You are on page 1of 175

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA ĐIỆN

ĐỒ ÁN LIÊN MÔN 3
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI CỦA


NHÀ MÁY BIA

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN KIM ÁNH


ThS. NGUYỄN VĂN TẤN
TS. VÕ QUANG SƠN

Đà Nẵng, tháng 8/2021

1
MỤC LỤC:

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÍ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA ................ 8

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: ........................................................................................................... 8

II. NGUỒN GỐC VÀ THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI TRONG QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT BIA:.................................................................................................................... 8
1. Nguồn gốc nước thải: .............................................................................................. 8
2. Thành phần nước thải: ............................................................................................ 9

III. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT
BIA: .............................................................................................................................. 10
1. Bản vẽ công nghệ: ................................................................................................. 10
2. Thuyết minh quy trình: ......................................................................................... 11
IV. NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG TỪNG BỂ: ........................................................... 12
1. Hầm tiếp nhận: ...................................................................................................... 12
2. Bể điều hòa và bồn acid: ....................................................................................... 14
3. Bể lắng 1: .............................................................................................................. 15
4. Bể UASB: ............................................................................................................. 16
5. Bể Aerotank: ......................................................................................................... 17
6. Lắng bậc 2 và bể chứa bùn: .................................................................................. 18
7. Bể khử trùng:........................................................................................................ 19
8. Bể nén bùn: ........................................................................................................... 20
9. Máy ép bùn: .......................................................................................................... 21

IV. KẾT LUẬN: .......................................................................................................... 21

CHƯƠNG II: CẢM BIẾN VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH TRONG HỆ THỐNG.. 22

I. CÁC CẢM BIẾN: ................................................................................................... 22


1. Cảm biến đo pH: ................................................................................................... 22
2. Cảm biến đo mức bùn: .......................................................................................... 25
3. Phao điện tự động: ................................................................................................ 27
II. CƠ CẤU CHẤP HÀNH: ....................................................................................... 28
1. Van điện: ............................................................................................................... 28
2. Bơm: ...................................................................................................................... 30
3. Máy sục khí: .......................................................................................................... 31
4. Máy khuấy – máy khuấy chìm Tsurumi: .............................................................. 34

III. KẾT LUẬN:.......................................................................................................... 35


2
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI NHÀ MÁY BIA................................................................................................ 36

A. Đặt vấn đề: .............................................................................................................. 36


B. Tính toán thiết kế trạm biến áp:........................................................................... 36
I. Tính toán các công trình và xác định công suất của động cơ:............................... 36
II. XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN: .................................................................. 54
III. THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN: .......................................................................... 58
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 105

CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ MẠCH KHỞI ĐỘNG VÀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN


CHO HỆ THỐNG.................................................................................................... 106

I. Lựa chọn các thiết bị cho mạch điện khởi động động cơ: ................................. 106
1. Khởi động bằng phương pháp đổi nối sao tam giác: .......................................... 106
2. Lựa chọn role nhiệt cho khởi động từ của các động cơ. ..................................... 107

II. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển: ........................................................ 112

III. KẾT LUẬN:........................................................................................................ 117

CHƯƠNG V: LỰA CHỌN BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG


TRÌNH ĐIỀU KHIỂN CHO HỆ THỐNG ............................................................. 118

I. Giới thiệu PLC: ..................................................................................................... 118


1. Cấu trúc của PLC: ............................................................................................... 119
2. Các hoạt động xử lí bên trong PLC: ................................................................... 123
3. Ngôn ngữ lập trình: ............................................................................................. 126

II. Giới thiệu một số PLC của hãng MITSUBISHI ELECTRIC: ....................... 131
1. Tổng quan: .......................................................................................................... 131
2. Các dòng Mítubishi thông dụng:......................................................................... 132

III. THIẾT KẾ LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN: ............................................................ 137


1. Lưu đồ thuật toán cho từng bể: ........................................................................... 137
2. Phân kênh: ........................................................................................................... 144
IV. Lựa chọn thiết bị cho hệ thống: ........................................................................ 145
1. FX3U-64MR/ES-A: ............................................................................................ 146
2. FX3U-4AD-ADP: ............................................................................................... 149

V. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN NGÔN NGỮ SFC KÈM GIẢI THÍCH: . 152
VI. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 173

3
MỤC LỤC HÌNH:
Chương 1:
Hình 1. 1 Bản vẽ công nghệ. ................................................................................................... 10
Hình 1. 2 Quy trình công nghệ. ............................................................................................... 11
Hình 1. 3 Sơ đồ bể tiếp nhận. .................................................................................................. 12
Hình 1. 4 Sơ đồ bể điều hoà. ................................................................................................... 14
Hình 1. 5 Sơ đồ bể lắng 1. ....................................................................................................... 15
Hình 1. 6 Sơ đồ bể UASB. ...................................................................................................... 16
Hình 1. 7 Sơ đồ bể aerotank. ................................................................................................... 17
Hình 1. 8 Sơ đồ bể lắng 2 và bể chứa bùn. .............................................................................. 18
Hình 1. 9 Sơ đồ bể khử trùng, bồn Clo, bể tiếp xúc. ............................................................... 19
Hình 1. 10 Sơ đồ bể nén bùn. .................................................................................................. 20

Chương 2:
Hình 2. 1 Cấu tạo cảm biến đo pH. ......................................................................................... 22
Hình 2. 2 Cảm biến đo pH. ...................................................................................................... 23
Hình 2. 3 Cảm biến HACH DPD1R1...................................................................................... 24
Hình 2. 4 Lắp đặt cảm biến DPD1R1 trên đường ống. ........................................................... 24
Hình 2. 5 Lắp đặt cảm biến DPD1R1 trong bể. ...................................................................... 25
Hình 2. 6 Cảm biến đo mức bùn loại ROT320L-220.............................................................. 25
Hình 2. 7 Lắp đặt cảm biến đo mức bùn. ................................................................................ 26
Hình 2. 8 Cấu tạo phao điện kín nước Float switch. ............................................................... 27
Hình 2. 9 Cấu tạo phao điện kiểu công tắc. ............................................................................. 28
Hình 2. 10 Van điều khiển....................................................................................................... 29
Hình 2. 11 Máy bơm chìm. ..................................................................................................... 30
Hình 2. 12 Hình dáng và sơ đồ nguyên lý của máy sục khí. ................................................... 32
Hình 2. 13 Máy sục khí. .......................................................................................................... 33
Hình 2. 14 Nguyên lý máy khuấy chìm Tsurumi. ................................................................... 34

Chương 3:
Hình 3.1 Phểu thu khí. ............................................................................................................. 45
Hình 3.2 Sơ đồ mặt bằng của khu xử lý nước thải. ................................................................. 53
Hình 3.3 Sơ đồ cung cấp điện. ................................................................................................ 60
Hình 3.4 Sơ đồ nối đất trạm biến áp. ....................................................................................... 86
Hình 3.5 Sơ đồ cung cấp điện hoàn chỉnh. ............................................................................ 105

Chương 4:
Hình 4.1 Hai chế độ khởi động của động cơ. ........................................................................ 106
Hình 4.2 Thông số role thời gian........................................................................................... 110
Hình 4.3 Hình ảnh role trung gian. ........................................................................................ 111
Hình 4.4 Sơ đồ mạch động lực và điều khiển của tủ 1. ......................................................... 112
Hình 4.5 Sơ đồ mạch động lực và điều khiển của tủ 2. ......................................................... 113
Hình 4.6 Sơ đồ mạch động lực và điều khiển của tủ 3. ......................................................... 114
Hình 4.7 Sơ đồ mạch động lực và điều khiển của tủ 4. ......................................................... 115
4
Hình 4.8 Sơ đồ mạch động lực và điều khiển của tủ 5. ......................................................... 116
Hình 4.9 Sơ đồ nối dây PLC. ................................................................................................ 117

Chương 5:
Hình 5.1 Cấu trúc PLC. ......................................................................................................... 119
Hình 5.2 Cấu tạo của CPU PLC. ........................................................................................... 120
Hình 5.3 Chu kì vòng quét của PLC. .................................................................................... 124
Hình 5.4 Lưu đồ thuật toán bể tiếp nhận. .............................................................................. 137
Hình 5.5 Lưu đồ thuật toán bể điều hoà và bồn acid. ........................................................... 138
Hình 5.6 Lưu đồ thuật toán bể lắng 1. ................................................................................... 139
Hình 5.7 Lưu đồ thuật toán bể UASB. .................................................................................. 140
Hình 5.8 Lưu đồ thuật toán bể aerotank. ............................................................................... 141
Hình 5.9 Lưu đồ thuật toán bể lắng 2 và bể chứa bùn. ......................................................... 142
Hình 5.10 Lưu đồ thuật toán bể khử trùng. ........................................................................... 143
Hình 5.11 PLC FX3U-64MR/ES-A thực tế. ......................................................................... 146
Hình 5.12 Kích thước PLC FX3U-64MR/ES-A. .................................................................. 147
Hình 5.13 Sơ đồ chân của FX3U-64MR/ES. ........................................................................ 147
Hình 5.14 Hình ảnh thực tế FX3U-4AD-ADP. ..................................................................... 149
Hình 5.15 Sơ đồ kích thước của FX3U-4AD-ADP. ............................................................. 149
Hình 5.16 Sơ đồ chân. ........................................................................................................... 150
Hình 5.17 Sơ đồ đấu dây đầu vào analog. ............................................................................. 150

5
Mục lục bảng:
Chương 1:
Bảng 1. 1 Thành phần nước thải. .............................................................................................. 9

Chương 3:
Bảng 3.1 Tải trọng thể tích hữu cơ của bể UASB bùn hạt và bùn bông ở các hàm lượng COD
và tỉ lệ chất không tan khác nhau. ........................................................................................... 42
Bảng 3.2 Bảng tóm tắt thông số tính toán phần thu khí. ......................................................... 46
Bảng 3.3 Kích thước từng bể................................................................................................... 53
Bảng 3.4 Chiều dài dây dẫn..................................................................................................... 54
Bảng 3.5 thống kê phụ tải điện. ............................................................................................... 57
Bảng 3.6 Phụ tải tính toán. ...................................................................................................... 58
Bảng 3.7 Máy biến áp. ............................................................................................................. 62
Bảng 3.8 Thông số cáp cao áp. ................................................................................................ 63
Bảng 3.9 Thông số dao cách ly. .............................................................................................. 64
Bảng 3.10 Chống sét van. ........................................................................................................ 65
Bảng 3.11 Máy cắt. .................................................................................................................. 65
Bảng 3.12 Thông số dây dẫn của từng động cơ. ..................................................................... 72
Bảng 3.13 Kiểm tra điều kiện kết hợp với aptomat. ............................................................... 73
Bảng 3.14 Chọn aptomat cho các tuyến dây. .......................................................................... 78
Bảng 3.15 Tính toán ngắn mạch và kiểm tra CB. ................................................................... 80
Bảng 3.16 Chọn thanh cái cho tủ động lực. ............................................................................ 84
Bảng 3.17 Công suất cần bù cho từng tủ. ................................................................................ 89
Bảng 3.18 Thông số tụ bù. ...................................................................................................... 90
Bảng 3.19 Chọn số lượng tụ bù cho từng tủ............................................................................ 90
Bảng 3.20 Tính toán sụt áp cho đường dây ở chế độ bình thường. ........................................ 98
Bảng 3.21 Tính toán độ sụt áp cho đường dây ở chế độ khởi động động cơ. ....................... 103
Bảng 3.22 Tính toán tổn thất điện áp cho đường dây. .......................................................... 104

Chương 4:
Bảng 4.1 Kết quả lựa chọn contactor và role nhiệt đi kèm. .................................................. 109

Chương 5:
Bảng 5.1 Phân kênh tín hiệu đầu vào. ................................................................................... 144
Bảng 5.2 Phân kênh tín hiệu đầu ra. ...................................................................................... 145
Bảng 5.3 Ý nghĩa của các chân. ............................................................................................ 148

6
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để thúc đẩy nền kinh tế
và nhu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống con người hàng ngày càng phải được mở
rộng và nâng cao hơn nữa. Trong đó nghành sản xuất bia rượu ngày càng phát triển, nhu cầu
của sử dụng bia rượu ngày căng tăng. Yêu cầu việc nước thải từ các nhà máy thải ra rất
nhiều. Nên việc thiết kế hệ thống xử lí nước thải rất cần thiết và không thể thiếu trong sản
xuất. Một hệ thống xử lí nước thải cần có hệ thống điện hợp lí là phải kết hợp một cách hài
hòa các yêu cầu về kinh tế, độ an toàn cao, dễ sửa chữa khi hư hỏng.
Với yêu cầu đề tài là ’’Xây dựng hệ thống điều khiển và cung cấp điện cho hệ thống xử lí
nước thải’’ do Tiến sĩ Nguyễn Kim Ánh, Thạc sĩ Nguyễn Văn Tấn, Tiến sĩ Võ Quang Sơn
hướng dẫn thực hiện. Đề tài bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về xử lí nước thải nhà máy bia
Chương 2: Cảm biến và cơ cấu chấp hành của hệ thống
Chương 3: Thiết kế trạm biến áp cho nhà máy xử lý nước thải nhà máy bia
Chương 4: Thiết kế mạch khởi động và mạch điều khiển cho hệ thống
Chương 5: Lựa chọn bộ điều khiển cho PLC và thiết kế chương trình cho hệ thống
Lời đầu tiên xin cho nhóm 2 cảm ơn các Thầy đã hỗ trợ, hướng dẫn chúng em trong khoảng
thời gian qua của đề tài. Tuy trong mùa dịch khó khắn nhưng các Thầy đã hướng dẫn chúng
em hoàn thành đề tài. Chúng em xin cảm ơn.

7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÍ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Bia được sản xuất tại Việt Nam cách đây trên 100 năm tại nhà máy Bia Sài Gòn và Hà
Nội. Hiện nay do nhu cầu của thị trường, chỉ trong trời gian ngắn, ngành sản xuất bia đã có
những bước phát triển mạnh mẽ. Mức tiêu thụ bia bình quân theo đầu người vào năm 2011
dự kiến là 28 lít/người/năm. Bình quân lượng bia tăng 20% mỗi năm.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ngành sản xuất bia lại kéo theo các vấn đề môi trường như:
vấn đề chất thải sản xuất, đặc biệt là nước thải có độ ô nhiễm cao. Nước thải do sản xuất
rượu bia thải ra thường có đặc tính chung là ô nhiễm hữu cơ rất cao, nước thải thường có
màu xám đen và khi thải vào các thuỷ vực đón nhận thường gây ô nhiễm nghiêm trọng do sự
phân huỷ của các chất hữu cơ diễn ra rất nhanh. Thêm vào đó là các hoá chất sử dụng trong
quá trình sản xuất như CaCO3, CaSO4, H3PO4, NaOH, Na2CO3… Những chất này cùng
với các chất hữu cơ trong nước thải có khả năng đe dọa nghiêm trọng tới thuỷ vực đón nhận
nếu không được xử lý. Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các cơ sở sản xuất bia
trong nước ở Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây, Hoà Bình cho thấy, nước thải từ các cơ sở sản
xuất bia nếu không được xử lý, có COD, nhu cầu oxy sinh hoá BOD, chất rắn lơ lửng SS đều
rất cao.

II. NGUỒN GỐC VÀ THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI TRONG QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT BIA:

1. Nguồn gốc nước thải:

· Nấu – đường hóa: Nước thải của các công đoạn này giàu các chất hydroccacbon, xenlulozơ,
hemixenlulozơ, pentozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục vón… cùng với xác hoa,
một ít tanin, các chất đắng, chất màu.

· Công đoạn lên men chính và lên men phụ: Nước thải của công đoạn này rất giàu xác men
– chủ yếu là protein, các chất khoáng, vitamin cùng với bia cặn.

· Giai đoạn thành phẩm: Lọc, bão hòa CO2, chiết bock, đóng chai, hấp chai. Nước thải ở
đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy tràn ra ngoài…

Nước thải từ quy trình sản xuất bao gồm:

8
- Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới, nước sẽ tách ra khỏi
bã.

- Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị khác.

- Nước rửa chai và két chứa.

- Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ.

- Nước thải từ nồi hơi

- Nước vệ sinh sinh hoạt

- Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao (tới 500 mg/l), cacbonat
thấp.

2. Thành phần nước thải:

thông số đơn vị đầu vào đầu ra


pH - 6-9 6-8
COD mg/l 900-1400 < 100
BOD mg/l 500-1400 < 50
TSS mg/l 200 < 100
nhiệt độ độ C 25-35 < 40
tổng nito mg/l 16-30 < 30
tổng photpho mg/l 22-25 < 10
Bảng 1. 1 Thành phần nước thải.
.

9
III. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA:

1. Bản vẽ công nghệ:

Hình 1. 1 Bản vẽ công nghệ.

10
2. Thuyết minh quy trình:

Hình 1. 2 Quy trình công nghệ.


Bước 1: Nước thải từ các nguồn theo mương dẫn chảy về hệ thống xử lý tập trung, qua song
chắn rác để lo.ại bỏ các tạp chất có kích thước lớn, sau đó chảy vào hố thu và bơm lên bể
điều hòa.
Bước 2: Bể điều hòa sẽ được bổ sung hóa chất nhằm điều chỉnh pH tạo điều kiện bể UASB
hoạt động tốt. Mặt khác bể sẽ được bố trí hệ thống phân phối khí để các chất bẩn được hòa
tan, điều nồng độ, ngăn cản quá trình lắng cặn.
Bước 3: Nước thải từ bể điều hòa chảy sang bể lắng 1 để diễn ra quá trình lắng, các chất có
trọng lượng lớn sẽ lắng xuống đáy bể, nước thải sau khi lắng sẽ qua máng thu và chảy vào bể
UASB, bùn lắng được thu gom và đưa sang bể chứa bùn.
Bước 4: Tại bể UASB nhờ hệ thống có đục lỗ nên nước thải được phân phối đều. Dưới tác
động của vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ hòa tan trong nước được phân hủy và chuyển hóa
thành khí. Các hạt bùn cặn bám vào các bọt khí nổi lên bề mặt va phải các tấm chắn, vỡ ra,
khí thoát lên trên được thu vào hệ thống thu khí, cặn rơi xuống, tuần hoàn lại vùng phản ứng
kỵ khí. Bùn dư đưa sang bể chứa. Lúc này nước trong ra khỏi bể có hàm lượng chất hữu cơ
tương đối thấp, chảy qua bể Aeroten nhờ máng thu nước.
Bước 5: Nước thải tại bể Aerotank được trộn với bùn hoạt tính diễn ra quá trình phân hủy
11
nhờ vi sinh vật hiếu khí, các chất được phân hủy thành CO2, nước, tế bào vi sinh vật. Kết
quả thu lại là nước thải đã được làm sạch. Bùn và nước được đưa sang bể lắng bậc 2.
Bước 6: Ở bể lắng bậc 2 sẽ thực hiện quá trình lắng các bông bùn hoạt tính và các chất rắn lơ
lửng. Bùn hoạt tính sẽ được bơm sang bể chứa bùn để bơm tuần hoàn lại cho bể Aerotank,
phần còn lại chuyển qua bể nén bùn.
Bước 7: Bùn từ bể lắng 1, bể UASB được bơm vào bể, sau đó bơm lên bể nén, sau khi nén
sẽ qua máy ép để giảm độ ẩm, thể tích rồi tiến hành thu bùn để chôn lấp, làm phân bón.
Nước từ quá trình nén bùn sẽ được đưa về hố thu gom để tiếp tục làm sạch.
Bước 8: Nước trong từ bể lắng 2 sẽ được khử trùng để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Cuối
cùng nước thải đạt chuẩn sẽ đổ vào cống thoát nước chung của khu vực là hoàn thành quy
trình xử lý nước thải nhà máy bia.

IV. NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG TỪNG BỂ:

- Lượng nước thải trung bình của một ngày là 2000 m3/ngày.
- Lượng nước thải min Qtb = 83m3/h.
- Lượng nước thải max Qmax-h = 300m3/h.

1. Hầm tiếp nhận:

Hình 1. 3 Sơ đồ bể tiếp nhận.

12
a. Giới thiệu:
Là nơi tiếp nhận nước thải từ nhà máy trước khi qua các công trình tiếp theo. Được xây
dựng bằng bê tông.
Nước thải của nhà máy khi sản xuất và nước thải sinh hoạt của công nhân được chảy vào
trong bể tiếp nhận. Trước khi chảy vào bể tiếp nhận, nước thải phải đi qua song chắn rác.
Rác thải có kích thước to gồm: cát đá vụn, gỗ, giấy, … sẽ được giữ lại tránh gây ra các sự cố
trong quá trình vận hành ở các công trình sau như làm tắc bơm, đường ống dẫn đảm bảo an
toàn và thuận lợi cho các hệ thống trong quá trình vận hành.

b. Các thiết bị trong bể:


Phao mức thấp Z1.PT, phao mức trung bình Z1.PTB.
Bơm Z1.B1 và bơm Z1.B2.

c. Nguyên lý hoạt động:


Ban đầu khi bắt đầu hoạt động nước thải của nhà máy sẽ chảy qua đường ống đi vào bể
tiếp nhận nước thải, nước vào bể tiếp nhận được đưa qua song chắn rác để loại bỏ các vật
liệu có kích thước lớn. Trong bể gồm 2 bơm chìm (Z1.B1, Z1.B2) hoạt động luân phiên. Sau
khi nước thải chảy vào bể dâng lên đến phao mức trung bình Z1.PTB thì 2 bơm bắt đầu hoạt
động luân phiên đưa nước qua bể điều hòa, sau khi nước hạ xuống lại dưới mức phao thấp
Z1.PT thì bơm sẽ dừng.

13
2. Bể điều hòa và bồn acid:

Hình 1. 4 Sơ đồ bể điều hoà.


a. Giới thiệu:
Bể điều hòa là bể xử lí cần thiết với bất kì hệ thống xử lí nước thải nào, đặc biệt là xử lí
nước thải trong công nghiệp. Nhờ có bể điều hòa mà nước thỉa được xử lý tuần tự, liên tục
nối tiếp nhau. Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà bể điều hòa có thể đảm bảo để xử lý được
nhiều nguồn thải đảm bảo lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm.
Bể acid là giai đoạn tách riêng của công nghệ xử lý nước thải UASB. Khác biệt ở chỗ là
trong UASB giai đoạn acid hóa và Methane hóa xảy ra chung 1 bể nên giai đoạn methane
hóa sẽ bị ảnh hưởng xấu do pH thấp từ giai đoạn acid hóa.
Bể acid sẽ diễn ra quá trình thủy phân và acid hóa riêng ra, giai đoạn methane hóa ở bể thứ 2
nên có thể khống chế được pH.

b. Các thiết bị trong bể:


Phao mức thấp Z2.PT, phao mức trung bình Z2.PTB, phao mức cao Z2.PC.
Bơm Z2.B1, bơm Z2.B2, bơm dự phòng Z2.BDP.
Máy sục khí Z2.MSK.
Máy khuấy bể acid Z2.MK1, Z2.MK2.
14
Van bể acid Z2.V.

c. Nguyên lý hoạt động:


Nước sau khi ra khỏi bể tiếp nhận thì được đưa vào bể điều hòa. Mực nước trong bể điều
hòa được đo bằng 3 cấp phao. Khi nước dâng lên đến phao mức thấp Z2.PT thì sẽ khởi động
máy sục khí Z2.MSK, khi nước bắt đầu lên cao hơn đến phao mức trung bình Z2.PTB thì sẽ
khởi động 2 bơm Z2.B1 và Z2.B2 hoạt động luân phiên đưa nước qua bể lắng 1 và đồng thời
đo độ pH trong nước nếu độ ph quá thấp sẽ mở van Z2.V bồn acid và đồng thời bật máy
khuấy Z2.MK1 và Z2.MK2 hoạt động luân phiên trong 1 khoảng thời gian ngắn và khóa lại,
khi nước lên tới mức cao Z2.PC thì sẽ hoạt động song song 2 máy Z2.B1 và Z2.B2 cho đến
khi phao Z2.PTB ngừng tác động thì sẽ bơm luân phiên 2 bơm. Khi mực nước trong bể
xuống dưới mức phao Z2.PT thì sẽ tắt hết thiết bị trong bể.
Đồng thời có máy bơm dự phòng Z2.BDP sẽ thay thế nếu 1 trong 2 bơm có sự cố.

3. Bể lắng 1:

Hình 1. 5 Sơ đồ bể lắng 1.
a. Giới thiệu:
Bể lắng 1 có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất lơ lửng trong nước để giảm hàm lượng chất ô
nhiễm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xử lí cho các công trình phía sau và giảm chi phí xử lí.
Tại đây các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn sẽ được lắng xuống đáy, tại đây bùn được thu gom

15
bằng thanh gạt bùn được đặt ở đáy bể lắng được chuyển động bằng động cơ đặt trên ống
trung tâm bể. Các chất có tỷ trọng nhẹ hơn sẽ được nổi trên mặt nước và được thiết bị gạt cặn
tập trung tại hố ga đặt ở bên ngoài bể.
Sau đó nước thải được di chuyển qua bể UASB.
Trên bể lắng có đặt bộ lọc rác tinh. Bộ lọc rác tinh có nhiệm vụ loại thải có kích thước
nhỏ thất thoát do quá trình thu gom không đảm bảo. Các chất rắn được tách ra được thu gom
để bán làm thức ăn gia súc.

b. Các thiết bị trong bể:


Phao đo mức bùn Z3.PB.
Máy bơm bùn Z3.BB.

c. Nguyên lý hoạt động:


Khi bùn trong bể chạm phao đo mức bùn Z3.PB thì sẽ kích hoạt bơm bùn Z3.BB trong
thời gian 30 phút nhằm đưa bùn sang bể chứa bùn. Khi nước dâng cao sẽ tự động chảy qua
bể uasb thông qua đường ống nước đặt trên gần miệng bể.

4. Bể UASB:

Hình 1. 6 Sơ đồ bể UASB.
a. Bể uasb là gì ?
UASB là tên gọi viết tắt của cụm từ Upflow Anearobic Sludge Blanket – Tạm dịch là bể
16
xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí. Trên thực tế được thiết kế dành cho xử
lí nước thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ cao và thành phần chất rắn thấp. Nồng độ COD đầu
vào được giới hạn ở mức min là 100mg/l, nếu SS > 3000mg/l/ thì không thích hợp để xử lý
UASB.
Xử lý nước thải UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nước thải sẽ được
phân phối từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp là: V < 1m/h. Thông thường, cấu
tạo của một bể UASB gồm có 3 phần: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lí và hệ
thống tách pha.

b. Các thiết bị trong bể:


2 máy khuấy Z4.MK1 và Z4.MK2.
Phao đo mức bùn Z4.PDMB và phao trung bình Z4.PTB.
Máy bơm bùn Z4.MBB.

c. Nguyên lý hoạt động:


Nước sau khi ra khỏi bể lắng 1 được đưa vào bể uasb, khi nước trong bể uasb dâng lên
tới phao mức trung bình Z4.PTB thì 2 máy khuấy Z4.MK1 và Z4.MK2 hoạt động luân phiên.
Khi mức bùn đo được đạt mức phao đo mức bùn Z4.PĐMP thì sẽ bắt đầu hoạt động máy
bơm bùn Z4.MBB qua bể nén bùn trong thời gian 30 phút rồi ngừng nhằm đảm bảo lượng
bùn trong bể.

5. Bể Aerotank:

Hình 1. 7 Sơ đồ bể aerotank.

17
a. Giới thiệu chung:
Là hệ thống bể phản ứng sinh học hoạt động theo nguyên lý hiếu khí bằng cách thổi khí
kết hợp với khuấy trộn để tăng tiếp xúc giữa lớp bùn hoạt tính, vi sinh vật cũng như các chất
ô nhiễm có trong nước thải.

b. Các thiết bị trong bể:


Phao mức thấp Z5.PT.
Hệ thống máy sục khí gồm 6 máy: Z5.MSK1, Z5.MSK2, Z5.MSK3, Z5.MSK4,
Z5.MSK5, Z5.MSK6.

c. Nguyên lý hoạt động:


Nước được đưa đến bể aerotank thông qua ống dẫn nước sau bể uasb. Khi mực nước
trong bể chạm vào phao đặt ở mức thấp Z5.PT thì hệ thống máy sục khí sẽ được kích hoạt,
hoạt động theo chu kì 45p chạy 15p nghỉ. Đầu ra sẽ tràn qua bể lắng 2 thông qua ống dẫn
nước.

6. Lắng bậc 2 và bể chứa bùn:

Hình 1. 8 Sơ đồ bể lắng 2 và bể chứa bùn.

18
a. Giới thiệu chung:
Bể lắng dùng để tách các tạp chất lơ lững ra khỏi nước thải và lắng diễn ra dưới tác dụng
của trọng lực. Để tiến hành quá trình này bể lắng được thiết kế theo kiểu đứng. các hạt cặn
lắng này sẽ kết dính và hình thành nên những bông cặn có kích thước và khối lượng lớn hơn
gấp nhiều lần so với những hạt cặn lắng ban đầu giúp chúng lắng tốt hơn tạo thành lớp bùn
cặn dưới đáy bể lắng. Phần bùn này sau đó sẽ được bơm ra bể chứa bùn. Nước thải sau đó
chảy qua bể khử trùng.

b. Các thiết bị trong bể:


3 phao đo mức bùn Z6.PTB, Z6.PT, Z6.PC.
Van bùn Z6.VB.
2 máy bơm bùn Z6.MBB1, Z6.MBB2.

c. Nguyên lý hoạt động:


Nước được đưa vào bể từ bể aerotank và trong quá trình dâng lên của nước sẽ tạo thành
các kết dính, hạt lắng xuống dưới đáy bể còn nước sẽ tràn qua bể khử trùng. Khi các hạt cặn
lắng xuống bể đầy lên đạt mốc phao đo mức bùn trung bình Z6.PĐMB thì sẽ mở van bùn
Z6.VB cho bùn chảy qua bể chứa bùn cùng nước, khi bùn trong bể chứa đạt mức phao đo
bùn mức caoZ6.PĐMBC thì sẽ kích hoạt 2 máy bơm bùn Z6.BB1 và Z6.BB2 hoạt động luân
phiên bơm bùn qua bể nén bùn và đưa bùn tuần hoàn về bể aerotank, cho đến khi bùn trong
bể xuống mức thấp Z6.PĐMBT thì sẽ dừng bơm đồng thời đóng van Z6.VB bùn lại.

