You are on page 1of 15

VĂN MINH AI CẬP THỜI CỔ ĐẠI

Câu 1. Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?
A. Sông Ấn. B. Sông Hằng. C. Sông Ti-grơ. D. Sông Nin.
Câu 2. Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực nào?
A. Tây Âu. B. Tây Nam Á. C. Đông bắc Châu Phi. D. Đông Bắc châu Á.
Câu 3: Người Ai Cập cổ đại viết chữ chủ yếu trên
A. Giấy Pa-pi-rút. B. Lụa. C. Đất sét. D. Thẻ tre.
Câu 4: Khoảng 3000 năm TCN người Ai Cập đã sáng tạo
A. Chữ tượng ý. B. Chữ tượng hình. C. Chữ Latinh. D. Chữ Phạn.
Câu 5: Dương lịch cổ của người Ai Cập cổ đại đã tính được 1 năm có
A. 365 ngày và 1/4 B. 365 ngày và ½
C. 364 ngày D. 365 ngày
Câu 6: Một trong những công trình kiến trúc nổi bật của Ai Cập cổ đại
A.Thành Ba-bi-lon B. Đền Pác-tê-nông C. Kim tự tháp D. Thành Rô-ma
Câu 7: Việc phát minh ra chữ viết ở Ai Cập cổ đại có ý nghĩa
A. thúc đẩy con người cải tiến công cụ. B. giúp ghi chép và lưu truyền các giá trị văn minh.
C. đưa con người bước vào nền văn minh hiện đại. D. thể hiện uy quyền của các pha-ra-ông.
Câu 8: Người Ai Cập cổ đại tin rằng linh hồn con người là bất tử, quan niệm này dẫn đến
A. tục ướp xác và xây lăng mộ.
B. sùng bái tự nhiên, thờ cúng thần linh.
C. những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người.
D. chữa bệnh được chuyên môn hóa.
Câu 9: Người Ai Cập cổ tính thời gian bằng đồng hồ
A. đo bóng mặt trời, nước. B. la bàn, mực nước sông Nin.
C. đo thủy lực, bóng mặt trời. D. đo hướng gió, bóng mặt trời.
Câu 10: Người Ai Cập làm ra Dương lịch cổ, đó là nhờ
A. quan sát hướng gió và quy luật lên xuống của mực nước sông Nin.
B. quan sát thiên văn và quy luật lên xuống của mực nước sông Nin.
C. đo bóng mặt trời và quy luật lên xuống của mực nước sông Nin.
D. dựa vào kinh nghiệm và quy luật lên xuống của mực nước sông Nin.
Câu 11: Người Ai Cập cổ đại sớm có những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người đó là do
A. tin vào linh hồn người chết. B. tục sùng bái tự nhiên.
C. tục thờ cúng tổ tiên. D. tục ướp xác.
Câu 12: Ý nào dưới đây là ý nghĩa của thiên văn học và phép tính lịch ở Ai Cập cổ đại
A. Giúp xây dựng Kim tự tháp chính xác. B. Giúp các tác phẩm điêu khắc hoàn hảo.
C. Giúp gieo trồng và thu hoạch đúng thời vụ. D. Giúp có những hiểu biết về y học.
Câu 13: Nền văn minh nào dưới đây ra đời sớm nhất trên thế giới và để lại nhiều giá trị lịch sử sâu
sắc
A. Văn minh Đông Nam Á. B. Văn minh Ấn Độ.
C. Văn minh Trung Hoa. D. Văn minh Ai Cập.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập
cổ đại?
A. Thể hiện sự sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
B. Để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc cho đời sau.
C. Đóng góp to lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.
D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Tây.
Câu 15: Kiến trúc Ai Cập cổ đại có khả năng trường tồn với thời gian đó là nhờ chủ yếu sử dụng
A. Các loại đá. B. công nghệ hóa học.
C. Hỗn hợp xi măng, đá. D. Các vật liệu với.
Câu 16: Những thành tựu kiến trúc, điêu khắc Ai Cập cổ đại hiện thân cho
A. sức mạnh của các vị thần. B. trình độ công nghệ cao của con người.
C. Sức lao động, trí tuệ, sáng tạo. D. khả năng tiếp cận kiến trúc hiện đại.
Câu 17: Thành tựu nào dưới đây biểu trưng cho những giá trị về văn hóa, tinh thần của cư dân Ai
