You are on page 1of 204

Kiểm toán năng lượng

Resised by Hoang Anh-2018 1


Nội dung trình bày
Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các đối tượng sau:

Chiếu sáng
Hơi nước & Động cơ,
nước nóng bơm, quạt

Hệ thống
Thông gió &
phân phối
ĐHKK
điện

Vỏ bao che Đối tượng


công trình chính trong Năng lượng
(tường, mái, công trình tái tạo
kính) xây dựng

2
Lớp vỏ bao che công trình
1. Tường bao che bên ngoài

Quy định: tuân thủ theo QCVN 09:2017/BXD: Tường bao ngoài công trình trên
mặt đất của không gian có điều hòa không khí phải có giá trị tổng nhiệt trở nhỏ
nhất R0.min không nhỏ hơn 0,56 m2.K/W

Giải pháp: Cách nhiệt cho tường bao


che bên ngoài

3
Lớp vỏ bao che công trình
1. Tường bao che bên ngoài: Giải pháp
Sử dụng vật liệu cách nhiệt

Sử dụng bông khoáng Xốp cách nhiệt EPS XPS


(Expandable Polystyrene) (Extruded Polystyrene)

Tường cách nhiệt 3D Gạch nhẹ ACC Xốp cách nhiệt

4
Lớp vỏ bao che công trình
1. Tường bao che bên ngoài: Đánh giá giải pháp
Gạch đất nung
QCVN 09:2017/BXD: Tường bao
Lớp vữa trát = 15 mm ngoài công trình trên mặt đất của
Gạch lỗ rỗng = 105 mm
Lớp vữa trát = 15 mm không gian có điều hòa không khí phải
có giá trị tổng nhiệt trở nhỏ nhất
1 10 1
5 5 5 R0.min không nhỏ hơn 0,56 m2.K/W
R0.min = 0.33 m2.K/W < 0,56 m2.K/W

Sử dụng gạch E-Block

Lớp vữa trát = 15 mm


Gạch E-Block 100 mm
Lớp vữa trát = 10 mm

R0.min = 0.97 m2.K/W > 0,56 m2.K/W


-> đáp ứng yêu cầu QCVN 09:2017/BXD về
sử dụng năng lượng hiệu quả

5
Lớp vỏ bao che công trình
2. Mái công trình
Quy định: tuân thủ theo QCVN 09:2017/BXD: Kết cấu mái bằng và mái có độ dốc
dưới 150 nằm trực tiếp trên không gian có điều hòa không khí phải có giá trị tổng
nhiệt trở R0.min không nhỏ hơn 1,00 m2.K/W

Giải pháp: Cách nhiệt cho MÁI

6
Lớp vỏ bao che công trình
2. Mái công trình: Giải pháp
Sử dụng vật liệu cách nhiệt

Sơn cách nhiệt Xốp cách nhiệt XPS cách nhiệt Gạch cách nhiệt Solar panel

Tôn + xốp EPS cách nhiệt Tôn + bông khoáng cách nhiệt Tôn 2 lớp

7
Lớp vỏ bao che công trình
2. Mái công trình: Đánh giá giải pháp
Mái tole -> thêm lớp Bông khoáng
- Mái tole sóng vuông 0.42 mm
- Mái tole sóng vuông 0.42 mm - Bông khoáng 50 mm (hệ số dẫn
- Khoảng không gian mái 200 nhiệt = 0.06 W/m.K)
mm - Khoảng không gian mái 200 mm
- Trần thạch cao khung nổi 10 - Trần thạch cao khung nổi 10 mm
mm
R0.min = 1.32 m2.K/W >1m2.K/W
R0.min = 0.48 m2.K/W <1m2.K/W -> đáp ứng yêu cầu QCVN 09:2017/BXD về
sử dụng năng lượng hiệu quả

Mái bê-tông cốt thép -> thêm XPS + gạch lá nem


- Gạch lá nem 15mm
- Vữa xi-măng 10mm
- Vữa xi-măng 15mm - XPS 30 mm
- Bê-tông cốt thép 120 mm - Vữa xi-măng 15mm
- Vữa xi-măng 15mm - Bê-tông cốt thép 120 mm
- Vữa xi-măng 15mm

R0.min = 1.1 m2.K/W >1m2.K/W

R0.min = 0.32 m2.K/W <1m2.K/W -> đáp ứng yêu cầu QCVN 09:2017/BXD về
sử dụng năng lượng hiệu quả
8
Lớp vỏ bao che công trình
3. Phần xuyên sáng (cửa kính, tường kính)
Quy định: tuân thủ theo QCVN 09:2017/BXD: quy định về tỷ lệ diện tích cửa sổ -
diện tích tường (WWR), kết cấu che nắng, hệ số hấp thụ nhiệt của kính (SHGC)
1 số tòa nhà hiện đại -> được thiết kế không theo điều kiện
khí hậu
•Tỉ lệ kính/tường là 100%
•Các cửa sổ không mở được
•Mặt ngoài không được che chắn khỏi bức xạ mặt trời
•Hướng nhà thường theo mặt đường
Thiết kế thụ động mang tính hiện đại
Một vài công trình được xây dựng phù hợp với khí hậu Việt Nam

9
Lớp vỏ bao che công trình
3. Phần xuyên sáng (cửa kính, tường kính): giải pháp

Film cách nhiệt Solar panel Kính quang điện (BIPV glass)

Sơn chống nóng Lam nhôm

10
Lớp vỏ bao che công trình
3. Phần xuyên sáng (cửa kính, tường kính): giải pháp
Sử dụng kính TKNL

11
Lớp vỏ bao che công trình
3. Phần xuyên sáng (cửa kính, tường kính): giải pháp
Sử dụng kính TKNL

12 Nguồn: http://tietkiemnangluong.xaydung.gov.vn/
Lớp vỏ bao che công trình
3. Phần xuyên sáng (cửa kính, tường kính): giải pháp
Sử dụng kính TKNL

13 Nguồn: http://tietkiemnangluong.xaydung.gov.vn/
Hệ thống Thông gió
1. Thông gió tự nhiên giảm tải lạnh ĐHKK
Giải pháp được áp dụng hiệu quả khi công trình đang ở giải đoạn thiết kế. Một số
giải pháp thông gió tự nhiên thông dụng như sau:

14
Hệ thống Thông gió
1. Thông gió tự nhiên giảm tải lạnh ĐHKK
Ví dụ về tính toán thông gió tự nhiên theo QCVN 09:2017/BXD như sau:

15
Hệ thống Thông gió
2. Điều khiển tối ưu các quạt thông gió tại bãi đỗ xe trong nhà

Lắp cảm biến CO như sơ đồ bên dưới, các quạt được điều khiển kết hợp nút nhấn
bằng tay, bằng công tắc tơ, bằng biến tần và cảm biến nồng độ CO như sau:
• Nồng độ CO : < 9 ppm : các quạt tắt 100%
• Nồng độ CO: từ 9 ppm ~ 25ppm : 50% quạt chạy ( 50% công suất thông gió )
• Nồng độ CO: > 25 ppm : các quạt chạy ở chế độ thông gió (70% quạt)
• Nồng độ CO: > 40 ppm : các quạt chạy ở chế độ hút khói (100% quạt)

16
Hệ thống ĐHKK
1. Sử dụng hệ thống ĐHKK hiệu suất cao

Thiết bị điều hòa không khí và máy sản xuất nước lạnh (Chiller) phải có chỉ số hiệu
quả COP tối thiểu tại các điều kiện đánh giá tiêu chuẩn và không nhỏ hơn các giá trị
nêu trong QCVN 09:2017/BXD.

17
Hệ thống ĐHKK
2. Điều chỉnh công suất, lưu lượng theo nhu cầu sử dụng

❖ Các thiết bị sản xuất nước lạnh (Chiller),


cấp hơi nóng, quạt tháp giải nhiệt, máy
bơm có công suất lớn hơn hoặc bằng 5
mã lực (3,7kW) phải có các thiết bị tự
động điều chỉnh công suất, lưu lượng
theo nhu cầu tiêu thụ lạnh, sưởi và
lượng nước theo QCVN 09:2017/BXD.

❖ Một số giải pháp có thể thực hiện như:


• Sử dụng các hệ thống VRV/VRF
• Sử dụng các hệ thống VAV
• Lắp đặt biến tần (VSD) cho máy
nén lạnh, bơm nước lạnh, bơm
nước giải nhiệt, quạt giải nhiệt,
quạt AHU

18
Hệ thống ĐHKK
3. Thu hồi nhiệt

❖ Các tòa nhà sử dụng hệ thống điều hòa không khí trung tâm phải có thiết bị thu hồi
lạnh. Hiệu suất thu hồi lạnh của thiết bị tối thiểu là 50% theo QCVN 09:2017/BXD.

❖ Các dạng thu hồi nhiệt gồm:


• Trao đổi nhiệt dạng tấm: đơn giản, ít bảo dưỡng, hiệu suất thấp
• Ống xoắn ruột gà: đòi hỏi bảo dưỡng định kỳ
• Bánh xe quay: Hiệu suất cao, nhưng dòng cấp và dòng chiếc có thể bị nhiễm
bẩn, không phù hợp với những nơi có dòng khí hồi bị ô nhiễm như bệnh viện

19
Hệ thống ĐHKK
4. Bảo ôn cách nhiệt đường ống phân phối

❖ Vật liệu và chiều dày lớp cách nhiệt cho ống dẫn môi chất lạnh, ống dẫn nước
lạnh, ống cấp và thu hồi gió phải được thiết kế, lắp đặt và nghiệm thu theo tiêu
chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trinh theo QCVN 09:2017/BXD

❖ Các loại vật liệu cách nhiệt phổ biến: sợi thủy tinh, bông khoáng, len đá, len xỉ,
polystyrene, polystyrene giãn nở đúc định hình và polyurethane.

20
Hệ thống ĐHKK
5. Sử dụng hệ thống trữ lạnh vận hành giờ thấp điểm

❖ Giá điện của tòa nhà đặc biệt là lĩnh vực kinh
doanh thương mại có giá khá cao so với các
ngành khác. Giá điện vào thời gian cao điểm
gần gấp 2 lần giờ bình thường và gần gấp 3
lần giờ thấp điểm (từ 22:00 – 04:00).

❖ Đối với các tòa nhà không hoạt động 24/24:


xem xét sử dụng hệ thống trữ lạnh hoạt
động sau 22:00 có giá điện thấp và xả lạnh
cấp cho ĐHKK vào ban ngày đặc biệt từ
09:30 – 11:30 có giá điện cao (lúc này Chiller
dừng hoạt động).

21
Hệ thống ĐHKK
6. Điều chỉnh lượng gió tươi cấp vào theo nồng độ CO2

❖ Vào mùa hè nhiệt độ bên ngoài thường cao hơn bên trong tòa nhà nên không khí
tươi bên ngoài đưa vào tòa nhà sẽ làm tăng tải lạnh và tăng điện năng tiêu thụ
cho hệ thống ĐHKK.
❖ Để xác định được chính xác lượng gió tươi cần cung cấp và tránh tăng tải lạnh
cho hệ thống ĐHKK. Ta cần điều chỉnh lượng gió tươi cấp vào theo tín hiệu nồng
độ CO2 trong không gian ĐHKK.
❖ Phương pháp điều chỉnh: điều khiển
ON/OFF hay thay đổi lưu lượng gió
tươi cấp vào sao cho nồng độ CO2
trong không gian ĐHKK khoảng 600
– 1000 ppm (TCVN10736-26_2017)

22
Hệ thống ĐHKK
7. Sử dụng hệ thống ĐHKK tập trung vào đối tượng

❖ Các miệng gió cấp thổi lên từ sàn,


gần vị trí làm việc, có thể điều chỉnh
lưu lượng và hướng của gió cấp.
❖ Các vị trí làm việc được ngăn cách
bởi vách ngăn di động hay cố định.
❖ Lưu lượng và nhiệt độ gió cấp được
điều chỉnh phù hợp cho từng khu
vực/cá nhân riêng biệt
❖ Nhiệt độ cài đặt của gió cấp tổng thể
của toàn hệ thống có thể được cài
đặt cao hơn, giúp TKNL cho ĐHKK

23
Hệ thống ĐHKK
8. Giảm không gian ĐHKK xuống thấp nhất có thể

Các giải pháp giảm không gian ĐHKK:


•Giảm độ cao trần, lắp trần giả
•Giảm độ cao của đường ống gió cấp và gió
hồi
•Sử dụng các vách ngăn di động/cố định để
chia khu vực cần ĐHKK và khu vực không cần
sử dụng.

24
Hệ thống hơi nước & nước nóng
1. Sử dụng thiết bị đun nước nóng có hiệu suất cao
Tất cả các thiết bị đun nước nóng, lò hơi cấp nước nóng sử dụng cho công trình
phải có hiệu suất tối thiểu theo QCVN 09:2017/BXD như trong bảng sau:

25
Hệ thống hơi nước & nước nóng
2. Sử dụng bơm nhiệt để sản xuất nước nóng
Bơm nhiệt cấp nước nóng phải đạt hiệu quả COP tối thiểu theo QCVN 09:2017/BXD
như trong bảng sau:

Giải pháp tối ưu: Sử dụng bơm nhiệt sản xuất nước nóng, kết hợp với ĐHKK. Bơm
nhiệt cung cấp gió mát cho không gian ĐHKK hay làm mát nước lạnh đầu vào Chiller

26
Hệ thống hơi nước & nước nóng
3. Bảo ôn cách nhiệt cho đường ống, van, co nối và bồn chứa nước nóng

Cách nhiệt cho đường ống dẫn nước nóng phải được thiết kế, lắp đặt và nghiệm thu
theo tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng cho công trình.

