You are on page 1of 7

Chương 1: KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ

Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


I. Khái niệm tư tưởng HCM
- Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng VN, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ
thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường
cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
• Quá trình nhận thức của ĐCS VN về tư tưởng HCM (sơ lược về chủ tịch HCM)

II. Đối tượng nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu của tư tưởng HCM là toàn bộ những quan điểm của HCM thể hiện trong di sản
của Người.

III. Phương pháp nghiên cứu


1. Cơ sở phương pháp luận
a. Phương pháp luận (2 pp luận)
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử
b. Quan điểm phương pháp luận (5 quan điểm)
• Thống nhất tính đảng và tính khoa học
- Tính đảng
+ Đứng trên lập trường của GCCN.
+ Đứng trên lập trường CN MLN.
+ Quán triệt Cương lĩnh, đường lối của ĐCS VN.
- Tính khoa học
+ Phản ánh một cách khách quan, trung thực về tư tưởng HCM.
► Khi nghiên cứu tư tưởng HCM cần đứng trên lập trường GCCN, đường lối của ĐCS VN và phản
ánh trung thực khách quan TT HCM. Quan điểm này thuộc nhóm nguyên tắc phương pháp luận nào?
Thống nhất tính đảng và tính khoa học
• Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
► Theo HCM lý luận có vai trò như thế nào?
Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật
kỹ lưỡng làm thành kết luận. Rồi đem nó chứng minh trong thực tiễn.
► Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu nói của HCM?
Lý luận như ....(1)..., nó chỉ ...(2)... cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng
túng như ...(3)... mà đi.
(1) kim chỉ nam (2) phương hướng (3) nhắm mắt
► Theo HCM, thực tiễn và lý luận có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Theo Hồ Chí Minh, thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng, dễ mắc bệnh chủ
quan. Lý luận mà không liên hệ thực tiễn là lý luận suông.
► Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu nói của HCM?
Lý luận cũng ....(1)... Thực hành cũng như cái ...(2)... để bắn. Có tên mà không bắn hoặc bắn lung tung
cũng như không có tên.
(1) cái tên (hoặc viên đạn) (2) đích
• Quan điểm lịch sử cụ thể
► Khi xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ lịch sử căn bản, xem sự vật, hiện tượng đó đã xuất
hiện trong lịch sử như thế nào, trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào; xem xét hiện nay nó đã
trở thành như thế nào. Quan điểm này thuộc nhóm nguyên tắc phương pháp luận nào? Quan điểm lịch
sử cụ thể
• Quan điểm toàn diện và hệ thống
► Khi xem xét sự vật, hiện tượng cần phải xem xét toàn bộ quá trình hình thành, phát sinh và phát
triển của nó. Quan điểm này thuộc nhóm nguyên tắc phương pháp thảo luận nào? Quan điểm toàn diện
và hệ thống
► Câu chuyện thầy bói xem voi đã vi phạm nguyên tắc phương pháp luận nào? Quan điểm toàn diện
và hệ thống
• Quan điểm kế thừa và phát triển
► Khi nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải biết vận dụng và phát triển sáng tạo trong
điều kiện lịch sử mới, bối cảnh cụ thể của DT và TG. Quan điểm này thuộc nhóm nguyên tắc phương
pháp luận nào? Quan điểm kế thừa và phát triển
2. Một số phương pháp cụ thể
- Phương pháp logic
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp phân tích văn bản kết hợp với nghiên cứu hoạt động thực tiễn của HCM
- Phương pháp liên ngành và chuyên ngành

