You are on page 1of 6

Đề cương Công nghệ

*Câu 1: Khái niệm, phân loại mạch điện tử

_ Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với các bộ
phận nguồn, dây dẫn để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong kỹ thuật điện tử

_ Phân loại mạch điện tử: 2 loại

+, Theo chức năng và nhiệm vụ:

 Mạch khuếch đại

 Mạch tạo sóng hình sin

 Mạch tạo xung

 Mạch nguồn chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp

+, Theo phương thức gia công, xử lý tín hiệu:

 Mạch điện tử tương tự

 Mạch điện tử số

*Câu 2: Vẽ sơ đồ khối, nêu chức năng của mạch nguồn một chiều và nêu nhiệm
vụ của từng khối.
_ Sơ đồ khối:

1 2 3 4 Tải tiêu thụ

_ Chức năng của mạch nguồn một chiều: chuyển đổi năng lượng điện xoay chiều
từ lưới điện quốc gia thành năng lượng điện một chiều có mức điện áp ổn định và
công suất cần thiết để nuôi toàn bộ thiết bị điện tử

_ Chức năng của từng khối:


+, Khối 1: Biến áp nguồn: dùng để đổi điện xoay chiều 220 V thành các mức điện
áp cao lên hay thấp xuống tuỳ theo yêu cầu của tải.

+, Khối 2: Mạch chỉnh lưu: Dùng các điôt tiếp mặt để đổi điện xoay chiều thành
điện một chiều.

+, Khối 3: Mạch lọc nguồn: Để lọc, san bằng độ gợn sóng, giữ cho điện áp một
chiều ra trên tải được bằng phẳng.

+, Khối 4: Mạch ổn áp: dùng để giữ cho mức điện áp một chiều ra trên tải luôn
luôn ổn định.

+, Khối 5: Mạch bảo vệ

*Câu 3: Nêu chức năng, sơ đồ của mạch điện khuếch đại thuật toán

_ Chức năng: khuếch đại tín hiệu điện về mặt điện áp, dòng điện, công suất

_ Sơ đồ mạch điện khuếch đại thuật toán:

*Câu 4: Nêu nguyên lý làm việc của mạch điện khuếch đại thuật toán
_ Nguyên lý làm việc của mạch điện khuếch địa dùng OA
+, Mạch hồi tiếp âm thông qua. Đầu vào không đảo được nối với điểm chung của
mạch điện (Nối đất)
+, Tín hiệu vào qua đưa vào đầu vào không đảo của OA
+, Kết quả ngược pha với và đã được khuếch đại
*Câu 5: Khái niệm, công dụng và phân loại mạch điện tử điều khiển, ĐK tín
hiệu. (Có vẽ sơ đồ khối, lấy ví dụ...)
a, Mạch điện tử điều khiển
_ Những mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển được coi là mạch điện tử
điều khiển

_ Công dụng mạch điện tử điều khiển:

+, Điều khiển tín hiệu. VD: đèn tín hiệu giao thông, biển quảng cáo,...

+, Tự động hóa máy móc, thiết bị. VD: trong các dây chuyền sản xuất

+, Điều khiển các thiết bị dụng. VD: điều hòa, máy giặt,...

+, Điều khiển trò chơi, giải trí. VD: máy bay, ô tô điều khiển từ xa

_ Phân loại:

+, Theo công suất

 Công suất lớn

 Công suất nhỏ

+, Theo chức năng

 Điều khiển tín hiệu

 Điều khiển tốc độ

+, Theo mức độ tự động hóa

 Điều khiển cứng bằng mạch điện tử


 Điều khiển có lập trình

b, Mạch điều khiển tín hiệu

_ Mạch điện tử dùng để điều khiển sự thay đổi trạng thái của các tín hiệu, trạng
thái hoạt động, chế độ làm việc của máy móc thiết bị,... mạch đó gọi là mạch điều
khiển tín hiệu

_ Công dụng:

+, Thông báo về tình trạng thiết bị khi gặp sự cố

 VD: thông báo quá áp, quá nhiệt độ, cháy nổ,...

+, Thông báo những thông tin cần thiết cho con người thực hiện theo hiệu lệnh

 VD: đèn giao thông,...

+, Làm các thiết bị trang trí bằng bảng điện tử

 VD: đèn hiệu quảng cáo, biển hiệu,...

+, Thông báo tình trạng máy móc

 VD: tín hiệu thông báo có nguồn, âm thanh

*Câu 6: Nêu công dụng của mạch điện tử điều khiển tốc độ động cơ 1 pha. Các
cách thay đổi tốc độ ĐC. Điều khiện tự động các máy móc có ưu điểm gì so với
điều khiển bằng tay?

_ Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha là mạch điện tử có
chức năng thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha bằng cách thay đổi
điện áp vào động cơ hoặc thay đổi tần số nguồn điện đưa vào động cơ

_ Các cách thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha:
+, Thay đổi số vòng dây của stato

+, Điều khiển đưa điện áp vào động cơ

+, Điều khiển tần số nguồn điện đưa vào động cơ

_ Ưu điểm của điều khiện tử động các máy móc so với điều khiển bằng tay:

+, Quy mô hệ thống điều khiển lớn hơn

+, Độ chính xác cao và tác động nhanh

+, Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm


*Câu 7: Trình bày cấu tạo, kí hiệu, phân loại và công dụng của điện trở, tranzito, điốt bán dẫn

Điện trở Tranzito Điốt bán dẫn

Cấu tạo Dây kim loại có điện Có hai tiếp giáp P– N, Linh kiện bán dẫn có
trở suất cao hoặc dùng có vỏ bọc bằng nhựa 1 lớp tiếp giáp P-N,
bột than phun lên lõi hoặc kim loại, có ba có hai cực A, K.
sứ dây dẫn ra là ba điện
cực.

Kí hiệu

Phân loại _ Phân loại theo: _ 2 loại: tranzito PNP _ Theo chế tạo: điốt
và tranzito NPN tiếp điểm và điốt tiếp
+, Công suất: công
suất nhỏ, công suất mặt
lớn
_ Theo chức năng:
+, Trị số: cố định hoặc điốt ổn áp và điốt
có thể biến đổi chỉnh lưu

+, Đại lượng vật lý tác


động lên điện trở:
Điện trở nhiệt
(thermistor), quang
điện trở, điện trở biến
đổi theo điện áp
(varistor)

Công dụng Hạn chế hoặc điều Dùng để khuếch đại _ Điốt tiếp điểm: dùng
chỉnh dòng điện và tín hiệu, để tạo sóng, để tách sóng và trộn
phân chia điện áp tạo xung,… tần
trong mạch điện
_ Điốt tiếp mặt: dùng
để chỉnh lưu

_ Điốt ổn áp: dùng để


ổn định điện áp một
chiều

*Câu 8: Một điện trở có thông số 2K, 1W. Em hãy giải thích các thông số đó.

_ Các thông số đó có ý nghĩa là:

+, 2K: điện trở có giá trị điện trở là 2 kilô ôm (KΩ).

+, 1W: điện trở có công suất định mức là 1 oát.

You might also like