You are on page 1of 9

1.

Event Script:
- Diễn văn với mục đích giới thiệu nên cân nhắc đưa lên sớm hơn (thủ khoa phát biểu trước cả trưởng khoa)
- Phần giới thiệu các CLB khá dài, các CLB đã được giới thiệu trước đầy đủ các bạn TSV vào ngày bầu BCS rồi nên chỉ
cần hướng giới thiệu sơ bộ chứ không nhất thiết phải để tất cả đều lên phát biểu và giới thiệu lần nữa.
- Thiếu phần trao hoa và quà cho khách mời và CLB.

2. MC Script:
- Thoại của một người khá dài, khi thoại dài như vậy thì MC còn lại trên sân khấu sẽ bị sượng và dễ cháy timeline.
- Phần văn nghệ và kịch ngắn nên tách ra dài hơn, vì vừa hết văn nghệ, MC phải ra sân khấu nhưng đứng dẫn khá ít, rồi
lại phải vào lại hậu đài, hơi chớp nhoáng và cập rập.
- Văn nghệ, minigame và hoạt náo để tương tác khán giả từ MC khá nhiều, nên điều chỉnh và phân bổ lại các phần cho
hợp lý để tránh bị loãng.
- “CLB Kịch Báo chí và Nhân văn” => Tên đúng là Sân Khấu Kịch Báo Chí Nhân Văn hoặc CLB Kịch khoa Báo chí và
Truyền thông.
- Ở phần giới thiệu chương trình nên nói sơ qua đôi nét về ý nghĩa tên concept của chương trình chào đón K24 năm nay.
- Văn nghệ ở phần “Cùng tiến bước” chọn bài “Khi em lớn” có giai điệu hơi trầm lắng so với phần khuấy động ở phía
trên, nên thay đổi giọng văn của MC nhẹ nhàng hơn.
- Văn nghệ, minigame và hoạt náo để tương tác khán giả từ MC khá nhiều, nên điều chỉnh và phân bổ lại các phần cho
hợp lý để tránh bị loãng.
- Phần “Truyền cảm hứng” có thể thay đổi hình thức từ giải đáp thắc mắc thành chia sẻ kinh nghiệm khi từ cựu SV trong
quá trình tác nghiệp để mang tính thực tế hơn. Vì khi lựa chọn vào Khoa BC&TT các bạn có thể đã có hướng đi cho
mình nên không cần thiết lắm (thắc mắc có thể hỏi trên các diễn đàn).
- Phần chụp ảnh (có hô slogan) nên chuyển đến phần cuối cùng của chương trình, vì phần kết thoại hơi dài và bài hát vẫn
chưa kết thúc.

3. Thông cáo báo chí


- Ở phần title, trước “KIM CHỈ NAM” bỏ dấu “-”
- TCBC nên có khoảng 2-3 trích dẫn
ĐOẠN 1:
- “Tại Hội trường Văn Khoa (Cơ sở Đinh Tiên Hoàng), Đoàn - Hội Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-TP.HCM đã tổ chức Lễ đón Tân sinh viên 2024.” => câu này bị lủng củng, đọc vào
không bắt được trọng tâm câu, có thể đổi thành “ngày… ĐH khoa… đã tổ chức thành công LĐTSV…”.
- Cần có thêm thông tin ngày tổ chức ở đoạn 1.
- Đoạn đầu tiên trong Thông cáo báo chí chứa tương đối nhiều ý và nên chia ra để các ý được thể hiện rõ ràng, dễ đọc
hơn. Đề xuất chia ra 2 đoạn: Đoạn 1 trình bày Thời gian, địa điểm tổ chức, đơn vị thực hiện, tên chương trình và giới
thiệu chung; Đoạn 2 trình bày mục đích, ý nghĩa của lễ đón.

ĐOẠN 2
- Trình bày thành phần tham dự lễ đón tương đối dài và có thể đặt xuống dưới.
- Chú ý dùng từ (Thủ khoa đứng đầu: Thủ khoa vốn đã có nghĩa là người đứng đầu kỳ thi)

ĐOẠN 3:
- Trích dẫn của TS Triệu Thanh Lê quá dài, nên ngắt đoạn ý trích dẫn, kết hợp trích dẫn những yếu tố mang thông tin
chính, loại bỏ yếu tố không truyền đạt thông tin quan trọng trong câu phát biểu.
- Phần phát biểu TS Triệu Thanh Lê nên chuyển thành thì hiện tại “đã nhắn nhủ” => “nhắn nhủ” vì thông cáo báo chí cần
có tính tức thời cao nhất.

