You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT


------

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM 2

HỌC PHẦN: KỸ NĂNG MỀM


Chủ đề: GIAO TIẾP HIỆU QUẢ
Nhóm 5: Five Fire - 150873
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

Điểm Điểm thi Điểm cuối


STT Họ và tên MSSV Vị trí
BTN2 viết kỳ
1 Nguyễn Văn Đủ 20224833 Nhóm trưởng
2 Nguyễn Hoài Nam 20226398 Thành viên
3 Trương Quốc Tuấn 20225424 Thành viên
4 Lê Xuân Sơn 20222054 Thành viên
5 Nguyễn Đức Bảo Long 20222327 Thành viên
6 Lưu Thị Hảo 20221192 Thành viên
7 Nguyễn Xuân Phúc Anh 20211650 Thành viên
8 Đậu Thị Huyền 20224248 Thành viên
9 Nguyễn Danh Toản 20222692 Thành viên

Hà Nội, 4/2024
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................4

GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN.......................................................................................4

I. KHÁI NIỆM.....................................................................................................7

II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIAO TIẾP......................................................7

1. Giao tiếp là hoạt động không thể thiếu trong sự tồn tại của các loài..........7

2. Lợi ích khi có kỹ năng giao tiếp tốt................................................................8

3. Phân loại giao tiếp............................................................................................8

III. QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP...............................................................................9

1. Quá trình giao tiếp diễn ra như thế nào?......................................................9

2. Mô hình giao tiếp...........................................................................................10

IV. CÁC RÀO CẢN TRONG GIAO TIẾP........................................................11

1. Rào cản giao tiếp là gì?..................................................................................11

2. Các rào cản trong giao tiếp...........................................................................11

V. PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP.......................................................................13

1. Ngôn ngữ.........................................................................................................13

1.1. Ngôn ngữ nói............................................................................................13

1.2. Ngôn ngữ viết...........................................................................................15

2. Phi ngôn ngữ...................................................................................................16

VII. CÁCH GIAO TIẾP HIỆU QUẢ...................................................................19

1. Tự tin khi nói chuyện.....................................................................................19

2. Trả lời ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm..................................................19

3. Tạo sự thân thiện...........................................................................................19

4. Sự tôn trọng....................................................................................................20

5. Tư duy cởi mở................................................................................................20

6. Biết cách đặt câu hỏi đúng trọng tâm..........................................................20

2|Page
7. Lắng nghe nhiều hơn.....................................................................................21

8. Giao tiếp phi ngôn từ.....................................................................................21

VIII. TỔNG KẾT....................................................................................................21

3|Page
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thế giới ngày càng kết nối chặt chẽ, kỹ năng giao tiếp không chỉ là một
công cụ mà còn là cầu nối giữa con người với nhau. Kỹ năng này không chỉ giúp
chúng ta truyền đạt thông tin mà còn giúp chúng ta hiểu và được hiểu. Tuy không mới
nhưng có vẻ trong chúng ta vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về kỹ năng quan trọng
này. Trong bài này chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu chi tiết về kỹ năng giao tiếp và cách
giao tiếp hiệu quả.

GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN

Nguyễn Văn Đủ

- Đến từ Bắc Giang


- K67 Trường CNTT&TT
- Sở trường: Ham học hỏi, thích code
- Sở đoản: Hướng nội, ngại giao tiếp với người khác
- Mong muốn: Cải thiện kỹ năng giao tiếp, hoàn thiện
bản thân, giúp mình có thêm nhiều cơ hội trong
tương lai.

Nguyễn Xuân Phúc Anh

- Đến từ Nghệ An
- K66 Trường Hoá và Khoa Học Sự Sống
- Sở thích: Chơi game, nghe nhạc và xem phim vào
những lúc rảnh rỗi
- Sở đoản: Hơi kém giao tiếp với người lạ
- Mong muốn: Bổ sung, tăng cường kỹ năng mềm
cơ bản trong đời sống và giúp mình cởi mở hơn
với xã hội

4|Page
Nguyễn Đức Bảo Long

- K67 Trường Điện – Điện tử


- Sở thích: Xem phim, nghe nhạc và học ngoại ngữ
- Sở trường: Biết hát một chút và học ngoại ngữ khá
tốt.
- Mong muốn: Học hỏi nhiều điều từ cô và mọi
người, bên cạnh đó cũng muốn kết thêm bạn mới.

Lưu Thị Hảo

- Đến từ: Bắc Ninh


- K67 Trường Hoá và Khoa Học Sự Sống
- Sở thích: Hát, ăn, nghe nhạc, đi du lịch, yêu màu
hồng ghét sự giả dối
- Sở trường: Biết rất nhiều thứ nhưng chưa cái gì
hoàn hảo
- Mong muốn: Có thể ngày một hoàn thiện bản thân
hơn, có thể làm quen được nhiều bạn mới trên
khắp mọi miền tổ quốc.

Nguyễn Hoài Nam

- K67 Trường Cơ Khí, ĐH Bách Khoa Hà Nội


- Ngành: Cơ điện tử
- Sở thích: Chơi thể thao, chơi game và thích đi chơi
- Mong muốn: kết bạn làm quen với mọi người và
học hỏi thêm nhiều điều từ cô và các bạn.

5|Page
Đậu Thị Huyền

- K67 Trường Điện – Điện tử


- Ngành: Kỹ thuật y sinh
- Sở thích: Đọc sách, nấu ăn, xem phim, được đi
đây đó và thích được nói chuyện với mọi người.
- Mong muốn: Học hỏi và rèn luyện thêm nhiều kỹ
năng cần thiết.

