You are on page 1of 12

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC - HUẾ

MÔN NGỮ VĂN

DÀN Ý BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ HIỆN TƯỢNG


TÔN THỜ THẦN TƯỢNG MỘT CÁCH THÁI QUÁ

Giảng viên hướng dẫn: LÊ BÍCH THẢO


Học sinh thực hiện: HOÀNG THẾ VINH

Lớp 11 TOÁN 1

Thành phố Huế, Tháng 4 năm 2024


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU………………..……..…………………………………….……… 02
I. Lý do chọn đề tài…………………………………………….………. 02
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………… 02
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………… 02
IV. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….. 03

B. NỘI DUNG…………….……...……………...……….……………….…… 03
V. Khái niệm về hiện tượng tôn thờ thần tượng một cách thái quá…….. 03
VI. Nguyên nhân của hiện tượng tôn thờ thần tượng một cách thái quá… 05
VII. Hệ quả của hiện tượng tôn thờ thần tượng một cái thái quá…………. 07
VIII. Giải pháp cho hiện tượng tôn thờ thần tượng một cách thái quá…….. 09

C. KẾT LUẬN…...……………………………………….…………………….. 10

1
A. MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện tượng tôn thờ thần tượng một cách thái quá đang trở thành một vấn đề đáng quan
ngại trên khắp thế giới. Việc sự thái quá trong tôn thờ thần tượng có thể dẫn đến
những hậu quả tiêu cực như mất đi tinh thần trong sáng, tích cực của cộng đồng người
hâm mộ, hình thành các định kiến xã hội một chiều dựa trên bình diện tiêu cực của sự
hâm mộ, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng thần tượng giải trí, cũng như vi phạm quyền
con người. Do đó, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp cho vấn đề này trở nên mực
thiết và cấp bách.

II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


1. Mục tiêu
- Mục tiêu: Hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng tôn thờ thần tượng
một cách thái quá, đồng thời đề xuất phương án giải quyết, giảm thiểu thực
trạng..
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thái quá trong tôn thờ thần tượng.
- Đánh giá hậu quả của hiện tượng này đối với cá nhân, xã hội, và văn hóa.
- Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đề xuất các phương án giải quyết và kiểm soát thực trạng tôn thờ thần tượng
một cách thái quá.
-
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
- Các cộng đồng người hâm mộ.
- Cộng đồng thần tượng giải trí.
- Hành vi và nhận thức của nhóm đối tượng tôn thờ thần tượng thái quá.
2. Phạm vi nghiên cứu

2
- Bao gồm các nghiên cứu trên cả tầm quốc gia và quốc tế, tập trung vào các
trường hợp cụ thể và các nguyên nhân đằng sau sự thái quá trong tôn thờ thần
tượng.
-
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp phân tích văn bản: Đánh giá các tài liệu, nghiên cứu, và báo cáo
liên quan để hiểu rõ hơn về hiện tượng.
- Phương pháp phân tích định tính: Phân tích các trường hợp nghiên cứu để xác
định các yếu tố gây ra sự thái quá trong tôn thờ thần tượng.
- Phương pháp so sánh: So sánh các trường hợp khác nhau để hiểu rõ hơn về các
biến thể của hiện tượng và cách tiếp cận khác nhau trong việc giải quyết nó.

* * *

B. NỘI DUNG

I. KHÁI NIỆM VỀ HIỆN TƯỢNG TÔN THỜ THẦN TƯỢNG MỘT CÁCH
THÁI QUÁ.
1. Định nghĩa
Tình yêu mãnh liệt dành cho một người được thần tượng thường được gọi là sự tôn
thờ người nổi tiếng thái quá. Theo đó, cả hai đối tượng tham gia một mối quan hệ cận
xã hội - mối quan hệ tưởng tượng do những
người hâm mộ dựng nên, trong đó đối tượng
được mến mộ không có bất kỳ tương tác trực
tiếp nào đến với nhóm người mến mộ. Ngược
lại, những người hâm mộ liên tục tác động để
thúc đẩy mối quan hệ nhằm tự thỏa mãn bản
thân. Đây là một mối quan hệ một chiều,
thông thường không ghi nhận đến kết quả có
lợi đối với hai nhóm đối tượng tham gia.

3
2. Biểu hiện
Đối với hiện tượng này, đối tượng hâm mộ thường thể hiện sự thần tượng thái quá của
bản thân qua ba biểu hiện chính:
- Thứ nhất, họ coi thần tượng là chân lý sống, là lẽ phải của cuộc đời. Trong mối
quan hệ cận xã hội này, xảy ra đồng thời sự bày tỏ và tiếp thu. Vì là tác động do
phía người hâm mộ gây nên, sự tiếp thu diễn ra mạnh mẽ hơn cả. Nó có thể
được coi như hành vi tôn thờ hay sùng bái đức tin, giáo điều. Một thần tượng
có thể luyên thuyên về bất kỳ vấn đề gì trên truyền hình thì vấn đề đó dễ dàng
xâm nhập vào suy nghĩ thiếu nhận thức rõ ràng của những người hâm mộ thái
quá. Họ cứ thế dễ dàng tin vào những điều được tiếp thu, não bộ có thể phản
ánh điều đó đơn thuần như việc học hỏi hay mở mang trí tuệ.

- Thứ hai, họ ngộ nhận mối quan hệ người hâm mộ - thần tượng như là mối quan
hệ yêu đương. Mối quan hệ cận xã hội này có nhiều điểm tương đồng với một
mối quan hệ yêu đương, điều khác biệt đáng chú ý là chỉ một nhóm đối tượng
(người hâm mộ thái quá) trực tiếp tác động và nhận tác động gián tiếp của
nhóm đối tượng còn lại (thần tượng). Điều này có thể ghi nhận tương đồng với
“bệnh hoang tưởng” mức độ nhẹ khi nhóm các người hâm mộ thái quá xác định
thần tượng của họ như vợ/chồng/người yêu.

4
- Thứ ba, họ không ngừng nghĩ về thần tượng, coi đó như là cảm giác “tương
tư”. Biểu hiện này có thể xem như một hệ quả trực tiếp của việc ngộ nhận mối
quan hệ giả tưởng thành mối quan hệ yêu đương. Người hâm mộ có thể có các
cảm giác như một loại hình “tương tư” thứ thiệt. Họ có thể cảm thấy không thể
ngừng nghĩ về đối phương, cảm thấy cô đơn, hụt hẫng khi không có tương tác
với đối phương hay cảm thấy trống rỗng mỗi khi nhìn nhận về mối quan hệ.
Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng từ việc có cảm giác tiêu cực
đến trầm cảm.

II. NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG TÔN THỜ THẦN TƯỢNG MỘT
CÁCH THÁI QUÁ.
1. Nguyên nhân chủ quan
Ở bình diện chủ quan, hiện tượng tôn thờ thần tượng một cách thái quá xảy ra thông
qua ba nguyên nhân chính:
- Thứ nhất: Chưa đủ trưởng thành, thiếu trải nghiệm sống khiến cho việc tìm
được một “chân lý sống” trở nên mực thiết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng,
hiện tượng tôn thờ thần tượng thái quá diễn ra mạnh mẽ ở lứa tuổi thanh thiếu
niên, đặc biệt điển hình ở 10 - 11 tuổi, mức độ giảm dần ở các lứa tuổi cao hơn.
Đây là lứa tuổi của học hỏi và phát triển, não bộ đòi hỏi sự tiếp thu không
ngừng nghỉ ngay cả khi không phải chủ ý của vật chủ. Điều này đơn giản như
việc con cái cần cha mẹ hay bậc thầy cô để làm gương cho sự phát triển vững
bền. Tuy vậy, loài người là giống loài khó đạt được ngưỡng hoàn hảo, do đó
những tấm gương đề cập ở trên vẫn luôn tồn động những khuyết điểm. Khi so
sánh với thần tượng - một đối tượng với hình ảnh cá nhân được tô vẽ đến mức
gần hoàn hảo - thì vị thế “noi gương” của những phụ huynh, bậc cô thầy dễ bị
lung lay. Cùng với sự cộng hưởng của môi trường bạn bè, sự thờ ơ của phụ
huynh/giáo viên và thuật toán mạng xã hội thì một đứa trẻ có thể dễ dàng xác
định thần tượng là “chân lý sống”.
- Thứ hai: Tình trạng cảm xúc yếu đuối hoặc bất ổn tinh thần cũng góp phần tạo
nên hiện tượng tôn thờ thần tượng một cách thái. Việc tìm kiếm sự ổn định và
an ủi có thể dẫn đến sự phụ thuộc vào tôn thờ thần tượng để ổn định tinh thần.
Điều này có thể xem như sự đòi hỏi đền bù thụ động đối với người bị thiếu hụt