27
Hệ thống hơi nước & nước nóng
4. Nhiệt độ nước nóng tối ưu

❖ Hệ thống điều khiển nhiệt độ được lắp đặt để giới hạn nhiệt độ nước nóng tại
thời điểm sử dụng không vượt quá 49oC (QCVN 09:2017/BXD)

❖ Hệ thống điều khiển nhiệt độ được lắp đặt để giới hạn nhiệt độ tối đa của nước
cấp cho các vòi ở bồn tắm, bồn rửa trong các phòng tắm công cộng không
vượt quá 43oC (QCVN 09:2017/BXD)

❖ Nhiệt độ nước nóng tối đa cấp cho nhà bếp khuyến cáo ở 60oC

❖ Nên lắp đặt hai hệ thống nước nóng riêng biệt khi nhu cầu nước nóng ở 2 mức
nhiệt độ khác nhau để giảm thiểu tổn thất nhiệt trên đường ống. Điều này được
thực hiện khi nhu cầu nước nóng ở nhiệt độ thấp hơn lớn hơn 25% nhu cầu
nước nóng ở nhiệt độ cao hơn.

28
Hệ thống hơi nước & nước nóng
5. Thu hồi nhiệt thải để sản xuất nước nóng
Tận dụng nhiệt thải của hệ thống lạnh để sản xuất nước nóng.
Ví dụ như nhiệt thải của hệ thống lạnh dương và lạnh âm hay Chiller giải nhiệt gió
của các siêu thị, trung tâm thương mại có thể sản xuất nước nóng từ 40 – 60oC.

29
Hệ thống hơi nước & nước nóng
6. Lắp bộ hâm nước cấp lò hơi (ECO)

Một số lưu ý khi sử dụng lò hơi để sản xuất nước nóng:


• Xem xét đặt thiết bị sản xuất nước nóng tập trung càng gần nguồn hơi càng
tốt để giảm tổn thất nhiệt trên đường ống.
• Giảm thiểu tối đa rò rỉ hơi nước, và nước nóng trên đường phân phối.

30
Hệ thống chiếu sáng
1. Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên
Thiết kế phải đảm bảo không chói lóa, mất cân bằng về độ sáng, tích tụ nhiệt làm
tăng tải lạnh của hệ thống ĐHKK trong nhà. Có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên từ:

Cửa sổ Light shelf (kệ lấy sáng tránh chói lóa) Clerestory (Cửa sổ lấy sáng tránh chói lóa)

Giếng trời Light monitor/light scoop (cửa sổ lấy sáng tầng mái) Ống lấy sáng (Solar tube)

31
Hệ thống chiếu sáng
2. Lựa chọn đèn phù hợp nhu cầu và đèn hiệu suất cao
Giảm 3W năng lượng chiếu sáng sẽ giảm được 1W năng lượng làm mát
(nguồn: ‘Heating, cooling, lighting Design Methods for Architects – tác giả Norbert
Lechner’ và ‘lighting design lab – 2010’)

Công suất hiện LED tương Tỷ lệ tiết kiệm hàng


Loại đèn Chấn lưu (W)
tại (W) đương (W)* năm (%)

40 W FTL 40 10 18 64%
18 W CFL 18 0 9 50%
70 W HPSV 70 7 28 64%
150 W HPSV 150 15 60 64%
250 W HPSV 250 25 100 64%
150 W MH 150 15 60 64%
250 W MH 250 25 100 64%
400 W HPSV 400 40 150 66%
Tiết kiệm năng lượng trung bình trên tất cả các loại đèn LED 62%

Lưu ý: Chọn đèn có khả năng thoát nhiệt hay tỏa nhiệt không làm tăng tải lạnh cho hệ
thống ĐHKK

32
Hệ thống chiếu sáng
3. Giảm số lượng hay công suất lắp đặt đèn phù hợp nhu cầu

❖ Yêu cầu về độ rọi nhỏ nhất trong CTXD phải tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 12:2014/BXD. Tuy nhiên, độ rọi không nên quá dư so với quy chuẩn.
❖ Mật độ công suất chiếu sáng LPD cho bên trong công trình không được vượt quá
mức tối đa cho phép nêu trong QCVN 09:2017/BXD.

33
Hệ thống chiếu sáng
4. Bố trí và điều khiển tối ưu cho hệ thống chiếu sáng
❖ Sử dụng đèn chiếu sáng cục bộ bất cứ khi nào có thể

❖ Bố trí công tắc/cảm biến để có thể bật/tắt đèn tại các khu vực có nhu cầu chiếu
sáng khác nhau: lúc làm việc, bình thường, ban đêm, khu vực có thể tận dụng ánh
sáng tự nhiên

34
Hệ thống chiếu sáng
4. Bố trí và điều khiển tối ưu cho hệ thống chiếu sáng

❖ Cảm biến chiếm chỗ thường được sử dụng cho các khu vực:
• Hành lang • Phòng họp
• Văn phòng tư nhân • Cầu thang
• Phòng lưu trữ • Bãi đỗ xe
• Nhà vệ sinh chung • Các khu vực tương tự khác

❖ Rờ le (Relay) thời gian thường được sử dụng cho chiếu sáng bên ngoài

❖ Điều khiển chiếu sáng đối với khu vực để xe trong nhà:
• Phải có thiết bị điều khiển chiếu sáng cho phép giảm ít nhất 30 % công suất
chiếu sáng tại khu vực không có sự hoạt động.
• Tại khu vực trong phạm vi đến tường bao ngoài 6 m, có cửa và tường kính
với tỷ lệ WWR ≥ 40 %, phải có thiết bị điều khiển giảm công suất chiếu sáng

35
Hệ thống chiếu sáng
5. Các giải pháp TKNL khác cho hệ thống chiếu sáng

❖ Sử dụng chóa phản quang hiệu suất cao để giảm số lượng hay công suất đèn lắp
đặt mà không giảm mức độ chiếu sáng của bộ đèn nhằm đáp ứng nhu cầu sử
dụng.
❖ Lựa chọn loại tường và trần nội thất có tính chất phản xạ ánh sáng cao.
❖ Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS) có thể điều khiển và giám sát bật/tắt đèn tại các
khu vực có nhu cầu chiếu sáng khác nhau theo thời gian cài đặt trước, kết hợp
với cảm biến hoặc theo lệnh điều khiển của người vận hành.
❖ Tất cả đèn bên trong thang máy (trừ đèn khẩn cấp) phải được tắt sau 5 phút
thang không hoạt động
❖ Các phòng nghỉ của khách sạn và nhà nghỉ phải có một công tắc chính ở cửa ra
vào để tắt tất cả các thiết bị chiếu sáng, ngoại trừ ánh sáng an ninh. Công tắc này
có thể được kích hoạt bằng cách cắm và rút chìa khóa phòng.

36
Hệ thống động cơ, bơm, quạt
1. Lựa chọn động cơ có công suất phù hợp nhu cầu
Giải pháp này áp dụng cho các trường hợp sau:
•Đầu tư hay thay thế động cơ mới
•Thay thế động cơ non tải
•Thay thế động cơ quá tải

Hiệu suất động cơ giảm theo


tải tùy thuộc kích cỡ động cơ Động cơ điện non tải khi nằm trong phạm vi
hiệu suất giảm khi tải giảm theo. Thông
như sau: thường ở mức dưới 30 – 40% tải định mức.

•Động cơ từ 1-5Hp chạy dưới


50% tải.
•Động cơ từ 75-100Hp chạy
dưới 20% tải.
Nguồn: Asia Energy Efficiency

37
Hệ thống động cơ, bơm, quạt
1. Lựa chọn động cơ có công suất phù hợp nhu cầu (Ví dụ)

38
Hệ thống động cơ, bơm, quạt
2. Lựa chọn động cơ hiệu suất cao

❖ Các động cơ điện 3 pha (50 Hz) được chế tạo ở dạng độc lập hoặc trong thành
phần của thiết bị lắp đặt cho công trình xây dựng phải có hiệu suất tối thiểu ở chế
độ đầy tải không nhỏ hơn giá trị nêu trong QCVN 12:2014/BXD.

❖ Giải pháp này áp dụng cho các trường hợp


sau:
• Lắp đặt thiết bị mới
• Có điều chỉnh lớn về dây chuyền sản xuất
• Đầu tư động cơ dự phòng
• Thay vì quấn lại động cơ cũ bị hỏng, xem xét
đầu tư động cơ hiệu suất cao
Nguồn: PECSME

39
Hệ thống động cơ, bơm, quạt
2. Lựa chọn động cơ hiệu suất cao (So sánh 2 loại động cơ)

Công suất Hiệu suất (%) Giá thành ($)

Động cơ tiêu Động cơ hiệu suất Động cơ tiêu Động cơ hiệu suất
HP kW Chênh lệch Chênh lệch
chuẩn cao chuẩn cao
5 3.7 83.3 87.3 4.6 344 448 104
7.5 5.5 85.2 89.5 4.8 494 647 153
10 7.5 86.0 89.4 3.8 614 780 166
15 11 86.3 90.4 4.5 811 1,042 231
20 15 88.3 92.0 4.0 1,025 1,268 243
25 18.5 89.3 92.5 3.5 1,230 1,542 312
30 22 89.5 92.6 3.3 1,494 1,824 330
40 30 90.3 93.1 3.0 1,932 2,340 408
50 37.5 91.0 93.4 2.6 2,487 2,881 394
60 45 91.7 94.0 2.4 3,734 4,284 550
75 55 91.6 94.1 2.7 4,773 5,520 747
100 75 92.1 94.7 2.6 5,756 6,775 1,019
125 100 92.0 94.7 2.9 7,425 9,531 2,106
150 120 93.0 95.0 2.1 9,031 11,123 2,092
200 150 93.8 95.4 1.7 10,927 13,369 2,442

40
Hệ thống động cơ, bơm, quạt
2. Lựa chọn động cơ hiệu suất cao (Ví dụ)

Yêu cầu

(1) Công suất động cơ hp 30 50 75 Nhu cầu cần so sánh

(2) Số giờ vận hành hàng năm giờ/năm 7,920 7,920 7,920 Theo thời gian họat động thực tế của động cơ

(3) Hệ số đầy tải % 80% 80% 80% Theo thiết kế, theo nhu cầu, 0 <= HS<= 100

(4) Giá điện bình quân VND/kWh 1,800 1,800 1,800 Tính theo giá điện trung bình tại doanh nghiệp

Phương án lựa chọn

(5) Hiệu suất động cơ hiệu suất cao % 92.6% 93.4% 94.1% Tra theo catalogue

(6) Hiệu suất động cơ thường % 89.5% 91.0% 91.6% Tra theo catalogue

(7) Chênh lệch giá thành VND 5,280,000 6,304,000 11,952,000 Tra theo catalogue, báo giá

Kết quả

(8) Tiết kiệm điện hàng năm kWh 4,396 5,672 8,862 (1) x 0.746 x (2) x (3) x ((5) - (6))

(9) Tiết kiệm chi phí hàng năm VND 7,912,422 10,209,577 15,952,464 (4) x (8)

(10) Thời gian thu hồi vốn Năm 0.67 0.62 0.75 (7) / (9)

41
Hệ thống động cơ, bơm, quạt
3. Sử dụng biến tần cho động cơ, bơm, quạt
Các thiết bị sản xuất nước lạnh (Chiller), cấp hơi nóng, quạt tháp giải nhiệt,
máy bơm có công suất lớn hơn hoặc bằng 5 mã lực (3,7kW) phải có các thiết bị tự
động điều chỉnh công suất, lưu lượng theo nhu cầu tiêu thụ lạnh, sưởi và lượng
nước theo QCVN 12:2014/BXD.

Q: Lưu lượng, P: Công Suất, N: Tốc Độ

Điều khiển bằng biến tần được ứng dụng tốt trong các trường hợp sau:
Khi có yêu cầu về thay đổi tốc độ/lưu lượng lưu chất: hệ thống có van tiết lưu, van
bypass
Khi công suất thiết bị lớn hơn nhiều so với dòng tải cần thiết

42
Hệ thống động cơ, bơm, quạt
4. Sử dụng truyền động trực tiếp thay cho truyền động gián tiếp

Truyền động gián tiếp có hiệu quả kém do tổn thất qua dây đai, tổn thất do ma sát,
tổn thất do lâu ngày dây đai bị dãn, hệ số trượt cao làm giảm hiệu quả truyền động
từ động cơ đến cánh quạt.

Truyền động trực tiếp

Truyền động gián tiếp


43
Hệ thống động cơ, bơm, quạt
5. Tối ưu hóa hệ thống đường ống và phụ kiện

► Sử dụng đường ống có đường kính phù hợp


(ΔP1/ ΔP2) =(V1/V2)2
► Giảm độ cao Di - Đường kính trong (mm)
V – Tốc độ chảy (m/s)
► Sử dụng Y thay vì dùng T Q1 – Lưu lượng dòng chảy (m3/h)

► Sử dụng chỗ uốn dài thay vì dùng chỗ uốn cong gấp khúc
► Lưu ý cột áp hút trong giới hạn cho phép (tránh hiện tượng bọt khí xâm thực)

Đường ống nhỏ, nhiều đoạn nối Đường ống lớn, giảm ma sát

44
Hệ thống động cơ, bơm, quạt
6. Các giải pháp TKNL cho thang cuốn, thang máy

❖ Đối với thang cuốn:


• Cần được trang bị cảm biến và bộ điều khiển tự động để giảm tốc độ xuống chậm
hơn hoặc ở chế độ chờ khi không có hoạt động nào được phát hiện trong khoảng
thời gian tối đa là 1,5 phút và thời lượng có thể được điều chỉnh theo nhu cầu.
• Tự động được đặt ở chế độ chờ khi không có hoạt động nào được phát hiện
trong thời gian tối đa là 5 phút và thời lượng có thể được điều chỉnh theo nhu
cầu.

