You are on page 1of 69

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển và cùng với sự phát triển của kỹ thuật công
nghệ hiện đại ở Việt Nam trong những năm gần đây. Việc sử dụng các phần mềm quản lý
thông tin trong việc bán hàng và quản lý hàng hoá nhập kho để tránh bị tổn thất về mặt
sản lượng nhập vào cũng như là kiểm soát được số lượng nguyên vật liệu đã được sử
dụng là điều mà các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh nhỏ lẻ đã và đang ngày càng quan
tâm hơn. Vậy nên là sự phát triển của những phần mềm bán hàng hiện nay ngày càng trở
nên đa dạng, phổ biến và phong phú hơn.

KiotViet là một trong những phần mềm được các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh
nhỏ lẻ sử dụng rất nhiều. Nó ghi lại và lưu trữ một cách rõ ràng những thông tin về việc
bán hàng, quản lý số lượng hàng tồn kho và số lượng nguyên vật liệu được nhập vào.
Ngoài ra, nó còn phân loại hàng hoá theo thuộc tính và màu sắc, báo cáo lãi lỗ một cách
trực quan và chi tiết,... để người dùng có thể dễ dàng sử dụng hơn.

2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Về thời gian: Từ ngày ... đến ngày ....

Về không gian: Nghiên cứu phần mềm quản lý bán hàng Nông sản & Thực phẩm
của KiotViet.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Phần mềm quản lý bán hàng Nông sản & Thực phẩm của KiotViet nhằm mục tiêu:

1. Hiểu chi tiết về phần mềm để có thể sử dụng và áp dụng vào công việc và đời sống.

2. Biết được vai trò và các chức năng của phần mềm KiotViet.

3. Có kiến thức cơ bản về các phần mềm bán hàng trên thị trường hiện nay.

4. Có khả năng giải quyết vấn về khi gặp trục trặc về chi phí, nguồn nhân lực, an toàn và
bảo mật thông tin,...
NỘI DUNG

1. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM QUẢN LÝ CỬA HÀNG NÔNG SẢN & THỰC
PHẨM KIOTVIET

KiotViet là phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất hiện nay. Phần mềm được
phát triển bởi Công ty Cổ phần Công nghệ KiotViet vào năm 2014. Tính đến hiện tại,
phần mềm này đã được hơn 200.000 nhà kinh doanh và với hơn 10.000 cửa hàng mới đưa
vào sử dụng mỗi tháng.

KiotViet đã thiết kế phần mềm chuyên biệt để phù hợp với mọi quy mô và các loại
hình kinh doanh khác nhau. Hiện tại, KiotViet đang tập trung phát triển phần mềm cho 4
ngành chính:

 Ngành hàng bán buôn, bán lẻ: Thời trang, Vật liệu xây dựng, Nhà thuốc, Mỹ phẩm,
Nông sản & Thực phẩm, Mẹ & Bé,…
 Ngành hàng ăn uống, giải trí: Nhà hàng, Quán ăn, Cà phê, Trà sữa, Karaoke, Bida,
Bar, Pub & Club,…
 Ngành dịch vụ làm đẹp: Beauty Spa & Massage, Hair Salon & Nails,…
 Ngành dịch vụ lưu trú: Khách sạn & Nhà nghỉ, Homestay & Villa, Resort,…

Hiện nay, hầu hết những người tiêu dùng đều chú tâm đến việc lựa chọn các loại
thực phẩm, trái cây, hoa quả để có thể đảm bảo được an toàn thực phẩm cũng như đảm
bảo được sức khỏe của bản thân và gia đình. Vì vậy, nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh đã
mở rộng và phát triển cửa hàng thực phẩm để cung ứng các mặt hàng thực phẩm an toàn
đến tận tay người tiêu dùng. Trong đó, phần mềm quản lý cửa hàng Nông sản & Thực
phẩm KiotViet giúp cho chủ cửa hàng thuận tiện trong việc phân loại hàng hoá nhập theo
từng ngày, từng tuần, theo dõi số lượng hàng hoá đã bán và đang tồn kho. Qua đó, nhà
kinh doanh có thể dự trù được số lượng thực phẩm sẽ nhập và sẽ bán trong thời gian tiếp
theo.

2. CÁC TÍNH NĂNG CỦA PHẦN MỀM


KiotViet cung cấp nhiều tính năng từ cơ bản đến nâng cao nhằm giúp cho các nhà
kinh doanh có thể quản lý bán hàng một cách hiệu quả hơn.

2.1. Đơn vị tính quy đổi linh hoạt

Khi kinh doanh các mặt hàng nông sản và thực phẩm sẽ xuất hiện khó khăn trong
đơn vị nhập và bán ra. Do đó, phần mềm KiotViet giúp cho người bán thuận tiện hơn bởi
họ có thể tự tạo thêm các đơn vị nhập và bán để phù hợp với hình thức kinh doanh, mua
bán tại cửa hàng.

2.2. Quản lý hàng hóa không giới hạn

Không giống như những mặt hàng khác, nông sản và thực phẩm là ngành hàng cực
kì khó khăn, bởi vì chúng có hạn sử dụng rất ngắn và nếu không bảo quản đúng cách sẽ
dễ gây ra hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng của mặt hàng. Vì thế, KiotViet sẽ giúp nhà
quản lý có thể lưu trữ được thông tin chi tiết, cũng như thời gian sử dụng của từng loại
nông sản và thực phẩm để nhà kinh doanh dễ dàng đưa ra chiến lược để bán hàng một
cách nhanh chóng và điều chỉnh trong việc nhập hàng mới về cửa hàng.

2.3. Nắm bắt công nợ khách hàng

Các khách hàng thân thiết của cửa hàng khi mua một số lượng lớn và có nhu cầu ghi
nợ, đòi hỏi nhà kinh doanh phải nắm rõ thông tin về từng khách hàng và lịch sử giao dịch.
Khi sử dụng KiotViet, nhà kinh doanh có thể giải quyết được những khó khăn này mà
không cần tốn quá nhiều thời gian.