Trương Quốc Tuấn

- Đến từ Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá


- K67 Trường CNTT&TT
- Ngành: Kỹ thuật máy tính
- Sở thích: Đá bóng, xem phim, đọc truyện tranh
- Mong muốn: Kết thêm nhiều bạn bè, học hỏi thêm
nhiều điều mới, giúp mình cải thiện các kỹ năng
“đặc biệt là kỹ năng giao tiếp”, để bản thân mình
phát triển hơn.

Lê Xuân Sơn

- K67 Trường Điện – Điện tử


- Ngành: Kỹ thuật Điện
- Sở thích: Chơi game, đọc sách và nghe nhạc
- Sở trường: Chơi cờ vua và chơi đàn ghi ta khá tốt
- Mong muốn: Học hỏi nhiều điều từ cô và các bạn
cũng như cải thiện được những kỹ năng bổ ích.

Nguyễn Danh Toản

- K67 Trường Điện – Điện tử


- Ngành: Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hoá
- Sở thích: xem phim, nghe nhạc và học ngoại ngữ
- Sở trường: Chơi nhạc cụ, biết chơi thể thao và học
ngoại ngữ
- Mong muốn: Học hỏi nhiều điều từ cô và mọi
người, bên cạnh đó cũng muốn cải thiện các kỹ
năng mềm cần thiết cho công việc sau này.

6|Page
CHƯƠNG I: GIAO TIẾP HIỆU QUẢ
I. KHÁI NIỆM

Giao tiếp: Là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể (có thể là một cá
thể hay một nhóm) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu
tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu.
Giao tiếp hiệu quả: là khả năng truyền tải thông điệp rõ ràng trong khoảng thời
gian ngắn nhất.
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIAO TIẾP
1. Giao tiếp là hoạt động không thể thiếu trong sự tồn tại của các loài

Giao tiếp là nhu cầu cơ bản nhất của


con người kể từ khi sinh ra cho tới tận lúc họ
mất đi. Một đứa trẻ vừa sinh ra chúng đã có
nhu cầu giao tiếp để kết nối với mọi người
thông qua việc cất tiếng khóc, tiếng cười thay
7|Page
vì phải sử dụng ngôn ngữ để nói - chúng có thể khóc thét khi đói bụng, cười khi được
cưng nựng.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội là một cộng đồng
mà ở đó con người tồn tại có sự liên kết và ràng buộc với nhau, con người kết nối với
nhau thông qua giao tiếp. Đặt câu hỏi nhỏ “Nếu không có giao tiếp thì con người có
thể sinh tồn và phát triển được không?”
Kỹ năng giao tiếp giúp bạn mở rộng các mối quan hệ của bản thân khi biết cách
gắn kết tương tác với những người xung quanh, biết cách học hỏi, giao lưu để gắn kết
các mối quan hệ lại. Đây cũng là cơ sở để duy trì và phát triển cuộc sống. Nếu không
biết giao tiếp bạn sẽ trở lên cô lập với xã hội và điều đó thật đáng sợ.
Kỹ năng giao tiếp giúp phối hợp hành động: Giao tiếp giúp con người thể hiện
được ý nghĩ cũng như những hành động muốn biểu đạt và giúp mọi người hiểu được
nhu cầu, mong muốn hay những gì người khác truyền đạt qua ngôn ngữ. Trên cơ sở
đó, tất cả sẽ cùng nhau phối hợp hoạt động để hướng đến mục đích chung.
Giao tiếp tốt giúp bạn thành công dễ dàng hơn: Xã hội phát triển không ngừng
mỗi ngày, nhu cầu đời sống tăng cao, và sự cạnh tranh cũng trở nên gay gắt. Bạn có đủ
kỹ năng làm việc, đủ chuyên môn nhiệt huyết nhưng lại yếu kém trong kỹ năng giao
tiếp thì bạn sẽ rất khó phát triển - tiến bộ xa hơn trong công việc của mình. Chính vì
giao tiếp có ý nghĩa đặc biệt như thế mà người ta mới nâng tầm nó lên trở thành nghệ
thuật giao tiếp.
2. Lợi ích khi có kỹ năng giao tiếp tốt
- Xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong cơ
quan cũng như ngoài xã hội.
- Nhận được sự yêu mến, tin tưởng và kính trọng của mọi người.
- Dễ dàng truyền đạt được ý kiến của bản thân, được mọi người lắng nghe.
- Gây dựng được niềm tin và khuyến khích mọi người làm tốt công việc.
- Tạo ra được những con đường cầu nối đến những cơ hội mới.
3. Phân loại giao tiếp
Có nhiều cách phân loại giao tiếp tùy theo những tiêu chuẩn khác nhau:
a. Dựa vào phương tiện giao tiếp:
Có 2 loại:

