You are on page 1of 7

2.1.

THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY


2.1.1. Tổng quan về hệ thống PCCC
Hệ thống PCCC là hạng mục đặc biệt của hệ thống cấp nước trong nhà. Theo quy định hiện
hành thì chỉ có các công trình có quy mô lớn mới phải đầu tư xây dựng hệ thống PCCC, hệ
thống PCCC thường độc lập với hệ thống cấp nước sinh hoạt.
Tùy theo qui mô, tính chất sử dụng và mức độ nguy hiểm của công trình, giải pháp thiết kế
hệ thống PCCC bao gồm:
 Hệ thống chữa cháy bằng nước: Là hệ thống chữa cháy ướt, có áp.
Hệ thống chữa cháy vòi phun trong nhà ( vách tường).
Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, Drencher.
 Hệ thống chữa cháy bằng khí:
Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí, đang được áp dụng cho những trạm điện,
phòng dữ liệu … những nơi có thể hư hại do nước.
Bình chữa cháy: Khi có cháy dùng các bình chữa cháy xách tay để chữa cháy ban
đầu. Các bình chữa cháy được dùng là bình bột và bình khí CO2.
Hệ thống PCCC rất phức tạp phụ thuộc vào quy mô, công năng của công trình, cần thuân theo
rất nhiều Tiêu chuẩn chuyên ngành.
Trong phạm vi giới hạn của đồ án chỉ tập trung vào phần chữa cháy bằng nước với 2 hệ
thống: Chữa cháy vách tường, và chữa cháy tự động Sprinkler.
2.1.2. Cơ sở thiết kế hệ thống PCCC
Hệ thống PCCC được thiết kế theo qui định của Quy chuẩn và TCVN về PCCC :
 QCVN 06: 2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công
trình.
 TCVN 2622: 1995: Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình yêu cầu thiết kế.
 TCVN 6160: 1996: Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.
 TCVN 4513-1988: Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
 TCVN 7336:2003: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết
kế và lắp đặt.
2.1.3. Mô tả về các hệ thống PCCC
Khi xảy ra cháy thì ta sử dụng ngay tủ chữa cháy gần nhất, lấy cuộn vòi chữa cháy gắn lăng
phun rồi gắn vào họng chờ và mở van phun nước trực tiếp vào đám cháy. Hệ thống bơm
chữa cháy sẽ tự động làm việc hoàn toàn đảm bảo lưu lượng nước để phục vụ cho quá trình
chữa cháy.
2.1.3.1. Hệ thống chữa cháy vách tường
Hệ thống chữa cháy vách tường bao gồm các bộ phân sau:
 Mạng lưới đường ống gồn đường ống chính và đường ống đứng.
 Các hộp chữa cháy vách tường, mỗi tầng 1 hộp nối với ống đứng.
 Trạm bơm.
Khi áp lực nước từ đường ống bên ngoài không đảm bảo có thể dùng máy bơm hay két
nước. Bộ phận chủ yếu của hệ thống cấp nước chữa cháy thông thường là các hộp chữa
cháy. Khoảng cách giữa các hộp chữa cháy được chọn sao cho 2 vòi phun có thể phủ lên
nhau.
Hộp chữa cháy thường đặt cách sàn tính đến tâm hộp là 1,25m, hộp có dạng hình chữ nhật
được sơn màu đỏ có kích thước 620x856 mm bố trí âm trong tường, bên ngoài hộp là lưới
mắt cáo hay kính có sơn chữa PCCC, bên trong gồm có: Van chữa cháy nối với ống đứng,
có khớp nối đặc biệt để nối nhanh chóng với ống vải gai và vòi phun với van chữa cháy.
Ống vải gai có thể tráng hoặc không tráng cao su, dài 10 – 20cm, có đường kính 50mm và
60mm tùy theo lưu lượng chữa cháy lớn hay nhỏ.
Vòi phun chữa cháy là 1 ống hình nón cụt 1 đầu có đường kính bằng đường kính ống vải gai,
đầu kia nhọn có đường kình 13, 16, 19 và 22mm.
Chữa cháy vách tường trong nhà phải đảm bảo lưu lượng nuớc chữa cháy ít nhất 5l/s cho mỗi
điểm cần chữa cháy trong nhà.