7. Bể khử trùng:

Hình 1. 9 Sơ đồ bể khử trùng, bồn Clo, bể tiếp xúc.


19
a. Giới thiệu:
Nước thải được khử trùng bằng Clo sử dụng thiết bị khử trùng là Clorator chân không
nhằm tăng cường sự tiếp xúc giữa nước thải và chất khử trùng bằng cách tạo ra sự xáo trộn
và tạo thời gian lưu trong bể. Sau khi qua bể tiếp xúc, khử trùng, hầu hết các vi sinh vật gây
bệnh trong nước thải được tiêu diệt. sau đó nước sẽ được xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.

b. Các thiết bị trong bể:


Van đầu vào Z7.VI, van đầu ra Z7.VO, van Clo Z7.VC.
Phao mức thấp Z7.PT, phao mức cao Z7.PC.
2 máy khuấy Z7.MK1, Z7.MK2.

c. Nguyên lý hoạt động:


Tại bể khử trùng nước sẽ được ngâm với clo để diệt một số vi khuẩn. khi phao mức cao
Z7.PC không tác động thì van đầu vào Z7.VI sẽ mở để nước từ bể lắng 2 tràn qua bể khử
trùng, khi mực nước đầy bể (đạt tới phao mức cao Z7.PC) thì khóa van đầu vào Z7.VI và mở
van clo Z7.VC đồng thời bật 2 máy khuấy Z7.MK1, Z7.MK2 trong bể clo trong vòng 5 phút
rồi khóa van clo lại và mở van đầu ra bể khử trùng để xả nước vào bể tiếp xúc khi nước hạ
xuống phao mức thấp thì khóa van đầu ra và mở van đầu vào lại tiếp tục qua trình mới.

8. Bể nén bùn:

Hình 1. 10 Sơ đồ bể nén bùn.


a. Giới thiệu chung:
Bể nén bùn là công trình rất quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Khi hoạt động
hiệu quả cao sẽ mang lại chi phí vận hành tối ưu cho toàn bộ hệ thống xử lý nước.
Vai trò của bển nén bùn :

20
Với chức năng chính là cô đặc bùn, giảm lượng nước chứa trong bùn qua đó làm giảm
khối lượng thế tích. Với mong muốn cuối cùng là giảm khối lượng bùn được thu gom cũng
như đơn giản hóa phương án thu gom bùn của hệ thống xử lý nước thải.
Phân loại bể nén bùn:
+ Bể nén bùn trọng lực: dựa vào lực ép thông thường của pittong mà loại bỏ lượng nước có
trong bùn.
+ Bể phân hủy bùn hiếu khí: sử dụng phương pháp hiếu khí nhằm thúc đẩy quá trình phân
hủy nội bào để phân hủy bùn. Nguyên lý của phương pháp nầy dựa trên quá trình đưa oxy
vào bùn nhưng không cũng cấp nước thải, tức là không cung cấp dinh dưỡng. Khi đó, các vi
sinh vật sẽ thiếu dinh dưỡng, nên sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy nội bào qua đó làm giảm thể
tích bùn.

b. Nguyên lí hoạt động của bể nén bùn :


Dung dịch bùn cặn được đi vào ống trung tâm đặt ở tâm bể và bùn cặn dưới tác dụng
trọng lực thì bùn cặn sẽ được lắng xuống dưới đáy và nước sạch sẽ được thu bằng máng
vòng quanh bể và được đưa trở lại hệ thống xử lý.

9. Máy ép bùn:

Máy ép buồn dùng để giảm độ ẩm, thể tích của bùn. Bùn thu được sẽ được tiến hành thu
bùn để chôn lấp, làm phân bón. Nước từ quá trình nén bùn sẽ được đưa về hố thu gom để tiếp
tục làm sạch.

IV. KẾT LUẬN:

Chương này giới thiệu tổng quan về sơ đồ công nghệ và nguyên lí hoạt động của hệ
thống xử lý nước thải nhà máy bia. Trình bày ngắn gọn cách vận hành, nguyên lí làm việc
của từng bể. Đưa ra bản vẽ công nghệ một cách tổng quan nhất.

21
CHƯƠNG II: CẢM BIẾN VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH TRONG HỆ THỐNG

I. CÁC CẢM BIẾN:

1. Cảm biến đo pH:

• Giới thiệu chung: Nước thải cần xử lí được thu từ nhiều nguyền thải nên vấn đề chứa
các thành phần chất hoá học mang tính axit hay bazo là không tránh khỏi. Vậy nên
cần lắp đặt các cảm biến đo độ pH ở các hệ thống xử lí. Ở đây bể điều hoà nước thải
cần đảm bảo sự giám sát và kiểm sát độ pH thông qua các công nghệ xử lí nhằm đưa
độ pH về mức cho phép trước khi thải ra nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ tiếp
theo.
• Cấu tạo và nguyên lý làm việc: Đầu đo của máy đo độ pH được cấu tạo bởi 2 phần:
điển cực đo và điện cực tham chiếu.

Hình 2. 1 Cấu tạo cảm biến đo pH.


Điện cực đo là phần cảm nhận pH trong dung dịch. Nó bao gồm một trục thuỷ tinh với
màng thuỷ tinh mông ở cuối, nhạy cảm với ion H+. Phần bên ngoài và bên trong màng thuỷ
tinh này tạo thành một lớp gell khi màng tiếp xúc với dung dịch nước. Các ion H+ bên trong
và xung quanh lớp gel có thể khuếch tán vào hoặc ra khỏi lớp này.
22
Điện cực tham chiếu cần được làm băng thuỷ tinh không nhạy cảm với H+ trong dung
dịch. Mục đích của điện cực tham chiếu là cung cấp một điện thế tham chiếu xác định và ổn
định để đo điện thế cảm biến pH.

Hình 2. 2 Cảm biến đo pH.


Nguyên lý làm việc: Giá trị pH được tính theo nống độ ionH+, khi có sự chênh lệch bên
trong điện cực đo (bâu kính) và trong dung dịch đo, ion H+ sẽ chuyển vào bên trong điện cực
đo để cân bằng pH. Lúc này chênh lệch điện áp giữa điện cực tham chiếu và điện cực đo sẽ
được cảm biến xác định và chuyển thành giá trị pH.
• Lựa chọn thiết bị:
Ta chọn cảm biến Hach DPDIRI với đặc điểm kỹ thuật:
• Dài đo: 0 đến 14 pH.
• Độ nhạy: ±0.01PH.
• Độ trôi: 0,03pH/24h.
• Có bù trừ nhiệt tự động bằng NTC 3002.
• Dòng nước tại điểm làm việc không quá 3m/s.
• Cầu muối là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dung dịch đo, gồm 3 bộ phận chính: điện cực đo
là bầu kính, điện cực nổi đất Titan và điện cực mẫu. Vỏ cảm biến làm bằng nhựa Ryton có
khả năng chống ăn mòn bởi hóa chất.
• Đầu cảm biến chịu được áp suất 6.9bar ở 70 C.
• Điện áp đầu ra đã qua khâu khuếch đại: 0 - 10V.

23
Hình 2. 3 Cảm biến HACH DPD1R1.

• Cách lắp đặt đầu đo pH:


Cảm biến đo pH DPD1R1 có đầu kết nối tới bộ điều khiển dạng plup in, ta có thể dễ
dàng kết nối và sử dụng.Trường hợp khoảng cách xa, hãng sản xuất có hổ trợ cáp digital mở
rộng và termination box giúp tăng khoảng cách lên tới 1000m.

Hình 2. 4 Lắp đặt cảm biến DPD1R1 trên đường ống.


Với kiểu thiết kế convertiable cảm biến đo pH DPD1RI khi lắp trên đường ông sư dụng
ống nổi T, ren trong gắn đầu dò 1"NPT.

24
Hình 2. 5 Lắp đặt cảm biến DPD1R1 trong bể.
Khi lắp tại bế hở, cảm biến đo pH DPD1R1 có thể được lắp kèm theo phao cầu và gây
nối, giúp đầu dò nổi trên mặt nước.

2. Cảm biến đo mức bùn:

• Giới thiệu chung:


Cảm biến báo mức chất rắn dạng xoay: Là loại cảm biến báo mức dạng xoay được thiết
kế dành riêng cho báo mức các loại chất rắn như bột cám, cát, đá, bùn, sử dụng báo mức
trong các bồn chứa, xilo, tank, báo mức xi măng...Trong đồ án này ta chọn cảm biển báo mức
chất rấn dạng xoay của hãng Orion-USA với nhiều ưu điểm: chaU lượng, độ tin cậy cao, khá
năng chịu nhiệt, chju áp tốt cũng như dễ dàng đấu nối.
• Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: chọn loại cảm biến ROT320L-220 của hãng Orion-
USA:

Hình 2. 6 Cảm biến đo mức bùn loại ROT320L-220.


25
Cảm biến đo mức bùn này gồm 4 bộ phận chính: Nguồn, trục, cánh quay và phần truyền
động. Bên trong có một lò xo móc vào bốn vị trí, mỗi vị trí là 1 lựa chọn lực xoay, momen
xoắn của motor cánh quay.
Nguyên lý làm việc: Khi hoạt động thì bên trong cảm biến báo mức chất rắn có một
motor chuyển động làm cho trục và cánh xoay quay liên tục . Khi có vật tác động vào cánh
xoay làm cánh xoay ngừng lại, lúc này sẽ tạo ra một lực tác động vào một công tắc bên trong
làm cho motor ngừng quay và đồng thời tác động thêm một công tắc để tạo một tín hiệu báo
trạng thái mức chất rắn.
• Lựa chọn cảm biến đo mức bùn:
Các thông số của cảm biến ROT320L-220:
- Nguồn cấp: 24VDC.
- Tốc độ quay của cảm biến: 8 vòng/phút.
- Khả năng chịu lực: 1000N.
- Nhiệt độ hoạt động: 5-100℃
- Chiều dài trục cánh xoay: 150mm.
- IP: 68 chống bụi và chống nước, sử dụng trong các môi trường âm cao, vật liệu xây
dựng, cát, đá.
- Tín hiệu ngõ ra: Tiếp điểm relay NO và NC.
• Lắp đặt cảm biến đo mức bùn:

Hình 2. 7 Lắp đặt cảm biến đo mức bùn.


26
Cảm biến đo mức bùn dạng xoay ROT320L có thể được lắp đặt từ trên nốc hoặc lắp bên
hông bê như hình trên. Nên tùy vào mục đích sử dụng của chúng ta cần báo mức bùn ở vị trí
nào mà lắp cảm biến ở vị trí phù hợp.

3. Phao điện tự động:

• Giới thiệu chung:


Phao điện tự động máy bơm về cơ bản là một công tắc gồm các tiếp điểm được tác động
thông qua các các cấu vật lý có liên quan đến sự thay đổi của mực nước cần giám sát. Sự
thay đổi của mức nước sẽ tác động đến các cơ cấu cơ khí làm thay đổi trạng thái của tiếp
điểm từ đóng sang mở và ngược lại.
• Nguyên lí hoạt động của phao:
Hoạt đông dựa trên vị trí tương đối của quả phao so với quả cân, quả bi có tiếp xúc với
tiếp điểm hay không, từ đó sẽ đóng hay ngắt máy bơm.
• Cấu tạo:
Phao điện về cơ bản là một công tắc với các tiếp điểm dẫn điện được tác động bởi các cơ
cấu cơ khí có liên quan đến sự thay đổi của mức nước cần giám sát. Sự thay đổi của mức
nước sẽ tác động đến các cơ cấu cơ khí và làm thay đổi trạng thái tiếp điểm của phao điện từ
đóng sang mở hoặc ngược lại.
Cấu tạo phao điện kín nước float switch:

Hình 2. 8 Cấu tạo phao điện kín nước Float switch.

27
Cấu tạo phao điện kiểu công tắc điện phao nước:

Hình 2. 9 Cấu tạo phao điện kiểu công tắc.

II. CƠ CẤU CHẤP HÀNH:

1. Van điện:

• Giới thiệu chung:


Van điều khiển được định nghĩa như là một van tiết lưu (Throttling Valve) nhưng được
trang bị một vài bộ phận dẫn động (Actuator) được thiết kế để làm việc trong các vòng điều
khiển (Control Loops). Được biết đến như là một bộ phận điều khiển cuối cùng trong vòng
điều khiển, van điều khiển là một phần của vòng điều khiển, song hành với van điều khiển
còn có bộ phận cảm biến (Sensing Element) và bộ điều khiển (Controller). Bộ phận cảm biến
sẽ đo các giá trị như áp suất, nhiệt độ, mức,…của quy trình, sau đó sẽ chuyển tín hiệu với các
thông tin về điều kiện của quá trình vừa đo ở trên đến bộ phận điều khiển. Bộ phận điều
khiển nhận thông tin đầu vào từ bộ phận cảm biến và so sánh các giá trị đó với giá trị cài đặt
sẵn (Set Point) hay một giá trị mong muốn đạt được ở vị trí đó.

28
Hình 2. 10 Van điều khiển.
• Cấu tạo của van điều khiển bằng điện:
- Phần điều khiển có vai trò như đầu não của van. Nó hoạt động phần cơ của van. điện áp
của van bao gồm 24V hoặc 220V hoặc 380V. Có thể dùng nguồn điện 3 pha hay 2 pha đều
được.
- Phần cấu tạo của cơ van :
+ Phần cơ được lắp đặt trực tiếp trên đường ống. nó đóng mở trực tiếp dựa trên phần điều
khiển của van. ( Phần van có thể là van bướm, van bi , van cổng, van cầu).
+ Thân van : làm bằng chất liệu inox, gang ,..
+ Trục van : làm kín bình thường lò xo ở số 8 sẽ tác động ép kín, làm cho van đóng.
+ Dây điện được kết nối bên ngoài.
+ Ống rỗng
+ Đĩa van inox hoặc nhựa,… cho phép lưu chất chảy trong tâm giữa van.
• Nguyên lí hoạt động :
Dựa trên cơ cấu dẫn truyền, vai trò của bộ điều khiển giống như một cái motor. Khi
chúng ta cấp điện cho bộ điều khiển thì motor sẽ quay và chuyển động quay xuống trục của
van . Trục của van điều khiển cánh van làm cho van đóng mở. Nếu là điều khiển tuyến tính
thì góc mở của van có thể điều chỉnh nhiều cấp độ khác nhau và chúng có thể cài đặt được
khác với van bình thường chỉ có thể đóng và mở.
- Thông số kĩ thuật của van điều khiển bằng điện :
+ chất liệu : inox, gang, đồng,…
+ nhiệt độ làm việc : -5~200℃
29
+ Điện áp điều khiển : 24V/110V/220V/380V.
+ Áp suất làm việc : PN10, PN16, PN25.
+ kích thước van : DN10, DN15, DN20, DN25, DN35, DN40, DN50, DN65, DN80,
DN100, DN125, DN200, DN250, DN300, DN400, … DN1200, DN1400.

2. Bơm:

• Giới thiệu chung:


Máy bơm chìm hay còn gọi là máy bơm hỏa tiễn là loại bơm có cấu tạo đa tầng cánh,
phương thức hoạt động ly tâm nên đẩy nước lên rất cao, bơm càng nhiều tầng cánh thì cột áp
đẩy lên càng cao, phụ thuộc vào công suất từng loại máy mà có số tầng cánh tương ứng.

Hình 2. 11 Máy bơm chìm.


*Ưu điểm:
- Máy bơm chìm rất dễ sử dụng, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, tùy thuộc
và chủng loại của máy bơm cũng như mục đích của công việc.
- Máy có thể tự mồi dựa vào chất lỏng được bơm,môi trường nước bao quanh giống như
một tác nhân giúp cho máy bơm chìm tự mồi giúp người dùng có thể tiết kiệm được khá
nhiều thời gian và công sức.
- Máy có chung một nguyên lý hoạt động nên dễ dàng vận hành.
- Máy được thiết kế sao cho phần đầu máy không tiếp xúc với chất lỏng trong một
khoang dầu kín nước, cáp điện sử dụng cũng là loại chống thấm nước. Do vậy, động cơ của

30
máy bơm chìm rất an toàn khi vận hành.
*Nhược điểm:
Một nhược điểm lớn nhất của máy bơm chìm chính là rất dễ bị ăn mòn. Do luôn bị ngập
trong nước nên các máy bơm chìm nhanh bị ăn mòn hơn so với các loại máy bơm khác.
• Nguyên lý làm việc:
Máy bơm chìm đẩy nước lên bề mặt bằng cách biến lực đẩy ly tâm từ các bánh công tác
thành động lực tạo ra năng lượng áp suất. Điều này được thực hiện khi nước được tràn vào
bơm: Đầu tiên nước đi vào thông qua của hút, tràn đến buồng bơm nơi các cánh quạt đẩy
nước thông qua bộ khuếch tán. Từ đó, nước được đẩy lên bề mặt.
• Lựa chọn máy bơm:
Ta chọn bơm CNP có đặc điểm :
- Có thiết kế nhỏ gọn, dễ di chuyển.
- Đầu inox 304 chống ăn mòn, có thể bơm chất lỏng từ -10° C đến 90℃
- Hút được với độ cao lên đến 100m.
- Có khả năng bơm được các dung dịch ăn mòn.
- Động cơ chạy mượt mà không gây tiếng ồn, an toàn khi sử dụng.
- Mức độ bảo vệ của động cơ là IP55, ngăn chặn sự xâm nhập của bụi và nước.
Thông số máy bơm CNP:
- Công suất 1,5-3 KW.
- Cột áp 10-15m.
- Lưu lượng nước từ 5-20m/h.
- Nguồn điện 3 pha 380V-50Hz.

3. Máy sục khí:

• Giới thiệu chung:


Trong hệ thống xử lí nước thải, chúng ta thường cung cấp khí cho các bể : bể điều hòa và
bể aerotank.
Đối với bể điều hòa là nới tập trung các nguồn nước thải một nguồn duy nhất và đồng
thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục và tính chất cua nước thải dao động theo thời
gian trong ngày nên để đảm bảo nhiệm vụ điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ nước thải,
tạo chế độ làm việc ổn định liên tục cho các công trình xử lí, tránh hiện tượng hệ thống xử lý
quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa

31
phân phối khí nhằm tranh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể.
Đối với bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính lơ lửng là công trình đơn vị quyết
định hiểu quả xử lý của trạm vì phần lớn những chất gây ô nhiễm trong nước thải. Các vi
khuẩn hiện diện trong nước thải ở dạng lơ lửng. Các vi sinh hiếu khí sẽ tiếp nhận oxy và
chuyển hóa chất hữu cơ thánh thức ăn. Trong môi trường hiếu khí ( nhờ khí O2 sục vào- hoạt
động cung cấp khí), vi sinh hiếu khí tiêu thụ các chất hưu cơ để phát triển, tăng sinh khối và
làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất. Vì vậy nhằm đảm bảo
lượng oxy cấp vào bể Aerotank đủ cho quá trình Nitrate hóa chúng ta cần phải tính toán
chính xác lượng khí cấp vào bể nhằm duy trì DO trong bể đảm bảo nống độ oxy hòa tan luôn
> 2mg/l.
Thiết bị cung cấp khí cho hệ thống gồm: Máy thổi khí Longtech-Đài Loan; đĩa/ống phân
phối khí Longtech -Đài loan hoặc Jager-Đức. Tính toán lượng khí cần cung cấp( 𝑚3 /phút)
dựa vào những số liệu sau : Công suất xử lí (𝑚3 / ngày đêm) thể tích bể cần sục khí ( Dài*
rộng * cao).

Hình 2. 12 Hình dáng và sơ đồ nguyên lý của máy sục khí.

32
Hình 2. 13 Máy sục khí.
Cấu tạo gồm: 1- Ông giảm thanh đầu vào (ống hút).
2- Động cơ điện (Motor).
3- Thân máy thổi khí Heywel RSS-80.
4- Van an toàn.
5- Đồng hồ áp suất.
6- Van một chiều.
7- Cacte máy thổi khí.
8-Khung đế máy thổi khí Jayg Los.
9- Ông giảm thanh đầu ra (Ông đẩy) ong eh.
10- Khớp nối mềm (Chống rung mặt bích).
• Nguyên lí hoạt động:
Nhờ áp lực hút chân không từ hệ thống ống dẫn trên mặt nước, máy sẽ hút nước vào khu
vực hút. Khi đó lực hút càng mạnh thì áp lực càng giảm. Theo đó, nguồn không khí trên bề
mặt được hòa trộn với với nước vì sự chênh lệch bề mặt áp suất đáy với bề mặt không khí.
Nhờ ống khếch tán mà áp lực cần thiết đẩy dòng sục khí ra ngoài. Nhờ quá trình sục khí, oxy
được phân tán trong nước. thiết bị sục khí đặt dưới nước nên oxy có thể xuống sâu.

33
4. Máy khuấy – máy khuấy chìm Tsurumi:

• Giới thiệu chung:


Máy khuấy chìm được sử dụng bởi một động cơ điện, được kết hợp với cánh quạt của
máy trộn, được ghép trực tiếp hoặc thông qua bộ giảm tốc hành trình. Cánh quạt quay tạo ra
dòng chảy chất lỏng trong bể, cho nên giữ cho chất rắn luôn lơ lửng trong nước tránh bị
ngưng tụ. Máy khuấy chìm thường được cài đặt đặt trên một bệ cố định đặt trong bể, cho
phép máy khuấy chìm được lấy ra để kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng dễ dàng.

Hình 2. 14 Nguyên lý máy khuấy chìm Tsurumi.


Bể chứa anoxic, bể kỵ khí và các bể chứa oxy hóa (bùn hoạt tính). Trộn các bể chứa
nước thải.Bể tiếp nhận và bể sau tiêu hóa tại các công trình khí sinh học.
Máy khuất chìm giúp khuấy trộn nước nhằm tạo sự ổn định cho môi trường thiếu khí,
nhờ đó các vi sinh vật mới sinh trưởng và phát triển đắc địa vì hệ thống cung ứng dinh dưỡng
và cơ chất cho vi sinh vật thiếu khí, máy khuấy chìm làm việc liên tiếp giúp các vi sinh vật
phân bố đều trong bể chứa nước thải, giúp quá trình phân hủy diễn ra mau chóng, đồng thời
thúc đẩu quá trình khí Nito thoát ra khỏi bề mặt của bông bùn.
* Thông số kĩ thuật:
+ đầu ra động cơ (kW): 0.25-4 kW.
+ tốc độ dòng chảy (m3/phút): 1,4-19.

34
* Cấu tạo:
+ Trục máy khuấy bằng inox.
+ Cánh khuấy bằng gang chống ăn mòn.
+ Đường kính cánh từ 155-800mm.
+ nhiệt độ làm việc lên đến 40° C.
+ Tốc độ khuấy từ 4 cực, 6 cực, 8 cực, 10 cực.
• Nguyên lý hoạt động:
Chúng hoạt động theo nguyên tắc điện năng truyền vào cánh quạt tạo sức hút, sau đó đưa
nước hoặc nước lẫn chất thải qua thân bơm, lên tới họng bơm và đẩy ra ngoài theo đường
ống xả. Đây là loại bơm hoạt động trong nước nên các bạn chú ý để bơm không bị cháy cần
phải duy trì mực nước tối thiểu 2/3 thân bơm.
Nguyên liệu chủ yếu là nguồn điện giúp động cơ bơm hoạt động nhưng chúng vẫn có thể
sử dụng xăng và dầu diesel để vận hành.

III. KẾT LUẬN:

Ở chương này, việc tìm hiểu thông tin về các thiết bị hệ thống có vai trò quan trọng
trong việc xây dựng hệ thống. Nó giúp việc vận hành hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí.
Trong chương 2 đã giới thiệu về cấu tạo và chức năng của các thiết bị cảm biến và cơ cấu
chấp hành được sử dụng trong hệ thống xử lí nước thải nhà máy bia. Những diều này sẽ được
sử dụng để phục vụ nghiên cứu xây dựng các nội dung tiếp theo.

35
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI NHÀ MÁY BIA

A. Đặt vấn đề:

Hiện nay các nhà máy sản xuất bia hoạt động liên tục để tạo ra sản phẩm bán ra thị trường,
dẫn đến lượng nước thải được thải liên tục và khoảng cách từ nhà máy đến hệ thống xử lí
nước thải khá xa. Yêu cầu nguồn điện cung cấp cho hệ thống xử lí nước thải luôn được đảm
bảo và duy trì liên tục.
Dẫn đến việc thiết kế riêng một trạm biến áp cho hệ thống xử lí nước thải trong nhà máy bia
là cần thiết.
Đặc điểm của hệ thống điện của hệ thống xử lí nước thải:
- Phụ tải tập trung trong không gian rộng lớn và ngoài trời.
- Có hệ thống cấp nguồn dự phòng.
- Yêu cầu cao về chế độ làm việc và an toàn cho người sử dụng.
- Không gian lắp đặt ngoài trời, rộng lớn.
Hệ thống xử lí nước thải thuộc phụ tải loại 2 vì vậy cần thiết kế hệ thống cung cấp điện chính
xác. Việc cung cấp điện thiết kế đảm bảo độ xử lí nước thải và không thiệt hại về kinh tế.

B. Tính toán thiết kế trạm biến áp:

I. Tính toán các công trình và xác định công suất của động cơ:

- Lượng nước thải trung bình của một ngày là 2000 m3/ngày
- Lượng nước thải min Qtb= 83.3m3/h
- Lượng nước thải max Qmax-h = 300m3/h

1. Bể tiếp nhận:
Ngăn tiếp nhận nước thải đặt ở vị trí cao để nước thải có thể tự chảy qua từng công trình đơn
vị của trạm xử lý.
Từ lưu lượng tính toán ở trên Qmax-h = 300 m3/h
Thể tích bể tiếp nhận: W= Qmaxh.t = 300 .0,5 = 150 m3
Trong đó:
t: thời gian lưu nước trong bể tiếp nhận, t= 30 phút
Chọn độ sâu lưu nước Hh.ích =2m
Độ sâu xây dựng H = 2 + 0,5 = 2,5m

36
Diện tích mặt thoáng của bể:
F= W/ Hhích = 150/2=75 m2
Chọn chiều rộng bể B = 3m
Chiều dài L = 7m
Thể tích thực của bể: V = L.B.H = 2,5.3.7 = 52,5 m3
Chọn đường kính ống là 140 mm
Chọn vận tốc nước trong ống là 1,5m/s
Tiết diện ướt của ống F = Qmax,s / v = 0,083/ 1,5 = 0,0553 m2
Tính toán công suất động cơ
𝑄𝑚𝑎𝑥.𝐻.𝜌.𝑔 0,083.5.1000.9,98
Công suất bơm nước thải: N = = = 5,17 kW
1000.𝜂 1000.0,8

Trong đó: H: chiều cao cột áp (chọn cột áp cao 5m)


𝜌: Khối lượng riêng của nước, bằng 1000
Suy ra chọn 2 động cơ, mỗi động cơ có công suất 5,5 kW.
Tính toán song chắn rác:
Chọn 2 song chắn rác lấy rác bằng cơ giới (1 công tác và 1 dự phòng), gốc nghiêng của song
chắn rác lấy bằng 600. Mỗi xong chắn rác có tiết diện vuông mỗi cạnh Bm = 1,25 m. Chọn
thanh đan của song chắn rác có tiết diện vuông a x a = 10mm x 10mm.
Chiều cao lớp nước qua song chắn rác bằng chiều cao lớp nước trong mương dẫn.
Số lượng khe hở qua song chắn rác.
𝑄𝑚𝑎𝑥.𝐾
n= = 20 khe
𝑣.ℎ.𝑙

Trong đó:
- v là vận tốc chảy qua, chọn v = 0,9 m/s ( 0,6 m/s – 1 m/s ).
- h là độ sâu mực nước ở chân , h = 0,45m.
- l là khoảng cách giữa các khe hở, chọn l = 20mm = 0,02 m ( đối với nước thải sinh hoạt có
thể chọn 16mm – 25 mm ).
- K là hệ số tính đến sự thu hẹp dòng chảy, lấy K = 1,05.