8|Page
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Con người sử dụng tiếng nói và chữ viết để giao
tiếp với nhau. Đây là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng
ngôn ngữ, con người có thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như
thông báo tin tức, diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật...
- Giao tiếp phi ngôn ngữ: Con người giao tiếp với nhau bằng hành vi cử chỉ,
nét mặt, ánh mắt, nụ cười, đồ vật…
b. Dựa vào khoảng cách:
Có 2 loại:
- Giao tiếp trực tiếp: Là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt với
nhau để trực tiếp giao tiếp.
- Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp được thực hiện thông qua một phương
tiện trung gian khác như điện thoại, email, thư tín, Fax, chat…
c. Dựa vào tính chất giao tiếp:
Có 2 loại:
- Giao tiếp chính thức: Là loại giao tiếp khi các cá nhân cùng thực hiện một
nhiệm vụ chung theo quy định. Ví dụ: giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên
trong giờ học. Loại giao tiếp này có tính tổ chức, kỉ luật cao.
- Giao tiếp không chính thức: Là loại giao tiếp diễn ra giữa những người đã
quen biết, hiểu rõ về nhau, không bị ràng buộc bởi pháp luật, thể chế, mang
nặng tính cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa các bạn sinh viên trong giờ ra chơi.
Loại giao tiếp này thường tạo ra bầu không khí đầm ấm, vui tươi, thân mật,
hiểu biết lẫn nhau.
d. Dựa vào số người tham dự cuộc giao tiếp:
- Giao tiếp cá nhân – cá nhân. Ví dụ: giao tiếp giữa sinh viên A và sinh viên
B.
- Giao tiếp cá nhân – nhóm. Ví dụ: giao tiếp giữa giảng viên với lớp hoặc
nhóm sinh viên.
- Giao tiếp nhóm – nhóm: giao tiếp trong đàm phán giữa đoàn đàm phán của
công ty A và công ty B.
I. QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP
1. Quá trình giao tiếp diễn ra như thế nào?

9|Page
Muốn có một quá trình giao tiếp diễn ra phải có ít nhất hai bên tham gia, các bên
tham gia phải có nhu cầu giao tiếp với nhau, nhu cầu giao tiếp có thể xuất phát từ một
bên hoặc từ cả các bên tùy vào từng tình huống giao tiếp. Đầu tiên một bên (bên A) có
ý tưởng trong đầu quyết định muốn chia sẻ điều đó với bên kia (bên B), bên A bắt đầu
mã hóa ý tưởng của mình thành các thông điệp bằng lời hay không lời, sau đó chuyển
những thông điệp giao tiếp này đến bên B thông qua một kênh giao tiếp nhất định (trực
tiếp hay gián tiếp). Bên B sau khi tiếp nhận các thông điệp được gửi đến từ bên A sẽ
tiến hành giải mã để hiểu ý tưởng của bên A, sau đó tiến hành mã hóa các thông điệp
phản hồi để gửi ngược lại cho bên A nếu có nhu cầu. Quá trình giao tiếp giữa bên A và
bên B luôn diễn ra trong một bối cảnh giao tiếp cụ thể và trong bối cảnh giao tiếp đó
luôn có thể chứa đựng những yếu tố ảnh hưởng xấy đến hiệu quả giao tiếp được gọi là
nhiễu.

2. Mô hình giao tiếp

Từ mô hình giao tiếp trên cho thấy có 06 yếu tố tham gia vào quá trình giao
tiếp:
- Why: mục đích giao tiếp
- Who: chủ thể giao tiếp (các bên tham gia vào cuộc giao tiếp)
- What: nội dung giao tiếp (hệ thống các thông điệp bao gồm của những
thông điệp phản hồi)
- Where, When: bối cảnh giao tiếp gồm không gian, địa điểm, thời gian giao
tiếp

10 | P a g e
- How: hình thức, phương tiện giao tiếp, phong cách giao tiếp

II. CÁC RÀO CẢN TRONG GIAO TIẾP


1. Rào cản giao tiếp là gì?
Rào cản giao tiếp là khi một người gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và chấp
nhận thông tin mà người khác sử dụng để truyền đạt, thông tin, suy nghĩ và ý tưởng
của đối phương. Rào cản giao tiếp còn giải thích một cách dễ hiểu là trở ngại khi trao
đổi ý tưởng và truyền đạt thông giữa bạn và đối phương.

2. Các rào cản trong giao tiếp


a. Ngoại hình

Đây cũng là một trong những rào cản chính khiến nhiều dân văn phòng ngại
giao tiếp với mọi người đặc biệt là đối tác. Ngoại hình luôn là một ưu thế vô hình giúp
nhiều người tự tin và ngược lại cũng khiến không ít người tự ti cũng như ngại tiếp xúc
với thế giới bên ngoài. Để giải quyết vấn đề này thì một cuộc cải tổ lớn cần được tiến
hành. Hãy thay đổi phong cách ăn mặc và đầu tóc của mình sao cho hợp lý nhất. Một
trang phục đẹp không nhất thiết phải đắt tiền vì vậy đừng nên quá đắn đo về giá cả.
Hãy chọn lựa trang phục với hai tiêu chí. Một là hợp với môi trường làm việc của bạn.
Hai là hợp với tính cách của bạn. Mặc đẹp không chỉ giúp bạn tự tin mà còn là bước
đệm để bạn tiến gần hơn với thế giới bên ngoài.
b. Ngôn ngữ
11 | P a g e
Không có khiếu trò chuyện, có quá ít từ ngữ để nói, để trao đổi hoặc nói quá
nhiều cũng là một trong những rào cản lớn khiến việc giao tiếp của dân công sở kém
hiệu quả. Khi một người sử dụng từ ngữ không phù hợp với hoàn cảnh nói cũng như
hoàn cảnh viết thì hiểu lầm là điều rất dễ xảy ra. Vì vậy, cách tốt nhất là luyện nói
trước gương (với những người ít nói) và thi hành chiến lược “uốn lưỡi bảy lần trước
khi nói” (đối với những người nói quá nhiều).
c. Cảm xúc

