You are on page 1of 20

BÀI 4: PHÁN ĐOÁN

1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHÁN ĐOÁN


Nhận thức thế giới khách quan con người phát hiện ra các mối liên hệ giữa
các đối tượng và thuộc tính của chúng, thiết lập các quan hệ giữa các đối tượng.
Các mối liên hệ và quan hệ đó được phản ánh vào tư duy dưới hình thức phán
đoán. Các mối liên hệ và quan hệ biểu thị trong phán đoán nhờ sự khẳng định hay
phủ định.
Phán đoán là hình thức của tư duy nhờ kết hợp các khái niệm lại với nhau để
khẳng định hay phủ định về sự tồn tại của đối tượng nào đó hoặc về mối liên hệ
giữa các đối tượng với dấu hiệu của nó hay về quan hệ giữa các đôi tượng.
Phán đoán có thể chân thực hay giả dối tùy theo sự phản ánh đúng hoặc không
đúng hiện thực khách quan của nó.
Ví dụ: “Hà Nội có Hồ Gươm” là phán đoán chân thực. “Mọi cây xanh không cần
nước” là phán đoán giả dối. Do phán đoán tiếp nhận một trong hai giá trị chân
thực, hoạc giả dối, nên logic học mà chúng ta nghiên cứu gọi là logic lưỡng trị.
2. HÌNH THỨC NGÔN NGỮ BIỂU THỊ PHÁN ĐOÁN
Hình thức ngôn ngữ biểu thị phán đoán là câu. Cũng như khái niệm không thể
xuất hiện và tồn tại bên ngoài từ và cụm từ, phán đoán không xuất hiện và tồn tại
bên ngoài câu. Phán đoán được biểu thị bằng câu tường thuật có chứa một lượng
thông tin nhất định. Sự thống nhất của phán đoán và câu là ở chỗ các thành phần
cơ bản của chúng đều biểu thị đối tượng của tư tưởng về hiện thực khách quan.
Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng đồng nhất. Phán đoán thuộc phạm trù của
logic học, còn câu thuộc phạm trù của ngôn ngữ học. Thành phần của phán đoán
và câu không giống nhau, kết cấu logic của tư tưởng và kết cấu ngữ pháp của câu
không trùng nhau. Kết cấu logic của phán đoán ở mọi người là như nhau, song
kết cấu ngữ pháp của câu lại phụ thuộc vào ngôn ngữ của từng dân tộc. Một phán
đoán có thể biểu thị bằng những câu khác nhau.
Câu hỏi, nói chung không biểu thị phán đoán, vì chúng không khẳng định, cũng
không phủ định dấu hiệu của đối tượng tư tưởng và không xác định chúng chân
thực hay giả dối. Nhưng nếu đó là câu hỏi tu từ thì phán đoán lại chứa trong nó,
vì tồn tại sự khẳng định, niềm tin nào đó. Ví dụ: “Ai không muốn giàu có”.
Cũng như câu hỏi, câu cảm thán và câu cầu khiến, nói chung không biểu thị phán
đoán. Chúng thể hiện cảm xúc, ý nguyện, hướng tới việc thực hiện hành động xác
định.
Đôi khi, trong những trường hợp cụ thể chúng lại biểu thị phán đoán. Ví dụ: “Đẹp
quá”, “Cấm hút thuốc”.
Như vậy, phán đoán là câu, nhưng không phải câu nào cũng là phán đoán. Căn cứ
để xác định câu biểu thị phán đoán:
Thứ nhất, trong câu thể hiện sự khẳng định hay sự phủ định dấu hiệu nào đó của
đối tượng tư tưởng.
Thứ hai, phải xác định được giá trị chân thực hoặc giả dối của câu.
3. PHÁN ĐOÁN ĐƠN
Phán đoán được chia thành phán đoán đơn và phán đoán phức. Phán đoán
đơn là phán đoán được tạo thành từ sự liên kết giữa hai khái niệm lại với nhau.
Phán đoán phức là phán đoán được taoh thành từ hai hay nhiều phán đoán đơn.
Tùy thuộc vào sự khẳng định hay phủ định dấu hiệu của đối tượng tư tưởng, phán
đoán đơn chia ra thành phán đoán quan hệ, phán đoán đặc tính, phán đoán hiện
thực, phán đoán nhất quyết đơn.
Mỗi phán đoán đơn, ngoại trừ phán đoán quan hệ đều bao gồm chủ ngữ, vị ngữ,
từ nối và lượng từ.
Chủ ngữ là khái niệm về đối tượng của tư tưởng và được ký hiệu là S (nguyên âm
đầu của từ La-tinh Subjectum - chủ thể). Vị ngữ là khái niệm về dấu hiệu của đối
tượng được nói tới trong phán đoán và được ký hiệu là P (phụ âm đầu của từ La
– tinh Praedicatum – sự hiểu biết về cái gì đó). Chủ ngữ (S) và vị ngữ (P) gọi là
thuật ngữ của phán đoán đơn. Từ nối là khái niệm nêu lên mối liên hệ giữa chủ
ngữ và vị ngữ. Trong tiếng Việt từ nối được biểu thị bằng các từ “là”, “thực chất
là”, “không là”, “không thể là”, “không phải là” hoặc dấu gạch ngang.. Đôi khi
phán đoán không có từ nối (“Mưa rơi”).
Lượng từ của khái niệm chỉ ra số lượng đối tượng mà chủ ngữ của phán đoán nêu
lên. Trong tiếng Việt lượng từ được biểu thị bằng các từ “tất cả”, “mọi”, “mỗi”,
“một số”, “có những”, “đa số”, “phần lớn”, “một vài” ….