2.4. Theo dõi tình hình kinh doanh mọi lúc mọi nơi

KiotViet cho phép quản lý từ xa bởi phần mềm ứng dụng công nghệ điện toán đám
mây. Do đó, các nhà kinh doanh có thể truy cập vào hệ thống ở bất cứ khi nào và bất kỳ
nơi đâu. Chỉ cần sử dụng một chiếc điện thoại di động là có thể quan sát được bao quát về
hoạt động giao dịch của cửa hàng, qua đó có thể kịp thời xử lý và giải quyết các vấn đề
phát sinh một cách dễ dàng. Điều này giúp cho nhà kinh doanh có thể yên tâm khi đi công
tác hoặc khi có công việc bên ngoài không thể đến trực tiếp cửa hàng để quản lý.
2.5. Ứng dụng công nghệ vượt trội

Trong quá trình kinh doanh, chắc hẳn sẽ có những sự cố ngoài ý muốn như cúp điện
hoặc nguồn điện bị hư hỏng dẫn đến mất điện, mất internet. Điều này sẽ ảnh hưởng đến
quá trình giao dịch của cửa hàng. Điểm đặt biệt vượt trội của phần mềm KiotViet đó là
cho phép bán hàng ngay cả khi mất điện, mất internet hoặc máy chủ gặp sự cố. Như vậy,
mọi sự lo lắng, phiền não khi xảy ra những tình huống bất ngờ về nguồn điện sẽ được xua
tan. Đây là một phần mềm vượt trội mà chưa có phần mềm quản lý bán hàng điện toán
đám mây nào ở Việt Nam có tính năng này.

2.6. Tích hợp với mọi thiết bị phần cứng

Phần mềm KiotViet có tính năng tích hợp được với hầu hết các loại thiết bị phần
cứng như máy tính, máy đọc mã vạch, máy in hóa đơn,… Do đó, phần mềm này sẽ giúp
cho cửa hàng tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể khi có thể tận dụng các thiết bị
sẵn có tại cửa hàng mà không cần phải mua thêm.

3. NGUỒN DỮ LIỆU ĐẦU VÀO VÀ THÔNG TIN ĐẦU RA

3.1. Nguồn dữ liệu đầu vào

 Thông tin sản phẩm: Mã hàng của sản phẩm; tên hàng hóa được bán; trọng lượng
của sản phẩm; giá bán; giá vốn; số lượng hàng còn tồn kho; số lượng được khách đặt
hàng; dự kiến hết hàng.
 Thông tin khách hàng: Tên của khách hàng, địa chỉ, số điện thoại, email, lịch sử
mua hàng, sở thích của khách hàng.
 Thông tin về đơn hàng: Mã đơn hàng, tên sản phẩm, ngày tháng sản phẩm được
bán, số lượng bán ra, giá tiền và thông tin thanh toán.
 Thông tin về nhà cung cấp và nhập hàng: Địa điểm lấy sản phẩm, điều kiện về sự
an toàn, tươi mới của sản phẩm, đơn giá, lịch sử nhập hàng vào cửa hàng để bán.
 Thông tin về đối tác giao hàng: Mã đối tác, tên đối tác, số điện thoại, tổng đơn
hàng, số tiền cần thu hộ, tổng phí giao hàng.
 Tồn kho, kiểm kho: Mã kiểm kho; thời gian đã tồn kho; ngày cân bằng; số lượng
thực tế, số lượng hàng đang được vận chuyển, mức độ cần bổ sung hàng hóa.
 Thông tin về khuyến mãi và ưu đãi cho khách hàng: Thời gian diễn ra khuyến mãi,
mặt hàng được áp dụng chương trình khuyến, tích điểm thưởng cho khách hàng sau
khi mua.
 Phản hồi và đánh giá của khách hàng: Cảm nhận của khách hàng sau khi mua sản
phẩm, đánh giá mức độ hài lòng/chưa hài lòng, thái độ phục vụ của nhân viên, góp ý
cần sửa đổi.
 Thông tin về nhân viên: Mã nhân viên, mã chấm công, họ tên nhân viên, số điện
thoại, số CCCD, ca làm việc, thời gian làm việc, tính lương của nhân viên, doanh số
sản phẩm đã bán được, tiền thưởng cho nhân viên.
3.2. Thông tin đầu ra

 Danh sách số hàng hóa đã đăng bán trên sàn.


 Danh sách số hàng hóa đã được bán đi.
 Tổng số lượng hàng hóa còn tồn kho, danh sách các sản phầm tồn kho, tổng giá trị
của số lượng tồn kho.
 Nguồn gốc sản phẩm đã lấy từ nhà cung cấp, số lượng hàng hóa, chi phí đã nhập
hàng.
 Tổng doanh thu từ các giao dịch bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định.
 Số lượng khách hàng đã truy cập vào gian hàng, số lượt xem sản phẩm, số lượng
khách hàng đã mua hàng, thông tin của khách hàng, sở thích của khách hàng, mức
độ ưa thích, hài lòng của khách hàng về sản phẩm.
 Số lượng nhân viên của cửa hàng, nhân viên có thành tích tốt nhất, tổng số lượng
phải trả cho nhân viên.
 Lợi nhuận thu được từ việc bán hàng,...
4. CÁC LOẠI BÁO CÁO
Phần mềm có thể cung cấp 9 loại báo cáo:
4.1. Báo cáo cuối ngày
Báo cáo cuối ngày cho phép khách hàng theo dõi tất các giao dịch bán hàng trong 1
ngày. Từ đó, giúp các cửa hàng kiểm soát tình hình bán hàng trong ngày được tốt hơn.
Để xem Báo cáo cuối ngày, Khách hàng thao tác như sau:
Trên thanh Menu, chọn Báo cáo, nhấp chuột vào Cuối ngày:

Giao diện Báo cáo cuối ngày hiện thị gồm thành 2 phần chính: Tiêu chí báo cáo và
Nội dung báo cáo.
Với hệ thống báo cáo mới này thì tất cả các báo cáo được hỗ trợ 2 kiểu hiển thị: Dọc
và Ngang.
Hiển thị Dọc: Cho góc nhìn tổng quan về từng mối quan tâm.

Hiển thị Ngang: Cho góc nhìn chi tiết trong từng mối quan tâm.
Trong Báo cáo cuối ngày có 3 mối quan tâm: Bán hàng, thu chi và hàng hóa.
Bán hàng: Hiển thị các giao dịch bán hàng trong ngày gồm các dữ liệu như mã
chứng từ, khách hàng, nhân viên bán hàng, thời gian bán hàng, loại hình thanh toán, tổng
tiền hàng,…

Thu chi: Hiển thị thông tin về tình hình thu chi trong ngày như loại thu chi, nhân
viên tạo phiếu, người nhận phiếu, giá trị của các phiếu, mã hóa đơn,…
Hàng hóa: Hiển thị thông tin về thông tin giao dich theo hàng hóa trong ngày.