2. Bể điều hòa và bồn acid:


a. Tính toán kích thước bể điều hoà:
• Thể tích cần thiết V = 600 m3.
• Thể tích nước đệm trong bể lấy bằng 20% thể tích bể điều hòa là:
Vđ = 20% V = 120 (m3)

37
• Tổng thể tích bể: Vt = V + Vđ = 600 + 120 = 720 (m3).
Để đảm bảo việc thổi khí được hiệu quả ta chọn chiều cao mực nước công tác: H = 4 m.
Diện tích bề mặt bể:
𝑉 720
W= = = 180 (m2)
𝐻 4

Chiều cao lớp nước đệm:


𝑉đ 120
Hđ = = = 0.67 (m)
𝑊 180

Chiều cao xây dựng bể: H = 4 + 0.5 = 4.5 (m) (0.5 m là chiều cao an toàn của bể).
Chiều dài bể: L = 20 m
Chiều rộng bể: B = 9 m
Thời gian lưu nước của bể:
𝑉 720
HRT = = = 0.36 (ngđ) = 8.64 (h)
𝑄 2000

b. Tính toán hệ thống phân phối khí


Để tránh hiện tượng lắng cặn và ngăn chặn mùi từ bể điều hoà cần cung cấp một lượng khí
thường xuyên. Sử dụng 2 máy sục khí (một máy hoạt động và một máy dự phòng)
• Lưu lượng khí cần thiết cung cấp cho bể điều hoà:
Qkk = qkk * W = 0.015*720 = 10.8 (m3/ phút) = 0.18(m3/s)
Với qkk – Lượng khí cần thiết để xáo trộn, qkk = 0.01-0.015 m3/ phút, chọn qkk = 0.015 m3/
phút.
• Không khí được phân phối qua hệ thống ống châm lỗ với đường kính 4mm, khoảng
cách giữa các tâm lỗ là 150mm. Khi đó số lỗ phân phối trên mỗi ống nhánh là:
N = (L/0.15) – 1 = (20/0.15) – 1 = 132 (lỗ).
Với diện tích đáy bể là 20 x 9, ta cho sục khí đặt dọc theo chiều dài bể, các ống được đặt trên
các giá đỡ có độ cao 20cm so với đáy bể.
• Khoảng cách giữa các ống nhánh là 1.5m các ống cách tường 0.75m. Khi đó số ống
nhánh được phân bố là:
𝐵−2∗1 9−2∗0.75
n= == = 5 (ống)
2 1.5

Vận tốc khi ra khỏi lỗ thường là 5-20m/s. Chọn vlỗ = 15m/s.


• Lưu lượng khí đi qua từng ống nhánh:
𝑄(𝑘𝑘) 10.8
q(kn) = = = 2.16 m3/ phút
5 5

• Lưu lượng khí đi qua các lỗ sục khí:

38
𝑞(𝑘𝑛) 2.16
q(kt/b) = = = 0.016(m3/ phút)
165 132

• Khi đó đường kính lỗ:


4∗0.016
d=√ = 6 (mm)
𝜋∗9∗60

Chọn đường kính của ống nhánh 65mm. Khi đó vận tốc khí trong ống nhánh là:
𝑄(𝑘𝑛)∗4 2.16∗4
v(n) = = = 651 (m /phút)
𝜋∗𝑑𝑛2 𝜋∗0.0652

Chọn đường kính ống chính là 170mm. Khi đó vận tốc khí trong ống chính là:
𝑄(𝑘𝑘)∗4 10.8∗4
v(c) = = = 476 (m /phút)
𝜋∗𝑑𝑐 2 𝜋∗0.172

• Áp lực cần thiết cho hệ thống khí nén:


Hs = h d + h f + h c + H
Trong đó:
hd: Tổn thất áp lực theo chiều đi trên đường ống dẫn, m.
hc: Tổn thất qua thiết bị phân phối
Tổn thất hd + hc không vượt quá 0.4m
hf: Tổn thất cục bộ của ống phân phối khí, m.
Tổn thất cục bộ không vượt quá 0.5m.
Lượng không khí cần cấp cho quá trình xử lý nước thải tính theo công thức
Độ ngập của thiết bị phân tán khí trong nước (m)
Hs = 0.4 + 0.5 + 4 = 4.9 m
• Áp lực của máy thổi khí tính theo công thức:
p = (10.33 + Hs)/10.33 = 1.47 atm
• Công suất máy nén:
34400+(𝑝0.29 −1)∗𝑞 34400+(1.470.29 −1)∗32.76
N= = = 3.11(kW).
10.33∗ƞ 102∗0.7∗60

Suy ra chọn máy nén có công suất 3,4 kW (DG – 600 – 26)
• Tính chọn máy bơm:
Lắp đặt 3 bơm nhúng chìm (2 bơm hoạt động lưu phiên và 1 bơm dự phòng)
Đặc tính bơm: Qbơm = 88 m3/h
Cột áp H: 4m và bơm chìm đặt sâu 4.5m.
Hiệu suất bơm: S = 0 .8
P = Qbơm*Hb*1000/(102*S) = 88/60/60*(4+4.5)1000/(102*0.8) = 2.55(kW)
Hệ số an toàn cho bơm thường: 0.43
39
Pmáy bơm = 2.55/0.43 = 5.92(kW)
Chọn máy bơm 7.5 kW.
c. Tính chọn trong bồn acid:
Chọn kích thước bồn chứa acid:
Chiều cao: 3,5m
Bán kính: 1m
Thể tích bể: 3,5m3 > 3.11m3
Chọn máy khuấy bể clo là 2 máy khuấy 2.5kW. Để đảm bảo hoá chất luôn ổn định nồng độ.

3. Bể lắng 1:
Giả sử tải trọng thích hợp cho loại cặn này là v0 = 40 m2/m2 ngày. Vậy diện tích bề mặt bể
lắng là:
𝑄𝑡𝑏𝑛𝑔𝑎𝑦
A= = 2000/ 40=50m2
𝑣0

Đường kính bể lắng


D = √4𝐴/𝜋 = 7,9 m
Chọn Dbể = 8m
Đường kính ống trung tâm:
d = 20%D = 0,2.8 = 1,6m
Bể lắng có dạng hình trụ có đổ thêm bê tông dưới đáy để tạo độ dốc 10%. Hố thu gom bùn
đặt ở chính giữa bể và có thể tích nhỏ vì cặn sẽ được tháo ra liên tục, đường kính hố thu gom
bùn lấy bằng 20% đường kính bể. Chọn chiều cao hố thu bùn là 0,4m, chiều sâu hữu ích bể
lắng là 3m, chiều cao lớp bùn lắng là 0,8m, chiều cao lớp trung hòa là 0,2m, chiều cao bảo vệ
là 0,3. Vậy tổng chiều cao bể lắng I là:
Htc= 3+ 0,8+ 0,2 + 0,3 + 0,4 = 4,7 m
Chiều cao ống trung tâm
h = 60%H = 1,8m
Tải trọng thủy lực của máng thu
Utb = Qtbngay / πD = 2000 / 𝜋. 8 = 79, 5 m3/ ngày
Thể tích bể lắng 1: V= 251 m3
Kiểm tra các thông số thiết kế bể:
Thể tích phần lắng:
W = 𝜋(D2-d2).h/4 = 86,6 m3

40
Thời gian lưu nước:
t = W/Qtnh = 86,6/83,3=1,03 h
Vận tốc giới hạn vùng lắng:
VH = 0,0686 m/s (Theo sách tính toán thiết kế các công trình xử lí nước thải- Trịnh Xuân
Lai)
Vận tốc nước chảy trong vùng lắng ứng với Qmaxh:
Vmax = 4.Qmaxh/π. D2.3600 = 4. 83,3/ 3,14. 82. 3600 =0,00046 m/s < 0,0686 m/s
Xác định lượng bùn sinh ra
Xác định hiểu quả khử BOD5 và SS:
R = t/ a+b.t =
Trong đó t: Thời gian lưu nước, t= 1,03h
a, b: Các hằng số thực nghiệm (a = 0,018; b= 0,020; đối với SS thì a = 0,0075; b= 0,014.)
RBOD = 26,6%
RSS = 46,9%
Lượng bùn khô sinh ra mỗi ngày:
G = 46,9/100. 653 . 10-6 . 2000. 1000 = 612,514 kg/ ngày = 5,56 m3/ ngày
Thể tích bùn sinh ra một ngày
Vbùn = G/C = 612,514/ 40 =15,312 kg/ngày = 0,015 m3/ngày
Trong đó C: hàm lượng chất rắn trong bùn, dao động trong khoảng 40 đến 120 kg/m3, lấy C
= 40 kg/m3
𝑄𝑤𝑟 ∗𝜌∗𝑔∗𝐻 1,52∗1006∗9,81∗4,5
Tính công suất máy bơm bùn: : N = = = 0,02kW
𝜂 0,8∗1000∗3600

Suy ra chọn máy bơm bùn có công suất 0,5 kW ( tích bùn trong 6h)

4. Bể UASB:
Sau khi qua các công trình xử lý trước đó hàm lượng COD giảm từ 20- 40%, chọn hiệu quả
xử lý COD tại các công trình trước đó là 30%. Qtb = 300 (m3/ngày)
Thông số đầu vào UASB:
70 70
L1BOD5 = 1750* = 1225mg/l ; Tổng Nitơ = 60* = 42mg/l
100 100
70 70
L1COD = 2340* = 1638mg/l ; Tổng photpho = 8* = 5.6mg/l
100 100
70
L1SS = 400* = 280mg/l
100

41
Nồng độ nước thải Tỉ lệ COD Tải trọng thể tích ở 300C, (KgCOD/m3.ngày)
(mgCOD/L) không tan(%) Bùn hạt (không khử Bùn hạt (khử
Bùn bông SS) SS)

2000 10-30 2-4 8-12 2-4

30-60 2-4 8-12 2-4

2000-6000 10-30 3-5 12-18 3-5

30-60 4-8 12-18 2-6

60-100 4-8 2-6

6000-9000 10-30 4-6 15-20 4-6

30-60 5-7 15-24 3-7

Bảng 3.1 Tải trọng thể tích hữu cơ của bể UASB bùn hạt và bùn bông ở các hàm lượng COD
và tỉ lệ chất không tan khác nhau.
a. Tính toán kích thước:
Việc tính toán kích thước bể phản ứng kị khí UASB phụ thuộc các thông số “tải trọng hữu cơ
thể tích”, “vận tốc nước dâng trong bể” và” lưu lượng vào” theo các công thức sau:
𝑄 𝑄(𝑆0 −𝑆) 𝑉𝑛
v= ; Vn = ; VL = .
𝐴 𝐿 𝐸

Trong đó:

v: vận tốc nước dâng trong bể UASB (m/s)


Q: lưu lượng (m3/h)
Vhi: thể tích hữu ích (m3)
Vt : thể tích thực phần phản ứng (m3)
S0: Nồng độ COD vào (kgCOD/m3)
Lorg: tải trọng hữu cơ thể tích (kgCOD/m3.ngày)

42
E: hệ số hiệu quả, là tỉ số giữa thể tích hữu ích trên thể tích thực phần phản ứng.
F: Bể UASB làm việc trong điều kiện SS 150 (mg/L). Kiểm soát quá trình bùn yếm khí
trong bể UASB ở dạng hạt.

Tra bảng ta có Lorg 8 (kgCOD/m3.ngày)


So 1,638 (kgCOD/m3)

Chọn E 0,8
Chọn hiệu suất UASB là H 75 (%)
Nồng độ COD đầu ra : S = So ( 1- H )
=1,638 ( 1- 75% )
=0,41 (kgCOD/m3)
Thể tích hữu ích:
𝑄(𝑆0 −𝑆) 2000(1.638−0.41)
Vhi = = = 307(m3)
𝐿𝑜𝑟𝑔 8

Thể tích thực


𝑉ℎ𝑖 307
Vt = = = 383.75(m3)
𝐸 0.8

Chọn vận tốc nước dâng trong bể v =1,1 (m/s)


Diện tích mặt cắt ngang của bể:
𝑄 2000
A= = = 75.75(m2).
𝑉 24∗1.1

Chọn xây dựng bể có dạng trụ vuông có cạnh là a:


a = 8.7(m)
Chiều cao phần phản ứng trong bể:
𝑉𝑡 383.75
HL = = = 5.06(m)
𝐴 75.75

Chọn HL = 5.1(m).
Mỗi phễu thu khí có chiều cao là 3,5 m bao gồm chiềub cao bảo vệ chọn bằng hbv =0,5 m.
Chiều cao mực nước trong phần lắng là 3m.
Tổng chiều cao trong bể UASB là:
H = 5.1 + 3.5 = 8.6 (m)
Chọn chiều cao của bể UASB là 10 m.

43
Thể tích hữu ích:
Vhi = hhi*A = (5.1 + 0.8) * 75.75 = 447(m3)
Thể tích xây dựng:
Vt = HA = 10*75.75 = 757.5(m3)
Thời gian lưu nước:
𝑉𝑐𝑡 447
t= = = 5.36(h) Chọn 6h
𝑄 83.33

Thời gian lưu bùn trong bể UASB khoảng (60-100) ngày tuỳ theo tính chất chất hữu cơ
trong nước thải. Do nước thải nhà máy bia là loại dễ phân huỷ nên chọn thời gian lưu bùn
thấp.
Thời gian lưu bùn T = 60(ngày).
b. Tính toán chi tiết:
Nước thải sau phản ứng kị khí vào ngăn lắng. Ngăn lắng được cấu tạo bởi các tấm phẳng
cố định trong bể với góc nghiêng (45 60o), có tác dụng tách hai pha nước và khí. Chọn
góc đặt tấm chắn khí là 60o.
Tổng diện tích các khe hẹp (Ftổngkhe) chiếm 15- 20% diện tích mặt cắt bể (A)
Ftổngkhe = (0.15-0.2)a2
Chọn k = 0.16
Ftổngkhe = 0.16a2 = 0.16 x 8.72 = 12.11(m2)
Tổng số khe của bể là 8, vậy diện tích một khe là:
FKhe= Ftổngkhe/8 = 12.11/8= 1,51(m2)
Bề rộng khe = (tiết diện khe)/(chiều dài khe) (chọn chẵn)
1.51
b= = 0.173(m) = 173(mm)
8,7

c. Sơ đồ cấu tạo phần phễu thu khí:

44
Hình 3.1 Phểu thu khí.

Ghi chú: 1-tấm chắn khí 1

2-tấm chắn khí 2

3-khe hẹp
4-tấm hướng dòng

Chọn chiều cao tấm chắn khí 1 là : h1 = 1 m


Chọn chiều cao tấm chắn khí 2 là : h2 = 0,8 m
Góc hợp bởi hai cánh so với phương ngang là 60o
Chiều rộng tấm chắn khí 1: b1 = 1000/sin60o = 1154,7 (mm)
Lấy b1 = 1155 (mm)
Chiều rộng tấm chắn khí 2: b2 = 800/sin60o = 923,8 (mm)
Lấy b2 = 924 (mm)
Khoảng cách 2y giữa 2 tấm chắn khí là:
2y = 2bk/sin60o= 2x68/sin60o= 157 (mm)
Ta chọn góc hợp bởi 2 tấm hướng dòng là 600.
Chọn khoảng cách D sao cho lớn hơn 2y, D= 400 (mm)
Vậy bề rộng tấm hướng dòng là bhd = 500 (mm)

45
Khoảng cách từ thành bể UASB đến vị trí mép trên của tấm chắn khí b1 kí hiệu là X.
X = a/4 – (chiều cao phễu thu)/ tag60o
= 3400/4 –1300/tag60o =99,45(mm)
Chọn X = 100 (mm)

Thông số Kí hiệu Giá trị(mm)


Chiều cao tấm chắn khí 1 h1 1000
Chiều cao tấm chắn khí 2 h2 800
Chiều cao bảo vệ hbv 500
Bề rộng tấm chắn khí 1 b1 1155
Bề rộng tấm chắn khí 2 b2 924

Bề rộng khe hẹp bk 68


Khoảng cách đáy giữa 2 tấm hướng
D 400
dòng
Khoảng cách giữa 2 tấm chắn khí bên
2y 157
dưới
Khoảng cách từ thành bể đến vị trí mép
X 100
trên của tấm khí b1
Bảng 3.2 Bảng tóm tắt thông số tính toán phần thu khí.
d. Tính lượng bùn sinh ra:
Lượng bùn sinh ra trong bể UASB hay hệ số sản lượng tế bào có giá trị trong khoảng
(0,05 - 0,10)kgVSS/KgCODlọaibỏ
Chọn hệ số sản lượng tế bào
Thể tích bùn sinh ra:
𝑀𝑏ù𝑛 171.92
Q= = = 1.563 m3 / ngày
110 110

Thể tích bùn sinh ra trong một tháng:

46
Vbùn = 1.563 * 30 = 46.9 m3
Thời gian lưu bùn đã chọn ở trên:
T = 60 ngày = 2 tháng
Thể tích bùn sinh ra trong 2 tháng:
Vbùn = 46.9*2 = 93.8 (m3)
Sau 2 tháng xả bùn một lần. Chọn thời gian xả bùn là 4h. Lưu lượng bùn xả:
93.8
Qbùn = = 23.45 (m3/h)
3

e. Máy khuấy trộn Z3.T1:


Thể tích bể UASB: V = 750 m3
Hình dạng máy khuấy: Hình chữ nhật dạng 7, k = 1.2.

47
𝑊𝑎𝑡𝑡
𝑉(𝑚3 )∗𝑃𝑢( )∗𝑘 750∗14∗1.2
𝑚3
P= = = 12.6 kW ( Công suất yêu cầu)
𝐴 1000

Vì vậy sử dụng 2 máy khuấy chìm – TBM mỗi máy công suất 6.3 kW suy ra chon máy
khuấy có công suất 7.5 kW.
Chu kì hoạt động:
𝑉(𝑚3 )∗180 650∗180
Tu = 𝑚3
= = 390 phút = 6.5 (h)
𝑄( ) 300

f. Máy bơm bùn Z4.MBB:


Chọn máy bơm chìm nước thải Tsurumi KTZ 411 11kW.
5. Bể Aerotank:
Dung tích hữu ích của aerotank được tính theo công thức:
Ɵ𝑐𝑄𝑌(𝑆𝑜−𝑆) 20×2000×0.5×(500−20)
V= = = 1500m3
𝑋(1+𝐾𝑑Ɵ𝑐) 3200×(1+0.05×20)

Trong đó: Ɵ𝑐 thời gian lưu bùn (ngày).


𝑌 hệ số sản lượng bùn.
𝑆𝑜 BOD5 của nước thải đầu vào (mg/l)
X nồng độ VSS trong hỗn hợp bùn hoạt tính (mg/l)
Kd hệ số phân huỷ nội bào, Kd = 0,05 ngày-1
Hệ số tăng trưởng bùn:

48
𝑌 0.5
Yb = = = 0.25
1+𝐾𝑑Ɵ𝑐 1+(0.05×20)

Lượng bùn gia tăng mỗi ngày tính bằng MLVSS:


Px = Yb×Q×(So-S) = 0.25×2000×(500-20) = 240000g/ngày = 240kg/ngày
Tổng lượng bùn hoạt tính gia tăng tính theo MLSS:
Px(ss) = 240/0.8 = 300kg/ngày
(Q + Qr) × 1500 = 10000 × Qr
Qr/Q = 3/17
Lượng bùn tuần hoàn: Qr = 3/17 × 2000 = 353m3/ngày (14.7m3/h)
1.5×2000
Lúc khởi động: Qr = 1.5 Q = = 125m3/h
24
3000×2000
Lợng bùn dư: Qwr = = 30 m3/ngày
20×10000

Hệ thống làm thoáng (thổi khí)


Lượng oxy yêu cầu, kg O2/ngày:
𝑄(𝑆𝑜 −𝑆)×10−3 2000(500−20)×10−3
G= – (1.42×Px) = – (1.42×240)
0.68 0.68

G = 1070.9kgO2/ngày = 44.6kgO2/h
Tốc độ cung cấp oxy từ thiết bị làm thoáng bề mặt là 1,4 kgO2/h.HP
44.6
Năng lượng tổng cộng yêu cầu = = 39.82 HP (29.7 kW)
1.4×0.8

Suy ra cần chọn 6 bơm sục khí, mỗi bơm 5 kW


1070
Thể tích không khí theo yêu cầu = = 3911.8m3/ngày
1.18×0.232

6. Bể lắng 2 và bể chứa bùn:


𝑄
Diện tích bề mặt cần thiết:F = = 2000/15 = 133.3 m2
𝐿𝑏

Chọn 2 bể ly tâm có đường kính 9.5m.


𝜋 × 9.52
Diện tích bề mặt thực = × 2 bể = 141.76 m2.
4

Kiểm tra tốc độ chảy tràn:


2000
V= = 33.5 kg/m3.ngày < 150kg/m3.ngày
2×𝜋×9.5

Đối với chiều cao công tác của bể lắng 2 ta chọn 4m. Nhưng để nước trong bể không tràn

49
trong quá trình xử lý nước của bể khử trùng nên ta tăng chiều cao bể lắng 5.5m.
• TÍNH TOÁN BỂ CHỨA BÙN
+ Ta chọn thời gian lưu bùn là trong bể là 4h. Dung tích chứa bùn sẽ là :
𝑏
W = 𝑄𝑛é𝑛 *t=389,68𝑚3 /ngày *1/6 ngày =64𝑚3 /ℎ.
+ Chọn chiều cao bảo vệ là 0,5m.
+ Chọn chiều cao xây dựng là 4,5m.
+ Chiều dài và chiều rộng bể là 10m và 8,6m.
+ Thể tích bể: V = F * H = 10 *8,6*4,5= 387𝑚3
Tại bể chứa bùn có đặt 2 máy bơm tuần hoàn về 2 bể aerotank và bể nén bùn
+ Công suất máy bơm bùn tuần hoàn :
𝑄𝑟 ∗𝜌∗𝑔∗𝐻 0.004∗1006∗9,81∗4,5
N= = = 0,222kW
𝜂 0,8∗1000

Trong đó 𝑄𝑟 là lượng bùn tuần hoàn trong ngày (𝑚3 /𝑠 )


𝜌 khối lượng riêng của chất lỏng, 𝑝𝑛ướ𝑐 =1000kg/𝑚3 , 𝑝𝑏ù𝑛 = 1006kg/𝑚3
𝑔 là gia tốc trọng trường, g = 9.81m/𝑠 2
H là chiều cao bể = 4,5m
𝜂 là hiệu suất máy bơm, 𝜂 = 0,73 ÷ 0,93 chọn 𝜂=0,8.
+ Công suất thực tế của bơm :
𝑁𝑡𝑡 = 1,5 * N = 0,222.1,5 =0,333 kW => Chọn 2 máy bơm có công suất 0,5 kW.

7. Bể khử trùng:
a. Tính bể khử trùng:
Bể khử trùng có thể tích nhỏ. Lựa chọn xây dựng bể khử trùng có kích thước đủ để chứa
lượng nước trong vòng 1 giờ (V > Qtb):
Chiều cao: 2m
Chiều rộng: 5m
Chiều dài: 8,5m
Thể tích bể: 85m3 > 83m3
b. Tính bể clo:
Lượng Clo hoạt tính được quy định đối với xử lý nước khiểu sinh học không hoàn toàn là

50
g = 5g/m3. Lượng clora cần dùng 1 ngày đêm:
M = g×Q×t = 5×83×24 = 9960g = 9.96kg
Thể tích dung dịch cần pha trong 1 ngày đêm :
𝑀 9.96
V= ×C% = ×25 = 124.5 lít
𝑐% 2

Cho bể chứa clo trong thời gian 25 ngày


Thể tích bể V = 124.5 × 25 = 3.1125 m3
Vậy kích thước bể chứa clo:
Chiều cao: 3,5m
Bán kính: 1m
Thể tích bể: 3,5m3 > 3.11m3
Chọn máy khuấy bể clo là 2 máy khuấy 3kW. Để đảm bảo hoá chất luôn ổn định nồng
độ.
c. Tính bể tiếp xúc:
Dung tích hữu ích của bể tiếp xúc:
W = Q × t = 300 × 0.5 = 150 m3
Chiều sâu lớp nước trong bể được chọn: H = 1,5m. diện tích mặt thoáng hữu ích của bể
tiếp xúc khi đó sẽ là:
𝑊 150
F= = = 100 m2
𝐻 1.5

Chọn bể tiếp xúc gồm 5 ngăn, kích thước mỗi ngăn:


L × B = 10 × 2 = 20 m2

8. Bể nén bùn:
+ Chiều cao của bể từ 3-3,7m
+ Chiều cao đường ống 1,25m
+ Tải trọng chất rắn trong ngày = 35kg/𝑚2 .ngày
+ Tải trọng thủy lực = 20 m3/m2.ngày
4𝐹
+ Đường kính bể nén D =√ = 5m
𝜋

Trong đó F (diện tích bề mặt yêu cầu) = 20m2

51
𝑣𝑟 ∗1000
+ Thể tích bùn : 𝑣𝑏ù𝑛 = = 30 𝑚3 /ngày
𝑣ℎℎ.𝑟ắ𝑛

Bùn xả ra từ bể lắng I 5,12𝑚3 /ngày.


Bùn xả ra từ bể uasb 1,563 𝑚3 /ngày.
Bùn xả từ bể aerotank 30 𝑚3 /ngày.
Lượng bùn tuần hoàn 353 𝑚3 /ngày
Lượng bùn dư dẫn đến bể nén bùn :
𝑄𝑏𝑑 = 5,12+1,563+30= 36,683𝑚3 /𝑛𝑔à𝑦 = 1,52𝑚3 /ℎ
Diện tích hữu ích của bể nén bùn :
𝑄𝑏𝑑 1,52∗1000
𝐹1 = = = 4,24 𝑚2
𝑉1 0,1∗3600

Với v1 : tốc độc chảy của chất lỏng ở vùng lắng trong bể nén bùn kiểu lắng đứng. v1 =
0,1mm/s.
Diện tích ống trung tâm bể nén bùn :
𝑄𝑏𝑑
𝐹2 = = 0,05𝑚2
𝑉2

Với v2 : tốc độ chuyển động của bùn trong ống trung tâm, v2=30mm/s.
Diện tích tổng cộng bể nén bùn :
F = F1 + F2 = 4,29 𝑚2
Chiều cao phần lắng bể :
𝐻𝑙 = 𝑣1 .t.3600 = 0,0001.5.3600 =1,8m
Với t : thời gian lắng , chọn 5h.
Chiều cao ống trung tâm: ℎ𝑡𝑡 = 0,6 . 𝐻𝑙 = 1,08m

9. Máy ép bùn:
Chọn máy ép bùn có công suất 1.5kW.

52
Bể Chiều cao Chiều dài Chiều Bán Thể tích
rộng kính (m)
Bể thu gom 2.5 7 3 52.5
Bể điều hòa 4.5 (4+0.5) 20 9 720
Bể lắng 1 4.7 4 236.1
Bể uasb 10 8.7 8.7 750
Bể aerotank 5 20 15 1500
Bể lắng 2 4.5 6.6 615.5
Bể khử trùng 2 8.5 5 85
Bể chứa clo 5 4 251
Bể acid 3.11 1 150
Bể tiếp xúc 1.5 10 10 150
Bể chứa bùn 5 (4.5+0.5) 10 8.6 387
Bể nén bùn 3.5 2.5 68.7

Bảng 3.3 Kích thước từng bể.

Hình 3.2 Sơ đồ mặt bằng của khu xử lý nước thải.

53
Tuyến dây L(m)
Cáp tủ tổng 3
Cáp tủ 1 37
Cáp tủ 2 42
Cáp tủ 3 17
Cáp tủ 4 34
Cáp tủ 5 19
Cáp tủ 1 đến máy bơm bể tiếp nhận 9
Cáp tủ 1 đến máy bơm điều hoà 29
Cáp tủ 1 đến máy thổi khí bể điều hoà 6
Cáp tủ 2 đến máy bơm bùn bể uasb 5
Cáp tủ 2 đến máy khuấy bể uasb 5
Cáp tủ 3 đến máy sục khí bể aerotank 0.5
Cáp tủ 4 đến máy khuấy bể clo 11
Cáp tủ 4 đến máy khuấy bể acid 0.6
Cáp tủ 5 đến máy bơm bùn bể lắng 1 25.44
Cáp tủ 5 đến máy bơm bùn bể chứa bùn 3.6
Cáp tủ 5 đến máy ép bùn 6.6

Bảng 3.4 Chiều dài dây dẫn.

II. XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN:

1. Đặt vấn đề:


Các chỉ tiêu sử dụng điện trong công trình được đặt ra theo yêu cầu và đặc
điểm công trình:
- Chiếu sáng gara, hành lang, cầu thang 7 (W/m2).
- Chiếu sáng văn phòng 14 (W/m2).
- Ổ cắm điện văn phòng, dịch vụ công cộng 500(W/ổ cắm).
Trên cơ sở các chỉ tiêu trên để tính toán công suất máy biến áp (MBA)
Khi thiết kế cung cấp điện cho một khu vực bất kì, nhiệm vụ đầu tiên của
ngƣời thiết kế là xác định phụ tải điện của công trình đấy. Tuỳ theo quy mô của
công trình mà phụ tải điện phải được xác định theo phụ tải thực tế hoặc còn phải

54
kể đến khả năng phát triển của công trình trong tƣơng lai 5 năm , 10 năm hoặc
lâu hơn nữa.Như vậy xác định phụ tải điện là giải bài toán dự báo phụ tải
ngắn hoặc dài hạn.
Dự báo phụ tải ngắn hạn tức là xác định phụ tải của công trình ngay khi
công trình đi vào hoạt động. Phụ tải đó thường được gọi là phụ tải tính toán.
người thiết kế cần biết được phụ tải tính toán để chọn các thiết bị điện như: máy
biến áp , dây dẫn, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ ,vv...để tính được các tổn thất
công suất, để chọn các thiết bị bù,vv...
Như vậy phụ tải tính toán là một số liệu quan trọng để thiết kế cung cấp
điện.
Phụ tải điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : công suất và số lượng thiết bị,
chế độ vận hành, quy trình công nghệ sản suất, vv... vì vậy xác định phụ tải tính
toán là một nhiệm vụ khó khăn nhưng rất quan trọng bởi vì nếu phụ tải tính toán
nhỏ hơn phụ tải thực tế thì sẽ làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện, dễ dẫn tới
nổ, cháy gây nguy hiểm cho tài sản và tính mạng của con người và ngược lại nếu
phụ tải tính toán lớn hơn so với yêu cầu thì sẽ gây lãng phí do các thiết bị được
chọn chưa hoạt động hết công suất.
Do tính chất quan trọng của việc xác định phụ tải tính toán nên ta phải có
những phương pháp xác định phụ tải tính toán sao cho sai số là nhỏ nhất, dưới
đây là một số phƣơng pháp xác định phụ tải tính toán thường dùng trong thiết kế
hệ thống cung cấp điện :
- Phương pháp tính theo công suất đặt.
- Phương pháp tính theo công suất trung bình.
Do chưa biết rõ số lượng thiết bị, mặt bằng bố trí, công suất của các thiết bị
trong tòa nhà nên ta chọn phương pháp xác định phụ tải tính toán theo công suất
đặt.