3.1. Phán đoán quan hệ
Đó là phán đoán phản ánh quan hệ giữa các đối tượng. Ví dụ: “Bạn Nam
cao hơn bạn Minh”.
Phán đoán quan hệ có biểu thị quan hệ của nhiều đối tượng. Ví dụ: Huế nằm giữa
Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phán đoán hiện thực
Phán đoán hiện thực là phán đoán khẳng định hay phủ định sự tồn tại của các đối
tượng trong thực tại.
Ví dụ: “Trên thế giới vẫn có nhiều trẻ em bị đói, rách” Công thức biểu thị phán
đoán này là “S là P” hoặc “S không là P”
3.3. Phán đoán đặc tính
Phán đoán đặc tính là phán đoán biểu thị dấu hiệu thuộc hay không thuộc về đối
tượng.
Ví dụ: “Đa số các loài cá sống ở dưới nước”
Phán đoán đặc tính được phân chia theo chất lượng từ nối và số lượng của chủ
ngữ.
Phân chia theo chất lượng từ nối: Nếu từ nối chỉ ra dấu hiệu thuộc về đối
tượng thì đó là phán đoán khẳng định. Nếu từ nối chỉ ra dấu hiệu không thuộc về
đối tượng thì đó là phán đoán phủ định.
Ví dụ: “Một số học sinh là học sinh giỏi”
Trong các phán đoán khẳng định các từ nối (“là”, “đều phải”)
Công thức của phán đoán khẳng định: “Tất cả S là P” hoặc “Một số S là P”
Ví dụ: “Mọi số lẻ không chia hết cho 2”
Trong phán đoán phủ định từ nối “không” “không là” “không phải là”.
Công thức của phán đoán phủ định: “Tất cả S không là P” hoặc “Một số S không
là P”.
Phân chia theo số lượng của chủ ngữ: Chủ ngữ của phán đoán có thể nêu
lên một đối tượng duy nhất, một phần đối tượng hay toàn bộ đối tượng của một
lớp xác định. Căn cứ vào đó phán đoán đặc tính được chia thành phán đoán đơn
nhất, phán đoán riêng và phán đoán chung.
Phán đoán đơn nhất là phán đoán mà chủ ngữ chỉ nêu lên một đối tượng duy nhất.
Ví dụ “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam”
Công thức của phán đoán đơn nhất: “S này là P”, “S này không là P”
Phán đoán riêng là phán đoán trong đó ngoại ngoại diên của chủ ngữ bao gồm
một bộ phận các đối tượng thuộc ngoại diên của chủ ngữ. Trong phán đoán riêng
lượng từ: “một số”, “có những”, “phần lớn, đa số, …
Ví dụ: “Một số sinh viên không có máy tính”
Công thức của phán đoán riêng là: “Một số S là P” và “một số S không là P”.
Phán đoán chung là phán đoán trong đó chủ ngữ nêu lên toàn bộ đối tượng của
một lớp.
Ví dụ: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”
Công thức của phán đoán chung là: “Tất cả S là P” và “Tất cả S không là P”.
Phân loại phán đoán đơn đặc tính dựa vào cả chất và lượng của phán
đoán
Khi dựa vào cả chất và lượng của phán đoán thì phán đoán đơn đặc tính được chia
ra thành bốn loại phán đoán cơ bản là phán đoán khẳng định chung, phán đoán
khẳng định riêng, phán đoán phủ định chung và phán đoán phủ định riêng.
Phán đoán khẳng định chung là phán đoán vừa khẳng định về chất lượng
vừa chung về số lượng.
Ví dụ: “Tất cả giáo viên đều là người lao động trí óc”.
Đây là phán đoán khẳng định chung bởi vì, nó là phán đoán khẳng định do có từ
nối là từ “đều”, đồng thời là phán đoán chung do có lượng từ “mọi”.
Phán đoán khẳng định chung được ký hiệu là chữa A (nguyên âm đầu của từ La-
tinh Affimo – tôi khẳng định).
Công thức của phán đoán khảng định chung là: “Tất cả S là P”
Phán đoán khẳng định riêng là phán đoán vừa khẳng định về chất lượng,
vừa riêng về số lượng .
Ví dụ: “Một số sinh viên là vận động viên”.
Đây là phán đoán khẳng định riêng, bởi vì nó là phán đoán khẳng định do có từ
nối “là”, đồng thời là phán đoán riêng do có lượng từ “một số”.
Phán đoán khẳng định riêng được ký hiệu bằng chữ I (nguyên âm thứ hai trong từ
La-tinh Affimo). Công thức đầy đủ của phán đoán khẳng định riêng là: Một số S
là P.
Phán đoán phủ định chung đó là phán đoán phủ định về chất lượng và
chung về số lượng.
Ví dụ: “Tất cả số lẻ không chia hết cho 2”.
Đây là phán đoán phủ định chung, bởi vì nó là phán đoán phủ định do có từ nối
“không”, đồng thời là phán đoán chung do có lượng từ “Tất cả”.
Phán đoán phủ định chung được ký hiệu bằng chữ E (Nguyên âm đầu của từ La -
tinh Nego – tôi phủ định). Công thức đầy đủ của phán đoán phủ định chung là:
Tất cả S không là P.
Phán đoán phủ định riêng: là phán đoán vừa phủ định về chất lượng, vừa
riêng về số lượng.