Hình 2.31: Hộp chữa cháy vách tường.


2.1.3.2. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
Hệ thống chữa cháy Sprinkler là hệ thống chữa cháy phun nước tự động đủ khả năng kiểm
soát và dập tắt đám cháy khi mới hình thành. Hệ thống bao gồm đầu phun nước Sprinkler,
một hay nhiều nguồn cung cấp nước chữa cháy có áp lực, van điều khiển dòng chảy, hệ
thống đường ống để phân phối nước đến các đầu phun và các phụ kiện khác như chung báo
động, thiết bị kiểm tra giám sát …
Sprinkler là một hệ thống liên kết các đường ống chạy ngầm dưới đất và trên mặt đất, được
thiết kế theo những tiêu chuẩn của công nghệ chữa cháy. Có thể bố trí một hoặc nhiều nguồn
cấp nước tự động.
Đầu phun Sprinkler là loại đầu phun nước tỏa đều lên trên khu vực cháy, mỗi loại đầu phun
khác nhau được thiết kế làm việc ở mỗi ngưỡng hoạt động riêng và kiểu đầu phun theo loại
cấu trúc của than đầu phun.
Các thành phần của Sprinkler bao gồm:
 Thân: Tạo nên cấu trúc đầu phun, chịu đựng được áp lực nước trong đường ống phun ra.
 Bộ cảm ứng nhiệt: Thành phần kiểm soát nhiệt độ để phun nước.
 Nút chặn: Dùng để chặn và làm kín không cho nước rò rỉ ra ngoài, được bộ cảm ứng
nhiệt chặn lại không cho nước phun ra.
 Tấm dẫn hướng: Được lắp trên thanh đầu phun đối diện với nút chặn nơi mà nước sẽ
phun ra ngoài. Nhiệm vụ của tấm dẫn hướng là chia đều dòng nước phun và tỏa rộng ra
trên bề mặt diện tích chữa cháy.

Hình 2.32: Đầu phun chữa cháy tự động Sprinkler.


Để đảm bảo an toàn PCCC cao cho công trình, hệ thống chữa cháy sprinkler sẽ được lắp đặt
trong tất cả các khu vực trong công trình, ngoại trừ các khu vực không thể chữa cháy bằng
nước là phòng máy biến áp, phòng máy phát và và khu vực không nguy hiểm cháy.
 Các trạng thái hoạt động của đầu Sprinkler:
Nước được duy trì sẵn trong đường ống, các đầu phun Sprinkler khi phun sẽ hướng tia nước
bao phủ lên khu vực cần bảo vệ. Nước phun ra sẽ làm giảm nhiệt độ của đám cháy và ngăn
chặn đám cháy lan truyền ra khu vực kế cận.
Khi lửa mới bắt đầu xuất hiện, nhiệt độ tỏa ra vẫn còn thấp và nhiệt độ xung quanh đầu phun
Sprinkler vẫn chưa đạt đến ngưỡng hoạt động của bộ cảm ứng nhiệt. Tuy nhiên khi đám
cháy bùng phát lớn hơn, nhiệt độ tỏa ra và đạt đến ngưỡng hoạt động của bộ cảm ứng nhiệt
thì nó sẽ bể ra và giải phóng nút chặn.
2.1.4. Thiết kế hệ thống PCCC bằng nước cho Tower A
2.1.4.1. Tính toán lưu lượng cho hệ thống chữa cháy vách tường
Trong mỗi tầng thì 1 một ống đứng sẽ cấp cho 1 hộp chữa cháy. Số họng chữa cháy và lưu
lượng nước cần thiết của họng chữa cháy sẽ được căn cứ theo bảng sau:
Bảng 2.28: Số họng chữa cháy và lưu lượng nước cần thiết của họng chữa cháy theo
loại nhà

( Nguồn: TCVN 2622: 1995-Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình-Yêu cầu thiết kế)

