You are on page 1of 4

GÀ RÁN KFC

Sơ lược về KFC: KFC (còn được gọi là Kentucky Fried Chicken) là một chuỗi nhà
hàng thức ăn nhanh của Mỹ có trụ sở tại Louisville, Kentucky chuyên về gà rán. Đây là
chuỗi nhà hàng lớn thứ hai thế giới (tính theo doanh số bán hàng) sau McDonald’s, với
22,621 địa điểm trên toàn cầu tại 150 quốc gia tính đến tháng 12 năm 2019. KFC là một
công ty con của Yum! Brands, một công ty nhà hàng cũng sở hữu các chuỗi Pizza Hut,
Taco Bell và WingStreet.
 Thành lập: 1930
Câu 2. Đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường của KFC (Đặc điểm hành vi
của nhóm đối tượng khách hàng này)

1) Phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý


KFC chủ yếu tập trung hệ thống cửa hàng của mình vào các thành phố lớn, tập
trung đông dân như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…Trong đó
KFC lựa chọn cho mình hai thị trường trọng điểm là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Vì Việt Nam thời bấy giờ vẫn chưa hiểu rõ định nghĩa thức ăn nhanh là gì, nên
KFC lựa chọn tập trung vào thị trường tại TP. Hồ Chí Minh bởi đây là khu vực
đông dân cư, dân sinh cởi mở, dễ tiếp thu và đời sống tương đối cao trong nước.
2) Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học
KFC phân đoạn thị trường dựa trên các cơ sở là lứa tuổi, thu nhập và nghề nghiệp.
2.1. Lứa tuổi
KFC chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 17 đến 29 tuổi, gia đình có trẻ em. Do nhiều nguyên
nhân mà KFC đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới 30. Đây là lứa tuổi năng
động, có khả năng tiếp cận văn hóa nhanh nhất so với các lứa tuổi khác. Với thị trường
thức ăn nhanh còn đầy mới mẻ, việc phân đoạn thị trường này là rất khôn ngoan, sáng
suốt. Bằng cách tạo khách hàng trung thành nhỏ tuổi KFC thể hiện mục tiêu muốn chiếm
lĩnh thị trường trong tương lai.
2.2. Thu nhập
Việt Nam là một nước đang phát triển với mức thu nhập bình quân trên đầu người thấp so
với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, KFC xác định những người có
thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu
nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của KFC nhưng mức độ sử dụng sản phẩm
có thể không thường xuyên.
2.3. Nghề nghiệp
Tương ứng với cơ sở về lứa tuổi, KFC xác định cho mình thị trường lớn là học sinh, sinh
viên, những nhân viên công sở trẻ.
3) Phân đoạn thị trường theo tâm lý
Những người trẻ tuổi là những người tiếp thu rất nhanh lối sống này. Nhịp sống cũng
nhanh dần lên theo sự phát triển của kinh tế xã hội. KFC đã nhận biết được điều đó để tận
dụng cơ hội cho mình. Nếu như trước đây người Việt Nam quan trọng bữa cơm gia đình
thì hiện nay, với xu thế hội nhập, con người ngày càng trở nên bận rộn, những mối quan
hệ ngày càng mở rộng đồng nghĩa với việc thời gian dành cho những bữa cơm gia đình
cũng bị rút ngắn lại…Thức ăn nhanh trở thành lựa chọn khá hấp dẫn. Đó là một ưu thế
đối với các sản phẩm thức ăn nhanh như KFC.
4) Phân đoạn theo hành vi
Lợi ích tìm kiếm cơ bản của khách hàng trong thị trường thức ăn nhanh là sự tiện lợi.
Cũng như các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành, KFC hướng sản phẩm của mình đến
lợi ích cơ bản này. KFC đã thể hiện phong cách chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ
nhân viên, hệ thống các cửa hàng tương đối dày đặc mà còn điều hành một loạt cửa hàng
với sự tiện lợi nhất cho khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.
Mô hình Pesp:
- Chính trị và pháp luật (Political):
+ Sau khi Việt Nam giải phóng, thoát khỏi chiến tranh, tình hình chính trị dần bình
ổn.
+ Pháp luật Việt Nam cho phép các loại hình kinh doanh tư nhân dưới sự quản lí
của nhà nước.
- Kinh tế (Economic):
+ Năm 1997, KFC khai trương cửa hành đầu tiên tại TP. HCM-Đây là mốc thời
gian trong giai đoạn 1986-2000 (thời điểm nước ta thực hiện đổi mới nền kinh tế
sau khi nhận thấy những bất ổn của nền kinh tế hóa tập trung, bao cấp, chuyển
sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN).
+ Khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của các loại hình kinh tế để phát triển sản
xuất. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hoá. Nền kinh tế lúc bấy giờ có có những tiến triển đáng ghi nhận.
+ Do sản xuất, kinh doanh hồi phục và có bước phát triển nên siêu lạm phát bước
đầu đã được kiềm chế và đẩy lùi.( Tình hình lạm phát phi mã/ siêu lạm phát xuất
hiện liên tục từ 1985 đến 1988 do sai lầm về tổng điều chỉnh giá- lương- tiền với tỉ
lệ lạm phát từ 300% đến 800% mỗi năm)
 Thời điểm KFC nhận thấy được tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam
trong tương lai.
- Xã hội (Social):
+ Với đà kinh tế phát triển, người Việt ngày càng trở nên bận rộn với công việc và
học tập hơn. Do đó, thức ăn nhanh tại thị trường Việt Nam ngày càng được đón
nhận bởi giới trẻ như học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng…
+ Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ với tỉ lệ người trẻ tuổi khá cao.
+ Vào những năm 90s, Việt Nam là một đất nước đang phát triển, đang trên đường
hội nhập cùng thế giới, du nhập những nét văn hóa phương Tây. Ẩm thực cũng
không ngoại lệ, ngày càng trở nên hiện đại, Tây hóa hơn. Thức ăn nhanh dần hình
thành trong văn hóa ẩm thực của người Việt.

- Kỹ thuật/ Công nghệ (Technology):


+ Nắm bắt được đặc điểm của thị trường, nên menu KFC không chỉ có gà rán,
burger mà còn có Cơm gà, burger tôm, bắp cải trộn, bánh trứng Egg Tart, gà quay
Flava Roast… vừa để thích ứng với bộ phận người Việt chỉ ăn “gà rán” kèm với
cơm như một món “ăn no” vừa để đa dạng hóa sự lựa chọn cho thực khách.
+

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


Lạm phát: https://vi.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu_l%E1%BA%A1m_ph%C3%A1t
Kinh tế: https://www.gso.gov.vn/su-kien/2020/09/23410/
Phân khúc thị trường: https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-nha-trang/quan-tri-
kinh-doanh/phan-khuc-thi-truong-scsac/29936898

You might also like