Ví dụ: “Một số vận động viên không phải là sinh viên”.
Đây là phán đoán phủ định riêng bởi vì: Nó là phán đoán phủ định do có từ nối
“không phải là”, đồng thời là phán đoán riêng do có lượng từ “một số”. Phán đoán
phủ định riêng được ký hiệu bằng chữ O (nguyên âm thứ hai của từ La – tinh
Nego – tôi phủ định) Công thức đầy đủ của phán đoán phủ định riêng là: Một số
S không là P.
3.4. Tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đặc tính
Trong quá trình lập luận, người ta sử dụng các phán đoán. Nhưng để có
được những phán đoán chân thực và sử dụng một cách đúng đắn đòi hỏi phải biết
rõ về mối quan hệ giữa ngoại diên của khái niệm đứng làm chủ từ với ngoại diên
của khái niệm đứng làm vị từ.
Thuật ngữ là chu diên, nếu nó nói lên toàn bộ ngoại diên. Thuật ngữ không chu
diên, nếu nó nói lên một phần ngoại diên.
Thuật ngữ chu diên được ký hiệu bằng dấu cộng (+) .
Ví dụ: S+, P+.
Thuật ngữ không chu diên được ký hiệu bằng dấu trừ (-)
Ví dụ: S-, P-.
Ta nghiên cứu các phán đoán A,E,I,O.
Phán đoán khẳng định chung: (A) “Tất cả S là P” Chủ từ của phán đoán luôn là
chu diên vì nó nói lên toàn bộ ngoại diên “Tất cả S”. Đối với vị từ có hai trường
hợp: Nếu ngoại diên của vị từ bao hàm ngoại diên của chủ từ thì vị từ không chu
diên, vì trong phán đoán chỉ nêu lên một phần ngoại diên của vị từ.
là ngoại diên của chủ từ. P-

Ví dụ: Trong phán đoán “Tất cả học sinh giỏi là S+

học sinh” nêu lên toàn bộ ngoại diên “học sinh giỏi” Hình 10
nên nó chu diên, nhưng nêu chỉ nêu lên một phần “học sinh” là “học sinh giỏi”
nên học học sinh không chu diên. Tính chu diên của các thuật ngữ
được mô tả ở hình 10.
Nếu ngoại diên của chủ từ và ngoại diên của vị từ nằm trong quan hệ đồng nhất
(S và P nằm trong quan hệ đồng nhất). thì chúng đều chu diên.
Ví dụ: “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam”.
Phán đoán phủ định chung (E) “Không S nào là P”
Trong phán đoán (E) các thuật ngữ đều chu diên S+ P+

vì chủ từ nói lên toàn bộ ngoại diên


(không S nào hay mọi S); còn ngoại diên của
vị từ (P) bị loại trừ hoàn toàn khỏi ngoại diên của chủ từ. Hình 11
Ví dụ: “Mọi số lẻ không chia hết cho 2” Tính chu diên của thuật ngữ được mô tả
ở hình 11.
Phán đoán khẳng định riêng (I) “Một số S là P” P-
Chủ từ của phán đoán không chu diên vì nó chỉ nêu
S-
lên một phần ngoại diên (một số S).
Vị từ nằm trong hai quan hệ khác nhau đối với chủ từ
Nếu chủ từ và vị từ là các khái niệm giao nhau thì vị từ
không chu diên vì nó nêu lên phần ngoại diên trùng Hình 12
với ngoại diên của chủ từ.
Ví dụ: “Một số sinh viên là sinh viên giỏi”
Tính chu diên của thuật ngữ được mô tả ở hình 12. S-
P+
Nếu chủ từ và vị từ nằm trong quan hệ bao hàm,
ngoại diên của vị từ nằm trọn trong ngoại diên
của chủ từ thì vị từ chu diên, vì nó nói đến toàn
bộ ngoại diên là phần ngoại diên của của chủ từ
Ví dụ: “Một số giáo viên là giáo viên dạy giỏi”
Tính chu diên của thuật ngữ được mô tả ở hình 13 Hình 13
Phán đoán phủ định riêng (O) “Một số S không là P”
Chủ từ của phán đoán luôn không chu diên, vì chỉ nói đến một phần ngoài diên
(một số S), vị từ chu diên vì nêu lên toàn bộ ngoại diên không thuộc về ngoại diên
của chủ từ.
Ví dụ: “Một sô giáo viên không là chiến sỹ thi đua”
mô tả ở hình 14.
Nếu S và P nằm trong quan hệ bao hàm thì P
S- P+
chu diên còn S không chu diên.
Ví dụ: “Một số từ không phải là danh từ”
Được miêu tả ở hình 15. Hình 14
Như vậy, chủ từ S chu diên trong phán
đoán chung và không chu diên trong phán S-
đoán riêng. Vị từ P chu diên trong phán P+
đoán phủ định; trong phán đoán khẳng định
nó chu diên khi ngoại diên của nó nằm trọn Hình 15
trong ngoại diên của chủ từ, và không chu diên khi chủ từ và vị từ giao nhau hay
vị từ bao hàm chủ từ.
4. QUAN HỆ GIỮA CÁC PHÁN ĐOÁN A, E, I, O CÓ CÙNG CHỦ
TỪ VÀ VỊ TỪ
Quá trình tư duy là quá trình liên kết các phán đoán lại với nhau. vì vậy các phán
đoán đều có mối liên hệ với nhau. ở đây, ta không xem xét mối quan hệ giữa các
phán đoán bất kỳ mà chỉ xem xét mối quan hệ giữa các phán đoán A, E, I, O, có
cùng chủ từ và vị từ.
