0 + ∆y) = fx′ (x0 + θ1 ∆x, y0 + ∆y)∆x

Tương tự đối với đạo hàm riêng theo y:

f (x0 , y0 + ∆y) − f (x0 , y0 ) = fy′ (x0 , y0 + θ2 ∆y)∆y

Với 0 < θ1 , θ2 < 1. Vì fx′ , fy′ là các hàm liên tục nên ta có:

fx′ (x0 + θ1 ∆x, y0 + ∆y) = fx′ (x0 , y0 ) + ε1


fy′ (x0 , y0 + θ2 ∆y) = fy′ (x0 , y0 ) + ε2
ε1 , ε2 → 0 khi ∆x, ∆y → 0

Suy ra

∆f = fx′ (x0 , y0 )∆x + fy′ (x0 , y0 )∆y + ε1 ∆x + ε2 ∆y (đpcm)

16
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Ví dụ 1.3.2.1 Chứng minh hàm f (x, y) = xexy khả vi tại (1, 0).

fx′ (x, y) = exy + xyexy , fx (1, 0) = 1


fy′ (x, y) = x2 exy , fy′ (1, 0) = 1

Vì fx′ (x, y) = exy + xyexy và fy′ (x, y) = x2 exy là các hàm liên tục tại (1, 0), do đó f (x, y) là
khả vi tại (1, 0).

1.3.3 Đạo hàm của hàm số hợp


Cho các ánh xạ φ và f :
φ
(x, y) ∈ D ⊂ R2 7−
→ (u(x, y), v(x, y)) ∈ R2 (1.40)
f
(u, v) ∈ φ(D) ⊂ R2 →
7− z(u, v) ∈ R (1.41)

Hàm số hợp F = f ◦ φ được xác định như sau:

F (x, y) = (f ◦ φ)(x, y) = f (φ(x, y)) = f (u(x, y), v(x, y)) (1.42)

∂f ∂f
Định lý 1.3.3.1 Nếu hàm f có các đạo hàm riêng , liên tục trong φ(D) và nếu các
∂u ∂v
∂u ∂u ∂v ∂v ∂F ∂F
hàm u, v có đạo hàm riêng , , , trong D thì tồn tại các đạo hàm riêng ,
∂x ∂y ∂x ∂y ∂x ∂y
trong D được xác định bởi hệ thức sau, còn gọi quy tắc "dây xích" (chain rule):

∂F ∂f ∂u ∂f ∂v
= + (1.43)
∂x ∂u ∂x ∂v ∂x
∂F ∂f ∂u ∂f ∂v
= + (1.44)
∂y ∂u ∂y ∂v ∂y

Chứng minh
Số gia của hàm F khi x0 nhận số gia ∆x:

F (x0 + ∆x, y0 ) − F (x0 , y0 ) = f (u(x0 + ∆x, y0 ), v(x0 + ∆x, y0 )) − f (u(x0 , y0 ), v(x0 , y0 ))

Thay u1 = u(x0 + ∆x, y0 ), v1 = v(x0 + ∆x, y0 ), u0 = u(x0 , y0 ), v0 = v(x0 , y0 ) và biến đổi


biểu thức trên trở thành:

F (x0 + ∆x, y0 ) − F (x0 , y0 ) = f (u1 , v1 ) − f (u0 , v1 ) + f (u0 , v1 ) − f (u0 , v0 )


F (x0 + ∆x, y0 ) − F (x0 , y0 ) f (u1 , v1 ) − f (u0 , v1 ) u1 − u0
⇒ =
∆x u1 − u0 ∆x
f (u0 , v1 ) − f (u0 , v0 ) v1 − v0
+ (1.45)
v1 − v0 ∆x

17
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Vì u, v có đạo hàm riêng theo x do đó khi ∆x → 0 thì


u1 − u0 ∂u v1 − v0 ∂v
→ (x0 , y0 ) và → (x0 , y0 )
∆x ∂x ∆x ∂x
∂f ∂f
Mặt khác vì hàm f có các đạo hàm riêng và liên tục nên khi ∆x → 0 ta có:
∂u ∂v
f (u1 , v1 ) − f (u0 , v1 ) ∂f f (u0 , v1 ) − f (u0 , v0 ) ∂f
→ (u0 , v0 ) và → (u0 , v0 )
u1 − u0 ∂u v1 − v0 ∂v
Do đó khi ∆x → 0 từ (1.45) ta nhận được:
∂F ∂f ∂u ∂f ∂v ∂f
= + ≡
∂x ∂u ∂x ∂v ∂x ∂x
∂F
Chứng minh tương tự đối với suy ra đpcm.
∂y
∂f ∂f
Ví dụ 1.3.3.1 Cho f (x, y) = x2 + 2xy, x = r cos θ, y = r sin θ. Tính , .
∂r ∂θ
Ta có:
∂x ∂y
= cos θ, = sin θ
∂r ∂r
∂x ∂y
= −r sin θ, = r cos θ
∂θ ∂θ
∂f ∂f ∂x ∂f ∂y
= + = 2(x + y) cos θ + 2x sin θ
∂r ∂x ∂r ∂y ∂r
∂f ∂f ∂x ∂f ∂y
= + = −2(x + y)r sin θ + 2xr cos θ
∂θ ∂x ∂θ ∂y ∂θ

Ví dụ 1.3.3.2 Cho u = f (x2 − 3y, xy). Tính các đạo hàm riêng u′x , u′y .
Đặt s = x2 − 3y và t = xy
∂u ∂f ∂s ∂f ∂t ∂f ∂f
= + = 2x +y
∂x ∂s ∂x ∂t ∂x ∂s ∂t
∂u ∂f ∂s ∂f ∂t ∂f ∂f
= + = −3 +x
∂y ∂s ∂y ∂t ∂y ∂s ∂t
σ
Ví dụ 1.3.3.3 Xét phép biến đổi tọa độ sigma: (x, y, z, t) →
7− (X, Y, σ, T ) được xác định như
sau:
X = X(x, y, z, t) = x
Y = Y (x, y, z, t) = y
z+h
σ=
H
T = T (x, y, z, t) = t

18
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Trong đó (x, y, z) là tọa độ không gian và t là thời gian trong hệ tọa độ Cartesian và
(X, Y, σ, T ) là tọa độ không gian và thời gian trong hệ tọa độ σ, h độ sâu đáy biển so với
mặt phẳng chuẩn nằm ngang (bathymetry) và H = ζ + h, ζ độ cao mực nước so với mặt
phẳng chuẩn. Hãy biểu diễn các đạo hàm của hàm f (x, y, z, t) theo hệ tọa độ sigma.
Đây là hệ tọa độ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực mô phỏng số dòng chảy trong sông
hồ và ven biển dựa trên hệ phương trình Navier-Stokes trung bình Reynolds (RANS). Lúc
này các đạo hàm của hàm f (x, y, z, t) trong hệ tọa độ Cartesian được tính theo hệ tọa độ
sigma như sau:

Hình 1.14: Không gian trong tọa độ Cartesian và sigma

∂f ∂f ∂X ∂f ∂Y ∂f ∂σ ∂f ∂T ∂f 1 ∂h ∂H ∂f
= + + + = + ( −σ )
∂x ∂X ∂x ∂Y ∂x ∂σ ∂x ∂T ∂x ∂X H ∂X ∂X ∂σ
∂f ∂f ∂X ∂f ∂Y ∂f ∂σ ∂f ∂T ∂f 1 ∂h ∂H ∂f
= + + + = + ( −σ )
∂y ∂X ∂y ∂Y ∂y ∂σ ∂y ∂T ∂y ∂Y H ∂Y ∂Y ∂σ
∂f ∂f ∂X ∂f ∂Y ∂f ∂σ ∂f ∂T 1 ∂f
= + + + =
∂z ∂X ∂z ∂Y ∂z ∂σ ∂z ∂T ∂z H ∂σ
∂f ∂f ∂X ∂f ∂Y ∂f ∂σ ∂f ∂T ∂f 1 ∂h ∂H ∂f
= + + + = + ( −σ )
∂t ∂X ∂t ∂Y ∂t ∂σ ∂t ∂T ∂t ∂T H ∂T ∂T ∂σ
Thay các đạo hàm riêng fx′ , fy′ , fz′ , ft′ từ các biểu thức trên ta sẽ thu nhận được hệ phương
trình Navier-Stoks trong hệ tọa độ sigma.

Đạo hàm toàn phần


Xét trường hợp khi hàm u = f (x(t), y(t))
Áp dụng công thức đạo hàm hợp ta nhận được công thức đạo hàm toàn phần của hàm u
đối với biến t:
du ∂u dx ∂u dy
= + (1.46)
dt ∂x dt ∂y dt

19
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Tương tự, chúng ta có thể mở rộng công thức đạo hàm toàn phần của hàm u = f (x1 , x2 , · · · , xn )
với xi (i = 1, n) là hàm của biến độc lập t:
n
du X ∂u dxi
= (1.47)
dt i=1
∂xi dt

Nếu t = x thì (1.46) trở thành:


du ∂u ∂u dy
= + (1.48)
dx ∂x ∂y dx
dz
Ví dụ 1.3.3.4 Tính đối với hàm sau:
dt
z = 2x2 e3(x+1)y , x = t2 + 1, y = 1/t

Ta có
dz ∂z dx ∂z dy
= +
dt ∂x dt ∂y dt
 3(x+1)y 1
+ 6x2 ye3(x+1)y 2t − 6e3(x+1)y x2 (x + 1) 2

= 4xe
  t
3(t2 +2) 3(t2 +2)

 2  3(t2 +2) 6 (t2 + 1)2 e t  6e t (t2 + 1)2 (t2 + 2)


= 2t 4 t + 1 e t + −
t t2
6
2e3t+ t (t2 + 1) (4t3 + 3 (t4 − t2 − 2))
=
t2
Ví dụ 1.3.3.5 Cho f (x, y, z) = ln x2 + y 2 + z 2 + 1 + xyz, y = x2 − 3, z = 2x3 + 2.

df
Tính .
dx
df ∂f ∂f dy ∂f dz
= + +
dx ∂x ∂y dx ∂z dx
2x
fx′ = 2 + yz
x + y + z2 + 1
2

2y
fy′ = 2 + xz
x + y + z2 + 1
2

2z
fz′ = 2 + xy
x + y + z2 + 1
2
   
df 2 2z 2y
= 6x + xy + 2x + xz
dx x2 + y 2 + z 2 + 1 x2 + y 2 + z 2 + 1
2x
+ 2 + yz
x + y + z2 + 1
2

20
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

1.3.4 Gradient và đạo hàm theo hướng


1.3.4.1 Gradient
Gradient của hàm vô hướng f , ký hiệu là grad f hay ∇f , là một vector. Trong hệ tọa độ
Cartesian đối với hàm hai biến nó được xác định như sau:
 
∂f ∂f ∂f ∂f
∇f = , = e1 + e2 (1.49)
∂x ∂y ∂x ∂y

Như vậy vi phân toàn phần (1.37) được viết thành:

df = ∇f · dx, dx = (dx, dy) (1.50)

Tương tự mở rộng cho hàm n biến (x1 , x2 , · · · , xn ):


 
∂f ∂f ∂f
∇f = , ,··· , (1.51)
∂x1 ∂x2 ∂xn

Phương trình mặt mức f (x1 , x2 , · · · , xn ) = const ⇒ df = 0. Từ (1.50) suy ra ∇f · dx = 0,


nghĩa là hướng của vector ∇f là vuông góc với mặt mức.

Ví dụ 1.3.4.1 Cho hàm z = f (x, y) = x2 + y 2 (mặt elliptic paraboloid). Tập hợp các
đường cong z = x2 + y 2 = const tạo nên họ đường mức (contour). Do đó trường ∇f sẽ
trực giao với các đường mức z = const tại mỗi điểm trên đường mức (Hình 1.15.a).
Nếu xét mặt F (x, y, z) = f (x, y) − z lúc này ∇F = (fx′ , fy′ , −1) sẽ vuông góc với mặt mức
F (x, y, z) = 0 (Hình 1.15.b)

Hình 1.15: Đường mức và trường ∇f

21
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Ví dụ 1.3.4.2 Cho hàm z = f (x, y) = −(cos2 x + cos2 y)2 . Ta có :

∇f = (4(cos2 x + cos2 y) cos x sin x, 4(cos2 x + cos2 y) cos y sin y)

Trường vector ∇f vuông góc với các đường mức trong các mặt phẳng z = const (Hình
1.16).
Đặt F (x, y, z) = f (x, y) − z = 0 suy ra ∇F = (fx′ , fy′ , −1) là trường vector vuông góc với
mặt mức F (x, y, z) = 0.

