You are on page 1of 34

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI


PHƯỜNG VĂN QUÁN THEO HƯỚNG MODULE HÓA

SINH VIÊN THỰC HIỆN


Trần Thiện Minh – 21K5
Vũ Lê Phương Thảo – 21K5
Nguyễn Tự Sự - 21K5
Đặng Thế Hiếu – 21K5
Nguyễn Thị Thu – 21K5

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


KTS. Ths. Lâm Khánh Duy

Hà Nội 2/2024

1
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI


PHƯỜNG VĂN QUÁN THEO HƯỚNG MODULE HÓA

SINH VIÊN THỰC HIỆN


Trần Thiện Minh – 21K5
Vũ Lê Phương Thảo – 21K5
Nguyễn Tự Sự - 21K5
Đặng Thế Hiếu – 21K5
Nguyễn Thị Thu – 21K5

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


KTS. Ths. Lâm Khánh Duy

Hà Nội 2/2024

2
3
BỘ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 2024

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

- Tên đề tài: Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở cao tầng tại Phường Văn Quán theo
hướng Module hóa
- Nhóm sinh viên:
Trần Thiện Minh
Vũ Lê Phương Thảo
Nguyễn Tự Sự
Đặng Thế Hiếu
Nguyễn Thị Thu
- Lớp:21K5 Khoa:Kiến trúc
- Giảng viên hướng dẫn:Lâm Khánh Duy
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài: Nằm ở vị trí trung tâm quận Hà Đông với nhiều ưu thế về
vị trí Văn Quán trở thành một trung tâm đô thị hiện đại có cộng đồng dân cư đông
đúc. Với sự phát triển về kinh tế, và sự gia tăng về dân số thì nhà ở cao tầng trở thành
giải pháp hay loại hình phát triển chủ đạo. Nhưng vì nhiều lí do khách quan cũng như
chủ quan, mà nhà ở cao tầng cũng bộc lộ ra không ít những bất cập như: mối quan hệ
hữu cơ giữa những thể loại công trình cao tầng, các căn hộ của chúng với cảnh quan
thiên nhiên xung quanh thiếu sự đồng bộ; thẩm mỹ - hình tượng kiến trúc,…
2.Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả sử dụng không gian cho các nhà cao tầng. Có thể áp
dụng nhiều nơi và thay đổi để thích ứng môi trường xung quanh. Bằng các hướng
modun hoá làm tăng tính linh hoạt qua các việc lắp ghép xây dựng, lưu thông công
trình, chọn hướng cho các căn hộ. Từ đó góp phần tăng hiệu quả ở, giảm sự trật trội,
thi công nhanh chóng.
3.Phạm vi nghiên cứu: Các tòa nhà cao tầng trên địa bàn phường Văn Quán, Quận
Hà Đông, Hà Nội.
4.Phương pháp nghiên cứu:
•Phương pháp thu thập số liệu
•Phương pháp điều tra
•Phương pháp thực nghiệm
•Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
5.Địa chỉ áp dụng: Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Hà Nội.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VỀ NHÀ Ở CAO TẦNG VÀ
MODULE HÓA
1.1 . Khái niệm về Kiến trúc Nhà ở cao tầng đã và đang được ứng dụng
1
1.1.1. Xu hướng thay đổi các hình thái của Kiến trúc Nhà ở cao tầng qua từng thời
kỳ
1.1.1.1. Trong Quốc tế
1.1.1.2. Trong nước
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi hình thái Kiến trúc Nhà ở cao tầng
1.1.2.1. Vùng khí hậu & Vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu
1.1.2.2. Cảnh quan và khí hậu ở Việt Nam
1.1.3. Khái niệm nhà ở cao tầng
1.1.4. Tiêu chuẩn trong xây dựng nhà ở cao tầng
1.1.4.1. Kỹ thuật xây dựng
1.1.4.2. Quy hoạch ( Bảng chỉ tiêu sử dụng đất )
1.1.5. Ưu điểm và nhược điểm của các mô hình Chung cư nhiều tầng/cao tầng
1.2. Khái niệm Module và Module hóa
1.2.1. Trong Quốc tế
1.2.2. Trong nước
1.3. Kết luận chương

