You are on page 1of 2

MỘT SỐ NỘI DUNG THẢO LUẬN – MÔN TRIẾT HỌC

ĐẠI HỌC VĂN LANG 2023 -2024 (HK 232)

1. Trên cơ sở nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của triết học phương Đông
và phương Tây, anh (chị) hãy làm rõ sự khác biệt của hai nền triết học này
để minh chứng cho nhận định “hình thành nhân cách là một quá trình
khách quan mang tính quy luật”. (Chương 1)
2. Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ta rút ra ý
nghĩa phương pháp luận: mọi hoạt động của con người xuất phát từ thực tế
khách quan, tôn trọng quy luật đồng thời phát huy tính năng động chủ
quan. Anh (Chị) vận dụng ý nghĩa phương pháp luận này như thế nào
trong cuộc sống của Anh (Chị) (Chương 2)
3.“Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào không cần phải sử dụng đến bom nguyên
tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian
lận trong các kỳ thi của sinh viên” (Nelson Mandela) – Bằng kiến thức các
quy luật cơ bản của PBCDV trong triết học Mác - Lênin, anh chị hãy đưa ra
quan điểm của mình về nhận định trên. Từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao
chất lượng giáo dục của Việt Nam. (Chương 3)
4. Nhận thức luận DVBC là gì? Nêu rõ các hình thức, phương pháp nhận
thức xã hội. Từ đó, làm rõ sự vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay? (Chương 4)
5. Mác viết “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản
xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu
lao động nào” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1993, t.23, tr. 269). Anh (chị) hãy lý giải sự vận động phát triển
của các hình thái kinh tế xã hội từ nhận định trên. Từ đó đưa ra nhận định
của mình về sự vận dụng lý luận hình thái KT – XH ở Việt Nam hiện nay?
(Chương 5)
6. Trên cơ sở tìm hiểu các quan niệm chính trị trong lịch sử Triết học, các
phương diện cơ bản về chính trị trong đời sống xã hội. Anh/ Chị Hãy làm
rõ mối quan hệ giữa đổi mới chính chị và đổi mới kinh tế ở nước ta hiện
nay gắn liền với các sự kiện hiện đang diễn ra ở nước ta. Làm gì để nâng
cao đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay?(Chương 6)
7. “Tiên học lễ hậu học văn” có còn giá trị trong xã hội hiện đại? Trên cơ sở
vận dụng kiến thức của MQH tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong triết học
Mác – Lênin, anh (chị) hãy giải thích nguyên nhân sự biến đổi trong lối
hành xử văn hóa hiện đại để trả lời câu hỏi trên? (Chương 7)
8. Luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận cương về
Phoi-ơ-bắc (1845): "Bản chất con người không phải là một cái gì trừu
tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản
chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" (C.Mác - Ph. Ăngghen
(1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội). Bằng kiến thức
Triết học của mình, Anh/ Chị hãy làm rõ các yếu tố hình thành bản chất
con người từ đó chỉ ra các động lực cơ bản để phát huy nhân tố con người
trong thời kỳ đổi mới hiện nay? (Chương 8)

You might also like