5
về cảm xúc tinh thần. Khi môi trường xung quanh (cha mẹ, thầy cô, bạn bè,...)
không đáp ứng được nhu cầu hiểu - được hiểu, yêu - được yêu từ một đứa trẻ
(hay kể cả người đã trưởng thành), nhu cầu kiếm tìm môi trường thoả mãn cái
tôi cá nhân sẽ nhanh chóng tăng do những đòi hỏi về sự phát triển tâm sinh lý
tuổi đang lớn (hay kể cả đã lớn). Việc gia tăng nhu cầu thỏa mãn bản thân sẽ
khó được nhận ra hay được kiểm soát bởi đối tượng hâm mộ, chỉ đơn giản là họ
dễ dàng bị các rung cảm nhất thời thao túng hơn. Điều này cũng tạo nên căn
nguyên cho hiện tượng tôn thờ thần tượng thái quá.
- Thứ ba: Không tìm được giá trị sống, từ đó họ tạo nên mối quan hệ ảo giữa
người hâm mộ và thần tượng để có mục tiêu sống, làm cho cuộc sống thêm ý
nghĩa. Với những áp lực ngày càng chồng chất của cuộc sống hiện đại, cái cốt
tử ngày càng được cá nhân hoá hơn thay vì cần tìm kiếm một hoà bình chung
cho quốc gia như thời phong kiến, ý nghĩa sống càng khó được xác định và
việc vô định, không tìm được giá trị sống là thực trạng khó tránh khỏi đối với
giới trẻ (hay kể cả những người đã trưởng thành), có thể kể đến như “khủng
hoảng một phần ba”, “khủng hoảng một phần tư”,... Từ đó, việc tìm một giá trị
sống là điều mực thiết. Trong trường hợp này, việc tôn thờ thần tượng thái quá
đóng vai trò như một “chân lý cuối con đường”, mục tiêu sống cao cả mà
những người hâm mộ lựa chọn bám víu vào. Hành vi này đã đáp ứng được hai
nhu cầu căn bản của việc mất ý nghĩa sống: có mục tiêu sống và tìm được niềm
hứng cảm, hưng phấn khi đang sống (từ việc kết nối với thần tượng). Do vậy,
người hâm mộ có thể dễ dàng bị hiện tượng tôn thờ thần tượng thái quá thao
túng và phụ thuộc vào nó.

2. Nguyên nhân khách quan


Ở bình diện khách quan, hiện tượng tôn thờ thần tượng một cách thái quá xảy ra thông
qua ba nguyên nhân chính:
- Thứ nhất: Cuộc sống hiện thực không đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu về tình
cảm khiến cho họ có xu hướng tìm kiếm thỏa mãn tình cảm của chính mình ở
một hiện thực khác. Điều này làm cho họ có thể dễ dàng bị thao túng bởi những
cảm xúc rung động nhất thời mà bỏ qua lý tính. Từ đó, việc tham gia mối quan

6
hệ cận xã hội giữa người hâm mộ - thần tượng là môi trường hoàn hảo đáp ứng
những thiếu hụt về tình cảm tinh thần của những người hâm mộ thái quá.
- Thứ hai: Các thần tượng được công ty chủ quản dựng nên một hình ảnh quá
hoàn hảo, từ đó có thể dễ dàng làm cho người hâm mộ tin tưởng. Ở một bộ
phận giới trẻ thiếu trải nghiệm, thiếu “chất liệu sống”, việc kiếm tìm một chân
lý sống là điều được não bộ thụ động đòi hỏi. Những hình tượng gần như hoàn
hảo của thần được được công ty chủ quản dựng nên mặc nhiên trở thành đối
tượng phù hợp cho sự kiếm tìm này.
- Thứ ba: Mối quan hệ người hâm mộ - thần tượng là mối quan hệ dễ dàng tham
gia. Thay vì kiếm tìm một mối quan hệ nghiêm túc ở đời sống hiện thực thì
người hâm mộ chỉ cần một thiết bị điện tử là có thể “truy cập” vào mối quan hệ
này. Việc thuận tiện quá mức do bối cảnh phát triển công nghệ số rực rỡ đã gây
nên sự thụ động trong lựa chọn và những lợi ích “bong bóng” trước mắt mặc
nhiên trở thành đối tượng được đề cao lựa chọn.