Đối với các phán đoán có cùng chủ từ và vị từ, tồn tại bốn loại quan hệ khác nhau.
Đó là quan hệ mâu thuẫn, quan hệ đối lập chung, quan hệ đối lập riêng và quan
hệ phụ thuộc .
Quan hệ giữa các phán đoán đơn được biểu diễn bằng sơ đồ gọi là hình vuông
logic (hình 16). Các đỉnh của nó biểu thị các phán đoán khẳng định chung (A),
phán đoán phủ định chung (E), phán đoán khẳng định riêng ( I) và phán đoán phủ
định riêng (O)
Các cạnh và đường chéo biểu thị các quan hệ logic
giữa các phán đoán đó. Cạnh trên là quan hệ giữa A
và E – quan hệ đối lập chung, cạnh dưới là quan hệ
giữa I và O – quan hệ đối lập riêng, các cạnh bên là
quan hệ giữa A và I (bênh trái), E và O ( bên phải)
- quan hệ phụ thuộc; các đường chéo là quan hệ giữa A
Và O, E và I – quan hệ mâu thuẫn. Hình 16
Hình vuông logic có một ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, nó cho phép chúng ta có
thể suy ra được giá trị của các phán đoán tương ứng khi biết trước giá trị của một
phán đoán nào đó trong bốn phán đoán cơ bản A, E, I, O mà không cần đối chiếu
nội dung của từng phán đoán đôi với hiện thực.
4.1. Quan hệ mâu thuẫn
Quan hệ mâu thuẫn là quan hệ giữa các phán đoán không cùng chất và không
cùng lượng
Quan hệ này tồn tại ở hai cặp đoán A với O và E với I. Trong quan hệ mâu thuẫn,
tính chân thực (c) hoặc tính giả dối (g) của phán đoán này quyết định tính giả dối
và tính chân thực của phán đoán kia và ngược lại. Điều đó có nghĩa là nếu biết
phán đoán này là chân thực thì phán đoán mâu thuẫn với nó sẽ là giả dối và ngược
lại. Còn nếu biết phán đoán này là giả dối thì phán đoán mâu thuẫn với nó sẽ là
chân thực và ngược lại.
A (c) → O (g) và E (c ) → I (g)
A (g) → O (c) E (g ) → I (c)

4.2. Quan hệ đối lập chung


Quan hệ đối lập chung là quan hệ giữa hai phán đoán chung có cùng chủ từ và
vị từ. Đây là quan hệ giữa hai phán đoán không cùng chất nhưng cùng lượng.
Quan hệ đối lập chung tồn tại ở cặp phán đoán A với E. Trong quan hệ đối lập
chung tính chân thực của phán đoán này quyết định tính giả dối của phán đoán
kia. Nghĩa là nếu biết phán đoán này chân thực thì phán đoán đối lập chung với
nó sẽ là giả dối.
A (c) → E (g) và E (c ) → A (g)
Còn tính giả dối của phán đoán này có thể dẫn dến tính giả dối hoặc tính chân
thực của phán đoán kia. Nghĩa là, nếu biết phán đoán này là giả dối thì chưa thể
xác định một cách chắc chắn giá trị của phán đoán kia. Bởi vì, giá trị của phán
đoán có quan hệ đối lập chung với giá trị giả dối của phán đoán ban đầu có thể là
chân thực hoặc giả dối, tức là không xác định (k)
A (g) → E (k) và E (g ) → A (k)
Nếu biêt thêm được thông tin về giá trị giả dối của phán đoán xuất phát là về lượng
(lượng từ) hay về chất ( từ nối) thì lúc đó mới biết được chính xác giá trị của phán
đoán kia.
4.3. Quan hệ đối lập riêng
Quan hệ đối lập riêng là quan hệ giữa hai phán đoán riêng có cùng chủ từ và vị
từ. Đây là quan hệ giữa hai phán đoán không cùng chất nhưng có cùng lượng
riêng.
Quan hệ đối lập riêng tồn tại ở cặp phán đoán I với O. Trong quan hệ đối lập riêng,
tính giả dối của phán đoán này quyết định tính chân thực của phán đoán kia. Nghĩa
là, Nếu biết phán đoán này là giả dối thì phán đoán đối lập riêng với nó sẽ là chân
thực. I (g) → O (c) và O (g) → I (c).
Còn tính chân thực của phán đoán này có thể dẫn đến tính chân thực hoặc giả dối
của phán đoán kia. Nghĩa là nếu biết phán đoán này là chân thực thì chưa thể xác
định một cách chắc chắn giá trị của phán đoán kia. Bởi vì, giá trị chân thực của
phán đoán ban đầu có thể là chân thực hoặc giả dối, tức là không xác định (k).
I (c) → O (k) và O (c) → I (k).
Nếu biết thêm được thông tin về giá trị chân thực của phán đoán xuất phát là về
lượng hay về chất thì lúc đó mói xác định chính xác giá trị của phán đoán kia.
4.4. Quan hệ phụ thuộc
Quan hệ phụ thuộc là quan hệ giữa các phán đoán cùng chất nhưng không cùng
lượng.
Quan hệ này tồn tại ở hai cặp phán đoán A với I và E với O. Trong quan hệ phụ
thuộc, tính chân thực của phán đoán chung ( A, E) quyết định tính chân thực của
các phán đoán riêng (I, O).
A (c) → I (c) và E (c ) → O (c).