• Phụ tải tính toán được xác định theo công thức:
2
𝑆𝑡𝑡 = √𝑄𝑡𝑡 + 𝑃𝑡𝑡2 (3.1)
55
Với 𝑃𝑡𝑡 = knc.∑𝑛𝑖=1 𝑃𝑑.𝑖 (3.2)
Qtt = Ptt.tgφ (3.3)
knc: là hệ số nhu cầu của thiết bị
cosφ: hệ số công suất của nhóm thiết bị
• Ưu điểm: Tính toán đơn giản, thuận tiện
• Nhược điểm: Kém chính xác, nếu chế độ vận hành và số thiết bị trong
nhóm thay đổi nhiều thì kết quả tính toán PTTT theo hệ số nhu cầu sẽ
không chính xác.

2. Thống kê phụ tải:


STT Bể Tên thiết bị Công suất (kW)
1 Bể tiếp nhận Bơm Z1.B1 5.5
2 Bơm Z1.B2 5.5
3 Bơm Z2.B1 7.5
4 Bơm Z2.B2 7.5
5 Bơm Z2.BDP 7.5
6 Bể điều hòa và Máy sục khí 3.4
bồn acid Z2.MSK
7 Máy khuấy 2.5
Z2.MK1
8 Máy khuấy 2.5
Z2.MK2
9 Bể lắng 1 Bơm bùn Z3.BB 0.5
10 Bể UASB Máy khuấy 7.5
Z4.MK1
11 Máy khuấy 7.5
Z4.MK2
12 Bơm bùn 11
Z4.MBB
13 Bể Aerotank Máy sục 5
Z5.MSK1
14 Máy sục 5
Z5.MSK2
15 Máy sục 5
Z5.MSK3
16 Máy sục 5
Z5.MSK4

56
17 Máy sục 5
Z5.MSK5
18 Máy sục 5
Z5.MSK6
19 Lắng 2 và Bể Bơm bùn 0.5
chứa bùn Z6.MBB1
20 Bơm bùn 0.5
Z6.MBB2
21 Bể khử trùng Máy khuấy 3
Z7.MK1
22 Máy khuấy 3
Z7.MK2
23 Máy ép bùn 1.5
Bảng 3.5 thống kê phụ tải điện.

3. Xác định phụ tải tính toán:


Số Tên phụ Pđ knc Cosφ Ptt
lượng tải (kW) (kW)
2 Bơm 5,5 0,8 0,85 8,8
Z1.B
3 Bơm 7,5 0,8 0,85 18
Z2.B
1 Bơm bùn 11 0,8 0,85 8,8
Z4MBB

3 2 Bơm 0,5 0,8 0,85 1,2


bùn
Z6.MBB
+ 1 Bơm
bùn
Z3.BB

1 Máy sục 3,4 0,7 0,75 2,38


khí
Z2.MSK

57
6 Máy sục 5 0,7 0,75 21
Z5.MSK

2 Máy 3 0,6 0,75 3,6


khuấy
Z7.MSK

1 Máy ép 1,5 0,65 0,8 0,975


bùn
2 Máy 2,5 0,6 0,8 3
khuấy
Z2.MK
2 Máy 7.5 0,6 0,85 9
khuấy
Z4.MK
Tổng 76,755
23
Bảng 3.6 Phụ tải tính toán.
Hệ số nhu cầu và cosφ được tra trong bảng kĩ thuật của mỗi loại bơm trong sách “Thiết
kế cấp điện” của nhà xuất bản khoa học kĩ thuật.
∑𝑛
𝑖=1 𝑃𝑑𝑚𝑖.𝐶𝑜𝑠φi 86,6
Ta có: Cosφtb = ∑𝑛
= = 0,81 (3.4)
𝑖=1 𝑃𝑑𝑚𝑖.i 106,9

Suy ra: Ptt = 76,755 kW


Qtt = Ptt. tgφtb =76,755.0,72= 55,26kVAr
Suy ra Stt = √𝑃𝑡𝑡2 + 𝑄𝑡𝑡2 = √(76,755)2 + (55,26)2 = 94,57 kVA

III. THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN:

Một trạm biến áp khi thiết kế cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
• Đảm bảo chất lượng điện năng: xác định trung tâm phủ tải và vị trí đặt trạm sao
cho trạm biến áp nằm trung tâm phụ tải nhằm tiết kiệm được dây, hạn chế sụt áp
và tổn hao công suất của mạng điện
• Độ tin cậy cao phụ thuộc nhiều vào tính chất loại phụ tải

58
• Chi phí đầu tư đảm bảo không lãng phí
• An toàn cho người và thiết bị: đảm bảo cả tính thẩm mỹ quan công nghiệp, gần
lưới điện lực và đảm bảo hành lang an toàn điện đường dây bên cạnh đó để đảm
bảo an toàn cho người dân địa phương nơi đặt trạm biến áp thì vị trí trạm biến áp
xây dựng không ảnh hưởng tới nhà xưởng và các công trình khác
• Trạm biến áp khi được thiết kế phải có cấu trúc thuận tiện cho vận hành và sửa
chữa
Trạm biến áp có nhiều loại khác nhau, mỗi loại trạm biến áp lại có những đặc điểm cấu
tạo khác nhau tuy nhiên theo cấu trúc chung thì các loại trạm biến áp đều gồm những bộ
phận chính sau:
• Máy biến áp (MBA) trung tâm
• Hệ thống thanh cái, dao cách ly
• Hệ thống chống sét nối đất
• Hệ thống điện tự dùng
• Khu vực điều hành
• Khu vực phân phối

59
1. SƠ ĐỒ CUNG CẤP ĐIỆN:

Hình 3.3 Sơ đồ cung cấp điện.


2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LỰA CHỌN CÁC PHẦN TỬ CỦA TRẠM:
Trạm biến áp là một trong những phần tử quan trọng của hệ thống cung cấp điện;
trạm biến áp dùng để biến đổi điện năng từ cấp này sang cấp điện áp khác.
*Phân loại trạm biến áp:
Theo hình thức và cầu trúc của trạm:
• Trạm biến áp ngoài trời: thích hợp cho các trạm biến áp trung gian công suất lớn,
đủ đất đai cần thiết để đặt các thiết bị ngoài trời.
• Trạm biến áp trong nhà: thích hợp cho các trạm biến áp phân xưởng hoặc các trạm
biến áp của khu vực đông dân cư.
Để đảm bảo cung cấp điện cho nhà máy khi một máy biến áp bị sự cố máy còn phảo
cho phép quá tải, khoảng 30% công suất.
𝑆𝑡𝑡
SMBA ≥
𝐾

60
Với K = 1,3: đối với máy biến áp trong nhà
K= 1,4: đối với máy biến áp đặt ngoài trời.
Xem xét các chỉ tiêu, yêu cầu trên đối với trạm biến áp, ta chọn trạm biến áp trong
nhà (kín). Máy biến áp được đặt trong trạm kín (trạm xây). Trạm xây là kiểu trạm mà
toàn bộ các thiết bị cao, hạ áp và máy biến áp đều được đặt trong nhà mái bằng. Nhà xây
được phân ra nhiều ngăn để tiện thao tác, vận hành cũn như tránh sự cố lan tràn từ phần
này sang phần khác. Các ngăn của trạm được thông hơi, thoáng khí nhưng phải đặt lưới
mắt cáo, cửa sắt phải kín để đề phòng chim chuột rắn chui qua lỗ thông hơi khe cửa gây
mất điện. Mái phải đổ dốc ( 3÷5)0 để thoát nước mưa. Dưới hầm bệ máy biến áp phải xây
hố dầu sự cố để chứa dầu máy biến áp khi sự cố, tránh cháy nổ lan tràn.
a. Xác định dung lượng trạm biến áp:
Hệ số nhu cầu và cosφ được tra trong bảng kĩ thuật của mỗi loại bơm trong sách
“Thiết kế cấp điện” của nhà xuất bản khoa học kĩ thuật.
∑𝑛
𝑖=1 𝑃𝑑𝑚𝑖.𝐶𝑜𝑠φi 86,6
Ta có: Cosφtb = ∑𝑛
= = 0,81
𝑖=1 𝑃𝑑𝑚𝑖.i 106,9

Suy ra: Ptt = 76,755 kW


Qtt = Ptt. tgφtb =76,755.0,72= 55,26kVAr
Suy ra Stt = √𝑃𝑡𝑡2 + 𝑄𝑡𝑡2 = √(76,755)2 + (55,26)2 = 94,57 kVA
𝑆𝑡𝑡 94,57
SMBA ≥ = = 72,74 kVA
𝐾 1,3

Chọn dung 1 máy biến áp 3 pha 2 cuộn dây do ABB chế tạo 22/0,4.

Công Điện áp định Tổn thất (W) UN% IN,% Trọng lượng
suất mức (kV) của của Idm
định Udm
mức Cao áp Hạ áp Không Có tải Dầu Toàn
(kVA) tải (lít) bộ

61
(kg)

100 22 0,4 320 2050 4 2 132 630


Bảng 3.7 Máy biến áp.
Tổng trở máy biến áp quy về hạ áp:
2 2
∆𝑃𝑁 ×𝑈đ𝑚𝐵𝐴 𝑈𝑁 %×𝑈đ𝑚𝐵𝐴
ZB = 2 × 106 + 𝑗 × 104 (3.5)
𝑆đ𝑚𝐵𝐴 𝑆đ𝑚𝐵𝐴

2.050×0.42 4×0.42
= × 106 +𝑗 × 104
1002 100

= 32.8+j64 mΩ
Dòng điện định mức máy biến áp:
𝑆đ𝑚 100
IđmBA = = = 144A (3.6)
√3×𝑈đ𝑚𝐵𝐴 1.73×0.4

b. Tính chọn các phần tử phía cao áp:


❖ Đường dây trên không trung áp 22kV:
Có 3 phương pháp lựa chọn tiết diện dây dẫn:
• Chọn tiết diện theo mật độ kinh tế của dòng Ikt.
• Chọn tiết diện theo điện áp cho phép ∆Ucp.
• Chọn dây dẫn theo điều kiện phát nóng lâu dài cho phép Jcp.
Bảng : Phạm vi ứng dụng các phương pháp lựa chọn dây dẫn và cáp
Lưới điện Jkt ∆Ucp Jcp
Cao áp Mọi đối tượng
Trung áp Đô thị, công nghiệp Nông thôn
Hạ áp Nông thôn Đô thị, công nghiệp
Ta tiến hành tính chọn tiết diện đường dây trên không theo phương pháo Jkt

Bảng :Trị số Jkt (A/mm2) theo Tmax và loại dây:


Loại dây Tmax (h)
<3000 3000÷5000 >5000

62
Dây đồng 2,5 2,1 1,8
Dây A, AC 1,3 1,1 1
Cáp đồng 3,5 3,1 2,7
Cáp nhôm 1,6 1,4 1,2

Xác định trị số dòng điện lớn nhất chạy trên đường dây:
𝑆𝑏𝑎 100
I= = = 3,21A (3.7)
𝑛√3.𝑈𝑑𝑚 √3 .22

Chọn dây cáp đồng với thời gian sử dụng công suất lớn nhất Tmax là lớn 5000h. Ta có tiết
diện kinh tế đường dây là:
𝐼 3,21
Fkt = = == = 1,18 mm2 (3.8)
𝐽𝑘𝑡 2,7

Chọn dây cáp đồng 3 lõi 12-24 kV cách điện XLPE, đai thép, vỏ PVC do hãng
CADI-SUN chế tạo.
Fdm 1 lõi Độ dày Độ dày Trọng ro, ở 20 X0 với Icp ngoài Icp dưới
lớp cách vỏ lượng 0
C 50 kg trời đất
điện PVC
XLPE

mm2 mm2 mm2 kg/km Ω/km μF/km A A

25 5,5 1,5 5580 0,668 0,130 120 143


Bảng 3.8 Thông số cáp cao áp.

• TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH CAO ÁP


Vì hệ thống có công suất nhỏ nên có thể coi XH = 0. Khoảng từ trạm BATG đến trạm
biến áp trong nhà là 5 km.
RD= r0.l = 0,668.5= 3,34 (Ω)
XD= x0.l = 0,13.5= 0,65 (Ω)

ZD = √𝑅𝐷 2 + 𝑋𝐷 2 (3.9)
= 3,34Ω

63
Dòng ngắn mạch tại điểm N :
𝑈𝑡𝑏
IN = = 3,93 (kA) (3.10)
√3𝑍𝑑

UTB = 10,5.UđmLD: điện áp trung bình của lưới điện, kV


Trị số dòng ngắn mạch xung kích :
Ixk= 1,8. 10 (kA)
❖ Chọn dao cách ly trung áp:
Trong sơ đồ trạm biến áp phân phối thì dao cách ly làm nhiệm vụ cách ly giữa đường dây
trên không trung áp và trạm biến áp để phục vụ cho việc kiểm tra, bảo dưỡng, sữa chữa
chống sét van, cầu chì cao áp, máy biến áp và cáp tổng cũng như hệ thống tiếp địa. Dao
cách ly không có biện pháp dập hồ quang nên không cho phép đóng cắt mạch điện. Với
trạm biến áp được xây dựng kín trong nhà, ta dung dao cách ly liên động, có nghĩa là có
thể đóng cắt đồng thời 3 pha.
Ta chọn dung dao cách ly do SIEMENS chế tạo có các thông số kỹ thuật sau:
Loại Udm (kV) INt (kA) INmax (kA) Idm (A)
3DC 24 16 40 630

Bảng 3.9 Thông số dao cách ly.


❖ Chọn chống sét van:
Chống sét van làm nhiệm vụ chống sét đánh từ ngoài đường dây trên không truyền vào
trạm. Chống sét van được cấu tạo bởi điện trở phi tuyến. Khi điện áp bằng điện áp định
mức của lưới điện thì R bằng vô cùng không cho dòng điện đi qua. Khi điện áp sét đặt
vào chống sét van, R tiến về 0 và chống sét van tháo toàn bộ sóng sét xuống đất.
Trong tính toán thiết kế việc lựa chọn chống sét van chỉ cần căn cứ vào điện áp: UdmCSV ≥
Udmld = 22kV.
Chọn chống sét van do hãng SIEMENS chế tạo có các thông số kỹ thuật:
Loại Điện áp lớn Điện áp phóng Điện áp làm Vật liệu vỏ
nhất của lưới định mức (kA) việc lớn nhất
điện (kV) (kV)

64
Cacbua silic 245 50 216 Sứ
Bảng 3.10 Chống sét van.
❖ Tính chọn máy cắt:
Máy cắt điện (MC) là cơ cấu đóng mở cơ khí có khả năng đóng, dẫn liên tục và cắt dòng
điện trong điều kiện bình thường và trong mạch trường hợp ngắn mạch. Máy cắt được
dung để đóng hay ngắt các mạch đường dây trên không, đường dây cáp, máy biến áp,
cuộn kháng điện, bộ tụ điện, nối các thanh góp, các động cơ điện,… đảm bảo việc truyền
tải điện năng khi bình thường và các phần tử bị hư hỏng ra khỏi lưới điện.
Yếu tố cần khi chọn MC
Udm.MC ≥ Udm.m = 22 kV (3.11)
Idm.MC ≥ Ilv.max = 136A (3.12)
Ic.dm ≥ IN’’ , IN’’ : dd NM tại thời điểm cắt tc
𝑆C.dm≥ 𝑆𝑁
𝐼ôđđ ≥ 𝑖𝑥𝑘
Chọn máy cắt do Liên Xô chế tạo, có thông số như bảng sau:
Loại Điện áp Dòng điện Dòng điện Trị số hiệu Loại cơ cầu
định mức, định mức xung kích dụng dòng truyền động
kV A kA điện toàn
phần kA
BM-35 35 600 17,3 10 IIIHP-35
Bảng 3.11 Máy cắt.
c. Tính chọn các phần tử phía hạ áp:
❖ Tính chọn dây dẫn, cáp:
Tuỳ theo yêu cầu sử dụng, an toàn, thẩm mỹ, đặc điểm của mặt bằng mà ta có thể đi
dây theo các kiểu phương pháp khác nhau:
• Đối với các tuyến cáp có dòng định mức lớn có thể dùng phương pháp:
- Đi dây trong thang cáp.
- Đi dây trong móng cáp và cố định cáp trên những dây đai.

65
• Đối với các tuyến cáp có dòng định mức mức nhỏ có thể đi dây trong hộp cáp và
sắp xếp hợp lý để việc thi công và bảo trì dễ dàng.
• Đối với tuyến băng ngang lối đi thì phải lắp đặt ống dẫn cáp chôn sâu trong lòng
đất.
• Dây dẫn được lựa chọn phải đảm bảo yêu cầu về cháy nổ, an toàn cho người sử
dụng và các thiết bị điện.
• Có 2 cách lựa chọn dây dẫn:
- Chọn theo mật độ dòng kinh tế.
- Chọn theo điều kiện phát nóng.
Trong đồ án thiết kế hệ thống xử lí nước thải công nghiệp từ nhà máy bia, phân
xưởng có chung 1 cấp điện hạ áp là 400V nên chọn dây dẫn theo điều kiện phát nóng do
các thiết bị phải làm việc thường xuyên và lâu dài.
PP chọn tiết diện theo dòng điện phát nóng lâu dài cho phép Icp:
Biểu thức xác định tiết diện theo Icp:
K1K2K3Icp ≥ Itt (3.13)
K1: hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ nếu có sự chênh lệch nhiệt độ môi trường chế tạo và
môi trường sử dụng, tra sổ tay.
K2: hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ nếu có nhiều cáp đặt chung trong 1 rãnh, tra sổ tay.
Icp: dòng phát nóng cho phép, tra sổ tay.
Itt: dòng điện tính toán.
Sau khi chọn tiết diện dây phải kiểm tra lại mọi điều kiện kỹ thuật và phải kiểm tra
điều kiện kết hợp với các thiết bị bảo vệ:
- Bảo vệ bằng aptomat:
1.25×𝐼đ𝑚𝐴
K1K2Icp ≥ (3.14)
1.5

1,25 IđmA là dòng khởi động nhiệt của aptomat.


• Tủ điện tổng:
Làm nhiệm vụ dẫn điện từ trạm biến áp đến tủ phân phối (tủ động lực và điều khiển).

66
Dòng điện tính toán của cáp:
𝑆𝑡𝑡 94,57
Itt = = = 136,76 A
√3 𝑈𝑑𝑚 √3 .0,4

Chọn cáp lõi đồng cách điện PVC do LENS chế tạo, có F là (3×1.5+1×1.5) mm2, trị số
cho phép là 158A, có r0 =0.72 Ω/km.
• Tủ điện 1:
𝑃𝑡𝑡1 29,18
Itt = = Imax = = 50,14 A
√3 𝑈𝑑𝑚1 𝐶𝑜𝑠𝜑1 √3 .0,4.0,84

tag𝜑 = 0,64
Qtt = 18,67kVAr
Stt = 34,61kVA
Chọn cáp lõi đồng cách điện PVC do LENS chế tạo, có F là 4G6mm2, trị số cho phép là
54A, có r0 =3.08 Ω/km trong 200C
• Tủ điện 2:
𝑃𝑡𝑡2 17,8
Itt = = Imax = =30,22 A
√3 𝑈𝑑𝑚2 𝐶𝑜𝑠𝜑2 √3 .0,4.0,85

tag𝜑 = 0,61
Qtt = 10,858 kVAr
Stt = 20,85 kVA
Chọn cáp lõi đồng cách điện PVC do LENS chế tạo, có F là 4G4mm2, trị số cho phép là
42A, có r0 = 4.61 Ω/km trong 200C
• Tủ điện 3:
𝑃𝑡𝑡3 21
Itt = = Imax = =40,41 A
√3 𝑈𝑑𝑚3 𝐶𝑜𝑠𝜑2 √3 .0,4.0,75

tag𝜑 = 0,88
Qtt = 18,48 kVAr
Stt = 27,97 kVA
Chọn cáp lõi đồng cách điện PVC do LENS chế tạo, có F là 4G4mm2, trị số cho phép là
42A, có r0 = 4.61 Ω/km trong 200C
• Tủ điện 4:
Itt = ∑ 𝐼𝑡𝑡 = 𝐼𝑡𝑡 𝑚á𝑦 𝑘ℎ𝑢ấ𝑦 2 + 𝐼𝑡𝑡 𝑚á𝑦 𝑘ℎ𝑢ấ𝑦 1

67
3 3.6
= +
√3×0.4×0.8 √3×0.4×0.75

= 12.34A
tag𝜑= 0,82
Qtt =5,4 kVAr
Stt = 8,5 kVA
Chọn cáp lõi đồng cách điện PVC do LENS chế tạo, có F là 4G1.5mm2, trị số cho phép là
23A, có r0 = 12.1 Ω/km trong 200C
• Tủ điện 5:
𝑃𝑡𝑡5 2,175
Itt = = Imax = =3,80A
√3 𝑈𝑑𝑚5 𝐶𝑜𝑠𝜑5 √3 .0,4.0,825

tag𝜑 = 0,68
Qtt = 1,479 kVAr
Stt = 2,7 kVA
Chọn cáp lõi đồng cách điện PVC do LENS chế tạo, có F là 4G1.5 mm2, trị số cho phép
là 23A, có r0 = 12,1 Ω/km trong 200C.
• Dây dẫn đến bơm bể thu gom:
𝑃đ𝑚 5.5
Ilvmax = = = 9.34 (A)
√3∗𝑈∗cosφ √3∗0.4∗0.85

Ta có: K = K1*K2*K3 = 0.8


𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥 9.34
 Icpdd > = = 11.675 (A)
𝐾 0.8

Chọn dây cáp đồng một sợi cho mỗi pha, cách điện PVC do hãng LENS (Pháp) chế tạo,
có F = 1 x 1.5 mm2, dòng điện làm việc lâu dài cho phép là Icpdd = 24(A)
• Dây dẫn đến bơm bể điều hoà:
𝑃đ𝑚 7.5
Ilvmax = = = 12.73 (A)
√3∗𝑈∗cosφ √3∗0.4∗0.85

Ta có: K = K1*K2*K3 = 0.8


𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥 12.73
 Icpdd > = = 15.91 (A)
𝐾 0.8

Chọn dây cáp đồng một sợi cho mỗi pha, cách điện PVC do hãng LENS (Pháp) chế tạo,
có F = 1 x 1.5 mm2, dòng điện làm việc lâu dài cho phép là Icpdd = 24(A)
• Dây dẫn đến máy thổi khí bể điều hoà:

68
𝑃đ𝑚 3.4
Ilvmax = = = 6.54 (A)
√3∗𝑈∗cosφ √3∗0.4∗0.75

Ta có: K = K1*K2*K3 = 0.8


𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥 6.54
 Icpdd > = = 8.175 (A)
𝐾 0.8

Chọn dây cáp đồng một sợi cho mỗi pha, cách điện PVC do hãng LENS (Pháp) chế tạo,
có F = 1 x 1.5 mm2, dòng điện làm việc lâu dài cho phép là Icpdd = 24(A)
• Dây dẫn đến Máy khuấy bồn acid:
𝑃đ𝑚 2.5
Ilvmax = = = 4.51 (A)
√3∗𝑈∗cosφ √3∗0.4∗0.8

Ta có: K = K1*K2*K3 = 0.8


𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥 4.51
 Icpdd > = = 5.64 (A)
𝐾 0.8

Chọn dây cáp đồng một sợi cho mỗi pha, cách điện PVC do hãng LENS (Pháp) chế tạo,
có F = 1 x 1.5 mm2, dòng điện làm việc lâu dài cho phép là Icpdd = 24(A)
• Dây dẫn đến Máy khuấy bể uasb:
𝑃đ𝑚 7.5
Ilvmax = = = 12.73 (A)
√3∗𝑈∗cosφ √3∗0.4∗0.85

Ta có: K = K1*K2*K3 = 0.8


𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥 12.73
 Icpdd > = = 15.91 (A)
𝐾 0.8

Chọn dây cáp đồng một sợi cho mỗi pha, cách điện PVC do hãng LENS (Pháp) chế tạo,
có F = 1 x 1.5 mm2, dòng điện làm việc lâu dài cho phép là Icpdd = 24(A)
• Dây dẫn đến Bơm bùn bể uasb:
𝑃đ𝑚 11
Ilvmax = = = 18.7 (A)
√3∗𝑈∗cosφ √3∗0.4∗0.85

Ta có: K = K1*K2*K3 = 0.8


𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥 18.7
 Icpdd > = = 23.375 (A)
𝐾 0.8

Chọn dây cáp đồng một sợi cho mỗi pha, cách điện PVC do hãng LENS (Pháp) chế tạo,
có F = 1 x 2.5 mm2, dòng điện làm việc lâu dài cho phép là Icpdd = 33(A)
• Dây dẫn đến Máy thổi khí bể aerotank:
𝑃đ𝑚 5.5
Ilvmax = = = 10.58 (A)
√3∗𝑈∗cosφ √3∗0.4∗0.75

Ta có: K = K1*K2*K3 = 0.8

69
𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥 10.58
 Icpdd > = = 13.225 (A)
𝐾 0.8

Chọn dây cáp đồng một sợi cho mỗi pha, cách điện PVC do hãng LENS (Pháp) chế tạo,
có F = 1 x 1.5 mm2, dòng điện làm việc lâu dài cho phép là Icpdd = 24(A)
• Dây dẫn đến Máy khuấy bể khử trùng:
𝑃đ𝑚 3
Ilvmax = = = 5.41 (A)
√3∗𝑈∗cosφ √3∗0.4∗0.8

Ta có: K = K1*K2*K3 = 0.8


𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥 5.41
 Icpdd > = = 6.76 (A)
𝐾 0.8

Chọn dây cáp đồng một sợi cho mỗi pha, cách điện PVC do hãng LENS (Pháp) chế tạo,
có F = 1 x 1.5 mm2, dòng điện làm việc lâu dài cho phép là Icpdd = 24(A)
• Dây dẫn đến Máy bơm bùn bể chứa bùn:
𝑃đ𝑚 0.5
Ilvmax = = = 0.85 (A)
√3∗𝑈∗cosφ √3∗0.4∗0.85

Ta có: K = K1*K2*K3 = 0.8


𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥 0.85
 Icpdd > = = 1.06 (A)
𝐾 0.8

Chọn dây cáp đồng một sợi cho mỗi pha, cách điện PVC do hãng LENS (Pháp) chế tạo,
có F = 1 x 1.5 mm2, dòng điện làm việc lâu dài cho phép là Icpdd = 24(A)
• Dây dẫn đến Máy ép bùn:
𝑃đ𝑚 1.5
Ilvmax = = = 2.71 (A)
√3∗𝑈∗cosφ √3∗0.4∗0.8

Ta có: K = K1*K2*K3 = 0.8


𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥 2.71
 Icpdd > = = 3.4 (A)
𝐾 0.8

Chọn dây cáp đồng một sợi cho mỗi pha, cách điện PVC do hãng LENS (Pháp) chế tạo,
có F = 1 x 1.5 mm2, dòng điện làm việc lâu dài cho phép là Icpdd = 24(A)
• Dây dẫn đến Máy bơm bùn bể lắng 1:
𝑃đ𝑚 0.5
Ilvmax = = = 0.85 (A)
√3∗𝑈∗cosφ √3∗0.4∗0.85

Ta có: K = K1*K2*K3 = 0.8


𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥 0.85
 Icpdd > = = 1.06 (A)
𝐾 0.8

70
Chọn dây cáp đồng một sợi cho mỗi pha, cách điện PVC do hãng LENS (Pháp) chế tạo,
có F = 1 x 1.5 mm2, dòng điện làm việc lâu dài cho phép là Icpdd = 24(A)
Tên thiết bị SL Công Ilvmax K Icp(A) F(mm2) Icpdd
suất (A) (A)
động
cơ(kW)
Bơm bể thu 2 5.5 9.34 0.8 11.675 (3x1.5+1x1.5) 24
gom
Bơm bể điều 3 7.5 12.73 0.8 15.91 (3x1.5+1x1.5) 24
hoà
Máy thổi khí 1 3.4 6.54 0.8 8.75 (3x1.5+1x1.5) 24
bể điều hoà
Máy khuấy 2 2.5 4.51 0.8 5.64 (3x1.5+1x1.5) 24
bồn acid
Máy khuấy 2 7.5 12.73 0.8 15.91 (3x1.5+1x1.5) 24
bể UASB
Bơm bùn bể 1 11 18.7 0.8 23.375 (3x2.5+1x2.5) 33
UASB
Máy thổi khí 6 5.5 10.58 0.8 13.225 (3x1.5+1x1.5) 24
bể Aerotank
Máy khuấy 2 3 5.41 0.8 6.76 (3x1.5+1x1.5) 24
bể khử trùng
Máy bơm 2 0.5 0.85 0.8 1.06 (3x1.5+1x1.5) 24
bùn bể chứa
bùn
Máy ép bùn 1 1.5 2.71 0.8 3.4 (3x1.5+1x1.5) 24
Máy bơm 1 0.5 0.85 0.8 1.06 (3x1.5+1x1.5) 24
bùn bể lắng

71
1
Bảng 3.12 Thông số dây dẫn của từng động cơ.
Kiểm tra điều kiện bảo vệ kết hợp với aptomat:
1.25×𝐼đ𝑚.𝐴
K1K2Icp ≥
1.5

K1 : hệ số hiệu chỉnh chêch lệch nhiệt độ mt ở nơi chế tạo và sử dụng.