Hình 1.16: Mặt f (x, y) và các trường ∇f , ∇F

1.3.4.2 Đạo hàm theo hướng


Xét hàm z = f (x, y) khả vi tại P0 (x0 , y0 ) ∈ D. Phương trình vector của đường thẳng l
trong mặt phẳng Oxy đi qua P0 và có vector chỉ phương u = (u1 , u2 ) là:
−→
p = p0 + su, với p = OP (1.52)

Khi điểm P (x, y) di chuyển từ P0 dọc theo đường thẳng l, tương ứng với nó điểm Q(x, y, z)
di chuyển từ Q0 dọc theo đường cong Q0 Q trên mặt cong z = f (x, y).
Tốc độ thay đổi tọa độ z của Q khi P di chuyển từ P0 dọc theo đường thẳng l được gọi
là đạo hàm theo hướng của hàm f (x, y) theo hướng của vector chỉ phương u và ta đi đến
định nghĩa sau đây:

Định nghĩa 1.3.4.1 Giả sử hàm f (x, y) khả vi tại p0 ∈ R2 và u là vector đơn vị
trong R2 . Đạo hàm của hàm f theo hướng u tại điểm p0 được ký hiệu và xác định bởi giới
hạn sau nếu tồn tại:
f (p0 + su) − f (p0 )
Du f (p0 ) = lim (1.53)
s→0 s

22
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.17: Mặt z = f (x, y) và hướng vector u


∂f
Đạo hàm theo hướng còn được ký hiệu bởi → .
∂−u
Định lý 1.3.4.1 Nếu hàm f (x, y) khả vi tại (x0 , y0 ) thế thì đạo hàm của f theo hướng
vector chỉ phương (đơn vị) u được xác định bởi:

Du f (p0 ) = ∇f (p0 ) · u (1.54)

Chứng minh
Đặt g(s) = f (x, y) = f (x0 + su1 , y0 + su2 ) = f (p0 + su), với p = (x, y), u = (u1 , u2 ).

g(s) − g(0) f (x0 + su1 , y0 + su2 ) − f (x0 , y0 )


g ′ (0) = lim = lim (1.55)
s→0 s s→0 s
Mặt khác, dựa vào đạo hàm của hàm hợp ta nhận được:
∂f dx ∂f dy dp
g ′ (s) = + = ∇f (x, y) · = ∇f (x, y) · u (1.56)
∂x ds ∂y ds ds

Thay s = 0 vào (1.56) và so sánh với (1.55) ta suy ra đpcm.

Vì u là vector đơn vị nên được biểu diễn theo thành phần cosin chỉ phương:
n
X
u= cos αi ei (1.57)
i=1

Do đó công thức đạo hàm theo hướng có thể được viết dạng:
n
X ∂f
Du f = cos αi (1.58)
i=1
∂x i

23
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

• Tốc độ thay đổi lớn nhất/bé nhất


Từ (1.54) ta suy ra:

Du f (x0 , y0 ) =∥ ∇f (x0 , y0 ) ∥ cos(u, ∇f (x0 , y0 )) (1.59)

Như vậy, tốc độ thay đổi lớn nhất của hàm f (x, y) tại (x0 , y0 ) là ∥ ∇f (x0 , y0 ) ∥ xảy ra theo
∇f (x0 , y0 )
hướng của vector gradient, nghĩa là u = và tốc độ thay đổi bé nhất bé nhất
∥ ∇f (x0 , y0 ) ∥
∇f (x0 , y0 )
là − ∥ ∇f (x0 , y0 ) ∥ xảy ra ngược hướng với vector gradient, nghĩa là u = − .
∥ ∇f (x0 , y0 ) ∥
Đặc biệt khi u = ei thì
∂f
Du f ≡ Di f = (1.60)
∂xi

Ví dụ 1.3.4.1 Cho hàm f (x, y) = 2x2 + xy − y 3 và a = (1, 2). Tìm đạo hàm của f theo
hướng a tại (−2, 3).
Trước hết ta phải đổi vector a thành vector đơn vị u và sau đó áp dụng công thức:
a a 1
u= = √ = √ (1, 2)
∥a∥ 5 5
4x + y 2(x − 3y 2 ) 1 63
Du f = √ + √ ⇒ Du f (−2, 3) = − √ (5 + 58) = − √
5 5 5 5

Ví dụ 1.3.4.2 Cho f (x, y) = xey .


a) Tìm tốc độ thay đổi của f tại điểm P (2, 0) theo hướng từ P đến Q(1/2, 2).
b) Theo hướng nào tốc độ thay đổi của f lớn nhất và tìm giá trị thay đổi lớn nhất đó.
−→
a) Trước tiên tính gradient của f và vector đơn vị u của P Q:

∇f (x, y) = (fx′ , fy′ ) = (ey , xey ) ⇒ ∇f (2, 0) = (1, 2)


−→ 3 3 4
P Q = (− , 2), u = (− , )
2 5 5
Tốc độ thay đổi của f tại P (2, 0) theo hướng u:
3 4
Du f (2, 0) = ∇f (2, 0) · u = (1, 2) · (− , ) = 1
5 5
b) Tốc độ thay đổi lớn nhất là tốc tốc độ thay đổi theo hướng gradient và giá trị thay đổi
lớn nhất là:
√ √
∥ ∇f (2, 0) ∥= 12 + 22 = 5

24
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.18: Các đường mức xey = k, ∇f (P ) và Du f (P ) = HP

1.3.5 Đạo hàm riêng cấp cao


∂f ∂f
Xét hàm f : D ⊂ R2 → R. Nếu hàm f (x, y) có các đạo hàm riêng , được gọi là đạo
∂x ∂y
hàm riêng cấp một thì bản thân chúng cũng là các hàm hai biến (x, y) và có thể có các
đạo hàm riêng cấp hai.
Có thể tồn tại 4 khả năng sau đây:

∂ 2f
 
∂ ∂f ′′
= = fxx (1.61)
∂x2 ∂x ∂x
∂ 2f
 
∂ ∂f ′′
2
= = fyy (1.62)
∂y ∂y ∂y
∂ 2f
 
∂ ∂f ′′
= = fyx (1.63)
∂x∂y ∂x ∂y
∂ 2f
 
∂ ∂f ′′
= = fxy (1.64)
∂y∂x ∂y ∂x

Đạo hàm riêng cấp 3 xác định tương tự bằng cách lấy đạo hàm của đạo hàm riêng cấp hai:

∂ 3f ∂ ∂ 2f
 
′′′
= = fxxx (1.65)
∂x3 ∂x ∂x2
∂ 3f
  
∂ ∂ ∂f ′′′
= = fxyx (1.66)
∂x∂y∂x ∂x ∂y ∂x

Tương tự như vậy ta có thể tiến hành lấy đạo hàm riêng cấp cao hơn nữa. Chú ý rằng
′′ ′′
không phải ta luôn luôn có fxy = fyx . Điều kiện để hai đạo hàm riêng này bằng nhau được
chỉ ra bởi định lý sau.

25
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Định lý 1.3.5.1 (Định lý Schwarz/Clairaut) Nếu trong lân cận U của điểm M0 hàm
′′ ′′ ′′ ′′
f (x, y) có các đạo hàm riêng fxy , fyx liên tục thì fxy = fyx .

Chứng minh
Gọi h, k là những số gia đủ bé và khác không sao cho (x0 +h, y0 ), (x0 , y0 +k), (x0 +h, y0 +k) ∈
U . Ta xét đại lượng ∆ được biểu diển theo 2 cách sau đây:
∆ = [f (x0 + h, y0 + k) − f (x0 , y0 + k)] − [f (x0 + h, y0 ) − f (x0 , y0 )] (a)
= [f (x0 + h, y0 + k) − f (x0 + h, y0 )] − [f (x0 , y0 + k) − f (x0 , y0 )] (b)
• Đối với cách (a):
Đặt φ(y) = f (x0 + h, y) − f (x0 , y) ⇒ ∆ = φ(y0 + k) − φ(y0 ).
Áp dụng định lý giá trị trung bình cho hàm φ ta có:
∆ = kφ′ (y0 + θ1 k), 0 < θ1 < 1 (1.67)
Vì φ′ (y) = fy′ (x0 + h, y) − fy′ (x0 , y), do đó (1.67) trở thành:
∆ = k[fy′ (x0 + h, y0 + θ1 k) − fy′ (x0 , y0 + θ1 k)] (1.68)
Tiếp tục áp dụng định lý giá trị trung bình với số gia h trong (1.68):
′′
∆ = khfyx (x0 + θ2 h, y0 + θ1 k), 0 < θ2 < 1 (1.69)
• Đối với cách (b):
Đặt ψ(x) = f (x, y0 + k) − f (x, y0 ) ⇒ ∆ = ψ(x0 + h) − ψ(x0 ).
Áp dụng định lý giá trị trung bình cho hàm ψ ta có:
∆ = hψ ′ (x0 + θ3 k), 0 < θ3 < 1
= h[fx′ (x0 + θ3 h, y0 + k) − fx′ (x0 + θ3 h, y0 )]
′′
= hkfxy (x0 + θ3 h, y0 + θ4 k) (1.70)
So sánh (1.69) và (1.70) ta suy ra:
′′ ′′
fyx (x0 + θ2 h, y0 + θ1 k) = fxy (x0 + θ3 h, y0 + θ4 k) (1.71)
Do giả thiết các đạo hàm riêng liên tục nên khi h → 0 và k → 0 từ (1.71) ta nhận được
′′ ′′
fyx (x0 , y0 ) = fxy (x0 , y0 ) (đpcm).

Ví dụ 1.3.5.1 Cho f (x, y) = x2 e2y + cos x sin y. Tính các đạo hàm riêng cấp một và cấp
hai.
∂f ∂f
= 2xe2y − sin x sin y, = 2x2 e2y + cos x cos y
∂x ∂y
∂ 2f 2y ∂ 2f
= 2e − cos x sin y, = 4x2 e2y − cos x sin y
∂x2 ∂y 2
∂ 2f ∂ 2f
= 4xe2y − cos y sin x, = 4xe2y − cos y sin x
∂x∂y ∂y∂x

26
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

1.3.6 Công thức Taylor


Chuỗi Taylor đối với hàm một biến đã được trình bày trong Giải tích 1. Chuỗi Taylor có
thể được mở rộng cho hàm nhiều biến.
Nếu hàm f : D ⊂ Rn → R khả vi vô hạn tại a∈ D thế thì chuỗi Taylor của hàm f tại a
được cho bởi công thức sau:
n n
1 X ∂f (a) 1 X ∂ 2 f (a)
f (x) = f (a) + (xi − ai ) + (xi − ai )(xj − aj )
1! i=1 ∂xi 2! i,j=1 ∂xi ∂xj
n
1 X ∂ 3 f (a)
+ (xi − ai )(xj − aj )(xk − ak ) + · · · (1.72)
3! i,j,k=1 ∂xi ∂xj ∂xk

Đối với hàm hai biến f (x, y) chuỗi Taylor trở thành

f (x, y) = f (a1 , a2 ) + fx′ (a1 , a2 )(x − a1 ) + fy′ (a1 , a2 )(y − a2 )+


1 ′′ ′′ ′′
fxx (a1 , a2 )(x − a1 )2 + 2fxy (a1 , a2 )(y − a2 )2 + · · · (1.73)

(a1 , a2 )(x − a1 )(y − a2 ) + fyy
2!
Ví dụ 1.3.6.1 Khai triển Taylor của f (x, y) = x2 e2y + cos x sin y tại (0, 0) đến bậc 2.

