You are on page 1of 4

I.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu:


1. Điểm mạnh:
- Dễ sử dụng:
+ Ứng dụng có lựa chọn cả về tiếng Anh và tiếng Việt
+ Tìm kiếm được cụ thể hoá bằng hệ thống hashtags đóng vai trò như keywords giúp thu
hẹp kết quả tìm kiếm
+ Bộ lọc kết quả tìm kiếm giúp khách hàng có thể lọc các kết quả theo nhu cầu cá nhân
+ Bản chất là sự kết hợp của 3 ứng dụng khá phổ biến ở VN: Grab x Shopee x Tinder
- Tính kết nối cao:
+ Ngoài mục tiêu phát triển du lịch, ứng dụng còn nhắm tới việc kết nối mọi người với
nhau thông qua hoạt dộng du lịch để góp phần quảng bá hình ảnh con người, cảnh vật của
địa phương thông qua hoạt động tour cá nhân
- Lựa chọn dồi dào về nhân lực (trong mảng HDV):
+ Không có yêu cầu quá khắt khe về trình độ và kinh nghiệm
+ Thời gian làm việc linh động và không ràng buộc
+ Không giới hạn lứa tuổi
- Dễ dàng sáng tạo:
+ HDV hoàn toàn tự chủ về việc thiết kế tour và giới thiệu sản phẩm của mình. Điều này
phù hợp với tính chất của ngành Du Lịch – là 1 ngành mang tính xã hội hoá cao, thay đổi
và cập nhật liên tục theo xu hướng
- Loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu thực tiễn:
+ Ưu tiên của KH trong thời kì hậu COVID19 chính là du lịch an toàn  phù hợp với
loại hình private tour mà Go Buddies cung cấp
2. Điểm yếu:
- Tính trung gian:
+ Go Buddies không trực tiếp quản lý toàn bộ quá trình làm việc của HDV  không thể
tránh khỏi những sai sót do mỗi HDV có một cách làm việc khác nhau, không có quy
định chung cho việc phải thực hiện tour du lịch như thế nào
- Ứng dụng phụ thuộc nhiều vào đánh giá cảm quan của khách hàng:
+ Tệp khách hàng và tệp HDV lớn đồng thời không có một quy chuẩn chung nào trong
việc dẫn tour nên việc làm hài lòng tất cả các khách hàng là điều gần như không thể 
đòi hỏi sự kiểm soát tốt trong việc gây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng
đồng thời phải có nhiều phương án quản trị rủi ro
- Tập trung vào phân khúc đem lại lợi nhuận chậm:
+ Phân khúc mà Go Buddies tập trung là du lịch giá rẻ tự phát và Go Buddies chỉ ăn phần
trăm hoa hồng dựa trên số tiền tour mà HDV kiếm được  Lợi nhuận đến chậm và đòi
hỏi 1 thgian dài mới ổn định được
- Phải cạnh tranh với đối thủ tiền nhiệm:
+ Tubudd là ứng dụng có cách thức hoạt động gần giống với Go Buddies và cũng đã đạt
được những thành công nhất định
II. Phân tích cơ hội và thách thức
1. Cơ hội:
- Sự phục hồi nhanh chống về du lịch
+ “According to the United Nations World Tourism Organization, the tourism sector has
recovered to about 65% of its pre-pandemic levels in 2022”(unwto.org)
+ “Các chuyên gia du lịch trên thế giới đã dự báo năm 2023 sẽ chứng kiến sự tăng trưởng
mạnh về nhu cầu đi du lịch quốc tế. Du lịch Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài xu thế
này. Do vậy, năm 2023 hứa hẹn sẽ có nhiều bứt phá cả về số lượng khách và doanh thu.”
(báo điện tử ĐCSVN)
+ Chỉ trong 2 tháng đầu 2023 có 1,8trieu khách DL QTE đến VN (số liệu từ
thongke.tourism.vn)
- Nguồn nhân lực trẻ năng động, dồi dào và có trình độ ngoại ngữ tốt
- Các loại hình du lịch ngày càng phong phú và đa dạng
- Chưa có nhiều start-up trong lĩnh vực này (chỉ thấy mỗi Tubudd)
2. Thách thức:
- Tuyển nhân lực giai đoạn đầu:
+ Giai đoạn đầu của dự án là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặc biệt là về mảng xây dựng
hình ảnh và thương hiệu. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực
chuyên môn tốt, tâm huyết và gắn bó cũng như hiểu được sứ mệnh của dự án
- Marketing:
+ Là khâu quan trọng và phức tạp. Một mặt, cần phải quảng bá rộng rãi chương trình đặc
biệt là tới đối tượng là các bạn trẻ, các bạn sinh viên có trình độ ngoại ngữ. Mặt khác,
phải quảng bá được ứng dụng tới du khách trong nước và quốc tế. Điều này đòi hỏi sự đa
dạng và các phương thức marketing
- Tài chính:
+ Đòi hỏi tiềm lực lớn về tài chính cho các khâu quyết yếu quan trọng ở thời điểm ban
đầu như marketing và vận hành app
+ Vấn đề lợi nhuận đến chậm cũng khiến cho việc hồi vốn kéo dài
- Đối thủ cạnh tranh đã có sức ảnh hưởng nhất định:
** Phân tích đối thủ “Tubudd”
- Tubudd cũng vận hành theo kiểu là trung gian kết nối giữa HDVvà KH nhưng tập trung
nhiều hơn vào việc promote lifestyle của HDV  KH lựa chọn HDV phần lớn dựa trên
profile và lifestyle của HDV
 Go Buddies khác ở chỗ sẽ tập trung vào việc promote tour mà HDV muốn offer, focus
nhiều hơn vào việc bán spham tour đó  HDV thoả sức sáng tạo các sản phẩm tour của
mình đồng thời KH sẽ dễ dàng lựa chọn và hình dung ra được họ sẽ đi những đâu và làm

- Tính nhanh của Tubudd chưa được thể hiện một cách rõ ràng, chưa có hệ thống tự động
định vị và hiển thị kết quả dựa trên vị trí của HDV và KH mà lại hiện ra 1 loạt các option
về HDV kèm địa chỉ nhà của họ  Rất khó cho KH nước ngoài vì họ phải search địa chỉ
của HDV một cách thủ công trên map
- Tính trẻ trung của Tubudd cũng khá mờ nhạt với giao diện đơn giản, không có mascot
và không có hệ thống hoạt ảnh stickers/emojis
III. Phân tích hiệu quả về KT-XH
1. Hiệu quả về kinh tế:
- Go Buddies được kì vọng sẽ thúc đẩy lợi nhuận cho ngành du lịch địa phương thông
qua các hoạt động tour đa dạng (ẩm thực, văn hoá, giải trí, mua sắm,....)
- Tạo ra việc làm linh hoạt, đem lại lợi nhuận cho nhiều người trẻ
- Tạo sức hút cho du lịch nội địa và quốc tế đến VN
2. Hiệu quả về xã hội:
- Hoạt động tour đa dạng và mang tính địa phương cao  góp phần quảng bá hình ảnh
các vùng miền của VN đến bạn bè trong nước và quốc tế
- Hoạt động dẫn tour mang tính cá nhân hoá và riêng tư  tạo cơ hội kết bạn, trò chuyện,
thấu hiểu giữa người bản địa và khách du lịch

You might also like