45
Hệ thống động cơ, bơm, quạt
6. Các giải pháp TKNL cho thang cuốn, thang máy

❖ Đối với thang máy:


• Cần trang bị biến tần cho động cơ thang máy đáp ứng nhu cầu thay đổi tải
• Tự động được đặt ở chế độ chờ khi không có hoạt động nào được phát hiện
trong thời gian tối đa là 5 phút và thời lượng có thể được điều chỉnh theo nhu
cầu.
• Sử dụng phần mềm chọn thang, chọn tầng, chọn tải tối ưu khi có nhiều thang
máy cùng hoạt động.

46
Hệ thống phân phối điện
1. Lắp đặt hệ thống giám sát năng lượng (PMS)

❖ Hệ thống Giám sát năng lượng (PMS) là một hệ thống bao gồm các đồng hồ đo
để lưu trữ dữ liệu, phần mềm để tổng hợp, quản lý và hiển thị dữ liệu, và một giao
diện truyền tải thông tin giữa phần mềm và các đồng hồ. Việc cung cấp liên tục
các dữ liệu liên quan đến năng lượng cung cấp thông tin về đặc điểm vận hành
của các hệ thống công trình và giúp thực hiện phân tích dữ liệu theo thời gian.

❖ Các phụ tải/khu vực cần được lắp đồng hồ đo như sau:
• Các trung tâm tiêu thụ điện lớn (trên 100 kVA)
• Các đối tượng thuê diện tích
• Các tầng riêng biệt
• Chiếu sáng, thang máy, thang cuốn
• Thiết bị HVAC như các chiller, thiết bị trao đổi nhiệt
và máy bơm

47
Hệ thống phân phối điện
2. Lắp đặt hệ thống quản lý tòa nhà (BMS)

❖ Hệ thống Quản lý Tòa nhà (BMS) giúp giám sát và quản lý sử dụng năng lượng
trong công trình. Hệ thống BMS được lắp đặt và vận hành đúng cách giúp tiết
kiệm năng lượng đáng kể thông qua sự vận hành hiệu quả các hệ thống.

❖ Các phụ tải/khu vực cần được giám sát, điều khiển như sau:
• Hệ thống ĐHKK và Thông gió: Chiller, bơm, quạt, AHU, FCU
• Hệ thống chiếu sáng
• Hệ thống cung cấp nước và xử lý nước thải
• Hệ thống thang máy, thang cuốn
• Hệ thống hơi nước và nước nóng
• Hệ thống phân phối điện
• Hệ thống điện năng lượng mặt trời, nước nóng
mặt trời

48
Hệ thống năng lượng tái tạo
1. Lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới

Các tòa nhà được khuyến khích lắp đặt hệ thống


điện mặt trời nối lưới, ở mái nhà, mặt tiền, sân, bãi
đậu xe có mái che.

Video hệ thống thực tế

49
Hệ thống năng lượng tái tạo
2. Lắp đặt hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời

Hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời


bao gồm: hệ đối lưu, hệ tăng áp. hệ bơm
hồi, hệ gia nhiệt phụ trợ và tủ điều khiển
trung tâm

50
Phân tích tài chính cho giải pháp TKNL

51
Nội dung trình bày

1. Một số vấn đề cơ bản về tài chính dự án

2. Các kỹ thuật phân tích tài chính

3. Xây dựng dòng tiền dự án tiết kiệm năng lượng

4. Các mô hình tài trợ vốn triển khai dự án

52
1. Một số vấn đề cơ bản về tài chính dự án

53
Giới thiệu
● Tài chính là một trong các yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành
công trong triển khai dự án TKNL.
● Chi phí tiết kiệm trông đợi hoặc lợi nhuận tăng thêm cần đạt hay vượt một
ngưỡng nhất định.
● Dự án tiết kiệm năng lượng phải có tính cạnh tranh so với các các dự án
khác.
● Để xác định lựa chọn đầu tư phù hợp bằng cách so sánh các lựa chọn để
đạt các mục tiêu của tổ chức.

54
Các loại chi phí
Chi phí đầu tư hay là chi phí vốn
● Qui mô của khoản đầu tư là yếu tố rất quan trọng trong đánh giá tài chính
của các dự án hiệu quả năng lượng. Chi phí này thường thể hiện bằng một
lượng tiền lớn chi vào năm dự án được triển khai. Chi phí đầu tư bao gồm
các loại chi phí sau đây:
● Chi phí lắp đặt (xây dựng, lắp đặt)
● Chi phí thiết bị
● Các loại thuế, phí hải quan
● Các chi phí đào tạo nhân viên
● Các chi phí khác (Bảo hiểm, Kỹ thuật và Vận tải)

55
Các loại chi phí (tiếp theo)
Các chi phí vận hành và bảo dưỡng
● Các chi phí vận hành và bảo dưỡng gắn với các hoạt động đang thực hiện
hoặc với các thiết bị được phân tích. Các loại chi phí khác nhau hình thành
chi phí vận hành và bảo dưỡng bao gồm:
● Năng lượng và các chi phí liên quan
● Chi phí nhân công (lương cho nhân viên vận hành và quản lý, ...)
● Các chi phí sửa chữa và bảo dưỡng
● Các chi phí khác (vật liệu bổ trợ, chi phí hành chính)

Các chi phí khác

 Chi phí thay thế: chi phí để loại bỏ thiết bị ở cuối vòng đời dự án.

 Mất sản lượng do dừng sản xuất trong khi lắp đặt dự án và đưa hệ
thống vào vận hành.
 ... 56
Các khái niệm tài chính cơ bản
Lãi suất
• Khi một lượng tiền được cho vay trong một khoảng thời gian xác định
(điển hình là một năm), một tỉ lệ nhất định sẽ phải trả
• FV = PV(1 + i)n
Tỉ lệ chiết khấu
• Để chuyển đổi dòng tiền tương lai về lượng tương đương tại thời điểm
hiện tại, dựa trên điều chỉnh giá trị của tiền
• Được đề cập đến như là chi phí vốn
Khấu hao
• Phân bổ chi phí đầu tư trong vòng đời dự đoán của thiết bị hoặc quá
trình
Giá trị còn lại
• Lượng tiền có thể có được từ tài sản tại thời điểm thay thế hoặc tại
thời điểm cuối của chu kỳ nghiên cứu

57
Các khái niệm tài chính cơ bản
(tiếp theo)
Lợi ích
• Các lợi ích từ dự án hiệu quả năng lượng có thể bao gồm:
o Năng lượng tiết kiệm;
o Giảm chi phí bảo dưỡng;
o Thu nhập từ nâng cao chất lượng
o Thu nhập từ tăng năng suất

Vòng đời
• Thời gian chu kỳ giữa điểm khởi đầu và kết thúc của dự án trong
đó các chi phí và lợi ích xảy ra

58
Dòng tiền dự án
● Dòng tiền trước thuế (Cash Flow Before Tax - CFBT) là dòng tiền
chưa tính đến thuế thu nhập doanh nghiệp;

● CFBT là cơ sở để tính CFAT (dòng tiền sau thuế - Cash Flow After
Tax) đối với dự án phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

59
Giá trị theo thời gian của dòng
tiền - Giá trị tương đương
● Ghép lãi đơn
K0 => K0 + K0 * i * n
Trong đó :
K0 : Số vốn ban đầu (số vốn ở thời điểm 0)
i : Lãi suất (%)
n : Số kỳ ghép lãi

● Ghép lãi kép


K0 => K0 (1+i )n
Trong đó :
K0 : Số vốn ban đầu (số vốn ở thời điểm 0)
i : Lãi suất (% )
n : Số kỳ ghép lãi

60
Tỷ suất chiết khấu và Chi phí vốn

● Tỷ suất chiết khấu thường được ký hiệu là “r hoặc i”.


● Chi phí vốn = nguồn vốn x lãi suất.
● Chi phí vốn tổng hợp của công ty được tính dựa trên chi phí vốn vay và
chi phí vốn tự có của công ty (suất thu lợi có được nếu công ty đầu tư ra
bên ngoài).
● Khi nguồn vốn chỉ có nguồn gốc từ vốn vay ngân hàng, chi phí vốn tổng
hợp sẽ bằng lãi vay ngân hàng.
● Tuỳ thuộc vào kết cấu nguồn vốn, công thức kết hợp có thể có hơn hai
thành phần:

D E
WACC  1  Tc  RD   RE 
V V
61
Giá trị hiện tại của dòng tiền
Giá trị dòng tiền năm n

Giá trị hiện tại = Giá trị tương lain x (Hệ số PV)

Hệ số giá trị hiện tại (PV) phụ thuộc


Giá trị dòng tiền tại vào tỉ lệ chiết khấu i
“Thời điểm 0,” là tại
• Với các giá trị khác nhau của i (tỉ lệ
thời điểm khởi đầu
chiết khấu): 10%, 15%, 20%
dự án
• Với các năm n (số năm)
• Bảng sẵn có
1
• Công thức (PV = F  )
(1  i ) n
• Excel (hàm
PV(rate,nper,pmt,fv,type))

62
Một số công thức chuyển đổi giá trị

Biết Tìm Thừa số Công thức


1
F P (P/F,i,n) P = F(P/F,i,n) = (1+𝑖)𝑛
𝑛
P F (F/P,i,n) F = A(F/P,i,n) =
𝑖×(1+𝑖)𝑛
P A (A/P,i,n) A = P(A/P,i,n) = [(1+𝑖)𝑛 −1]

(1+𝑖)𝑛 −1
A P (P/A,i,n) P = A(P/A,i,n) =
𝑖× (1+𝑖)𝑛

𝑖
F A (A/F,i,n) A = F(A/F,i,n) = (1+𝑖)𝑛 −1

(1+𝑖)𝑛 −1
A F (F/A,i,n) F = A(F/A,i,n) =
𝑖

63
2. Các kỹ thuật phân tích tài chính

64
Đánh giá tài chính

Người đầu tư muốn


biết

Thời gian hoàn vốn giản


Khi nào hoàn vốn? đơn (Payback)

Tổng giá trị mang lại? Giá trị hiện tại thuần (NPV)

Khả năng sinh lợi trên mỗi Tỷ suất hoàn vốn nội tại
đồng vốn? (IRR)

65
Đánh giá tài chính

Thời gian hoàn vốn


Khi nào hoàn vốn? giản đơn (Payback)

66
Đánh giá theo thời gian hoàn vốn
● Thời hạn hoàn vốn – độ dài thời gian cần thiết để thu nhập từ dự án có
thể bù đắp hay khôi phục lại được chi phí đầu tư dự án.
● Thời hạn hoàn vốn giản đơn: không tính giá trị theo thời gian của tiền
● Thường chỉ áp dụng với các dự án có thời gian hoàn vốn ngắn (nhỏ hơn
3 năm).

Chi phí còn lại


Số năm chưa thu hồi
Thời gian trước
hoàn vốn = khi thu +
Dòng tiền vào
hồi hết trong năm
vốn

67
Ví dụ minh hoạ
Dòng tiền dự án

Năm Dự án A Dự án B
0 ($1,000) ($1,000)
1 500 100
2 400 300
3 300 400
4 100 600

68
Thời gian hoàn vốn đơn giản
Cho 2 dự án A và B có dòng tiền được cho trong bảng dưới đây:

Dự án A
Năm 0 1 2 3 4
Dòng tiền -1000 500 400 300 100
Dòng tiền tích luỹ -1000 -500 -100 200 300

Dự án B
Năm 0 1 2 3 4
Dòng tiền -1000 100 300 400 600
Dòng tiền tích luỹ -1000 -900 -600 -200 400

● Thời hạn hoàn vốn A = 2.0 + 100/300 = 2,33 năm


● Thời hạn hoàn vốn B = 3.0 + 200/600 = 3,33 năm

69
Đánh giá tài chính

Tổng giá trị mang lại? Giá trị hiện tại thuần
(NPV)

Khả năng sinh lợi trên Tỷ suất hoàn vốn nội


mỗi đồng vốn? tại (IRR)

70
Giá trị hiện tại thuần - NPV
Tiết kiệm hàng năm Cuối dự án
= ??
= ??
= ??
$38,463 $38,463 $38,463

Năm 1 Năm 2 Năm 3

Thời gian

Thời điểm 0:
Đầu tư ban đầu = $105,000

71
Giá trị tiền theo thời gian

Bt

1 2 n

Ct

NPV
n
1
NPV   ( Bt  Ct ) 
t 1 (1  i )t 1

Bt: Lợi ích hằng năm


Ct: Chi phí hằng năm
i : Tỷ suất chiết khấu

72
Giá trị tiền theo thời gian
Bt

1 2 n

Ct

NPV IRR
n
1
NPV   ( Bt  Ct )  NPV= 0  giá trị IRR
t 1 (1  i ) t 1

IRR (Internal Rate of Return - suất hoàn vốn nội tại): chính là tỷ
suất chiết khấu phù hợp, tại đó NPV = 0

73
Phương pháp suất thu lợi
 IRR : Suất thu lợi nội tại (suất hoàn vốn nội tại)
Là hệ số chiết khấu mà tại đó NPV bằng không.