Cảm xúc thường là yếu tố chi phối hành động vì vậy hành động khi cảm xúc
không ổn định là hành động “dại dột” nhất trong những điều “dại dột”. Giao tiếp cũng
không nằm ngoài quy luật trên. Thực tế là, rất nhiều bất đồng cũng như thất bại xảy ra
là do con người không kìm chế được cảm xúc. Ngoài ra, những người bị bệnh lo âu,
trầm cảm, nóng nảy thường có xu hướng hiểu sai ý của người khác. Vì vây, cảm xúc
cũng là một trong nhứng yếu tố khiến giao tiếp trở nên khó khăn.
d. Thiếu kinh nghiệm
Những nhân viên lâu năm hay còn gọi là “lão làng” trong một lĩnh vực nào đó,
họ sẽ có xu hướng mở rộng trong giao tiếp. Bởi, họ có kinh nghiệm giải quyết cũng
như ứng đối với mọi tình huống xảy ra bất kể tốt, xấu, dễ, khó. Ngược lại, với những
nhân viên mới, họ có quá ít kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, đứng trước những trường hợp
“trái khoáy” khiến họ không biết nên làm như thế nào và bắt đầu từ đâu. Đây cũng
chính là nguyên nhân khiến nhiều dân công sở ngại giao tiếp.
e. Thiếu kiến thức

12 | P a g e
Những người có vốn kiến thức sâu rộng bao giờ cũng “mạnh miệng” hơn những
người có vốn kiến thức hạn hẹp. Họ tự tin để thể hiện mình hoặc phần lớn họ có khả
năng nắm bắt được ý đồ cũng như thông điệp của đối tác một cách nhanh chóng. Trái
lại, những người có vốn kiến thức hạn hẹp họ sẽ chia thành hai loại. Một là ngại giao
tiếp, hai là giao tiếp nhiều nhưng thông tin sai lệch hoặc đón nhận thông điệp “lệch
lạc” từ phía khách hàng, đối tác. Đó là lý do vì sao thiếu kiến thức khiến cho việc giao
tiếp trở nên khó khăn hơn.

III. PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP


1. Ngôn ngữ
1.1. Ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ nói được sử dụng nhiều trong giao tiếp, sau ngôn ngữ biểu cảm, đặc
biệt là trong giao tiếp trực tiếp và giao tiếp qua điện thoại. Giao tiếp bằng ngôn ngữ
nói có hiệu quả hay không phụ thuộc vào những yếu tố sau:
a. Ngôn từ
Ngôn từ là sản phẩm của tư duy, qua việc sử dụng ngôn từ, người nghe có thể
nhận biết được người nói là một người như thế nào: có văn hóa hay không có văn hóa;
nóng nảy, cục cằn hay nhã nhặn, lịch sự; ích kỷ, kiêu căng hay độ lượng, khiêm
nhường.
Tục ngữ có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua , lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau”, hay “nói ngọt, thì lọt đến xương”.
Để gây được thiện cảm với người nghe, giao tiếp trong xã hội nói chung, giao
tiếp trong công việc nói riêng, nên sử dụng ngôn ngữ nói theo các lưu ý sau:
- Nên dùng những từ ngữ phổ thông, đơn giản, dễ hiểu
13 | P a g e
- Nên dùng từ đẹp, từ thanh nhã, dung dị, như: vui lòng, làm ơn, nên chăng,
có thể, theo tôi nghĩ, rất tiếc…
Vd: Chú vui lòng cho con coi chứng minh nhân dân
- Tránh dùng những từ mạnh như: Xấu quá, kém cỏi thế, nhầm, nhất định, yêu
cầu, cần phải, kiên quyết…
- Hạn chế tối đa dùng từ “không”:
o Dùng từ không, từ mạnh, từ cứng nhắc khi giao tiếp là vô tình tạo ra
không khí nặng nề, căng thẳng, làm ức chế người nghe và tính thuyết
phục không cao đối với người nghe, nhất là những người phải tiếp
nhận lời chê trách, phàn nàn.
o Đối với khách hàng, điều tối kỵ nhất là dùng từ “không” trong quan
hệ mua bán. Bởi lẽ những điều người ta đang quan tâm, ấp ủ, mong
đợi đã bị chúng ta chối bỏ. Như vậy, sẽ làm cho khách hàng thất
vọng, khó chịu. Từ đó họ sẽ không bao giờ tìm đến mua nó nơi nhà
hàng của chúng ta (nếu họ muốn) và hơn thế nữa, họ còn nói cho
nhiều người khác biết điều đó.
- Để thể hiện sự tôn kính, lịch thiệp, nên dùng những từ xưng hô: thưa ông,
thưa bà, thưa bác, thưa các anh, các chị…vì con người ai cũng muốn được
người khác tôn trọng mình. Thưa gửi là những từ đệm thể hiện sự kính
trọng, gần gũi để được mọi người chấp nhận.
- Để tạo cảm giác hứng thú, hấp dẫn, lôi cuốn lòng người nên dùng từ có biểu
cảm, có hình ảnh, có màu sắc và đôi khi lợi dụng cơ hội có thể xen vào đúng
lúc đôi chút hài hước thì có hiệu quả không nhỏ.
Vd: Thơm ngây ngất, đẹp tuyệt vời…
- Để tăng sự chú ý và tạo sức thuyết phục cao trong khi người nghe đang chần
chừ, do dự, có thể cũng cần dùng ngôn từ mạnh mẽ, từ nhấn, từ khẳng định:
tuy nhiên, chẳng hạn, tất nhiên, bởi vậy, ….
Khi sử dụng ngôn từ, cần chú ý tới hoàn cảnh, ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp
cụ thể để chọn loại ngôn từ gì, ở chừng mực nào cho thích hợp, chứ không nên lạm
dụng chúng một cách thái quá.
b. Âm điệu, giọng nói