Cập cổ đại
A. Chữ viết tượng hình. B. kĩ thuật ướp xác, thờ thần linh.
C. Bảng chữ cái Latinh. D. chế tạo ra con lăn, cần trục.
Câu 18: Các bức tượng của cư dân Ai Cập cổ đại thường được tạc và đúc trên
A. vách hang động, gỗ. B. đá, gỗ, đồng.
C. Đất sét nung khô. D. tường nhà và khu dân cư.
Câu 19: Tác phẩm điêu khắc nào dưới đây thuộc về văn minh Ai Cập cổ đại
A. Thần Vis-nu. B. Thần Vệ nữ thành Mi-lô.
C. Nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti. D. Lực sĩ ném đĩa.
Câu 20: Người Ả-rập có câu nói: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự
tháp”, câu nói trên nhắc đến nền văn minh
A. Ai Cập. B. Ấn Độ. C. La Mã. D. Hi Lạp.
Câu 21. Nền văn minh nào ở phương Đông tồn tại liên tục, lâu đời nhất và có ảnh hưởng sâu sắc
đến văn minh thế giới
A. Trung Hoa. B. Lưỡng Hà. C. Ai Cập. D. Hy Lạp - La Mã.
VĂN MINH TRUNG HOA THỜI CỔ- TRUNG ĐẠI
Câu 1: Người Trung Quốc đã sáng tạo ra chữ viết từ thời
A. Nhà Hạ. B. Nhà Chu. C. Nhà Hán. D. Nhà Thương.
Câu 2: Thế kỉ XVI – XII TCN, người Trung Quốc đã sáng tạo ra
A. chữ tượng hình. B. chữ tượng thanh. C. chữ cái Latinh. D. chữ tượng ý.
Câu 3: Thành tựu quan trọng đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, văn học – nghệ thuật
của văn minh Trung Hoa là
A. tôn giáo. B. tư tưởng. C. chữ viết. D. ngoại thương.
Câu 4. Thời nhà Thương, người Trung Quốc viết chữ trên
A. giấy pa-py-rút, lụa bạch. B. mai rùa, xương thú, đồ đồng.
C. thẻ tre, lụa bạch. D. đá, đất sét, mai rùa.
Câu 5: Triều đại nào đã cải tiến và định hình chữ viết Trung Quốc như ngày nay
A. Nhà Hạ. B. Nhà Chu. C. Nhà Hán. D. Nhà Thương.
Câu 6: Thời cổ đại, thơ ca Trung quốc được tập hợp trong
A. Kinh Cô-ran và Sở Từ. B. Kinh Thi và Sở Từ.
C. Kinh Tân ước và Sở Từ. D. Kinh Cựu ước và Sở Từ.
Câu 7. Tứ đại phát minh của nhân dân Trung Quốc thời trung đại là?
A. La bàn, thuốc súng, giấy, kỹ thuật in. B. La bàn, lụa, gốm sứ, thuốc súng.
C. Lụa, gốm sứ, thuốc, súng kỹ thuật in. D. Lụa, thuốc súng, kỹ thuật in ,la bàn.
Câu 8. Người đặt nền móng cho nền sử học ở Trung Quốc là
A. Tư Mã Thiên. B. Ban Cố. C. Phạm Diệp. D. Lã Bất Vi.
Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của Nho giáo
A. Là một đóng góp lớn của nhân dân Trung Hoa đối với văn minh phương Tây.
B. Là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa.
C. Thể hiện trình độ tư duy cao, lưu giữ thông tin lớn.
D. Cơ sở cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại.
Câu 10. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên nguyên liệu
A. Giấy, lụa. B. Thẻ tre, trúc. C. Đất sét. D. Giấy pa-py-rút.
Câu 11. Chữ tượng hình của người Trung Quốc ra đời trong khoảng thế kỉ XVI - XIITCN, khắc trên
mai rùa, xương thú gọi là
A. chữ Tiểu triện. B. chữ Đại triện. C. chữ Giáp cốt. D. Kim văn.
Câu 12. Loại chữ cổ nhất của người Trung Quốc là
A. chữ giáp cốt, kim văn. B. chữ Hán.
C. chữ Kha-rốt-ti và Bra-mi. D. chữ tượng hình viết trên giấy pa-pi-rút.
Câu 13. Tư tưởng, tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng phục vụ cho chế độ phong kiến Trung Quốc
A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Lão giáo.
Câu 14. Tư tưởng Nho giáo dưới thời nhà Hán đã trở thành cơ sở của
A. lí luận và đạo đức của chế độ phong kiến.
B. đạo đức và tư tưởng của chế độ phong kiến.
C. lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.
D. văn hoá và đạo đức của chế độ phong kiến.
Câu 15. Nhận định nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung Quốc
A. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến.
B. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước.
C. Giáo dục nhân cách, đạo đức cho con người.
D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 16. Tác giả và tác phẩm đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc là
A. Tư Mã Thiên và Sử ký. B. Tư Mã Thiên và Hồi kí.
C. Lưu Tri Cơ và Sử thông. D.Tư Mã Quang và Tư trị thông giám.
Câu 17. Tứ đại danh tác của nền văn học Trung Quốc thời Minh, Thanh là
A. Tây du ký, Thuỷ hử, Hồng lâu mộng, Liêu trai chí dị.
B. Tây du ký, Thuỷ hử, Đông Chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa.
C. Tây du ký, Kim Vân Kiều, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa.
D. Tây du ký, Thuỷ hử, Hồng lâu mộng, Tam quốc diễn nghĩa.
Câu 18. Thành tựu nào dưới đây không thuộc “Tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc
thời kì cổ - trung đại
A. Kĩ thuật làm giấy. B. Kĩ thuật làm lịch. C. Thuốc súng. D. La bàn.
Câu 19. Các phát minh kĩ thuật quan trọng nào dưới đây của Trung Quốc thời phong kiến có đóng
góp to lớn cho nền văn minh nhân loại
A. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, thuyền buồm.