K2 : hệ số hiểu chỉnh nhiệt độ nếu có cáp đặt chung rãnh.

Dòng điện cho Kết


phép (A) I đm.A quả

Dây đến tủ tổng 158 150 125 đạt


Dây đến tủ 1 54 60 50 đạt
Dây đến tủ 2 42 40 33.3 đạt
Dây đến tủ 3 42 50 41.6 đạt
Dây đến tủ 4 23 20 16.6 đạt
Dây đến tủ 5 23 15 12.5 đạt
Dây dẫn đến
bơm bể thu gom 24 20 16.6667 đạt
Dây dẫn đến
bơm bể điều
hoà 24 20 16.6667 đạt
Dây dẫn đến
máy thổi khí bể
điều hoà 24 15 12.5 đạt
Dây dẫn đến
máy khuấy bể
acid 24 15 12.5 đạt
Máy khuấy bể
uasb 24 20 16.6667 đạt

72
Bơm bùn bể
uasb 33 30 25 đạt
Máy thổi khí bể
aerotank 24 20 16.6667 đạt
Máy khuấy bể
khử trùng 24 10 8.33333 đạt
Máy bơm bùn
bể chứa bùn 24 5 4.16667 đạt

Máy ép bùn 24 10 8.33333 đạt


Máy bơm bùn
bể lắng 1 24 5 4.16667 đạt
Bảng 3.13 Kiểm tra điều kiện kết hợp với aptomat.
❖ Tính chọn aptomat:
CB (Circuit Breakers): là thiết bị dùng để tự động đóng cắt mạch điện lúc bình
thường cũng như lúc bị sự cố (quá tải, ngắn mạch, sụt áp…).
Ngắn mạch là dạng sự cố nguy hiểm cần loại ra ngay khỏi lưới điện. Nguyên nhân
có thể do cáp hoặc dây dẫn điện bị ngắn mạch hoặc bị chạm đất, cách điện bị hỏng, tạo ra
ngắn mạch. Hình trình bày dạng ngắn mạch có Ingắn mạch hay Icc rất lớn

Hậu quả của ngắn mạch là làm hư hỏng cáp nguồn hư hỏng hoàn toàn hoặc từng
phần thiết bị điện, nguy cơ gây bỏng, hỏa hoạn hay bị điện giật. Do dòng điện ngắn mạch
rất lớn sẽ làm xuất hiện lực điện động trong thiết bị, dẫn đến hư hỏng thiết bị.

73
Yêu cầu phải cắt ngay dòng ngắn mạch càng sớm càng đỡ nguy hiểm.
Thiết bị bảo vệ ngắn mạch trong lưới hạ áp có thể là CB hoặc cầu chì. Trong đồ án
này, ta chỉ chọn thiết bị bảo vệ là CB là vì các ưu điểm nổi bật của nó như:
Chế độ làm việc định mức của CB là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là trị số dòng
điện định mức chạy qua CB lâu bao nhiêu cũng được. Mặt khác, mạch dòng điện của CB
chịu dòng điện lớn (khi có ngắn mạch) lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang đóng.
CB ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể đến vài chục kiloampe, sau
khi ngắt dòng ngắn mạch CB đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng định mức
Để thực hiện yêu cầu thao tác bảo vệ có chọn lọc, CB cần phải có khả năng điều
chỉnh trị số dòng điện tác động và thời gian tác động.
- Các đặc tính cơ bản của một CB bao gồm:
• Điện áp sử dụng định mức UdmCB là giá trị điện áp mà thiết bị có thể vận hành
trong điều kiện bình thường.
• Dòng điện định mức IdmCB là giá trị cực đại của dòng liên tục mà CB và role bảo
vệ qua dòng có thể chịu đựng được vô hạn định ở nhiệt độ môi trường do nhà chế
tạo quy đinh và nhiệt độ của các bộ phận mang điện không được quá giới hạn cho
phép.
• Dòng tác động có hiệu chỉnh khi quá tải cắt nhiệt: là giá trị dòng ngưỡng tác động
của CB, cũng như là dòng cực đại CB có thể chịu đựng được mà không dẫn đến sự
nhả tiếp điểm. Giá trị này cần phải lớn hơn dòng làm việc lớn nhất Ilvmax và nhỏ
hơn dòng cho phép đã hiệu chỉnh Icp khi tính toán chọn dây.
- CB được chọn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
• Bảo vệ thiết bị an toàn khi có sự cố.
• Bảo đảm an toàn về cháy nổ.
• Bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
*Điều kiện chọn CB:
UdmCB ≥ Ulưới (3.15)
IdmCB ≥ Ilvmax (3.16)

74
ICu ≥ INmax (ICu: khả năng cắt ngắn mạch) (3.17)
Khi lựa chọn CB cần lưu ý đến các đặc tính khác của CB
Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến dòng định mức của CB.
Ảnh hưởng về nhiệt độ giữa các CB khi đặt chúng gần nhau (nếu đặt nhiều CB trong
cùng 1 tủ thì do ảnh hưởng về nhiệt độ dòng định mức của CB sẽ giảm còn 0,8 Idm).
• Aptomat tủ tổng:
Tủ tổng: Itt = ∑ 𝐼𝑡𝑡𝑐á𝑐 𝑡ủ = 136.87A
Tổng trở đoạn dây cáp PVC (3×1.5+1×1.5) tới tủ tổng:
Zdd = (0.72×0.003+j×0.07×0.003) Ω = 0.00216+j0.00021 Ω = 2.16+j0.21 mΩ
Dòng điện ngắn mạch tủ tổng:
Utb = 1.05Uđm = 1.05*400 = 420V
𝑈𝑡𝑏 420
IN = = = 3.32kA
√3×𝑍𝑁 1.73×√(32.8+2.16)2 +(64+0.21)2

Dòng điện xung kích tủ tổng:


Ixk = 1.3×√2×IN = 1.3×√2×3.32 = 6.1kA
Chọn aptomat loại 225AF kiểu ABS203a: Uđm=600V, Iđm=150>IđmBA, ICđm=7.5kA>IN
• Aptomat đến tủ 1:
𝑃𝑡𝑡1 29,18
Itt 1 = = Imax = =50,14 A
√3 𝑈𝑑𝑚1 𝐶𝑜𝑠𝜑1 √3 .0,4.0,84

Tổng trở đoạn dây cáp PVC tới tủ 1:


Zdd = (3.08×40+j×0.07×40) Ω = 123.2+j2.8 mΩ
Dòng điện ngắn mạch tủ 1:
𝑈𝑡𝑏 420
IN = = = 1.41kA
√3×𝑍𝑁 1.73×√(32.8+123.2+0.268+2.16)2 +(64+2.8+0.244+0.21)2

Dòng điện xung kích tủ 1:


Ixk = 1.3×√2×IN = 1.3×√2×1.41 = 2.59kA
Chọn aptomat loại 100AF kiểu ABS103a: Uđm=600V, Iđm=60>Itt tủ 1, ICđm=7.5kA>IN
• Aptomat đến tủ 2:
𝑃𝑡𝑡2 17,8
Itt = = Imax = =30,22 A
√3 𝑈𝑑𝑚2 𝐶𝑜𝑠𝜑2 √3 .0,4.0,85

75
Tổng trở đoạn dây cáp PVC tới tủ 2:
Zdd = (4.61×45+j×0.07×45) Ω = 207.45+j3.15 mΩ
Dòng điện ngắn mạch tủ 2:
𝑈𝑡𝑏 420
IN = = = 0.97kA
√3×𝑍𝑁 1.73×√(32.8+207.45+0.268+2.16)2 +(64+3.15+0.244+0.21)2

Dòng điện xung kích tủ 2:


Ixk = 1.3×√2×IN = 1.3×√2×0.97 = 1.78kA
Chọn aptomat loại 100AF kiểu ABS103a: Uđm=600V, Iđm=40>Itt tủ 2, ICđm=7.5kA>IN
• Aptomat đến tủ 3:
𝑃𝑡𝑡3 21
Itt = = Imax = =40,41 A
√3 𝑈𝑑𝑚3 𝐶𝑜𝑠𝜑2 √3 .0,4.0,75

Tổng trở đoạn dây cáp PVC tới tủ 3:


Zdd = (4.61×20+j×0.07×20) Ω = 92.2+j1.4 mΩ
Dòng điện ngắn mạch tủ 3:
𝑈𝑡𝑏 420
IN = = = 1.7kA
√3×𝑍𝑁 1.73×√(32.8+92.2+0.268+2.16)2 +(64+1.4+0.244+0.21)2

Dòng điện xung kích tủ 3:


Ixk = 1.3×√2×IN = 1.3×√2×1.7 = 3.13kA
Chọn aptomat loại 100AF kiểu ABS103a: Uđm=600V, Iđm=50>Itt tủ 1, ICđm=7.5kA>IN
• Aptomat đến tủ 4:
Itt = 12.34A
Tổng trở đoạn dây cáp PVC tới tủ 4:
Zdd = (12.1×37+j×0.07×37) Ω = 447.7+j2.59 mΩ
Dòng điện ngắn mạch tủ 4:
𝑈𝑡𝑏 420
IN = = = 0.5kA
√3×𝑍𝑁 1.73×√(32.8+447.7+0.268+2.16)2 +(64+2.59+0.244+0.21)2

Dòng điện xung kích tủ 4:


Ixk = 1.3×√2×IN = 1.3×√2×0.5 = 0.92kA
Chọn aptomat loại 100AF kiểu ABS103a: Uđm=600V, Iđm=20>Itt tủ 1, ICđm=7.5kA>IN
• Aptomat đến tủ 5:

76
𝑃𝑡𝑡5 2,175
Itt = = Imax = =3,80A
√3 𝑈𝑑𝑚5 𝐶𝑜𝑠𝜑5 √3 .0,4.0,825

Tổng trở đoạn dây cáp PVC tới tủ 5:


Zdd = (12.1×22+j×0.07×22) Ω = 266.2+j1.54 mΩ
Dòng điện ngắn mạch tủ 5:
𝑈𝑡𝑏 420
IN = = = 0.78kA
√3×𝑍𝑁 1.73×√(32.8+266.2+0.268+2.16)2 +(64+1.54+0.244+0.21)2

Dòng điện xung kích tủ 5:


Ixk = 1.3×√2×IN = 1.3×√2×0.78 = 1.43kA
Chọn aptomat loại 100AF kiểu ABS103a: Uđm=600V, Iđm=15>Itt tủ 1, ICđm=7.5kA>IN
• Aptomat đến từng động cơ:
Tên thiết SL Ilvmax Circuit Breakers (CB)
bị (A) Tên CB Số cực Uđm Iđm (A) ICu
(kA)
Bơm bể 2 9.34 ABE 53a 3 600 20 2.5
thu gom
Bơm bể 3 12.73 ABE 53a 3 600 20 2.5
điều hoà
Máy thổi 1 6.54 ABE 53a 3 600 15 2.5
khí bể
điều hoà
Máy 2 5.41 ABE 53a 3 600 15 2.5
khuấy bồn
acid
Máy 2 12.73 ABE 53a 3 600 20 2.5
khuấy bể
UASB
Bơm bùn 1 18.7 ABE 53a 3 600 30 2.5
bể UASB

77
Máy thổi 6 10.58 ABE 53a 3 600 20 2.5
khí bể
Aerotank
Máy 2 4.51 ABE 53a 3 600 10 2.5
khuấy bể
khử trùng
Máy bơm 2 0.85 ABE 53a 3 600 5 2.5
bùn bể
chứa bùn
Máy ép 1 2.71 ABE 53a 3 600 10 2.5
bùn
Máy bơm 1 0.85 ABE 53a 3 600 5 2.5
bùn bể
lắng 1
Tủ động 1 136.87 ABS203a 3 600 150 7.5
lực
Tủ 1 1 50.14 ABS103a 3 600 60 7.5
Tủ 2 1 30.22 ABS103a 3 600 40 7.5
Tủ 3 1 40.41 ABS103a 3 600 50 7.5
Tủ 4 1 12.34 ABS103a 3 600 20 7.5
Tủ 5 1 3.8 ABS103a 3 600 15 7.5
Bảng 3.14 Chọn aptomat cho các tuyến dây.

78
Tuyến dây L(m) Tiết R X In(kA) Icu của Kq
2
diện(mm ) cb(kA)
3×35+1×2 0.002 3.32 7.5 Đạt
Cáp tủ tổng 3 5 1 0.00021
4x6 0.123 1.41 7.5 Đạt
Cáp tủ 1 37 2 0.0028
4x4 0.207 0.97 7.5 Đạt
Cáp tủ 2 42 45 0.00315
4x4 0.092 1.7 7.5 Đạt
Cáp tủ 3 17 2 0.0014
4x1.5 0.447 0.5 7.5 Đạt
Cáp tủ 4 34 7 0.00259
4x1.5 0.266 0.78 7.5 Đạt
Cáp tủ 5 19 2 0.00154
Cáp tủ 1 đến (3x1.5+1x 0.89 2.5 Đạt
máy bơm bể 1.5) 0.108
tiếp nhận 9 9 0.00063
Cáp tủ 1 đến (3x1.5+1x 0.47 2.5 Đạt
máy bơm điều 1.5) 0.350
hoà 29 9 0.00203
Cáp tủ 1 đến (3x1.5+1x 1.02 2.5 Đạt
máy thổi khí 1.5) 0.072
bể điều hoà 6 6 0.00042
Cáp tủ 2 đến (3x2.5+1x 0.79 2.5 Đạt
máy bơm bùn 2.5) 0.060
bể uasb 5 5 0.00035
Cáp tủ 2 đến (3x1.5+1x 0.79 2.5 Đạt
máy khuấy bể 1.5) 0.060
uasb 5 5 0.00035
Cáp tủ 3 đến (3x2.5+1x 1.65 2.5 Đạt
máy sục khí bể 2.5) 0.006 0.00003
aerotank 0.5 05 5
Cáp tủ 4 đến (3x1.5+1x 0.39 2.5 Đạt
máy khuấy bể 1.5) 0.133
clo 11 1 0.00077
Cáp tủ 4 đến (3x1.5+1x 0.49 2.5 Đạt
máy khuấy bể 1.5) 0.007 0.00004
acid 0.6 26 2
Cáp tủ 5 đến (3x1.5+1x 0.4 2.5 Đạt
máy bơm bùn 1.5) 0.307
bể lắng 1 25.44 824 0.00178
79
Cáp tủ 5 đến (3x1.5+1x 0.7 2.5 Đạt
máy bơm bùn 1.5) 0.043 0.00025
bể chứa bùn 3.6 56 2
Cáp tủ 5 đến (3x1.5+1x 0.63 2.5 Đạt
máy ép bùn 1.5) 0.079 0.00046
6.6 86 2
Bảng 3.15 Tính toán ngắn mạch và kiểm tra CB.
❖ Tính chọn thanh cái:
Thanh cái được chọn theo dòng phát nóng và kiểm tra theo điều kiện ổn định động, ổn
định nhiệt:

K1 = 1: TG đặt đứng; K1 = 0.95: đặt ngang


K2 : hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ MT
𝜎𝑐𝑝 : ứng suất cho phép: 𝜎𝑐𝑝 = 700kG/cm2 (nhôm); 𝜎𝑐𝑝 = 1400kG/cm2 (đồng)
𝜎𝑡𝑡 : ứng suất tính toán xuất hiện do tác động của lực điện động dòng NM:
𝑀
𝜎𝑡𝑡 = (kG/cm2)
𝑊

M: momen uốn tính toán, W: momen chống uốn của TG


Momen uốn tính toán:
𝐹𝑡𝑡×𝑙 𝑙
M= (kGm) với 𝐹𝑡𝑡 = 1.76 × 10−2 × × 𝑖𝑥𝑘 (kG) (3.18)
10 𝑎

Ftt : lực tính toán do tác động của dòng ngắn mạch
L : khoảng cách giữa các sứ của 1 pha, [cm]
a : khoảng cách giữa các pha, [cm]
Momen chống uốn:

80
• Thanh cái tủ tổng:
Dòng điện lớn nhất qua thanh góp là dòng định mức máy biến áp:
IđmBA = 144A
Chọn thanh góp đồng 25x3 có Icp= 340A
Dự định đặt 3 thanh góp ba pha cách nhau 15cm, mỗi thanh được đặt trên hai sứ khung tủ
cách nhau 70cm
𝑙 70
𝐹𝑡𝑡 = 1.76 × 10−2 × × 𝑖𝑥𝑘 = 1.76 × 10−2 × × 6.1 = 0.501kG
𝑎 15
𝐹𝑡𝑡×𝑙 0.501×70
M= = = 3.507kG.cm
10 10
25.
W= 32 = 0.0375cm3
6
𝑀 3.507
𝜎𝑡𝑡 = = = 93.52 kG/cm2
𝑊 0.0375

Với 𝛼 = 6 và 𝑡𝑞đ = 0.5𝑠 kết quả kiểm tra:

𝐹 = 25 × 3 = 75 > 𝛼 × 𝐼∞ × √𝑡𝑞đ = 6 × 3.32 × √0.5 = 14.09(mm2)


𝜎𝑐𝑝 = 1400 > 𝜎𝑡𝑡 = 93.52
Vậy thanh góp đồng 25×3 có Icp= 340A là thỏa mãn.
• Thanh cái tủ điện 1:
Dòng điện lớn nhất trên thanh cái:
Itt = 50.1A
Chọn thanh góp đồng 35×3 có Icp= 340A
Dự định đặt 3 thanh góp ba pha cách nhau 15cm, mỗi thanh được đặt trên hai sứ khung tủ
cách nhau 70cm
𝑙 70
𝐹𝑡𝑡 = 1.76 × 10−2 × × 𝑖𝑥𝑘 = 1.76 × 10−2 × × 2.63 = 0.216kG
𝑎 15

81
𝐹𝑡𝑡×𝑙 0.216×70
M= = = 1.512kG.cm
10 10
25.
W= 32 = 0.0375cm3
6
𝑀 1.512
𝜎𝑡𝑡 = = =40.32 kG/cm2
𝑊 0.0375

Với 𝛼 = 6 và 𝑡𝑞đ = 0.5𝑠 kết quả kiểm tra:

𝐹 = 25 × 3 = 75 > 𝛼 × 𝐼∞ × √𝑡𝑞đ = 6 × 1.43 × √0.5 = 6.07(mm2)


𝜎𝑐𝑝 = 1400 > 𝜎𝑡𝑡 = 40.32
Vậy thanh góp đồng 25×3 có Icp= 340A là thỏa mãn.
• Thanh cái tủ điện 2:
Dòng điện lớn nhất trên thanh cái:
Itt = 30.22A
Chọn thanh góp đồng 25×3 có Icp= 340A
Dự định đặt 3 thanh góp ba pha cách nhau 15cm, mỗi thanh được đặt trên hai sứ khung tủ
cách nhau 70cm
𝑙 70
𝐹𝑡𝑡 = 1.76 × 10−2 × × 𝑖𝑥𝑘 = 1.76 × 10−2 × × 1.79 = 0.147kG
𝑎 15
𝐹𝑡𝑡×𝑙 0.147×70
M= = = 1.029kG.cm
10 10
25.
W= 32 = 0.0375cm3
6
𝑀 1.029
𝜎𝑡𝑡 = = = 27.44kG/cm2
𝑊 0.0375

Với 𝛼 = 6 và 𝑡𝑞đ = 0.5𝑠 kết quả kiểm tra:

𝐹 = 25 × 3 = 75 > 𝛼 × 𝐼∞ × √𝑡𝑞đ = 6 × 0.973 × √0.5 = 4.13(mm2)


𝜎𝑐𝑝 = 1400 > 𝜎𝑡𝑡 = 27.44
Vậy thanh góp đồng 25×3 có Icp= 340A là thỏa mãn.
• Thanh cái tủ điện 3:
Dòng điện lớn nhất trên thanh cái:
Itt = 40.41A
Chọn thanh góp đồng 20×5 có Icp= 355A
Dự định đặt 3 thanh góp ba pha cách nhau 15cm, mỗi thanh được đặt trên hai sứ khung tủ
82
cách nhau 70cm
𝑙 70
𝐹𝑡𝑡 = 1.76 × 10−2 × × 𝑖𝑥𝑘 = 1.76 × 10−2 × × 3.16 = 0.259kG
𝑎 15
𝐹𝑡𝑡×𝑙 0.259×70
M= = = 1.813kG.cm
10 10
25.
W= 32 = 0.0375cm3
6
𝑀 1.813
𝜎𝑡𝑡 = = = 48.35 kG/cm2
𝑊 0.0375

Với 𝛼 = 6 và 𝑡𝑞đ = 0.5𝑠 kết quả kiểm tra:

𝐹 = 25 × 3 = 75 > 𝛼 × 𝐼∞ × √𝑡𝑞đ = 6 × 1.72 × √0.5 = 7.3(mm2)


𝜎𝑐𝑝 = 1400 > 𝜎𝑡𝑡 = 23.91
Vậy thanh góp đồng 25×3 có Icp= 340A là thỏa mãn.
• Thanh cái tủ điện 4:
Dòng điện lớn nhất trên thanh cái:
Itt = 12.34A
Chọn thanh góp đồng 25×3 có Icp= 340A
Dự định đặt 3 thanh góp ba pha cách nhau 15cm, mỗi thanh được đặt trên hai sứ khung tủ
cách nhau 70cm
𝑙 70
𝐹𝑡𝑡 = 1.76 × 10−2 × × 𝑖𝑥𝑘 = 1.76 × 10−2 × × 0.92 = 0.076kG
𝑎 15
𝐹𝑡𝑡×𝑙 0.076×70
M= = = 0.532kG.cm
10 10
25.
W= 32 = 0.0375cm3
6
𝑀 0.532
𝜎𝑡𝑡 = = = 14.18 kG/cm2
𝑊 0.0375

Với 𝛼 = 6 và 𝑡𝑞đ = 0.5𝑠 kết quả kiểm tra:

𝐹 = 25 × 3 = 75 > 𝛼 × 𝐼∞ × √𝑡𝑞đ = 6 × 0.5 × √0.5 = 2.12(mm2)


𝜎𝑐𝑝 = 1400 > 𝜎𝑡𝑡 = 14.18
Vậy thanh góp đồng 25×3 có Icp= 340A là thỏa mãn.
• Thanh cái tủ điện 5:
Dòng điện lớn nhất trên thanh cái:

83
Itt = 3.8A
Chọn thanh góp đồng 20×5 có Icp= 355A
Dự định đặt 3 thanh góp ba pha cách nhau 15cm, mỗi thanh được đặt trên hai sứ khung tủ
cách nhau 70cm
𝑙 70
𝐹𝑡𝑡 = 1.76 × 10−2 × × 𝑖𝑥𝑘 = 1.76 × 10−2 × × 1.458 = 0.12kG
𝑎 15
𝐹𝑡𝑡×𝑙 0.12×70
M= = = 0.84kG.cm
10 10
25.
W= 32 = 0.0375cm3
6
𝑀 0.84
𝜎𝑡𝑡 = = = 22.4 kG/cm2
𝑊 0.0375

Với 𝛼 = 6 và 𝑡𝑞đ = 0.5𝑠 kết quả kiểm tra:

𝐹 = 25 × 3 = 75 > 𝛼 × 𝐼∞ × √𝑡𝑞đ = 6 × 0.793 × √0.5 = 3.36(mm2)


𝜎𝑐𝑝 = 1400 > 𝜎𝑡𝑡 = 22.4
Vậy thanh góp đồng 25×3 có Icp= 340A là thỏa mãn.
Dòng
Kích Điện Điện điện
Thanh
thước trở kháng cho
cái
(mm) (mΩ/m) (mΩ/m) phép
(A)
Tủ
25×3 0.268 0.244 340
tổng
Tủ 1 25×3 0.268 0.244 340
Tủ 2 25×3 0.268 0.244 340
Tủ 3 25×3 0.268 0.244 340
Tủ 4 25×3 0.268 0.244 340
Tủ 5 25×3 0.268 0.244 340
Bảng 3.16 Chọn thanh cái cho tủ động lực.
d. Tính toán nối đất an toàn:
Hệ thống nối đất của trạm biên áp có ba chức năng chính:
Nối đất làm việc.
Nối đất an toàn.
Nối đất chống sét.

84
Hệ thống nối đất bao gồm các thanh thép góc L×60×60× 6 dài 2.5m được nối với nhau
bằng các thanh théo thép tròn𝜙12, tạo thành mạch vòng nối đất bao quanh trạm biến áp.
Các thanh thép góc được đóng sâu dưới mặt đất 0.7m, thép dẹt được hàn chặt với các cọc
ở độ sâu 0,8m.
Điện trở nối đất yêu cầu của Trạm biến áp là Rndyc ≤ 4Ω.
Điện trở suất của đất là 0,4.104 Ω/cm
Hệ số hiệu chỉnh theo mùa của điện trở cọc và thanh là
Hệ số an toàn Km = 1.5
Hệ số mùa sét Km = 1.3
Điện trở nối đất của thanh nối đất
Điện trở suất lớn nhất 𝜌 = 𝑘. 𝜌 = 1,5.0,2.104 = 0,3.104 Ωcm
Dự định dùng cọc nối đất bằng thép góc L 63.63.6 có điện trở nối đất tính theo công thức
R1c = 0,00298.0,4.104.1,5 = 17,34Ω ( là điện trở suất của đất tính theo mùa an toàn)
Sơ bộ xác định số cọc:
𝑅1𝐶 17,34
n= = = 5,4
𝜂𝑐 𝑅𝑦𝑐 0,8.4

Lấy tròn số cọc là 6, trong đó 𝜂𝑐 =0,8, tra bảng. Mạch vòng nối đất sẽ chôn dưới trạm có
chu vi (5+6).2 = 22m. Thép dẹt 40.4 chon ở độ sâu 80cm. Tính điện trở suất của đất ở độ
sâu này phải nhân với hệ số 3. Điện trở của thanh thép nối:
0,366𝜌.𝑘 2𝑙 2 0,466.0,4.104.3 2.22002
RT = lg ( )= lg ( ) = 13,4Ω
𝑙 𝑏𝑡 2200 4.80

Tra bảng tìm được 𝜂 𝑇 = 0,45. Từ đây xác định được điện trở nối đất thực của thanh nối
13,4
𝑅′ 𝑇 = = 28,77 Ω
0,45

Điện trở nối đất cần thiết của toàn bộ n cọc là


4𝑅′𝑇 4.28,77
RC = = = 4,6Ω
𝑅′𝑇 −4 28,77−4

Số cọc cần đóng là


𝑅1𝐶 17,34
n= = = 4,7
𝜂𝐶 𝑅𝐶 0,8.4,6

Tóm lại, thiết kế hệ thống nối đất cho trạm như sau: dùng 6 cọc thép góc L60.60.6 dài
2,5m chôn thành mạch vòng 22m nối với nhau bằng thanh thép dẹt 4.40 đặt cách mặt đất
85
0,8m
Điện trở nối đất thực tế của hệ thống Rd < 4Ω.

Hình 3.4 Sơ đồ nối đất trạm biến áp.


e. Tính toán bù công suất phản kháng:
❖ Lý thuyết chọn tụ bù công suất phản kháng:
• Ý nghĩa của việc bù công suất phản kháng:
Điện năng là nguồn năng lượng chủ yếu trong các xí nghiệp, do đó việc sử dụng điện
năng hợp lý và tiết kiệm có ý nghĩa lớn, góp phần hạ giá thành sản phẩm đồng thời có lợi
ích chung cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy cần phải nâng cao hệ số công suất nhằm nâng
cao mức độ sử dụng điện và đưa đến các hiệu quả sau:
- Giảm tổn thất công suất trong mạng điện:
𝑃2 +𝑄2 𝑃2 𝑄2
△P = *R= *R + *R= △P(P) + △P(Q) (3.19)
𝑈2 𝑈2 𝑈2

Khi giảm Q truyền tải trên đường dây, ta giảm được thành phần tốt nhất △P(Q) do Q gây
ra.
- Giảm tổn thất điện áp trong mang điện:
𝑃∗𝑅+𝑄∗𝑋 𝑃∗𝑅 𝑄∗𝑋
△U = = + = △U(P) + △U(Q) (3.20)
𝑈 𝑈 𝑈

Khi Q giảm truyền tải trên đường dây, ta giảm được thành phần tổn thất do
△U(Q) do Q gây ra.
- Tăng khả năng tải của đường dây và máy biến áp:
86
Khả năng tải của đường dây và máy biến áp phụ thuộc vào điều kiện phát
phát nóng, tức là phụ thuộc vào dòng điện cho phép của chúng.
√𝑃2 +𝑄2
I= (3.21)
√3𝑈

Khi U, I không đổi, giảm Q ta sẽ tăng được P.