NPV
IRR

NPV1

i
NPV2

74
Phương pháp suất thu lợi
 IRR : Suất thu lợi nội tại
Với i1 ta có NPV1; NPV1 >0
Với i2 ta có NPV2; NPV2 <0
Ta có:

NPV1 NPV1
IRR  i1   i2  i1   IRR  i1   i2  i1  
Dự án có IRR  i* dựNPV 1 thi
án khả NPV2 NPV1  NPV2
Dự án có IRR lớn nhất là dự án tối ưu

75
Suất hoàn vốn nội tại (IRR)

● IRR ≥ MARR - dự án có IRR càng lớn thì hiệu quả tài chính dự án
càng cao.
● IRR < MARR - dự án không đạt hiệu quả tài chính.
● Phương án được chọn là phương án có IRR lớn nhất ≥ MARR
● MARR: Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được – Minimum Acceptable
Rate of Return

76
Khấu hao
● Khấu hao:
● Là việc định giá, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản bị hao mòn sau
một khoảng thời gian sử dụng. Dùng để tính khấu trừ thuế thu nhập doanh
nghiệp trong những năm đầu của dự án.
● Khấu hao đều hay khấu hao tuyến tính được sử dụng phổ biến nhất
hiện nay
● Tiền trích khấu hao hàng năm : Dt = D = (G0-Gcl)/Tkh
Trong đó :
G0 : Giá trị ban đầu (nguyên giá) của tài sản cố định;
Gcl : Giá trị còn lại của TSCĐ ở năm cuối kỳ khấu hao;
T kh : Thời gian trích khấu hao.
● Đơn giản, nhưng chậm thu hồi vốn đầu tư.

77
Khấu hao đều: ví dụ
Go = 100; Gcl = 10; Tkh : 5 năm

Năm Go Dt Gcl
0 100
1 100 18 82
2 82 18 64
3 64 18 46
4 46 18 28
5 28 18 10

78
Phương pháp trả vốn và lãi vay
 Vay và phương thức thanh toán
 Lấy đâu ra vốn để thực hiện dự án?
 Vay hay vốn chủ sở hữu?
 Vay?
● Bao nhiêu?

● Thời gian bao lâu?

● Đảm bảo?

● Kỳ hạn?

● Lãi suất?

● Phương thức thanh toán?

79
Phương pháp trả vốn và lãi vay

Vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn DAĐT


Trả vốn gốc
Vốn vay Thời hạn
Lãi suất
Trả lãI vay

80
Các phương thức trả vốn gốc &
trả lãi
Phương thức thanh toán?
Tiền thanh toán hàng năm bao gồm: Trả gốc và trả lãi vay

 Trả vốn đều hàng năm, trả lãi hàng năm tính theo vốn vay
còn lại
 Trả vốn cuối thời hạn vay, trả lãi đều hàng năm
 Trả vốn và lãi đều hàng năm
 Trả vốn và lãi vào cuối thời hạn vay

81
Các phương thức trả vốn gốc & trả lãi

 Trả gốc đều hàng năm


Trả gốc = Vay/ số năm
Trả lãi = lãi suất  số vốn còn nợ ở đầu năm

Năm Gốc Lãi Hàng năm Còn nợ


0 100
1 20 10 30 80
2 20 8 28 60
3 20 6 26 40
4 20 4 24 20
5 20 2 22 0

82
Các phương thức trả vốn gốc & trả lãi
 Trả đều hàng năm
Tiền trả hàng năm A = Vay  (A/P,i,n)
Trả lãi = lãi suất  số vốn còn nợ ở đầu năm
Trả gốc = trả hàng năm - trả lãi vay

Năm Gốc Lãi Hàng năm Còn nợ


0 100
1 16.38 10.00 26.38 83.62
2 18.02 8.36 26.38 65.60
3 19.82 6.56 26.38 45.78
4 21.80 4.58 26.38 23.98
5 23.98 2.40 26.38 0.00

83
Các phương thức trả vốn gốc & trả lãi
 Trả gốc và lãi vào năm cuối

Năm Gốc Lãi Hàng năm Còn nợ


0 100
1 0.00 0.00 0.00 110.00
2 0.00 0.00 0.00 121.00
3 0.00 0.00 0.00 133.10
4 0.00 0.00 0.00 146.41
5 100.00 61.05 161.05 0.00

84
Thuế thu nhập doanh nghiệp

 Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm


TN = L  Tn
Trong đó:
L : Thu nhập chịu thuế
Tn: Thuế suất

 Khấu hao và tiền lãi được khấu trừ, không phải tính
vào thuế thu nhập doanh nghiệp

85
3. Xây dựng dòng tiền dự án tiết kiệm năng lượng

86
86
Đánh giá theo NPV và IRR

● Xác định dòng tiền dự án


● Tính toán các chỉ số hiệu quả
● NPV
● IRR
● So sánh dự án dựa trên các chỉ số NPV và IRR

87
87
Xác định dòng tiền tài chính dự án
đầu tư TKNL
● Dòng tiền trước thuế (CFBT)
CFBTt = Bt – Ct
Bt: dòng lợi nhuận dự án
Ct: dòng chi phí dự án
● Thu nhập chịu thuế (TI – Taxable Income) :
TI = CFBT – D
D: Khấu hao (Depreciation)
● Thuế thu nhập (IT – Income Tax):
IT = ts  TI
ts: thuế suất

88
Xác định dòng tiền tài chính dự án đầu tư
TKNL
● Dòng tiền sau thuế:
CFAT = CFBT - IT
CFAT = CFBT- (CFBT- Dt ) ts = CFBT (1-ts ) + Dts
● Lợi nhuận sau thuế (NI – Net Income):
NI = TI -IT= TI(1-ts )
= (CFBT - D )(1-ts ) =CFBT (1-ts ) + Dts - D
= CFAT - D

89
Dòng tiền tài chính dự án đầu tư TKNL
trường hợp không vay vốn
Vốn đầu tư TSCĐ: 500
Dòng tiền trước thuế

Bt 290 280 270 260 250


Ct 120 125 130 135 140
Thuế suất
CFBTts : 20% 170 155 140 125 110
Khấu hao đều trong 5 năm

90
Dòng tiền tài chính dự án đầu tư TKNL
trường hợp không vay vốn
Ví dụ 1 : Bảng tính dòng tiền dự án

Năm 0 1 2 3 4 5
Đầu tư -500
CFBT 170 155 140 125 110
Khấu hao 100 100 100 100 100
TI (TNCT) 70 55 40 25 10
IT (TTN) 14 11 8 5 2
NI 56 44 32 20 8
CFAT (DTST) -500 156 144 132 120 108
NPV(CFAT) 9.02 IRR (CFAT) 10.75%

91
Dòng tiền tài chính DAĐT trường hợp
vay vốn
CFBT dự án = CFBT CSH = Bt - Ct
CFBT nợ năm 0: vốn vay
CFBT nợ = - ( trả gốc + trả lãi)
TI: CFBT - khấu hao - trả lãi
IT = TI  ts
CFAT CSH = CFBT CSH - Trả gốc - trả lãi - IT

92
Dòng tiền tài chính DAĐT trường hợp
vay vốn
Các thông số như trường hợp ví dụ trên
Vay 200. Trả gốc đều 5 năm lãi suất vay 10%

Năm 0 1 2 3 4 5
Đầu tư -500
CFBT 170 155 140 125 110
Khấu hao 100 100 100 100 100
Trả gốc 40 40 40 40 40
Trả lãi 20 16 12 8 4
CFBT nợ 200 -60 -56 -52 -48 -44
TI 50 39 28 17 6
IT 10 7.8 5.6 3.4 1.2
CFAT CSH -300 100 91.2 82.4 73.6 64.8
NPV CSH 18.69 IRR 12.61%

93
Dòng tiền tài chính DAĐT trường hợp
vay vốn
 Vốn vay tác động lên dòng tiền CFAT dự án
 NPV CSH tăng
 IRR CSH tăng
 Trường hợp vay vốn hai tác nhân có thu nhập từ dự án: chủ nợ và chủ
sở hữu

94
TAB1
4. Các mô hình tài trợ vốn
triển khai dự án

95
Slide 95

TAB1 cố gắng ko để giãn cách dòng rộng nhìn thiếu sự liên kết (đã chuyển thành single)
Tran Anh Binh, 10/26/2020
Các hình thức tài trợ

Tài trợ bằng tài Bằng lợi nhuận Tài trợ bằng nợ
sản giữ lại (Vay ngân hàng)

Hợp đồng hiệu


Thuê (Thiết bị quả
hoặc tài chính) (Performance
Contract)

96
Tài trợ bằng tài sản của công ty hoặc lợi nhuận
giữ lại

Ưu điểm Nhược điểm


● Dễ triển khai; ● Cần có sự giám sát và kiểm
● Chi phí thấp; tra và xác nhận độc lập;
● Cách tốt để bắt đầu các hoạt ● Cần có các quan hệ và nhà
động TKNL thương mại; cung cấp thiết bị tin cậy;
● Tính bền vững của dự án có ● Phạm vi giới hạn.
thể được đảm bảo thông qua
việc yêu cầu xác nhận độc lập.

Chi phí mua


Nhà cung cấp thiết bị Doanh nghiệp
Thiết bị

97
Vay ngân hàng (Tài trợ bằng nợ)
● Ngân hàng có thể cấp tín dụng tới 60%-70% tổng chi phí dự án
● Khoản tiền để trả nợ vay thường là khoản có được nhờ TKNL
● Thời hạn trả nợ - thường tương ứng với thời gian hoàn vốn của dự án
TKNL
● VD: HDB hiện cho vay đến 10 tỷ đồng (trong tổng chi phí đầu tư khoảng
15 tỷ đồng) cho các dự án đầu tư điện mặt trời mái nhà có công suất
1MW. Tài sản thế chấp có thể sử dung chính hệ thống thiết bị mặt trời
hình thành trong dự án.

Ngân
hàng
Trả gốc
chi phí
Nhà cung cấp thiết mua
Doanh
bị
Thiết bị nghiệp

98
Thuê
Các nguyên nhân để thuê
● Các nguyên nhân tài chính
● Với một vài hợp đồng cho thuê, toàn bộ tiền thuê có thể giảm trừ thuế;
● Một vài hợp đồng thuê cho phép tài trợ “ngoài bảng cân đối”, bảo toàn được tín
nhiệm tài chính
● Chia sẻ rủi ro
● Thuê tốt cho việc sử dụng tài sản ngắn hạn sử dụng, và giảm rủi ro của việc sở
hữu thiết bị lỗi thời
● Hợp đồng thuê có ít rủi ro và trách nhiệm hơn.

Trả tiền thuê


Tổ chức cho thuê Doanh nghiệp thuê
Thiết bị thuê

99
Hợp đồng hiệu quả
● Hợp đồng hiệu quả là một sự thỏa thuận duy nhất cho phép đầu tư thực
hiện các cải thiện cần thiết trong khi chỉ đầu tư rất ít tiền trước mắt.
● Nhà thầu thường được giả thiết là chịu trách nhiệm mua và lắp đặt thiết bị,
cũng như bảo trì trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
● Nhà thầu được trả công dựa trên mức độ hoạt động hiệu quả của thiết bị
lắp đặt và chỉ sau khi thiết bị lắp đặt thực sự giảm chi phí.
● Các công ty dịch vụ năng lượng (ESCOs) thường phục vụ như các nhà
thầu trong hoạt động kinh doanh này.

100
Đảm bảo tiết kiệm

Ngân hàng
Đầu tư

Thanh toán gốc và lãi

Thanh toán cố định


Nhà cung cấp
Chủ dự án thiết bị/ nhà
thầu
Dịch vụ TKNL

101
Đảm bảo tiết kiệm

Ưu điểm Nhược điểm


• Lượng tiết kiệm được đảm bảo ● Chi phí nhiều hơn so với
• Phạm vi áp dụng không bị giới mô hình nhà thầu trực tiếp
hạn ● Cần có các nhà cung cấp
• Một bên thực hiện tất cả mọi dịch vụ giỏi
việc ● Rủi ro về trả nợ đối với chủ
• Nhà cung cấp dịch vụ chịu hầu dự án
hết các rủi ro
• Dễ huy động được tài chính từ
bên ngoài

102
Chia sẻ tiết kiệm

Ngân hàng

Đầu tư
Thanh toán gốc và lãi

Chia sẻ tiết kiệm


Nhà cung cấp
Chủ dự án thiết bị/ nhà
thầu
Đầu tư vốn + dịch vụTKNL

103
Chia sẻ tiết kiệm

Ưu điểm Nhược điểm


● Chủ đầu tư không phải ● Chi phí cao hơn so với cả hai
bỏ vốn đầu tư mô hình hợp đồng trực tiếp và
● Phạm vi không giới hạn đảm bảo tiết kiệm
● Một bên (hợp đồng chìa ● Cần có các nhà cung cấp dịch
khoá trao tay) thực hiện vụ giỏi
tất cả mọi việc ● Nhà cung cấp dịch vụ chịu
toàn bộ rủi ro về đầu tư

104
Ví dụ minh họa

105
Trường hợp ứng dụng
● Một trung tâm thương mại (chủ toà nhà) cần một hệ thống nước làm lạnh
cho mục đích điều hoà. Chi phí lắp đặt của hệ thống mới là $2.5 triệu. Tuổi
thọ của thiết bị là 15 năm, tuy nhiên toà nhà chỉ cần sử dụng trong 5 năm,
sau đó hệ thống làm mát sẽ được bán với giá trị thị trường ước tính là
$1,200,000. Hệ thống làm mát bằng nước sẽ tiết kiệm 1 triệu USD chi phí
năng lượng hàng năm cho toà nhà. Thuế suất của đơn vị là 34%. Chi phí bảo
trì và bảo hiểm thiết bị hàng năm là $50,000.
● Trung tâm thương mại cần xác định hình thức đầu tư hiệu quả nhất đối với
đơn vị mình. Giả thiết MARR là 18%, và thiết bị được khấu hao trong vòng
5 năm với giá trị còn lại bằng 0.