B. La bàn, kĩ thuật in, súng thần công, giấy,
C. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, làm giấy.
D. La bàn, máy đo động đất, thuốc súng, giấy.
Câu 20. Phát minh về kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của ngành hàng hải
A. La bàn. B. Thuốc súng. C. Kĩ thuật in. D. Làm giấy.
Câu 21. Ở Trung Quốc, Sách Xuân Thu đã ghi chép chính xác về hiện tượng
A. Nguyệt thực. B. Nhật thực. C. Vũ trụ. D. Trái đất.
Câu 22. Nghệ thuật được xem là nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa
A. Chạm trổ trên xương thú. B. Chạm trổ trên đá
C. Chạm trổ trên ngọc và đá quý. C. Chạm trổ trên gỗ và kim cương.
Câu 23. Trong âm nhạc, Trung Hoa cổ - trung đại được mệnh danh là
A. đất nước của ca vũ cúng tế. B. đất nước của nhạc lễ.
B. đất nước của hí khúc. C. đất nước của âm nhạc cung đình.
Câu 24. Người sáng lập ra Nho Giáo là
A. Khổng Tử. B. Lão Tử. C. Mặc Tử. D. Quản Trọng.
Câu 25. Người sáng lập ra Pháp gia là
A. Khổng Tử. B. Lão Tử. C. Mặc Tử. D. Quản Trọng.
Câu 26. Người sáng lập ra Mặc gia là
A. Khổng Tử. B. Lão Tử. C. Mặc Tử. D. Quản Trọng.
Câu 27. Người khởi xướng cho tư tưởng Đạo gia là
A. Khổng Tử. B. Lão Tử. C. Mặc Tử. D. Quản Trọng.
Câu 28.Tộc người giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa thời kì cổ -
trung đại là
A. người Hán. B. người Mãn. C. người Thái. D. người Mông Cổ.

VĂN MINH ẤN ĐỘ THỜI CỔ TRUNG ĐẠI


Câu 1. Khoảng thế kỉ VI TCN, tôn giáo nào ra đời ở Ấn Độ có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam
Á
A. Phật giáo. B. Ấn Độ giáo. C. Đạo Hồi. D. Bà La Môn giáo.
Câu 2. Lĩnh vực nào sau đây của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại có ảnh hưởng lớn đến
Việt Nam
A. Y học. B. Văn học. C. Kiến trúc, điêu khắc. D. Sử học.
Câu 3. Loại hình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc Hin-đu giáo ở Ấn Độ là
A. chùa hang. B. stu-pa. C. đền kiểu tháp núi. D. mái vòm, chóp nhọn.
Câu 4. Ấn Độ là cái nôi của những tôn giáo lớn nào dưới đây
A. Phật giáo, Đạo giáo. B. Phật giáo, Hin-đu giáo.
C. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo. D. Phật giáo, Hồi giáo.
Câu 5. Tư tưởng tôn giáo nào là cơ sở cho chế độ phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại
A. Phật giáo. B. Bà La Môn giáo. D. Ấn Độ giáo. C.Thiên Chúa giáo.
Câu 6. Chữ viết ngày nay của Ấn Độ có nguồn gốc từ chữ
A. Bra-mi (Brahmi). B. Xan-xcrit (Sanskrit). C. Pa-li (Pali). D. Hin-đi
(Hindi).
Câu 7. Loại chữ viết của nền văn minh nào được cư dân nhiều quốc gia Đông Nam Á thời kì cổ -
trung đại tiếp thu
A. Ấn Độ. B. Trung Hoa. C. Lưỡng Hà. D. Hy Lạp - La Mã.
Câu 8. Văn hoá truyền thống Ấn Độ được truyền bá, gây ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực nào
A. Đông Bắc Á. B. Trung Đông. C. Đông Nam Á. D.Tây Á.
Câu 9. Một trong những ý nghĩa của các công trình kiến trúc và điêu khắc của nền văn minh Ấn Độ
thời kì cổ - trung đại là
A. thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ thuật.
B. có ảnh hưởng lớn đến văn minh thời Phục hưng.
C. phản ánh Hin-đu giáo là tư tưởng chính thống của Ấn Độ.
D. phản ánh tư tưởng độc tôn của Phật giáo.
Câu 10. Những lĩnh vực nào dưới đây của văn hoá truyền thống Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài
A. Tôn giáo, văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chữ viết.
B. Phật giáo, văn học, kiến trúc, điêu khắc, chữ viết,
C. Hồi giáo, văn học, kiến trúc, ca múa, chữ viết.
D. Hin-đu giáo, văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chữ viết.
Câu 12. Phát minh chữ số tự nhiên và số 0 là thành tựu của quốc gia nào sau đây
A. Ai Cập. B. Ấn Độ. C. Trung Quốc. D. Lưỡng Hà.
Câu 13. Đây là bộ sử thi được coi là “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội, tư tưởng, tôn giáo của