• Các biện pháp nâng cao hệ số công suất:
Nâng cao hệ số cosφ tự nhiên: tìm biện pháp nâng cao cosφ mà không cần
tìm thêm thiết bị bù.
Nâng cao hệ số cosφ bằng phương pháp bù: bằng cách đặt thiết bị bù ở gần
hộ tiêu thụ để cung cấp công suất cosφ cho chúng, làm giảm truyền tải trên đường dây,
nâng cao hệ số cosφ của mạng điện.
• Vị trí đặ tụ bù:
Thông thường các công ty, xí nghiệp chọn bù tập trung, phương pháp này áp dụng khi tải
ổn định và liên tục. Nguyên lý là bộ tụ được đấu vào thanh góp hạ áp của tủ phân phối
chính và được đóng trong thời gian tải hoạt động.
Ưu điểm:
- Làm giảm tiền phạt do vấn đề tiêu thụ công suất phản kháng.
- Làm giảm công suất biểu kiến yêu cầu.
- Làm nhẹ tải cho máy biến áp và do đó có khả năng phát triển các phụ tải khi cần
thiết.
• Dung lượng bù:
Dung lượng bù được xác định như sau:
Qbù = Ptt(tgφ1 - tgφ2 ) (3.22)
Trong đó:
Ptt: công suất tính toán của P cần bù.
tgφ1 : được suy ra từ cosφ1 là hệ số công suất nơi cần bù.
tgφ2 : được suy ra từ cosφ2 là hệ số công suất yêu cầu.
❖ Chọn tụ bù cho trạm xử lý nước thải:
• Chọn tụ bù:

87
Stt = 94.57 kVA
Ptt = 76.755 kW
Qtt = 55.26 kVAr
Hệ số công suất của nhà máy trước khi đặt tụ: cosφ = 0.81
Công suất của bộ tụ cần đặt để nâng hệ số công suất từ 0.8 đến 0.95:
Qbù = Ptt(tgφ1 - tgφ2 )
Trước khi bù cosφ1 = 0.81 thì tgφ1 = 0.72
Sau khi bù cosφ2 = 0.95 thì tgφ2 = 0.33
Vậy dung lượng công suất phản kháng cần bù là:
Qbù = 76.755*(0.72-0.33) = 29.93 (kVAr)
• Phân bố dung lượng bù cho các nhánh:
Căn cứ vào sơ đồ cung cấp điện cho nhà máy có dạng hình tia nên để giảm tổn thất
điện năng và điện áp cho các phụ tải ta sẽ đặt tụ bù tại các nhánh
Để việc đặt tụ bù có hiệu quả trong mạng hình tia thì dung lượng bù tại mỗi điểm
được xác định theo công thức
𝑄𝑡𝑡 − 𝑄𝑏ù
Qbù.i = Qi - . Rtd (kVAr) (3.23)
𝑅𝑖

Trong đó:
Qbù.i: dung lượng bù ở nhánh thứ I (kVAr)
Qtt: tổng phụ tải phản kháng của nhà máy (kVAr)
Qi: phụ tải phản kháng của nhánh thứ I (kVAr)
Qbù: dung lượng cần phải bù cho toàn nhà máy (kVAr)
Ri: điện trở đường dây của nhánh thứ i (Ω)
Rtđ: điện trở tương đương của mạng (Ω)
1
Rtđ = 1 1 1 (3.24)
+ +⋯+
𝑅1 𝑅2 𝑅𝑛

Tính dung lượng bù cho nhánh 1- TDL 1


𝑄𝑡𝑡 − 𝑄𝑏ù 55.26− 29.93
Qbù.1 = Qi - .Rtđ (kVAr) = 18.67- *0.033=11.7 (kVAr)
𝑅𝑖 0.12

Nếu Qbù.i < 0: tại điểm I không cần bù, cho Qbù.i=0 và giải cho các điểm còn lại

88
Từ trạm biến áp về 5 tủ động lực dùng cáp LENS chế tạo có các thông số kĩ thuật ở bảng
sau:
Đường Loại L(km) r0(Ω/km) Ri Rtđ Qi(kVAr) Qbù
dây cáp i(kVAr)
Tủ động 4G6 0.04 3.08 0.12 0.033 18.67 11.7
lực LENS
vùng 1 PVC
Tủ động 4G4 0.045 4.61 0.21 10.858 6.88
lực LENS
vùng 2 PVC
Tủ động 4G4 0.02 4.61 0.09 18.48 9.19
lực LENS
vùng 3 PVC
Tủ động 4G1.5 0.037 12.1 0.45 5.4 3.54
lực LENS
vùng 4 PVC
Tủ động 4G1.5 0.022 12.1 0.266 1.48 -1.66
lực LENS
vùng 5 PVC
Bảng 3.17 Công suất cần bù cho từng tủ.

Như đã trình bày ở phần trước, vì nhà máy bù công suất phản kháng bằng tụ
điện tĩnh tại đầu các tủ động lực của phân xưởng. Vậy chọn tụ bù có điện áp định
mức là 380V gồm các bộ tụ 3 pha nối tam giác được bảo vệ bằng aptomat, số
lượng các tụ được chọn dựa vào công suất bù tính toán của phân xưởng.
Chọn tụ điện bù hệ số công suất điện áp 380-480V do hãng DAE YEONG
(Hàn Quốc) chế tạo loại DLE-4J5K5T có Uđm=400V và Qb=5 kVAr
Với nhánh 1, công suất cần bù là kVAr vậy số bộ tụ cần dùng là n=3 bộ.
Công suất bù thực tế của nhánh 1 là 15kVAr.

89
Tương tự với các nhánh còn lại:
Ta chọn bộ tụ bù do DAE YEONG chế tạo với các thông số sau:
Loại Công suất bù Điện dung Iđm Kích thước
(kVAr) (μF) (A) (mm)
DLE-4J5K5T 5 99.5 7.2 192
DLE-4J5K5T 10 199.1 14.4 212
Bảng 3.18 Thông số tụ bù.
Đường dây Qbù.tt(kVAr) Loại tụ Số bộ tụ Qbù thực tế
Tủ động lực 1 11.51 DLE-4J5K5T 3 15
Tủ động lực 2 6.88 DLE-4J5K10T 1 10
Tủ động lực 3 9.19 DLE-4J5K10T 1 10
Tủ động lực 4 3.54 DLE-4J5K5T 1 5
Tủ động lực 5 -1.66 DLE-4J5K5T 0 0
Bảng 3.19 Chọn số lượng tụ bù cho từng tủ.
Công suất phản kháng sau khi bù:
Qtt = Qtt – Qbù = 55.26 –15 - 10 - 10 - 5 = 15.26 (kVAr)
Công suất tính toán sau khi bù:
Stt1 = √Ptt 2 + Qtt 2 = √76.7552 + 15.262 = 76.93 (kVA)
Hệ số công suất sau khi bù:
𝑃𝑡𝑡 76.755
cosφ = = = 0.981
𝑆𝑡𝑡1 78.25

Chọn aptomat cho tụ:


Ứng với Qbù = 29.93 kVAr, ta xác định dòng định mức của tụ theo công thức:
𝑄𝑏ù 29.93
Iđm = = = 43.2 (A)
√3𝑈đ𝑚 √3∗0.4

Ta chọn loại aptomat C6OH do Merlin Gerin chế tạo có các thông số sau:
Iđm = 63 A
INmax = 10 kA
• Chọn tiết diện cho tụ:

90
Do có sự tồn tại của thành phần sóng hài nên dòng điện định mức cho dây phải bằng 1.5
lần dòng điện định mức chạy qua tụ, tức là:
Iđm = 63*1.5 = 94.5 (A)
Chọn cáp đồng một lõi, cách điện PVC do hãng LENS chế tạo có tiết diện
F = 1 x 16mm2, dòng điện làm việc lâu dài cho phép là Icpdd = 107 A
❖ Sơ đồ lắp đặt tụ bù:
Việc điều chỉnh dung lượng bù có khuyết điểm là sẽ có những vùng bù thừa và
những vùng bù thiếu ta phải phân tụ ra thành nhiều nhóm nhỏ, nhưng như vậy sẽ tốn kém
nhiều thiết bị đóng cắt, đo lượng điều chỉnh và dung lượng bù phức tạp thêm. Vì vậy việc
phân nhóm tụ điện phải căn cứ vào tình hình phụ tải và xét đến tính kĩ thuật, việc điều
chỉnh dung lượng bù của tụ điện có thể thực hiện bằng tay hoặc tự động.
Trong trạm, phụ tải có tính tập trung nên ta chọn bù tập trung tại thanh cái của tủ
phân phối. Điều chỉnh dung lượng bằng tay hay tự động ta phải xét đến tỷ số Q/S.
Nếu Q/S ≤ 15% thì ta điều chỉnh bằng tay.
Nếu Q/S ≥ 15% thì ta điều chỉnh tự động.
Ta có: Qtt = 55.26 kVAr và Stt = 94.57 kVA
𝑄 55.26
 = = 58.43% > 15% => Ta sử dụng bù tự động.
𝑆 94.57

Việc sử dụng tự động bộ tủ có thể tiến hành theo điện áp, dòng phụ tải, hướng
công suất phản kháng theo thời gian ngày và đêm

3. TÍNH TOÁN SỤT ÁP:


a. Tiêu chuẩn kiểm tra và phương pháp tính toán:
Do yêu cầu chất lượng, biện pháp vận hành cho các thiết bị điện phải gần với giá
trị định mức. Do vậy dây dẫn chọn phải có tiết diện sao cho khi mang tải lớn nhất mà
điện áp cuối cùng của đường dây không bị sụt áp quá phạm vi cho phép.
• △U% ≤ 5%: ở chế độ làm việc bình thường
• △U% ≤ 25%: ở chế độ động cơ khởi động
Các công thức tính độ sụt áp ở chế độ bình thường:
△U = √3IlvmaxL(r0cosφ+ x0sinφ) (3.25)

91
△U
△U% = * 100 (3.26)
𝑈𝑙ướ𝑖

Công thức tính độ sụt áp ở chế độ khởi động động cơ:


△U = √3IđnL(r0cosφ+ x0sinφ) (3.27)
△U
△U% = * 100 (3.28)
𝑈𝑙ướ𝑖

Trong đó:
Ulưới: Điện áp dây.
Ilvmax: Dòng điện làm việc lớn nhất.
Ilvmax = Iđmi: đối với thiết bị thứ i (chế độ bình thường).
Ilvmax = Inm: đối với thiết bị thứ i (chế độ khởi động).
Ilvmax = Itt: đối với một nhóm thiết bị.
Iđn: Dòng điện đỉnh nhọn.
Iđn = Kmm * Iđm
Iđm: Dòng điện định mức của thiết bị.
Kmm: Hệ số mở máy
Đối với động cơ rotor lồng sóc: Kmm = 5-7
Đối với động cơ rotor dây quấn: Kmm = 2.5
r0: điện trở của dây (Ω/km)
x0: Cảm kháng của dây(Ω/km). Cảm kháng được bỏ qua cho dây có tiết diện
nhỏ hơn 50mm2. Nếu không có thông tin nào khác sẽ cho x0 = 0.07 (Ω/km)
φ: góc pha giữa điện áp và dòng điện trong dây
Động cơ: Khi khởi động cosφ = 0.35.
Chế độ bình thường: cosφ = 0.8.
L: chiều dài dây dẫn (km):
Công thức tính gần đúng: △U = K x Ilvmax x L (V) (3.29)
Trong đó: K: hệ số hiệu chỉnh.
Ilvmax: dòng điện làm việc lớn nhất.
L: chiều dài dây dẫn (km)
Ta chỉ kiểm tra độ sụt áp từ máy biến áp đến thiết bị tiêu thụ ở xa nguồn nhất.
92
b. Tính độ sụt áp của các phụ tải trạm xử lý nước thải:
Dòng điện làm việc lớn nhất của máy biến áp:
𝑆đ𝑚𝐵𝐴 100
Ilvmax = = = 144.34 (A)
√3∗𝑈đ𝑚 √3∗0.4

ở chế độ hoạt động bình thường: (cosφ = 0.8)


• Tính toán độ sụt áp từ sau máy biến áp đến máy bơm bể thu gom:
- Sụt áp từ máy biến áp đến tủ động lực tổng:
Cáp tổng F = 3 x 35 + 1 x 25 (mm2) và các số liệu đã biết được:
Ilvmax = 144.34 (A)
L = 0.003 (km)
cosφ = 0.8
sinφ = 0.6
r0 = 0.727(Ω/km)
x0 = 0.07 (Ω/km)
△U1 = √3 ∗IlvmaxL*( r0*cosφ+X*sinφ)
△U1 = √3 * 144.34*0.003*(0.727*0.8 + 0.07*0.6) = 0.47(V)
- Sụt áp từ tủ động lực tổng đến tủ động lực 1:
Ilvmax = 50.14 (A)
L = 0.037 (km)
cosφ = 0.8
sinφ = 0.6
r0 = 3.08 (Ω/km)
x0 = 0.07 (Ω/km)
△U2 = √3 ∗IlvmaxL*(r0*cosφ+x0*sinφ)
△U2 = √3 ∗ 50.14 * 0.037*(3.08*0.8 + 0.07*0.6) = 8.05 (V)
- Sụt áp từ tủ động lực 1 đến bơm bể thu gom:
Ilvmax = 9.34 (A)
L = 0.009 (km)
cosφ = 0.8
93
sinφ = 0.6
r0 = 12.1 (Ω/km)
x0 = 0.07 (Ω/km)
△U3 = √3 ∗Ilvmax*L*(r0*cosφ+x0*sinφ)
△U3 = √3 * 9.34 * 0.009 * (12.1*0.8+0.07*0.6) = 1.41(V)

94
Độ sụt áp Ilvmax F(mm2) L(km) △U1 △U2 △U3 ∑△ U △U(%) KQ

Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 9.9 2.61% Đạt


đến bơm đến tủ 1 x 25
bể thu tổng
gom Tủ tổng 50.14 6 0.037 8.05
đến Tủ 1
Tủ 1 đến 9.34 3 x 1.5 0.009 1.41
bơm bể +1x
thu gom 1.5
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 14.74 3.87% Đạt
đến bơm đến tủ 1 x 25
bể điều tổng
hoà Tủ tổng 50.14 6 0.037 8.05
đến Tủ 1
Tủ 1 đến 12.73 3 x 1.5 0.029 6.22
bơm bể +1x
điều hoà 1.5
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 9.18 2.41% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
sục khí tổng
bể điều Tủ tổng 50.14 6 0.037 8.05
hoà đến Tủ 1
Tủ 1 đến 6.54 3 x 1.5 0.006 0.66
máy +1x
khuấy bể 1.5
điều hoà

95
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 9.74 2.56% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
khuấy bể tổng
UASB Tủ tổng 30.22 4 0.042 8.2
đến tủ 2
Tủ 2 đến 12.73 3 x 1.5 0.005 1.07
máy +1x
khuấy bể 1.5
UASB
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 9.64 2.53% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
bơm bùn tổng
bể Tủ tổng 30.22 4 0.042 8.2
UASB đến tủ 2
Tủ 2 đến 18.7 3 x 2.5 0.005 0.97
máy +1x
khuấy bể 2.5
UASB
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 5 1.31% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
thổi khí tổng
bể Tủ tổng 40.41 4 0.017 4.44
aerotank đến Tủ 3
Tủ 3 đến 10.58 3 x 1.5 0.0005 0.09
máy thổi +1x
khí bể 1.5
aerotank

96
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 9.445 2.48% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
khuấy tổng
bồn acid Tủ tổng 12.34 1.5 0.043 8.93
đến Tủ 4
Tủ 4 đến 4.51 3 x 1.5 0.0006 0.045
máy +1x
khuấy 1.5
bồn acid
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 9.74 2.56% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
khuấy tổng
bồn clo Tủ tổng 12.34 1.5 0.043 8.93
đến Tủ 4
Tủ 4 đến 5.41 3 x 1.5 0.011 1
máy +1x
khuấy 1.5
bồn clo
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 1.73 0.46% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
bơm bùn tổng
bể chứa Tủ tổng 3.8 1.5 0.019 1.21
bùn đến tủ 5
Tủ 5 đến 0.85 3 x 1.5 0.0036 0.05
máy +1x
bơm bùn 1.5
bể chứa
bùn

97
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 1.98 0.52% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
ép bùn tổng
bể nén Tủ tổng 3.8 1.5 0.019 1.21
bùn đến Tủ 5
Tủ 5 đến 2.71 3 x 1.5 0.0066 0.3
máy máy +1x
ép bùn 1.5
bể nén
bùn
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 1.79 0.47% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
bơm bùn tổng
bể lắng 1 Tủ tổng 3.8 1.5 0.019 1.21
đến Tủ 5
Tủ 5 đến 0.85 3 x 1.5 0.0076 0.11
máy +1x
bơm bùn 1.5
bể lắng 1
Bảng 3.20 Tính toán sụt áp cho đường dây ở chế độ bình thường.
Ở chế độ khởi động động cơ: (cosφ = 0.35)
• Tính toán độ sụt áp từ sau máy biến áp đến máy bơm 1 bể thu gom:
- Sụt áp từ máy biến áp đến tủ động lực tổng:
△U1 = 0.467(V)
- Sụt áp từ tủ động lực tổng đến tủ động lực 1:
Ilvmax = 50.14 (A)
L = 0.037 (km)
cosφ = 0.35

98
sinφ = 0.94
r0 = 3.08 (Ω/km)
x0 = 0.07 (Ω/km)
△U2 = √3 ∗IlvmaxL*(r0*cosφ+x0*sinφ)
△U2 = √3 ∗ 50.14 * 0.037*(3.08*0.35 + 0.07*0.94) = 3.68 (V)
- Sụt áp từ tủ động lực 1 đến bơm bể thu gom:
Ilvmax = 9.34 (A)
L = 0.009 (km)
cosφ = 0.35
sinφ = 0.94
r0 = 12.1 (Ω/km)
x0 = 0.07 (Ω/km)
△U3 = √3 ∗Ilvmax*L*(r0*cosφ+x0*sinφ)
△U3 = √3 * 9.34 * 0.009 * (12.1*0.35+0.07*0.94) = 0.63 (V)

Độ sụt áp Ilvmax F(mm2) L(km) △U1 △U2 △U3 ∑△ U △U(%) KQ

Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 4.78 1.26% Đạt


đến bơm đến tủ 1 x 25
bể thu tổng
gom Tủ tổng 50.14 6 0.037 3.68
đến Tủ 1
Tủ 1 đến 9.34 3 x 1.5 0.009 0.63
bơm bể +1x
thu gom 1.5
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 6.9 1.82% Đạt
đến bơm đến tủ 1 x 25
bể điều tổng

99
hoà Tủ tổng 50.14 6 0.037 3.68
đến Tủ 1
Tủ 1 đến 12.73 3 x 1.5 0.029 2.75
bơm bể +1x
điều hoà 1.5
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 4.44 1.17% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
sục khí tổng
bể điều Tủ tổng 50.14 6 0.037 3.68
hoà đến Tủ 1
Tủ 1 đến 6.54 3 x 1.5 0.006 0.29
máy +1x
khuấy bể 1.5
điều hoà
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 4.63 1.22% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
khuấy bể tổng
UASB Tủ tổng 30.22 4 0.042 3.69
đến tủ 2
Tủ 2 đến 12.73 3 x 1.5 0.005 0.47
máy +1x
khuấy bể 1.5
UASB
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 4.59 1.21% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
bơm bùn tổng
bể Tủ tổng 30.22 4 0.042 3.69
UASB đến tủ 2

100
Tủ 2 đến 18.7 3 x 2.5 0.005 0.43
máy +1x
khuấy bể 2.5
UASB
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 2.51 0.66% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
thổi khí tổng
bể Tủ tổng 40.41 4 0.017 2
aerotank đến Tủ 3
Tủ 3 đến 10.58 3 x 1.5 0.0005 0.04
máy thổi +1x
khí bể 1.5
aerotank
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 4.44 1.16% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
khuấy tổng
bồn acid Tủ tổng 12.34 1.5 0.043 3.95
đến Tủ 4
Tủ 4 đến 4.51 3 x 1.5 0.0006 0.02
máy +1x
khuấy 1.5
bồn acid
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 4.86 1.28% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
khuấy tổng
bồn clo Tủ tổng 12.34 1.5 0.043 3.95
đến Tủ 4

101
Tủ 4 đến 5.41 3 x 1.5 0.011 0.44
máy +1x
khuấy 1.5
bồn clo
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 1.03 0.27% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
bơm bùn tổng
bể chứa Tủ tổng 3.8 1.5 0.019 0.54
bùn đến tủ 5
Tủ 5 đến 0.85 3 x 1.5 0.0036 0.02
máy +1x
bơm bùn 1.5
bể chứa
bùn
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 1.14 0.3% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
ép bùn tổng
bể nén Tủ tổng 3.8 1.5 0.019 0.54
bùn đến Tủ 5
Tủ 5 đến 2.71 3 x 1.5 0.0066 0.13
máy máy +1x
ép bùn 1.5
bể nén
bùn
Từ MBA MBA 144.34 3 x 35 + 0.003 0.47 1.06 0.28% Đạt
đến máy đến tủ 1 x 25
bơm bùn tổng

102
bể lắng 1 Tủ tổng 3.8 1.5 0.019 0.54
đến Tủ 5
Tủ 5 đến 0.85 3 x 1.5 0.0076 0.05
máy +1x
bơm bùn 1.5
bể lắng 1
Bảng 3.21 Tính toán độ sụt áp cho đường dây ở chế độ khởi động động cơ.
4. Tính toán tổn thất điện áp:
a. Đặt vấn đề:
Tổn thất điện áp là lượng điện bị mất đi trên đường dây trong quá trình chuyên tải, tổn
thất điện áp gây ra sụt điện áp trên đường dây tải điện.
Tổn thất điện áp là chỉ tiêu quan trọng của hệ thống điện. Nếu tổn thất điện áp lớn sẽ làm
cho các thiết bị điện không hoạt động được, giảm năng suất và hiệu suất của thiết bị dùng
điện, gấy ra tổn thất điện năng trên đường dây tải điện.
Nguyên nhân gây ra tổn thất điện áp:
• Trên đường dây dẫn điện có điện trở RΩ và điện kháng XΩ.
• Do các máy biến áp có tổn thất công suất ở trong cuộn dây và tổn thất không tải
trong lõi thép.
• Do chế độ vận hành của lưới điện:
+ Tổn thất càng lớn khi công suất tiêu thụ điện của phụ tải càng lớn.
+ Tổn thất càng lớn khi thời gian sử dụng công suất cực đại càng kéo dài
b. Tính toán tổn thất điện áp:
Tính toán tổn thất điện áp bằng công thức:
𝑃𝑅 + 𝑄𝑋
∆𝑈 = (3.30)
𝑈đ𝑚

Trong đó:P,Q là CSTD và CSPK chạy trên đường dây (kW, kVAr)
R,X là điện trở và điện kháng trên đường dây (Ω)
𝑈đ𝑚 là điện áp định mức (kV)
Tổn thất điện áp trên các tuyến dây:

103
Stt Tuyến dây L(m) P(kw) Q(kvar) R(Ω) X(Ω) ∆u(v)
1 Cáp tủ tổng 3 76.755 55.26 0.0021 0.00021 0.43198
2 Cáp tủ 1 37 29.18 18.72 0.1232 0.0028 9.11848
3 Cáp tủ 2 42 17.8 11.03 0.20745 0.00315 9.31839
4 Cáp tủ 3 17 21 18.6 0.0922 0.0014 4.9056
5 Cáp tủ 4 34 6.6 5.43 0.4477 0.00259 7.42221
6 Cáp tủ 5 19 2.175 1.48 0.2662 0.00154 1.45316
Cáp tủ 1 đến máy bơm bể tiếp
7 nhận 9 4.4 2.73 0.1089 0.00063 1.2022
8 Cáp tủ 1 đến máy bơm điều hoà 29 6 3.72 0.3509 0.00203 5.28238
Cáp tủ 1 đến máy thổi khí bể điều
9 hoà 6 2.38 2.1 0.0726 0.00042 0.43418
Cáp tủ 2 đến máy bơm bùn bể
10 uasb 5 8.8 5.45 0.0605 0.00035 1.33577
11 Cáp tủ 2 đến máy khuấy bể uasb 5 4.5 2.79 0.0605 0.00035 0.68307
Cáp tủ 3 đến máy sục khí bể
12 aerotank 0.5 3.5 3.1 0.00605 3.5e-05 0.05321
13 Cáp tủ 4 đến máy khuấy bể clo 11 1.8 1.59 0.1331 0.00077 0.60201
14 Cáp tủ 4 đến máy khuấy bể acid 0.6 1.5 1.125 0.00726 4.2e-05 0.02734
Cáp tủ 5 đến máy bơm bùn bể
15 lắng 1 25.44 0.4 0.25 0.307824 0.00178 0.30894
Cáp tủ 5 đến máy bơm bùn bể
16 chứa bùn 3.6 0.4 0.25 0.04356 0.00025 0.04372
17 Cáp tủ 5 đến máy ép bùn 6.6 0.975 0.73 0.07986 0.00046 0.1955
Bảng 3.22 Tính toán tổn thất điện áp cho đường dây.

104
Hình 3.5 Sơ đồ cung cấp điện hoàn chỉnh.

C. KẾT LUẬN

Việc tính toán, lựa chọn các thiết bị cho trạm biến áp cực kì quan trọng trong
việc cung cấp một hệ thống điện cho nhà hệ thống xử lí nước thải bia. Nhằm đảm
bảo làm việc liên tục, không trì trễ và đảm bảo an toàn cho phần cấp điện. Ở
chương này tính toán cụ thể và thể hiện kết quả qua các bảng.

105
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ MẠCH KHỞI ĐỘNG VÀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN
CHO HỆ THỐNG

I. Lựa chọn các thiết bị cho mạch điện khởi động động cơ:

Các phụ tải trong trạm xử lí nước thải là các động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng
sóc. Các động cơ này có dòng điện khởi động Ikđ = (3-7) Iđm. Việc khởi động các động cơ
này sẽ được thực hiện bằng cách đóng trực tiếp vào lưới điện (nếu động cơ có công suất
nhỏ hơn 5.5kW). Đối với các động cơ có công suất lớn, dòng khởi động sẽ rất lớn, gây
sụt điện áp lưới, phát nóng và hư hỏng cho động cơ,…. Vì vậy, để động cơ làm việc an
toàn, hiệu quả thì điều quan trọng là ta phải đảm bảo giảm dòng khởi động của động cơ.
Có nhiều cách để giảm dòng khởi động như sử dụng máy biến áp tự ngẫu, sử dụng khởi
động với các cấp điện trở phụ, khởi động đổi nối sao tam giác.

Hình 4.1 Hai chế độ khởi động của động cơ.

1. Khởi động bằng phương pháp đổi nối sao tam giác:

Các phụ tải của trạm xử lí nước chủ yếu là các máy bơm, máy nén bùn,…. Nên
không yêu cầu động cơ phải đảo chiều hoạt động, vì vậy ta lựa chọn phương án đổi nối
106
sao tam giác để khởi động cho các động cơ. Phương án này còn có ưu điểm là dòng khởi
động nhỏ hơn phương khác và tính tự động tương đối cao.
Để thực hiện khởi động động cơ bằng cách đổi nối sao – tam giác ta cần có bộ khởi
động từ.
Bộ khởi động từ là một khí cụ điện dùng để điều khiển việc đóng, ngắt, đảo chiều và
bảo vệ quá tải cho động cơ vì có tích hợp với role nhiệt.
Động cơ có thể làm việc hiệu quả và liên tục trong thời gian dài được hay không phụ
thuộc đáng kể vào mức độ tin cậy của khởi động từ. Do đó, bộ khởi động từ cần thoả mãn
các yêu cầu sau:
• Tiếp điểm có độ bền chịu mài mòn cao.
• Khả năng đóng cắt cao.
• Thao tác đóng cắt dứt khoát.
• Bảo vệ tin cậy động cơ điện khỏi bị quá tải lâu dài. (role nhiệt).
Khởi động từ dùng để chuyển đổi sao – tam giác gồm có 3 công tắc tơ. Ngoài ra, còn
đi kèm thêm một role thời gian để đặt thời gian chuyển đổi sao – tam giác.

2. Lựa chọn role nhiệt cho khởi động từ của các động cơ.

Role nhiệt là một loại khí cụ điện để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải,
thường dùng kèm với contactor.
Role nhiệt không tác động tức thời theo trị dòng điện vì có quán tính nhiệt lớn, phải
cần thời gian để phát nóng. Thời gian làm việc từ khoảng vài giây đến vài phút, nên
không dùng để bảo vệ ngắn mạch.
Quá tải thường đưa đến một trong hai trường hợp sau:
• Quá tải ngắn hạn: do khởi động hoặc phanh hãm động cơ hoặc kẹt tức thời động
cơ. Kết quả là không có hoặc ít có nguy cơ gây hư hỏng nếu quá tải không thường
xuyên xảy ra. Bảo vệ được dự kiến báo hiệu cho biết và không cắt.
• Quá tải dài hạn: do mất điện một pha hay động cơ bị quá tải. kết quả sẽ dẫn đến
phát nóng, già hoá chất cách điện dẫn đến nhanh chóng hỏng cách điện, thời gian
lâu dài có thể gây cháy nổ và hoả hoạn. nên cần thiết được cắt kịp thời.
107
Mỗi động cơ phải được bảo vệ đối với quá tải và sự mất cân bằng giữa các pha bằng
role nhiệt.
Số Ilvmax Loại
Thiết bị điện Pđm Kiểu khởi động Loại rơle
lượng (A) contactor
MT-12 (9-
Bơm bể thu gom
2 5.5 trực tiếp 9.34 13A) MC-12a
đổi nối sao tam MT-12 (12-
Bơm bể điều hòa
3 7.5 giác 12.73 18A) MC-18a
Máy thổi khí bể điều MT-12 (6-
hòa 1 3.4 trực tiếp 6.54 9A) MC-9a
MT-12 (4-
Máy khuấy bồn acid
2 2.5 trực tiếp 4.51 6A) MC-6a
đổi nối sao tam MT-12 (12-
Máy khuấy bể uasb
2 7.5 giác 12.73 18A) MC-18a
đổi nối sao tam MT-32 (16-
Bơm bùn bể uasb
1 11 giác 18.7 22A) MC-22b
Máy thổi khí bể MT-12 (9-
aerotank 6 5 trực tiếp 10.58 13A) MC-12a
MT-12 (5-
Máy khuấy bể clo
2 3 trực tiếp 5.41 8A) MC-9a

108
Máy bơm bùn bể chứa MT-12 (1-
bùn 2 0.5 trực tiếp 0.85 1.6A) MC-6a
MT-12 (2.5-
Máy ép bùn
1 1.5 trực tiếp 2.71 4A) MC-6a
MT-12
Máy bơm bùn bể lắng 1
1 0.5 trực tiếp 0.85 (0.63-1A) MC-6a
Bảng 4.1 Kết quả lựa chọn contactor và role nhiệt đi kèm.