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở


CAO TẦNG THEO HƯỚNG MODULE HÓA TẠI PHƯỜNG VĂN QUÁN
2.1. Cơ sở pháp lý.
Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về phân loại, phân cấp
công trình xây dựng.
Căn cứ Khoản 5 Điều 43 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP
Căn cứ khoản 3 Điều 43 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP
Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 99/2015/NĐ-CP
Căn cứ Điều 102 Luật Xây dựng 2014
Căn cứ Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP
Căn cứ Điều 103 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xây
dựng sửa đổi 2020
Căn cứ Điều 9 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP
Căn cứ mục 1.1.13 của Quy chuẩn 06:2021/BXD
2.2. Cơ sở lý luận.
Với tình trạng phát triển tự phát các loại hình “chung cư mini” và việc nở rộ
“chung cư mini” vượt ngoài tầm kiểm soát. nhiều nhà chung cư mini “biến tướng” tại
các đô thị với 100% căn hộ mini, phòng ở. Đây là một trong nhiều nguyên nhân làm
quá tải kết cấu hạ tầng khu vực, phá vỡ quy hoạch đô thị, dễ tạo ra những khu căn hộ
“ổ chuột”, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
mua nhà. Vì vậy việc tổ chức lại không gian kiến trúc nhà ở theo hướng module hóa
nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân, giảm thiểu những nguy hiểm, bất cập

2
trong đời sống. Đó cũng là cơ sở để nhân rộng mô hình với quy mô quy hoạch lớn
hơn.
2.2.1. Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc nhà ở theo hướng module hóa bền
vững
2.2.2. Các quy luật về tổ chức không gian kiến trúc nhà ở theo hướng module hóa
2.3. Cơ sở thực tiễn.
2.3.1. Cơ sở hình thành khu vực
2.3.1.1. Cơ sở dân cư
- Hồ sơ kinh tế- xã hội của dân cư
+ Vấn đề pháp lý
+ Trật tự an ninh
- Sự tương tác của dân cư trong bối cảnh
+ Trong làng xóm cũ
+ Trong KĐTM
2.3.1.2. Cơ sở tự nhiên
2.3.2. Thực trạng sử dụng không gian tại phường Văn Quán
- Thống kê dữ liệu sử dụng đất năm 2024
- Các điều kiện cơ sở hạ tầng
2.3.3. Nhu cầu sử dụng không gian của các thế hệ
2.3.3.1. So sánh các nhóm đối tượng
2.3.3.2. Các mâu thuẫn trong sử dụng không gian
2.3.3.3. Tác động của nhà ở cao tầng/chung cư lên quan điểm sống của dân cư
2.4. Ý nghĩa của việc áp dụng hệ thống tổ chức Module lên nhà ở cao tầng tại
phường Văn Quán
2.5. Kết luận chương

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN NHÀ Ở CAO TẦNG THEO
HƯỚNG MODUN HOÁ
3.1. Các nguyên tắc tổ chức
3.1.1. Tính nguyên vẹn
3.1.2. Tính thống nhất
3.1.3. Tính liên kết giữa con người-không gian Kiến trúc-cảnh quan
3.2. Đề xuất các giải pháp chung trong tổ chức không gian nhà ở cao tầng
3.2.1.Khả năng linh hoạt thích ứng với nhu cầu sử dụng không gian
3.2.2. Phương pháp tiết kiệm năng lượng trong xây dựng và hoạt động công trình
3.2.3. Khả năng nhân rộng mô hình trên khu vực
3.3. Giải pháp tổ chức không gian cụ thể theo hướng Module hóa
3.3.1. Giải pháp quy hoạch tổng thể
3.3.2. Giải pháp tổ chức không gian ở
3.3.3. Giải pháp liên kết các không gian
3.3.5. Giải pháp ứng dụng vật liệu trong xây dựng

3
3.4. Giải pháp chi tiết, giải pháp kỹ thuật
C. Kết luận, khuyến nghị:

Lãnh đạo Khoa Giảng viên hướng dẫn Đại diện nhóm sinh viên

Ghi chú:
Bản đăng ký khoảng 2 - 3 trang, đánh máy trên khổ giấy A4, phông chữ Times New
Roman, cỡ chữ 13 (không chấp nhận bản viết tay).