106
Các công thức tính toán dòng tiền
EOY = Cuối năm
Tiết kiệm = Dòng tiền trước thuế
Depr. = Khấu hao
Thu nhập chịu thuế = Tiết kiệm – Khấu hao – Trả lãi
Thuế = (Thu nhập chịu thuế)*(thuế suất)
ATCF = Dòng tiền sau thuế =
Tiết kiệm – Tổng chi phí – Thuế

Bảng các biểu thức mẫu trong phân tích kinh tế


A B C D E F G H I J
EOY Tiết kiệm Khấu Trả Tổng Gốc còn Thu Thuế ATCF
hao lại nhập
chịu
thuế
Gốc Lãi
n = khấu =(D)+(E =(G tại =(B)- =(H)*(thu =(B)-
n+1 hao ) năm n) – (C)-(E) ế suất) (F)-(I)
n+2 tuyến (D tại
tính năm
n+1)

107
Phân tích kinh tế cho trường hợp sử dụng nguồn
vốn chủ sở hữu

EOY Tiết kiệm Khấu hao Trả Tổng Gốc còn Thu nhập Thuế ATCF
Gốc Lãi lại chịu thuế
0 2,500,000 -2,500,000
1 950,000 500,000 450,000 153000 797,000
2 950,000 500,000 450,000 153000 797,000
3 950,000 500,000 450,000 153000 797,000
4 950,000 500,000 450,000 153000 797,000
5 950,000 500,000 450,000 153000 797,000
5* 1,200,000 1,200,000 408000 792,000
2,500,000
Giá trị hiện tại thuần 18%: $338,546
Lưu ý: Lượng vay: 0
Tỉ lệ vay tài chính: 0% MARR = 18%
Thuế suất = 34%
Khấu hao đều.
Giá trị kế toán tại cuối năm thứ 5: 0
Ước lượng giá trị thị trường cuối năm thứ 5: 1,200,000
EOY 5* biểu diễn giá trị bán và giá trị kế toán của thiết bị
Thu nhập chịu thuế: =(Giá trị thị trường – Giá trị kế toán) =(1,200,000 - 0) = $
1,200,000
108
Phân tích kinh tế cho khoản vay
EOY Tiết kiệm Khấu hao Trả Tổng Gốc còn Thu nhập Thuế ATCF
Gốc Lãi lại chịu thuế
0 2,500,000
1 950,000 500,000 370,789 375,000 745,789 2,129,211 75,000 25,500 178,711
2 950,000 500,000 426,407 319,382 745,789 1,702,804 130,618 44,410 159,801
3 950,000 500,000 490,368 255,421 745,789 1,212,436 194,579 66,157 138,054
4 950,000 500,000 563,924 181,865 745,789 648,512 268,135 91,166 113,045
5 950,000 500,000 648,512 97,277 745,789 0 352,723 119,926 84,285
5* 1,200,000 1,200,000 408,000 792,000
2,500,000
Giá trị hiện tại thuần 18%: $791,580

Lưu ý: Lượng vay: 2,500,000 (sử dụng mua thiết bị vào năm 0)
Lãi vay: 15% MARR = 18%
Thuế suất = 34%
Khấu hao đều.
Giá trị kế toán tại cuối năm thứ 5: 0
Ước lượng giá trị thị trường cuối năm thứ 5: 1,200,000
EOY 5* biểu diễn giá trị bán và giá trị kế toán của thiết bị
Thu nhập chịu thuế: =(Giá trị thị trường – Giá trị kế toán) =(1,200,000 - 0) = $ 1,200,000

109
Phân tích kinh tế của hợp đồng
cho thuê
EOY Tiết kiệm Khấu hao Trả tiền Tổng Gốc còn Thu nhập Thuế ATCF
thuê lại chịu thuế

0 400,000 400,000 -400,000 -400,000


1 1,000,000 0 400,000 400,000 600,000 204,000 396,000
2 1,000,000 0 400,000 400,000 600,000 204,000 396,000
3 1,000,000 0 400,000 400,000 600,000 204,000 396,000
4 1,000,000 0 400,000 400,000 600,000 204,000 396,000
5 1,000,000 0 1,000,000 340,000 660,000
Giá trị hiện tại thuần 18%: $953,757
Lưu ý: Tiền trả thuê hàng năm: 400,000
MARR = 18%
Thuế suất 34%

110
Phân tích kinh tế cho hợp đồng hiệu quả

EOY Tiết kiệm Khấu hao Trả tiền Tổng Gốc còn lại Thu nhập Thuế ATCF
ESCO chịu thuế
0
1 1,000,000 0 800,000 800,000 200,000 68,000 132,000
2 1,000,000 0 800,000 800,000 200,000 68,000 132,000
3 1,000,000 0 800,000 800,000 200,000 68,000 132,000
4 1,000,000 0 800,000 800,000 200,000 68,000 132,000
5 1,000,000 0 800,000 800,000 200,000 68,000 132,000
Giá trị hiện tại thuần 18%: $412,787
Lưu ý: ESCO mua/ vận hành thiết bị. Chủ cơ sở trả ESCO 80% tiền tiết kiệm = $800,000.
Hợp đồng cũng có thể được thảo để đơn vị có thể mua thiết bị vào cuối năm thứ 5.

111
Hệ thống Quản lý năng lượng
Nội dung

1. Lợi ích của hệ thống QLNL

2. Các quy định pháp luật liên quan đến QLNL

3. Hệ thống QLNL (EnMS) và hệ thống quản lý


toà nhà (BMS)
1. Lợi ích của hệ thống QLNL

114
Tại sao cần quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên?

Nguồn: Báo cáo năm 2017 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế

Cường độ năng lượng (mức tiêu hao năng lượng để làm ra một đơn vị giá trị gia tăng tính
bằng tiền (KOE/USD hoặc TOE/1000USD)) của Việt Nam là cao hơn nhiều lần so với thế
giới, khoảng 2,66 lần.
Từ năm 2015, Việt Nam đã bắt đầu phải nhập khẩu năng lượng.

115
Tại sao cần quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên?

VND/kWh
Diễn biến giá điện qua các năm Phát thải khí nhà kính tính theo đầu người
Cấp điện áp 22-dưới 110KV (tấn CO2/người)
1700

1573
1600 2
1519 1519
1.8
1500
1.6
1407
1389
1400 1.4
1341
1.2
1277
1300 1
0.8
1200
0.6
0.4
0.2
0

1960
1962
1964
1966
1968
1970
1972
1974
1976
1978
1980
1982
1984
1986
1988
1990
1992
1994
1996
1998
2000
2002
2004
2006
2008
2010
2012
2014
Nguồn: Bộ công thương Nguồn: World Bank

Chi phí điện năng có xu hướng ngày càng tăng, trong vòng 5 năm giá điện đã tăng
khoảng 1,23 lần
Phát thải CO2 tính theo đầu người tăng khoảng 2,69 lần từ năm 2000 tới năm 2014.

116
Hệ thống quản lý năng lượng (HTQLNL) là gì?

▪ Tập hợp các yếu tố liên quan hoặc tương tác lẫn nhau để thiết lập chính sách
năng lượng và các mục tiêu năng lượng, các quá trình, thủ tục để đạt được các
mục tiêu đó.
Nguồn: ISO 50001
Tại sao cần hệ thống quản lý năng
lượng?

Không có HTQLNL Có HTQLNL


Lợi ích của HTQLNL

• Tiết kiệm chi phí NL


• Giảm chi phí vận hành và bảo trì
• Tăng khả năng cạnh tranh
• Tăng cường nhận thức của nhân viên về bảo tồn
NL và giảm thiểu lãng phí
• Có mục tiêu TKNL và kế hoạch hành động rõ ràng
• Có các thủ tục theo dõi và đánh giá hiệu quả thực
hiện và thực hiện cải tiến liên tục
• Có hệ thống báo cáo về NL
• Hỗ trợ các hệ thống quản lý khác như HTQL chất
lượng và môi trường
• Đáp ứng các yêu cầu về pháp luật…
Một số thuật ngữ cần hiểu

 Hệ thống quản lý năng lượng (HTQLNL)


 Phương pháp hệ thống đối với việc quản lý việc sử dụng
năng lượng
 Tiêu chuẩn hệ thống quản lý năng lượng HTQLNL
 Phương pháp tiêu chuẩn hoá để triển khai một
HTQLNL
 Bạn có thể quyết định để HTQLNL của mình dựa Tiêu
trên một tiêu chuẩn, ví dụ như ISO 50001 chuẩn
 Chứng nhận HTQLNL
 Bạn có thể quyết định để HTQLNL của mình được chứng
nhận theo một tiêu chuẩn Chứng
nhận
 Tự đánh giá và tự công bố sự tuân thủ
2. Các quy định pháp luật liên quan
đến QLNL

121
Các quy định pháp luật liên quan đến QLNL
▪ Luật số 50/2010/QH12 ngày 17/06/2010 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
▪ QCVN 09:2017/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng
năng lượng hiệu quả
▪ Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004
▪ Luật số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực
số 28/2004/QH11
▪ Nghị định 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011: Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
▪ Nghị định 134/2013/NĐ-CP: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
▪ Thông tư 25/2020/TT-BCT: Quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng
▪ Thông tư số 02/2014/TT-BCT: Quy định các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả cho các ngành công nghiệp
▪ Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 28/10/2019 của Thủ tướng chính phủ: Ban hành danh
sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2018
Các quy định pháp luật liên quan đến QLNL
▪ Luật số 50/2010/QH12 ngày 17/06/2010 về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Theo quy định của luật sử dụng NL tiết kiệm và hiệu quả
thì các toà nhà/công trình xây dựng có mức tiêu thụ năng
lượng hàng năm từ 500 TOE thì được gọi là đơn vị sử
dụng năng lượng trọng điểm và cần thực hiện:
o KTNL 3 năm/lần

o Lập kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả


1 và 5 năm.
o Xây dựng mô hình quản lý năng lượng.

▪ QCVN 09:2017/BXD
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng
sử dụng năng lượng hiệu quả quy định những yêu cầu kỹ
thuật bắt buộc phải tuân thủ khi thiết kế, xây dựng mới
hoặc cải tạo các công trình có tổng diện tích sàn từ 2500
Cấu trúc của HTQLNL theo yêu cầu luật
Điều 8 NĐ 21 yêu cầu (áp dụng cho doanh nghiệp trọng điểm):
- Chính sách năng lượng
- Điều 8 NĐ
Mục tiêu chỉ 21
tiêuyêu cầu:
về TKNL

- Kế hoạch hàng năm và năm năm - Đào tạo tập huấn về tiết kiệm
về TKNL năng lượng cho người lao động về
- Xây dựng biện pháp TKNL sử dụng năng lượng tiết kiệm và
- Thiết lập mạng lưới và người hiệu quả
quản lý năng lượng - Thực hiện các biện pháp
TKNL
Plan Do

Cải thiện liên tục


- Có chế độ thưởng phạt - Kiểm soát, đo lường
nhằm thúc đẩy hoạt động - Kiểm toán năng lượng
sử dụng năng lượng hiệu quả định kỳ theo yêu cầu của
pháp luật để đánh giá hiệu quả
năng lượng của thiết bị, quy trình
Act Check
124
3. Hệ thống QLNL (EnMS) và hệ
thống quản lý toà nhà (BMS)

125
BMS và EnMS
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi MACH Energy, 44% người quản lý toà
nhà tin rằng họ có Hệ thống quản lý năng lượng (EnMS). Thực tế thì hầu hết những
người được khảo sát thực sự chỉ có Hệ thống Quản lý Tòa nhà (BMS). Thường có
sự nhầm lẫn xung quanh hai hệ thống.
Trước khi đầu tư vào một hệ thống cho tòa nhà của bạn, điều quan trọng là phải
hiểu sự khác biệt giữa BMS và EMS và cách các hệ thống này có thể hoạt động
cùng nhau để cải thiện hoạt động và giảm thiểu chi tiêu năng lượng.
Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS) đảm bảo cho tòa nhà hoạt động hiệu quả. Trong
khi một hệ thống quản lý năng lượng (EnMS) đảm bảo rằng nó hoạt động một cách
tiết kiệm.
Nếu bạn muốn tối ưu hóa hiệu suất của tòa nhà bằng cách kiểm soát mức tiêu thụ
năng lượng và chi phí của mình, bạn nên triển khai EnMS để vận hành cùng với
BMS của mình.
BMS và EnMS
BMS EnMS

BMS là một hệ thống dựa trên máy EnMs là một hệ thống quản lý được sử dụng để
tính để kiểm soát thiết bị M&E của giám sát, kiểm soát và tối ưu hóa việc tiêu thụ
tòa nhà, ví dụ: hệ thống thông gió / năng lượng. Nó cho phép người quản lý tòa
chiếu sáng / điện / cứu hỏa / hệ nhà phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trước khi
thống an ninh. Nó đơn giản hóa chúng phát sinh. Dữ liệu thu thập từ một EnMS
công việc của kỹ sư trưởng và quản có thể được sử dụng để đảm bảo BMS đang
lý toà nhà. hoạt động hiệu quả.