III. HỆ QUẢ CỦA HIỆN TƯỢNG TÔN THỜ THẦN TƯỢNG MỘT CÁCH
THÁI QUÁ.
1. Đối với bản thân người hâm mộ
Đối với nhóm đối tượng người hâm mộ, hiện tượng tôn thờ thần tượng một cách thái
quá có thể dẫn đến ba hệ lụy chính:
- Thứ nhất, người hâm mộ dễ bị ảnh hưởng tinh thần. Khi có chuyện không hay
xảy ra với thần tượng, họ cũng sẽ cảm thấy buồn, từ đó người hâm mộ dễ bị
ảnh hưởng tiêu cực
từ những vấn đề
không phải của
mình. Trong mối
quan hệ cận xã hội
này, do có nhiều
điểm tương đồng
với mối quan hệ
yêu đương, mức độ
đồng cảm được đẩy lên mãnh liệt. Những chuyện vui buồn trong cuộc sống

7
thường nhật của thần tượng có thể dễ dàng kết nối với cảm xúc tinh thần của
người hâm mộ. Từ đó, họ vừa phải trải qua những cung bậc cảm xúc của bản
thân, vừa phải cảm nhận nhịp điệu tinh thần của thần tượng. Điều này gây nên
tình trạng sống tách rời với hiện thực, giảm khả năng xã hội hoá và hoà nhập
(khi cứ để bản thân sống trong một thế giới hoang tưởng biệt lập với môi
trường xung quanh). Không chỉ thế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tâm trí của
con người dễ bị thu hút hơn bởi những điều tiêu cực, việc để ý và bị ảnh hưởng
bởi những điều tiêu cực xoay quanh cuộc sống của thần tượng tác động trực
tiếp đến tâm trạng của người hâm mộ, sự hụt hẫng và thất vọng có thể gây ra
nhiều hệ lụy nghiêm trọng từ việc có cảm giác tiêu cực đến trầm cảm.
- Thứ hai, người hâm mộ dễ dàng bị thao túng bởi các công ty chủ quản thông
qua thần tượng. Được đề cập rõ trong mục biểu hiện của tình trạng này, hiện
tượng tôn thờ thần tượng thái quá gần như tương đồng với việc sùng bái tín
ngưỡng, giáo điều. Từ đó, niềm tin của người hâm mộ dễ dàng bị các công ty
chủ quản nắm thóp. Hơn nữa, hành vi của một con người được thực hiện dựa
trên niềm tin của họ. Do vậy, người hâm mộ dễ trở thành “con rối” cho các
công ty “điều khiển”. Từ những hành vi cơ bản như việc chi tiêu mua sắm quá
mức cần thiết cho những món đồ cổ vũ thần tượng (album, que sáng, đĩa
nhạc,...) đến việc cổ xúy, đua đòi theo những hành động sai trái của thần tượng.
Một ví dụ điển hình như việc người hâm mộ của Dương Mịch - một diễn viên
nổi tiếng của nền điện ảnh Trung Hoa - đồng loạt cổ xuý cho tấm bản đồ chứa
“đường lưỡi bò” mà cô chia sẻ mặc cho điều này vi phạm lãnh thổ quốc gia
Việt Nam.
- Thứ ba, kết quả của mối quan hệ này gần như được định sẵn là sẽ không thành.
Do đó, việc đâm đầu vào một mục tiêu “hư cấu” như vậy dễ khiến người hâm
mộ rơi vào trầm cảm khi nhìn nhận hiện thực. Đây là một hậu quả trực tiếp từ
việc họ bỏ qua lý trí để thực hiện dựa trên cảm tính nhất thời - do những mưu
cầu cao về việc được thoả mãn cảm xúc.
2. Đối với thần tượng
Đối thần tượng, nhiều hệ luỵ phiền hà được gây nên từ thực trạng tôn thờ thần tượng
một cách thái quá. Họ dễ bị xâm phạm quyền riêng tư bởi các hành động ngông cuồng
của người hâm mộ. Ví dụ như việc nhóm nhạc EXO - một ngôi sao đình đám của nền

8
âm nhạc Hàn Quốc - từng bị người hâm mộ đột nhập nơi cư trú. Không chỉ thế, những
mối quan hệ riêng của thần tượng khó tránh bị ảnh hưởng. Do bị động đưa vào mối
quan hệ cận xã hội này, việc thần tượng thiết lập các mối quan hệ khác có thể được
xem như đang tạo ra nhiều nguy hại đến mối quan hệ hoang tưởng do người hâm mộ
dựng nên. Cảm giác ghen tuông và
sợ bỏ lỡ có thể thúc đẩy họ đến với
những hành động vô lý tính. Như vụ
việc bạn gái của Park Seo Joon - một
nam diễn viên nổi tiếng tại Hàn
Quốc - nhiều lần bị cộng đồng mạng
chỉ trích, tấn công, miệt thị. Đối với
gia đình, người thân của thần tượng,
họ cũng không tránh khỏi sự xâm
phạm từ cộng đồng người hâm mộ
cuồng nhiệt của nghệ sĩ khi có nhiều
người hâm mộ “cuồng” đến mức xâm phạm cả quyền riêng tư của các mối quan hệ đó.
Ví dụ điển hình như vụ việc của ba mẹ Nicki Minaj - nữ ca sĩ nổi tiếng tại Hoa Kỳ - bị
người hâm mộ của cô bao vây căn hộ họ đang sống buộc cô phải ra mặt giải quyết.

3. Đối với xã hội

Thực trạng về hiện tượng tôn thờ thần tượng một cách thái quá có thể làm mất đi tinh
thần trong sáng, tích cực của cộng đồng người hâm mộ. Hơn những thế, nó thúc đẩy
hình thành các định kiến xã hội một chiều dựa trên bình diện tiêu cực của sự hâm mộ.
Cuối cùng, thực trạng này gây ra sự xung đột của các cộng đồng người hâm mộ khác
nhau chỉ vì mâu thuẫn cá nhân của các thần tượng.

-
IV. GIẢI PHÁP CHO HIỆN TƯỢNG TÔN THỜ THẦN TƯỢNG MỘT
CÁCH THÁI QUÁ.
Trong bài báo cáo này, tôi đề xuất ra ba hướng giải pháp chính. Thứ nhất, người hâm
mộ cần nhìn nhận rõ ràng về vấn đề. Xem xét các vấn đề mình gặp phải và trực tiếp
giải quyết nó không phải trốn tránh bằng việc tôn thờ thần tượng thái quá. Thứ hai, gia

9
đình của các người hâm mộ cần quan tâm, giúp đỡ họ. Tạo nên một môi trường tình
cảm lành mạnh, từ đó họ không cần phải kiếm tìm những môi trường không lành
mạnh khác để lấp đầy cảm giác cô đơn. Thứ ba, các kênh truyền thông nên tích cực
tuyên truyền về hậu quả, ảnh hưởng của việc tôn thờ thần tượng thái quá, từ đó góp
phần thúc đẩy tạo nên một cộng đồng hâm mộ lành mạnh.

* * *

C. KẾT LUẬN

Tình trạng hâm mộ thần tượng thái quá đang trở thành một vấn đề đáng quan ngại
trong xã hội hiện đại. Sự tôn thờ mù quáng và quá mức có thể gây ra nhiều hậu quả
tiêu cực đối với cá nhân và xã hội. Các nguyên nhân chủ quan và khách quan của hiện
tượng này đã được phân tích và đánh giá trong báo cáo. Sự thiếu kiến thức, nhu cầu
tìm kiếm chân lý sống và sự đủ đầy trong tình cảm, cùng với hình ảnh hoàn hảo của
thần tượng, sự dễ dàng trong gia nhập mối quan hệ đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo ra và duy trì hiện tượng này.

Hậu quả của việc hâm mộ thần tượng thái quá là rất đa dạng và tiêu cực. Nó có thể
dẫn đến những hậu quả tiêu cực như mất đi tinh thần trong sáng, tích cực của cộng
đồng người hâm mộ, hình thành các định kiến xã hội một chiều dựa trên bình diện tiêu
cực của sự hâm mộ, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng thần tượng giải trí, cũng như vi
phạm quyền con người.

Tuy nhiên, báo cáo cũng đã đề xuất một loạt các giải pháp để giảm thiểu tình trạng
hâm mộ thần tượng thái quá. Bằng cách kết hợp các biện pháp tự nhìn nhận vấn đề,
tuyên truyền qua các kênh truyền thông cũng như sự hỗ trợ từ gia đình, chúng ta có
thể góp phần làm giảm đi tình trạng tôn thờ thần tượng thái quá.

10
Tóm lại, để giải quyết vấn đề hâm mộ thần tượng thái quá, chúng ta cần sự hợp tác và
nỗ lực từ tất cả các bên, từ cá nhân đến gia đình và xã hội. Chỉ khi mọi người đều
tham gia vào quá trình này, chúng ta mới có thể đạt được một sự thay đổi tích cực và
bền vững trong xã hội.

11

You might also like