–A. PHẦN MỞ ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài: Nằm ở vị trí trung tâm quận Hà Đông với nhiều ưu thế về
vị trí Văn Quán trở thành một trung tâm đô thị hiện đại có cộng đồng dân cư đông
đúc. Với sự phát triển về kinh tế, và sự gia tăng về dân số thì nhà ở cao tầng trở thành
giải pháp hay loại hình phát triển chủ đạo. Nhưng vì nhiều lí do khách quan cũng như
chủ quan, mà nhà ở cao tầng cũng bộc lộ ra không ít những bất cập như: mối quan hệ
hữu cơ giữa những thể loại công trình cao tầng, các căn hộ của chúng với cảnh quan
thiên nhiên xung quanh thiếu sự đồng bộ; thẩm mỹ - hình tượng kiến trúc,…
2.Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả sử dụng không gian cho các nhà cao tầng. Có thể áp
dụng nhiều nơi và thay đổi để thích ứng môi trường xung quanh. Bằng các hướng
modun hoá làm tăng tính linh hoạt qua các việc lắp ghép xây dựng, lưu thông công
trình, chọn hướng cho các căn hộ. Từ đó góp phần tăng hiệu quả ở, giảm sự trật trội,
thi công nhanh chóng.
3.Phạm vi nghiên cứu: Các tòa nhà cao tầng trên địa bàn phường Văn Quán, Quận
Hà Đông, Hà Nội.
4.Phương pháp nghiên cứu:
•Phương pháp thu thập số liệu
•Phương pháp điều tra
•Phương pháp thực nghiệm
•Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
5.Địa chỉ áp dụng: Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Hà Nội.

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VỀ NHÀ Ở CAO TẦNG VÀ
MODULE HÓA
1.1. Khái niệm về Kiến trúc Nhà ở cao tầng đã và đang được ứng dụng
1.1.1. Xu hướng thay đổi các hình thái của Kiến trúc Nhà ở cao tầng qua từng thời
kỳ

4
Nhà ở cao tầng được sinh ra như kết quả của việc tham vọng chứa đựng một hệ sinh
thái nơi người dân có thể tự do giao tiếp, tự do riêng tư, với một mật độ sử dụng cao
nhất có thể.Ở mỗi thời điểm, các giới hạn trong tưởng tượng và thực tế ngày một
thay đổi,nhà ở cao tầng cũng vì thế mà xuất hiện dưới nhiều hình thức, tên gọi khác
nhau. Và khi được đặt ở trong một vùng khí hậu độc quyền, sự đa dạng và nhân bản
của các nhà ở cao tầng ngày càng rõ rệt, bám theo sự phát triển và nhu cầu về kinh tế,
khoa học, xã hội,…

1.1.1.1. Trong Quốc tế


Các ví dụ sau ( được sắp xếp theo trình tự thời gian ) sẽ mang tính trực quan và làm
rõ được xu hướng sử dụng không gian nhà ở cao tầng:
- Năm 1919: Justus van Effen Complex – Michiel Brinkman- Đường trên không
-

Tọa lạc tại khu Spangen của Rotterdam, đây là một khu dân cư ban đầu được phát
triển dành cho những công nhân cảng của thành phố, khu dân cư này được kiến trúc
sư người Hà Lan Michiel Brinkman thiết kế vào năm 1922, trở thành thứ kiến trúc
mà Hebly gọi là "đỉnh cao của chủ nghĩa công năng Hà Lan".
Điểm đặc biệt của công trình là việc tạo ra các điểm tiếp cận cho người đi bộ và
phương tiện trên tầng 2, biến nội thất thành không gian công cộng- thứ mà về sau
được áp dụng cho các công trình của KTS Bijarke Ingels
-Năm 1928: Narkomfin Building-
Moiser Ginberg- Bộ ngưng tụ
xã hội

5
Tòa nhà Narkomfin là một dãy nhà ở số 25, Đại lộ Novinsky, ở quận Trung tâm của
Moscow, Nga. Được coi là "kiểu nhà thử nghiệm chuyển tiếp", nó là một ví dụ nổi
tiếng của kiến trúc Kiến tạo và thiết kế nhà ở tiên phong.
Công trình được tạo ra với mục đích bình đẳng, xóa bỏ tư tưởng phân chia giai cấp
phong kiến, thúc đẩy hành vi xã hội và bình
đẳng hóa về sở hữu không gian
Đây cũng là cơ sở cho những mẫu nhà lắp ghép
xuất hiện ở Việt Nam những năm 1950-1960,
trong thời kì bao cấp
- Năm 1931: Cite de la Muette- Rẻ hơn, nhanh
hơn, nhẹ hơn, cao hơn