Tính giả dối của các phán đoán riêng (I, O) quyết định tính giả dối của các phán
đoán chung (A, E).
I (g) → A (g) và O (g ) → E (g).
Còn tính giả dối của các phán đoán chung có thể dẫn đến tính chân thực hoặc tính
giả dối của các phán đoán riêng. Nghĩa là, nếu biết phán đoán chung là giả dối thì
chưa thể xác định một cách chắc chắn giá trị của các phán đoán riêng. Bởi vì, giá
trị của các phán đoán riêng có thể chân thực hoặc giả dối, tức là không xác định
được.
A(g) → I(k) và E (g ) → O (k).
Nếu biết thêm được thông tin về giá trị giả dối của các phán đoán chung là về
lượng hay về chất thì lúc đó mới biết được chính xác giá trị của các phán đoán
riêng.
Còn tí nh chân thực của các phán đoán riêng có thể dẫn đến tính chân thực hoặc
giả dối của các phán đoán chung. Nghĩa là, nếu biết phán đoán riêng là chân thực
thì chưa thể xác định một cách chắc chắn giá trị của các phán đoán chung. Bởi vì,
giá trị của phán đoán chung có thể chân thực hoặc giả dối, tức là không xác định
(k).
I (c) → A (k) và O (c ) → E (k).
Nếu biết được thông tin về giá trị chân thực của các phán đoán riêng là về lượng
hay về chất thì lúc đó mới xác định một cách chính xác giá trị của các phán đoán
chung.
5. PHÁN ĐOÁN PHỨC
.1. Định nghĩa phán đoán phức
Trong quá trình tư duy, lập luận, không phải lúc nào người ta cũng sử dụng các
phán đoán đơn độc lập mà thông thường phải sử dụng sự liên kết các phán đoán
đơn lại với nhau để diễn đạt một nội dung tư tưởng. Sự liên kết các phán đoán đơn
lại với nhau tạo thành phán đoán phức.
Phán đoán phức là phán đoán được tạo thành từ sự liên kết hai hay nhiều phán
đoán đơn nhờ các liên từ logic.
Phán đoán phức khác với phán đoán đơn, vì nó bao gồm không phải một mà là
một số (ít nhất là hai) sự khẳng định và phủ định. Nhờ liên từ logic chúng liên kết
với nhau để tạo thành phán đoán phức. Chúng phụ thuộc vào đặc điểm logic của
các phán đoán xuất phát. Cho nên, một trong những vấn đề cơ bản khi nghiên cứu
phán đoán phức là về thuộc tính của các liên từ logic.
Các liên từ khác nhau được sử dụng trong ngôn ngữ tự nhiên. Các liên từ đó cho
phép liên kết các phán đoán thành phần thành một phán đoán phức. Căn cứ vào ý
nghĩa của liên từ logic các phán đoán phức được chia ra thành phán đoán liên kêt,
phán đoán phân liệt, phán đoán có điều kiện, phán đoán tương đương, phủ định
phán đoán phức.
5.2. Phán đoán liên kết (phép hội)
Phán đoán liên kết là phán đoán phức có liên từ logic “và” (Λ)
Ví dụ: “Lao động là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân”
Đây là phán đoán liên kết vì nó được tạo thành từ hai phán đoán đơn: “Lao động
là quyền lợi của mọi công dân” và “L:ao động là nghĩa vụ của mọi công dân”. Sự
liên kết giữa hai phán đoán thành phần bằng lên từ logic “và” Trong thực tế khi
diễn đạt phán đoán liên kết người ta có thể sử dụng một số liên từ logic khác thay
cho từ “và” nhưng vẫn có ý nghĩa tương đương như: “nhưng”, “mà”, “song”
“vẫn”, “vừa là”, “đồng thời” hoặc thay thế bằng sự ngắt hơi trong diễn đạt nói,
hay bằng dấu phẩy trong diễn đạt viết.
Ví dụ: “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu.
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”
(Ca dao)
“Cuộc kháng chiến của chúng ta trường kỳ gian khổ nhưng nhất định thắng lợi”
(Hồ Chí Minh).
Nếu ký hiệu phán đoán thành phần thứ nhất là A, phán đoán thành phần thứ hai
là b còn liên từ logic “ và’ (Λ) thì phán đoán liên kết có công thức là: (A Λ B) đọc
là A và B.
Gọi (c) là chân thực, (g) là giả dối. Giá trị logic của phán đoán liên kết được xác
định như bảng hình 17.
Phán đoán liên kết chân thực khi và chỉ khi các phán đoán thành phần chân thực
và giả dối khi một trong hai phán đoán thành phần hay cả hai phán đoán thành
phần giả dối.
Nếu A, B, C, D là các phán đoán thành phần thì A B (A Λ B)
phán đoán liên kết sẽ là (A Λ B Λ C Λ D c c c
Phán đoán liên kết có thể có các trường hợp sau: c g g
S1 và S2 là P g c g
S là P1 và P2 g g g
S1 và S2 là P1 và P2 Hình 17

5.3. Phán đoán phân liệt (phép tuyển)


Phán đoán phân liệt là phán đoán phức có liên từ logic “hoặc”, “hay”(V). Liên
từ logic này vừa có ý nghĩa liên kết , vừa có ý nghĩa phân chia tuyệt đối về mặt
giá trị của các phán đoán thành phần, cho nên phán đoán phân liệt lại được chia
ra làm hai loại phán đoán phân liệt đó là: phán đoán phân liệt liên kết và phán
đoán phân liệt tuyệt đối.
Phán đoán phân liệt liên kết là phán đoán phân liệt trong đó liên từ logic “hoặc”
có ý nghĩa liên kết. “V”
Ví dụ: “Ngày mai tôi đi họp hoặc đi giảng bài”
Đây là phán đoán phân liệt liên kết. Bởi vì, liên từ logic “hoặc” ở trong phán đoán
này cho phép xác định khả năng này (đi họp) và khả năng kia (đi giảng bài). Nghĩa
là giá trị của hai phán đoán đơn thành phần không bị loại trừ bởi liên từ logic
“hoặc”.
Nếu ta ký hiệu phán đoán thành phần thứ nhất là A, phán đoán thành phần thứ hai
là B còn liên từ lohic “hoặc” là “V” thì phán đoán phân liệt liên kết có công thức
(A V B) Đọc là A hoặc B.
Phán đoán phân liệt liên kết cũng có hai tính chất cơ bản là tính giao hoán A V B
= B V A và tính kết hợp (A V B) V C = (A V C) V B
Giá trị của phán đoán phân liệt liên kết cũng phụ thuộc vào giá trị của các phán
đoán thành phần và chức năng của liên từ logic “hoặc”
Ta có bảng giá trị của phán đoán phân liệt liên kết A B (A V B)
như hình 18. c c c
Từ bảng giá trị đó cho thấy phán đoán phân liệt liên c g c
kết chỉ có giá trị giả dối khi cả hai phán đoán thành g c c
phần cùng có giá trị giả dối. g g g
Phán đoán phân liệt tuyệt đối là phán đoán phân
liệt trong đó liên từ logic “hoặc” có ý nghĩa Hình 18
phân chia tuyệt đối về mặt giá trị chân lý của các phán đoán thành phần(V).
Ví dụ: “Chó đâu chó sủa trống không.
Chẳng thằng ăn cắp cũng ông đi đường”.
Đây là phán đoán phân liệt tuyệt đối. Bởi vì liên từ logic “hoặc” ở trong phán đoán
này làm chức năng phân chia một cahs khác biệt và đối lập một cách hoàn toàn
tuyệt đối về mặt giá trị của các phán đoán thành phần.
Nếu ta ký hiệu phán đoán thành phần thứ nhất là A, phán đoán tành phần thứ hai
là B còn liên từ logic “ hoặc” (V) thì phán đoán phân liệt tuyệt đối có công thức
(A V B) đọc là A hoặc B.
Phán đoán phân liệt tuyệt đối cũng có tính giao hoán A V B = B V A và tính kết
hợp (A V B) V C = (A V C) V B.
Giá trị của phán đoán phân liệt tuyệt đối cũng phụ thuộc vào giá trị của các phán
đoán thành phần và chức năng của liên Hình 19
từ logic “ hoặc”. A B (A V B)
Ta có bảng giá trị của phán đoán phân liệt C c g
tuyệt đối ở hình 19. Nhìn vào bảng giá trị C g c
đó ta thấy, phán đoán phân liệt tuyệt đối G c c
có giá trị giả dối khi và chỉ khi cả hai G g g
phán đoán thành phần cùng có giá trị chân thực hoặc
cùng có giá trị giả dối. Còn phán đoán phân liệt tuyệt đối có giá trị chân thực khi
các phán đoán thành phần có giá trị đối lập nhau.
5.4. Phán đoán có điều kiện ( phép kéo theo)
Phán đoán có điều kiện là phán đoán phức có liên từ logic “Nếu …thì”(→)
Ví dụ: “Nếu chúng ta có phương pháp học tập khoa học thì chúng ta sẽ đạt được
kết quả cao”.
Đây là phán đoán có điều kiện vì nó được tạo thành từ hai phán đoán đơn “Chúng
ta có phương pháp học tập khoa học” và phán đoán đơn “Chúng ta sẽ đạt kết quả
cao”. Hai phán đoán đơn này được liên kết với nhau bởi liên từ logic “nếu…..thì”.
Trong thực tế, khi diễn đạt phán đoán có điều kiện người ta có thể dùng một số
cụm từ khác thay thế cho cụm từ “nếu….thì” nhưng vẫn có ý nghĩa tương đương.
Ví dụ: “Bao giờ…..thì”, “Giá như …..thì”. “Muốn …..cần”, “Hễ ….thì”….
“Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình”
(Ca dao)
“Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì chúng ta còn tiếp tục chiến đấu quét
sạch nó đi” (Hồ Chí Minh).
Sự khác nhau của liên từ logic trong phán đoán có điều kiện so với chức năng của
liên từ logic trong các phán đoán khác là nó phản ánh mối quan hệ nhân quả giữa
các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Mối quan hệ nhân quả đó được
thể hiện ở sự liên kết các phán đoán đơn. Phán đoán đơn thứ nhất đóng vai trò là
nguyên nhân đứng sau từ “nếu” và đứng trước từ “thì” hoặc đứng trước từ “nếu”.
Nếu ta ký hiệu phán đoán thành phần thứ nhất là A, phán đoán tành phần thứ hai
là B còn liên từ logic “ Nếu ….thì ” là (→) thì phán đoán có điều kiện có công
thức (A → B). Đọc là nếu A thì B.