ĐOẠN 4:
- Không nên dùng từ “nghi thức truyền thống” cho toàn bộ lễ đón vì đây không phải là một chuỗi các hoạt động thủ tục,
bất biến mà thay đổi đa dạng theo từng năm. Rcm đổi thành “sự kiện thường niên”.
- Từ “thành viên mới” đứng một mình chưa rõ nghĩa (thành viên của gì?);
- Từ “thử thách” và “khảo hạch” có thể lược bỏ một từ hoặc thay thế vì có nét nghĩa tương đồng;
- Ý cuối cùng: “Đây cũng là hoạt động gắn kết và tạo ra cơ hội gặp gỡ với các thầy cô, giảng viên trong khoa - những
“LA BÀN” vững chắc chỉ dẫn Tân sinh viên trong 4 năm tại giảng đường Đại học sắp tới” nên để ở những đoạn đầu vì
ý đây là một trong những mục đích, ý nghĩa quan trọng của lễ đón.

ĐOẠN THÔNG TIN VỀ KHOA:


- Đoạn giới thiệu khoa: chú ý cách dùng dấu gạch nối
- Cụm: “Khoa phát triển trong môi trường hoạt động báo chí năng động và nhạy bén của báo chí TP. HCM” thiếu mảng
“truyền thông”.
- Cụm: “của các cơ quan báo chí, truyền hình, phát thanh, truyền thông” không cần thiết vì đã được bao hàm trong ý
trước.
- Đuôi email phải sử dụng đuôi email của tổ chức “@hcmussh.edu.vn”
- Thông cáo báo chí này có 2 trang nên cần có chữ “tiếp” đặt trong ngoặc đơn hoặc giữa 2 dấu gạch nối ở cuối trang.

4. Bài PR:
- Caption ảnh 2 khá dài
- Sai chính tả “chủ để” => chủ đề
- Đoạn 2 diễn đạt thừa: “Chương trình diễn ra nhằm mục đích mong muốn giới thiệu….”=. nên bỏ “mong muốn”
- Có thể viết thêm một đoạn nữa để làm nổi bật chủ đề của năm (ảnh có thể là khoảnh khắc ở kmm)

5. Diễn văn trưởng khoa:


- “Kính chào Quý vị đại biểu, Quý vị khách quý, Quý thầy cô và tất cả các bạn sinh viên cũng như tân sinh viên khóa
2024” => TSV là nhân vật chính nhưng lại được nhắc đến sau từ “cũng như”.
- “Hành trình sắp đến của các bạn có thể sẽ không diễn ra bằng phẳng,” => hơi lủng củng, thay vào đó có thể diễn đạt lại
là “Hành trình sắp đến của các bạn sẽ gặp nhiều chông gai”.
- Chưa giới thiệu được nhiều về trường, khoa cũng như hứa hẹn sẽ giúp đỡ, giảng dạy các bạn như thế nào.
- “…thì Lễ Đón Tân sinh viên cũng là sự kiện mà các bạn không nên bỏ lỡ. Lễ đón Tân Sinh viên là buổi lễ quan trọng
đầu tiên, mở đầu cho chặng hành trình sắp tới của các bạn tại khoa Báo chí và Truyền thông.” => Mắc lỗi Morasse chỗ
“Lễ Đón Tân sinh viên” => “Lễ đón tân sinh viên”.
- “Đấy chính là ý nghĩa mà khoa muốn gửi đến các bạn Tân sinh viên trong buổi gặp mặt chính thức đầu tiên này.” =>
Mắc lỗi Morasse chỗ “các bạn Tân sinh viên” => “các bạn tân sinh viên”.
- “Có bạn muốn làm nhà báo, có bạn lại muốn làm biên tập truyền hình hay có những bạn lại muốn theo đuổi nghiệp
truyền thông… “ => Đề xuất đổi lại thành “nghề truyền thông”.
- Câu đầu nên viết ngắn gọn lại: “Kính chào Quý vị đại biểu, Quý thầy cô cùng toàn thể các sinh viên đang có mặt tại Lễ
đón Tân sinh viên “Kim chỉ nam” ngày hôm nay”
- Bỏ hoặc sửa lại câu này thành: “Bắt đầu từ hôm nay, các bạn đã chính thức trở thành một thành viên, mảnh ghép không
thể thiếu của đại gia đình BC&TT”
- “Lễ đón đã truyền động lực, cảm hứng cho các bạn ấy như thế nào, các bạn ấy tự hào về khoa mình ra sao”=> khá mơ
hồ

6. Phát biểu thủ khoa:


- Ở bài thủ khoa ngành TTĐPT:
+ Ở trên đã kính thưa rồi, đoạn sau lại kính thưa hai lần nữa, không cần thiết
+ Chưa chia sẻ nhiều về cảm xúc của cá nhân bạn
+ Những đoạn nói chung cho K24 nên là “chúng ta”, “chúng em” thay vì “tân sinh viên” vì chính bạn cũng là một
tân sinh viên và để tạo cảm giác gần gũi, thân thiện
+ “Mình hy vọng rằng các bạn tân sinh viên nhất định sẽ đạt được ước mơ của mình”=> “Hy vọng” và “nhất
định” đặt chung một câu không hợp lý
- Ở bài thủ khoa ngành Báo chí:
+ Chỉ cần kính thưa một lần
+ "cách đây 1 năm" và "vẫn luôn" không phù hợp với nhau, nên bỏ cụm "cách đây 1 năm"
+ văn phong không cần phải quá vĩ mô, trịnh thượng
+ Lặp từ "thú vị" khá nhiều ở đoạn 7
+ Không cần nhấn mạnh việc "mới chỉ ở đây vài tuần" 2 lần
+ Phần thay mặt K24 để cảm ơn chỉ cần có một lần -> lược bỏ bớt một đoạn để tránh lặp
+ Tất cả những chỗ “Khoa Báo chí và Truyền Thông” => “khoa Báo chí và Truyền thông”
+ Cấu trúc “Và một lần nữa…” đã có ở phần kết nên phần trên không cần thiết, nên lược bớt.
+ “Và một lần nữa, ngay lúc này, em lại có thể cảm nhận được…. tối hôm nay” -> bỏ “ngay lúc này”
+ “Ngành báo là một ngành đầy những câu chuyện thú vị và những chuyến phiêu lưu, trải nghiệm vô cùng thú
vị.” => Lỗi lặp từ

7. Kịch:
NHẬN XÉT CHUNG
- Tên là “Ngã rẽ” nhưng chủ đề lại là “Ngã rẻ”.
- Nhiều lỗi chính tả, câu cú lủng củng.
- Lời thoại chưa phù hợp, thiếu tính thực tế.
- Nội dung kịch chưa phải là vấn đề mà các bạn tsv thật sự quan tâm.
- Thông điệp truyền tải còn mơ hồ, chưa thấy được mối liên kết giữa nội dung câu chuyện và các bạn tân sinh viên (bối
cảnh, tình huống, các vấn đề của nhân vật).
- Chưa rút ra được ý nghĩa, định hướng gì từ vở kịch.
- Kịch bản chưa đề cao vai trò của Khoa, Trường trong việc giúp đỡ, định hướng việc làm của các bạn tsv sau này như
Concept Kim Chỉ Nam.
- Solution cũng chưa thỏa đáng, chưa thật sự giải quyết được vấn đề.
- Kịch bản có cố tình gieo vào đầu tsv: học bc ra làm tt, học tt ra làm bc?