14 | P a g e
Âm giọng trong hoạt động giao tiếp có tác động rất mạnh mẽ đến cảm xúc, tình
cảm của người nghe.
Âm điệu chuẩn xác, nhịp nhàng; giọng nói to rõ, truyền cảm bao giờ cũng có
sức lôi cuốn lòng người.
Với những giọng nói đều đều, the thé, đay nghiến, chì chiết hay ngon ngọt theo
kiểu nịnh hót dễ làm cho đối tác khó chịu, phiền lòng.
Tuỳ theo cảm xúc và ý tứ của người nói mà giai điệu cần có lúc du dương, lên
bổng, xuống trầm; đôi lúc phải biết cách nhấn giọng hoặc thả giọng khi cần thiết. Như
vậy mới có thể lôi cuốn được lòng người, đưa tâm hồn của người nghe hoà quyện vào
trạng thái cảm xúc của người nói.
c. Tốc độ, cường độ nói
Tốc độ, cường độ nói có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp nhận thông tin ở người
nghe. Trong giao tiếp nếu chúng ta nói với tốc độ quá nhanh hay với cường độ nhỏ sẽ
làm cho đối tác giao tiếp không thể nghe rõ những gì chúng ta trao đổi, từ đó có thể
dẫn đến không hiểu hoặc hiểu lầm. Do đó, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói chúng ta
cần điều chỉnh tốc độ và cường độ nói ở mức độ hợp lý, đặc biệt là khi nói trước đám
đông, nói với người lớn tuổi, nói với trẻ em, với người có trình độ hiểu biết hạn chế…
d. Phong cách nói
Trong giao tiếp có nhiều phong cách nói khác nhau nhứ: nói hiển ngôn hay nói
hàm ngôn; nói nói thẳng hay nói tránh; nói lịch sự hay nói mỉa mai, châm chọc, ….
Trong giao tiếp tùy vào đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh và nội dung giao tiếp mà
chúng ta chọn phong cách nói cho phù hợp. Tuy nhiển để giao tiếp bằng ngôn ngữ nói
đạt hiệu quả chúng ta nên tránh sử dụng các phong cách nói quá thẳng thắn (Thuốc
đắng giã tật, sự thật mất lòng), tránh phong cách nói mỉa mai châm chọc người khác.
e. Cách truyền đạt
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, cách truyền đạt được xem là một trong
những vấn đề quan trọng trong việc thu hút và tạo hứng thú cho người nghe cũng như
nâng cao hiệu quả của quá trình trao đổi thông tin. Để giao tiếp có hiệu quả chúng ta
sử dụng cách truyền đạt lôgic, mạch lạc, hài hước, dí dỏm. Nên tránh cách truyền đạt
ấp a ấp úng, gây mê…
1.2. Ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ viết cần được dùng khi cần có sự rõ ràng minh bạch, cần lưu giữ lưu
15 | P a g e
dài làm bằng chứng, hoặc không có điều kiện sử dụng ngôn ngữ khác. Chẳng hạn như
văn bản pháp luật, biên bản, hợp đồng, hoá đơn, chứng từ, chứng nhận, thư từ, tài liệu,
sách báo, ..
So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết đòi hỏi cao hơn, nghiêm ngặt hơn về văn
phong, ngữ pháp chính tả, ngôn từ, cấu trúc câu. Ngôn ngữ viết phải rõ ràng, chi tiết,
chính xác và tuân theo các quy tắc ngữ pháp, dùng ngôn ngữ viết phải hết sức chú ý tới
văn phong, văn viết phải xúc tích, logic, chặt chẽ. Chỉ cần sai sót một từ, hoặc không
rõ nghĩa có thể gây ra hiểu lầm, hiểu sai.
Đối với nhân viên văn phòng, giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là rất thường xuyên
trong việc soạn thảo các loại văn bản hành chính. Vì vậy việc lưu ý những vấn đề trên
là hết sức cần thiết ngoài ra phải tuân thủ những quy định chung về thể thức văn bản.

2. Phi ngôn ngữ

Các yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp, đồng thời là
phương tiện đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giao tiếp trực tiếp. Các yếu tố
phi ngôn ngữ trong giao tiếp gồm: ánh mắt, nét mặt, nụ cười, cử chỉ, giọng nói, điệu
bộ…
Tất cả những yếu tố này đều thể hiện thái độ, cảm xúc và phản ứng của con
người. Nó có thể làm tăng giá trị ngôn ngữ nói, làm cho ngôn ngữ nói có hồn hơn.
Ví dụ: lời chúc mừng kèm theo cái bắt tay nồng hậu và nụ cười tươi tắn trên môi. Như
vậy, lời chúc mừng đó mới có giá trị. Nếu chỉ nói chúc mừng, mà thờ ơ lạnh
nhạt, không bắt tay, không tươi cười với người được chúc mừng thì lời chúc mừng đó
không những không có giá trị mà còn được hiểu là giả tạo.
Lời cảm ơn mà không kèm nét mặt tươi tắn, hàm ơn, thì mới là cảm ơn một