IV. Ý nghĩa của việc học tập môn học đối với sinh viên
Câu hỏi trắc nghiệm
1. Khái niệm tư tưởng HCM được Đảng ta chính thức sử dụng từ năm nào?
A. Từ năm 1945 C. Từ năm 1986
B. Từ năm 1986 D. Từ năm 1991
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một là một
hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của
.................... chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn
và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành
thắng lợi”. Hãy chọn cụm từ đúng để hoàn thiện định nghĩa trên.
A. phát triển và vận dụng sáng tạo
B. vận dụng và phát triển sáng tạo
C. phát triển sáng tạo
D. vận dụng sáng tạo.
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin có vị trí, vai trò như thế nào đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, nguồn gốc tư tưởng, lý luận trực
tiếp quyết định bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng HCM.
B. Chủ nghĩa Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nắm vững kiến thức về tư
tưởng HCM.
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin là tiền đề cơ bản đảm bảo sự thống nhất nguyên tắc tính đảng và tính khoa
học hình thành tư tưởng HCM.
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin là tiền đề quyết định khoa học và nhất quán của tư tưởng HCM.
4. Đối với sinh viên, việc nghiên cứu, học tập tư tưởng HCM có ý nghĩa như thế nào?
A. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân.
B. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn luyện bản lĩnh sinh viên.
C. Phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân và nông dân.
D. Trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước.
5. Đối tượng nghiên cứu cốt lõi của học phần tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam là
A. Độc lập dân tộc
B. Chủ nghĩa xã hội
C. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
D. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Chương 2: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. Cơ sở hình thành tư tưởng HCM
1. Cơ sở thực tiễn
a. Thực tiễn VN cuối TK XIX - đầu thế kỷ XX
- 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên ở bán đảo Sơn Trà, chính thức xâm lược VN.
- 1897, tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- 1954, chấm dứt thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
►Khi thực dân Pháp xâm lược VN, thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào?
→ Lần lượt ký kết những hiệp ước nhân nhượng (vd: Hiệp ước Pa tơ nốt), sau đó đầu hàng và trở
thành tay sai của Pháp.
► Thực dân Pháp thực hiện chính sách cai trị VN như thế nào?
→ Về chính trị: Pháp tước bỏ mọi quyền hành của triều đình phong kiến, chia nước ta thành 3 kỳ
→ Về kinh tế: Pháp khai thác thuộc địa trên quy mô lớn, du nhập QHSX TBCN, duy trì quan hệ bóc
lột PK → KT nước ta phụ thuộc vào TB Pháp.
→ Về văn hóa – giáo dục: nô dịch, ngu dân, duy trì các hủ tục lạc hậu, mục đích chính là đào tạo
nhân viên cho Pháp.
► Dưới sự tác động chính sách cai trị của thực dân Pháp:
- Tính chất XH VN thay đổi như thế nào?
→ Từ một nước phong kiến trở thành một nước thuộc địa.
- Kết cấu giai cấp XH VN thay đổi như thế nào?
→ Địa chủ, phong kiến, thợ thủ công, ...→ Điền chủ, địa chủ, tiểu tư sản thành thị, người nước
ngoài, người Pháp, GCCN và GCTS ở VN.
- Mâu thuẫn XH VN thay đổi như thế nào?
→ Mâu thuẫn dân tộc (gay gắt nhất): toàn thể dân tộc VN và thực dân Pháp tay sai.
Mâu thuẫn giai cấp: Địa chủ >< nông dân, GCCN >< GCTS
► Khuynh hướng phong kiến là những cuộc đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến (trung quân ái
quốc, phò vua cứu nước) → chống Pháp tay sai, giành độc lập dân tộc.
- Các phong trào tiêu biểu: phong trào Cần Vương (vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết), khởi nghĩa
Yên Thế (Hoàng Hoa Thám).
→ Các phong trào đều thất bại do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, hệ tư tưởng phong kiến suy
tàn.
► Khuynh hướng dân chủ tư sản (cuộc CM do giai cấp tư sản lãnh đạo, chịu ảnh hưởng từ TQ (trực
tiếp) và Nhật Bản) với sự dẫn dắt của các sĩ phu yêu nước có tinh thần cải cách như: phong trào
Đông Du (Phan Bội Châu), phong trào Duy Tân (Phan Châu Trinh) → chống Pháp tay sai, giành
độc lập dân tộc.
→ Phê phán nhà nước phong kiến, chủ trương cải cách, canh tân đất nước, đòi dân chủ, dân sinh.
→ Nguyên nhân thất bại:
+ Nguyên nhân sâu xa: GCTS VN còn yếu, chưa có đường lối đúng đắn.
+ Nguyên nhân trực tiếp: chưa có được người lãnh đạo và phương hướng, đường lối đúng đắn
⟹ Sự thất bại các phong trào yêu nước cuối TK XIX – đầu TK XX, chứng tỏ
b. Thực tiễn TG cuối TK XIX - đầu thế kỷ XX
- CNTB trên TG chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa → mở rộng
thị trường → tiến hành chiến tranh xâm lược → làm sâu sắc thêm mâu thuẫn thời đại lúc bấy giờ
(giai cấp vô sản >< tư sản, các nước đế quốc với nhau, thuộc địa
→ Chiến tranh TG I bùng nổ để lại nhiều hậu quả: CNDQ suy yếu, các dân tộc bắt đầu thức tỉnh,
đấu tranh giải phóng dân tộc → sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc
- 1911, CM Tân Hợi giành thắng lợi chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa phong
kiến TQ.
- 1917, CMT10 Nga giành thắng lợi, mở ra một khuynh hướng mới
- 2/3/1919, quốc tế cộng sản ra đời.
- Đại hội II QTCS (1920)
2. Cơ sở lý luận (nguồn gốc quyết định)
(a) Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
+ Chủ nghĩa yêu nước
+ Truyền thống đoàn kết
+ Truyền thống nhân nghĩa, thủy chung
+ Cần cù, thông minh, sáng tạo
(b) Tinh hoa văn hóa nhân loại
+ Tinh hoa văn hóa phương Đông
+ Tinh hoa văn hóa phương Tây
3. Nhân tố chủ quan HCM
II. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM

1. Trước năm 1911: Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng CM của HCM

- Bác đã kế thừa những truyền thống văn hoá tốt đẹp của gia đình, quê hương, đất nước, tiếp thu
quốc ngữ, Hán văn và Pháp văn.
- Bác đã lớn lên và sống trong nỗi đau của người dân mất nước, chứng kiến những tội ác ghê tởm
mà thực dân Pháp đã gây ra đối với đồng bào ta.
→ Hình thành ở Bác tư tưởng yêu nước, thương dân sâu sắc và chí hướng ra đi tìm con đường cứu
nước.
2. Thời kỳ 1911 – 1920: Hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc VN theo con đường
CM vô sản
- 5/6/1911, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước.

- Đầu tiên Người đến Pháp, đến nhiều nước trên thế giới → hình thành cho Bác nhận thức mới.

- 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của
Lênin → tác phẩm này đã giúp Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc theo
CMVS.

- 12/1920, bỏ phiếu tán thành việc thành lập ĐCS Pháp

- 1919, thay mặt những người VN yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách tới hội
nghị Vécxay

3. Thời kỳ 1920 – 1930: Hình thành nội dung cơ bản tư tưởng về CMVN

- Hoạt động thực tiễn: Pháp (1921 – 1923), Liên Xô (1923 – 1924), TQ (1924 – 1927), Thái Lan
(1928 – 1929)

- 1930, ĐCSVN ra đời.

4. Thời kỳ 1930 – 1941: Vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp CMVN đúng
đắn, sáng tạo
Chương 3: TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC & CNXH

I. TTHCM về độc lập dân tộc

1. Vấn đề độc lập dân tộc

a. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc

- Độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào là một tư tưởng lớn, chi phối cuộc đời và sự nghiệp Hồ
Chí Minh.

- Nền độc lập tự do mà Hồ Chí Minh hướng đến phải là một nền độc lập tự do hoàn toàn, thể hiện ở:

+ Chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.

+ Trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự, ngoại giao, ...

+ Phải gắn liền với việc đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

→ “Không có gì quý hơn độc lập tự do”

b. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân

- Ngay sau thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, Bác đã đề ra những yêu cầu cụ thể để
đảm bảo rằng nhân dân sẽ được đặc quyền cơ bản của cuộc sống: thức ăn, quần áo, chỗ ở và giáo
dục.

c. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để

- Theo HCM, độc lập dân tộc phải độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để trên tất cả lĩnh vực.

- Sau CMT8, nước ta gặp nhiều khó khăn, Người đã cùng với Chính phủ VN Dân chủ Cộng hòa sử
dụng nhiều biện pháp, trong đó có ngoại giao để bảo vệ nền độc lập thật sự của đất nước.

c. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

3. Về CM giải phóng dân tộc

a. CM dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS

You might also like