You are on page 1of 7

Câu 1: Đặc điểm nghề hướng dẫn du lịch

- Tính độc lập và chủ động trong công việc: Do trong quá trình
thực hiện 1 chương trình du lịch, thường chỉ có 1 hướng dẫn viên là
người của doanh nghiệp lữ hành phục vụ trực tiếp cho khách nên
đòi hỏi hướng dẫn viên phải có tính độc lập và chủ động, đặc biệt là
trong việc xử lý các tình huống phát sinh
- Quan hệ giao tiếp rộng: Hướng dẫn viên đòi hỏi phải có quan
hệ giao tiếp vô cùng rộng để phục vụ quá trình thực hiện công việc
như trong quan hệ với đồng nghiệp, họ phải có quan hệ với bộ phận
điều hành, bộ phận kế toán, lái xe, hướng dẫn viên địa phương,…
Trong mối quan hệ với đoàn khách, họ phải giữ mối quan hệ tốt đẹp
với trưởng đoàn và cả các khách du lịch trong đoàn. Tại điểm đến
du lịch, họ cũng phải có quan hệ với dân cư địa phương và chính
quyền sở tại
- Di chuyển nhiều và liên tục: Hướng đẫn viên là người di
chuyển cùng với các cá nhân hoặc đoàn khách theo 1 chương trình
du lịch, vậy nên họ phải liên tục đi cùng đoàn khách tới các điểm
tham quan khác nhau để thuyết minh, giới thiệu cho khách về các
điểm tham quan đó
- Thời gian làm việc không cố định và khó tính định mức: Đây
là công việc không có thời gian làm việc cố định bao gồm quá trình
đón khách, đi cùng khách, giải quyết vấn đề phát sinh của khách,
tiễn khách,… Đôi khi vì một số lý do đột xuất, hướng dẫn viên phải
luôn trong tư thế sẵn sàng giải quyết mọi phát sinh từ khách hàng,
ngay cả sau khi đã tiễn đoàn khách khi khách kết thúc chuyến du
lịch
- Công việc mang tính chất lặp lại: Công việc của Hướng dẫn
viên du lịch thường xuyên lặp lại các thao tác và lộ trình cụ thể
được yêu cầu, kèm theo nội dung hướng dẫn cho khách ít có sự thay
đổi. Một hướng dẫn viên có thể chỉ chuyên phục vụ một đối tượng
khách đặc trưng hoặc trên một tuyến điểm du lịch nhất định, nên
khả năng chán việc hoàn toàn có thể xảy ra và sức ép tâm lý của
người làm nghề này là khá lớn
- Áp lực công việc cao: Công việc hướng dẫn viên du lịch có
rất nhiều áp lực như: Giải quyết các nhiều mối quan hệ cùng một
lúc, phục vụ khách tham quan từng bữa ăn, giấc ngủ thậm chí là
luôn cần phải theo dõi sức khỏe của họ. Tiếp đó, người làm nghề
này đòi hỏi phải luôn giữ thái độ nhiệt tình, chu đáo, giữ trạng thái
ổn định về cả thể chất và tinh thần trong khi làm việc vì họ chính là
người đại diện cho tổ chức kinh doanh du lịch, rộng hơn là đại diện
cho ngành và cho cả một quốc gia Hơn nữa, nghề hướng dẫn viên
du lịch tiềm ẩn vô số các cám dỗ, nếu bạn không giữ vững lập
trường, kiên định thì chắc chắn sẽ lấn chân vào những sai lầm đáng
tiếc
Câu 2:
a) Chuyến đi du lịch dài ngày:
- Hoạt động hướng dẫn du lịch luôn luôn được thực hiện theo
lịch trình 1 cách đầy đủ và đa dạng, do vậy hướng dẫn viên sẽ cần
nhiều kiến thức hơn. Chương trình du lịch dài ngày sẽ bao gồm
nhiều điểm tham quan và các hoạt động giải trí hơn nên yêu cầu
hướng dẫn viên phải có vốn kiến thức rộng và đa dạng, ít nhất là về
các điểm tham quan có trong chương trình du lịch
- Hầu hết các bộ phận liên quan đều được huy động để đảm
bảo cho chuyến đi du lịch được thực hiện 1 cách trọn vẹn. Để thực
hiện 1 chương trình du lịch cần có sự tham gia của nhiều bộ phận
như bộ phận điều hành (lên kế hoạch chương trình, liên hệ với các
nhà cung cấp để đặt dịch vụ, theo dõi và hỗ trợ hướng dẫn viên
trong quá trình thực hiện chương trình), bộ phận vận chuyển (đưa
khách tới điểm đến du lịch và đi lại giữa cơ sở lưu trú và điểm du
lịch) và các cơ sở cung cấp dịch vụ khác như khách sạn, nhà hàng,
các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí tại điểm đến,…
- Hướng dẫn viên du lịch có thể không trực tiếp tham gia phục
vụ 1 số lĩnh vực nhưng cần có sự phối hợp đồng bộ. Ví dụ như khi
khách muốn thay đổi thời gian lưu trú, hướng dẫn viên cần gọi điện
báo cho khách sạn, nhà hàng để họ có kế hoạch chuẩn bị
- Cũng trong chuyến du lịch dài ngày, hướng dẫn viên sẽ bộc
lộ khả năng nghiệp vụ và kiến thức nhiều mặt 1 cách rõ ràng hơn.