16 | P a g e
nửa. Tặng hoa mà không nói gì vời người nhận hoa, thì chẳng ai muốn nhận, vì đâu
phải là hoa tặng.
Không những thế, giao tiếp phi ngôn ngữ còn có thể thay thế ngôn ngữ nói, nó
là một cách để những người không có khả năng nói có thể giao tiếp với cuộc sống bên
ngoài. Họ dùng tay và các hành động của cơ thể để trao đổi thông tin và tình cảm của
mình, họ không còn thấy tự ti và mở rộng lòng mình hơn với mọi người.
Như vậy, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là bất kỳ thông điệp nào chúng ta
gửi tới người đối thoại thông qua các cử chỉ hành động của cơ thể như ánh mắt, nét
mặt, nụ cười, cử chỉ, điệu bộ và khoảng cách giao tiếp. Nhưng sinh động nhất, giá trị
nhất và thường được sử dụng nhiều nhất là ánh mắt và nụ cười.
a. Ánh mắt
“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”
Ánh mắt phản ánh cá tính, trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước
nguyện của con người ra bên ngoài., ví dụ:
- Người có óc thực tế thường có cái nhìn lạnh lùng
- Người ngay thẳng nhân hậu có cái nhìn thẳng và trực diện
- Người nham hiểm đa nghi có cái nhìn xoi mói, lục lọi
- Mắt liếc ngang liếc dọc thể hiện sự nghi ngờ, không tin tưởng.
- Cặp mắt lẫn tránh cái nhìn là người nói dối hay cố dấu một điều gì, có khi
còn lộ ra bản tính là một con người dối trá, không thành thật, hay lật lọng
(có khi lại là người nhút nhát, rụt rè)-người Singapore có thể không nhìn vào
mắt họ vì họ
- …

Để giao tiếp hiệu quả, khi giao tiếp với người khác, đặc biệt là trong giao tiếp trực
tiếp chúng ta cần quan sát ánh mắt của đối tượng đề nhận biết một số biểu hiện tâm lý
của họ từ đó điền chỉnh hành vi giao tiếp - ứng xử của bản thân cho phù hợp. Bên cạnh
đó cũng cần chú ý đến việc thể hiện ánh mắt của bản thân nhằm tạo thiện cảm với đối
tượng giao tiếp. Khi giao tiếp chúng ta nên giao tiếp bằng mắt với đối tượng, luôn
hướng mắt về phía đối tượng giao tiếp với cái nhìn thân thiện, lịch sự, tránh ánh nhìn
soi mói, khinh miệt, nhìn chằm chằm vào đối tượng, nhìn đi nơi khác hay nhòm ngó
xung quanh.

17 | P a g e
b. Nét mặt
Trong giao tiếp, nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người. Ở con người, với mọi
biểu hiện của cảm xúc, vui, buồn, giận hờn, căm tức, mệt mỏi…ta đều có thể
thể hiện trên nét mặt.
Từ cái nhăn mặt, cái nhíu mày, cái cụp mắt, cái bĩu môi, cái “đá lông nheo”… đều có
ngôn ngữ riêng của nó, mà không thể lẫn lộn với bất kỳ ngôn ngữ nào được.
- Trong giao tiếp, đôi mày của đối tượng cau lại đó là dấu hiệu của sự không
đồng tình.
- Mặt cúi gằm xuống, hơi đỏ, khép nép, tay mân mê cái gì đó biểu hiện sự bối
rối trong lòng, sự e thẹn, hay xấu hổ.
Khi giao tiếp chúng ta nên quan sát nét mặt của đối tượng cũng như làm chủ nét
mặt của bản thân. Trong suốt quá trình giao tiếp từ lúc tiếp xúc đối tượng tới lúc chia
tay chúng ta nên giữ nét mặt vui vẻ, cởi mở; tránh nét mặt nhăn nhó, khó chịu hay quá
nghiêm chỉnh sẽ làm cho bầu không khí tiếp xúc trở nên căng thẳng và ngột ngạt.

c. Nụ cười
Nụ cười cũng là một phương tịên giao tiếp lợi hại, một ngôn ngữ không lời cực
kỳ độc đáo…Trong giao tiếp, người ta có thể dùng nụ cười để biểu lộ tình cảm,
thái độ của mình.
- Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính.
- Có cái cười tười tắn, hồn nhiên, đôn hậu, có cái cười chua chát, miễn cưỡng,
đanh ác, có cái cười đồng tình, thông cảm, nhưng cũng có cái cười chế giễu,
cười khinh bỉ…Qua đó ta cũng có thể biết được, chủ nhân của nụ cười đang
đau khổ hay hạnh phúc, đang bệnh tật hay đang khoẻ mạnh.
- Mỗi điệu cười đều biểu hiện một thái độ nào đó.
- Kinh nghiệm cho thấy:
o Vui vẻ thì mệng cười, mắt cười nheo theo
o Tức giận thì mím môi, chợn mắt, chau mày
o Bỉu môi, cười khẩy thể hiện sự khinh bỉ
o Liếm môi chứng tỏ thần kinh căng thẳng
o Cười phá lên có thể là sung sướng, mãn nguyện, nhưng cũng có thể là
diễu cợt, cay đắng.
18 | P a g e
Trong giao tiếp, chúng ta phải tinh nhạy quan sát nụ cười của đối tượng giao tiếp
để biết được lòng dạ của họ.