NỘI DUNG CHÍNH


- Việc cả hai sinh viên hứa cùng nhau trở thành biên tập viên của cùng một tòa soạn báo là tương đối bất hợp lý, không
nhất thiết phải là cùng một tòa soạn. Ngoài ra, quá khứ của cả hai học báo chí cũng nên được giới thiệu để khán giả có
cái nhìn sơ lược.
- Đoạn hồi tưởng quá khứ:
- Đoạn đầu của phần hồi tưởng quá khứ mở đầu bằng việc hai nhân vật chính đi trễ đến mức chỉ còn 30p là kết
thúc buổi học (gần như là vắng toàn bộ) là chưa phù hợp. Không nên xây dựng hình ảnh 2 bạn sinh viên khoa đi
trễ, không chăm học.
- Đoạn hồi tưởng không tập trung khắc họa tâm lí nhân vật hay diễn biến có ảnh hưởng cốt truyện và có thể dẫn
đến cao trào mà phần lớn là thông tin về lịch sử hình thành khoa. Mặt khác, “sự tự hào” về khoa, và mong muốn
sau này làm “biên tập viên cho dân chúng lác mắt” không hợp lý. Biên tập viên vốn dĩ không phải là người xuất
hiện nhiều trước mặt công chúng, thậm chí gần như không có. Ngoài ra mục đích trở thành biên tập không phải
là lí do cao đẹp gì mà là để “công chúng lác mắt” tương đối tiêu cực và có thể mang ảnh hưởng xấu.
- Vì động lực không thuyết phục nên lời hứa trở thành biên tập viên cũng khá bất hợp lý. Ngoài ra, chi tiết “lời
hứa” được thể hiện khá nhanh, chưa tạo điểm nhấn và khó có thể gọi là “hứa” để mà tạo diễn biến cao trào cho
sau này.
=> Đề xuất: tạo lý do có sức nặng hơn cũng như khắc họa tâm lí nhân vật rõ ràng hơn vì sao lại có mong ước đó. Ngoài ra phân đoạn
“lời hứa” nên được làm nhấn mạnh hơn vì là một trong những tình tiết then chốt.
- Climax: Chưa quá cao trào, đơn giản chỉ là đối thoại bình thường giữa các nhân vật rồi đi ăn trưa thôi.
- Cách nói chuyện của 2, hiện tại đang là đối tác trong công việc, dù là bạn cũ cũng rất không phù hợp, tạo cảm
giác rất thiếu chuyên nghiệp cho cả hai. (chi tiết cả hai cãi nhau về vì bất đồng về công việc hiện tại và thể hiện
rằng không muốn làm việc chung)
- Dù được giới thiệu là bạn thân như hình với bóng thời đại học nhưng sau khi tốt nghiệp thì lại không liên lạc,
không có thông tin về nhau cũng như không biết người kia đã làm gì, mãi đến khi gặp lại năm 37 tuổi mới gặp
lại nhau và rất bất ngờ. Tình tiết này không có gì để giải thích làm diễn biến trở nên thiếu chặt chẽ và thuyết
phục.
- Lời thoại không có lí do rõ ràng, một phần nữa đến từ quá khứ không được khắc họa sâu sắc dẫn đến sự tức
giận khi thấy bạn mình “thất hứa” không được hợp lý.
- Sự trùng hợp gặp lại thầy giáo ở căn tin quá bất thường và không được giải thích (lí do thầy lại có mặt ở đó
đúng lúc).
- Việc cả hai làm lành sau khi thầy giải thích bất hợp lý khi trước đó Nam thể hiện rằng giận Hải vì “thất hứa” là
chính chứ không hoàn toàn là vì có ác cảm hay hoài nghi về công việc Truyền thông.
- Đoạn kết:
- Chưa tạo được điểm nhấn, toàn bộ thông điệp gần như đã được nhân vật thầy nói hết ở đoạn trước
- Không có một lời xin lỗi cụ thể, giải thích lí do hay bộc bạch nào ở cuối. Ngoài việc được thầy giải thích thì hai
nhân vật “huề” nhau vì là “đàn ông con trai” và phải “trượng nghĩa”?
-
=> Đề xuất: Nên tháo gỡ nút thắt hợp lý hơn cũng như lý giải cho việc Hải “thất hứa” nguyên nhân do đâu.
DÀN DỰNG
- Ở cảnh 1, kịch bản có đề “Chia sân khấu thành hai phần để dựng cảnh” => Vậy sẽ có đến hai diễn viên diễn vai Nam và
hai diễn viên diễn vai Hải. => Người xem sẽ khó hiểu vì ở cảnh 1 nhóm chưa đưa ra cách xác định rõ ràng ai là Nam và
ai là Hải. Tuy nhiên nếu tách biệt hai cảnh ra diễn liên tiếp, cảnh đầu tiên và cảnh thứ hai nhóm dựng ở hai bối cảnh
hoàn toàn khác nhau: Từ hiện tại chuyển sang quá khứ. => Không thể chuyển cảnh trong một thời gian quá ngắn,
ngược lại nếu để thời gian chuyển cảnh quá dài sẽ chiếm dụng thời gian kể chuyện/ chết sân khấu.
- Nội dung ở cảnh 1 chưa rõ ràng để có thể trở thành một cảnh lớn. Ý nghĩa của việc chạm mặt nhau và nhớ lại là gì?
=> Đề xuất: Có thể gộp cảnh 1 và cảnh 3 thành một cảnh và chia lớp 1.1, 1.2. Hoặc có thể bỏ hẳn cảnh 1 và để cốt truyện diễn biến từ
mốc thời điểm năm 2008 đến hiện tại.