Cung cấp các đánh giá mức sử dụng năng


Chức năng chính là đảm bảo hệ
lượng chuẩn, theo dõi các thay đổi đối với các
thống cơ điện trong tòa nhà hoạt
yêu cầu năng lượng trong tương lai. Xác định
động riêng lẻ và kết hợp với nhau.
các cơ hội để giảm chi phí năng lượng.
Việc triển khai có thể tốn kém chi Rất hiệu quả chi phí, đặc biệt nếu đã có hệ
phí thống BMS.
Số liệu phân tích hạn chế đối với Cung cấp một nền tảng phân tích, quản lý để
việc tối ưu hóa hệ thống của tòa biến việc tối ưu hóa năng lượng thành các hành
nhà. động đơn giản có thể đạt được.
EnMS và BMS/M&V

EnMS
Quản lý Kỹ thuật
Lập kế hoạch Thực hiện Đánh giá Hành động Lập kế hoạch Thực hiện Đánh giá Hành động
Đào tạo
Xem xét năng
(4.5.2) Đánh giá nội Theo dõi, đo
lượng (4.4.3)
Chính sách/ Trao đổi bộ(4.6.3) lường (4.6.1)
Mục tiêu thông n Đường cơ sở Thiết kế BMS/M&V
(4.5.3) Xem xét hiệu
( 4.3, 4.4.6) Hành động Xem xét của năng lượng (4.5.6)
quả năng
Hệ thống tài khác phục, lãnh đạo (4.7) (4.4.4) Mua dịch vụ lượng (4.7.1)
Nguồn lực liệu (4.5.4) phòng ngừa Xác minh kết
năng lượng
(4.2.1) (4.6.4) Chỉ số hiệu quả thực hiện
Kiểm soát vận (4.5.7)
hành (4.5.5) quả năng (4.6.4)
lượng (4.4.5)

Ngoài hệ thống BMS và M&V thì các hệ thống thiết bị kỹ thuật


khác phục vụ việc đo lường, thu thập, phân tích dữ liệu năng lượng
của toà nhà cũng có thể được sử dụng như một phần không thể
thiếu trong việc xây dựng hệ thống quản lý năng lượng. Các hệ
thống thiết bị kỹ thuật này phục vụ cho quá trình vận hành, giám sát
Ghi chú: Các số thứ tự trong sơ đồ là tương ứng với các phần trong tài liệu ISO 50001

và kiểm tra của hệ thống QLNL.


Nội dung

Các bước xây dựng hệ thống QLNL


Nội dung
1. Tổng quan về HTQLNL
1.1 Trách nhiệm của ban quản lý
1.2 Chính sách năng lượng
1.3 Lập kế hoạch
1.4 Triển khai thực hiện và vận hành
• Hệ thống kỹ thuật (BMS)

1.5 Kiểm tra: kiểm tra vận hành, kiểm tra hệ thống, kiểm tra
hiệu quả, đánh giá nội bộ.
1.6 Đánh giá của ban quản lý
2. Các trường hợp điển hình áp dụng thành công hệ
thống QLNL
1. Tổng quan về HTQLNL
Dựa trên khái niệm về:
▪ Lập kế hoạch (Plan)
▪ Thực hiện (Do)
▪ Kiểm tra (Check)
▪ Hành động (Act)
Về bản chất hệ thống QLNL theo yêu
cầu của luật và ISO 50001 có nhiều
điểm tương đồng (theo chu trình
PDCA), tuy nhiên yêu cầu của luật là ở
mức độ đơn giản hơn.

Để đạt được các chứng nhận HTQLNL


theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 từ tổ
chức thứ 3, đơn vị cần kiện toàn hệ
thống tài liệu, hồ sơ và các quy trình.
1.1 Trách nhiệm của ban quản lý
▪ Ban quản lý cấp cao có thật sự
cam kết không?

▪ Họ có ủng hộ thiết lập hệ thống


không?

▪ Đây là mấu chốt quyết định!

▪ Nếu không, tất cả chúng ta chỉ


có thể biết khoanh tay và đứng
yên tại chỗ.

▪ Ban quản lý có cung cấp những


nguồn lực hỗ trợ cần thiết (như
nguồn kỹ thuật, nguồn tài chính
và nguồn nhân lực).
Nhóm năng lượng

Khả năng, trình độ chuyên môn của


Trách nhiệm của nhóm
thành viên

▪ Các đại diện đến từ các phòng ▪ Đảm nhận vai trò là những người
ban với chức năng làm việc khác hỗ trợ luôn sát cánh trong việc
nhau thực hiện QLNL
▪ Nhân viên từ cấp vận hành ▪ Thu thập, phân tích và phổ biến
▪ Được đặc biệt chọn vì kiến thức, thông tin và dữ liệu
kỹ năng và khả năng vận hành ▪ Hỗ trợ trong việc xây dựng hồ sơ
của họ và quy trình
▪ Có kiến thức về văn hóa của tổ ▪ Triển khai thực hiện nhiệm vụ
chức ▪ Kiểm tra thực tế

133
Thành lập nhóm quản lý năng lượng

Các câu hỏi sau cần được trả lời trước khi lựa chọn nhóm quản lý năng
lượng:
• Những vấn đề nào là nghiêm trọng nhất và chúng nằm ở đâu trong tổ chức?
• Người nào có trách nhiệm về các vấn đề năng lượng?
• Cán bộ quản lý nào có liên quan trực tiếp nhất và/hoặc có khả năng bị ảnh
hưởng từ những vấn đề năng lượng?
• Người nào tin vào chương trình của bạn?
• Người nào có được lòng tin của nhân viên?
• Người nào có kiến thức chắc và kinh nghiệm lâu năm về công tác vận
hành?
• Những ai ở bên ngoài phạm vi nhóm năng lượng nên tham gia vào những
quyết định về HTQLNL?
Cán bộ quản lý năng lượng

Trong một số tổ chức, đại diện của ban quản lý cũng có thể kiêm
nhiệm vị trí cán bộ quản lý năng lượng.

Vai trò Trách nhiệm

▪ Triển khai HTQLNL ▪ Có thể có trách nhiệm khác nhau


▪ Làm chủ HTQLNL trong từng đơn vị/tổ chức
▪ Quản lý việc sử dụng năng lượng ▪ Triển khai thực hiện
▪ Đóng vai trò kiểm toán HTQLNL ▪ Ngân sách năng lượng
▪ Lập báo cáo

135
Ví dụ về cấu trúc của ban quản lý năng lượng

Mô hình A Mô hình B
• Cán bộ QLNL- là trưởng Ban NL • 01 lãnh đạo DN - là trưởng ban NL
• Đại diện các bộ phận • Cán bộ QLNL
• Đại diện các bộ phận
Ưu điểm: Gọn nhẹ, hiệu quả, ra Ưu điểm: Tác động để mọi người
quyết định nhanh tham gia tốt hơn
Nhược điểm: Gặp khó khăn trong Nhược điểm: Ảnh hưởng đến quá
việc điều phối nhân lực trình ra quyết định

Bạn sẽ lựa chọn mô hình nào?


1.2 Chính sách năng lượng
▪ Điều hành hệ thống
• Cam kết của lãnh đạo
• Tuân thủ pháp luật và các quy định
khác
• Cải thiện hiệu quả năng lượng
• Mục tiêu và chỉ tiêu về năng lượng
▪ Kiểm tra hệ thống
• Lập kế hoạch năng lượng
• Đào tạo và truyền thông
• Kiểm soát vận hành
• Mua sắm và thiết kế
• Xem xét của lãnh đạo
Những điều cơ bản của chính sách NL

▪ Được ban quản lý cấp cao xác ▪ Hỗ trợ việc mua sắm các sản
định và chấp thuận phẩm, dịch vụ có hiệu suất
▪ Phù hợp với tổ chức năng lượng cao
▪ Đưa ra khung mục tiêu và chỉ ▪ Hỗ trợ thiết kế và cải tiến
tiêu HQNL
▪ Cam kết tuân thủ yêu cầu ▪ Cam kết sẵn có nguồn lực
pháp lý và yêu cầu khác về ▪ Được ghi chép và lưu trữ
HQNL ▪ Được phổ biến
▪ Cam kết cải tiến liên tục hiệu ▪ Rà soát thường xuyên
quả năng lượng ▪ Cập nhật khi cần thiết

138
Ví dụ về chính sách năng lượng
Là một trung tâm thương mại có cường độ năng lượng cao, Công ty XYZ luôn
nỗ lực giảm thiểu sử dụng năng lượng và chi phí và thúc đẩy tính bền vững về
kinh tế và môi trường của các hoạt động của toà nhà. Chúng tôi cam kết thực
hiện:

▪ Giảm mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị m2


sàn là 15% trong 10 năm trong các hoạt động kinh
doanh của công ty
▪ Bảo đảm công tác cải thiện hiệu quả năng lượng liên
tục
▪ Sắp xếp tổ chức thông tin và nguồn lực để đạt được
các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra
▪ Ủng hộ các quy định pháp luật và các quy định khác
liên quan đến năng lượng
▪ Xem xét cải thiện hiệu quả năng lượng trong thiết kế
1.3 Lập kế hoạch
▪ Bạn sử dụng bao nhiêu năng lượng?
▪ Bạn sử dụng năng lượng ở đâu?
▪ Những thiết bị và khu vực nào sử dụng năng
lượng chính?
▪ Điều gì dẫn đến việc sử dụng nhiều năng lượng
này?
▪ Ai ảnh hưởng đến việc sử dụng nhiều năng lượng
này?
▪ Có cần phải có một bản đánh giá năng lượng
(kiểm toán)?
▪ Tối ưu hóa hệ thống
▪ Có quy định pháp luật hoặc các quy định khác
không?
▪ Các lựa chọn về năng lượng tái tạo
▪ Thiết lập hiện trạng & chỉ số HQNL
▪ Đặt mục tiêu và chỉ tiêu
▪ Kế hoạch hành động
Lưu trình lập kế hoạch

Phương pháp đo Mục tiêu, chỉ tiêu &


Xem xét năng
hiệu quả năng kế hoạch hành
lượng
lượng động

Lưu ý: Luôn xem xét các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác liên quan
đến năng lượng trong việc lập kế hoạch.
Xem xét năng lượng – Lưu trình
thực hiện
Mục tiêu, chỉ tiêu &
Xem xét năng
lượng Đo HQNL kế hoạch hành
động

Phân tích việc sử Khu vực sử dụng


Cơ hội cải thiện
dụng năng lượng năng lượng chính
Nhận dạng khu vực sử dụng năng
▪ lượng chính
Sử dụng các sơ đồ quy trình và phương tiện để nhận dạng các khu vực sử
dụng NL lớn và các mối quan hệ tương tác

▪ Sử dụng số liệu thu thập được trước đây để xác định khu vực sử dụng NL

▪ Nhóm thiết bị và quy trình vào trong các hệ thống một cách lô-gíc

▪ Những người nào ảnh hưởng đến việc sử dụng năng lượng của thiết bị/hệ
thống?

▪ Lý tưởng là xác định 80% năng lượng sử dụng (nguyên tắc Pareto, 80/20).

▪ Tiêu chí “chính” là do đơn vị xác định


VD về Tiêu thụ NL của các HT trong
Tênmột
thiết bị toà nhà Số lượng Công suất Tiêu thụ Tỷ lệ (%)
(kWh/năm)
(kW)
Điều hòa trung tâm 3 500 3,600,000 45.0%
Hệ thống thiết bị điện VP khu
2,500,000 31.3%
vực cho thuê
Đèn huỳnh quang 10000 0.036 864,000 10.8%

Hệ thống nước nóng điện 100 2.5 225,000 2.8%

Hệ thống thông gió 5 11 132,000 1.7%

Các thiết bị phụ trợ khác 568,000 7.1%

Máy bơm cấp nước 2 22 66,000 0.8%

Thang máy 4 12.5 45,000 0.6%

Tổng tiêu thụ 8,000,000 100.0%

Danh sách các khu vực sử dụng năng lượng là cơ sở


của hệ thống quản lý năng lượng
Các kết nối với SEU

Năng lực,
Kiểm soát
đào tạo và
vận hành
nhận thức

Mục tiêu, chỉ


Theo dõi, đo
tiêu và kế
lường và
hoạch hành Khu vực sử phân tích
động dụng năng
lượng
chính - SEU

SEU: (Significant Energy Use) Khu vực sử dụng năng lượng chính
Nguồn để xác định các cơ hội cải
thiện
Đánh giá
năng lượng
Nghiên cứu
Phân tích về tối ưu
SEU hóa hệ
thống

Nhận dạng Ý tưởng của


động lực EPOs nhân viên

EPOs: (Energy performance opportunities) Cơ hội cải thiện hiệu quả năng lượng
SEU: (Significant Energy Use) Khu vực sử dụng năng lượng chính
Các loại hình đánh giá năng lượng

Đánh giá nội bộ - Tự Đánh giá bên ngoài - Kiểm


thực hiện toán năng lượng

• Thông tin: dễ thu thập • Kết quả khách quan


• Thường thiếu thiết bị đo • Giải pháp TKNL phong
• Thiếu đội ngũ kiểm toán viên phú hơn
đủ năng lực trong nội bộ • Kết quả phụ thuộc vào
• Kết quả bị ảnh hưởng bởi thói tính chính xác của thông
quen (tính khách quan) tin được cung cấp (có thể
do tính bảo mật của thông
tin)

147
Đường cơ sở năng lượng và Chỉ số
hiệu quả năng lượng

▪ Đường cơ sở năng lượng (ĐCSNL): Chuẩn định lượng làm cơ sở cho


việc so sánh hiệu quả năng lượng

▪ Chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI): Giá trị hoặc thước đo của hiệu quả
năng lượng

Nguồn: ISO 50001


Đường cơ sở NL và chỉ số
EnPI ▪ Tôi đang dùng bao nhiêu năng
lượng?
▪ Tôi đang dùng nó tại đâu?
▪ Những yêu cầu pháp lý và
yêu cầu khác nào có liên quan
đến việc sử dụng năng lượng
của tôi?
▪ Đâu là những khu vực sử
dụng năng lượng lớn?
▪ Cái gì là động lực?
▪ Ai đang tác động lên việc sử
dụng của nó?
▪ Có các cơ hội cho sự cải thiện
không?
Đường cơ sở năng lượng
▪ Cơ sở so sánh cho việc đánh giá hiệu quả năng lượng
• Toàn bộ cơ sở
• Các hệ thống và thiết bị
• Những khu vực sử dụng năng lượng lớn