Đặc biệt trong hệ thống báo cáo mới này, KiotViet đã bổ sung hệ thống các bộ lọc
rất chi tiết theo từng mối quan tâm. Điều này giúp hỗ trợ quản lý cửa hàng một cách rõ
ràng hơn trước đây rất nhiều.
Mối quan tâm Bán hàng, bộ lọc gồm có:
Lọc theo Chi nhánh: Lựa chọn hiển thị báo cáo của từng chi nhánh hoặc nhiều chi
nhánh cùng lúc.

Lọc theo Ngày: Lựa chọn ngày muốn xem báo cáo.

Lọc theo Khách hàng: Thống kê giao dịch của một khách hàng bất kỳ.
Lọc theo Nhân viên: Thống kê số lượng giao dịch của nhân viên bất kỳ.

Lọc theo Phương thức thanh toán: Thống kê số giao dịch trong ngày của mỗi loại
phương thức thanh toán.

Mối quan tâm Thu chi, bộ lọc gồm có:


Lọc theo Chi nhánh: Lựa chọn hiển thị báo cáo của từng chi nhánh hoặc nhiều chi
nhánh cùng lúc.

Lọc theo Ngày: Lựa chọn ngày muốn xem báo cáo.

Lọc theo Khách hàng: Thống kê thu/chi của một khách hàng bất kỳ.

Lọc theo Nhân viên: Thống kê tình trạng thu/chi của nhân viên bất kỳ.

Lọc theo Phương thức thanh toán: Thống kê số phiếu thu/chi trong ngày của mỗi
loại phương thức thanh toán.

Lọc theo Loại thu chi: Cho quý khách hàng xem được cụ thể từng loại thu chi trong
ngày.
Mối quan tâm Hàng hóa, bộ lọc gồm có:
Lọc theo Chi nhánh: Lựa chọn hiển thị báo cáo của từng chi nhánh hoặc nhiều chi
nhánh cùng lúc.

Lọc theo Ngày: Lựa chọn ngày muốn xem báo cáo.

Lọc theo Khách hàng: Thống kê hàng hóa đã mua của một khách hàng bất kỳ.

Lọc theo Hàng hóa: Thống kê số lượng giao dịch trong ngày của một loại hàng hóa
nào đó.

Lọc theo Loại hàng: Thống kê số lượng giao dịch trong ngày của các loại hàng hóa
trong kho.

Lọc theo Thuộc tính: Khách hàng có thể xem số lượng giao dịch trong ngày của sản
phẩm chi tiết đến từng loại thuộc tính.

Lọc theo Nhóm hàng: Thống kê số lượng giao dịch trong ngày của từng loại nhóm
hàng.

Lọc theo Nhân viên: Thống kê tình trạng thu/chi của nhân viên bất kỳ.
4.2. Báo cáo bán hàng

KiotViet sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện cũng như chi tiết về tình hình
bán hàng thông qua báo cáo bán hàng.
Để xem báo cáo bán hàng, Quý khách hàng thao tác như sau:
Trên thanh Menu, chọn Báo cáo, nhấp chuột vào Bán hàng:
Báo cáo bán hàng sẽ xuất hiện kiểu hiển thị: Bản đồ và Báo cáo. Trong kiểu hiển thị
báo cáo, hệ thống sẽ hỗ trợ 2 chế độ xem: Chiều dọc và Chiều ngang.
Hiển thị Dọc: Cho góc nhìn tổng quan về từng mối quan tâm.

Hiển thị Ngang: Cho góc nhìn chi tiết trong từng mối quan tâm.

Trong báo cáo bán hàng có 6 mối quan tâm: Thời gian, lợi nhuận, giảm giá hóa
đơn, trả hàng, nhân viên, chi nhánh.
Thời gian: Hiển thị các giao dịch trong báo cáo bán hàng theo thời gian như: Thời
gian bán hàng, số lượng đơn hàng, tổng tiền hàng, giảm giá hóa đơn, doanh thu, số lượng
đơn trả,…

Lợi nhuận: Hiển thị chi tiết các giao dịch Báo cáo lợi nhuận theo hóa đơn như:
Tổng tiền hàng, giảm giá hóa đơn, doanh thu, tổng giá vốn, lợn nhuận gộp,…
Giảm giá hóa đơn: Hiển thị chi tiết các giao dịch Báo cáo tổng hợp giảm giá hóa
đơn như: Mã hóa đơn, thời gian, số lượng, khách hàng, giá trị hóa đơn, giảm giá hóa đơn,

Trả hàng: Hệ thống sẽ liệt kê báo cáo trả hàng theo hóa đơn với đầy đủ thông tin
như: Mã phiếu, khách hàng, nhân viên, chứng từ, tổng tiền hàng, giảm giá hóa đơn,…
Nhân viên: Khi khách hàng lựa chọn mối quan tâm là nhân viên, thì hệ thống sẽ kê
khai chi tiết báo cáo bán hàng theo nhân viên như: Số lượng đơn bán, tổng tiền hàng,
giảm giá hóa đơn, doanh thu, số lượng đơn trả, giá trị trả,…

Chi nhánh: Quý khách hàng lựa chọn mối quan tâm theo chi nhánh, báo cáo bán
hàng sẽ tổng hợp tất cả số liệu như: Chi nhánh, số lượng đơn bán, tổng tiền hàng, giảm
giá hóa đơn, doanh thu, số lượng đơn trả, giá trị trả…
Với mỗi mối quan tâm, Báo cáo bán hàng sẽ hỗ trợ 02 bộ lọc:
Lọc theo Chi nhánh: Lựa chọn hiển thị báo cáo của từng chi nhánh hoặc nhiều chi
nhánh cùng lúc.

Lọc theo Thời gian:

 Báo cáo bán hàng hỗ trợ khách hàng xem lại báo cáo theo ngày và tuần, theo
tháng và quý và theo năm. Đặc biệt, báo cáo bán hàng hỗ trợ cả việc xem báo cáo
theo cả lịch âm. Hệ thống sẽ nhanh chóng xuất ra báo cáo trong một khoảng thời
gian khác nhau rất linh hoạt.
 Lọc thời gian theo lựa chọn khác: Cung cấp bộ lọc từng ngày, tháng, năm theo lịch
dương chi tiết.