VII. CÁCH GIAO TIẾP HIỆU QUẢ


1. Tự tin khi nói chuyện

Sự tự tin không chỉ trong giao tiếp mà bất cứ hoàn cảnh nào thì đều giúp chúng
ta vượt qua những vấn đề khó khăn nhất. Nhưng để tự tin hơn trong ý kiến, bạn cần
phải biết chuẩn bị trước những thông tin, kiến thức trước khi biết bản thân đang chuẩn
bị phải nói gì, làm gì? Trong kinh doanh, khả năng này giúp chúng ta cải thiện cách
giao tiếp bán hàng hiệu quả và tự tin hơn những gì mình có nhưng với điều kiện là
phải rèn luyện chúng mỗi ngày.
2. Trả lời ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm
Thời gian là thứ vô cùng quý giá trong công việc. Chính vì thế mà các bạn hãy
cố gắng truyền đúng thông điệp của mình một cách đúng đắn và rõ ràng. Tránh sử
dụng những từ ngữ quá cao siêu hay ngôn ngữ nào đó quá phức tạp. Ví dụ như khi bạn
sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, thì bạn hãy đảm bảo được rằng là mọi câu mà bạn nói
phải đúng và tránh bị nhầm lẫn. Để người nghe có thể dịch và hiểu đúng những điều
mà bạn nói.
3. Tạo sự thân thiện
19 | P a g e
Trong những cuộc nói chuyện thành công, thân thiện là một yếu tố cần thiết
trong mỗi cuộc nói chuyện bởi nó đem lại những cảm giác thân tình chứ không phải
một cuộc thẩm vấn. Vì thế, hãy cứ tạo sự thoải mái khi nói chuyện với nhau, tỏ ra
cứng rắn lúc cần và không nên ngắt lời đối phương.

4. Sự tôn trọng
Bạn cần học cách chủ động và lắng nghe các quan điểm cả nhân của đối
phương, không nên áp đặt họ theo suy nghĩ của mình. Khi bạn học được cách tôn trọng
đối phương thì giúp cho bạn thoát khỏi những cuộc chiến tranh lạnh, tranh cãi không
đáng có và không tim được sự giải quyết cho vấn đề.
5. Tư duy cởi mở
Tư duy cởi mở trong giao tiếp cũng như việc bạn đang tôn trọng, thấu hiểu và
tin tưởng đối phương. Bạn chủ động chia sẻ những câu chuyện, kiến thức và khó khăn
để từ đó cuộc trò chuyện được hình thành cởi mở. Việc thường xuyên giao tiếp với
nhiều đối tượng và từng hoàn cảnh khác nhau sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp
hiệu quả hơn đó.
6. Biết cách đặt câu hỏi đúng trọng tâm
Hãy đặt một câu hỏi cho vị khách hàng của mình hay đồng nghiệp để giao tiếp.
Để có được một câu trả lời đúng đắn thay vì tự đưa ra những nhận định của bản thân
về họ. Điều này sẽ dẫn đến những nhận định sai lầm của bạn về họ. Ngoài ra, khi biết
cách đặt câu hỏi sẽ cho thấy rằng là bạn đang quan tâm đến họ. Và sẽ có được một
cuộc trò chuyện lâu dài hơn trong tương lai.

20 | P a g e
7. Lắng nghe nhiều hơn

Bí quyết để có được một cuộc giao tiếp hoàn hảo, chính là lắng nghe. Thay vì
cứ chen chúc, thay nhau nói chuyện thì hãy để lại một khoảng không gian để có thể
hiểu rõ nhau nhiều hơn, đó là kỹ năng lắng nghe. Khi bạn có thể lắng nghe người khác
nói chuyện, sẽ thể hiện là bạn đang tôn trọng họ và đắm chìm trong câu chuyện mà họ
đang nói.
8. Giao tiếp phi ngôn từ
Những yếu tố phi ngôn ngữ giúp bạn có được một cuộc nói chuyện hoàn hảo.
Từ ánh mắt, tư thế, cử chỉ hay trang phục,… Đều có thể truyền tải được những thông
điệp mà bạn muốn nhắc tới. Vì để có được một buổi giao tiếp hoàn hảo thì bạn cần
phải trang bị cho mình những ngôn ngữ cơ thể.

Đây là một yếu tố hỗ trợ kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả. Với đồng nghiệp
và với cấp trên. Nếu bạn kết hợp giao tiếp của bạn với giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ khiến
mọi người tin tưởng vào bạn hơn.

VIII. TỔNG KẾT


Có thể nói giao tiếp hiệu quả là một kỹ năng quan trọng và cũng là “chìa khoá”
dẫn đến sự thành công của bạn. Kỹ năng này sẽ giúp bạn mở rộng thêm nhiều mối
quan hệ, có thêm nhiều cơ hội hơn và dễ giải quyết khó khăn hơn. Vì vậy mỗi con
người chũng ta cần tập trung rèn luyện cho mình khả năng giao tiếp hiệu quả để có
được nhiều thành công trong cuộc sống.