f (0, 0) = 0, fx′ (0, 0) = 0, fy′ (0, 0) = 1,


′′ ′′ ′′
fxx (0, 0) = 2, fyy (0, 0) = 0, fxy (0, 0) = 0

Thay vào công thức khai triển Taylor bậc 2 ta được hàm xấp xỉ tại lân cận (0, 0):

f (x, y) = y + x2

Hình 1.19: Mặt f (x, y) và mặt taylor bậc 2

27
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Công thức xấp xỉ tuyến tính và mặt phẳng tiếp xúc


Khi n = 1 ta nhận được công thức xấp xỉ tuyến tính từ khai triển Taylor:
n
X ∂f (a)
f (x) ≈ f (a) + (xi − ai ) (1.74)
i=1
∂xi

Trong trường hợp hàm hai biến z = f (x, y):


∂f (x0 , y0 ) ∂f (x0 , y0 )
f (x, y) ≈ f (x0 , y0 ) + (x − x0 ) + (y − y0 ) = L(x, y) (1.75)
∂x ∂y
L(x, y) là công thức xấp xỉ tuyến tính của hàm f (x, y) trong lân cận (x0 , y0 ) và cũng chính
là phương trình mặt phẳng tiếp xúc với mặt z = f (x, y) tại tiếp điểm (x0 , y0 ).
1.01
Ví dụ 1.3.6.2 Tính gần đúng giá trị ln .
0.98
x
Đặt f (x, y) = ln và điểm (x0 , y0 ) = (1, 1). Ta có:
y
1 1
z0 = f (1, 1) = 0, fx′ = , fy′ = − ⇒ fx′ (1, 1) = 1, fy′ (1, 1) = −1,
x y
L(x, y) = 0 + 1(x − 1) − 1(y − 1) = x − y
f (1.01, 0.98) ≈ L(1.01, 0.98) = 0.01 + 0.02 = 1.01 − 0.98 = 0.03
Kết quả tính bởi FORTRAN: f (1.01, 0.98) = 0.030153.

Hình 1.20: f (x, y) = ln x/y và L(x, y) = x − y

Ví dụ 1.3.6.3 Tìm phương trình của mặt phẳng tiếp xúc với mặt z = x2 +2y 2 +1 tại (1, 1, 4).

Đặt f (x, y) = x2 + 2y 2 + 1
fx′ = 2x, fy′ = 4y ⇒ fx′ (1, 1) = 2, fy′ (1, 1) = 4, z0 = f (1, 1) = 4
z = L(x, y) = 4 + 2(x − 1) + 4(y − 1) = 2x + 4y − 2

28
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.21: f (x, y) = x2 + 2y 2 + 1 và L(x, y) = 2x + 4y − 2

1.3.7 Hàm số ẩn
1.3.7.1 Khái niệm hàm ẩn
Hàm ẩn là một hàm được xác định cùng với các biến độc lập của nó bởi một phương trình
có dạng:

F (x1 , x2 , · · · , xn ) = 0 (1.76)

trong đó xi , (i = 1, n − 1) là các biến độc lập và xn là hàm ẩn phụ thuộc vào các biến
x1 , x2 , · · · , xn−1 .
Chẳng hạn xét lần lượt hai phương trình hàm hai biến:

F (x, y) ≡ x2 − y 2 − 4 = 0 (1.77)
G(x, y) ≡ exy − 3x2 − xy + 2y 3 − 100 = 0 (1.78)

Nếu xem y = y(x) thì mỗi phương trình trên xác định quan hệ giữa hàm y và biến độc lập
x. Ta gọi y là ẩn hàm hay hàm số ẩn của x được xác định lần lượt bởi các phương trình
√ trình F (x, y) = 0, ta có thể giải phương trình tìm y theo x và có
đã cho. Đối với phương
được hai hàm y = ± x2 − 4 (không duy nhất) là các nhánh hyperbol với miền xác định
D = (−∞, −2] ∪ [2, ∞). Đối với trường hợp phương trình G(x, y) = 0 ta không thể tìm
được biểu diễn hiện y = y(x).
Tương tự, đối với hàm ẩn z = f (x, y) được xác định bởi phương trình F (x, y, z) = 0 và có
thể hàm z không duy nhất trong miền xác định D(x, y) của nó.
Mở rộng với hệ m hàm ẩn fi (x), (i = 1, m), nó cần phải được xác định bởi hệ m phương
trình Fi (x, f1 , f2 , · · · , fm ) = 0, (i = 1, m).

29
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Định lý 1.3.7.1 Cho F : U ⊂ R2 → R là hàm số có các đạo hàm riêng liên tục
trên tập mở U . Giả sử tại (x0 , y0 ) ∈ U hàm F (x0 , y0 ) = 0. Nếu Fy′ (x0 , y0 ) ̸= 0 thì
1) Phương trình F (x, y) = 0 xác định trong lân cận x0 một hàm ẩn duy nhất y = f (x)
2) y0 = f (x0 )
3) f (x) và f ′ (x) liên tục trong lân cận của x0

Chứng minh
1) Giả sử Fy′ (x0 , y0 ) > 0. Vì Fy′ (x, y) liên tục trên U nên:

∃α > 0 : Fy′ (x, y) > 0, ∀(x, y) ∈ [x0 − α, x0 + α] × [y0 − α, y0 + α]


⇒Fy′ (x0 , y) > 0, ∀y ∈ [y0 − α, y0 + α] ⇒ F (x0 , y) tăng
⇒F (x0 , y0 − α) < 0 = F (x0 , y0 ) < F (x0 , y0 + α) (1.79)

Mặt khác, các hàm F (x, y0 − α), F (x, y0 + α) liên tục trên [x0 − α, x0 + α] nên từ (1.79):
∃δ > 0 : F (x, y0 − α) < 0 < F (x, y0 + α), ∀x ∈ [x0 − δ, x0 + δ] (1.80)

Từ (1.80) cho thấy hàm F (x, y) trái dấu, liên tục và tăng nghiêm ngặt trên [y0 − α, y0 + α],
do đó theo định lý Bolzano-Cauchy thứ nhất (Định lý 2.3.3.1 Chương 2 Giải tích 1) đối
với hàm liên tục và kết hợp với điều kiện tăng nghiêm ngặt ta suy ra:
∃! y ∈ (y0 − α, y0 + α) : F (x, y) = 0 ⇒ y = f (x) (đpcm) (1.81)

2) y0 = f (x0 ) là hiển nhiên


3) Với ε > 0 cho trước, xét lân cận (x0 − δ, x0 + δ). Gọi x1 ∈ (x0 − δ, x0 + δ), y1 = f (x1 ).
Suy ra F (x1 , y1 ) = 0 và y1 ∈ (y0 − α, y0 + α). Do đó theo 1) thì
∃!f1 : (x1 − δ1 , x1 + δ1 ) → (y1 − α1 , y1 + α1 )

với α1 , δ1 > 0 đủ nhỏ sao cho:


(x1 − δ1 , x1 + δ1 ) × (y1 − α1 , y1 + α1 ) ⊂ (x0 − δ, x0 + δ) × (y0 − δ, y0 + δ)
⇒f1 (x) = f (x), ∀x ∈ (x1 − δ1 , x1 + δ1 )

Do đó với ε > 0 cho trước, ∃δ1 : |x − x1 | < δ1 suy ra |f1 (x) − y1 | = |f (x) − f (x1 )| < ε.
Vậy hàm f (x) liên tục tại x1 . Vì x1 là tùy ý trong lân cận của x0 nên f (x) liên tục trong
lân cận của x0 .

Để chứng minh hàm f (x) khả vi trên (x0 − δ, x0 + δ) ta xét x, x + h ∈ (x0 − δ, x0 + δ).
Suy ra F (x, f (x)) = 0. Theo định lý giá trị trung bình ta có:
F (x + h, f (x + h)) − F (x, f (x)) = [F (x + h, f (x + h)) − F (x, f (x + h))]
+ [F (x, f (x + h)) − F (x, f (x))]
= hFx′ (x + θh, f (x + h)) + ∆f Fy′ (x, f (x) + θ1 ∆f ) = 0

30
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Với ∆f = f (x + h) − f (x). Suy ra

∆f F ′ (x + θh, f (x + h))
= − x′
h Fy (x, f (x) + θ1 ∆f )

Vì Fx′ , Fy′ và f liên tục nên khi h → 0 ta có:

∆f F ′ (x, f (x))
lim = − x′ = f ′ (x) (1.82)
h→0 h Fy (x, f (x))

Nghĩa là hàm f (x) khả vi. Đồng thời hàm f ′ (x) được xác định bởi thương của hai hàm
liện tục và Fy′ ̸= 0 trong lân cận của (x0 , y0 ) nên liên tục (đpcm).

Chú ý
Nếu Fx′ (x0 , y0 ) = Fy′ (x0 , y0 ) = 0 thì ta không thể kết luận về sự tồn tại của hàm ẩn y = f (x)
và lúc đó (x0 , y0 ) được gọi là điểm kỳ dị (singularity).
Mở rộng điều kiện về sự tồn tại hàm ẩn nhiều chiều nhờ các định lý sau.

Định lý 1.3.7.2 Cho F : U ⊂ R3 → R là hàm số có các đạo hàm riêng liên tục
trên tập mở U . Giả sử tại (x0 , y0 , z0 ) ∈ U hàm F (x0 , y0 , z0 ) = 0. Nếu Fz′ (x0 , y0 , z0 ) ̸= 0 thì
1) Phương trình F (x, y, z) = 0 xác định trong lân cận (x0 , y0 ) một hàm ẩn duy nhất
z = f (x, y)
2) z0 = f (x0 , y0 )
3) f (x, y) và fx′ (x, y), fy′ (x, y) liên tục trong lân cận của (x0 , y0 )

Định lý 1.3.7.3 Cho F : U ⊂ R5 → R và G : U ⊂ R5 → R là các hàm số có các đạo hàm


riêng liên tục trên tập mở U . Giả sử tại (x0 , y0 , z0 , u0 , v0 ) ∈ U hàm F (x0 , y0 , z0 , u0 , v0 ) = 0
và G(x0 , y0 , z0 , u0 , v0 ) = 0. Nếu định thức Jacobi tại (x0 , y0 , z0 , u0 , v0 )

Fu′ Fv′
|J| = ̸= 0 (1.83)
G′u G′v

thì
1) Hệ phương trình F (x, y, z, u, v) = 0, G(x, y, z, u, v) = 0 xác định trong lân cận
(x0 , y0 , z0 ) một cặp hàm ẩn duy nhất u = f (x, y, z) và v = g(x, y, z)
2) u0 = f (x0 , y0 , z0 ), v0 = g(x0 , y0 , z0 )
3) Cặp hàm u, v và các đạo hàm riêng của chúng liên tục trong lân cận của (x0 , y0 , z0 )

31
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

1.3.7.2 Đạo hàm riêng của hàm ẩn


Từ định lý (1.3.7.1) ta có công thức tính đạo hàm (1.82) của hàm ẩn y từ phương trình
F (x, y) = 0. Hoặc bằng cách lấy đạo hàm toàn phần của hàm F :
∂F ∂F dy
+ =0
∂x ∂y dx
dy F′
⇒ = − x′ (1.84)
dx Fy

Tương tự nếu hàm F (x, y, z) = 0 thỏa mãn định lý (1.3.7.2) ta lần lượt lấy đạo hàm 2 vế
hàm F (x, y, z) = 0 theo x và y ta có:
∂F ∂F ∂z ∂F ∂F ∂z
+ = 0, + =0
∂x ∂z ∂x ∂y ∂z ∂y

Từ đó suy ra

Fx′ Fy′
zx′ = − , zy′ = − (1.85)
Fz′ Fz′

Đối với hệ hai phương trình


(
F (x, y, u, v) = 0
G(x, y, u, v) = 0

nếu thỏa mãn định lý (1.3.7.3) thì tồn tại các đạo hàm riêng của u và v. Chúng được xác
định bằng cách lần lượt lấy đạo hàm 2 vế theo x và y:

 ∂F + ∂F ∂u + ∂F ∂v = 0

∂x ∂u ∂x ∂v ∂x (1.86)
∂G ∂G ∂u ∂G ∂v

 + + =0
∂x ∂u ∂x ∂v ∂x
∂F ∂F ∂u ∂F ∂v


 + + =0
∂y ∂u ∂y ∂v ∂y (1.87)
∂G ∂G ∂u ∂G ∂v

 + + =0
∂y ∂u ∂y ∂v ∂y

Do định thức Jacobi (1.83) khác không nên hai hệ hai phương trình trên tồn tại nghiệm
duy nhất
G′x Fv′ − Fx′ G′v ′ G′ F ′ − Fu′ G′x
u′x = , vx = u x (1.88)
|J| |J|
′ ′ ′ ′
Gy Fv − Fy Gv ′ Gu Fy − Fu′ G′y
′ ′
u′y = , vy = (1.89)
|J| |J|

32
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Ví dụ 1.3.7.1 Cho hàm số ẩn y = y(x) được xác định bởi phương trình:

2x2 y 3 + ln 2x2 + y 2 − 3x + 2y = 0


Hãy tính đạo hàm yx′ .