4.3. Báo cáo hàng hóa

KiotViet cung cấp cho bạn một cách nhìn toàn diện cũng như chi tiết về tình hình
hàng hóa thông qua 2 kiểu hiển thị báo cáo và biểu đồ chỉ trong một màn hình.
Để xem Báo cáo cuối ngày, Khách hàng thao tác như sau:
Trên thanh Menu, chọn Báo cáo, nhấp chuột vào Hàng Hóa:
Với hệ thống báo cáo mới này thì Báo cáo hàng hóa hỗ trợ xem theo kiểu Biểu
đồ và Báo cáo. Kiểu hiển thị Báo cáo sẽ hỗ trợ xem một số mối quan tâm theo chiều dọc
cho góc nhìn tổng quan về từng mối quan tâm và chiều ngang cho góc nhìn chi tiết trong
từng mối quan tâm.

Trong Báo cáo hàng hóa có 7 mối quan tâm: Bán hàng, Lợi nhuận, Xuất nhập tồn,
Xuất nhập tồn chi tiết, Nhân viên theo hàng bán, Khách theo hàng bán, NCC theo hàng
nhập.
Bán hàng: Trong mối quan tâm, Khách hàng chọn Bán hàng, hệ thống sẽ thống kê
chi tiết các số liệu liên quan đến Mã hàng, tên hàng, số lượng bán, giá trị niêm yết, chênh
lệch số lượng trả, giá trị bán,… Báo cáo hỗ trợ xem báo cáo theo 02 kiểu hiển thị Dọc và
Ngang.
Lợi nhuận: Trong mối quan tâm, khách hàng chọn Lợi nhuận, hệ thống sẽ thống kê
báo cáo theo hàng hóa rất đầy đủ và chi tiết theo từng kiểu hiển thị như: Mã hàng, tên
hàng, số lượng bán, doanh thu, số lượng trả, Doanh thu (thuần),…

Xuất nhập tồn: Trong mối quan tâm, khách hàng lựa chọn Xuất nhập tồn, hệ
thống sẽ thống kê đầy đủ các thông tin liên quan đến: Mã hàng, tên hàng, tồn đầu kỳ, giá
trị đầu kỳ, số lượng nhập, giá trị nhập, số lượng xuất, giá trị xuất,…
Xuất nhập tồn chi tiết: Trong mối quan tâm, Quý khách hàng lựa chọn Xuất nhập
tồn chi tiết, báo cáo sẽ thống kê chi tiết các thông tin về: Mã hàng, tên hàng, tồn đầu, giá
trị đầu kỳ, nhập, xuất, tồn cuối,…

Nhân viên theo bán hàng: Trong mối quan tâm, Khách hàng lựa chọn Nhân viên
theo bán hàng, hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ báo cáo danh sách nhân viên theo bán hàng từ
mã hàng, tên hàng, số lượng nhân viên, số lượng bán, giá trị,…
Khách hàng theo hàng bán: Trong mối quan tâm, Khách hàng lựa chọn Khách
hàng theo hàng bán, hệ thống sẽ cập nhật báo cáo theo từng khoảng thời gian và chi
nhánh khác nhau theo mã hàng, tên hàng, số lượng khách hàng, số lượng mua, giá trị.

NCC theo hàng nhập: Trong mối quan tâm, Khách hàng chọn NCC theo hàng
nhập, hệ thống sẽ liệt kê báo cáo danh sách nhà cung cấp theo: Mã hàng, tên hàng, số
lượng nhà cung cấp, số lượng sản phẩm, giá trị.
Trong hệ thống Báo cáo hàng hóa, KiotViet đã bổ sung hệ thống các bộ lọc rất chi
tiết theo từng mối quan tâm. Điều này hỗ trợ khách hàng quản lý cửa hàng rõ một cách rõ
ràng hơn trước đây rất nhiều.
Mối quan tâm Bán hàng, bộ lọc gồm có:
 Lọc theo Chi nhánh
 Lọc theo Thời gian
 Lọc theo Hàng hóa
 Lọc theo Loại hàng
 Lọc theo Thuộc tính
 Lọc theo Nhóm hàng

Mối quan tâm Lợi nhuận, bộ lọc gồm có:


 Lọc theo Chi nhánh
 Lọc theo Thời gian
 Lọc theo Hàng hóa
 Lọc theo Loại hàng
 Lọc theo Thuộc tính
 Lọc theo Nhóm hàng

Mối quan tâm Xuất nhập tồn, bộ lọc gồm có:


 Lọc theo Chi nhánh
 Lọc theo Thời gian
 Lọc theo Hàng hóa
 Lọc theo Thuộc tính
 Lọc theo Nhóm Hàng
Mối quan tâm Xuất nhập tồn chi tiết, bộ lọc gồm có:
 Lọc theo Chi nhánh
 Lọc theo Thời gian
 Lọc theo Hàng hóa
 Lọc theo Thuộc tính
 Lọc theo Nhóm hàng

Mối quan tâm Nhân viên theo bán hàng, bộ lọc gồm có:
 Lọc theo Chi nhánh
 Lọc theo Thời gian
 Lọc theo Hàng hóa
 Lọc theo Loại hàng
 Lọc theo Thuộc tính
 Lọc theo Nhóm hàng
Mối quan tâm Khách hàng theo hàng bán, bộ lọc gồm có:
 Lọc theo Chi nhánh
 Lọc theo Thời gian
 Lọc theo Hàng hóa
 Lọc theo Loại hàng
 Lọc theo Thuộc tính
 Lọc theo Nhóm hàng
Mối quan tâm về NCC theo hàng nhập, bộ lọc gồm có:
 Lọc theo Chi nhánh
 Lọc theo Thời gian
 Lọc theo Hàng hóa
 Lọc theo Loại hàng
 Lọc theo Thuộc tính
 Lọc theo Nhóm hàng

4.4. Báo cáo khách hàng


Trong hệ thống báo cáo cũ, mối quan tâm về khách hàng và nhà cung cấp chỉ có
thông tin về công nợ. Để giúp các chủ cửa hàng có góc nhìn sâu và sát hơn về khách hàng
và nhà cung cấp, KiotViet đã đưa ra 2 báo cáo chi tiết về khách hàng và nhà cung cấp
trong lần cập nhật này.
Để xem Báo cáo khách hàng, Khách hàng thao tác như sau:
Trên thanh Menu, chọn Báo cáo, nhấp chuột vào Khách hàng.
Màn hình hiển thị chi tiết hệ thống Báo cáo khách hàng, với 03 nội dung đầy đủ:
Kiểu hiển thị, mối quan tâm và bộ lọc.
Với hệ thống báo cáo mới này thì Báo cáo khách hàng hỗ trợ xem theo kiểu Biểu
đồ và Báo cáo.
Kiểu hiển thị Biểu đồ:

Kiểu hiển thị Báo cáo: Kiểu hiển thị báo cáo sẽ hỗ trợ xem một số mối quan tâm
theo chiều dọc cho góc nhìn tổng quan về từng mối quan tâm và chiều ngang cho góc
nhìn chi tiết trong từng mối quan tâm.
Trong Báo cáo khách hàng, có 04 mối quan tâm: Bán hàng, hàng bán theo khách,
công nợ và lợi nhuận.
Bán hàng: Kiểu hiển thị, khách hàng chọn Bản đồ, trong mối quan tâm, quý khách
hàng chọn Bán hàng, hệ thống sẽ thống kê Top 10 khách hàng mua nhiều nhất theo tổng
số tiền và liệt kê danh sách từng người cụ thể.