• Lựa chọn role thời gian cho bộ khởi động từ:


Role thời gian là role tạo trễ đầu ra, nghĩa là khi có tín hiệu điều khiển ở đầu vào thì
sau một thời gian nào đó, đầu ra mới có tác động (tiếp điểm role mới đóng hoặc mở).
Lựa chọn role thời gian AH 3-3 Role thời gian có điện áp DC 24V phù hợp với điện
áp ra của PLC. Role thời gian có 2 cặp tiếp điểm delay và các thông số trong bảng.

109
Hình 4.2 Thông số role thời gian.

110
• Lựa chọn role trung gian:
Role trung gian là một khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động, cơ cấu
kiểu điện từ.
Role trung gian đóng vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển
(contactor, PLC).

Hình 4.3 Hình ảnh role trung gian.


Cấu tạo của role trung gian bao gồm 2 phần chính: cuộn hút (nam châm điện) và
mạch tiếp điểm (mạch lực).
+ Nam châm điện: bao gồm lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây. Cuộn dây được
dùng để cuộn cường độ, điện áp hoặc cuộn cả điện áp lẫn cường độ. Trong đó, lõi thép
động được định vị bằng vít điều chỉnh găng bởi lò xo.
+ Tiếp điểm: bao gồm các cặp tiếp điểm thường đóng và thường mở.
Nguyên lý hoạt động: Để tạo ra được từ trường hút, thì dòng điện cần chạy qua rơ le
trung gian, sau đó dòng điện chạy qua cuộn dây tạo thành từ trường hút. Giúp tạo đòn bẩy
làm đóng hoặc mở tiếp điểm điện và làm thay đổi trạng thái của rơ le trung gian. Tùy vào
thiết kế mà số tiếp điểm điện sẽ thay đổi khác nhau.
Lựa chọn loại role trung gian Omron 24V-10A 8P có 2 cặp tiếp điểm. thông số kĩ
thuật:

111
+ kích thước: 3.3x2.5x2 cm.
+ điện áp vào relay 24VDC.
+ Dòng chịu: 10A.
+ Số chân: 8 chân.

II. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển:

Tủ điện 1:

Hình 4.4 Sơ đồ mạch động lực và điều khiển của tủ 1.

112
Tủ điện 2:

Hình 4.5 Sơ đồ mạch động lực và điều khiển của tủ 2.

113
Tủ điện 3:

Hình 4.6 Sơ đồ mạch động lực và điều khiển của tủ 3.

114
Tủ điện 4:

Hình 4.7 Sơ đồ mạch động lực và điều khiển của tủ 4.

115
Tủ điện 5:

Hình 4.8 Sơ đồ mạch động lực và điều khiển của tủ 5.

116
Tổng kết nối dây PLC:

Hình 4.9 Sơ đồ nối dây PLC.

III. KẾT LUẬN:

Việc thực hiện vẽ sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển yêu cầu phải chính xác
và hợp lí. Nhằm đảm bảo đúng mục đích vận hành của hệ thống xử lí nước thải nhà máy
bia.

117
CHƯƠNG V: LỰA CHỌN BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC VÀ THIẾT KẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN CHO HỆ THỐNG

I. Giới thiệu PLC:

Sự phát triển của hệ thống phần cứng và phần mềm từ năm 1975 cho đến nay đã làm
cho hệ thống PLC phát triển mạnh mẽ hơn với các chức năng mở rộng: hệ thống ngõ vào
có thể tăng lên đến 8000 cổng vào ra, dung lượng bộ nhớ chương trình tăng lên hơn
128000 từ bộ nhớ. Ngoài ra các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ thuật kết nối với các hệ thống
PLC riêng lẻ. Tốc độ xử lý của hệ thống được cải thiện, chu kỳ quét nhanh hơn làm cho
hệ thống PLC xử lý tốt với những chức năng phức tạp số lượng cổng vào/ra lớn. Trong
tương lai hệ PLC không chỉ giao tiếp với các hệ thống khác thông qua CIM để điều
khiển các hệ thống: Robot, Cad/Cam… ngoài ra các nhà thiết kế còn đang xây dựng các
loại PLC với các chức năng điều khiển thông minh còn gọi là các siêu PLC ở tương lai.
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập trình được
(khả trình) cho phép thực hiện linh hỏa các thuật toán điều khiển logic thông qua một
ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự
kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC
hoặc qua các hoạt động trễ như thời gian định thời hau các sự kiện được đếm. Một khi sự
kiện được kích hoạt thật sự, nó bật ON hay OFF thiết bị điều khiển bên ngoài được gọi là
thiết bị vật lý. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục “lặp” trong chương trình do “người
sử dụng lập ra” chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm đã lập
tình, PLC ra đời nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:
• Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.
• Gọn nhẹ, dễ dàng bảo quản, sửa chữa.
• Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp
• Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp
• Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính , nối mạng, các
module mở rộng.
• Giá cả có thể cạnh tranh được.

118
Trong PLC phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình điều khiển
hoặc xử lý hệ thống. Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được xác định bởi một
chương trình. Chương trình này được nạp sẵn vào bộ nhớ của PLC, PLC sẽ thực hiện
việc điều khiển dựa vào chương trình này. Như vậy nếu muốn thay đổi hay mở rộng chức
năng của quy trình công nghệ, ta chỉ cần thay đổi chương trình bên trong bộ nhớ PLC.
Mặt khác, PLC có khả năng kết nối mạng và kết nối các thiết ngoại vi rất cao giúp việc
điều khiển được dễ dàng.

1. Cấu trúc của PLC:

Hình 5.1 Cấu trúc PLC.


Thành phần chính của PLC bao gồm:
• Phần đầu vào/ra: phần đầu vào bao gồm các thiết bị như cảm biến, công tắc,…
Đầu vào từ các nguồn được kết nối với PLC thông qua đường ray đầu nối đầu vào.
Phần đầu ra có thể là các thiết bị như: động cơ, solenoid, đèn,.. được điều khiển
bằng cách thay đổi các tín hiệu đầu vào.
• Một bộ nhớ chương trình RAM ở bên trong (có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ
ngoài EPROM).
• CPU: là đơn vị xử lý trung tâm.
Bên cạnh đó một bộ PLC hoàn chỉnh còn có thêm một đơn vị lập trình bằng tay hoặc

119
bằng máy tính xách tay hoặc máy tính chuyên dụng. Nếu đơn vị lập trình là xách tay thì
RAM thường loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã được kiểm tra và
sẵn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC. Đối với các PLC lớn thường lập
trình trên máy tính nhằm hộ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình. Các đơn vị
lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS442, RS458,…
Khối điều khiển trung tâm (CPU) gồm ba bộ phận: bộ xử lý, hệ thống bộ nhớ, hệ
thống nguồn cung cấp.

Hình 5.2 Cấu tạo của CPU PLC.


a. Đơn vị xử lý trung tâm:
CPU là đơn vị xử lý trung tâm. Nó là một bộ vi xử lý mà có thể kết hợp với các hoạt
động của hệ thống PLC. CPU thi hành chương trình xử lý các tín hiệu I/O thông qua các
tuyến đường dây thích hợp bên trong PLC. Và tòa bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ
thuộc vào chương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ.

b. Hệ thống Bus:
Hệ thống Bus là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường tín hiệu
song song:

120
• Address Bus: Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các Module khác nhau.
• Data Bus: Bus dùng để truyền dữ liệu
• Control Bus: được CPU sử dụng để liên lạc với các thiết bị khác trong máy tính,
mang các lệnh từ CPU và trả về tín hiệu trạng thái từ thiết bị.
Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lí và các module vào ra thông qua
Data bus. Address Bú và Data Bus gồm 8 đường, ở cùng thời điểm cho phép truyền 8 bit
của 1 byte một cách đồng thời hay song song.
Nếu một module đầu vào nhận được địa chỉ của nó trên Address Bus, nó sẽ chuyển
tất cả trạng thái đầu vào của nó vào Data Bus. Nếu một địa chỉ byte của 8 đầu xuất hiện
trên Address Bus, module đầu ra tương ứng sẽ nhận được dữ liệu từ Data bus. Control
Bus sẽ chuyển các tín hiệu điều khiển vào theo dõi chu trình hoạt động của PLC. Các địa
chỉ và số liệu được chuyển lên các Bus tương ứng trong một thời gian hạn chế
Hệ thống Bus sẽ làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và I/O. Bên cạnh
đó, CPU được cung cấp một xung Clock có tần số từ 1,8 MHZ. Xung này quyết định tốc
độ hoạt động của PLC và cung cấp các yếu tố về định thời, đồng hồ của hệ thống.

c. Bộ nhớ:
PLC thường yêu cầu bộ nhớ trong các trường hợp:
• Làm bộ định thời cho các kênh trạng thái I/O.
• Làm bộ đệm trạng thái các chức năng trong PLC như định thời, đếm, ghi các
Relay. Mỗi lệnh của chương trình có một vị trí riêng trong bộ nhớ, tất cả mọi vị trí
trong bộ nhớ đều được đnhs số, những số này chính là địa chỉ trong bộ nhớ.
Địa chỉ của từng ô nhớ sẽ được trỏ đến bởi một bộ đếm địa chỉ ở bên trong bộ vi xử
lý. Bộ vi xử lý sẽ giá trị trong bộ đếm này lên một trước khi xử lý lệnh tiếp theo. Với một
địa chỉ mới, nội dung của ô nhớ tương ứng sẽ xuất hiện ở đấu ra, quá trình này được gọi
là quá trình đọc.
Bộ nhớ bên trong PLC được tạo bởi các vi mạch bán dẫn, mỗi vi mạch này có khả
năng chứa 2000÷16000 dòng lệnh, tùy theo loại vi mạch. Trong PLC các bộ nhớ như
RAM, EPROM đều được sử dụng.

121
RAM (Random Access Memory) có thể nạp chương trình, thay đổi hay xóa bỏ nội
dung bất kỳ lúc nào. Nội dung của RAM sẽ bị mất nếu nguồn điện nuôi bị mất. Để tránh
tình trạng này các PLC đều được trạng bị một pin khô, có khả năng cung cấp năng lượng
dự trữ cho RAM từ vài tháng đến vài năm. Trong thực tế RAM được dùng để khởi tạo và
kiểm tra chương trình. Khuynh hướng hiện nay dùng CMOSRAM nhờ khả năng tiêu thụ
thấp và tuổi thọ lớn.
EPROM (Electrically Programmable Read Only Memory) là bộ nhớ mà người sử
dụng bình thường chỉ có thể đọc chứ không ghi nội dung vào được. Nội dung của
EPROM không khi mất nguồn, nó được gắn sẵn trong máy, đã được nhà sản xuất nạp và
chứa hệ điều hành sẵn. Nếu người sử dụng không muốn mở rộng bộ nhớ thì chỉ dùng
thêm EPROM gắn bên trong PLC trên PG có sẵn chỗ ghi và xóa EPROM.
Môi trường ghi dữ liệu thứ ba là đĩa cứng hoặc đĩa mềm, được sử dụng trong máy lập
trình. Đĩa cứng hoặc đĩa mềm có dung lượng lớn nên thường được dùng để lưu những
chương trình lớn trong một thời gian dài.
Kích thước bộ nhớ:
• Các loại PLC nhỏ có thể chứa từ 300÷1000 dòng lệnh tùy vào công nghệ chế tạo.
• Các loại PLC lớn có kích thước từ 1K÷16K, có khả năng chứa 2000÷16000 dòng
lệnh.

d. Các ngõ vào ra I/O:


Các tín hiệu từ bộ cảm biến được nối với các Module vào (các đầu vào của PLC), các
cơ cấu chấp hành được nối với các Module ra (các đầu ra của PLC).
Hầu hết các PLC có điện áp hoạt động bên trong là 5V, tín hiệu xử lý là 12/24 VDC
hoặc 100/240 VAC.
Mỗi đơn vị I/0 có duy nhất một địa chỉ, các hiển thị trạng thái của các kênh I/O được
cung cấp bởi các đèn LED trên PIC, điều này làm cho việc kiểm tra hoạt động nhập xuất
trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.
Bộ xử lý đọc và xác định các trạng thái đầu vào (ON, OFF) để thực hiện việc đóng
hay ngắt mạch ở đầu ra.

122
2. Các hoạt động xử lí bên trong PLC:

a. Xử lý chương trình:
Khi một chương trình đã được nạp vào bên trong bộ nhớ PLC, các lệnh sẽ được thực
hiện trong một vùng địa chỉ riêng lẻ trong bộ nhớ.
PLC có một bộ đếm địa chỉ bên trong vi xử lý, vì vậy chương trình ở bên trong bộ
nhớ sẽ được bộ vi xử lý thực hiện một cách tuần tự từng lệnh một, từ đầu cho đến cuối
chương trình. Mỗi lần thực hiện chương trình từ đầu đến cuối được gọi là một chu kỳ
thực hiện. Thời gian thực hiện một chu kỳ tùy thuộc vào tốc dộ xử lí của PLC và độ lớn
của chương trình. Một chu kỳ thực hiện bao gồm năm giai đoạn nối tiếp nhau:
• Đọc trạng thái tất cả đầu vào: PLC thực hiện lưu các trạng thái vật lý của ngõ vào.
Phần chương trình thực hiện công việc này có sẵn trong PLC và được gọi là hệ
điều hành.
• Thực hiện chương trình: bộ xử lý sẽ đọc và xử lý tuần tự từng lệnh một trong
chương trình. Thanh ghi đọc và xử lý các lệnh, bộ xử lý sẽ đọc các tín hiệu đầu
vào, thực hiên các phép toán logic vag kết quả sau đó sẽ xác định trạng các đầu ra.
• Xử lý yêu cầu truyền thông: suốt thời gian CPU xử lý thông tin trong chu kỳ quét,
PLC xử lý tất cả thông tin nhận được từ cổng truyền thông hay các Module mở
rộng.
• Thực hiện tự kiểm tra: trong một chu kỳ quét, PLC kiểm tra hoạt động của CPU và
trạng thái của các Module mở rộng.
• Xuất tín hiệu ngõ ra: bộ xử lý gắn các trạng thái mới cho các đầu ra tại Module
đầu ra.

123
Hình 5.3 Chu kì vòng quét của PLC.
b. Xử lý xuất nhập:
Gồm hai phương pháp khác nhau dùng cho việc xử lý I/O trong PLC:
• Cập nhật liên tục:
Trong phương pháp này, CPU phải mất một khoảng thời gian để đọc trạng thái của
các ngõ vào sẽ được xử lý. Khoảng thời gian trên, thường là 3ms, nhằm tránh tác động
xung nhiễu gay bởi contact ngõ vào. Các ngõ ra được kính trực tiếp (nếu có) theo sau tác
vụ kiểm tra logic. Trạng thái các ngõ ra được chốt trong khối ngõ ra nên trạng thái của
chúng được duy trì cho đến lần cập nhật kế tiếp.
• Lưu ảnh quá trình xuất nhập:
Hầu hết các PLC loại lớn có thể có vài trăm I/O, vì thế CPU chỉ có thể xử lý một lệnh
ở một thời điểm. Trong suốt quá trình thực thi, trạng thái mỗi ngõ nhập phải được xét đến
riêng lẻ nhằm dò tìm các tác động của nó trong chương trình. Do chungs ta yêu cầu relay
3ms cho mỗi ngỗ vào, nên tổng thời gian cho hệ thống lấy mẫu liên tục, gọi là chu kỳ
quét hay thời gian quét, trở nên rất dài và tăng theo số ngõ vào.
Để làm tăng tốc độ thực thi chương trình, các ngõ I/O được cập nhật tới một vùng
đặc biệt trong chương trình. Ở đây, vùng RAM đặc biệt này được dùng như một bộ đệm
lưu trạng thái các logic điều khiển và các đơn vị I/O. Từng ngõ vào và ngõ ra được cấp
phát một ô nhớ trong vùng RAM này. Trong khi lưu trạng thái các ngõ vào/ra vào RAM.
CPU quét khối ngõ vào lưu trạng thái chúng vào RAM. Quá trình này xảy ra ở một chu

124
kỳ chương trình.
Khi chương trình được thực hiện, trạng thái của các ngõ vào đã lưu trong RAM được
đọc ra. Các tác vụ được thực hiện theo các trạng thái trên và kết quả trạng thái của các
ngõ ra được lưu vào RAM ngõ ra. Sau đó vào cuối chu kỳ quét, quá trình cập nhật trạng
thái vào/ra chuyển tất cả các tín hiệu ngõ ra từ RAM vào khối ngõ ra tương ứng, kích các
ngõ ra trên khối vào ra. Khối ngõ ra được chốt nên chúng vẫn duy trì trạng thái cho đến
khi chúng được cập nhật ở chu kỳ quét kế tiếp.
Tác vụ cập nhật trạng thái vào/ra trên được tự động thực hiện bởi CPU bằng một
đoạn chương trình con được lập trình sẵn bởi nhà sản xuất. Như vậy, chương trình con sẽ
được thực hiện tự động vào cuối chu kỳ quét hiện hành và đầu chu kỳ kế tiếp. Do đó,
trạng thái của các ngõ vào/ra được cập nhật.
Lưu ý rằng, do chương trình con cập nhật trạng thái được thực hiện tại một thời điểm
xác định của chu kỳ quét, trạng thái của các ngõ vào và ngõ ra không thay đổi trong chu
kỳ quét hiện hành. Nếu một ngõ vào có trạng thái thay đổi sau sự thực thi chương trình
chon hệ thống, trạng thái đó sẽ không được nhận biết cho đến quá trình cập nhật kế tiếp
xảy ra.
Thời gian cập nhật tất cả các ngõ vào ra phụ thuộc vào tổng số I/O được sử dụng,
thường là vài ms. Thời điểm thực thi chương trình (chu kỳ quét) phụ thuộc vào độ lớn
chương trình điều khiển. Thời gian thi hành một lean cơ bản (một bước) là 0,08μs đến
0,1μs tùy loại PLC, nên chương trình có độ lớn 1K bước (1000 bước) có chu kỳ quét là
0,8ms đến 1ms. Tuy nhiên, chương trình điêu khiển thường ít hơn 1000 bước, khoảng
500 bước trở lại.

125
3. Ngôn ngữ lập trình:

Có 5 loại ngôn ngữ dùng để lập trình PLC:

a. Ngôn ngữ lập trình PLC LAD (Ladder Diagram):

Ladder Logic còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: sơ đồ bậc thang (ladder
diagram “LD”) hay LAD và là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng để lập trình PLC
(Programmable Logic Controller). Nó là một ngôn ngữ lập trình PLC đồ họa nhằm thể
hiện các hoạt động logic với ký hiệu tượng trưng. Ladder Logic được tạo ra từ các nấc
thang logic, tạo thành thứ trông giống như một cái thang, do đó có tên là “Ladder Logic”
hay sơ đồ bậc thang.
Ưu điểm:

126
• LAD với cấu trúc bấc thang dễ sắp xếp, tổ chức và tiện theo dõi.
• Cho phép ghi chứ thích.
• Hỗ trợ chỉnh sửa online.
Nhược điểm: một số lập trình chức năng không có sẵn, đặc biệt là khó khăn trong
việc lập trình chuyển động hoặc phân luồng.
Một số hãng sản xuất PLC hỗ trợ ngôn ngữ lập trình LAD (hầu hết các hãng PLC đều
hỗ trợ ngôn ngữ này) như: AB, Mitsubishi, B&R, Siemens, Unitronics, Schneider,…

b. Ngôn ngữ lập trình PLC FBD (Function Block Diagram):

Là ngôn ngữ lập trình theo kiểu đồ hoạ, bằng cách mô tả quá trình dưới các dòng
chảy tín hiệu giữa các khối hàm với nhau. Nó giống như việc đi dây trong các mạch điện
tử.
Ưu điểm:

127
• Hoạt động tốt với các chức năng điều khiển chuyển động.
• Trực quan và dễ dàng hơn đối với một số người dùng.
• Có thể gộp nhiều dòng lập trình thành một khối hoặc một số khối chức năng.
Nhược điểm: có thể trở nên vô tổ chức khi sử dụng ngôn ngữ này vì bạn có thể dặt
các khối chức năng này ở bất kỳ đâu trên trang. Điều này cũng dẫn đến việc khắc phục sự
cố khó khăn hơn.
Một số hãng sản xuất PLC hỗ trợ ngôn ngữ lập trình FBD như: AB, Schneider, B&R,
Siemens,…

c. Ngôn ngữ lập trình PLC ST/STL (Structured Text):

Là một ngôn ngữ lập trình cấp cao gần giống như Pascal, thực hiện các công việc sau:
• Gán giá trị cho các biến.
• Gọi hàm và các Function Block.
128
• Tạo và tính toán các biểu thức.
• Thực hiện các biểu thức điều kiện.
Ưu điểm:
• Tính tổ chức cao và có khả năng tính toán các phép toán học lớn.
• Cho phép lập trình một số chức năng không có ở ngôn ngữ khác (như LAD).
Nhược điểm:
• Khó thành thạo các cú pháp.
• Khó khắc phục lỗi.
• Rất khó để chỉnh sửa online.
Một số hãng sản xuất PLC hỗ trợ ngôn ngữ lập trình ST như: AB, Schneider, B&R,
Siemens,….

d. Ngôn ngữ lập trình PLC SFC (Sequential Function Chart):

SFC là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh “Sequential Function Charts” tạm dịch là
“Biểu đồ chức năng tuần tự”

129
Là ngôn ngữ lập trình theo kiểu tuần tự, chương trình SFC bao gồm một chuỗi các
bước được thể hiện dưới dạng các hình chữ nhật và được nối với nhau.
Mỗi bước đại diện cho một trạng thái cụ thể cần được điều khiển của hệ thống. Mỗi
bước có thể thực hiện một hay nhiều công việc đồng thời.
Mỗi một mối nối có một hình chữ nhật ở giữa, đại diện cho điều kiện chuyển đổi giữa
các trạng thái trong hệ thống. Khi điều kiện chuyển đổi đạt được “True” thì cho phép
chuyển sang trạng thái tiếp theo.
Ưu điểm:
• Các quá trình có thể chia thành các bước chính từ đó giúp khắc phục sự cố nhanh
hơn và dễ dàng hơn.
• Có thể truy cập trực tiếp vào phần logic để xem vị trí của thiết bị bị lỗi.
• Có thể giúp quá trình thiết kế và viết chương trình nhanh hơn với khả năng sử
dụng lặp đi lặp lại các thành phần logic riêng lẻ.
Nhược điểm: ngôn ngữ này không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả ứng dụng.
Một số hãng sản xuất PLC hỗ trợ ngôn ngữ lập trình ST như: AB, Mitsubishi,
Schneider, Siemens,…

e. Ngôn ngữ lập trình PLC IL (Instruction List):


Instruction List được viết tắt là “IL”, là một trong những ngôn ngữ lập trình kiểu văn
bản và là ngôn ngữ lập trình PLC đầu tiên, cùng với LD. Instruction List là một trong 5
ngôn ngữ được đưa vào tiêu chuẩn IEC 61131-3 trong những năm đời đầu, từ lần công cố
thứ ba trở đi, nó đã không được dùng (hạn chế sử dụng) bởi IEC nữa và như vậy, trong
tương lai các nhà sản xuất PLC sẽ ngừng hỗ trợ ngôn ngữ này. Ngôn ngữ IL được thiết kế
để dùng để viết chương trình cho bộ điều khiển lập trình PLC. Ngôn ngữ lập trình IL là
một ngôn ngữ cấp thấp gần giống như ngôn ngữ Assembly. Khi sử dụng ngôn ngữ này,
bạn sẽ làm việc với các mã, thành phần như LD (Load), AND, OR, etc,…
Một lợi ích của các ngôn ngữ cấp thấp, bao gồm cả IL, là chúng rất nhanh và hiệu
quả – đặc biệt là khi so sánh với các ngôn ngữ đồ họa – và sử dụng ít bộ nhớ hơn. Vì lý
do này, ngôn ngữ IL thường được sử dụng trong các ứng dụng như vòng điều khiển, đòi

130
hỏi tốc độ xử lý rất nhanh.
Tuy nhiên, các chương trình được viết bởi ngôn ngữ IL có thể dễ bị lỗi thời gian chạy
và chúng có thể gây ra các vòng lặp vô hạn hoặc các phép toán số học không xác định.
Mặc dù vậy, quan trọng nhất, trong môi trường sản xuất ngày nay, nhân viên vận hành
không phải là lập trình viên – bao gồm cả kỹ sư bảo trì và thợ điện – phải có thể khắc
phục sự cố hoặc lỗi với thiết bị, bao gồm cả điều khiển và viết chương trình. Tuy rằng,
ngôn ngữ IL rất thân thiện với lập trình viên, nhưng nếu không được đào tạo đặc biệt về
ngôn ngữ này, rất khó để phân tích và khắc phục sự cố mã lệnh. Và để đào tạo đặc biệt
cho nhân viên hỗ trợ về ngôn ngữ IL này là không thực tế, trong khi còn có các ngôn ngữ
khác (ngôn ngữ đồ họa) có thể giải quyết các ứng dụng và vấn đề tương tự lại thân thiện
hơn với người không phải là lập trình viên.
Ưu điểm: phù hợp với các ứng dụng ưu tiên sự đơn giản và cấp tốc.
Nhược điểm:
• Bị giới hạn nhiều chức năng.
• Nhiều lỗi khó xử lý hơn so với các ngôn ngữ khác.