F (x, y) = 2x2 y 3 + ln 2x2 + y 2 − 3x + 2y




4x
⇒ Fx′ = 2 + 4xy 3 − 3
2x + y 2
2y
Fy′ = 6x2 y 2 + 2 +2
2x + y 2
F′ − 2x24x+y2 − 4xy 3 + 3 8x3 y 3 − 6x2 + 4xy 5 + 4x − 3y 2
yx′ = − x′ = = −
Fy 6x2 y 2 + 2x22y+y2 + 2 2 (6x4 y 2 + 3x2 y 4 + 2x2 + y 2 + y)

Cách 2: Từ phương trình đã cho lấy đạo hàm 2 vế theo x:

4x + 2yy ′
6x2 y 2 y ′ + + 4xy 3 + 2y ′ − 3 = 0
2x2 + y 2
−8x3 y 3 + 6x2 − 4xy 5 − 4x + 3y 2
⇒ y′ =
2 (6x4 y 2 + 3x2 y 4 + 2x2 + y 2 + y)

Ví dụ 1.3.7.2 Cho biết z = z(x, y) được xác định bởi phương trình:
2 +y 2 +z 2
ex + xyz + 5xz 4 + y 2 z 3 + 5 = 0

Tính các đạo hàm zx′ , zy′ .


2 +y 2 +z 2
F (x, y, z) = ex + xyz + 5xz 4 + y 2 z 3 + 5
2 +y 2 +z 2
⇒ Fx′ = 2xex + yz + 5z 4
2 +y 2 +z 2
Fy′ = 2yex + xz + 2yz 3 ,
2 +y 2 +z 2
Fz′ = 2zex + xy + 20xz 3 + 3y 2 z 2
2 2 2
F′ 2xex +y +z + yz + 5z 4
zx′= − x′ = −
Fz 2zex +y2 +z2 + xy + 20xz 3 + 3y 2 z 2
2

Fy′
2 2 2
′ 2yex +y +z + xz + 2yz 3
zy = − ′ = −
Fz 2zex2 +y2 +z2 + xy + 20x z 3 + 3y 2 z 2

Chúng ta cũng có thể lấy đạo hàm 2 vế lần lượt theo x và theo y sẽ tìm được zx′ và zy′ .

33
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

1.4 Cực trị của hàm nhiều biến


1.4.1 Cực trị tương đối
Định nghĩa 1.4.1.1 Cho f : D ⊂ R2 → R. Gọi M0 (x0 , y0 ) ∈ D và B(M0 , δ) ⊂ D là lân
cận của M0 . Khi đó:

f có cực đại tương đối tại M0 ⇔ f (x0 , y0 ) ≥ f (x, y), ∀(x, y) ∈ B(M0 , δ) (1.90)
f có cực tiểu tương đối tại M0 ⇔ f (x0 , y0 ) ≤ f (x, y), ∀(x, y) ∈ B(M0 , δ) (1.91)

Khi hàm f đạt cực đại hay cực tiểu tương đối tại M0 thì được gọi chung là hàm f đạt cực
trị tương đối tại M0 . Cực trị tương đối còn được gọi là cực trị địa phương.

Định lý 1.4.1.1 Nếu hàm f (x, y) đạt cực trị địa phương tại M0 (x0 , y0 ) và giả sử hàm f
có đạo hàm riêng tại M0 (x0 , y0 ) thì các đạo hàm riêng đó phải bằng 0:

∇f (x0 , y0 ) = (0, 0) (1.92)

Chứng minh
Đặt g(x) = f (x, y0 ). Nếu hàm f (x, y) đạt cực đại (cực tiểu) địa phương tại M0 thì hàm
g(x) cũng đạt cực đại (cực tiểu) địa phương tại M0 . Do đó, theo định lý Fermat đã biết
đối với hàm một biến thì g ′ (x0 ) = 0, nghĩa là fx′ (x0 , y0 ) = 0.
Chứng minh tương tự đối với hàm h(y) = f (x0 , y), ta nhận được fy′ (x0 , y0 ) = h′ (y0 ) = 0.
Vậy suy ra ∇f (x0 , y0 ) = (0, 0) (đpcm).

Ý nghĩa hình học của định lý (1.4.1.1) là nếu hàm f có cực trị địa phương tại M0 thì
mặt phẳng tiếp xúc với mặt f (x, y) tại M0 nằm ngang.

Điểm M0 (x0 , y0 ) tại đó xảy ra ∇f (x0 , y0 ) = (0, 0) được gọi là điểm dừng (stationary
point) hay điểm tới hạn (critical point).

Điểm dừng trở thành điểm yên ngựa (saddle point) khi lân cận B(M0 , δ) luôn chứa những
điểm (x,y) sao cho f (x, y) ≤ f (x0 , y0 ) và những điểm khác trong lân cận f (x, y) ≥ f (x0 , y0 ).

Hình 1.22: Điểm yên ngựa tiêu biểu P (0, 0, 0)

34
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Như vậy điểm dừng có thể là điểm cực đại địa phương, cực tiểu địa phương hoặc điểm yên
ngựa. Mặt có chứa điểm yên ngựa được gọi là mặt yên ngựa và z = x2 − y 2 là một mặt
yên ngựa chuẩn (Hình 1.22).

Phương pháp tìm cực trị địa phương


Ma trận Hesse (Hessian matrix) của hàm f (x, y) có đạo hàm riêng đến cấp hai liên tục
trong lân cận M0 (x0 , y0 ) được định nghĩa như sau:
 ′′ ′′

fxx fxy
H = ′′ ′′ (1.93)
fyx fyy

Định thức của ma trận Hesse:


′′ ′′
fxx fxy ′′ ′′ ′′ 2
D(x, y) = det(H) = ′′ ′′ = fxx fyy − (fxy ) (1.94)
fyx fyy

Cực trị địa phương được xác định bằng phép thử đạo hàm cấp 2 bởi định lý sau đây.

Định lý 1.4.1.2 (Phép thử đạo hàm cấp hai) Giả sử hàm f (x, y) có đạo hàm riêng
đến cấp hai liên tục trong lân cận điểm M0 (x0 , y0 ) và giả sử rằng ∇f (x0 , y0 ) = (0, 0). Khi
đó tại M0 (x0 , y0 ) có 4 trường hợp xảy ra:

′′
1) Nếu det(H) > 0 và fxx > 0 thì hàm f (x, y) có cực tiểu tại M0 (x0 , y0 )

′′
2) Nếu det(H) > 0 và fxx < 0 thì hàm f (x, y) có cực đại tại M0 (x0 , y0 )

3) Nếu det(H) < 0 thì hàm f (x, y) có điểm yên ngựa tại M0 (x0 , y0 )

4) Nếu det(H) = 0 không có kết luận và cần sử dụng các phương pháp khác để xét.

Để chứng minh người ta sử dụng phương trình đặc trưng của ma trận Hesse:

|λI − H| = 0 (1.95)
′′ ′′
⇒λ2 − (fxx + fxy )λ + det(H) = 0 (1.96)
′′ ′′
⇒λ1 + λ2 = fxx + fxy và λ1 λ2 = det(H) (1.97)

Dấu của các giá trị riêng λ1,2 được xác định thông qua (1.97) dẫn đến kết luận 1)-3). Còn
4) thì cần khảo sát thông qua các ví dụ (Tom M. Apostol).

Ví dụ 1.4.1.1 Tìm cực trị của hàm f (x, y) = x2 + y 2 − 2x − 6y + 14


Trước hết ta tìm các điểm dừng bằng cách giải hệ phương trình:

fx′ = 2x − 2 = 0
fy′ = 2y − 6 = 0

35
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Ta tìm được x = 1, y = 3 là điểm dừng duy nhất. Ta tiếp tục tính định thức Hesse:

fxx = 2, fxy = 0, fyy = 2


2
D(1, 3) = fxx fyy − fxy = 4 > 0, fxx (1, 3) = 2 > 0

Vậy hàm đạt cực tiểu vừa địa phương với giá trị là fmin = 4 tại (1, 3) (Hình 1.23).

Hình 1.23: Điểm cực tiểu trên mặt cong và dáng điệu đường mức

Từ đồ thị các đường mức (contours) ta nhận thấy rằng các đường mức lân cận điểm cực
trị có dạng đường cong kín (oval). Mặt khác, giá trị đường mức tăng theo hướng bất kỳ
xuất phát từ điểm cực trị đang xét, do đó điểm cực trị là cực tiểu.

Ví dụ 1.4.1.2 Tìm cực trị của hàm f (x, y) = y 2 − x2


Trước hết ta tìm các điểm dừng bằng cách giải hệ phương trình:

fx′ = −2x = 0
fy′ = 2y = 0

Điểm dừng duy nhất là (0, 0) gốc tọa độ. Xét định thức Hesse:

fxx = −2, fxy = 0, fyy = 2


2
D(0, 0) = fxx fyy − fxy = −4 < 0

Vậy điểm dừng (0, 0) là điểm yên ngựa (Hình 1.24).


Nếu không xử dụng phương pháp định thức Hesse chúng ta cũng có thể nhận ra điểm yên
ngựa bằng cách dựa vào nhận xét rằng hàm g(x) = f (x, 0) = −x2 đạt cực đại tại x = 0 và
hàm h(y) = f (0, y) = y 2 đạt cực tiểu tại y = 0. Do đó điểm (0, 0) là điểm yên ngựa.
Từ đồ thị các đường đồng mức ta nhận thấy rằng các đường mức tại lân cận điểm yên

36
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.24: Điểm yên ngựa trên mặt cong và dáng điệu đường mức

ngựa có dạng các đường hyperbol. Mặt khác giá trị các đường mức giảm từ điểm cực trị
theo một hướng nào đó và tăng theo hướng khác.

Ví dụ 1.4.1.3 Khảo sát bản chất của điểm dừng đối với các hàm sau đây:
1) f (x, y) = x4 + y 4
2) f (x, y) = −x4 − y 4
3) f (x, y) = x4 − y 4
Cả 3 trường hợp hàm số đều có điểm dừng là (0, 0) và định thức Hesse tại đó bằng 0. Tuy
nhiên:

1) x4 + y 4 ≥ 0 ⇒ fmin = 0
2) − x4 − y 4 ≤ 0 ⇒ fmax = 0
3) f (x, 0) = x4 ≥ 0, f (0, y) = −y 4 ≤ 0 ⇒ (0, 0) điểm yên ngựa

1
Ví dụ 1.4.1.4 Tìm và phân loại điểm dừng của hàm f (x, y) = x2 y − x2 − y 3 .
3
Điểm dừng được xác định bởi:

fx′ = 2xy − 2x = 0
fy′ = x2 − y 2 = 0

Giải hệ phương trình ta tìm đươc 3 điểm dừng: (0, 0), (1, 1) và (−1, 1). Định thức Hesse là
D = −4x2 − 4y(y − 1). Tại các điểm dừng:
ˆ D(1, 1) = −4 < 0 suy ra (1, 1) là điểm yên ngựa
ˆ D(−1, 1) = −4 < 0 suy ra (−1, 1) là điểm yên ngựa

37
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

1
Hình 1.25: f (x, y) = x2 y − x2 − y 3
3
ˆ D(0, 0) = 0 không có kết luận, do đó ta cần phân tích thêm:
y3
+) f (0, y) = − , fy′ (0, y) = −y 2 , fyy ′′
(0, y) = −2y, suy ra (0, 0) điểm uốn đối với
3
đường cong z = f (0, y) trong mặt phẳng yz.
+) f (x, 0) = −x2 , fx′ (x, 0) = −2x, fxx
′′
(0, y) = −2 < 0, suy ra (0, 0) điểm cực đại đối
với đường cong z = f (x, 0) trong mặt phẳng xz.
Vậy (0, 0) không phải là điểm cực trị.