Hàng bán theo khách: Trong mối quan tâm, bạn lựa chọn Hàng bán theo khách,
hệ thống sẽ thống kê chi tiết Mã khách hàng, Khách hàng, số lượng mua, giá trị.
Công nợ: Trong mối quan tâm, bạn lựa chọn Công nợ, hệ thống sẽ thống kê chi tiết
báo cáo công nợ theo Top 10 khách hàng nợ nhiều nhất theo kiểu hiển thị biểu đồ về số
tiền nợ và khách hàng.

Lợi nhuận: Trong mối quan tâm, bạn lựa chọn Lợi nhuận, Báo cáo sẽ tổng hợp đầy
đủ lợi nhuận theo khách hàng, tổng tiền hàng, giảm giá hóa đơn, doanh thu, giá trị trả,
doanh thu,…
Báo cáo Khách hàng cũng được KiotViet hỗ trợ các bộ lọc rất chi tiết theo từng mối
quan tâm. Điều này giúp cho chủ cửa hàng quản lý cửa hàng rõ một cách rõ ràng.
Mối quan tâm Bán hàng, bộ lọc gồm có:
 Lọc theo Chi nhánh

 Lọc theo Thời gian

 Lọc theo Nhóm khách hàng

 Lọc theo Khách hàng

Mối quan tâm Hàng bán theo khách, bộ lọc gồm có:
 Lọc theo Chi nhánh

 Lọc theo Thời gian

 Lọc theo Nhóm khách hàng

 Lọc theo Khách hàng


Mối quan tâm Công nợ, bộ lọc gồm có:
 Lọc theo Thời gian
 Lọc theo Nhóm khách hàng
 Lọc theo Khách hàng
 Lọc theo nợ Cuối kỳ
Mối quan tâm Lợi nhuận, bộ lọc gồm có:
 Lọc theo Chi nhánh
 Lọc theo Thời gian
 Lọc theo Nhóm khách hàng
 Lọc theo Khách hàng
 Lọc theo Hàng hóa
 Lọc theo Loại hàng
 Lọc theo Thuộc tính
 Lọc theo Nhóm hàng

4.5. Báo cáo đặt hàng


Báo cáo đặt hàng sẽ thống kê tất cả các giao dịch và hàng hóa, từ đó giúp Quý khách
hàng giám sát được tình hình hoạt động chung của cửa hàng.
Để xem Báo cáo đặt hàng, Quý khách hàng thao tác như sau:
Trên thanh Menu, chọn Báo cáo, nhấp chuột vào Đặt hàng.
Báo cáo bán hàng gồm kiểu hiển thị dạng Biểu đồ và Báo cáo. Trong kiểu hiển thị
báo cáo, hệ thống sẽ hỗ trợ 02 chế độ xem: Chiều Ngang và Chiều Dọc.
Hiển thị Ngang: Cho góc nhìn chi tiết trong từng mối quan tâm.
Hiển thị Dọc: Cho góc nhìn tổng quan về từng mối quan tâm.

Trong Báo cáo đặt hàng có 02 mối quan tâm: Hàng hóa và Giao dịch.
Hàng hóa: Trong mối quan tâm, bạn lựa chọn Hàng hóa, báo cáo đặt hàng theo
hàng hóa sẽ hiển thị chi tiết theo chiều ngang các thông tin về: Mã hàng, tên hàng, số
lượng đặt, giá trị niêm yết, giá trị hàng đặt, chênh lệch, số lượng đã nhận,…

Giao dịch: Trong mối quan tâm, bạn lựa chọn Giao dịch, hệ thống sẽ liệt kê chi tiết
báo cáo danh sách đơn đặt hàng như: Mã phiếu, thời gian, khách hàng, số lượng, tổng tiền
hàng, giảm giá hóa đơn, giá trị đơn đặt, đã thanh toán,…
Trong hệ thống Báo cáo đặt hàng, KiotViet đã bổ sung hệ thống các bộ lọc rất chi
tiết theo từng mối quan tâm. Điều này hỗ trợ Khách hàng quản lý cửa hàng một cách rõ
ràng hơn trước đây rất nhiều.
Mối quan tâm về Hàng hóa:
Trong Mối quan tâm, bạn chọn Hàng hóa, bộ lọc gồm có:
Lọc theo Chi nhánh: Lựa chọn hiển thị báo cáo của từng chi nhánh hoặc nhiều chi
nhánh cùng lúc.
Lọc theo Thời gian: Báo cáo bán hàng hỗ trợ khách hàng xem lại báo cáo theo ngày
và tuần, theo tháng và quý và theo năm (cả lịch dương và lịch âm).

Lọc theo Hàng hóa: Thống kê chi tiết giao dịch của một loại hàng hóa cụ thể.

Lọc theo Loại hàng: Thống kê các loại hàng hóa được đặt hàng như: Combo – đóng
gói, Hàng hóa và dịch vụ.
Lọc theo Thuộc tính: Báo cáo đặt hàng được lọc chi tiết về các thuộc tính của sản
phẩm như: Hương – nguyên liệu, màu, ngày sản xuất, size, kiểu, số khung, số máy, số
seri,…

Lọc theo Nhóm hàng: Liệt kê báo cáo đặt hàng chi tiết theo từng sản phẩm hàng
hóa khác nhau.
Lọc theo Nhân viên: Thống kê báo cáo đặt hàng chi tiết với từng nhân viên của 1
chi nhánh hay nhiều chi nhánh.