Ấn Độ cổ đại
A. Ra-ma-ya-na. B. Ma-ha-bha-ra-ta.
C. Phạ-lắc Phạ-lam. D. Sơ-kun-tơ-la.
Câu 14. Giá trị ưu việt và tính nhân văn của văn minh Ấn Độ thể hiện qua việc lan toả giá trị văn
minh bằng con đường
A. chính trị. B. quân sự. C. chiến tranh. D. hoà bình.
Câu 15. Đạo Hin-đu - một tôn giáo lớn ở Ấn Độ được hình thành trên cơ sở
A. giáo lí của đạo Phật. B. tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.
C. giáo lí của đạo Hồi. D. giáo lí của Thiên Chúa giáo.
Câu 16. Chữ Phạn được hoàn thiện và phổ biến dưới thời Gúp-ta đã ảnh hưởng sâu sắc thế nào đối
với sự lan toả của nền văn minh Ấn Độ
A. Tạo điều kiện truyền bá các tôn giáo của Ấn Độ.
B. Tạo điều kiện chuyển tải văn hoá trong nhân dân.
C. Tạo điều kiện truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.
D. Thúc đẩy văn hoá Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
Câu 17. Ấn độ có nền nghệ thuật phong phú, đặc sắc, mang đậm yếu tố
A. Tôn giáo. B. Địa lý C. Lịch sử D. Phương Tây.
Câu 18. Cư dân nước nào thời cổ trung đại đã nêu ra thuyết Nguyên tử và biết được lực hút của trái
đất
A. Trung Quốc. B. Ai Cập. C. Cam-pu-chia. D. Ấn Độ.
Câu 19. Hóa học ra đời sớm ở Ấn Độ là do nhu cầu của
A. nghề thủ công. B. nghề nông trồng lúa. C. nghề khai thác mỏ. D. nghề chế tạo máy.
Câu 20. Tôn giáo cổ xưa nhất của Ấn Độ, ra đời vào khoảng thiên niên kỉ I TCN
A. Phật giáo. B. Bà La Môn giáo. D. Ấn Độ giáo. C.Thiên Chúa giáo.
Câu 21. Tư tưởng của Bà La Môn giáo trở thành công cụ bảo vệ
A. chế độ mẫu hệ. B. chế độ phụ hệ. C. chế độ đa thê. D. chế độ đẳng
cấp.
Câu 22. Giáo lí Bà La Môn giáo chủ yếu dựa theo bộ
A. kinh Tân ước. B. kinh Cựu ước. C. kinh Cô-ran D. kinh Vê-đa.
Câu 23. Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
A. để lại nhiều giá trị độc đáo, vượt trội. B. minh chứng cho sức sáng tạo phi thường.
C. tạo nên bản sắc và niềm tự hào của dân tộc Ấn.
D. tiếp biến những giá trị tiêu biểu của văn minh Hy Lạp.
Câu 24. Ý nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
A. có tính hiện thực cao, mang tính nhân bản. B. là cơ sở của văn hóa Châu Âu về
sau.
C. tiếp biến văn minh phương Hy Lạp – La Mã. D. tạo nên bản sắc và niềm tự hào của dân tộc
Ấn.
VĂN MINH HY LẠP- LA MÃ THỜI CỔ ĐẠI
Câu 1: Người Hi Lạp cổ đại đã tạo nên hệ thống chữ viết dựa trên bảng chữ cái của
A. Người Giéc-man. B. Người Ai Cập. C. Người Phê-ni-xi. D. Người Ả Rập.
Câu 2. Hệ thống chữ cái của người Hi Lạp cổ đại gồm
A. 23 chữ cái. B. 24 chữ cái. C. 26 chữ cái. D. 27 chữ cái.
Câu 3. Hệ chữ cái La-tinh là do cư dân nào sáng tạo ra
A. Người La Mã. B. Người Ai Cập. C. Người Phê-ni-xi. D. Người Ả Rập.
Câu 4. Hệ thống chữ cái của người La Mã hoàn thiện bao gồm
A. 23 chữ cái. B. 24 chữ cái. C. 26 chữ cái. D. 27 chữ cái.
Câu 5. Thần thoại Hi Lạp, La Mã cổ đại phong phú các câu chuyện kể về
A. các vị thần Hin-đu giáo. B. các Pha-ra-ông.
C. sự hình thành vũ trụ. D. đời sống con người.
Câu 5. Kho tàng phong phú các câu chuyện kể về các vị thần, cuộc đấu tranh trong muôn loài ở Hi
Lạp, La Mã cổ đại là
A. Thơ ca. B. Văn xuôi. C. Bi kịch. D. Thần thoại.
Câu 6. Trong thơ ca và văn xuôi của Hi Lạp, La Mã cổ đại lấy chất liệu chủ yếu từ