1.4.2 Cực trị tuyệt đối


Định nghĩa 1.4.2.1 Cho f : D ⊂ R2 → R. Gọi M0 (x0 , y0 ) ∈ D. Khi đó:

f có cực đại tuyệt đối tại M0 ⇔ f (x0 , y0 ) ≥ f (x, y), ∀(x, y) ∈ D (1.98)
f có cực tiểu tuyệt đối tại M0 ⇔ f (x0 , y0 ) ≤ f (x, y), ∀(x, y) ∈ D (1.99)

Khi hàm f đạt cực đại hay cực tiểu tuyệt đối tại M0 thì được gọi chung là hàm f đạt cực
trị tuyệt đối tại M0 .
Đối với một hàm của một biến, định lý Cực trị nói rằng nếu hàm liên tục trên một khoảng
đóng thì có giá trị nhỏ nhất tuyệt đối và giá trị lớn nhất tuyệt đối trong khoảng đó. Ta có
định lý tương tự đối với hàm nhiều biến.

Định lý 1.4.2.1 Nếu hàm f (x, y) liên tục trong miền kín và bị chặn D ⊂ R2 , thế thì
hàm f có cực tại tuyệt đối tại M1 (x1 , y1 ) ∈ D và có cực tiểu tuyệt đối tại M2 (x2 , y2 ) ∈ D.

Phương pháp tìm cực trị tuyệt đối


Để tìm cực trị tuyệt đối của hàm f (x, y) thỏa mãn Định lý 1.4.2.1, theo Định lý 1.4.1.1
điểm cực trị có thể là điểm dừng hoặc điểm trên biên của D. Do đó ta lần lượt thực hiện:

1) Tìm giá trị của hàm f tại tất cả các điểm dừng trong D

38
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

2) Tìm các cực trị của f trên biên của D


3) So sánh các giá trị tìm được ở hai bước trên, giá trị lớn nhất là cực đại tuyệt đối và
giá trị nhỏ nhất là cực tiểu tuyệt đối.

Ví dụ 1.4.2.1 Tìm cực trị tuyệt đối của hàm f (x, y) = x2 − 2xy + 2y trong miền chữ nhật
D = {(x, y) ∈ R2 : 0 ≤ x ≤ 3, 0 ≤ y ≤ 2}.

Hình 1.26: Miền D


2
Vì f (x, y) = x − 2xy + 2y là hàm đa thức nên liên tục trong miền kín và bị chặn D, do
đó thỏa mãn điều kiện của định lý về cực trị tuyệt đối. Bây giờ ta lần lượt thực hiện các
bước:
1) Tìm giá trị hàm f tại điểm dừng:

fx = 2x − 2y = 0
fy = 2 − 2x = 0
⇒ x = 1, y = 1

Điểm dừng (1, 1) và f (1, 1) = 1.


2) Tìm các cực trị trên biên:
+) Trên biên L1 : y = 0, 0 ≤ x ≤ 3, f (x, y) = x2 ∈ [0, 9] hàm có cực tiểu f (0, 0) = 0 và
cực đại f (3, 0) = 9.
+) Trên biên L2 : x = 3, 0 ≤ y ≤ 2, f (x, y) = 9 − 4y ∈ [1, 9] cực tiểu f (3, 2) = 1 và cực
đại f (3, 0) = 9.
+) Trên biên L3 : y = 2, 0 ≤ x ≤ 3, f (x, y) = 4 − 4x + x2 ∈ [0, 4] cực tiểu f (2, 2) = 0,
cực đại f (0, 2) = 4.
+) Trên biên L4 : x = 0, 0 ≤ y ≤ 2, f (x, y) = 2y ∈ [0, 4], cực tiểu f (0, 0) = 0, cực đại
f (0, 2) = 4.
3) So sánh các trường hợp trên ta suy ra hàm có cực tiểu tuyệt đối f (0, 0) = f (2, 2) = 0
và cực đại tuyệt đối f (3, 0) = 9.

39
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

1.4.3 Cực trị có điều kiện, nhân tử Lagrange


Trong thực tế đôi khi chúng ta muốn tìm giải pháp tối ưu cho một cho một vấn đề nào
đó dựa trên một số điều kiện ràng buộc nhất định cho trước. Bằng cách biểu diễn vấn đề
đang xét dưới dạng hàm và lúc này bài toán sẽ được phát biểu như sau:
Tìm cực trị của hàm f (x1 , x2 , · · · , xn ) thỏa mãn m điều kiện ràng buộc:

φi (x1 , x2 , · · · , xn ) = 0, i = 1, m, m < n (1.100)

và gọi đó là bài toán cực trị có điều kiện.


Nói chung, bài toán cực trị có điều kiện rất phức tạp và không có phương pháp chung để
giải. Có một số phương pháp đặc biệt được áp dụng cho các bài toán mà các điều kiện
ràng buộc là tương đối đơn giản. Một trong những phương pháp đó là phương pháp nhân
tử Lagrange.

Phương pháp nhân tử Lagrange


Giả sử ta cần tìm giá trị cực trị của hàm hai biến f (x, y), chịu điều kiện ràng buộc
g(x, y) = k. Bây giờ chúng ta sẽ giải thích cơ sở hình học của phương pháp nhân tử La-
grange đối với bài toán này.

Hình 1.27: Các đường contour f (x, y) = ci và g(x, y) = k


Hình 1.27 biểu diễn các đường contour f (x, y) = ci và g(x, y) = k.
Như vậy, ta cần tìm điểm M0 (x0 , y0 ) trên đường cong g(x, y) = k sao cho hàm f (x, y) đạt
cực trị. Ta thấy rằng đường cong g(x, y) = k cắt các đường f (x, y) = ci tại các điểm khác
nhau và sẽ tồn tại một giá trị ck nào đó để đường cong g(x, y) = k tiếp xúc với đường cong
f (x, y) = ck , vì nếu không sẽ không tồn tại cực trị.
Lúc này f (x, y) = ck chính là giá trị cực trị cần tìm. Điều này có nghĩa rằng tại điểm tiếp
xúc M0 các vector pháp tuyến của hai đường cong f (x, y) = ck và g(x, y) = k có cùng
phương. Do đó dẫn đến phương trình:

∇f (M0 ) = λ∇g(M0 ), λ ∈ R (1.101)

40
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Trong đó λ được gọi là nhân tử Lagrange.


Vì phương trình chứa ba ẩn cần tìm là x0 , y0 , λ nên cần thêm phương trình điều kiện để
hệ đóng kín. Vì vậy hệ phương trình đầy đủ bao gồm:
(
∇f (M0 ) = λ∇g(M0 )
(1.102)
g(M0 ) = k

Nếu đặt φ(x, y) = g(x, y) − k thì hệ phương trình trở thành:


(
∇f (M0 ) = λ∇g(M0 )
(1.103)
φ(M0 ) = 0

Tổng quát, cực trị của hàm f : D ⊂ Rn → R khả vi trong D chịu m điều kiện ràng buộc
(1.100) được xác định bởi hệ n + m phương trình với các ẩn x0k , k = 1, n và λi , i = 1, m:

X m
 ∇f (M ) =

λi ∇φi (M0 )
0
i=1
(1.104)

φi (M0 ) = 0, i = 1, m

Giải hệ ta sẽ tìm được các điểm cực trị M0 và m giá trị λi .


Chú ý rằng phương pháp nhân tử Lagrange chỉ tìm được các điểm cực trị M0 tương ứng
với các giá trị λi mà không xác định f (M0 ) là cực đại hay cực tiểu. Do đó, chúng ta phải
khảo sát tiếp tục để phân biệt bản chất của điểm cực trị, chẳng hạn bằng cách so sánh các
giá trị của chúng.

Ví dụ 1.4.3.1 Tìm cực trị của hàm f (x, y) = x2 − y 2 thỏa mãn điều kiện x2 + y 2 = 1.
Đặt φ(x, y) = x2 + y 2 − 1. Theo phương pháp nhân tử Lagrange ta cần tìm x, y, λ từ hệ
phương trình ∇f = λ∇φ. Nghĩa là hệ phương trình:

2x = λ2x
−2y = λ2y

Giải phương trình ta có x = 0, λ = 1 và y = 0, λ = −1. Lần lượt thay x = 0, y = 0 vào


phương trình φ(x, y) = x2 + y 2 − 1 = 0 ta tìm ra 4 điểm cực trị lần lượt là:

x = 0, y = ±1
y = 0, x = ±1

Để xác định tính chất của các điểm M0 ta cần khảo sát tiếp tục. Thay phương trình điều
kiện vào hàm f (x, y):

y 2 = 1 − x2 ⇒ f (x, y) = 2x2 − 1 ≥ −1 ⇒ x = 0 f đạt cực tiểu fmin = −1


x2 = 1 − y 2 ⇒ f (x, y) = 1 − 2y 2 ≤ 1 ⇒ y = 0 f đạt cực đại fmax = 1

41
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Như vậy tại (0, ±1) hàm đạt cực tiểu fmin = −1 và tại (±1, 0) hàm đạt cực đại fmax = 1.

Ví dụ 1.4.3.2 Tìm cực trị của hàm f (x, y) = 4x + 3y thỏa mãn điều kiện x2 + 4y 2 = 4.
Đặt φ(x, y) = x2 + 4y 2 − 4. Theo phương pháp nhân tử Lagrange ta cần tìm x, y, λ từ hệ
phương trình

4 = λ2x
3 = λ8y

2 3
Với λ ̸= 0 ⇒ x = và y = . Thay x, y vào phương trình φ(x, y) = 0 ta tìm được:
√ λ 8λ
73 16 3
λ=± ⇒ x = ± √ , y = ± √ là các điểm hàm f (x, y) đạt cực trị có điều kiện.
8 73 73 √ √ √
Thay các giá trị vừa tìm được của x, y dễ thấy rằng f (±16/ 73, ±13/ 73) = ± 73,
16 3 √
do đó điểm cực đại là ( √ , √ ) với giá trị cực đại fmax = 73 và điểm cực tiểu là
73 73
16 3 √
(− √ , − √ ) tương ứng giá trị cực tiểu fmin = − 73.
73 73

1.4.4 Bài toán tối ưu


Bài toán tối ưu (optimization problem) là bài toán tìm ra giải pháp tốt nhất từ tất cả các
giải pháp khả thi. Bài toán tối ưu có thể được chia thành hai loại tùy thuộc vào việc các
biến là liên tục hay rời rạc. Bài toán tối ưu với các biến rời rạc được gọi là tối ưu hóa rời
rạc. Đối với bài toán tối ưu rời rạc, người ta tìm một đối tượng như số nguyên, hoán vị
hoặc đồ thị từ một tập hợp hữu hạn (hoặc có thể là vô hạn). Bài toán tối ưu với các biến
liên tục bao gồm các điều kiện ràng buộc và các vấn đề đa phương thức.
Dạng chuẩn của bài toán tối ưu liên tục được phát biểu như sau:
Hãy tìm cực tiểu (hay cực đại) của hàm f : Rn → R chịu các điều kiện ràng buộc:

gi (x1 , x2 , · · · , xn ) ≤ 0, i = 1, m (1.105)
hj (x1 , x2 , · · · , xn ) = 0, j = 1, p (1.106)

trong đó f được gọi là hàm mục tiêu, gi , hj là các điều kiện ràng buộc và xi là các biến
quyết định. Tập hợp các nghiệm của nó được gọi là tập khả thi hay các phương án.