Mối quan tâm về Giao dịch:


Trong Mối quan tâm, bạn chọn Giao dịch, bộ lọc gồm có:
 Lọc theo Chi nhánh
 Lọc theo Thời gian
 Lọc theo Hàng hóa
 Lọc theo Loại hàng
 Lọc theo Thuộc tính
 Lọc theo Nhóm hàng
 Lọc theo Nhân viên

Những bộ lọc trên, Khách hàng thao tác lọc giống như mối quan tâm về Hàng hóa.
Lọc theo Trạng thái: Tùy theo mục đích của khách hàng, hệ thống sẽ thống kê báo
cáo đặt hàng theo: Phiếu tạm, đang giao hàng và hoàn thành. Báo cáo sẽ hiển thị chi tiết
các thông tin về mã phiếu, thời gian, khách hàng, số lượng đặt, giá trị đơn đặt.
Lọc theo Khách hàng: Tùy theo nhu cầu, hệ thống sẽ thông tin về đơn hàng như mã
phiếu, thời gian đặt hàng, số lượng đặt, và giá trị đơn đặt theo mã, tên, số điện thoại của
khách hàng một cách rõ ràng nhất.
4.6. Báo cáo tài chính

Với hệ thống Báo cáo tài chính, KiotViet mang tới Quý khách hàng cái nhìn sâu và
đa chiều về tình hình hoạt động kinh doanh của mình.
Để xem Báo cáo tài chính, Khách hàng thao tác như sau:
Trên thanh Menu, chọn Báo cáo, nhấp chuột vào Tài chính, màn hình hiển thị chi
tiết hệ thống Báo cáo tài chính, với 02 nội dung: Kiểu hiển thị và Bộ lọc.

Biểu đồ: Trong Kiểu hiển thị, Khách hàng lựa chọn Biểu đồ, Báo cáo rõ ràng và đầy
đủ lợi nhuận theo từng tháng, quý, năm theo biểu đồ.
Báo cáo: Trong Kiểu hiển thị, Khách hàng lựa chọn Báo cáo, hệ thống thống kê chi
tiết báo cáo tài chính với các thông tin cụ thể như: Doanh thu bán hàng, giảm trừ doanh
thu, hệ số chiếu khấu hóa đơn, giá trị bán hàng bị trả lại, doanh thu thuần,…theo từng
tháng, quý, năm.

Báo cáo tài chính có 02 bộ lọc, bao gồm:


 Lọc theo Chi nhánh
 Lọc theo Thời gian
4.7. Báo cáo nhà cung cấp

Báo cáo sẽ giúp Quý khách hàng thống kê được chi tiết tình hình kinh doanh qua
nhà cung cấp một cách thông minh và đơn giản hơn rất nhiều.
Để xem Báo cáo nhà cung cấp, Khách hàng thao tác như sau:
Trên thanh Menu, chọn Báo cáo, nhấp chuột vào Nhà cung cấp, màn hình hiển thị
chi tiết hệ thống Báo cáo nhà cung cấp, với 03 nội dung đầy đủ: Kiểu hiển thị, mối quan
tâm và bộ lọc.

Với hệ thống báo cáo mới này thì Báo cáo nhà cung cấp hỗ trợ xem theo kiểu Biểu
đồ và Báo cáo. Kiểu hiển thị Báo cáo sẽ hỗ trợ xem một số mối quan tâm theo chiều dọc
cho góc nhìn tổng quan về từng mối quan tâm và chiều ngang cho góc nhìn chi tiết trong
từng mối quan tâm.
Trong Báo cáo nhà cung cấp, có 03 mối quan tâm: Nhập hàng, Hàng theo nhà
NCC, Công nợ.
Nhập hàng: Kiểu hiển thị, Khách hàng chọn Báo cáo, trong mối quan tâm, lựa
chọn Nhập hàng, hệ thống sẽ liệt kê đầy đủ: Mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, số
lượng phiếu nhập, tổng tiền hàng, giảm giá hóa đơn, giá trị nhập, số lượng đơn trả,…

Hàng nhập theo NCC: Trong mối quan tâm, khách hàng lựa chọn Hàng nhập theo
NCC, hệ thống sẽ thống kê chi tiết các giao dịch liên quan đến: Mã nhà cung cấp, tên nhà
cung cấp, số lượng sản phẩm, giá trị.
Công nợ: Kiểu hiển thị, khách hàng lựa chọn Báo cáo, trong mối quan tâm, khách
hàng lựa chọn Công nợ, báo cáo sẽ thống kê đầy đủ các giao dịch liên quan tới: Mã nhà
cung cấp, tên nhà cung cấp, nợ đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, nợ cuối kỳ.

Mối quan tâm Nhập hàng, bộ lọc gồm có:


 Lọc theo Chi nhánh
 Lọc theo Thời gian
 Lọc theo Nhà cung cấp
Mối quan tâm Hàng nhập theo NCC, bộ lọc gồm có:
 Lọc theo Chi nhánh
 Lọc theo Thời gian
 Lọc theo Nhà cung cấp

Mối quan tâm Công nợ, bộ lọc gồm có:


 Lọc theo Thời gian
 Lọc theo Nhà cung cấp
 Lọc theo Công nợ nhà cung cấp
4.8. Báo cáo kênh bán hàng
Báo cáo Kênh bán hàng giúp người dùng thống kê được doanh số bán hàng, lợi
nhuận và hàng bán trên từng kênh bán hàng như Bán trực tiếp, qua Facebook, Lazada,…
4.8.1. Truy cập vào báo cáo kênh bán hàng
Để xem báo cáo kênh bán hàng, trên màn hình Quản lý, bạn kích vào Báo cáo (1)
 chọn Kênh bán hàng (2).

4.8.2. Hướng dẫn xem báo cáo


4.8.2.1. Mối quan tâm Bán hàng
Với mối quan tâm Bán hàng, hệ thống hỗ trợ 02 kiểu hiển thị là Biểu đồ và Báo cáo.
Biểu đồ:

Ở bên trái màn hình, bạn chọn các điều kiện lọc báo cáo:
 Kiểu hiển thị: Biểu đồ.
 Mối quan tâm: Bán hàng.
 Thời gian: Lựa chọn khoảng thời gian để lọc ra số liệu cho báo cáo.
 Kênh bán: Nếu bỏ trống hệ thống hiển thị tất cả các kênh bán.

Ở bên phải màn hình, hệ thống hiển thị báo cáo dưới dạng Biểu đồ tròn thống kê
Doanh thu theo từng kênh bán hàng theo các điều kiện lọc.

