You are on page 1of 4

Chương 1: KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ

Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


I. Khái niệm tư tưởng HCM
- Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng VN, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin vào
điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và
dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
• Quá trình nhận thức của ĐCS VN về tư tưởng HCM (sơ lược về chủ tịch HCM)

II. Đối tượng nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu của tư tưởng HCM là toàn bộ những quan điểm của HCM thể hiện
trong di sản của Người.

III. Phương pháp nghiên cứu


1. Cơ sở phương pháp luận
a. Phương pháp luận (2 pp luận)
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử
b. Quan điểm phương pháp luận (5 quan điểm)
• Thống nhất tính đảng và tính khoa học
- Tính đảng
+ Đứng trên lập trường của GCCN.
+ Đứng trên lập trường CN MLN.
+ Quán triệt Cương lĩnh, đường lối của ĐCS VN.
- Tính khoa học
+ Phản ánh một cách khách quan, trung thực về tư tưởng HCM.
► Khi nghiên cứu tư tưởng HCM cần đứng trên lập trường GCCN, đường lối của ĐCS VN và
phản ánh trung thực khách quan TT HCM. Quan điểm này thuộc nhóm nguyên tắc phương
pháp luận nào? Thống nhất tính đảng và tính khoa học
• Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
► Theo HCM lý luận có vai trò như thế nào?
Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so
sánh thật kỹ lưỡng làm thành kết luận. Rồi đem nó chứng minh trong thực tiễn.
► Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu nói của HCM?
Lý luận như ....(1)..., nó chỉ ...(2)... cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì
lúng túng như ...(3)... mà đi.
(1) kim chỉ nam (2) phương hướng (3) nhắm mắt
► Theo HCM, thực tiễn và lý luận có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Theo Hồ Chí Minh, thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng, dễ mắc bệnh
chủ quan. Lý luận mà không liên hệ thực tiễn là lý luận suông.
► Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu nói của HCM?
Lý luận cũng ....(1)... Thực hành cũng như cái ...(2)... để bắn. Có tên mà không bắn hoặc bắn
lung tung cũng như không có tên.
(1) cái tên (hoặc viên đạn) (2) đích
• Quan điểm lịch sử cụ thể
► Khi xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ lịch sử căn bản, xem sự vật, hiện tượng đó
đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào; xem xét
hiện nay nó đã trở thành như thế nào. Quan điểm này thuộc nhóm nguyên tắc phương pháp luận
nào? Quan điểm lịch sử cụ thể
• Quan điểm toàn diện và hệ thống
► Khi xem xét sự vật, hiện tượng cần phải xem xét toàn bộ quá trình hình thành, phát sinh và
phát triển của nó. Quan điểm này thuộc nhóm nguyên tắc phương pháp thảo luận nào? Quan
điểm toàn diện và hệ thống
► Câu chuyện thầy bói xem voi đã vi phạm nguyên tắc phương pháp luận nào? Quan điểm
toàn diện và hệ thống
• Quan điểm kế thừa và phát triển
► Khi nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải biết vận dụng và phát triển sáng tạo
trong điều kiện lịch sử mới, bối cảnh cụ thể của DT và TG. Quan điểm này thuộc nhóm nguyên
tắc phương pháp luận nào? Quan điểm kế thừa và phát triển
2. Một số phương pháp cụ thể
- Phương pháp logic
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp phân tích văn bản kết hợp với nghiên cứu hoạt động thực tiễn của HCM
- Phương pháp liên ngành và chuyên ngành

Câu hỏi trắc nghiệm

1. Khái niệm tư tưởng HCM được Đảng ta chính thức sử dụng từ năm nào?
A. Từ năm 1945 C. Từ năm 1986
B. Từ năm 1986 D. Từ năm 1991
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một
là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, kết quả của .................... chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa
và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là
tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”. Hãy chọn cụm từ đúng để hoàn thiện định
nghĩa trên.
A. phát triển và vận dụng sáng tạo C. phát triển sáng tạo
B. vận dụng và phát triển sáng tạo D. vận dụng sáng tạo.
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin có vị trí, vai trò như thế nào đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh?
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, nguồn gốc tư tưởng, lý
luận trực tiếp quyết định bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng HCM.
B. Chủ nghĩa Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nắm vững kiến thức
về tư tưởng HCM.
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin là tiền đề cơ bản đảm bảo sự thống nhất nguyên tắc tính đảng và tính
khoa học hình thành tư tưởng HCM.
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin là tiền đề quyết định khoa học và nhất quán của tư tưởng HCM.
4. Đối với sinh viên, việc nghiên cứu, học tập tư tưởng HCM có ý nghĩa như thế nào?
A. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân.
B. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn luyện bản lĩnh sinh viên.
C. Phát huy khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân và nông dân.
D. Trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước.
5. Đối tượng nghiên cứu cốt lõi của học phần tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam là
A. Độc lập dân tộc C. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
B. Chủ nghĩa xã hội D. CNXH và CNCS

You might also like