• Quy hoạch tuyến tính


Quy hoạch tuyến tính (Linear programming) hay còn được gọi là tối ưu hóa tuyến tính
(Linear optimization) là một trường hợp đặc biệt của bài toán tối ưu khi hàm mục tiêu f
và các điều kiện ràng buộc gi , hi được biểu diễn dưới dạng tuyến tính. Vùng khả thi của
nó là một đa giác lồi, là một tập hợp được định nghĩa là giao điểm của nhiều nửa không
gian hữu hạn, mỗi không gian được xác định bởi một bất đẳng thức tuyến tính. Hàm mục
tiêu của nó là hàm affine (tuyến tính) có giá trị thực được xác định trên khối đa diện này.

42
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Một thuật toán của quy hoạch tuyến tính là để tìm ra một điểm trong khối đa diện trong
đó hàm này có giá trị nhỏ nhất (hoặc lớn nhất) nếu một điểm như vậy tồn tại.
Bài toán quy hoạc tuyến tính được phát biểu dưới dạng kinh điển như sau:
n
X
Cực tiểu hóa hàm f (x) = cj x j (1.107)
j=1
n
X
Điều kiện ràng buộc aij xj ≥ bi , i = 1, m (1.108)
j=1

xj ≥ 0, j = 1, n (1.109)

• Quy hoạch phi tuyến


Khi có ít nhất một trong các biểu diễn hàm và điều kiện ràng buộc được biểu diễn dưới
dạng phi tuyến.

Ví dụ 1.4.4.1. Giả sử rằng một nông trường có một mảnh đất với diện tích trồng trọt
A km2 , dự định trồng lúa mì, lúa mạch và khoai tây. Theo kế hoạch người ta dành số tiền
đầu tư cho phân bón P USD và tiền đầu tư cho hạt giống là G USD. Giá tiền chi phí cho
phân bón đối với mỗi chủng loại cây trồng là P1 , P2 , P3 USD/km2 và giá tiền cho hạt giống
lần lượt là G1 , G2 , G3 USD/km2 . Sau khi thu hoạch giá tiền thu được cho mỗi chủng loại
là S1 , S2 , S3 USD/km2 . Hãy tìm giải pháp cho diện tích trồng trọt cho mỗi loại x1 , x2 , x3
để có số tiền thu hoạch nhiều nhất.
Đây chính là bài toán quy hoạch tuyến tính:

Cực đại hóa hàm: f (x) = S1 x1 + S2 x2 + S3 x3


Điều kiện ràng buộc: x1 + x2 + x 3 ≤ A
P1 x 1 + P2 x 2 + P3 x 3 ≤ P
G1 x1 + G2 x2 + G3 x3 ≤ G
x1 ≥ 0, x2 ≥ 0, x3 ≥ 0

Bài toán này đã được giải bởi chương trình OPTINVEST được viết bằng ngôn ngữ C++
với số liệu đầu vào:
A =25 km2 , P=2000, G=1500, P1 = 59, P2 = 65, P3 = 67, G1 = 50, G2 = 52, G3 = 56,
S1 = 860, S2 = 865, S3 = 865.
Kết quả tính:

Diện tích Tiền phân Tiền giống Doanh thu Tiền lãi
Lúa mì 0.03 1.77 1.5 25.8 22.53
Lúa mạch 8.96 582.4 465.92 770.4 6702.08
Khoai tây 16.01 1072.67 896.56 13848.65 11879.42
Tổng 25 1656.84 1363.98 21624.85 18, 604

43
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

1.5 Ứng dụng của phép tính vi phân


Sự ra đời của hình học vi phân đó là sự tích hợp ứng dụng của nhiều lĩnh vực khác nhau
của toán học mà trong đó phải kể đến phép tính vi phân và tích phân. Đây là chuyên
ngành nghiên cứu các vấn đề của hình học, trong đó lý thuyết về các đường cong trong
mặt phẳng và không gian cũng như các mặt cong trong không gian Euclide ba chiều đã trở
thành cơ sở cho sự phát triển ban đầu. Vào cuối thế kỷ thứ 19, hình học vi phân đã phát
triển thành một lĩnh vực nghiên cứu những cấu trúc hình học tổng quát trên các đa tạp
khả vi và có quan hệ mật thiết với ngành tôpô vi phân và phương diện hình học của lĩnh
vực phương trình vi phân. Hình học vi phân có nhiều ứng dụng trong vật lý như thuyết
tương đối của Einstein, điện từ học, cơ học Lagrange và cơ học Hamilton, thiết kế đồ họa,
công nghệ thông tin, xác suất thống kê và địa chất cấu tạo.

1.5.1 Đường cong


Sự ra đời của hình học giải tích ở thế kỷ XVII cho phép đường cong được mô tả bằng cách
sử dụng phương trình chứ không phải là một cấu trúc hình học phức tạp. Điều này không
chỉ cho phép xác định và nghiên cứu các đường cong mới mà còn cho phép tạo ra sự khác
biệt giữa các đường cong bằng các phương trình đại số, đường cong siêu việt. Chẳng hạn
parabol, hyperbol (các đường cong conic) là những đường cong phẳng hoặc đường xoắn ốc
(helix) là đường cong trong không gian. Đường cong kín là đường cong có điểm bắt đầu
cũng là điểm kết thúc của nó, chẳng hạn như đường tròn, ellipse.

1.5.1.1 Đường cong phẳng


Trong hệ tọa độ Cartesian phường trình của đường cong C trong mặt phẳng Oxy có dạng
tổng quát như sau:

f (x, y) = 0 (1.110)

Chẳng hạn: y = x2 cos x, x = y 2 − 1, x4 − x2 + y 2 = 0 (Lemniscate Gerono)

Hình 1.28: x2 cos x, y 2 − 1 và Lemniscate

44
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

• Trong hệ tọa độ cực (r, φ) phương trình đường cong có dạng tổng quát:

f (r, φ) = 0 (1.111)

Ví dụ phương trình hoa hồng 3 cánh: r(φ) = a sin(3φ).


π
Khi φ = ⇒ r = a.
6

Hình 1.29: Hoa hồng 3 cánh và Lá Descartes

• Dạng phương trình tham số của đường cong:

x = x(t), y = y(t) (1.112)

3at 3at2
Ví dụ phương trình lá Descartes x = , y =
1 + t3 1 + t3
Phương trình tiếp tuyến với đường cong
• Đường cong có dạng f (x, y) = 0
Giả sử đường cong C có phương trình f (x, y) = 0 và M0 (x0 , y0 ) ∈ C, ∇f (M0 ) ̸= 0. Gọi
M (xd , yd ) là điểm bất kỳ nằm trên tiếp tuyến d với đường cong C tại M0 . Theo tính chất
của gradient vuông góc với đường mức, ta thiết lập phương trình tiếp tuyến:
−−−→
∇f (x0 , y0 ) · M0 M = 0 (1.113)

Thay các vector bởi các thành phần của nó ta suy ra phương trình của tiếp tuyến với
đường cong C tại M0 được xác định như sau (Hình 1.30):

fx′ (x0 , y0 )(xd − x0 ) + fy′ (x0 , y0 )(yd − y0 ) = 0 (1.114)

Nếu M0 là điểm kỳ dị (singular), nghĩa là fx′ (x0 , y0 ) = fy′ (x0 , y0 ) = 0 lúc này ta không xác
định được phương trình tiếp tuyến do không xác định được vector pháp tuyến với đường
cong tại M0 .
• Đường cong có dạng hàm vector (dạng tham số):

r(t) = (x(t), y(t)) = x(t)e1 + y(t)e2 (1.115)

45
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.30: Tiếp tuyến với đường cong

Lúc này r0 = r(t0 ) là vector bán kính của điểm M0 đã cho và r′ (t0 ) chính là vector tiếp
tuyến với đường cong tại M0 . Do đó phương trình tiếp tuyến với đường cong C tại M0
tương ứng với t0 là:

rd (t) = r0 + r′ (t0 )t (1.116)

Hoặc viết phương trình (1.116) dưới dạng thành phần đó chính là phương trình tiếp tuyến
dưới dạng tham số:
(
xd (t) = x0 + x′ (t0 )t
(1.117)
yd (t) = y0 + y ′ (t0 )t

• Đường cong trong tọa độ cực r = f (φ):


Ta chuyển phương trình về dạng tham số φ:

x = r cos φ = f (φ) cos φ, y = r sin φ = f (φ) sin φ (1.118)

Thông thường người ta vẫn xử dụng ký hiệu r, x, y thay vì rd , xd , yd để mô tả phương trình


mới được thành lập (tiếp tuyến), vì đó là ký hiệu chung của các biến và hàm vector.

Ví dụ 1.5.1.1 Tìm phương trình tiếp tuyến với đường cong 2x2 + 3yx + y 2 − 4 = 0 tại
(0, ±2). Đặt f (x, y) = 2x2 + 3yx + y 2 − 4. Áp dụng công thức:

fx′ = 4x + 3y, fy′ = 3x + 2y ⇒ fx′ (0, ±2) = ±6, fy′ (0, ±2) = ±4

Vậy phương trình tiếp tuyến tại (0, ±2) lần lượt là:

±6(x − 0) ± 4(y ∓ 2) = 0 hay ± 6x ± 4y − 8 = 0

Ví dụ 1.5.1.2 Tìm phương trình tiếp tuyến với đường cong tại điểm (1, 0) được cho bởi:

x = e−t cos t, y = e−t sin t

46
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Trước hết ta thấy rằng điểm (1, 0) tương ứng với t = 0 và tính được

r′ (0) = (− cos te−t − sin te−t , e−t (cos t − sin t)) = (−1, 1)
t=0

Vậy phương trình tiếp tuyến là r(t) = (1, 0) + (−1, 1)t = (1 − t)e1 + te2

Ví dụ 1.5.1.3 Tìm phương trình tiếp tuyến với đường cong Cardioid r = 1 + sin φ tại
φ = π/4. Tìm φ ∈ [0, 2π] khi tiếp tuyến nằm ngang.

x = (sin φ + 1) cos φ, y = sin φ(sin φ + 1)


x′φ = (sin φ + 1)(1 − 2 sin φ), yφ′ = cos φ(2 sin φ + 1)
1 1 1 1 1 1
x0 = + √ , y0 = + √ , x′φ0 = − √ , yφ0 ′
=1+ √
2 2 2 2 2 2
 
t 1 1 1 1 1
Phương trình tiếp tuyến: x = − √ + √ + , y = 1 + √ t + √ + .
2 2 2 2 2 2
yφ′
Tiếp tuyến nằm ngang khi: yx′ = yφ′ /x′φ =0⇔ yφ′ =0∧ {x′φ ̸= 0 ∨ x′φ = 0, lim ′ = 0}.
φ→φ0 xφ

Giải hệ phương trình:


 π 3π 7π 11π
 cos φ(2 sin φ + 1) = 0
 ⇒φ={ , , , }
2 ′2 6 6
y π 7π 11π
 (sin φ + 1)(1 − 2 sin φ) ̸= 0, lim φ′ = −∞ ⇒ φ = { , ,
 }
φ→3π/2 xφ 2 6 6

Hình 1.31: Đường Cardioid, tiếp tuyến và các điểm cần tìm

Phương trình pháp tuyến với đường cong


• Đường cong có dạng f (x, y) = 0:
Giả sử đường cong C có phương trình f (x, y) = 0 và M0 (x0 , y0 ) ∈ C, ∇f (M0 ) ̸= 0. Gọi

47
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

M (xd , yd ) là điểm bất kỳ nằm trên pháp tuyến d với đường cong C tại M0 . Phương trình
pháp tuyến được xác định bởi:
−−−→
M0 M = t∇f (M0 ), t ∈ R (1.119)

Thay các vector bởi các thành phần của nó và khử t ta suy ra phương trình của pháp
tuyến với đường cong C tại M0 :

fy′ (x0 , y0 )(xd − x0 ) − fx′ (x0 , y0 )(yd − y0 ) = 0 (1.120)

• Đường cong C có dạng hàm vector:

r(t) = (x(t), y(t)) = x(t)e1 + y(t)e2 (1.121)

Lúc này phương trình pháp tuyến với đường cong C tại M0 tương ứng với t0 là:

rd (t) = r0 + τ (t0 )t, τ (t0 ) = y ′ (t0 )e1 − x′ (t0 )e2 (1.122)