Báo cáo:
Ở bên trái màn hình, bạn chọn các điều kiện lọc báo cáo:
 Kiểu hiển thị: Báo cáo, bạn chọn Dọc hoặc Ngang.
 Mối quan tâm: Bán hàng.
 Thời gian: Lựa chọn khoảng thời gian để lọc ra số liệu cho báo cáo.
 Kênh bán: Bạn chọn kênh bán cần xem, nếu bỏ trống hệ thống hiển thị tất cả các
kênh bán.

Ở bên phải màn hình, hệ thống hiển thị báo cáo theo các điều kiện lọc:
 Dọc: Hệ thống hiển thị các cột thông tin: Kênh bán hàng, Doanh thu, Giá trị trả,
Doanh thu thuần.
 Doanh thu thuần = Doanh thu - Giá trị trả

Để xem chi tiết bán hàng theo từng kênh, bạn kích vào biểu tượng cạnh tên Kênh
bán hàng.
 Ngang: Hệ thống hiển thị các cột thông tin: Kênh bán hàng, Số lượng đơn bán,
Tổng tiền hàng, giảm giá, Doanh thu, Số lượng đơn trả, Giá trị trả, Doanh thu thuần.
 Doanh thu = Tổng tiền hàng – Giảm giá
 Doanh thu thuần = Doanh thu – Giá trị trả

Để xem chi tiết bán hàng theo từng kênh, bạn kích vào biểu tượng cạnh tên Kênh
bán hàng.
Để xuất file báo cáo, bạn kích chọn Xuất tất cả.

Hệ thống sẽ hiển thị file Excel chi tiết báo cáo bán hàng theo kênh bán.

4.8.2.2. Mối quan tâm Lợi nhuận

Ở bên trái màn hình, bạn chọn các điều kiện lọc báo cáo:
 Mối quan tâm: Lợi nhuận
 Thời gian: Lựa chọn khoảng thời gian để lọc ra số liệu cho báo cáo.
 Kênh bán: Bạn chọn kênh bán cần xem, nếu bỏ trống hệ thống hiển thị tất cả các
kênh bán.

Ở bên phải màn hình, hệ thống hiển thị báo cáo theo các điều kiện lọc với các cột
thông tin: Kênh bán hàng, Tổng tiền hàng, Giảm giá, Doanh thu, Giá trị trả, Doanh thu
thuần, Tổng giá vốn, Lợi nhuận gộp.
 Doanh thu = Tổng tiền hàng – Giảm giá
 Doanh thu thuần = Doanh thu – Giá trị trả
 Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Tổng giá vốn

Để xuất file báo cáo, bạn kích chọn Xuất tất cả.

 Hệ thống sẽ hiển thị file Excel báo cáo lợi nhuận theo kênh bán.

4.8.2.3. Mối quan tâm Hàng bán theo kênh


Ở bên trái màn hình, bạn chọn các điều kiện lọc báo cáo:
 Mối quan tâm: Hàng bán theo kênh.
 Thời gian: Lựa chọn khoảng thời gian để lọc ra số liệu cho báo cáo.
 Hàng hóa: Tìm theo tên hoặc mã hàng.
 Loại hàng: Tích chọn loại hàng cần xem hoặc bỏ trống để hiển thị tất cả loại hàng.
 Thuộc tính: Chọn thuộc tính hàng hóa.
 Nhóm hàng: Chọn nhóm hàng cần xem.
 Kênh bán: Bạn chọn kênh bán cần xem, nếu bỏ trống hệ thống hiển thị tất cả các
kênh bán.

Ở bên phải màn hình, hệ thống hiển thị báo cáo theo các điều kiện lọc với các cột
thông tin: Kênh bán hàng, Số lượng bán, Doanh thu, Số lượng trả, Giá trị trả, Doanh thu
thuần.
 Doanh thu thuần = Doanh thu – Giá trị trả

 Để xem chi tiết hàng hóa được bán theo từng kênh, bạn kích vào biểu tượng
cạnh tên Kênh bán hàng để hiển thị hàng hóa.
Để xuất file báo cáo, bạn kích chọn Xuất tất cả.

Hệ thống sẽ hiển thị file Excel chi tiết báo cáo hàng bán theo kênh bán.
4.8.3. Phân quyền
Trong phân quyền người dùng, hệ thống bổ sung thêm báo cáo Kênh bán hàng, bạn
có thể cho phép người dùng xem hoặc không xem các mối quan tâm trên báo cáo.

4.9. Báo cáo nhân viên

4.9.1. Thực hiện dịch vụ


Báo cáo danh sách dịch vụ tính theo nhân viên thực hiện giúp các gian hàng quản lý
được nhân viên thực hiện các dịch vụ lẻ có đặt lịch và thanh toán trong thời điểm cụ thể.
Hỗ trợ việc theo dõi và xuất dữ liệu báo cáo để tính doanh thu cho nhân viên phục
vụ.
Để xem thông tin, bạn chọn Báo cáo (1)  Nhân viên (2)  Mối quan tâm: Thực
hiện dịch vụ (3).

Hệ thống hiển thị dữ liệu báo cáo. Tại đây, bạn có thể:
 Tìm kiếm, lọc thông tin (1)
 Xem chi tiết doanh thu các dịch vụ theo từng nhân viên: Bạn kích vào dấu

cộng trước tên nhân viên (2)  Báo cáo hiện chi tiết theo từng dịch vụ (3).
 Xuất file (4)
 In báo cáo (5)
Lưu ý:
 Các dịch vụ trong báo cáo đã được phân bổ giảm giá hóa đơn.
 Cùng một dịch vụ sẽ xuất hiện nhiều dòng nếu được thực hiện từ các gói dịch vụ
của các khách hàng khác nhau.

4.9.2. Tư vấn bán hàng


Báo cáo danh sách hàng bán theo nhân viên tư vấn giúp các gian hàng thống kê
doanh thu cho nhân viên tư vấn bán hàng.

Để xem thông tin, bạn chọn Báo cáo (1)  Nhân viên (2)  Mối quan tâm: Tư vấn
bán hàng (3)
Hệ thống hiển thị dữ liệu báo cáo. Tại đây, bạn có thể:
 Tìm kiếm, lọc thông tin (1)
 Xem chi tiết doanh thu các dịch vụ theo từng nhân viên: Bạn kích vào dấu

cộng trước tên nhân viên (2)  báo cáo hiện chi tiết theo từng dịch vụ (3)
 Xuất file (4)
 In báo cáo (5)

Lưu ý: Các dịch vụ trong báo cáo đã được phân bổ giảm giá hóa đơn.

5. NHÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG BÁO CÁO ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH


Nhà quản lý có thể sử dụng báo cáo hỗ trợ cho việc ra quyết định thông qua các cách
sau:

Phân tích dữ liệu: Sử dụng các báo cáo để phân tích dữ liệu về tình hình kinh doanh,
hiệu suất của nhân viên, tình hình thị trường, và mọi yếu tố khác có ảnh hưởng đến quyết
định.

Dự báo xu hướng: Dựa trên dữ liệu lịch sử và hiện tại từ các báo cáo để dự đoán các
xu hướng trong tương lai, giúp ra quyết định chiến lược.
Xác định vấn đề: Sử dụng báo cáo để nhận diện và hiểu rõ về các vấn đề cụ thể
trong tổ chức, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp.

Giám sát và đánh giá: Các báo cáo cung cấp thông tin cần thiết để giám sát tiến độ
của các dự án hoặc kế hoạch và đánh giá hiệu quả của các quyết định đã được thực hiện.

Phân tích cạnh tranh: Phân tích báo cáo để hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh, giúp
xác định cơ hội và mối đe dọa từ môi trường kinh doanh.

Xác định cơ hội: Sử dụng thông tin từ các báo cáo để nhận diện cơ hội mới cho việc
mở rộng kinh doanh hoặc cải thiện quy trình và sản phẩm.

Lập kế hoạch: Dựa vào thông tin từ báo cáo để xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát
triển sản phẩm, marketing, và nhân sự.

Giao tiếp và thảo luận: Sử dụng báo cáo như một công cụ để truyền đạt thông tin
giữa các bên liên quan, giúp tăng cường sự hiểu biết và thảo luận cởi mở giữa các thành
viên trong tổ chức.

Việc hiểu biết và khai thác hiệu quả thông tin từ các báo cáo giúp nhà quản lý ra
quyết định một cách có thông tin, chính xác và kịp thời, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt
động và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức.

6. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ KHI SỬ DỤNG PHẦN MỀM


6.1. Khó khăn

Thứ nhất, về mặt chi phí: KiotViet có 02 phiên bản để sử dụng:

 Phiên bản miễn phí: Là phần mềm miễn phí có sẵn trên thị trường và chỉ sử dụng
được những tính năng cơ bản trên phần mềm nên không thể tránh khỏi những nhược
điểm thường thấy như là giao diện chưa thực sự tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng
còn chậm và khả năng bảo mật kém,... (trong thời gian đầu khi lượng khách còn ít).
 Phiên bản nâng cao (phải trả phí): Người dùng sẽ được sử dụng nhiều tính năng
hơn nên sẽ phải trả theo nhiều gói dịch vụ. Ví dụ: Gói hỗ trợ: 180.000 VND/1 cửa
hàng/tháng, gói chuyên nghiệp: 250.000 VND/1 cửa hàng/ tháng, gói quản lý nhân
viên: 50.000 VND/tháng, tạo website: 100.000 VND/1 website/tháng. Điều này có
thể gây áp lực về tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ hai, về nguồn nhân lực: Đòi hỏi cần phải có thời gian đào tạo và nguồn lực để
đào tạo nhân viên về cách sử dụng phần mềm. Một số nhân viên có thể sẽ gặp khó khăn
trong việc sử dụng phần mềm nếu họ thiếu kiến thức kỹ thuật cần thiết. Nếu không đủ
nhân viên hỗ trợ và giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến phần mềm, có thể dẫn
đến khó khăn cho cửa hàng.

Thứ ba, khó kiểm soát được vấn đề nhân viên gian lận. Vì nhân viên có thể gian lận
trên phần mềm bằng nhiều phương pháp:

 Sử dụng tài khoản giả mạo: Nhân viên tạo tài khoản giả mạo để thực hiện các giao
dịch hoặc dùng để lừa đảo.
 Thao tác sai lệch: Nhân viên có thể nhập sai thông tin hoặc có các thao tác sai lệch
trên phần mềm để tạo ra các giao dịch không chính xác hoặc giả mạo.
 Sử dụng lỗ hổng bảo mật: Nhân viên có thể tận dụng các lỗ hổng bảo mật trên
phần mềm để truy cập vào các thông tin của cửa hàng hoặc chức năng không được
phép,...

Bên cạnh đó, hiện phần mềm quản lý bán hàng KiotViet không có báo cáo riêng cho
bán hàng online và offline nên người dùng sẽ khá bất tiện trong khâu thống kê báo cáo.

6.2. Giải pháp

Về vấn đề chi phí:

 Tối ưu hóa sử dụng: Đảm bảo sử dụng được đầy đủ hết các tính năng của KiotViet
một cách hiệu quả. Đôi khi sử dụng đầy đủ các tính năng có sẵn có thể giúp tiết
kiệm chi phí.
 Đàm phán hợp đồng: Nếu người tiêu dùng có ý định sử dụng phần mềm lâu dài
hoặc có nhu cầu sử dụng nhiều tính năng hơn. Nên thảo luận, đàm phán với nhà
cung cấp để có thể có giá ưu đãi hoặc gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu nhất.
Về nguồn lực: Cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ liên tục cho nhân viên khi sử dụng
phần mềm. Cần tạo một nhóm hỗ trợ kỹ thuật để nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết.

Về tính an toàn và bảo mật: Doanh nghiệp cần thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ,
đảm bảo phần mềm được liên tục cập nhật và bảo mật, thực hiện giám sát, kiểm tra định
kỳ để phát hiện và ngăn chặn hành vi gian lận của nhân viên qua lỗ hỏng bảo mật hay
bằng các phương pháp khác. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải đào tạo nhân viên về
quy trình và chính sách liên quan đến an ninh thông tin và phòng chống gian lận.

Về tính năng: Đề xuất, liên hệ nhà cung cấp phần mềm để cải thiện và nâng cao các
tính năng của phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.

7. CÁCH CÀI ĐẶT PHÀN MỀM KIOTVIET

Bước 1: Có thể tìm kiếm trên trên trang web (Google hoặc Cốc Cốc).

Bước 2: Bấm vào nút dùng thử miễn phí, sau đó chọn ngành hàng kinh doanh Nông
sản & Thực phẩm.

Bước 3: Điền những thông tin cần thiết (Họ và tên, Số điện thoại, Email, Địa chỉ,
…). Tiếp theo, điền tên đăng nhập và nhập mật khẩu rồi bấm nút đăng ký.

Lưu ý: Nên chia quản lý và bán hàng ra riêng để có thể dễ dàng quản lý và sử dụng.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like