A. Thần thoại. B. Kinh thi. C. Bi kịch. D. Tiểu thuyết.
Câu 7. Một trong hai tập sử thi ra đời sớm nhất ở Hi Lạp cổ đại đó là
A. Sơ-kun-ta-la. B. Ma-ha-bha-la-ta. C. Ra-ma-ya-na. D. I-li-át.
Câu 8. Nhà văn Ê-dốp thời Hi Lạp, La Mã cổ đại nổi tiếng với thể loại
A. Thần thoại. B. Truyện ngụ ngôn. C. Bi kịch. D. Tiểu thuyết.
Câu 9. Ý nào dưới đây phản ánh đúng nội dung của thể loại bi kịch ở Hi Lạp, La Mã cổ đại
A. Triết lí về đời sống tôn giáo. B. Lên án chế độ phong kiến.
C. Triết lí về số phận con người. D. Phê phán kinh viện.
Câu 10. Kịch dưới thời Hi Lạp, La Mã cổ đại thường được biểu diễn tại
A. các nhà hát ngoài trời. B. các đấu trường lớn.
C. các đền thờ thần. D. các nhờ thờ lớn.
Câu 11. Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc tiêu biểu của
A. La Mã. B. Ai Cập. C. Hi Lạp. D. Ả Rập.
Câu 12. Công trình kiến trúc nào dưới đây thuộc La Mã cổ đại
A. đấu trường Cô-li-dê. B. đền Ta-giơ-ma-han.
C. đền Pác-tê-nông. D. thành Ba-bi-lon.
Câu 13. Điêu khắc Hi Lạp, La Mã cổ đại vươn tới sự hoàn hảo
A. vẻ đẹp của các vị thần. B. tài năng của các nghệ nhân.
C. vẻ đẹp hình thể của con người. D. của màu sắc tự nhiên.
Câu 14. Trong khoa học tự nhiên người Hi Lạp đã tiếp thu nhiều tri thức của
A. La Mã, Trung Quốc. B. Lưỡng Hà, Ai Cập.
C. Ấn Độ, Trung Quốc. D. Ả Rập, Ấn Độ.
Câu 15. Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít là các nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực
A. Thiên văn học. B. Y học. C. Vật lí. D. Toán học.
Câu 16. Hi-pô-crát được mệnh danh là
A. cha đẻ của Toán học phương Tây. B. cha đẻ của hội họa phương Tây.
C. cha đẻ của Y học phương Tây. D. cha đẻ của điêu khắc phương Tây.
Câu 17. Thế kỉ IIITCN A-ri-xtác nêu lên
A. Thuyết Nhật tâm. B. Thuyết tiến hóa.
C. Thuyết tương đối. D. Thuyết sự chuyển động của e-léc-trôn.
Câu 18. Tác phẩm Lịch sử cuộc chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư là của tác giả
A. Ta-lét. B. Hê-rô-đốt. C. Pi-ta-go. D. Ơ-cơ-lít.
Câu 19. Quốc gia nào dưới đây là “quê hương của triết học phương Tây”
A. La Mã. B. Ai Cập. C. Hi Lạp. D. Lưỡng Hà.
Câu 20. Các triết gia Ta-lét, Hê-ra-clit theo trường phái
A. Tảng băng trôi. B. Hiện thực. C. Duy tâm. D. Duy vật.
Câu 21. Thế kỉ IV, Hoàng đế La Mã đã công nhận tôn giáo nào là quốc giáo
A. Phật giáo. B. Cơ đốc giáo. C. Đạo giáo. D. Nho giáo.
Câu 22. Ý nào dưới đây không đúng khi nói đến văn học Hy Lạp – La Mã cổ đại
A. giải thích sự hình thành vũ trụ.
B. phong phú các câu chuyện về các vị thần.
C. giải thích cuộc đấu tranh trong thế giới muôn loài.
D. khát vọng vươn tới sự hoàn hảo vẻ đẹp hình thể con người.
Câu 23. “Thể hiện khát vọng vươn tới sự hoàn hảo vẻ đẹp hình thể con người và chuẩn xác trong
tạo hình”, đây là thành tựu của văn minh Hy Lạp – La Mã trong lĩnh vực
A. Kiến trúc. B. Điêu khắc. C. Văn học. D. Triết học.
Câu 24. Thế kỉ VIII TCN, người Hy Lạp tổ chức các cuộc thi đấu thể thao tại Ô-lim-pi-a nhằm
A. tôn vinh các vị thần. B. thể hiện đam mê với nghệ thuật.
C. tôn vinh các giá trị nhân đạo. D. vinh danh những nhà khoa học.
Câu 25. Tại các kì thi đấu thể thao O-lim-pi-a ở Hy Lạp cổ đại, người chiến thắng được vinh danh
và nhận
A. kỉ niệm chương. B. vòng nguyệt quế. C. huy chương vàng D. cúp chiến thắng.
Câu 26. Đâu là đặc điểm nổi bật của quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp - La Mã
cổ đại?
A. Gắn liền với cuộc đấu tranh giữa hai trường phái duy vật và duy tâm.
B. Hy Lạp – La Mã là quê hương của triết học phương Tây.
C. Là nền tảng cho tư tưởng, tri thức phương Tây thời cận và hiện đại.
D. Ra đời và phát triển trong bối cảnh các cuộc đấu tranh của nô lệ diễn ra mạnh mẽ.
Câu 27. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất ý nghĩa to lớn những cống hiến về khoa học, kĩ
thuật của người Hy Lạp – La Mã cổ đại?