Do trong chuyến đi dài ngày sẽ bao gồm nhiều điểm tham quan hơn
nên kiến thức của hướng dẫn viên sẽ được thể hiện rõ ràng hơn.
Cùng với đó, chuyến đi dài ngày sẽ phát sinh nhiều tình huống hơn
nên sẽ phản ánh khả năng nghiệp vụ của hướng dẫn viên 1 cách
chân thực nhất
- Do đó sự tự thân vận động cũng cao hơn và nó sẽ tác động
trở lại trong hoạt động hướng dẫn du lịch. Do yêu cầu lượng kiến
thức đa dạng và khả năng xử lý tình huống chuyên nghiệp nên qua
mỗi chuyến đi dài ngày, hướng dẫn viên có thể tự trau dồi bản thân
và vốn kiến thức, kỹ năng mà hướng dẫn viên tích lũy được qua mỗi
chuyến đi sẽ giúp họ thực hiện công việc trong tương lai dễ dàng
hơn
b) Chuyến đi du lịch ngắn ngày:
- Trong trường hợp này, hoạt động hướng dẫn du lịch chủ yếu
tập trung vào việc chỉ dẫn và giới thiệu cho khách về những đối
tượng tham quan, các cơ sở nghỉ dưỡng, giải trí có trong chương
trình du lịch
- Do thời gian ngắn nên nếu trong quá trình thực hiện chương
trình du lịch, các hướng dẫn viên khó có cơ hội để sửa chữa các sai
lầm của mình
- Hướng dẫn viên du lịch cũng có thể bỏ qua 1 số khâu do
khách không có nhu cầu cũng như không có đủ thời gian, vật chất
cần thiết để thực hiện
- Tuy nhiên, việc thông tin tới khách hàng, tuyên truyền và
quảng cáo cho doanh nghiệp lữ hành, cho đất nước vẫn phải thực
hiện, đóng vai trò quan trọng và là những việc không thể bỏ qua
Câu 3: Kế hoạch thực hiện chương trình du lịch
a) Đối tượng tham quan
- Đối tượng tham quan là loàn bộ các tài nguyên du lịch nằm
trong chuyến hành trình. Nó là mục đích chủ yếu của chuyến đi du
lịch và là cơ sở cho toàn bộ lời thuyết minh, sự chỉ dẫn của hướng
dẫn viên
- Mỗi quốc gia được kết cấu bởi các yếu tố tự nhiên, xã hội và
lịch sử rất khác nhau. Nếu các yếu tố đó có sự hấp dẫn và thoả mãn
nhu cầu của du khách dưới bất kỳ hình thức nào đều thuộc về nguổn
tài nguyên du lịch. Nguồn tài nguyên du lịch bao gồm: tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa
- Tài nguyên du lịch tự nhiên là tổng thể tự nhiên các thành
phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ
con người khả năng lao động và sức khỏe của họ và được lôi cuốn
vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Tài
nguyên du lịch tự nhiên bao gồm Cảnh quan thiên nhiên; Các yếu tố
địa chất, địa mạo; Khí hậu, thủy văn; Hệ sinh thái; và các yếu tố tự
nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch
- Tài nguyên du lịch văn hóa nói 1 cách ngắn gọn là các đối
tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và
có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch văn hóa
bao gồm: Các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ,
kiến trúc; Giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và
các giá trị văn hóa khác; Công trình lao động sáng tạo của con
người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch
b) Phương tiện vận chuyển
- Phương tiện được sử dụng cho chuyến du lịch của khách
cũng là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng đến hoạt động của
hướng dẫn viên nhất là hoạt động tuyên truyền, thông tin trên lộ
trình
- Các phương tiện vận chuyển phổ biến hiện nay như ô tô, tàu
hỏa, máy bay, tàu thủy đưa khách tới điểm đến du lịch và di chuyển
qua lại giữa các điểm du lịch. Mỗi loại phương tiện vận chuyển sẽ
có những ưu, nhược điểm riêng. Để lựa chọn phương tiện vận
chuyển phù hợp cho từng chuyến đi, ta cần căn cứ vào những điều
sau:
+) Khoảng cách giữa các tuyến điểm du lịch
+) Thời gian di chuyển
+) Giá cả của loại phương tiện
+) Mức độ an toàn trong vận chuyển
+) Điều kiện về các loại hình giao thông trên tuyến điểm
+) Tính tiện nghi của dịch vụ vận chuyển
+) Mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành với doanh
nghiệp vận chuyển
+) Chính sách của hãng vận chuyển có tạo điều kiện cho
doanh nghiệp lữ hành hay không
+) Các dịch vụ bổ sung trong quá trình vận chuyển
+) Tính độc đáo của phương tiện vận chuyển
c) Địa điểm và thời gian đón tiếp khách
- Đây là lần đầu tiên hướng đẫn viên tiếp xúc trực tiếp với
đoàn khách, lần tiếp xúc này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tạo cho
khách những ấn tượng ban đầu có ảnh hưởng đến mối quan hệ sau
này giữa hướng dần viên và du khách. Hướng dẩn viên nên nhớ: ấn
tượng tốt đẹp ban đầu vô cùng quan trọng, nó sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho bạn rất nhiều trong suốt chương trình. Nếu trong khoảng
thời gian quan trọng này mà hướng dẫn viên có vẻ không chuyên
nghiệp, cách nói thiếu thiện cảm hoặc tự ti thì sẽ hình thành những
rào cản trong mối quan hệ giữa du khách và hướng dẫn viên
- Trước khi tới điểm đón, hướng dẫn viên cần kiểm tra lần
cuối giờ đến của đoàn khách, cùng lái xe kiểm ưa lại phương tiện,
các trang bị như biển hiệu, hoa, tặng phẩm tặng khách nếu có. Tại
điểm đón, hướng đẫn viên đến trước 30 phút so với giờ đến của
khách, thoả thuận về địa điểm đón khách với lái xe và kiểm tra lại
giờ đến của khách
- Đối với đoàn khách lớn, thường có trưởng đoàn, hướng đẫn
viên làm quen, tặng hoa, tự giới thiệu với trưởng đoàn và các thành
viên. Câu chào hỏi xã giao đầu tiên của hướng đẫn viên để làm quen
với đoàn phải hết sức tao nhã, lịch thiệp, thể hiện sự nồng hậu, hiếu
khách
- Hướng dẫn viên phải làm việc với trưởng đoàn để khẳng
định số lượng khách trong đoàn, giúp đỡ các khách già yếu, phụ nữ,
trẻ em lên xe, đợi khách ổn định chỗ ngồi mới lên xe
d) Những vấn đề cần chú ý về tổ chức thực hiện chương trình
Trong quá trình thực hiện chương trình du lịch, sẽ có 1 số vấn
đề phát sinh và hướng dẫn viên cần lên phương án xử lý trước như
chậm giờ đến, mất mát hành lý, hỏng xe, những thay đổi của đoàn
khách, khách bị lạc, thay đổi về phòng ở, thời gian, hỏa hoạn,…
- Hỏng xe: nếu hỏng xe trên đường đi đón khách, tốt nhất là
hướng dẫn viên nhanh chóng tìm phương tiện vận chuyển khác để
đến nơi đón khách kịp thời. Tiếp đó, cùng với lái xe báo cáo lại cho
phòng điều hành về tình trạng hỏng hóc để có thể có xe thay thế
- Thay đổi về mặt thời gian: trong quá trình đi du lịch, khách
có thể vì nguyên nhân nào đó đến cơ sở lưu trú sớm hoặc muộn hơn
giờ thỏa thuận. Lúc này, hướng dẫn viên cần gọi điện báo cho khách
sạn, nhà hàng biết để họ có kế hoạch chuẩn bị
- Những thay đổi của đoàn khách: trong trường hợp có sự thay
đổi về số lượng khách thì hướng dẫn viên phải đối chiếu lại giữa
danh sách ban đầu của hướng dẫn viên và danh sách của trưởng
đoàn mang theo. Tiếp đó phải thông báo kịp thời về phòng điều
hành để có kế hoạch phục vụ. Trong trường hợp cấp bách, hướng
dẫn viên thông báo cho khách sạn mà đoàn sẽ tới để họ có những
chuẩn bị sắp xếp cần thiết
Câu 4: Phương pháp tham quan tại điểm lịch sử văn hóa
a) Phương pháp xác định vị trí quan sát đối tượng tham quan
- Vị trí thực hiện: do các điểm di tích lịch sử văn hóa đều nằm
trên mặt đất phẳng nên vị trí quan sát khá thuận lợi. Tuy nhiên, để
đảm bảo sự an toàn cho du khách, thì vị trí quan sát cần tránh không
gần đường đi của phương tiện giao thông, công trình xây dựng,
những khu vực nguy hiểm... và không gây cản trở tới các đoàn
khách tham quan khác
- Khoảng cách thực hiện: hướng dẫn viên phải biết cách xác
định khoảng cách quan sát đối tượng tham quan sao cho phù hợp và
hiệu quả nhất cho đoàn khách. Thông thường, khoảng cách lý tưởng
để quan sát 1 đối tượng là bằng 2 lần chiều cao của đối tượng đó.