Trong công thức đó, A là phán đoán cơ sở, còn B là phán đoán quan hệ. Lưu ý,
trong thực tế có thể có nhiều nguyên nhân (cơ sở) chỉ dẫn đến một hệ quả (( A Λ
B Λ C)→D). Tuy nhiên, cũng có thể chỉ có một nguyên nhân đưa đến hệ quả khác
nhau (A→(B Λ C Λ D)). Hình 20
Giá trị của phán đoán có điều kiện cũng phụ thuộc A B (A→ B)
vào giá trị của các phán đoán thành phần C c c
Và chức năng của liên từ logic “Nếu…thì”. Ta có C g g
bảng giá trị logic của phán đoán có điều kiện ở hình G c c
20. G g c
Từ bảng giá trị đó cho thấy, phán đoán có điều kiện
chỉ giả dối khi phán đoán cơ sở chân thực còn phán đoán hệ quả giả dối. Nó có
giá trị chân thực trong các trường hợp cả hai phán đoán thành phần cùng chân
thực hoặc cả hai phán đoán thành phần cùng giả dối và trường hợp phán đoán cơ
sở giả dối còn phán đoán hệ quả chân thực.
5.5. Phán đoán tương đương (phép tương đương)
Phán đoán tương đương là phán đoán phức có liên từ logic “khi và chỉ khi”(↔)
Ví dụ: Một số chia hết cho 3 khi và chỉ khi tổng các chữ số của nó chia hết cho 3.
Đây là phán đoán tương đương vì nó được tạ thành từ hai phán đoán đơn “Một số
chia hết cho 3” và “Tổng các chữ số của nó chia hết cho 3”. Hai phán đoán đơn
này được liên kết với nhau bởi liên từ logic “ khi và chỉ khi”.
Trong thực tế, khi diễn đạt phán đoán tương đương người ta có thể thay thế bằng
bằng một số liên từ logic khác nhưng vẫn có ý nghĩa tương đương. Chẳng hạn,
“nếu và chỉ nếu”, điều kiện cần và đủ”
Nếu ta ký hiệu phán đoán thành phần thứ nhất là A, phán đoán tành phần thứ hai
là B còn liên từ logic “ khi và chỉ khi ” là (↔) thì phán đoán tương đươngcó công
thức (A ↔ B). Đọc là, A khi và chi khi B.
Phán đoán tương đương có thể diễn đạt bằng dạng A B (A↔ B)
liên kết của hai phán đoán có điều kện C c c
(A ↔ B) = (A→B) Λ (B→A). C g g
Giá trị của phán đoán tương đương cũng phụ thuộc G c g
vào giá trị của các phán đoán thành phần và chức G g c
năng của liên từ logic “khi và chỉ khi”
Ta có bảng giá trị của phán đoán tương đương Hình 21
ở hình 21.
Quan sát bảng giá trị ta thấy, phán đoán tương đương chỉ chân thực khi các phán
đoán thành phần cùng chân thực hoặc cùng giả dối. Còn nó có giá trị giả dối khi
các phán đoán thành phần có giá trị đối lập nhau.
5.6. Phép phủ định của phán đoán
Phép phủ định của một phán đoán nào đó là một phán đoán mới có quan hệ với
phán đoán ban đầu nhưng có giá trị đối lập với giá trị của phán đoán ban đầu ấy.
Ví dụ: Phán đoán “Mọi công dân đều phải tuân theo pháp luật” có giá trị chân
thực. Phủ định của phán đoán đó sẽ là phán đoán “Một số công dân không phải
tuân theo pháp luật” có giá trị giả dối.
Cần phân biệt phép phủ định của phán đoán với phán đoán có chất là phủ định.
Bởi phép phủ định của phán đoán là phép biến đổi một phán đoán nào đó thành
phán đoán khác, có quan hệ với phán đoán ấy nhưng có giá trị đối lập. Còn phán
đoán có chất phủ định là phán đoán có từ nối “không là”.
Phép phủ định của phán đoán có thể được thực hiện đối với phán đoán đơn hay
đối với phán đoán phức. Nếu ta ký hiệu phép phủ định phán đoán là (7) thì phép
phủ định phán đoán đơn A sẽ là 7A. Còn phép phủ định phán đoán phức sẽ là A
Λ B sẽ là 7(A ΛB).
Khi thực hiện phép phủ định đối với một phán đoán đơn nào đó ta được một phán
đoán có giá trị đối lập.
A 7A
Giá trị đó thể hiện ở bảng bên phải.
c g
Phủ định đối với các phán đoán cơ bản A, E, O, I. có cùng chủ
g c
từ, vị từ ta được các phán đoán có quan hệ mâu thuẫn với các
phán đoán đó.
7A = O nghĩa là phủ định phán đoán A ta thu được phán đoán O.
7E = I nghĩa là phủ định phán đoán E ta thu được phán đoán I.
7O = A nghĩa là phủ định phán đoán O ta thu được phán đoán A.
7I = E nghĩa là phủ định phán đoán I ta thu được phán đoán E.
Như vây, phủ định các phán đoán đơn là phủ định chất lượng của phán đoán. Phán
đoán mới thu được có chất lượng ngược lại với chất lượng của phán đoán ban đầu.
Riêng đối với phán đoán đơn nhất thì nó chỉ làm biến đổi chất (chất đối lập) còn
lượng vẫn giữ nguyên.
Phủ định các phán đoán phức cơ bản ta thu được các công thức sau:
7(7A Λ 7B) = ( 7A Λ 7B)
7(7A Λ 7B) = (AVB)
7(AVB) = (7A Λ 7B)
7(7AV 7B) = (AΛB)
7(A V B) = (A↔B)
7(A→B) = 7(7AVB) = AΛ7B
7(A↔B) = A V B = (A→B) Λ (B→A).