Hoặc viết phương trình dưới dạng thành phần đó chính là phương trình tiếp tuyến dưới
dạng tham số:
(
xd (t) = x0 + y ′ (t0 )t
(1.123)
yd (t) = y0 − x′ (t0 )t

Ví dụ 1.5.1.4 Tìm phương trình pháp tuyến dạng tham số đối với đường cong sau tại
π
t= :
3
x = cos t, y = sin 2t

Áp dụng công thức (1.123):


√ √
π 1 2π 3 ′ 3 ′
x0 = cos = , y0 = sin = , x0 = − , y0 = −1
3 2 √ 3 √ 2 2
1 3t 3
x(t) = − t, y(t) = +
2 2 2
Độ cong
Cho đường cong C : f (x, y) = 0. Gọi M (x, y) ∈ C. Khi M di chuyển dọc theo C đến điểm

M ′ ∈ C thì độ dài cung tăng thêm một số gia |∆s| =M M ′ và góc φ = (ox,
\ M t) nhận một
số gia ∆φ tương ứng (Hình 1.32).
Độ cong của đường cong C tại M được định nghĩa bởi:

∆φ dφ
κ = lim = (1.124)
∆s→0 ∆s ds

48
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.32: Biến thiên của φ

Ta biết rằng
dφ y ′′
tan φ = y ′ ⇒ φ = arctan y ′ ⇒ = (1.125)
dx 1 + (y ′ )2
p p
ds = dx2 + dy 2 = 1 + (y ′ )2 dx (1.126)

Suy ra
dφ dφ dx y ′′
= · = (1.127)
ds dx ds (1 + y ′2 )3/2

Do đó độ cong được xác định bởi công thức:


y ′′
κ= (1.128)
(1 + y ′2 )3/2

Nếu đường cong được cho ở dạng tham số x = x(t), y = y(t) ta có:
yt′ ′′ x′t ytt′′ − yt′ x′′tt
y′ = , y = (1.129)
x′t (x′t )3

Thay vào công thức (1.128) ta nhận được


|x′t ytt′′ − yt′ x′′tt |
κ= (1.130)
[(x′t )2 + (yt′ )2 ]3/2

Tuy nhiên, công thức này chỉ sử dụng trong trường hợp hai chiều. Do đó một định nghĩa
khác về độ cong được sử dụng, đó là κ =∥ dT/ds ∥ với T là vector tiếp tuyến đơn vị.
dT dT ds ds
= và =∥ r′ ∥ (1.131)
dt ds dt dt
dT dT/dt ∥ T′ ∥
⇒ κ =∥ ∥=∥ ∥= (1.132)
ds ds/dt ∥ r′ ∥

49
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Từ công thức (1.131) lấy đạo hàm r′ :

d2 s ds
r′′ = 2
T + T′ (1.133)
dt dt
lưu ý T × T = 0, T · T′ = 0 và thay r′′ vào (1.132) dẫn đến công thức khác tính độ cong
như sau:
∥ r′ × r′′ ∥
κ= (1.134)
∥ r′ ∥3

Trong trường hợp đường cong phẳng dễ dàng kiểm chứng rằng (1.134) chính là các công
thức (1.128) và (1.130).
Thật vậy, ta có r′ = (x′t , yt′ , 0), r′′ = (x′′tt , ytt′′ , 0) và

e1 e2 e3
r′ × r′′ = x′t yt′ 0 = (x′ y ′′ − y ′ x′′ )e3 (1.135)
x′′tt ytt′′ 0
p
Suy ra ∥ r′ × r′′ ∥= |x′ y ′′ − y ′ x′′ | và ∥ r′ ∥= x′2 + y ′2 và thu nhận được (1.130).

Bán kính cong


Bán kính cong của đường cong C tại M được xác định bởi:

ds 1
R= = (1.136)
dφ κ

Rõ ràng rằng đường thẳng y = ax + b ta có y ′ = a, y ′′ = 0 do đó κ = 0, R = ∞.

Ví dụ 1.5.1.5 Tính độ cong và bán kính cong của y = 2x4 + 4x2 + x − 10 tại (1,-3).
Ta có y ′ = 8x3 + 8x + 1, y ′′ = 24x2 + 8. Do đó:
q
2
2
24x + 8 8 145
κ= 3/2 = 145
(8x3 + 8x + 1)2 + 1
145
R= q
2
8 145

Đường tròn chính khúc


Tại M (x, y) trên đường cong C vẽ pháp tuyến hướng về phía lõm của đường cong và trên
pháp tuyến lấy điểm I sao cho M I = R, vòng tròn (I, R) được gọi là vòng tròn chính khúc
của C tại M , I gọi là khúc tâm và bán kính cong R còn được gọi là khúc bán kính.

50
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.33: Đường cong C và vòng tròn chính khúc

Hình 1.34: Vòng tròn chính khúc của sin x tại x = π/2

Ví dụ 1.5.1.6 Tìm bán kính chính khúc và khúc tâm của y = sin x tại x = π/2.
3/2
Tính y ′ = cos x, y ′′ = − sin x ⇒ R = − cos2 (x) + 1 csc(x) = 1 và khúc tâm
x=π/2
I(π/2, 0).

Đường pháp bao


Tập hợp (quỹ tích) các tâm I(xI , yI ) của đường tròn chính khúc (nếu tồn tại) là một đường
cong gọi là đường pháp bao(evolute) của đường cong đó. Phương trình của nó được thiết
lập như sau:
1
Gọi d là pháp tuyến với đường cong C tại điểm M (x, y) có hệ số góc là − ′ và I ∈ d nên
y
thỏa mãn (Hình 1.33):
1
yI − y = − ′ (xI − x) (1.137)
y

Vì I nằm trên pháp tuyến và M I = R do đó ta có hệ thức:

(xI − x)2 + (yI − y)2 = R2 (1.138)

51
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Giải hệ phương trình trên và thay R bởi (1.136) ta được phương trình xác định I(xI , yI ):

y ′ (1 + y ′2 )

 xI = x ±


|y ′′ |
(1.139)
1 + y ′2
 yI = y ∓


|y ′′ |

Ta xét 2 trường hợp của dấu y ′′ :


1 + y ′2
+) Nếu y ′′ > 0 thì C có bề lõm quay lên trên, do đó yI > y ⇒ yI = y +
y ′′
1 + y ′2
+) Nếu y ′′ < 0 thì C là có bề lõm quay xuống, do đó yI < y ⇒ yI = y +
y ′′
Kết hợp cả hai trường hợp ta suy ra phương trình quỹ tích của khúc tâm (đường pháp
bao) là:

y ′ (1 + y ′2 )
 xI = x −


y ′′ (1.140)
1 + y ′2
 yI = y +


y ′′

Nếu C được dưới dạng tham số thì:



y ′ (x′2 + y ′2 )
 xI = x − ′ ′′


x y − y ′ x′′ (1.141)
x′ (x′2 + y ′2 )
 yI = y + ′ ′′


x y − y ′ x′′

Ví dụ 1.5.1.7 Tìm bán kính chính khúc và quỹ tích khúc tâm của đường cong
x = 2 cos t, y = 3 sin t.

Hình 1.35: C: ellipse E: astroid lệch

52
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Ta có x′ = −2 sin t, x′′ = −2 cos t, y ′ = 3 cos t, y ′′ = −3 sin t


Bán kính chính khúc và tọa độ tâm được xác định bởi:

(5 cos2 t + 4)3/2
R=
6
3 cos t 9 cos2 t + 4 sin2 t

5
xI = 2 cos t − 2 2 = − cos3 t
6 cos t + 6 sin t 2
2
2

2 sin t 9 cos t + 4 sin (t) 5
yI = 3 sin t − 2 2 = sin3 t
6 cos t + 6 sin t 3

Khi t thay đổi, quỹ tích khúc tâm (xI , yI ) là đường astroid lệch như Hình 1.35.

Hình bao của họ đường cong


Xét họ đường cong f (x, y, c) = 0 với c là tham số. Ứng với mỗi giá trị của c ta sẽ có một
đường cong. Nếu họ đường cong không tồn tại điểm kỳ dị (điểm kỳ dị: ∇f = 0) thì tồn
tại một đường cong E sao cho khi c biến thiên liên tục họ đường cong luôn tiếp xúc với E
và E được gọi là hình bao (envelop) của họ đường cong f (x, y, c) = 0.
Bây giờ chúng ta cần xác định phương trình của hình bao E.

Hình 1.36: Họ đường cong C và đường bao E

Gọi Mc (x, y) ∈ E thì x = x(c), y = y(c) và đó chính là phương trình dạng tham số của E.
Vì Mc ∈ C do đó tại Mc ta có:

f (x, y, c) = 0 (1.142)
df ∂f ∂f dx ∂f dy
⇒ = + + =0 (1.143)
dc ∂c ∂x dc ∂y dc

Mặt khác, các hệ số góc của tiếp tuyến tại Mc của E và C là bằng nhau do đó:
yc′ fx′
yx′ = = − ⇒ fx′ x′c + fy′ yc′ = 0 (1.144)
x′c fy′

53
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Từ (1.143) và (1.144) suy ra fc′ (x, y, c) = 0. Vậy phương trình của đường bao E có được
từ việc khử tham số c từ hệ phương trình sau:
(
f (x, y, c) = 0
(1.145)
fc′ (x, y, c) = 0

Ví dụ 1.5.1.8 Tìm hình bao của họ đường tròn (x − α)2 + (y − α)2 = 4.


Phương trình đường bao được xác định bởi hệ:
(x − α)2 + (y − α)2 − 4 = 0
x+y
2(x − α) + 2(y − α) = 0 ⇒ α =
2
Thay α vừa tìm được vào phương trình trên dẫn đến phương trình:
(y − x)2 = 8

Suy ra đường bao là hai đường thẳng y = x ± 2 2.

Hình 1.37: Họ đường tròn và đường bao

1.5.1.2 Đường và mặt trong không gian


Phương trình tham số của đường cong C trong không gian được biểu diễn bởi:
x = x(t), y = y(t), z = z(t) (1.146)

Hay biểu diễn dưới dạng phương trình vector:


r(t) = x(t)e1 + y(t)e2 + z(t)e3 (1.147)

54
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.38: Vector r xác định đường cong C

Phương trình tiếp tuyến với đường cong


Gọi M0 (x0 , y0 , z0 ) ∈ C với x0 = x(t0 ), y0 = y(t0 ), z0 = z(t0 ). Gọi M (xd , yd , zd ) là điểm bất
kỳ nằm trên tiếp tuyến với C tại M0 . Phương trình tiếp tuyến với C tại M0 được xác định
bởi phương trình:
−−−→ drr
M0 M = t (M0 ), t ∈ R (1.148)
dt
Khử t ta nhận được phương trình tiếp tuyến cần xác định:
xd − x0 yd − y0 zd − z0

= ′ = ′ (1.149)
x (t0 ) y (t0 ) z (t0 )

Hoặc viết dạng tham số t:




 xd = x0 + x (t0 )t

yd = y0 + y ′ (t0 )t (1.150)
zd = z0 + z ′ (t0 )t

Hoặc biểu diễn dưới dạng hàm vector:

rd (t) = r0 + r′ (t0 )t

Mặt phẳng vuông góc với đường cong

55
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.39: Mặt phẳng vuông góc với tiếp tuyến của C

Mặt phẳng vuông góc với đường cong C tại M0 (pháp diện) là mặt phẳng vuông góc với
tiếp tuyến của đường cong tại M0 . Nó được xác định như sau. Gọi P (x, y, z) là điểm bất
kỳ trên mặt phẳng vuông góc ta có hệ thức (Hình 1.39):

−−→ dr
M0 P · (t0 ) = 0 (1.151)
dt
Suy ra phương trình mặt phẳng vuông góc với tiếp tuyến tại M0 là:

(x − x0 )x′ (t0 ) + (y − y0 )y ′ (t0 ) + (z − z0 )z ′ (t0 ) = 0 (1.152)

Ví dụ 1.5.1.9 Cho phương trình của đường xoắn (helix) x = cos t, y = sin t, z = t. Thiết
π
lập phương trình tiếp tuyến với đường cong tại t = và phương trình mặt phẳng vuông
2
π
góc với tiếp tuyến tại t = .
2
π
Ta có x = − sin t, y = cos t, z ′ = 1. Điểm t = tương ứng với điểm (0, 1, π/2).
′ ′
2
π
Phương trình tiếp tuyến tại t = được xác định bởi:
2
π
x = x0 + x′ (t0 )t = −t, y = y0 + y ′ (t0 )t = 1, z = z0 + z ′ (t0 )t = +t
2

Áp dụng công thức phương trình mặt phẳng vuông góc với tiếp tuyến tại (0, 1, π/2):
π
(x − 0)(−1) + (y − 1)0 + (z − )1 = 0
2
π
⇒z =x+
2

56
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.40: Đường xoắn và mặt phẳng vuông góc với tiếp tuyến

Độ cong
Công thức (1.134) vẫn được áp dụng cho đường cong trong không gian:
∥ r′ × r′′ ∥
κ=
∥ r′ ∥3

e1 e2 e3
r′ × r′′ = x′t yt′ zt′ = (y ′ z ′′ − z ′ y ′′ )e1 + (z ′ x′′ − x′ z ′′ )e2 + (x′ y ′′ − y ′ x′′ )e3 (1.153)
x′′tt ytt′′ ztt′′

Do đó
p
(y ′ z ′′ − z ′ y ′′ )2 + (z ′ x′′ − x′ z ′′ )2 + (x′ y ′′ − y ′ x′′ )2
κ= (1.154)
(x′2 + y ′2 + z ′2 )3/2

1.5.2 Mặt cong


Mặt S trong không gian R3 được xác định bởi phương trình f (x, y, z) = 0:
S = {(x, y, z) ∈ R3 : f (x, y, z) = 0} (1.155)

Gọi M0 (x0 , y0 , z0 ) ∈ S. Giả sử M0 là điểm chính quy, nghĩa là ∇f (M0 ) ̸= 0. Lúc đó


∇f (M0 ) là pháp vector với mặt S tại M0 .
Phương trình vector (tham số) của mặt S phụ thuộc vào hai tham số u, v có dạng tổng
quát:
r = x(u, v)e1 + y(u, v)e2 + z(u, v)e3 (1.156)

Hoặc biểu diễn dạng thành phần:


x = x(u, v), y = y(u, v), z = z(u, v) (1.157)

57
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.41: ∇f (M0 ) vuông góc với mặt f (x, y, z) = 0

Hàm r nhận các giá trị khác nhau khi các tham số (u, v) biến thiên trong miền D thuộc
mặt phẳng uv.
∂r ∂r
Các vector và lần lượt là các vector tiếp tuyến với hai đường cong tọa độ u, v trên
∂u ∂v
mặt cong S.
Pháp vector đơn vị n của mặt S tại M (x, y, z) được xác định bởi:

r′u × r′v
n= , (1.158)
∥ r′u × r′v ∥
r′u × r′v = (yu′ zv′ − yv′ zu′ , zu′ x′v − zv′ x′u , x′u yv′ − x′v yu′ ) (1.159)


Ví dụ 1.5.2.1 Tìm pháp vector đơn vị của mặt nón tại (1, 1, 2) cho 2 trường hợp:
a) Mặt nón có phương trình x2 + y 2 − z 2 = 0
b) Chuyển phương trình về dạng dạng tham số (u, v)

Áp dụng công thức trên cho các trường hợp:


a) Đặt f = x2 + y 2 − z 2 .
√  
∇f = (2x, 2y, −2z), ∇f (M0 ) = 2, 2, −2 2 , ∥ ∇f (M0 ) ∥= 4
 
∇f (M0 ) 1 1 1
n1 = = , , −√
∥ ∇f (M0 ) ∥ 2 2 2

58
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Hình 1.42: Mặt nón



b) Đặt x = u cos v, y = u sin v, z = u. Tại M0 tương ứng với u = 2, v = π/4

r(u, v) = (u cos v, u sin v, u), r′u = (cos v, sin v, 1), r′v = (−u sin v, u cos v, 0)
 √ 
r′u × r′v = (−u cos v, −u sin v, u), r′u × r′v (M0 ) = −1, −1, 2
 
′ ′ 1 1 1
∥ ru × rv (M0 ) ∥= 2, n2 = − , − , √
2 2 2

Ví dụ 1.5.2.2 Tìm pháp vector đơn vị của mặt S tại (1, 0) cho 2 trường hợp:
2 +y 2 )
a) Mặt có phương trình z = (x2 + 3y 2 )e1−(x
b) Chuyển mặt S về dạng phương trình tham số

Áp dụng công thức:


2 2
a) Tại (1, 0) tọa độ z = 1, f = z − (x2 + 3y 2 )e1−(x +y )
 2 2 2 2 2 2 2 2

∇f = 2xe−x −y +1 x2 + 3y 2 − 2xe−x −y +1 , 2ye−x −y +1 x2 + 3y 2 − 6ye−x −y +1 , 1
 

∇f (M0 ) = (0, 0, 1) ⇒ n1 = (0, 0, 1)


2 2
b) Đặt x = u, y = v ⇒ z = (u2 + 3v 2 )e1−u −v . Tại M0 tương ứng với u = 1, v = 0
 2 2 2 2 
r′u = 1, 0, 2ue−u −v +1 − 2ue−u −v +1 u2 + 3v 2 ,
 2 2 2 2 
r′v = 0, 1, 6ve−u −v +1 − 2ve−u −v +1 u2 + 3v 2
  
′ ′ −u2 −v 2 +1 2 2 −u2 −v 2 +1 2 2

ru × rv = 2ue u + 3v − 1 , 2ve u + 3v − 3 , 1
r′u × r′v (M0 ) = (0, 0, 1) ⇒ n2 = (0, 0, 1)

59
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

2 +y 2 )
Hình 1.43: Mặt z = (x2 + 3y 2 )e1−(x

Phương trình pháp tuyến với mặt cong


• Mặt S có phương trình dạng f (x, y, z) = 0:
Phương trình pháp tuyến với mặt S tại M0 chính là phương trình đường thẳng đi qua
điểm M0 nhận pháp vector làm vector chỉ phương. Gọi M (x, y, z) là điểm bất kỳ trên pháp
tuyến ta có:
−−−→
M0 M = t∇f (M0 ), t ∈ R (1.160)
⇒ r = r0 + t∇f (M0 ) (1.161)
Suy ra phương trình pháp tuyến là:
x − x0 y − y0 z − z0

= ′ = ′ (1.162)
fx (M0 ) fy (M0 ) fz (M0 )
Hay biểu diễn dưới dạng tham số:
x = x0 + fx′ (M0 )t, y = y0 + fy′ (M0 )t, z = z0 + fz′ (M0 )t (1.163)
• Mặt S có phương trình dạng tham số (u, v):
Lúc này pháp vector của mặt S chính là n = r′u × r′v . Do đó phương trình pháp tuyến được
xác định tương tự như (1.160) nhưng thay ∇f (M0 ) bởi n:
−−−→
M0 M = t n(M0 ), t ∈ R (1.164)
⇒ r = r0 + tn(M0 ) (1.165)
(x, y, z) = (x0 , y0 , z0 ) + t(yu′ zv′ − yv′ zu′ , zu′ x′v − zv′ x′u , x′u yv′ − x′v yu′ ) (1.166)
Ví dụ 1.5.2.3 Tìm phương trình pháp tuyến đối với mặt z = ln(2x + y) tại (1, 5).
Trước tiên ta cần biểu diễn mặt dưới dạng f (x, y, z) = z − ln(2x + y) = 0.
Tại (1, 5) suy ra z = ln 7:
2 1
fx′ = − , fy′ = − , f′ = 1
2x + y 2x + y z
2 1
⇒fx′ = − , fy′ = − , fz′ = 1
(1,5,ln 7) 7 (1,5,ln 7) 7

60
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Vậy phương trình pháp tuyến là:


2t t
x=1− , y = 5 − , z = ln 7 + t
7 7

Phương trình mặt phẳng tiếp xúc


• Mặt S có phương trình dạng f (x, y, z) = 0:
Phương trình mặt phẳng tiếp xúc với mặt S tại M0 chính là phương trình mặt phẳng
đi qua điểm M0 nhận ∇f (M0 ) làm pháp vector. Gọi M (x, y, z) là điểm bất kỳ trên mặt
phẳng tiếp xúc với mặt S tại M0 ta có:
−−−→
∇f (x0 , y0 , z0 ) · M0 M = 0 (1.167)

Do đó phương trình của mặt phẳng tiếp xúc là:


fx′ (x0 , y0 , z0 )(x − x0 ) + fy′ (x0 , y0 , z0 )(y − y0 ) + fz′ (x0 , y0 , z0 )(z − z0 ) = 0 (1.168)

Từ công thức xấp xỉ tuyến tính hàm f (x, y, z) tại lân cận M0 :
f (x, y, z) = f (M0 ) + fx′ (M0 )(x − x0 ) + fy′ (M0 )(y − y0 ) + fz′ (M0 )(z − z0 )
= fx′ (M0 )(x − x0 ) + fy′ (M0 )(y − y0 ) + fz′ (M0 )(z − z0 ) = 0 (1.169)

Do đó ta thấy rằng mặt phẳng tiếp xúc chính là xấp xỉ tuyến tính của mặt cong tại lân
cận M0 .

• Mặt S có phương trình dạng tham số (u, v):


Lúc này pháp vector của mặt S chính là n = r′u × r′v . Do đó phương trình mặt phẳng tiếp
xúc được xác định:
−−−→
n(M0 ) · M0 M = 0 ⇒ (1.170)
(yu′ zv′ − yv′ zu′ ) (x − x0 ) + (zu′ x′v − zv′ x′u ) (y − y0 ) + (x′u yv′ − x′v yu′ ) (z − z0 ) = 0
M0 M0 M0
(1.171)

x2 y 2
Ví dụ 1.5.2.4 Tìm mặt phẳng tiếp xúc với mặt + + z 2 = 1 tại (0, 0, 1).
9 16
x2 y 2
Biểu diễn phương trình mặt cong dưới dạng f (x, y, z) = + + z 2 − 1 = 0. Ta có:
9 16
2x ′ y
fx′ = , fy = , fz′ = 2z
9 8
⇒fx′ (0, 0, 1) = 0, fy′ (0, 0, 1) = 0, fz′ (0, 0, 1) = 2

Áp dụng công thức ta có phương trình mặt phẳng tiếp xúc là:
2(z − 1) = 0 ⇒ z = 1

61
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

x2 y 2 z 2
Ví dụ 1.5.2.5 Mặt được biểu diễn bởi phương trình + − = 1 được gọi là hyperboloid
a2 b2 c2
một lá. Hãy tìm mặt tiếp xúc với mặt x2 + y 2 − z 2 = 4 tại (2, 1, 1).
Đặt f (x, y, z) = x2 + y 2 − z 2 − 4 = 0. Ta có:

fx′ = 2x, fy′ = 2y, fz′ = −2z


⇒fx′ (2, 1, 1) = 4, fy′ (2, 1, 1) = 2, fz′ (2, 1, 1) = −2

Phương trình mặt phẳng tiếp xúc là:

4(x − 2) + 2(y − 1) − 2(z − 1) = 0 ⇒ 4x + 2y − 2z − 8 = 0

Hình 1.44: Mặt hyperboloid -1 lá

62
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com
Chương 1 Hàm nhiều biến

Tài liệu tham khảo


[1] Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh. Toán học cao cấp, Tập 3, Nhà
XBGD Việt Nam, 2017

[2] Jon Rogawski, Colin Adams, Robert Franzosa. Multivariable Calculus, W.H. Free-
man, New York, 2019.

[3] James Stewart. Calculus, Cengage Learning, Boston, 2016.

[4] William Briggs, Lyle Cochran, Bernard Gillett. Calculus, Pearson Education, Inc.,
2011.

[5] Murray H. Protter, Charles B. Morrey. Intermediate Calculus, Springer, 1985.

[6] Tom M. Apostol. Calculus, Vol.II, John Wiley & Sons, 1969.

[7] Richard E. Williamson, Richard H. Crowell, Hale F. Trotter. Calculus of vector func-
tions, Prentice-Hall., Inc, 1968

63
Đặng Hữu Chung https://danghuuchung.com

You might also like