▪ Sử dụng các phần của việc xem xét năng lượng ban đầu
• Dữ liệu sử dụng năng lượng
• Dữ liệu tiêu thụ năng lượng
▪ Khoảng thời gian xác định cơ sở
• Điểm thời gian
• Khoảng thời gian
▪ Đo sự cải thiện hiệu quả năng lượng so với đường cơ sở
Đặc điểm của đường cơ sở
▪ Sử dụng cho việc đánh giá mức tiết kiệm

▪ Thường bắt đầu từ dữ liệu “cơ sở năm”

▪ Thường không thay đổi

Đường cơ sở năng lượng năm 20XY


Đường cơ sở năng lượng năm 20XY
400
180000.0
350
160000.0
300
140000.0
250
120000.0
200
100000.0
150
y = 0.2414x + 31231
80000.0
100 R² = 0.8393
60000.0
050
000 40000.0
20000.0
-
- 100000.0 200000.0 300000.0 400000.0 500000.0 600000.0
Các dạng chỉ số EnPI
▪ Đơn giản:
• Sự tiêu thụ tháng trước so với thời điểm cùng tháng của năm ngoái
• So sánh mức tiêu thụ thực tế với ngân sách
• Xu hướng của chi phí và tiêu thụ theo năm
▪ Phức tạp hơn
• Năng lượng tiêu thụ trên mỗi mỗi m2 sàn hoặc theo nhiệt độ ngoài trời
▪ Mô hình thống kê

▪ Các mô phỏng kỹ thuật


Ví dụ các chỉ số EnPI thường áp dụng cho toà
nhà

▪ Cấp độ toàn toà nhà


• kWh/ m2 sàn sử dung hoặc cho thuê
• kWh/ số giờ vận hành
• kWh/Cooling Degree Day (CDD)
▪ Cấp độ hệ thống
• Hệ thống điều hoà không khí: kWh/ tấn lạnh
• Hệ thống chiếu sáng: kWh/giờ vận hành
▪ Cấp độ thiết bị
• Động cơ: Diễn biến của Ampe hoặc công suất của động cơ

153
Hình này nói lên vấn đề gì?
Tiêu thụ điện của 1 toà nhà tại Hà Nội (kWh)
1,000,000

900,000

800,000

700,000

600,000

500,000

400,000

300,000

200,000

100,000

0
Số liệu việc sử dụng điện ở dạng năm hóa

12,000,000

10,000,000

8,000,000

6,000,000

4,000,000

2,000,000

0
Xu hướng năm hóa

▪ Chuyển động tổng của 12 tháng trước (hoặc 52 tuần, v.v…)


▪ Xóa bỏ tác động của mùa
▪ Đưa ra một cái nhìn thực tế về so sánh với ngân sách
▪ Tác động của thay đổi sẽ tiếp tục cho đến 12 tháng sau
▪ Các số liệu tuyệt đối
▪ Rất hữu ích cho việc dự báo, bạn có thể đưa ra nhận xét về mức tiêu thụ
của 12 tháng tới sẽ như thế nào
Mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hành động
Tiêu chí SMART trong việc thiết
lập mục tiêu
Cụ thể (Specific) Có thể đo được
(Measurable)

Thời gian cụ thể


(Timeframe)

Có thể đạt được


(Achievable)
Hiện thực
(Realistic)
Các mối liên hệ
Các mối liên hệ

Nhu cầu đào


tạo
Danh sách các
Báo cáo đánh
khu vực sử
giá năng lượng
dụng NL chính

Mục tiêu,
Chính sách chỉ tiêu và Đăng ký các
năng lượng kế hoạch cơ hội
hành động
Các ví dụ về mục tiêu
▪ Mục tiêu: Giảm chi phí điện của toà nhà khoảng 15% trong 02 năm tới so với
đường cơ sở năm 2017

▪ Mục tiêu: Giảm việc tiêu thụ gas của toà nhà khoảng 15% vào năm 2020 so
với đường cơ sở năm 2017

● Chỉ tiêu: vào cuối năm 2018, giảm tiêu thụ điện trong vận hành hệ thống
chiếu sáng khoảng 30% so với đường cơ sở năm 2017.

Lưu ý: Phải đảm bảo xem xét yếu tố về sự thay đổi trong vận hành hoặc các
yếu tố liên quan khác khi thiết lập các mục tiêu trên. Tiết kiệm chi phí, tiết kiệm
năng lượng không đồng nghĩa với việc giảm tiện nghi của toà nhà.
Kế hoạch hành động

Phương
pháp hoặc
Các hành cách thức
động xác thực
Các nguồn kết quả
lực
Khung
thời gian

Trách nhiệm
(mức độ chức
năng)

Kế hoạch hành động phải được văn bản hóa, và được cập
nhật trong khoảng thời gian xác định
Kế hoạch hành động
Mục tiêu Chỉ tiêu Hành động Trách Thời gian bắt Thời gian kết
nhiệm đầu thúc
Giảm tiêu thụ điện Giảm tiêu thụ Thay thế các bộ Cán bộ 1/2018 6/2018
của toà nhà điện cho đèn huỳnh quản lý
khoảng 15% vào chiếu sáng quang bằng năng
năm 2020 so với khoảng 30% đèn LED lượng
baseline 2017 vào năm
2018 so với
baseline
2017
1.4 Triển khai thực hiện & Vận hành

▪ Năng lực, đào tạo & nhận thức


▪ Dẫn chứng bằng văn bản
▪ Kiểm soát vận hành
• Khu vực chính
• Vận hành và bảo dưỡng
• Hợp đồng dịch vụ
• Đào tạo

▪ Truyền thông

164
Năng lực, đào tạo & nhận thức

▪ Bảo đảm những ai liên quan đến


khu vực sử dụng năng lượng
chính (SEU) phải có năng lực.
▪ Xác định nhu cầu đào tạo liên
quan đến việc quản lý các SEU.
▪ Thực hiện đào tạo hoặc các hoạt
động khác
▪ Duy trì hồ sơ về đào tạo

165
Kiểm soát vận hành

▪ Năng lực, đào tạo và nhận thức


▪ Dẫn chứng bằng tài liệu
▪ Kiểm soát vận hành
• Khu vực chính
• Vận hành & Bảo dưỡng
• Nhà thầu dịch vụ
• Đào tạo
▪ Truyền thông

166
Hệ thống quản lý năng lượng cần gì?
Xác định và lập kế hoạch vận hành liên
quan đến các khu vực sử dụng năng
lượng chính

Đặt ra tiêu chí vận hành và bảo dưỡng của


những khu vực sử dụng năng chính

Thông báo cho các nhân viên có liên quan

Vận hành và bảo dưỡng theo như tiêu chí

167
Vận hành hiệu quả năng lượng

Ưu tiên các khu


vực sử dụng năng
lượng chính
Sử dụng và xem
Đào tạo vận xét các số liệu
hành vận hành

Vận hành Nhận thức về vai


Các thông số
hiệu quả trò và tác động
vận hành chính
năng lượng đối với hiệu suất
năng lượng

168
Xây dựng các tiêu chí vận hành
Nguồn của các tiêu chí:
▪ Khuyến nghị của nhà sản xuất
▪ Sổ tay hướng dẫn vận hành hệ thống, bao gồm điều khiển tự động
▪ Người cung cấp dịch vụ đề xuất thông số cài đặt vận hành
▪ Người cung cấp dịch vụ đề xuất những cách thức bảo dưỡng
▪ Các đề xuất của chuyên gia nội bộ
▪ Hướng dẫn từ các chuyên gia về hệ thống năng lượng
▪ Hiệu suất chuẩn của thiết bị tương tự
▪ Những vấn đề trước đây

169
BMS
▪ Hệ thống BMS (Building Management System) là
hệ thống đồng bộ cho phép điều khiển và quản lý
mọi hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà như hệ thống
điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, điều hòa
thông gió, cảnh báo môi trường, an ninh, báo cháy –
chữa cháy,… đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị
trong tòa nhà được chính xác, kịp thời, hiệu quả, tiết
kiệm năng lượng.

170
Chức năng của hệ thống BMS
Hệ thống quản lý toà nhà cho phép:

• Can thiệp và tự động điều khiển toàn bộ các hệ


thống tiêu thụ năng lượng đến từng vị trí, từng khu
vực của toà nhà.
• Cho phép kết nối các hệ thống kỹ thuật khác nhau
như bảo an, báo cháy, thang máy… vào cùng một hệ
thống, dễ dàng cho việc kiểm soát toàn bộ mọi hạ
tầng kỹ thuật trong toà nhà.
• Cho phép can thiệp và tự động điều khiển toàn bộ
các hệ thống cơ-điện của toà nhà theo lịch trình hay
trong trường hợp sự cố.
• Tự động phát các tín hiệu cảnh báo khi có sự cố 171
Lợi ích từ BMS
• Đơn giản hóa và tự động hóa vận hành các thủ tục, chức năng có tính lặp
đi lặp lại.
• Quản lý tốt hơn các thiết bị trong tòa nhà nhờ hệ thống lưu trữ dữ liệu,
chương trình bảo trì bảo dưỡng và hệ thống tự động cảnh báo
• Giảm sự cố và phản ứng nhanh đối với các yêu cầu của khách hàng hay
khi xảy ra sự cố
• Giảm chi phí năng lượng nhờ tính năng quản lý tập trung điều khiển và
quản lý năng lượng
• Giảm chi phí nhân công và thời gian đào tạo nhân viên vận hành
• Dễ dàng nâng cấp

172
Bảo dưỡng hiệu quả năng lượng

Ưu tiên các khu vực


sử dụng năng lượng
lớn
Lịch bảo dưỡng đã
được lập kế hoạch
Đào tạo việc bảo và có hiệu lực
dưỡng

Bảo dưỡng Nhận thức về vai trò


Các thông số vận và tác động đối với
hành chính hiệu quả hiệu suất năng
năng lượng lượng

173
Thiết kế và mua sắm
• Năng lực, đào tạo và nhận thức
• Dẫn chứng bằng tài liệu
• Kiểm soát vận hành
o Khu vực chính
o Vận hành & Bảo dưỡng
o Nhà thầu dịch vụ
o Đào tạo
• Thiết kế
• Mua sắm dịch vụ năng lượng,
sản phẩm thiết bị
• Truyền thông

174
Thiết kế và mua sắm
▪ Quá trình thiết kế cần lưu ý:
• Xác định xem loại thiết bị, hệ thống, phương tiện hoặc quy trình mới
hoặc được thay thế nào có tác động lớn đối với HQNL
• Bảo đảm rằng việc kiểm tra thiết kế có bao gồm những người/bộ phận
có liên quan từ khâu ban đầu – trong đó bao gồm bất kỳ cán bộ vận
hành nào từ những khu vực bị ảnh hưởng
• Cân nhắc việc xây dựng quy trình, danh sách kiểm tra và/hoặc đơn từ
để bảo đảm quy trình thiết kế luôn thống nhất về những cơ hội cải
thiện năng lượng
• Có cân nhắc đến việc đánh giá cơ hội và hiệu quả năng lượng trong
quá trình thiết kế
• Bảo đảm sự tương đồng giữa thiết kế và mua sắm
• Nếu quá trình thiết kế và rà soát hiện có không bảo đảm hồ sơ thiết kế
thích hợp, nên thay đổi qui trình.

175
Thiết kế và mua sắm
▪ Quá trình mua sắm cần lưu ý:
• Có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đối với HQNL của tổ chức
• Tổ chức cần phải đánh giá HQNL và tác động của những hàng hóa, dịch vụ
được mua sắm
• Thông báo với tất cả các nhà bán và cung cấp hàng hóa, dịch vụ rằng tổ chức
có HTQLNL và Hệ thống này yêu cầu các tác động về năng lượng phải được
đánh giá phù hợp
• Cần hướng trọng tâm đến chi phí vòng đời

176
Triển khai thực hiện & Vận
hành
▪ Năng lực, đào tạo &
nhận thức
▪ Dẫn chứng bằng văn
bản
▪ Kiểm soát vận hành
• Khu vực chính
• Vận hành và bảo dưỡng
• Hợp đồng dịch vụ
• Đào tạo
▪ Truyền thông

177
Truyền thông
Thông tin nội bộ:
▪ Hiệu quả HTQLNL
▪ Hiệu quả năng lượng
▪ Quy trình đưa ra nhận xét và đề xuất góp
ý
Thông tin ra bên ngoài:
▪ Tùy thuộc vào quyết định của đơn vị
▪ Cần phải được ghi chép
▪ Kế hoạch truyền thông được xây dựng

178
1.5 Kiểm tra
▪ Kiểm tra vận hành
• Kiểm tra hồ sơ ghi chép của người
vận hành
• Kiểm tra hồ sơ ghi chép về bảo
dưỡng
• Kiểm tra thiết bị

▪ Kiểm tra hệ thống


• Mọi người có làm đúng công việc
được giao không?