II. Giới thiệu một số PLC của hãng MITSUBISHI ELECTRIC:

1. Tổng quan:

PLC Mitsubishi là một trong các dòng PLC đang được dùng phổ biến nhất trên thế
giới và Việt Nam, được sản xuất bởi tập đoàn Mitsubishi Electric (Nhật Bản).
Với đặc điểm tích hợp nhiều tính năng, giá thành phải chăng cộng với phần mềm dễ
sử dụng nên PLC mitsubishi được sử dụng tương đối rộng rãi trong ngành điện cơ khí tự
động hóa. Hiện nay tại một số trường đại học có chuyên khoa về cơ khí điện tự động hóa
thì plc mitsu cũng đã được đưa vào nhiều chương trình giảng dạy.
PLC Mitsubishi có ưu điểm lớn về:
• Giá thành
• Chất lượng sản phẩm
• Khả năng đáp ứng đa dạng các cấu hình yêu cầu tính năng như:

131
- Giao tiếp truyền thông.
- Ngõ vào ra tương tự.
- Bộ đếm ngõ vào tốc độ cao.
- Ngõ ra phát xung tốc độ cao.
- Các module đọc nhiệt độ.
- Loadcell, …
Ở Việt Nam, PLC Mitsubishi được dùng nhiều trong ngành dệt sợi, bao bì giấy,
carton, nilon, nhựa, thực phẩm, cơ khí chính xác, chế tạo máy,…

2. Các dòng Mítubishi thông dụng:

• PLC MITSUBISHI FX1N:


FX1N PLC thích hợp với các bài toán điều khiển với số lượng đầu vào ra trong
khoảng 14-60 I/O (14,24,40,60 I/O). Tuy nhiên, khi sử dụng các module vào ra mở rộng,
FX1N có thể tăng cường số lượng I/O lên tới 128 I/O. FX1N được tăng cường khả năng
truyền thông, nối mạng, cho phép tham gia trong nhiều cấu trúc mạng khác nhau như
Ethernet, ProfileBus, CC-Link, CanOpen, DeviceNet,… FX1N có thể làm việc với các
module analog, các bộ điều khiển nhiệt độ. Đặc biệt, FX1N PLC được tăng cường chức
năng điều khiển vị trí với 6 bộ đếm tốc độ cao (tần số tối đa 60kHz), hai bộ phát xung
đầu ra với tần số điều khiển tối đa là 100kHz. Điều này cho phép các bộ điều khiển lập
trình thuộc dòng FX1N PLC có thể cùng một lúc điều khiển một cách độc lập hai động
cơ servo hay tham gia các bài toán điều khiển vị trí (điều khiển hai toạ độ độc lập).
Nhìn chung, dòng FX1N PLC thích hợp cho các ứng dụng dùng trong công nghiệp
chế biến gỗ, trong các hệ thống điều khiển cửa, hệ thống máy nâng, thang máy, sản xuất
xe hơi, hệ thống điều hoà không khí trong các nhà kính, hệ thống xử lý nước thải, hệ
thống điều khiển máy dệt,…
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp nguồn cung cấp: 12-24VDC hoặc 100/230VAC.
- Bộ nhớ chương trình: 8000 bước.
- Kết nối truyền thông: cung cấp chuẩn kết nối RS485/RS422/RS232 thông qua board mở

132
rộng.
- Bộ đếm tốc độ cao: 1 phase: 6 đầu vào max. 60KHZ, 2 phases: 2 đầu vào max. 30KHZ.
- Loại ngõ ra: relay, transistor.
- Phát xung tốc độ cao: 2 chân phát xung max.100khz.
- Tổng I/O: 14,24,40,60 I/O.
- Có thể mở rộng lên tới 132 I/O thông qua module.
- Có thể mở rộng tối đa lên tới 2 module chức năng.
• PLC MITSUBISHI FX2N:
FX2N được trang bị tất cả các tính năng của dòng FX1N, nhưng tốc độ xử lý được
tăng cường, thời gian thi hành các lệnh cơ bản giảm xuống cỡ 0.08us. FX2N thích hợp
với các bài toán điều khiển với số lượng đầu vào ra trong khoảng 16-128 đầu vào ra,
trong trường hợp cần thiết FX2N có thể mở rộng đến 256 đầu vào ra. Ngoài ra, FX2N
còn được trang bị các hàm xử lý PID với tính năng tự chỉnh, các hàm xử lý số thực cùng
đồng hồ thời gian thực tích hợp sẵn bên trong. Những tính năng vượt trội trên cùng với
khả năng truyền thông, nối mạng nói chung của dòng FX1N đã đưa FX2N lên vị trí hàng
đầu trong dòng FX, có thể đáp ứng tốt các đòi hỏi khắt khe nhất đối với các ứng dụng sử
dụng trong các hệ thống điều khiển cấp nhỏ và trung bình. FX2N thích hợp với các bài
toán điều khiển sử dụng trong các dây chuyền sơn, các dây chuyền đóng gói, xử lý nước
thải, các hệ thống xử lý môi trường, điều khiển các máy dệt, trong các dây truyền đóng,
lắp ráp tàu biển....
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp nguồn cung cấp: 24VDC hoặc 100/230VAC.
- Bộ nhớ chương trình: 16000 bước.
- Kết nối truyền thông: cung cấp chuẩn kết nối RS485/RS422/RS232 thông qua board mở
rộng.
- Bộ đếm tốc độ cao: max. 60KHZ, 2 phases: 2 đầu vào max. 30KHZ.
- Loại ngõ ra: relay, transistor.
- Phát xung tốc độ cao: 2 chân phát xung max.20khz.
- Tổng I/O: 16,32,48,64,80,128 I/O.
133
- Có thể mở rộng lên tới 256 I/O thông qua module.
- Có thể mở rộng tối đa lên tới 8 module chức năng.
• PLC MITSUBISHI FX1S:
FX1S PLC có số lượng I/O trong khoảng 10-30 I/O. FX1S không có khả năng mở rộng
module. Tuy nhiên, FX1S được tăng cường thêm một số tính năng đặc biệt:
- Tăng cường hiệu năng tính toán, khả năng làm việc với các đầu vào ra tương tự thông
qua các card chuyển đổi, cải thiện bộ đếm tốc cao.
- Trang bị thêm các chức năng truyền thông thông qua các card truyền thông lắp thêm
trên bề mặt cho phép FX1S có thể tham gia truyền thông trong mạng (giới hạn số lượng
trạm tối đa 8 trạm) hay giao tiếp với các bộ HMI đi kèm.
FX1S thích hợp với các ứng dụng trong công nghiệp chế biến gỗ, đóng gói sản phẩm,
điều khiển động cơ, máy móc, hay các hệ thống quản lý môi trường.
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp nguồn cung cấp: 24VDC hoặc 100/240VAC.
- Bộ nhớ chương trình: 2000 bước.
- Kết nối truyền thông: chuẩn RS422.
- Bộ đếm tốc độ cao: 1 phase: 6 đầu vào max. 60KHZ, 2 phases: 2 đầu vào max. 30KHZ.
- Loại ngõ ra: relay, transistor.
- Phát xung tốc độ cao: 2 chân phát xung max.100khz.
- Tổng I/O: 10,14,20,30.
- Không có khả năng mở rộng thêm module chức năng.
• PLC MITSUBISHI FX3G:
PLC FX3G được cải tiến từ dòng FX1N, nó được kế thừa tất cả những tính năng của
dòng PLC FX kết hợp với sự tiến bộ vượt bậc của dòng PLC thế hệ FX3 nhắm đến sự đổi
mới công nghệ mang đến cho người dùng sự ổn định và tính linh hoạt cao.
Dòng FX3G PLC được tích hợp bộ nhớ trong lên đến 32Kb, tốc độ xử lý một lệnh
đơn logic trong thời gian 0.21µs. Thêm vào đó, nó cho phép xử lý trên số thực và các
ngắt.
Việc lập trình trên FX3G dễ hơn bao giờ hết nhờ vào sự thực thi thông qua đồng thời
134
2 cổng truyền thông tốc độ cao là RS422 & USB. Còn với dòng FX3G ngõ ra kiểu
transistor cho phép phát xung độc lập trên 3 ngõ ra lên đến 100 kHz, được nhà sản xuất
tích hợp và cải tiến nhiều tập lệnh điều khiển vị trí.
Số I/O của FX3G linh hoạt: 14/24/40/60 I/O. Ngoài ra việc kết nối mở rộng thông
qua 2 bus bên trái và bên phải cho phép kết nối mở rộng thêm các khối chức năng đặc
biệt như analog / truyền thông nối mạng…vv để đạt được hiệu suất làm việc tốt hơn.
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp nguồn cung cấp: 24VDC hoặc 100/240VAC.
- Bộ nhớ chương trình: 32000 bước.
- Kết nối truyền thông: hỗ trợ kết nối RS232, RS485, USB, Ethernet, CAN, Cclink.
- Bộ đếm tốc độ cao: max: 60 kHz.
- Loại ngõ ra: relay, transistor.
- Phát xung tốc độ cao: lên tới 3 chân 100kHZ.
- Tổng I/O: 14/24/40/60.
- Có thể mở rộng lên tới 128 I/O thông qua module hoặc 256 I/O thông qua mạng CC-
Link.
• PLC MITSUBISHI FX3U:
Dòng sản phẩm mới PLC FX3U là thế hệ thứ ba trong gia đình họ FX-PLC, là một
PLC dạng nhỏ gọn và thành công của hãng Mitsubishi Electric.
Sản phẩm được thiết kế đáp ứng cho thị trường quốc tế, tính năng mới đặc biệt là hệ
thống “adapter bus” được bổ hữu ích cho việc mở rộng thêm những tính năng đặc biệt và
khối truyền thông mạng. Khả năng mở rộng tối đa có thể lên đến 10 khối trên hệ thống
mới này.
Với tốc độ xử lý cực mạnh mẽ, thời gian chỉ 0.065µs trên một lệnh đơn logic, cùng
với 209 tập lệnh được tích hợp sẵn và cải tiến liên tục đặc biệt cho việc điều khiển vị trí.
Dòng PLC mới này còn cho phép mở rộng truyền thông qua cổng USB, hỗ trợ cổng
Ethernet và cổng lập trình RS-422 mini DIN. Với tính năng mạng mở rộng làm cho PLC
này nâng cao được khả năng kết nối tối đa lên đến 384 I/O, bao gồm cả các khối I/O qua
mạng.
135
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp nguồn cung cấp: 24VDC hoặc 100/240VAC.
- Bộ nhớ chương trình: 64000 bước.
- Kết nối truyền thông: hỗ trợ kết nối RS232, RS485, USB, Ethernet, profibus, CAN,
CClink.
- Bộ đếm tốc độ cao: max. 100kHz, lên tới 200kHz với module chức năng.
- Loại ngõ ra: relay, transistor.
- Phát xung tốc độ cao: max 100kHz, lên tới 200kHz hoặc 1Mhz với module chức năng.
- Tổng I/O: 16/32/48/64/80/128.
- Có thể mở rộng lên tới 256 I/Os thông qua module hoặc 384 I/O thông qua mạng CC-
Link.
• PLC MITSUBISHI FX5U:
Được thiết kế lấy người dùng làm trung tâm, tính năng điều khiển vượt trội, điều
khiển định vị tốt hơn, Series MELSEC iQ-F của Mitsubishi (FX 5U) đã được thiết kế
phát triển dựa trên Series MELSEC-F.
Module CPU của MELSEC iQ-F có rất nhiều chức năng tích hợp sẵn như chức năng
định vị với 8 kênh xung đầu vào tốc độ cao, ngõ ra xung tốc độ cao 4 trục; Ngõ vào ra
analog gắn sẵn; cổng RS485, cổng Ethernet, khe cắm thẻ SD...vv
Ngoài ra, dòng MELSEC iQ-F có thể giữ nguyên chương trình mà không cần dùng
pin. Dữ liệu xung đồng hồ có thể lưu đến 10 ngày nhờ siêu tụ điện.
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp nguồn cung cấp: 100-240VAC hoặc 24VDC.
- Bộ nhớ chương trình: 64000 bước.
- Kết nối truyền thông: hỗ trợ kết nối RS485, Ethernet.
- Tích hợp 2 ngõ vào Analog và 1 ngõ ra Analog.
- Bộ đếm tốc độ cao: lên tới 6 chân max. 200kHz.
- Loại ngõ ra: relay, transistor.
- Phát xung tốc độ cao: 4 kênh max. 200kHz.
- Tổng I/O: 32/64/80.
136
III. THIẾT KẾ LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN:

1. Lưu đồ thuật toán cho từng bể:

• Vùng 1: Bể tiếp nhận:

Hình 5.4 Lưu đồ thuật toán bể tiếp nhận.

137
• Vùng 2: bể điều hoà và bồn acid:

Hình 5.5 Lưu đồ thuật toán bể điều hoà và bồn acid.

138
• Vùng 3: bể lắng 1:

Hình 5.6 Lưu đồ thuật toán bể lắng 1.

139
• Vùng 4: Bể UASB:

Hình 5.7 Lưu đồ thuật toán bể UASB.

140
• Vùng 5: Bể aerotank:

Hình 5.8 Lưu đồ thuật toán bể aerotank.

141
• Vùng 6: Bể lắng 2 và bể chứa bùn:

Hình 5.9 Lưu đồ thuật toán bể lắng 2 và bể chứa bùn.

142
• Vùng 7: Bể khử trùng:

Hình 5.10 Lưu đồ thuật toán bể khử trùng.

143
2. Phân kênh:

PHÂN KÊNH ĐẦU VÀO


INPUT
TT Kí hiệu Địa chỉ Mô tả
CHÂN DIGITAL
1 Z1.PT X000 Phao mức thấp bể thu gom
2 Z1.PTB X001 Phao mức trung bình bể thu gom
3 Z1.TĐPB1 X002 Tiếp điểm phụ contactor K1 bơm bể thu gom
4 Z1.TĐPB2 X003 Tiếp điểm phụ contactor K2 bơm bể thu gom
5 Z2.PT X004 Phao mức thấp bể điều hoà
6 Z2.PTB X005 Phao mức trung bình bể điều hoà
7 Z2.PC X006 Phao mức cao bể điều hoà
8 Z2.TĐPB1 X007 Tiếp điểm phụ contactor K1 bơm bể điều hoà
9 Z2.TĐPB2 X010 Tiếp điểm phụ contactor K2 bơm bể điều hoà
10 Z2.TĐPMK1 X011 Tiếp điểm phụ contactor K1 máy khuấy 1 bồn
acid
11 Z2.TĐPMK2 X012 Tiếp điểm phụ contactor K2 máy khuấy 1 bồn
acid
12 Z3.PĐMB X013 Phao đo mức bùn ở bể lắng 1
13 Z4.PTB X014 Phao mức trung bình bể UASB
14 Z4.TĐPK1 X015 Tiếp điểm phụ contactor K1 bể UASB
15 Z4.TĐPK2 X016 Tiếp điểm phụ contactor K2 bể UASB
16 Z4.PĐMB X017 Phao đo mức bùn bể UASB
17 Z5.PT X020 Phao mức thấp bể aerotank
18 Z6.PĐMB X021 Phao đo mức bùn bể lắng 2
19 Z6.PĐMBT X022 Phao đo mức bùn thấp
20 Z6.PĐMBC X023 Phao đo mức bùn cao
21 Z6.TĐPBB1 X024 Tiếp điểm phụ contactor máy bơm bùn 1
22 Z6.TĐPBB2 X025 Tiếp điểm phụ contactor máy bơm bùn 2
23 Z7.PC X026 Phao mức cao bể khử trùng
24 Z7.PT X027 Phao mức thấp bể khử trùng
25 Z7.TĐPMK X030 Tiếp điểm phụ contactor máy khuấy 1 bể clo
CHÂN ANALOG
26 Z2.ĐPH D8260 Đo độ pH
Bảng 5.1 Phân kênh tín hiệu đầu vào.
PHÂN KÊNH ĐẦU RA
OUTUT
TT Kí hiệu Địa chỉ Mô tả
2 Z1.B1 Y000 Bơm 1 bể thu gom

144
3 Z1.B2 Y001 Bơm 2 bể thu gom
4 Z2.B1 Y002 Bơm 1 điều hoà
5 Z2.B2 Y003 Bơm 2 điều hoà
6 Z2.BDP Y004 Bơm dự phòng điều hoà
7 Z2.MSK Y005 Máy sục khí bể điều hoà
8 Z2.V Y006 Van bể acid
9 Z2.MK1 Y007 Máy khuấy 1 bồn acid
10 Z2.MK2 Y010 Máy khuấy 2 bồn acid
11 Z3.MBB Y011 Máy bơm bùn bể lắng 1
12 Z4.MK1 Y012 Máy khuấy 1 bể UASB
13 Z4.MK2 Y013 Máy khuấy 2 bể UASB
14 Z4.MBB Y014 Máy bơm bùn bể UASB
15 Z6.VB Y015 Van bùn bể lắng 2
16 Z6.BB1 Y016 Máy bơm bùn 1 bể lắng 2
17 Z6.BB2 Y017 Máy bơm bùn 2 bể lắng 2
18 Z5.MSK1 Y020 Máy sục khí 1 bể aerotank
19 Z5.MSK2 Y021 Máy sục khí 2 bể aerotank
20 Z5.MSK3 Y022 Máy sục khí 3 bể aerotank
21 Z5.MSK4 Y023 Máy sục khí 4 bể aerotank
22 Z5.MSK5 Y024 Máy sục khí 5 bể aerotank
23 Z5.MSK6 Y025 Máy sục khí 6 bể aerotank
24 Z7.VI Y026 Van đầu vào bể khử trùng
25 Z7.VO Y027 Van đầu ra bể khử trùng
26 Z7.VC Y030 Van clo bể khử trùng
27 Z7.MK Y031 Máy khuấy bể clo
28 Z7.MKDP Y032 Máy khuấy dự phòng bể clo
Bảng 5.2 Phân kênh tín hiệu đầu ra.

IV. Lựa chọn thiết bị cho hệ thống:

MELSEC FX có nhiều loại phiên bản khác nhau tuỳ thuộc vào bộ nguồn hay công
nghệ của ngõ ra. Ta có thể lựa chọn bộ nguồn cung cấp 100 – 220V AC, 24V DC hay 12-
24V DC, ngõ ra là relay hoặc transistor.
Với yêu cầu sử dụng cần sử dụng:
• 25 đầu vào digital, 1 đầu vào analog.
• 28 đầu ra digital.
Vậy ta cần sử dụng bộ điều khiển phải đáp ứng đủ đầu vào và đầu ra.
Vậy nhóm quyết định sử dụng chọn bộ điều khiển FX3U-64MR/ES-A và dùng thêm

145
module mở rộng FX3U-4AD để có đầu vào là analog.
Giới thiệu về bộ điều khiển dùng trong hệ thống:

1. FX3U-64MR/ES-A:

• Cấu tạo của PLC FX3U-64MR/ES-A:

Hình 5.11 PLC FX3U-64MR/ES-A thực tế.

146
Hình 5.12 Kích thước PLC FX3U-64MR/ES-A.

• Thông số kĩ thuật PLC FX3U-64MR/ES-A:


- Bộ nhớ EEPROM dung lượng lớn, lên tới 64000 dòng lệnh(steps).
- Tốc độ xử lý cao (0.065μs/ lệnh với lệnh cơ bản và 0.642 - 100μs/ lệnh với các
lệnh phức tạp).
- Có khả năng mở rộng bằng module vào/ra, các module đặc biệt.
- Có tích hợp đồng hồ thời gian thực.
- Gồm có 64 I/O: 32 đầu vào và 32 đầu ra với ngõ ra dạng relay.
- Số lượng Counter: 235.
- Số lượng Timer: 512.
- Nguồn cấp 100-240VAC.
- Công suất 45W.
- Xuất xứ: Mitsubishi Electric – Nhật Bản.
Sơ đồ chân:

Hình 5.13 Sơ đồ chân của FX3U-64MR/ES.


147
Chân Ý nghĩa
L,N Chân cấp nguồn cho PLC (100-240VAC)
Chân nối đất
S/S Chân này ta nối về 0V thì sẽ sử dụng kiểu nối source (dòng đi vào
PLC là dòng dương, dòng đi ra là dòng âm).
Nếu nối S/S và 24V sẽ trở thành kiểu nối source quy ước ngược lại
với kiểu sink.
0V, 24V Khi cấp nguồn xoay chiều cho PLC, trên 2 chân này sẽ có nguồn
điện 1 chiều với điện áp 24V để sử dụng cho các kết nối
X0- X37 Các đầu vào digital
Y0-Y37 Các đầu ra digital
COM1, Các chân chung của các ngõ ra của PLC, mỗi chân chung sẽ được
COM2,.. kết nối với một số ngõ ra nhất định sẽ kí hiệu trên PLC
COM5
Bảng 5.3 Ý nghĩa của các chân.

148
2. FX3U-4AD-ADP:

Hình 5.14 Hình ảnh thực tế FX3U-4AD-ADP.

• Sơ đồ kích thước:

Hình 5.15 Sơ đồ kích thước của FX3U-4AD-ADP.


149
• Sơ đồ chân:

Hình 5.16 Sơ đồ chân.

• Sơ đồ đấu dây ngõ vào analog:

Hình 5.17 Sơ đồ đấu dây đầu vào analog.


150
Đối với FX3U series PLC (AC loại điện), các nguồn cung cấp phục vụ 24V DC cũng có
sẵn.
[FG] thiết bị đầu cuối và các nối đất của thiết bị đầu cuối được kết nối trong nội bộ
Sử dụng một dây bọc xoắn 2 lõi cho dòng đầu vào tương tự, và tách nó ra từ đường dây
điện khác hoặc các dòng cảm ứng.
Đối với các đầu vào dòng điện, ngắn mạch [V] thiết bị đầu cuối và các [I+] thiết bị đầu
cuối.
Nếu có điện áp gợn trong điện áp đầu vào hoặc không có tiếng ồn ở bên ngoài hệ thống
dây điện, kết nối một tụ điện khoảng 0.1 đến 0.47μF 25V.

151
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN NGÔN NGỮ SFC KÈM GIẢI THÍCH:

Block 0:

Giải thích:
Khởi động từ S0 đến S6 khi bắt đầu mở PLC.

152
Thực hiện các phép toán để đo tín hiệu analog cho độ pH.

Block 1: Bể tiếp nhận:

Transition 0: Chuyển từ step 0 sang step 20 khi phao Z1.PTB được tác động.

153
Step 20: Kính hoạt bơm Z1.B1 trong vòng 30 phút, nếu tiếp điểm contactor Z1.B1 báo về
bơm 1 không hoạt động thì chuyển sang bơm Z2.B2.

Transition 1: Chuyển từ step 20 sang step 21 khi timer 0 tác động.

Transition 3: Chuyển từ step 20 về step 0 khi phao Z1.PT ngừng tác động.

154
Step 21: Kính hoạt bơm Z1.B2 trong vòng 30 phút, nếu tiếp điểm contactor Z1.B2 báo về
bơm 2 không hoạt động thì chuyển sang bơm Z2.B1.

Transition 2: Chuyển từ step 21 về step 20 khi timer 1 tác động.

Transition 4: Chuyển từ step 21 về step 0 khi phao Z1.PT ngừng tác động.

155
Block 2: Bể điều hoà:

Transition 0: Chuyển từ step 1 sang step 22 và step 33 khi phao Z2.PT được tác động.

156
Step 22: Gửi tín hiệu kích hoạt máy sục khí hoạt động.

Step 33: Step trống để chờ tín hiệu tiếp tục của transition 9.

Transition 1: Chuyển từ step 22 sang step 23 khi phao Z2.PTB được tác động.

Transition 9: Chuyển từ step 33 sang step 29 và step 30 khi bit M0 nhảy lên 1.

Transition 14: Chuyển từ step 33 về step 1 khi phao Z2.PT ngừng tác động.

Step 23: Kích hoạt bơm Z2.B1 trong vòng 30 phút, nếu tiếp điểm phụ của contactor
Z2.B1 báo về bơm 1 không hoạt động thì chuyển sang Z2.BPD. và duy trì tác động của
máy sục khí Z2.MSK.

157
Step 29: Kích hoạt mở van Z2.V trong vòng 5 phút.

Step 30: Kích hoạt máy khuấy Z2.MK1 trong vòng 30 phút, nếu tiếp điểm phụ của
contactor Z2.MK1 báo về máy khuấy 1 không hoạt động thì chuyển sang máy khuấy
Z2.MK2.

158
Transition 12: Chuyển từ step 29 sang step 32 khi timer 5 tác động.

Transitionk 10: Chuyển từ step 30 sang step 31 khi timer 7 tác động.

Transition 2: Chuyển từ step 23 sang step 24 khi timer 2 tác động.

Transition 4: Chuyển từ step 23 về step 1 khi phao Z2.PT ngừng tác động.

Transition 6: Chuyển từ step 23 sang step 25 khi phao Z2.PC tác động.

Step 24: Kích hoạt bơm Z2.B2 trong vòng 30 phút, nếu tiếp điểm phụ của contactor
Z2.B2 báo về bơm 2 không hoạt động thì chuyển sang Z2.BPD. và duy trì tác động của
máy sục khí Z2.MSK.

159
Step 32: Step 32 dùng để nghỉ sau khi mở van bồn clo.

Step 31: : Kích hoạt máy khuấy Z2.MK2 trong vòng 30 phút, nếu tiếp điểm phụ của
contactor Z2.MK2 báo về máy khuấy 2 không hoạt động thì chuyển sang máy khuấy
Z2.MK1.

160
Transition 13: Chuyển từ step 32 về step 1 khi timer 6 tác động.

Transition 11: Chuyển từ step 31 về step 1 khi timer 8 tác động.

Transition 3: Chuyển từ step 24 về step 23 khi timer 3 tác động.

Transition 5: Chuyển từ step 24 về step 1 khi phao Z2.PT ngừng tác động.

Transition 7: Chuyển từ step 24 sang step 25 khi phao Z2.PC tác động.

Step 25: Kích hoạt 2 máy bơm Z2.B1 và Z2.B2 đồng thời duy trì hoạt động máy sục khí
Z2.MSK, nếu 1 trong 2 tiếp điểm phụ của contactor Z2.B1 hoặc Z2.B2 báo về không hoạt
động thì sẽ chuyển sang Z2.BDP.

161
Transition 8: Chuyển từ S25 về S23 khi phao Z2.PTB ngừng tác động.

Block 3: Bể lắng 1:

Transition 0: Chuyển từ step 2 sang step 26 khi phao Z3.PB được tác động.

162
Step 26: Kích hoạt bơm bùn Z3.BB trong vòng 30 phút.

Transition 1: Chuyển từ step 26 về step 2 khi timer 4 tác động.

Block 4: Bể UASB:

163
Transition 0: Chuyển từ step 3 sang step 27 và step 34 khi phao Z4.PTB được tác động.

Step 27: Kích hoạt máy khuấy Z4.MK1, nếu tiếp điểm phụ contactor của máy khuấy
Z4.MK1 báo về máy khuấy Z4.MK1 không hoạt động thì chuyển sang máy khuấy
Z4.MK2.

164
Step 34: Step trống để chờ tín hiệu tiếp tục của transition 3.

Transition 1: Chuyển từ step 27 sang step 28 khi timer 9 tác động.

Transition 3: Chuyển từ step 34 sang step 35 khi phao Z4.PDMB tác động.

Step 28: Kích hoạt máy khuấy Z4.MK2, nếu tiếp điểm phụ contactor của máy khuấy
Z4.MK2 báo về máy khuấy Z4.MK2 không hoạt động thì chuyển sang máy khuấy
Z4.MK1.

165
Step 35: Kích hoạt máy bơm bùn Z4.MBB trong thời gian 30 phút.

Transition 2: Chuyển từ step 28 về step 3 khi timer 10 tác động.

Transition 4: Chuyển từ step 35 về step 3 khi timer 11 tác động.

Block 5: Bể aerotank:

166
Transition 0:Chuyển từ step 4 sang step 36 khi phao Z5.PT được tác động.

Step 36: Set hoạt động các máy sục khí Z5.MSK1 đến Z5.MSK6 trong thời gian 45 phút.

Transition 1: Chuyển từ step 36 sang step 37 khi timer 12 tác động.

167
Step 37: Reset các máy sục khí Z5.MSK1 đến Z5.MSK6, và nghỉ trong vòng 15 phút.

Transition 2: Chuyển từ step 37 về step 4 khi timer 13 tác động.

Block 6:

Transition 0: Chuyển từ step 5 sang step 38 khi phao Z6.PTB tác động.

168
Step 38: Kích hoạt mở van bùn Z6.VB.

Transition 1: Chuyển từ step 38 sang step 39 khi phao Z6.PC tác động.

Step 39: Kích hoạt máy bơm bùn Z6.BB1 trong thời gian 15 phút, đồng thời duy trì mở
van bùn Z6.VB, nếu tiếp điểm phụ contactor Z6.BB1 báo về bơm Z6.BB1 không hoạt
động thì chuyển sang Z6.BB2.

Transition 2: Chuyển từ step 39 sang step 40 khi timer 14 tác động.


169
Transition 4: Chuyển từ step 39 về step 5 khi phao Z6.PT tác động.

Step 40: Kích hoạt máy bơm bùn Z6.BB2 trong thời gian 15 phút, đồng thời duy trì mở
van bùn Z6.VB, nếu tiếp điểm phụ contactor Z6.BB2 báo về bơm Z6.BB2 không hoạt
động thì chuyển sang Z6.BB1.

Transition 3: Chuyển từ step 40 về step 39 khi timer 15 tác động.

Transition 5: Chuyển từ step 40 về step 5 khi phao Z6.PT tác động.


170
Block 7:

Step 6: Kích hoạt mở van Z7.VI.

Transition 0: Chuyển từ step 6 về step 41 khi phao Z7.PC tác động.

Step 41: Mở van Z7.VC và đồng thời kích hoạt máy khuấy Z7.MK trong thời gian 5 phút
nếu tiếp điểm phụ contactor của máy khuấy Z7.MK báo về Z7.MK không hoạt động thì

171
chuyển sang máy khuấy dự phòng Z7.MKDP.

Transition 1: Chuyển từ step 41 về sang 42 khi timer 16 tác động.

Step 42: Kích hoạt mở van Z7.VO.

Transition 2: Chuyển từ step 42 về step 6 khi phao Z7.PT tác động.

172
VI. KẾT LUẬN

Ở chương này giới thiệu về PLC một cách tổng quát. Phân kênh đầu ra đầu vào một
cách hợp lí. Giải thích rõ chương trình điều khiển và lưu đồ thuật toán.

173
KẾT LUẬN

Sau hơn 3 tháng làm đề tài, với sự nổ lực học hỏi của nhóm và sự chỉ bảo tận tình của
Thầy Nguyễn Kim Ánh, Thầy Võ Quang Sơn, Thầy Nguyễn Văn Tấn, đề tài: “Xây dựng
hệ thống điều khiển cho nhà máy xử lí nước thải” của nhóm đã hoàn thành đúng thời gian
và thực hiện được các nội dung chính sau:
- Mô tả quy trình công nghệ của hệ thống (bản vẽ công nghệ trên đó có bố trí các
thiết bị, nguyên lý làm việc, các chế độ vận hành bình thường, các chế độ lỗi nếu có).
- Nghiên cứu và lựa chọn bộ điều khiển; thiết bị vận hành, cảm biến, thiết bị chỉ thị
và cơ cấu chấp hành; phân chia kênh vào/ra; thiết kế sơ đồ mạch điện điều khiển.
- Thiết kế sơ đồ mạch trung gian, mạch động lực có tích hợp thiết bị bảo vệ
- Thiết kế cung cấp điện cho toàn bộ dây chuyền (kể cả chống sét, tiếp địa,…).
- Xây dựng thuật toán (kèm theo giải thích); viết chương trình điều khiển (kèm theo
giải thích), mô phỏng và phân tích kết quả.
Vì thời gian có hạn và kiến thức cùng kinh nghiệm của bản thân các thành viên nhóm
còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót. Rất mong các Thầy và các bạn xem xét và đóng
góp những ý kiến quý báu để đồ án được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các Thầy đã hết lòng truyền đạt những kiến
thức quý báu cho chúng em trong PBL3.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.

174
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Ngô Hồng Quang, Sổ tay tra cứu và lựa chọn thiết bị điện, NXB Khoa
học và kỹ thuật.
2. TS. Lê Thành Bắc, Giáo trình cung cấp điện, NXB Khoa học và kỹ thuật.
3. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, Xử lý nước thải
đô thị và công nghiệp, Tính toán thiết kế công trình, NXB Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Vũ Văn Tẩm, Ngô Hồng Quang, Thiết kế cấp điện, NXB Khoa học và kĩ
thuật.
5. Mitsubishi Electric, Programming Manual FX3U/FX3G Series.
6. Nguyễn Công Hiền, Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đồ
thị và nhà cao tầng, NXB Khoa học và kỹ thuật.

175

You might also like