A. Đặt nền tảng cho sự phát triển của các ngành khoa học, kĩ thuật của thế giới sau này.
B. Là cơ sở để các nhà khoa học có tên tuổi phát huy tài năng và cống hiến cho nhân loại.
C. Những hiểu biết có từ hàng ngàn năm trước mới thực sự trở thành ngành khoa học.
D. Mở ra những hiểu biết mới về tri thức mà trước đây con người còn mơ hồ.
Câu 28. Hy Lạp và La Mã cổ đại thuộc khu vực nào sau đây?
A. Đông Bắc châu phi. B. Địa Trung Hải. C. Đông Bắc châu Á. D. Đông Nam Á.
Câu 29. Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu sáng tạo của cư dân quốc gia cổ đại nào?
A. Cư dân La Mã cổ đại. B. Cư dân Ấn Độ cổ đại.
C. Cư dân Hy Lạp cổ đại. D. Cư dân A-rập cổ đại.
BÀI 8: VĂN MINH THỜI PHỤC HƯNG
Câu 1. Văn học Tây Âu thời Phục hưng đã truyền bá tư tưởng nào dưới đây
A. tư tưởng nhân đạo. B. tư tưởng dân chủ vô sản.
C. tư tưởng chủ nghĩa xã hội. D. tư tưởng triết học duy vật.
Câu 2. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung văn học Tây Âu thời Phục hưng
A. mượn chủ đề tôn giáo và mang tính hiện thực. B. truyền bá tư tưởng nhân đạo.
C. ca ngợi tình yêu và sự tự do. D. đấu tranh chế độ phong kiến lạc hậu.
Câu 3. Nhà soạn kịch vĩ đại Sếch-xpia, nổi tiếng với tác phẩm nào dưới đây
A.Đôn Ki-hô-tê. B. Cuộc đời mới.
C. Thần khúc. D. Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
Câu 4. Trong hội họa và điêu khắc Tây Âu thời Phục hưng thường
A. mượn chủ đề tôn giáo, mang tính hiện thực. B. truyền bá tư tưởng nhân
đạo.
C. ca ngợi tình yêu và sự tự do. D. đấu tranh chế độ phong kiến lạc
hậu.
Câu 5. Lê-ô-na đờ Vanh-xi nổi tiếng với tuyệt tác
A. Cuộc phán xét cuối cùng. B. Thiên chúa sáng thế.
C. Khu vườn xinh đẹp. D. Bữa ăn tối cuối cùng.
Câu 6. Tác giả của tuyệt tác La Giô-công-đơ, đó là
A. Mi-ken-lăng-giơ. B. Ra-pha-en. C. Lê-ô-na đờ Vanh-xi. D. Văng-gốt.
Câu 7. Các tác phẩm Trường học A-ten, Chúa Ki-tô bị đóng đinh, Khu vườn xinh đẹp là của tác giả
A. Mi-ken-lăng-giơ. B. Ra-pha-en. C. Lê-ô-na đờ Vanh-xi. D. Văng-gốt.
Câu 8. Các tác phẩm Cuộc phán xét cuối cùng, Thiên chúa sáng thế, tượng Đa-vít là của tác giả
A. Mi-ken-lăng-giơ. B. Ra-pha-en. C. Lê-ô-na đờ Vanh-xi D. Văng-gốt.
Câu 9. Kiến trúc Tây Âu thời Phục hưng được phục hồi theo
A. trường phái duy vật. B. trường phái duy tâm.
C. trường phái cổ điển. D. trường phái chủ nghĩa nhân văn.
Câu 10. R. Đê-các-tơ là nhà khoa học nổi tiếng với công trình nghiên cứu
A. áp suất khí quyển. B. thuật giải phẫu.
C. sự tuần hoàn máu. D. thuyết hình học giải tích.
Câu 11. Vê-da-lơ là nhà khoa học nổi tiếng với công trình nghiên cứu
A. áp suất khí quyển. B. thuật giải phẫu.
C. sự tuần hoàn máu. D. thuyết hình học giải tích.
Câu 12. E.Tô-ri-xe-li là nhà khoa học nổi tiếng với công trình nghiên cứu
A. áp suất khí quyển. B. thuật giải phẫu.
C. sự tuần hoàn máu. D. thuyết hình học giải tích.
Câu 13. Nhà thiên văn học N.Cô-péc-ních nổi tiếng với
A. thuyết tương đối. B. thuyết hình học giải tích.
C. thuyết nguyên tử. D. thuyết Nhật tâm.
Câu 14. Trong thuyết Nhật tâm của N.Cô-péc-ních đã khẳng định
A.Trái Đất tự quay xung quanh nó và quay quanh Mặt Trời.
