You are on page 1of 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 11 - NĂM HỌC 2022-2023


TRƯỜNG THPT HƯNG ĐẠO Môn thi: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 1 trang)

Câu 1: (1,5 điểm) Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? Suất điện động cảm ứng là gì? Nêu nội dung Định
luật Faraday về cảm ứng điện từ.
Câu 2: (1,5 điểm) Thế nào là phản xạ toàn phần? Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần.
Câu 3: (2,0 điểm) Nêu đặc điểm của mắt cận, mắt viễn và cách khắc phục.
Câu 4: (1,0 điểm) Hạt mang điện tích −1,6.10−19 C bay vào trong một từ trường đều theo hướng thẳng
đứng từ trên xuống (trong mặt phẳng hình vẽ), với vận tốc là 107 m/s. Cảm ứng từ của từ trường có
hướng vuông góc mặt phẳng hình vẽ và hướng từ trong ra. Biết lực từ tác dụng lên hạt có độ lớn
1,2.10−12N. Xác định độ lớn cảm ứng từ của từ trường?
Câu 5: (1,0 điểm) Ống dây tự cảm có 1500 vòng, chiều dài 10 cm và tiết diện 40 cm2. Lúc đầu dòng điện
chạy trong ống dây có cường độ là i, sau 0,02 s cường độ dòng điện giảm đi phân nửa. Trong thời gian đó
suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện trong ông dây là 1,695 V.
a. Tính độ tự cảm L của ống dây?
b. Tính giá trị của i?
Câu 6: (1,0 điểm) Tia sáng chiếu từ không khí đến mặt phân cách với môi trường trong suốt có chiết suất
là 4/3 thì tia tới vuông góc tia phản xạ. Coi chiết suất của không khí bằng 1, tính góc khúc xạ của tia sáng
trong môi trường trong suốt?
Câu 7: (2,0 điểm) Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB cao 2 cm cho ảnh A’B’ cao 8 cm
cùng chiều vật. Xác định vị trí vật và ảnh?

Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ……………….....

Họ và tên giám thị: ….……………………………………….. Chữ ký: …………………….....


HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN LÝ − KHỐI 11.
NĂM HỌC: 2022- 2023

Câu Lời giải (cần vắn tắt – rõ các bước được điểm) Điểm Lưu ý khi chấm
Câu 1 - Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong
(1,5đ) mạch kín khi từ thông qua mạch kín biến thiên gọi là 0,5
hiện tượng cảm ứng diện từ
- Định Nghĩa: Suất điện động cảm ứng là suất điện
động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín 0.25
- Định luật Faraday: Độ lớn của suất điện động cảm
ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến 0.25
thiên từ thông qua mạch kín đó.

ec  0.25
t

Biểu thức đại số: ec   0.25
t
Câu 2 * Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia
(1,5đ) sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường
trong suốt. 0.25 x 2
* Điều kiện để có phản xạ toàn phần :
- Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường
chiết quang kém hơn : n2 < n1 0.5
- Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn : i  igh 0.25
n2
với sin igh = 0.25
n1
Câu 3 * Mắt cận và cách khắc phục.
(2,0đ) - Mắt cận có độ tụ lớn hơn độ tụ của mắt bình
thường: fmax < OV 0,25
- Mắt cận không nhìn được vật ở xa. 0,25
- Điểm cực cận CC gần hơn mắt bình thường 0.25
- Khắc phục bằng cách đeo thấu kính phân kỳ 0.25
* Mắt viễn và cách khắc phục.
Mắt viễn có độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình
thường: fmax > OV 0.25
- Mắt viễn nhìn vật ở vô cực phải điều tiết. 0.25
- Điểm CC xa mắt hơn bình thường. 0.25
0.25
- Khắc phục bằng cách đeo thấu kính hội tụ.
Câu 4 f = |q0|.v.B.sin 0.25
(1,0đ) 1,2.10−12 = 1,6.10−19.107.B.sin90O 0.25
 B = 0,75 T 0.5
Câu 5 N2 15002
L  4..10 7 .s  4..10 7 .4.10 3  0,113H 0,25 x 2
(1,0đ) l 0.1
i i
i ' i
e tc  L  1,695  0,113 2  i = 0,600A 0,25 x 2
t 0,02
Câu 6 Tia sáng  tia phản xạ  i = i' = 90o/2 = 45o 0,25
(1,0đ) n1sini1 = n2sini2 0,25
1.sin45o = 4/3.sinr 0,25
 r  32o 0,25
Câu 7 A 'B' d'
* Ảnh ảo: k =  0,25
(2đ) AB d
8 d'
   d’ = −4d 0,25x2
2 d
1 1 1 1 1 1
     0,25x2
d d' f d 4d 30
 d = 22,5 cm 0,25
 d = −90 cm 0,5
Hình vẽ đúng nhưng
* Hình vẽ không đúng tỷ lệ: 0,25đ
* Sai hoặc thiếu 1 đơn vị trừ 0,25đ. Tối đa trừ 0,5đ cả bài.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (22-23)
MÔN: VẬT LÍ 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút

Số câu hỏi theo các mức độ


Tổng
Vận dụng %
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TT Đơn vị kiến thức, kĩ năng cao Số CH tổng
kiến thức Thời
Thời Thời Thời Thời điểm
Số Số Số Số gian
gian gian gian gian TN TL (ph)
CH CH CH CH
(ph) (ph) (ph) (ph)
1 Từ trường Lực Lo-Ren-Xơ 1 5 1 5 10%
Cảm ứng điện từ. Suất điện
Cảm ứng 1 5 1 5 15%
2 động cảm ứng.
điện từ
Tự cảm 1 10 1 6 10%
Khúc xạ Khúc xạ ánh sáng. Phản xạ
3 1 4 1 5 2 9 25%
ánh sáng toàn phần
Mắt. Các 4.1. Thấu kính mỏng 1 10 1 14 20%
4 dụng cụ
quang 4.2. Mắt 1 6 1 6 20%

Tổng 1 6 2 9 4 30 7 45 100%
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 (22-23)
MÔN: VẬT LÍ 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Đơn vị Mức độ kiến thức, kĩ năng
T Nội dung Vận
kiến thức, Nhận Thông Vận
T kiến thức cần kiểm tra, đánh giá dụng
kĩ năng biết hiểu dụng
cao
Nhận biết:
- Nêu được từ trường tồn tại ở đâu và có tính chất gì.
- Nêu được định nghĩa đường sức từ và các tính chất của nó.
- Nêu được các đặc điểm của đường sức từ của thanh nam
châm thẳng, của nam châm chữ U.
- Biết được khái niệm từ trường đều.
Thông hiểu:
- Nắm được đặc điểm đường sức từ của nam châm thẳng
- Nắm được đặc điểm đường sức từ của nam châm chữ U
1.1. Từ - Nắm được đặc điểm đường sức từ của Dòng điện thẳng dài
1 Từ trường
trường
- Nắm đượcđặc điểm đường sức từ của ống dây có dòng điện
chạy qua.
- Sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều của
đường sức từ trong một số trường hợp
- Hiểu đường sức của từ trường đều là những đường thẳng
song song cách đều nhau.
- Hiểu chiều của đường sức trùng với hướng Nam - Bắc của
kim nam châm thử đặt trong từ trường.
Vận dụng:
- Biết cách vẽ các đường sức từ của dòng điện thẳng dài, của
ống dây có dòng điện chạy qua và của từ trường đều.
Nhận biết:
- Nêu được khái niệm lực Lo-ren-xơ.
1.2. Lực
- Biết công thức tính lực Lo-ren-xơ.
Lo-Ren-
Xơ. Thông hiểu: 1
- Xác định được cường độ, phương, chiều của lực Lo-ren-xơ
r
tác dụng lên một điện tích q chuyển động với vận tốc v trong
mặt phẳng vuông góc với các đường sức của từ trường đều.

Nhận biết:
- Viết được công thức tính từ thông qua một diện tích và nêu
được đơn vị đo từ thông.
- Biết thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Phát biểu được định luật Len-xơ.
- Phát biểu được định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ.
- Định nghĩa dòng điện Fu-cô.
2.1. Từ
thông. Thông hiểu:
Cảm ứng - Nắm được công thức tính từ thông:
Cảm ứng
2 điện từ.  = BScos 1
điện từ
Suất điện
động cảm - Nêu được các cách làm biến đổi từ thông.
ứng. - Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Xác định được chiều của dòng điện cảm ứng theo định luật
Len-xơ.
- Nắm được các công thức: Độ lớn suất điện động cảm ứng
xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông
qua mạch kín đó.

ec 
t
Nếu để ý đến chiều của dòng điện cảm ứng theo định luật Len-
xơ, thì ta có hệ thức tính suất điện động cảm ứng:

ec   .
t
theo công thức.
Nhận biết:
- Biết khái niệm từ thông riêng.
- Nắm được khái niệm độ tự cảm, đơn vị đo độ tự cảm..
- Nêu được định nghĩa hiện tượng tự cảm
- Biết khái niệm suất điện động tự cảm
2.2. Tự Thông hiểu:
cảm. - Hiểu công thức:  = Li 1
- Nắm được công thức tính suất điện động tự cảm:
 i
etc    L
t t
Vận dụng:
- Biết cách vận dụng các công thức.
Nhận biết:
- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng
- Biết khái niệm chiết suất tỉ đối.
3.1. Khúc - Biết khái niệm chiết suất tuyệt đối.
xạ ánh - Biết thí nghiệm về hiện tượng phản xạ toàn phần.
Khúc xạ
3 sáng. Phản 1 1
ánh sáng - Nêu được khái niệm phản xạ toàn phần.
xạ toàn
phần - Biết điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần
- Biết công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Thông hiểu:
- Hiểu định luật khúc xạ ánh sáng.
- Nắm được khái niệm chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối và
công thức liên hệ giữa chúng.
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Nắm được khái niệm phản xạ toàn phần, điều kiện để xảy ra
phản xạ toàn phần và công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn
phần.
Vận dụng:
- Vận dụng các hệ thức trong định luật khúc xạ ánh sáng để
tính chiết suất, góc tới, góc khúc xạ ...
- Biết nhận dạng các trường hợp xảy ra hiện tượng phản xạ
toàn phần của tia sáng khi qua mặt phân cách.
- Tính được góc giới hạn phản xạ toàn phần và các đại lượng
trong công thức tính góc giới hạn.

Nhận biết:
- Nêu được định nghĩa thấu kính.
- Nắm được các khái niệm: Quang tâm, tiêu điểm chính, tiêu
điểm phụ, tiêu diện.
- Nắm được đặc điểm của các tia sáng truyền qua thấu kính.
- Biết độ tụ của thấu kính là đại lượng được đo bằng nghịch
4.1. Thấu
Mắt. các đảo của tiêu cự :
kính
4 dụng cụ mỏng. 1 1
D=
quang f
- Biết độ tụ đo bằng điôp (dp).
- Biết các công thức thấu kính.
Thông hiểu:
- Nắm được các khái niệm: Quang tâm, tiêu điểm chính, tiêu
điểm phụ, tiêu diện và đặc điểm của chúng.
- Hiểu được đặc điểm của các tia sáng đặc biệt truyền qua thấu
kính.
- Nắm được khái niệm độ tụ của thấu kính và đơn vị đo độ tụ.
- Nắm được các công thức thấu kính.
Vận dụng:
- Biết cách tính số phóng đại của ảnh và các đại lượng trong
các công thức thấu kính.
- Dựa vào đặc điểm các tia sáng truyền qua thấu kính để vẽ
hình.
- Biết cách vẽ ảnh của một điểm sáng qua thấu kính.
- Biết cách vẽ ảnh của một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục
chính của thấu kính.
- Xác định được tiêu cự của thấu kính phân kì bằng thí nghiệm.
Vận dụng cao:
- Vận dụng cách vẽ ảnh của một điểm sáng, của một vật phẳng
nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính để xác định các đại
lượng trong các công thức thấu kính.
- Biết cách tính số phóng đại của ảnh và các đại lượng trong
các công thức thấu kính.
Nhận biết:
- Nêu được cấu tạo của mắt và sự điều tiết của mắt.
- Biết các khái niệm điểm CC, CV, khoảng nhìn rõ của mắt.
- Biết thế nào là góc trông và năng suất phân li.
- Biết các khái niệm mắt cận, mắt viễn, mắt lão.
4.2. Mắt
Thông hiểu:
- Hiểu cấu tạo của mắt và sự điều tiết của mắt. Về phương diện 1
quang hình học mắt có tác dụng như một thấu kính hội tụ.
- Hiểu các khái niệm mắt không điều tiết, mắt điều tiết tối đa.
- Nêu được góc trông và năng suất phân li là gì.
- Trình bày được các đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão
về mặt quang học và nêu tác dụng của kính cần đeo để khắc
phục các tật này.
Nhận biết:
- Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính lúp.
- Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính hiển vi.
- Nêu được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính thiên
văn.
Thông hiểu:
- Hiểu cách ngắm chừng ảnh của một vật qua kính lúp, kính
hiển vi, kính thiên văn.
4.4. Kính - Hiểu công thức tính số bội giác của kính lúp, kính hiển vi,
lúp. Kính kính thiên văn.
hiển vi. Vận dụng:
Kính thiên
- Biết cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi kính lúp và tính số bội
văn
giác của kính lúp.
- Biết cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi kính hiển vi và tính số
bội giác của kính hiển vi.
- Biết cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi kính thiên văn và tính số
bội giác của kính thiên văn.
Vận dụng cao:
- Vận dụng cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi kính lúp, công thức
tính số bội giác của kính lúp, các kiến thức về thấu kính hội tụ
và mắt để tìm các đại lượng liên quan.
Tổng 2 1 4
Tỉ lệ % 28,6% 14,3% 57,1%
Tỉ lệ chung 42,9% 57,1%

You might also like