LỜI THOẠI
- Lời thoại khá là trẻ con đối với những người chững chạc như vậy, không hợp lý: “Ủa, Ei, Ê” quá nhiều
- Khúc mở đầu: “Dạ cho hỏi anh có tại toà soạn không ạ?” → thêm từ “ở tại”
- Ở phần midpoint và phần end có xuất hiện lời thoại “Nami” => Gây khó hiểu cho người xem (là tên, cách xưng hô hay
trong kịch bản xuất hiện lỗi sai chính tả).
- Câu thoại “Nami nói ông nội” không có ý nghĩa (ở phần midpoint).
- Đoạn Midpoint, cảnh 3, lời thoại dài dòng: “…khóa sinh viên đầu trường của khoa Báo chí, trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM quá”.=> Đề xuất đổi lại thành: “khóa sinh viên đầu trường của khoa Báo chí,
trường Nhân Văn quá.”
- “tui thích thích thương thương từ đầu rồi mà, đàn ông con trai ai nói mấy điều này bây giờ” => “bây giờ” đổi thành
“bao giờ”.
- Tổng thể lời thoại và cách sắp xếp câu chuyện chưa nếu bật lên được ý nghĩa như kịch bản mong muốn.
- Ở một vài đoạn như hai nhân vật tranh cãi, lời thoại còn nhẹ nhàng, chưa bộc lộ cảm xúc của nhân vật.
- Hai câu cuối của kịch bản rất khó hiểu:
Hải: Êi mà tính ra may mắn ghê, mình gặp lại thầy. Tui chưa kịp giải thích gì mà thầy đã nói hết rồi. Thôi huề
đi, đàn ông con trai trượng nghĩa lên coi
Nam: Nami nói tui là đàn ông con trai? Hứ! Mà huề thì huề! Hồi cần ban Quốc tế giúp đỡ gì thì alo tui nhé.
- Lời thoại của Thầy không phù hợp và cần nghiêm túc hơn, nó kiểu như trẻ con.

THỜI LƯỢNG
- Số cảnh là 8 trong thời gian quy định là 15-20 phút => Không khả thi.
- Việc chia cụ thể thời gian cho từng phần liệu có khả quan? Nhóm có ý kiến rằng không nên để thời lượng trong kịch
bản vì
- Không thể đảm bảo nhất nhất lời thoại sẽ theo đúng số giây như thế.
- Để thời lượng sẽ làm cho diễn viên mất tập trung, không thể nhớ hết cả lời thoại, hình thể và cả thời lượng cho
mỗi lời thoại, mỗi hành động.
- Trong trường hợp diễn viên không cần nhớ thời lượng, việc đó sẽ do biên kịch, đạo diễn và đội hậu cần nhớ.
Tuy nhiên việc kiểm soát thời lượng cho từng khung cảnh là không cần thiết, bởi vì biên kịch, đạo diễn và đội
hậu cần sẽ không can thiệp vào lúc diễn viên đang diễn trên sân khấu.
=> Đề xuất: Đối với một tiểu phẩm kéo dài từ 15-20 phút, nên xác định thời lượng tổng cả vở khi tập duyệt. Có thể xác định trước
thời gian chuyển cảnh (không quá 30 giây cho mỗi lần chuyển).

MỘT SỐ LỖI VỀ TRÌNH BÀY


- Nhóm đánh số cảnh sai (từ cảnh 1 sang cảnh 3, không có cảnh 2).
- Cột thời lượng của kịch bản chỉ được điền tới cảnh 3.
- Kịch bản không được trình bày theo kịch bản kịch sân khấu mà trình bày theo cách của kịch bản video clip.
- Mid - point, Wrap - up, End,... là những thuật ngữ được sử dụng trong điện ảnh, không phải trong kịch bản sân khấu.
- Đoạn đầu nhóm có đề cập tên tòa soạn “Tuổi già” nhưng sau khi quay trở về hiện tại thì lại biến thành tòa soạn “XXX”,
đến đoạn giữa cảnh 7 trở thành tòa soạn báo “Tuổi trẻ”.