Từ khoảng cách này, du khách có thể quan sát toàn bộ hình ảnh của
dối tượng tham quan với tư thế đứng phù hợp, dễ chịu nhất
b) Phương pháp hướng dẫn tham quan
- Chỉ dẫn xem xét: hướng dẫn viên cần điều khiển sự chú ý
của đoàn vào đối trợng chỉ dẫn thuyết minh theo mong muốn. Nó
đòi hỏi sự định vị rõ ràng để du khách có thể nhanh chóng nhận biết
và hướng đúng vào vị trí quan sát. Các ngôn từ được dùng trong
việc chỉ dẫn gắn với định vị không gian như: phía trên, phía dưới,
bên phải, bên trái, vị trí trọng tâm. Bên cạnh đó, kết hợp với các
động tác định hướng bằng tay hoặc các công cụ hỗ trợ. Khi định
hướng bằng tay thì dùng cả bàn tay với 5 ngón khép lại. Nếu dùng
que chỉ để định hướng, hướng dẫn viên cầm que chỉ ở tay thuận,
hướng mũi que chỉ chính xác vào đối tượng chỉ dẫn, không kéo ra,
kéo vào que chỉ hoặc đập que chỉ vào lòng bàn tay khi không sử
dụng
- Thuyết minh: nội dung thuyết minh cần phải chi tiết, cụ thể
nhằm làm nổi bật giá trị của điểm tham quan. Hướng dẫn viên cần
thuyết minh theo trình tự thông tin như sau: tên gọi và ý nghĩa ra
đời của điểm tham quan; Vị trí địa lý, cảnh quan và quy mô của
điểm tham quan; Người có công xây dựng; Kiến trúc của điểm tham
quan; Giá trị của điểm tham quan về lịch sử và văn hóa
- Tại mỗi đối tượng tham quan tại điểm, hướng dẫn viên cần
đưa ra thông tin làm nổi bật nội dung các sự kiện lịch sử gắn với các
đối tượng bao gồm: Nguồn gốc phát sinh sự kiện lịch sử, diễn biến
quá trình xảy ra, các di vật, chứng tích của lịch sử còn lại; Các nhân
vật lịch sử, thân thế, sự nghiệp gắn với đối tượng tham quan và ảnh
hưởng của họ đối với đời sống xã hội tại điểm tham quan; Và các
điển tích, giai thoại liên quan đến đối tượng tham quan
- Hướng dẫn viên nêu tóm tắt nội dung của toàn điểm, nêu bật
chủ đề của buổi tham quan và các thông tin về vấn đề trùng tu, bảo
tồn tồn tạo di tích tại vị trí cuối cùng trong chương trình tham quan
du lịch đó
- Sau mỗi phần, hướng dẫn viên cần dành thời gian thích hợp
để khách tự xem xét thực tế, liên hệ hiện vật với lời thuyết minh của
hướng dẫn viên
c) Phương pháp hướng dẫn di chuyển
- Hướng dẫn viên có thể kết hợp sử dụng 2 phương pháp di
chuyển để giúp khách quan sát đối tượng tham quan 1 cách tốt nhất
đó là việc di chuyển từ xa tới gần nhằm tạo hiệu quả tâm lý và di
chuyển xung quanh đối tượng tham quan để khách có cơ hội chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của đối tượng ở nhiều góc độ khác nhau

You might also like