5.7. Phán đoán đa phức
Nếu phán đoán phức có hai liên từ logic trở lên gọi là phán đoán đa phức. Cấu
trúc của nó là nếu S1 là P1, thì S2 là P2, nếu S2 là P2, thì S3 là P3....
Ví dụ: Nếu con cú kêu thì con sóc giật mình, nếu con sóc giật mình thì nó
cắn phải cuống quả bí, nếu nó cắn phải cuống quả bí thì quả bí rơi xuống, nếu quả
bí rơi xuống thì trúng lưng con trâu, nếu trúng lưng con trâu thì con trâu giật mình,
nếu con trâu giật mình thì nó chạy lung tung, nếu nó chạy lung tung thì nó giẫm
phải cây vừng, nếu nó giẫm phải cây vừng thì hạt vừng bắn vào mắt con gà, nếu
hạt vừng bắn vào mắt con gà thì con gà bới lung tung, nếu con gà bới lung tung
thì nó bới phải tổ kiến, nếu nó bới phải tổ kiến thì đàn kiến đốt lung tung, nếu đàn
kiến đốt lung tung thì nó đốt phải con voi, nếu đốt phải con voi thì con voi chạy
phá lung tung. Đến đây ta có thể thấy là, thủ phạm gây ra sự phá hoại là con cú
chứ không phải con voi. Bởi vậy, cùng là loài chim nhưng chim họa mi hót thì
con người thích, còn con cú kêu thì người ta cho đó là điềm gở.
Giá trị của phán đoán đa phức
Giá trị của phán đoán đa phức phụ thuộc vào giá trị của các phán đoán phức cơ
bản và phương thức liên kết giữa các phán đoán phức cơ bản đó. Trong quá trình
xác định giá trị của một phán đoán đa phức nào đó mà chúng ta thấy nó đều có
giá trị chân thực thì chứng tỏ rằng công thức thể hiện phán đoán đa phức ấy phản
ánh tính quy luật của logic học. Vì vậy, một tư tưởng nào đó mà diễn đạt theo
công thức đó sẽ là tư tưởng chân thực và có hình thức diễn đạt đúng. Ngược lại,
khi xác định giá trị của một phán đoán đa phức nào đó mà chúng ta thấy có một
giá trị là giả dối thì chứng tỏ rằng, công thức thể hiện phán đoán đa phức ấy không
phản ánh tính quy luật của logic học. Vì vây, một tư tưởng nào đó mà diễn đạt
theo công thức ấy sẽ là tư tưởng giả dối và có hình thức diễn đạt sai.
6.TÍNH ĐẲNG TRỊ CỦA PHÁN ĐOÁN
Tính đẳng trị của phán đoán là tính có cùng giá trị khi biến đổi từ một phán đoán
này sang một phán đoán khác.
Ví dụ: Khi phủ định phán đoán A ta đươc 7A có giá trị đối lập với phán đoán A.
Ta lại phủ định tiếp phán đoan 7A sẽ được phán đoán 7(7A). Khi đó giá trị của
7(7A) đối lập với giá trị của phán đoán 7A, suy ra 7(7A) đồng nhất với giá trị của
phán đoán A.
Như vậy, phán đoán A và phán đoán 7(7A) có quan A 7A 7(7A)
hệ đẳng trị . c g c
Thực chất của việc xác định tính đẳng trị của các g c g
phán đoán là xác định mối quan hệ giữa các phán
đoán có giá trị giống nhau cả về số lượng và giá trị chân thực, giả dối và giống
nhau cả về thứ tự cử các giá trị đó. Nghĩa là quan hệ giữ các phán đoán có giá trị
đồng nhất.
Các phán đoán có quan hệ đẳng trị chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình
tư duy. Bởi vì, nhờ các phán đó mà người ta có thể diễn tả nội dung của một tư
tưởng nào đó bằng nhiều cách khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên được giá trị nội
dung của tư tưởng ấy. Điều đó có nghĩa là quan hệ đẳng trị giữa các phán đoán
làm phong phú thêm cách diễn đạt tư tưởng của con người trong quá trình phản
ánh thế giới hiện thực.
Có thể đưa ra các công thức đẳng trị sau:
Nhóm phủ định:
A= 7(7A) Mọi số chẵn đều chia hết cho 2
= Không có chuyện, không phải mọi số chẵn đều chia hết cho 2.
Nhóm kéo theo:
A→B. Nếu như nước chảy thì đá phải mòn
A→B = 7B→7A. Nếu như không phải đá mòn thì không phải nước chảy

A→B = 7(AΛ7B). Không có chuyên, nước chảy mà lại không phải đá mòn
Nhóm giao:
AΛB Số 10 chia hết cho 2 và 5
AΛB = 7(A→7B) Không có chuyện, số 10 chia hết cho 2 thì không chia hết
cho 5.
AΛB = 7(B→7A) Không có chuyện, số 10 chia hết cho 5 thì không chia hết
cho 2.
AΛB = 7(7A V 7B) Không có chuyện, số 10 không chia hết cho 2 hay không
chia hết cho 5.
Nhóm tuyển:
AVB Số tự nhiên chẵn hoặc lẻ
A V B = 7A→B Nếu không phải số tự nhiên chẵn, thì nó phải là lẻ.
A V B = 7B→A Nếu không phải số tự nhiên lẻ, thì nó phải là chẵn.
A V B = 7(7A Λ 7B) Không có chuyện, không phải số tự nhiên là số chẵn mà
lại không phải là số lẻ.

You might also like