▪ Kiểm tra hiệu quả


• Kiểm tra chỉ số hiệu quả năng lượng
• Kiểm tra xu hướng và chi phí
• Kiểm tra tiến độ so với kế hoạch

179
Theo dõi, đo lường và phân tích
những đặc trưng chính
Các đặc trưng chính bao gồm:

Mục tiêu, chỉ


Chỉ số hiệu
tiêu & kế
quả năng
hoạch hành
lượng
động

Các khu vực Các biến số


sử dụng năng thay đổi thích
lượng chính hợp với SEUs

K‫צּ‬t qu t۴ quá Các đặc Năng lượng


tiêu thụ thực
trình xem xét trưng tế so với dự
nĂng l‫פ‬٩ng
chính kiến

180
Những cân nhắc trong việc thu thập
dữ liệu
▪ Những dữ liệu về đặc trưng chính nào sẽ được thu thập?
▪ Cơ sở có thiết bị/dụng cụ đo nào để thu thập dữ liệu thích hợp không?
▪ Những hành động nào cần thiết để đảm bảo thiết bị/dụng cụ đo hoạt động
hợp lý?
▪ Những hồ sơ ghi chép về công tác bảo trì loại nào nên được lưu giữ?
▪ Người nào sẽ thu thập dữ liệu đặc điểm chính?
▪ Dữ liệu về đặc điểm chính sẽ được thu thập bao lâu một lần?
▪ Thông tin sẽ được lưu trữ ở đâu và như thế nào?

181
Phân tích các đặc điểm chính
▪ Những câu hỏi phân tích quan trọng nào?
• HQNL của tổ chức có được cải thiện không?
• Những khu vực sử dụng năng lượng chính có thay
đổi không?
• Mức độ hiệu quả của hệ thống để đáp ứng mục tiêu
và chỉ tiêu năng lượng đề ra như thế nào?
▪ Việc phân tích dữ liệu được hoàn thành bao lâu
một lần?
▪ Dữ liệu và kết quả phân tích được lưu trữ như thế
nào?

182
Đánh giá nội bộ là gì?
▪ Đánh giá độc lập một phần hoặc tất cả hệ thống QLNL
▪ Mục đích là xác định các mục sau có đáp ứng các yêu cầu của hệ thống
QLNL
• Các kế hoạch
• Các hoạt động
• Các thủ tục và qui trình
▪ Hệ thống QLNL có tác động gì trong việc cải thiện hiệu suất năng lượng?
▪ Hệ thống QLNL có đang được vận hành như dự định?
▪ Hệ thống QLNL có đạt được mục tiêu đặt ra?
▪ Hệ thống QLNL có đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 50001 nếu
muốn có chứng nhận
▪ Hệ thống QLNL là một bộ phận chủ chốt của việc cải thiện liên tục
Đánh gía nội bộ không phải là……
▪ Một kiểm toán năng lượng kỹ thuật

▪ Một đánh giá tính khả thi của một cơ hội TKNL

▪ Một đánh giá về hiệu quả năng lượng của một hệ thống hay một qui trình

▪ Một đánh giá về thành tựu/kết quả của cá nhân

▪ Một trận chiến giữa kiểm toán viên và người bị kiểm toán
Ai có thể thực hiện đánh giá nội bộ?
▪ Cần phải có năng lực
• Có kiến thức phù hợp về qui trình được kiểm tra
• Biết về hệ thống QLNL
• Hiểu biết về tiêu chuẩn thích hợp (ví dụ ISO50001)
• Thường là đánh giá viên về ISO14001 or ISO9001 hiện có
▪ Cần độc lập
• Không nên làm đánh giá công việc do bạn tự làm
• Hoặc là một báo cáo trực tiếp của sếp của bạn
Đánh giá cái gì
▪ Các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hành động

▪ Các yêu cầu theo Luật và các yêu cầu khác

▪ Các chính sách, thủ tục, qui trình, hồ sơ và kiểm soát vận hành, bao gồm:
• Đánh giá năng lượng
• Tuân thủ các yêu cầu của Luật và yêu cầu khác
• Nhận thức, đào tạo và năng lực
• Truyền thông
• Kiểm tra tài liệu
• Kiểm tra hồ sơ
• Sự không tuân thủ (các báo cáo về độ sai lệch)
• Đánh giá nội bộ (có!)
• Chỉ số về hiệu suất NL (kết quả)
• Đánh giá của ban quản lý
Chuẩn bị đánh giá nội bộ
▪ Xác nhận các yếu tố của hệ thống QLNL được đánh giá

▪ Xác định nguồn thông tin yêu cầu trong quá trình đánh giá

▪ Kiểm tra nhân sự, thông tin và các nguồn lực khác cần có sẵn tại thời gian
thực hiện đánh giá

▪ Kiểm tra các phát hiện của các đợt đánh giá và báo cáo độ sai lệch trước
đây

▪ Chuẩn bị các bảng danh mục kiểm tra kiểm toán


Công tác đánh giá
▪ Bắt đầu công việc đánh giá
• Gặp gỡ người liên quan và giải thích về mục đính của đánh giá
▪ Tiến hành đánh giá
• Thu thập và xác nhận các chứng cứ về mục tiêu
• Đưa ra các phát hiện/kết luận
• Có cuộc họp kết thúc công việc với người có trách nhiệm, trao đổi các phát hiện
và thống nhất về các hành động sửa đổi/hiệu chỉnh
▪ Báo cáo đánh giá
• Chuẩn bị và phân phát báo cáo đánh giá
• Nhập dữ liệu về các hành động sửa chữa đã thống nhất
▪ Tiếp theo đánh giá
• Xem xét tiến độ các hành động sửa chữa và phòng ngừa
Đánh giá viên
▪ Vai trò là tìm ra và báo cáo về các nhân tố đã phát hiện trong quá trình đánh
giá.

▪ Không bao giờ:


• Tìm các lỗi của cá nhân
• Quy kết trách nhiệm
• Áp đặt các hành động sửa chữa định trước
• Phán xét hoặc là người phán xét
▪ Đánh giá viên cần:
• Lễ phép và lịch sự
• Không tranh cãi, không được đồng ý và không đồng ý
• Giải thích các vấn đề như nó xuất hiện
• Giữ bình tĩnh và tính hài hước của bạn
• Kiểm soát thời gian tiến hành đánh giá
Lưu ý
▪ Đánh giá việc tuân thủ
▪ Đánh giá qui trình
▪ Đánh giá các phần riêng rẽ của hệ thống trong các khu
vực sử dụng năng lượng chính
• Đánh giá việc lập kế hoạch trong hệ thống hơi
• Đánh giá việc kiểm tra trong qui trình vận hành chính
• Đánh giá việc thực hiện và vận hành trong tòa nhà hành
chính
▪ Tất cả các khu vực sử dụng năng lương chính và các
bộ phận cấu thành hệ thống QLNL cần được kiểm tra
(được đánh giá nội bộ) hàng năm
▪ Đánh giá chứng nhận rất giống đánh giá nội bộ
Kiểm tra kết quả
▪ Chúng ta đã có hiệu suất năng lượng cơ sở

▪ Chúng ta đã có chỉ tiêu nâng cao hiệu suất

▪ Chúng ta cần biết liệu chúng ta có đạt được các chỉ tiêu về cải thiện hiệu suất
năng lượng không

▪ Chúng ta có các chỉ số về hiệu suất năng lượng

▪ Đây có thể là một chủ đề phức tạp phụ thuộc vào lĩnh vực và các nhân tố tác
động đến việc sử dụng năng lượng của DN bạn

▪ Bạn cần so sánh định kỳ các chỉ số hiệu suất thực tế đạt được với giá trị
mong đợi

▪ Đặc biệt là ít nhất một chỉ số đối với một khu vực sử dụng năng lượng chính
Kiểm tra vấn đề khác

▪ Tuân thủ luật và các qui định khác

▪ Kết quả các thiết kế hiệu quả năng lượng


Ví dụ: Mẫu theo dõi hành động
khắc phục và phòng ngừa
I. PHẦN DÀNH CHO ĐƠN VỊ/CÁ NHÂN PHÁT HIỆN ĐIỂM KPH
Điểm KPH xảy ra tại: ………………………...................................... Ngày: ……/…../……..

(CAR)
1. Mô tả sự KPH

Đơn vị/Cá nhân phát hiện (ký, ghi họ tên): ...........………………ngày : ......./......./..........
II. PHẦN DÁNH CHO ĐƠN VỊ/CÁ NHÂN CÓ ĐIỂM KPH
2. Nguyên nhân gây ra sự KPH

Đơn vị/Cá nhân liên quan: ...............................................................................................................................


3. Hành động khắc phục/phòng ngừa

Thời gian hoàn thành: ngày : ......./......./.......... Lãnh đạo đơn vị ký xác nhận: ..............................................
III. PHẦN DÀNH CHO ĐƠN VỊ/CÁ NHÂN KIỂM CHỨNG (đảm bảo sự KPH không tái diễn):
• Không đạt , ngày ....../....../.........., Ký tên:.............................................................................
Đề nghị : .........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
• Đạt , ngày ....../....../.........., Ký tên:..........................................................................................
Các hồ sơ đính kèm (nếu có): ........................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
1.6 Đánh giá của ban quản
lý ▪ Trình bày định kỳ

▪ Chúng ta đang đạt được như thế nào?


• Hiệu suất sử dụng NL có đang đạt được
như mục tiêu đặt ra?
• Các vấn đề và rảo cản nào đã vượt qua?
• Kết quả đạt được
▪ Kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo là gì?
• Chúng ta cần làm gì để đạt được kế
hoạch này?
Mục đích
“Tiếp tục hỗ trợ hệ thống và cải thiện hệ thống”

▪ Trình diễn cho ban quản lý cấp cao về hệ thống đang làm việc tốt như thế
nào

▪ Đánh dấu khu vực có vấn đề có thể có rào cản đối với cải thiện

▪ Tiếp tục hỗ trợ xây dựng hệ thống

▪ Đề xuất và đồng ý các kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo


Khi nào nó xảy ra?

 Có thể có sự thay đổi tần suất của việc đánh giá/rà soát lại
• Một số tổ chức thực hiện việc đánh giá như là sự kiện quan
trọng và có thể tổ chức hàng năm bao gồm ban quản lý cấp cao
của tổ chức
• Những đánh giá khác, đặc biết nếu năng lượng là một chi phí
đáng kể, việc đánh giá có thể được thực hiện thường xuyên
hơn
 Tổ chức một cuộc đánh giá sớm nhất có thể ngay sau giai đoạn
lập kế hoạch đầu tiên kết thúc
• Đạt được sự thống nhất về các mục tiêu và chỉ tiêu
• Có được sự phê duyệt về các nguồn lực cho kế hoạch hành
động
• Xây dựng hỗ trợ cho chương trình

196
Những ai cần tham dự
▪ Các thành viên liên quan của nhóm quản lý cấp cao
• Tổng quản lý hoặc giám đốc điều hành
• Các cán bộ quản lý kỹ thuật
• Các cán bộ quản lý tài chính
• Các cán bộ quản lý vận hành
• Các cán bộ quản lý kỹ thuật cơ khí
• Chất lượng
• An toàn
▪ Bài trình bày của cán bộ quản lý năng lượng
• Hoặc đại diện quản lý cấp cao
Mẫu chương trình
▪ Xem xét/đánh giá lại thành tựu của giai đoạn trước

▪ Xem xét/đánh giá


• Các phát hiện của các đánh giá hệ thống QLNL nội bộ và của bên ngoài
• Tuân thủ các yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác
• Các thay đổi theo yêu cầu của các nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài
• Thực trạng đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của các năm trước
▪ Kế hoạch năm tiếp theo
• Có phải các thay đổi là theo yêu cầu của chính sách?
• Các mục tiêu và chỉ tiêu kiến nghị
• Kế hoạch hành động đề xuất
• Kết quả dự kiến
• Các nguồn lực yêu cầu
Đầu ra của việc đánh giá/xem xét
▪ Biên bản cuộc họp
• Các quyết định đưa ra
• Hạng mục hành động, ai, khi nào
• Đính kèm theo bài trình bày vào biên bản
▪ Ngày của cuộc họp tiếp theo và các đại biểu tham dự
2. Các trường hợp điển hình áp
dụng thành công hệ thống QLNL
Trường hợp điển hình áp dụng
thành công
Stt hệLoạithống
hình QLNL
Chứng nhận ISO Tiết kiệm điện % tiết Giảm phát
50001 (kWh/năm) kiệm thải (kg
CO2/năm)
Tòa nhà khách Có (được chứng 38.972 1.3% 35.581
1 sạn + trung tâm nhận bởi SGS)
thương mại

Trường đại học Không (chỉ áp 34.250 5% 31.270


2 dụng để quản lý
nội bộ)
Trường hợp điển hình áp dụng thành công
hệ thống QLNL
Một số biện pháp đã áp dụng:
Tòa nhà khách sạn:
+ Thiết lập các hướng dẫn vận hành cho các hệ thống tiêu thụ năng lượng chính (chiller,
hệ thống chiếu sáng, hệ thống xử lý nước thải, quy trình làm phòng buồng, máy giặt, v.v)
+ Điều chỉnh nhiệt độ nước lạnh ra vào vào chiller phù hợp
+ Tắt bớt chiller vào các giờ thấp điểm
+ Tách line đèn khu vực hành lang các tầng và thực hiện tắt bớt 1 line vào các giờ khuya
từ 11 h – 5 h sáng
+ Thay thế đèn tiết kiệm cho các đèn thoát hiểm
+ Định kỳ thu thập số liệu tiêu thụ năng lượng, công suất phòng, số lượng khách và thực
hiện việc phân tích đánh giá hiệu quả năng lượng.
Trường đại học:
+ Lắp đặt các đồng hồ đo cho các khu vực
+ Thu thập số liệu tiêu thụ cơ sở của các khu vực
+ Thiết lập các chỉ số cần theo dõi, phân tích đánh giá
+ Xây dựng các quy trình hướng dẫn vận hành hiệu quả năng lượng cho các thiết bị tiêu
thụ chính như: máy điều hòa, chiếu sáng, máy chiếu, máy vi tính.
XIN CẢM ƠN!

203

You might also like