8. Clip K24:
- Đoạn câu hỏi thể hiện tài năng: có thể sẽ bị dài và flow sẽ hơi chán.
- Đoạn nói về khó khăn của con cá chép, nguyên nhân gây khó khăn có phần hơi khách quan, chưa đánh vào được bộ
phận sinh viên ví dụ như: áp lực học tập, áp lực đồng trang lứa,...
- Phần mở đầu có ý tưởng tốt, nhưng sẽ khó thực hiện, không thật sự liên quan tới chủ đề “Kim chỉ nam”.
- Ý tưởng cá chép hóa rồng hay, nhưng không link với phần phỏng vấn và cũng chưa được được phát triển sâu. Cũng
chưa làm rõ có phải ví von hành trình của cá chép là hành trình của các K24 không?
- Ý tưởng là “Cá chép hóa rồng”: Ở giai đoạn trước khi vượt “vũ môn”, cá chép là nhân vật đại diện cho các bạn K24 kể
về câu chuyện chung trước khi vào đại học. Nhưng đến giai đoạn đã “hóa rồng” lại là đại diện cho phóng viên phỏng
vấn các bạn. => Gây khó hiểu vì sau khi vượt “vũ môn” từ một bạn sinh viên mới vào trường lại có thể đại diện là
phóng viên phỏng vấn các bạn K24 khác? => Đề xuất: Sau khi “hóa rồng”, có thể chèn đoạn từ 1 bạn “rồng con” biến
thành tập thể các bạn sinh viên K24.
- Ở phần kết đoạn video nhưng lại để “rồng con” nói “hello” => Tạo cảm giác là phần mở đầu => Có thể đổi thành “Vừa
rồi tụi mình đã cùng nghe các bạn Tân sinh viên chia sẻ,...”
- Sai chính tả: “thoy đưa” → thoi đưa

9. Status fanpage:
Tổng thể:
- Chưa miêu tả được hình ảnh sử dụng trong stt. Một vài caption chưa hiểu rõ được mục đích đăng.
- Nhiều lỗi morasse.
- Có status ghi ngày tổ chức là 21/9, trong khi status khác ghi 1/10
- Footnote chưa thống nhất giữa các caption
Stt 1:
- 2 câu: câu đầu tiên hỏi các nhà thám hiểm trẻ “đã tự chuẩn bị chiếc la bàn cho riêng mình chưa ta?” nhưng câu thứ 2 đã lập
tức trả lời: “Nếu đã sẵn sàng” như thể mặc định các bạn đã có “la bàn”. Ngoài ra cũng chưa giới thiệu “bản đồ” là gì nhưng đã
đưa đến “bản đồ đầu tiên” là lễ đón.
- “bản đồ đầu tiên của trò chơi” => Ý đồ chưa được thể hiện rõ, có phải là để link với toàn bộ chuỗi đón hay không? hay còn
"bản đồ" nào khác
- Stt khá gãy gọn nhưng sử dụng nhiều emoji nhìn hơi rối (Trên phần nội dung không tính phần footnote)
- Footnote chỗ thời hạn điền form bị sai morasse: double space giữa 12g00 và ngày 21/9
- Status 1 nên có phần mô tả một xíu về chương trình hoặc ý nghĩa chương trình, hiện đang khá ngắn

Stt 2:
- Nhiều emoji khá rối mắt
- Cách đoạn chưa thống nhất từ trên xuống dưới
- “21/9//2024” => thừa 1 dấu /

➡️
Stt 3:
- “Nhấn phím mũi tên hoặc phím G - chỗ n” => có ý nghĩa không rõ ràng
- Các cụm “cổng game”, “bản đồ game” chưa rõ ràng với concept của chương trình. Nếu có thì nên có một concept “game” rõ
ràng hơn hay thậm chí là game tương tác với khán giả ngay trên fanpage.

10. DESIGN
- Chưa làm nổi bật hình ảnh la bàn.
- Palette và bố cục đơn giản và chưa thể hiện rõ thông điệp truyền tải.
- Các stt hơi hướng về game, nhưng design không thể hiện rõ là đang chơi game.

You might also like