21 | P a g e
IX. ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM

Đánh giá của thành viên 1: 20224833 - Nguyễn Văn Đủ


ST
Họ và tên MSSV Điểm bạn nên phát huy Điểm bạn nên thay đổi
T
2022639
1 Nguyễn Hoài Nam
8
2022542
2 Trương Quốc Tuấn
4
2022205
3 Lê Xuân Sơn
4
2022232
4 Nguyễn Đức Bảo Long
7
5 Lưu Thị Hảo 20221192
6 Nguyễn Xuân Phúc Anh 20211650
2022424
7 Đậu Thị Huyền
8
2022269
8 Nguyễn Danh Toản
2
Đánh giá của thành viên 2: 20226398 - Nguyễn Hoài Nam
ST
Họ và tên MSSV Điểm bạn nên phát huy Điểm bạn nên thay đổi
T
2022483
1 Nguyễn Văn Đủ
3
2022542
2 Trương Quốc Tuấn
4
2022205
3 Lê Xuân Sơn
4
2022232
4 Nguyễn Đức Bảo Long
7
5 Lưu Thị Hảo 20221192
6 Nguyễn Xuân Phúc Anh 20211650
2022424
7 Đậu Thị Huyền
8
2022269
8 Nguyễn Danh Toản
2
Đánh giá của thành viên 3: 20225424 - Trương Quốc Tuấn
ST
Họ và tên MSSV Điểm bạn nên phát huy Điểm bạn nên thay đổi
T
2022483
1 Nguyễn Văn Đủ
3
2022639
2 Nguyễn Hoài Nam
8
2022205
3 Lê Xuân Sơn
4
2022232
4 Nguyễn Đức Bảo Long
7
22 | P a g e
5 Lưu Thị Hảo 20221192
6 Nguyễn Xuân Phúc Anh 20211650
2022424
7 Đậu Thị Huyền
8
2022269
8 Nguyễn Danh Toản
2
Đánh giá của thành viên 4: 20222054 - Lê Xuân Sơn
ST
Họ và tên MSSV Điểm bạn nên phát huy Điểm bạn nên thay đổi
T
2022483
1 Nguyễn Văn Đủ
3
2022639
2 Nguyễn Hoài Nam
8
2022542
3 Trương Quốc Tuấn
4
2022232
4 Nguyễn Đức Bảo Long
7
5 Lưu Thị Hảo 20221192
6 Nguyễn Xuân Phúc Anh 20211650
2022424
7 Đậu Thị Huyền
8
2022269
8 Nguyễn Danh Toản
2
Đánh giá của thành viên 5: 20222327 - Nguyễn Đức Bảo Long
ST
Họ và tên MSSV Điểm bạn nên phát huy Điểm bạn nên thay đổi
T
2022483
1 Nguyễn Văn Đủ
3
2022639
2 Nguyễn Hoài Nam
8
2022542
3 Trương Quốc Tuấn
4
2022205
4 Lê Xuân Sơn
4
5 Lưu Thị Hảo 20221192
6 Nguyễn Xuân Phúc Anh 20211650
2022424
7 Đậu Thị Huyền
8
2022269
8 Nguyễn Danh Toản
2
Đánh giá của thành viên 6: 20221192 - Lưu Thị Hảo
ST
Họ và tên MSSV Điểm bạn nên phát huy Điểm bạn nên thay đổi
T
2022483
1 Nguyễn Văn Đủ
3

23 | P a g e
2022639
2 Nguyễn Hoài Nam
8
2022542
3 Trương Quốc Tuấn
4
2022205
4 Lê Xuân Sơn
4
2022232
5 Nguyễn Đức Bảo Long
7
6 Nguyễn Xuân Phúc Anh 20211650
2022424
7 Đậu Thị Huyền
8
2022269
8 Nguyễn Danh Toản
2
Đánh giá của thành viên 7: 20211650 - Nguyễn Xuân Phúc Anh
ST
Họ và tên MSSV Điểm bạn nên phát huy Điểm bạn nên thay đổi
T
2022483
1 Nguyễn Văn Đủ
3
2022639
2 Nguyễn Hoài Nam
8
2022542
3 Trương Quốc Tuấn
4
2022205
4 Lê Xuân Sơn
4
2022232
5 Nguyễn Đức Bảo Long
7
6 Lưu Thị Hảo 20221192
2022424
7 Đậu Thị Huyền
8
2022269
8 Nguyễn Danh Toản
2
Đánh giá của thành viên 8: 20224248 - Đậu Thị Huyền
ST
Họ và tên MSSV Điểm bạn nên phát huy Điểm bạn nên thay đổi
T
2022483
1 Nguyễn Văn Đủ
3
2022639
2 Nguyễn Hoài Nam
8
2022542
3 Trương Quốc Tuấn
4
2022205
4 Lê Xuân Sơn
4
2022232
5 Nguyễn Đức Bảo Long
7
6 Lưu Thị Hảo 20221192
7 Nguyễn Xuân Phúc Anh 20211650
8 Nguyễn Danh Toản 2022269
24 | P a g e
2
Đánh giá của thành viên 9: 20222692 - Nguyễn Danh Toản
ST
Họ và tên MSSV Điểm bạn nên phát huy Điểm bạn nên thay đổi
T
2022483
1 Nguyễn Văn Đủ
3
2022639
2 Nguyễn Hoài Nam
8
2022542
3 Trương Quốc Tuấn
4
2022205
4 Lê Xuân Sơn
4
2022232
5 Nguyễn Đức Bảo Long
7
6 Lưu Thị Hảo 20221192
7 Nguyễn Xuân Phúc Anh 20211650
2022424
8 Đậu Thị Huyền
8

25 | P a g e

You might also like