Như căn cứ theo bảng trên thì số họng chữa cháy làm việc đồng thời trong Tower A là 2
họng chữa cháy, và với lưu lượng tại mỗi họng là 2,5 l/s.
Thể tích phục cho chữa cháy với 2 họng chữa cháy vách tường làm việc đồng thời trong 1
giờ:
Qvt= 2,5 . 2= 5 l/s= 18 m3/h ( 2.4.1)
Ta chọn ống có đường kính DN75 với v= 0,92 m/s và 1000i= 24,1. Ống DN75 cấp cho 2
họng chữa cháy đồng thời DN50.
Bán kính mỗi họng đảm bảo tại bất kì điểm nào trong tòa nhà cũng phải có 2 họng phun tới.
Họng nước chữa cháy được bố trí bên trong nhà cạnh lối ra vào, hành lang, nơi dễ nhìn thấy,
dễ sử dụng. Các họng được thiết kế đảm bảo bất kì điểm nào của công trình cũng được 2 vòi
vươn tới .Tâm họng nước được bố trí ở độ cao 1.25m so với mặt sàn. Mỗi họng nước được
trang bị 1 cuộn vòi vải tráng cao su đường kính 50mm dài 30m và 1 lăng phun D13mm và
các khớp nối, lưu lượng phun 2.5L/s và áp lực các họng đảm bảo chiều cao cột nước đặc ≥
6m.
 Tính toán cột cáp máy bơm cần phục vụ cho chữa cháy vách tường:
Hcc = hcc + hcc + hcc + hcc = 52,95 + 8,21 + 3,55+ 0,355= 65,06 65,1m (2.4.2.)
vt hh ct dđ cb

Trong đó:
 hcchh: Chiều cao hình học tính từ trục máy bơm đến van chữa cháy ở vị trí cao nhất, xa
nhất so với mực nước thấp nhất trong bể chứa.
hcchh= 50,25 + 2,7= 52,95 m ( 2.4.2.1)
 hccdđ: Tổn thất áp lực của mạng lưới khi có cháy, tính theo tuyến bất lợi nhất.
hccdđ= 0,0371 . 63+ 0,0241 . 50,25= 3,55m ( 2.4.2.2)
Với:
 0,0371: Là hệ số i của đường ống cấp nước chữa cháy chính DN200.
 0,0241: Là hệ số i của đường ống cấp nước chữa cháy vách tường DN75.
 h cb: Tổn thất áp lực cục bộ mạng lưới cấp nước chữa cháy.
cc

hcc = 10% . hcc = 10% . 3,55= 0,355m ( 2.4.2.3)


cb dđ

 hccct: Áp lực cần thiết ở đầu van chữa cháy


hcc=
ct hv + ho= 6,8 + 1,41= 8,21m ( 2.4.2.4)
Với:
 hv: Áp lực cần thiết ở đầu vòi phun để tạo ra một cột nước lớn hơn 6m áp lực
này thay đổi tùy theo đường kính miệng vòi phun.
Cd 6
h = = = 6,8 m ( 2.4.2.5)

Trong đó: v (1−γ.𝝰.Cd) (1−0,0165 . 1,19 .6)


Cd: Phần cột nước đặc, Cd= 6 – 16m. Ta lấy Cd= 6m.
: Hệ số phụ thuộc Cd. Ta có = 1,19.
: Hệ số phụ thuộc vào đường kính miệng vòi phun. Ta có = 0,0165.
Bảng 2.29: Trị số α

