You are on page 1of 1

1.

Khái niệm và cơ sở hình thành văn minh Đại Việt:


a) Khái niệm:
- Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu của nhân dân ta trong kỉ nguyên
độc lập của Việt Nam, thế kỉ X – XIX.
b) Cơ sở hình thành:
- Có cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
- Quá trình chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập.
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nền văn minh bên ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ, …)
2. Thành tựu về nghệ thuật, khoa học và kĩ thuật của văn minh Đại Việt:
a) Nghệ thuật:
* Kiến trúc:
- Có nhiều loại hình kiến trúc: cung điện, đình, chùa, đền, miếu, …
- Tiêu biểu: kinh đô như Hoa Lư (Đinh – Tiền Lê), Thăng Long (Lý – Trần – Lê), …
* Điêu khắc:
- Phát triển, đạt đến trình độ cao.
- Tiêu biểu: chạm khắc trên các công trình kiến trúc, điêu khắc tượng, …
* Tranh dân gian:
- Gốm tranh thờ, tranh chọn Tết, …
- Kĩ thuật: in trên giấy dó bằng ván khắc, sau đó sửa lại bằng tay.
* Nghệ thuật biểu diễn:
- Đa dạng về thể loại.
- Được bảo tồn đến ngày nay.
- Biểu diễn cung đình và biểu diễn dân gian.
- Nhiều loại hình được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
b) Khoa học và kĩ thuật:
* Sử học:
- Các công trình tiêu biểu: Sử ký (Đỗ Thiện – thời Lý), Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu – thời Trần), Đại
Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên – thời Lê sơ), Đại Nam thực lục (thời Nguyễn).
- Nhà nước quan tâm và thành lập các cơ quan viết sử.
* Địa lí:
- Nhiều công trình ghi chép về ranh giới, núi sông, địa danh, phong tục, … của đất nước và các địa
phương.
- Tiêu biểu: Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Hồng Đức bản đồ
(thời Lê sơ), Đại Nam nhất thống toàn đồ (triều Nguyễn).
*Toán học:
- Tiêu biểu: Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh), Lập thành toán pháp (Vũ Hữu).
* Quân sự:
- Đạt thành tựu về lí luận và kĩ thuật.
- Tiêu biểu:
+ Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Trần Quốc Tuấn).
+ Chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến, đại bác, …
* Y học:
- Tiêu biểu: Thần dược nam hiệu (Tuệ Tĩnh), Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Lê Hữu Trác), …
3. Các thành tựu văn minh Đại Việt được UNESCO công nhận là Di sản vật thể và phi vật thể
của nhân loại:
* Di sản vật thể:
- Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)
- Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội)
* Di sản phi vật thể:
- Hát xoan Phú Thọ
- Nghệ thuật hát xẩm Hà Thành
- Hát chầu văn

You might also like