B. Trái Đất tự quay xung quanh nó và quay quanh Mặt Trăng.
C. Mặt Trời tự quay xung quanh nó và quay quanh Trái Đất.
D. Mặt Trăng tự quay xung quanh nó và quay quanh mặt trời.
Câu 15. G.Bru-nô đã phát triển nhận thức trung tâm của Thái dương hệ là
A. Mặt Trăng B. Sao Kim. C. Mặt Trời. D. Trái Đất.
Câu 16. Những thành tựu cải tiến kính thiên văn, la bàn, chuyển động học gắn liền với tên tuổi của
nhà thiên văn học
A. N.Cô-péc-ních. B. G.Bru-nô C. G. Ga-li-lê. D. A-ri-xtác.
Câu 17. Ở Văn minh Tây Âu thời Phục hưng, cải tiến kĩ thuật nào đã tác động tới sự phát triển của
nhiều nghành sản xuất
A. máy kéo sợi B. máy dệt. C. luyện kim. D. guồng nước.
Câu 18. Lê-ô-na đờ Vanh-xi là một nhà danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng nhất trong thời kì văn hóa
A. Hy Lap - La Mã cổ đại. B. Phục hưng đầu cận đại.
C. phương Tây hiện đại. D. phương Đông cổ đại.
Câu 19. Trong triết học Tây Âu thời Phục hưng đã công kích
A. chế độ tư bản chủ nghĩa. B. chủ nghĩa duy vật.
C. chủ nghĩa duy tâm. D. chủ nghĩa cá nhân.
Câu 20. Người mở đầu cho trường phái duy vật Tây Âu thời Phục hưng là
A. Phran-xít Bê-cơn. B. Ra-pha-en. C. Lê-ô-na đờ Vanh-xi D. Văng-gốt.
Câu 21. Ở Tây Âu thời Phục hưng, đã xuất hiện trào lưu tư tưởng
A. Triết học Ánh sáng. B. Chủ nghĩa nhân văn.
C. Triết học Phương Đông. D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Câu 22. Nội dung tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng đã thu hút các đại biểu đấu tranh
trên nhiều lĩnh vực đó là nhờ
A. được chế độ phong kiến hỗ trợ về vật chất và tinh thần .
B. có những quan điểm tiến bộ đề cao giá trị con người.
C. có nhiều quan điểm ủng hộ giai cấp nông dân đấu tranh.
D. đưa ra mô hình xã hội mới công bằng, không có bóc lột.
Câu 23. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng tính chất cách mạng của hệ tư tưởng mới trong phong
trào Văn hóa Phục hưng
A. lên án, đả kích giai cấp phong kiến. B. chống các quan điểm phản khoa học.
C. đề cao tự do cá nhân, giá trị con người. D. lên án sự bóc lột tàn bạo của giai cấp tư sản.
Câu 24. Các triết gia phong trào Văn hóa Phục hưng đã hướng tới tách triết học ra khỏi
A. trường học. B. thần học. C. thành thị. D. giáo hội.
Câu 25. Điểm khác biệt cơ bản của triết học Tây Âu thời Phục hưng so với Hi Lạp – La Mã cổ đại
đó là
A. công kích triết học kinh viện. B. hình thành trường phái duy tâm.
C. hình thành thuyết nguyên tử. D. trường phái duy vật hình thành.
Câu 26. Phong trào Văn hóa Phục hưng đã góp phần chuẩn bị cho thời kì xác lập và phát triển của
A.giai cấp công nhân thế giới. B. chủ nghĩa xã hội.
C. chủ nghĩa xã hội không tưởng. D. chủ nghĩa tư bản.
Câu 27. Những di sản Văn hóa Phục hưng đã góp phần tạo nên
A. một thị trường chung ở châu Âu B. một Liên minh châu Âu hùng mạnh.
C. bản sắc văn hóa châu Âu đương đại. D. bản sắc văn hóa châu Âu đậm chất phong kiến.
BÀI 9: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI CẬN ĐẠI
Câu 1. Năm 1733, Giôn Cay phát minh ra
A. thoi bay. B. máy hơi nước. C. đầu máy xe lửa. D. máy dệt.
Câu 2. Năm 1764, phát minh nào của Giêm Ha-gri-vơ ra đời
A. máy kéo sợi. B. máy hơi nước. C. đầu máy xe lửa. D. máy dệt.
Câu 3. Năm 1785, Ét-mơn Các-rai đã cho ra đời máy dệt vải chạy bằng
A.sức kéo trâu bò. B. thuyết đòn bẩy. C. sức nước. D. sức gió.
Câu 4. Năm 1784, Giêm Oát chế tạo thành công
A. máy kéo sợi. B. máy hơi nước. C. đầu máy xe lửa. D. máy dệt.
Câu 5. Đầu thế kỉ XIX, loại máy móc nào được sử dụng phổ biến ở nước Anh
A. máy kéo sợi. B. máy hơi nước. C. đầu máy xe lửa. D. máy dệt.
Câu 6. Sự ra đời của máy hơi nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã khởi đầu quá trình nào trên thế
giới
A.điện khí hóa. B. hiện đại hóa. C. công nghiệp hóa. D. toàn cầu hóa.
Câu 7. Sự ra đời của máy hơi nước đã thúc đẩy ngành nào ra đời và phát triển
A. ngành dệt may. B. ngành chế biến.
C. ngành du lịch. D. ngành chế tạo máy.
Câu 8. Phát minh nào dưới đây đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành luyện kim
A.phương pháp nấu luyện gang. B. phương pháp nung chảy sắt.
C. phương pháp nấu than cốc. D. phương pháp lò cao.
Câu 9. Năm 1856, H. Bê-sê-mơ phát minh ra lò cao có khả năng
A.chế tạo máy móc. B. luyện sắt put-đinh.
C. luyện than cốc bằng lò cao. D. luyện gang lỏng thành thép.
Câu 10. Năm 1814, phát minh nào đã góp phần thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển
A. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước. B. tàu thủy chạy bằng hơi nước.
C. máy dệt chạy bằng hơi nước. D. máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
Câu 11. Đến thế kỉ XIX, hệ thống đường sắt đã phát triển mạnh ở
A.Tây Á và Bắc Phi. B. Tây Âu và Bắc Mĩ.
C. Đông Á và Nam Mĩ. D. Đông Âu và Tây Phi.
Câu 12. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 được khởi đầu bằng
A. các phát minh trong lĩnh vực dệt. B. các phát minh về luyện kim.
C. các phát minh về máy móc. D. các phát minh về điện.
Câu 13. M. Pha-ra-đây là người khám phá ra nguyên lí hoạt động của
A. máy kéo sợi. B. máy hơi nước. C. đầu máy xe lửa. D. máy phát điện.
Câu 14. Thành tựu về điện tín, điện thoại, sóng vô tuyến điện được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực
A. du lịch. B. điện ảnh. C. giao thông vận tải. D. truyền thông.
Câu 15. Các phát minh của Ê-đi-xơn, Ni-cô-la-tét-la, Oét-tinh-hao, đã thúc đẩy nhanh việc sử dụng
A. năng lượng điện. B. năng lượng gió.
C. năng lượng mặt trời. D. năng lượng thủy triều.
Câu 16. Năm 1876, A-lếch-xan đơ Gra-ham Beo đã phát minh ra
A. máy kéo sợi. B. điện thoại đầu tiên. C. đầu máy xe lửa. D. máy phát điện.
Câu 17. Ni-cô-la-tét-la đã có các phát minh về
A. thuyết Điện tử. B. thuyết Tương đối. C. Dòng điện xoay chiều. D. thuyết Địa tâm.
Câu 18. Các phát minh tiên phong về dòng điện xoay chiều và một chiều, đã mở ra quá trình
A. điện khí hóa. B. hiện đại hóa. C. công nghiệp hóa. D. toàn cầu hóa.
Câu 19. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nguồn nhiên liệu nào được phát hiện, cung cấp nhiên liệu
cho cuộc cách mạng công nghiệp
A.Than đá. B. Dầu mỏ. C. Hơi nước. D. Thủy triều.
Câu 20. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai phát minh nào được ứng dụng vào thương
mại
A.tuốc bin hơi nước. B. dòng điện xoay chiều.
C. máy phát điện. D. động cơ đốt trong.
Câu 21. Phát minh nào trong cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển
của ô tô, máy bay và thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ?
A. Phương pháp nấu than cốc. B. Chế tạo ra hệ thống máy tự động.
C. Phát minh động cơ đốt trong. D. Phương pháp luyện kim “put-đinh”.
Câu 22. Thành tựu khoa học và kĩ thuật quan trọng nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
hai từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là
A. máy hơi nước và điện. B. động cơ đốt trong và ô tô.
C. máy hơi nước và điện thoại. D. điện và động cơ đốt trong.
Câu 23. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở thế kỉ XVIII - XIX, phát minh kĩ thuật
nào đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?
A. Động cơ đốt trong. B. Máy kéo sợi Gien-ni.
C. Máy tính điện tử. D. Máy hơi nước.
Câu 24. Tác dụng của việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim trong cuộc
cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là
A. thúc đẩy việc ứng dụng điện vào cuộc sống.
B. dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới.
C. dẫn đến sự ra đời và phát triển của động cơ học.
D. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước.
Câu 25. Cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại không có những tác động nào sau đây?
A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
B. Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị.
C. Gây ô nhiễn môi trường, bóc lột lao động và xâm chiếm thuộc địa.
D. Thúc đẩy toàn cầu hóa, tự động hóa, thương mại điện tử, tự do thông tin.
Câu 26. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
A. sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất.
B. ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
C. sử dụng năng lượng điện với sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt.
D. quy trình, phương thức sản xuất được tối ưu hóa dựa trên nền tảng công nghệ số.
Câu 27. Nội dung nào không phản ánh đúng hệ quả hệ quả tích cực của cuộc cách mạng công
nghiệp thời kì cận đại?
A. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
B. Nhiều trung tâm công nghiệp mới hình thành.
C. Thúc đẩy chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp.
D. Giải quyết triệt để mâu thuẫn trong xã hội tư bản.
Câu 28. Nội dung nào không phản ánh đúng những tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công
nghiệp thời kì cận đại?
A. Ô nhiễm môi trường. B. Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em.
C. Người lao động có nguy cơ mất việc làm. D. Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
Câu 29. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào nửa sau thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX ở châu Âu
là quá trình
A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu.
B. hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và công nhân.
C. cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công.
D. hình thành nền tảng kinh tế của của chủ nghĩa tư bản.

You might also like