Cd 6 8 10 12 16

α 1,19 1,19 1,19 1,20 1,24

Bảng 2.30: Hệ số γ phụ thuộc vào đường kính miệng vòi phun

D, mm 13 19 19

γ 0,0165 0,0124 0,0097



ho: Tổn thất áp lực theo chiều dài ống vải gai.
ho= A.l.𝑞𝑐𝑐2 = 0,0075 . 30 . 2,52= 1,41 m ( 2.4.2.6)
Trong đó:
A: Sức kháng đơn vị của ống vải gai. Ta chọn A= 0,0075.
Đối với ống vải gai có tráng cao su:
D= 50mm  A= 0,0075.
D= 66mm  A= 0,00177.
Đối với ống vải gai không tráng cao su:
D= 50mm  A= 0,012.
D= 66mm  A= 0,00385.
l: Chiều dài lớp vải gai (m). Ta có l= 30m.
qcc: Lưu lượng của vòi phun chữa cháy ( l/s), qcc= 2,5 (l/s).
2.1.4.2. Tính toán hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
Để xác định được cường độ phun nước của Sprinkler thì ta phân ra nhóm nhà thuộc loại
nguy cơ cháy nào, công năng của công trình mà diện tích phục vụ của mỗi đầu phun
Sprinkler là khác nhau. Từ đó căn cứ theo bảng sau để lựa chọn cường độ phun phù hợp:

Bảng 2.31: Cường độ phun của Sprinkler theo nhóm công trình

( Nguồn: TCVN 7336: 2003 –Phòng cháy chữa cháy Hệ thống Sprinkler tự động-Yêu cầu thiết kế và lắp đặt)

Với Tower A thì đây là công trình thuộc loại nguy cơ cháy trung bình nhóm II.
 Sprinkler sẽ có cường độ phun nước là 0,24 l/m2.s, diện tích bảo vệ bởi 1 Sprinkler là
12m2, diện tích để tính toán là 240m2, với thời gian là 60 phút và khoảng cách tối
đa của các Sprinkler là 4m.
Và Tower A ta sử dụng 4 loại Sprinkler là:
 Sprinkler hướng ngang tại các căn hộ.
 Sprinkler hướng xuống.
 Sprinkler hướng lên.
 Sprinkler trần treo.
Số lượng Sprinkler phục vụ cho 240 m2= 240 / 12 = 20 đầu Sprinkler.
Lưu lượng tính toán cho 1 đầu Sprinkler phục vụ 12m2: qs= 0,24 . 12= 2,88 l/s.
Lưu lượng tính toán cho chữa cháy bằng Sprinkler phục vụ 240m2:
Qsp= qi . S= 0,24 . 240= 57,6 l/s= 207,36 m3/h ( 2.4.3)
Trong đó:
 S: Diện tích của tòa nhà có thể xảy ra cháy mà hệ thống phải phục vụ ( m2).
 qi: mật độ phun nước chữa cháy cần thiết ( l/m2.s).
Ta chọn đường kính ống cấp chính cho chữa cháy Sprinkler là DN150, v= 2,96m/s và
1000i= 103,1.
 Tính toán thủy lực cho hệ thống chữa cháy Sprinkler:
Tính toán thủy lực theo tuyến bất lợi nhất tương tự như phân cấp nước sinh hoạt, lưu lượng
tính toán của các đoạn ống là tổng lưu lượng của các vòi phun Sprinkler.
Theo TCVN 4513: 1988 thì tại mục 6 điều 6.5 có đề cập về vận tốc nước chảy trong ống cấp
nước bằng thép thì đối với các thiết bị chữa cháy tự động thì vận tốc không được vượt quá
10 m/s.
Ở đây, ta xác định tuyến bất lợi nhất nằm ở tầng mái của Tower A ( cao nhất và xa nhất).
Bảng 2.32: Tính toán thủy lực tuyến ống bất lợi nhất cho Sprinkler (tầng mái)

Lưu lượng
Tên đoạn Chiều dài Đường kính Vận tốc
tính toán 1000i
ống (m) (mm) (m/s)
(l/s)

A-B 5,76 3,5 50 2,73 372,7

B-C 2,88 5,3 50 1,32 86,9

 Tính toán cột áp máy bơm cần để cấp cho chữa cháy Sprinkler:
Hcc = hcc + hcc + hcc + h = 54,2 + 9,52 + 0,952 + 10= 74,672m  75m ( 2.4.4)
sp hh dđ cb td