Cité de la Muette ở Drancy được thiết kế vào những năm 1930 như một khu phức hợp nhà ở
dành cho người
thu nhập thấp.
Được xây dựng
như một thành
phố vườn được trợ
cấp từ năm
1931 đến năm
1937, công
trình cung cấp cho
các gia đình thuộc tầng lớp lao động những tiện nghi và vệ sinh hiện đại mới nhất. Phương
pháp xây dựng cũng rất sáng tạo: các tấm bê tông đúc sẵn và các bộ phận kim loại được tiêu
chuẩn hóa, được vận chuyển đến Drancy và lắp ráp tại chỗ. 1.250 đơn vị nhà ở được trải
rộng trong năm tòa tháp cao 14 tầng với các tòa nhà hai và ba tầng kéo dài ra từ hai bên như
những cánh tay.
- Năm 1948: Housing for Borsalina Employees- Ignazio Gardella- Chủ nghĩa duy lý

6
Quay trở lại việc sử dụng các vật liệu cơ bản và thô mộc- Gạch và Bê tông. Đồng
thời làm rõ khái niệm các đơn
nguyên và việc sắp xếp căn hộ
trong từng đơn nguyên.
-Năm 1949: Multi-purpose
Complex-Luigi Moretti- Đa chức
năng trong khu ở

Công trình được phân chia thành nhiều khối bằng các đường rãnh, trong khi đó lõi
thẳng đứng phục vụ mục đích thương mại. Các khối chức năng chính gồm khối dân
cư và khối văn phòng không bị xung đột mà vẫn hài hòa tạo thành một tổng thể đồng
nhất. Công trình cũng đánh dấu lần đầu tiên một khu ở tập thể được kết hợp với nơi
làm việc và thương mại.
-Năm 1955: Barbican Complex- Peter Chamberlin- Tái tổ hợp khu ổ chuột thành
không gian kiến trúc mới

Khu tập thể có hơn 2.000 căn hộ với hơn 4.000 cư dân, một hồ nước với sân thượng
ven hồ, những khu vườn và đài phun nước, các cửa hàng, Trường Âm nhạc và Kịch
nghệ

7
Guildhall,
Trường Nữ sinh
Thành phố Luân
Đôn, Thư viện
Barbican và
một
trung tâm đa khoa nổi tiếng thế giới. -trung tâm văn hóa kỷ luật, Trung tâm Barbican,
với nhạc viện nhiệt đới.
-Năm 1967: Hillside Terrace- Fumihiko Maki- Xây dựng Kiến trúc thích nghi

Khu phức hợp Hillside Terrace là một hình thức tập thể đã phát triển qua bảy giai
đoạn kể từ năm 1969, tương ứng với

hoàn cảnh thay đổi liên tục của


Tokyo. Một loạt các chiến lược thiết kế được sử dụng để tạo ra bầu không khí độc
đáo, bao gồm cả việc tôn trọng những thay đổi địa hình tinh tế, phân lớp không gian
và tạo ra không gian công cộng bên ngoài được bảo vệ. Thành công của dự án này là
kết quả của các phương tiện không gian và kiến trúc - quy mô, tính minh bạch, v.v.-
cũng như sự phát triển có tính chương trình của đời sống công cộng. Một loạt các sự
kiện trang trọng và không chính thức được tổ chức ở khu vực này của thành phố đã
tạo nên cuộc sống trong và xung quanh Hillside Terrace, kết hợp với kiến trúc để
biến nơi đây trở thành một phần độc đáo của cảnh quan thành phố Tokyo.
-Năm 1970: Jeanne Hachette Complex- Jean Renaudie- Vườn trên mái

8
Sau khi nhận thấy sự đa dạng và bùng nổ của nhà ở xã hội trở thành vấn đề đáng lo
ngại, đôi khi sinh ra những công năng dư thừa, KTS Jean Renaudie quyết định hợp
nhất kiến trúc và tính hữu cơ để đạt được sự thống nhất và liên hệ giữa môi trường và
công trình.

1.1.1.2. Trong nước

Khi Mỹ đưa quân vào miền Nam Việt Nam vào những năm 60 của thế kỷ
trước kéo theo nhiều thay đổi về mặt kinh tế xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật
của các đô thị đặc biệt là Sài Gòn. