You are on page 1of 3

Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn

học hiện đại Việt Nam, các sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thật đời
thường với lối viết giản dị, gần gũi, thông tục. Truyện ngắn “ Vợ chồng A
Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu, sau hơn
nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ nguyên vẹn sức hút với nhiều thế hệ người
đọc. Mị vẫn là nhân vật trung tâm của tác phẩm và tâm trạng, hành
động, suy nghĩ của Mị được bộc lộ rõ nét nhất qua cảnh Mị trong đêm
tình mùa xuân.

Mị là cô gái tài sắc vẹn toàn, vừa hát hay, thổi sáo giỏi làm say đắm biết
bao chàng trai. Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ không có đủ tiền cưới, phải đến
vay nhà thống lí, bố của thống lí Bá tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi
cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng
chưa trả hết nợ. Vì vậy, đến tuổi xuân thì, Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ
cho nhà thống lí Bá Tra nhưng thực chất là làm nô lệ. Suốt ngày, ở nhà
thống lí, Mị phải quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, đi cõng nước
dưới khe suối lên, hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, bung ngô, tước đay
thành sợi… Kiếp sống cơ cực hơn cả ngựa trâu đã biến một cô gái hồn
nhiên, yêu đời, năm nào thành một người phụ nữ cam chịu “ lùi lũi như
con rùa nuôi sống xó cửa”, có khi vô cảm. Mặt khác, Mị cũng có những
phản ứng ngấm ngầm. Một hôm, Mị trốn về nhà. quỳ lạy bố, úp mặt
xuống đất khóc nức nở nhưng bên trong áo giấu sẵn một nắm lá ngón
để tự tử.

Mị không chỉ là nạn nhân của sự đầu độc, áp chế về tinh thần. Bọn thống
lí Bá Tra đã lợi dụng thần quyền – tục mê tín dị đoan để làm cho người
nô lệ này yên phận với kiếp sống đau khổ. Mị tin rằng “ Ta là thân đàn bà.
nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì còn biết đợi ngày rũ xương ở đây
thôi”. Cho nên, Mị sống nhẫn nhục, thầm lặng, vô cảm, không có chút hi
vọng vào sự đổi thay của tương lai.

Thế rồi mùa xuân lại về. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân ở Hồng Ngài
thật thơ mộng, tình tứ và bừng sức sống: “ Gió thổi vào cỏ gianh vàng
ửng”, “ trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên
mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi
ra màu đỏ hay, đỏ thẫm, rồi sang màu tím man mát”.
Cùng với vẻ đẹp thiên nhiên là không khí náo nức, nhộn nhịp của ngày
hội. “ Trai gái, trẻ con ra sân chơi tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo,
thổi khèn và nhảy”; “ chiêng đánh ầm ỉ”; “ văng vẳng tiếng sáo gọi bạn
đầu làng”. Chính cái không khí ấy đã khơi dậy, đánh thức nơi bề sâu hun
hút của tâm hồn Mị một cuộc sống mãnh liệt, trẻ trung. Mị “ lén lấy hũ
rượu, cứ uống ừng ựng từng bát”. Rồi Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi
người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước.
Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo
giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá
trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao người mê, ngày đêm
đã thổi sáo đi theo Mị.

Nhưng khi tâm trạng bồi hồi, sung sướng vô ngần ấy vừa xuất hiện thì
nổi đắng cay, chua xót, u sầu cũng chạy đến vây lấy Mị. Mị ý thức được
cảnh ngộ éo le của cuộc đời mình.” A Sử với Mị không có lòng với nhau
nhưng vẫn phải ở với nhau. Mị liền nghĩ đến cái chết: “ Nếu có nắm lá
ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn hết cho chết ngay”. Nhưng rồi, “ tiếng
sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường: Anh ném pao, em không
bắt; Em không yêu, quả pao rơi rồi…” đã giục giã, thôi thúc Mị, khiến Mị
dường như quên hết cảnh ngộ bi thảm hiện tại. Mị hành động như một
người tự do,như “ bao nhiêu người có chồng khác”. Mị đến góc nhà lấy
ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Mị muốn đi chơi
một cách bản năng. Cái ý nghĩ “ muốn đi chơi” vọt ra khi có tiếng sáo rập
rờn ở trong đầu. Cái hành động “ quấn lại tóc”, “ với tay lấy cái váy hoa
vắt ở phía trong vách”, “ rút thêm cái áo” chuẩn bị đi chơi là sự chiến
thắng bất ngờ của bản năng. Bản năng đã làm cho Mị không biết sợ sệt
là gì.

Trong lúc lòng yêu đời đang trỗi dậy mãnh liệt cũng là lúc Mị bị vùi dập
một cách tàn nhẫn, không thương tiếc. Mặc dù đang “ thay áo mới,
khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bị cái khăn trắng lên đầu” để đi chơi
nhưng A Sử biết được ý định của Mị, hắn chỉ hỏi một câu: “ Mày muốn đi
chơi à?” rồi “ bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả
một thùng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử
quấn luôn tóc lên dây cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được
đầu nữa”. Sau hành động vô nhân đạo, phũ phàng ấy, hắn bỏ đi.
Trong bóng tối, dù bị trói như một thứ đồ vật nhưng Mị vẫn sống với
bản năng. Mị không biết mình đang bị trói. Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa
mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. Mị vẫn nghe lời ca, tiếng
hát ngọt ngào, tình tứ vang lên: “ Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu
người nào, em bắt pao nào…”. Mãi đến lúc Mị “vùng bước đi”, cô mới
giật mình trở về với thực tại, mới thấm hiểu rõ cái cảnh ngộ bi thảm của
mình: “ Tay chân đau không cựa được” vfa cô mới thổn thức nỗi lòng,
biết mình không bằng con ngựa. Nhưng khi nghe tiếng chó sủa xa xa,
đêm đã về khuya thì Mị mới khóc, lòng Mị lại bồi hồi. Trong suốt đêm Mị
bị trói đứng như thế, Mị rơi vào tâm trạng lúc tỉnh, lúc mê. Lúc mê lòng
lại “ nồng nàn tha thiết nhớ”. Lúc tỉnh thì khắp người bị dây trói thít lại,
đau nhức. Đến sáng “ khi bàng hoàng tỉnh thì cô “ sợ quá”, “ cựa quậy”,
xem mình còn sống hay chết”. Tâm trạng lo sợ ấy đã thể hiện ý thức về
sự sống của Mị. Có cảm thấy đau đớn từng mảnh thịt bởi vì cổ tay, đầu,
bắp chân bị dây trói siết lại. Chính sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng đã
thôi thúc Mị có những hành động táo bạo, mạnh mẽ sau này, cô cắt dây
cởi trói để cứu A Phủ thoát khỏi cảnh ngộ bi thảm đồng thời cũng là tự
cứu mình.

Tô Hoài đã rất tài tình bằng tài năng và trái tim nóng của mình đã khắc
họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và
tâm hồn người dân nơi vùng cao xa xôi bằng một giọng văn nhẹ nhàng
mang phong vị dân tộc, giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Cho chúng ta thấy
có bản năng sống đầy chất thơ của nhân vật Mị bừng sáng lên. Sức sống
tiềm tàng, trẻ trung không dập tắt được của Mị là một bài ca hùng hồn
về sự sống. Đồng thời cũng là một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của
bọn phong kiến, thần quyền cùng núi cao Tây Bắc.

You might also like