Trong đó:
 hcchh: Chiều cao hình học tính từ mực nước thấp nhất trong bể chứa đến Sprinkler ở vị trí
cao nhất, xa nhất ( bất lợi nhất) so với bơm.
hcchh= 52,5 + 1,7= 54,2m ( 2.4.4.1)
 hccdđ: Tổn thất áp lực của mạng lưới khi có cháy, tính theo tuyến bất lợi nhất.
hccdđ= 0,0371 . 63 + 0,1031 . 52,5 + 0,3727 . 3,5 + 0,0869 . 5,3= 9,52m ( 2.4.4.2)
 hcccb: Tổn thất áp lực cục bộ của mạng lưới cấp nước chữa cháy.
hcc = 10% . hcc = 10% . 9,52= 0,952m ( 2.4.4.3)
cb dđ

 htd: Áp lực tự do tối thiểu tại vòi phun Sprinkler, chọn htd= 10m.
2.1.4.3. Tính toán trạm bơm cấp nước chữa cháy
Với trạm bơm cấp nước chữa cháy thì ta sẽ có 3 máy bơm bao gồm:
 1 bơm điện chính.
 1 bơm điện dự phòng.
 1 bơm bù áp.
Ngoài ra, ta còn bố trí thêm 1 bình tích áp với dung tích 500 lít theo điều 11.6 thuộc TCVN
7336: 2003 Phòng cháy chữa cháy Hệ thống Sprinkler tự động-Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
Lựa chọn bình tích áp tại phụ lục 3.
Ta có thêm 1 vòi phục vụ cho lực lượng chữa cháy với lưu lượng 10 l/s ( Căn cứ theo điều
10.3 thuộc TCVN 2622: 1995 – Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình), và đường ống
cấp nước ta chọn DN90 cấp cho đầu DN75.
 Tính toán bơm điện:
Lưu lượng bơm điện được tính toán:
Qbđ= Qvt + Qpv+ Qsp= 5+10 + 57,6= 72,6 l/s= 261,36 m3/h ( 2.4.5)
Cột áp cho máy bơm điện: Ta nhận thấy cột áp cần cấp cho chữa cháy vách tường nhỏ hơn
cột áp của chữa cháy Sprinkler:
cc cc
Hvt < Hsp

Ta chọn cột áp cho mấy bơm bằng cột áp chữa cháy Sprinkler: Hbsp
= Hcc= 75m.
Vậy công suất máy bơm điện chữa cháy: Qbđ= 262 m3/h và Hb= 75m.
Lựa chọn máy bơm điện nằm ở Phụ lục 6.
 Tính toán bơm bù áp:
Lưu lượng bơm bù áp ta lấy bằng lưu lượng phục vụ cho 1 Sprinkler:
Qba= qsr= 2,88 l/s= 10,37 m3/h  11 m3/h
Cột áp bơm bù áp: Hba= Hb= 75m.
Lựa chọn máy bơm bù áp nằm ở Phụ lục 7.
 Mô tả bơm chữa cháy hoạt động:
Bơm duy trì hoạt động từ 6 kg/cm 2 bởi công tắc giới hạn áp lực. Khi có tín hiệu cháy người
chữa cháy chỉ việc mở van ở bất kỳ khu vực nào thì bơm điện duy trì áp lực sẽ chạy, nếu sụt
áp  5 kg/cm2 thì bơm điện chính sẽ khởi động và áp lực nước chữa cháy sẽ được duy trì
trong đường ống là 6 kg/cm2.
2.1.4.4. Tính toán bể chứa nước chữa cháy
Thể tích bể chứa nước chữa cháy:
W= Qvt . 3 + Qcc + Qsp= 18 . 3+ 36+ 207,36= 297,36 m3 ( 2.4.6)
Trong đó:

Qvt: Lưu lượng cần cấp cho chữa cháy vách tường.

Qcc: Lưu lượng cấn cấp phục vụ cho lực lượng chữa cháy.

Qsp: Lưu lượng cần cấp cho chữa cháy Sprinkler.
Với lưu lượng chữa cháy vách tường ta chọn thời gian chữa cháy là 3h.
Và lưu lượng chữa cháy cho hệ thống tự động Sprinkler thì thời gian chữa cháy ta chọn theo
bảng 2.31.
Vậy thể tích tính toán chữa cháy ta lấy tròn 298 m3.
Vậy ta thiết kế bể như sau: H . B . L= 2 . 10 . 17,5= 350 m3 ( đã bao gồm 0,3m chiều cao bảo
vệ).

You might also like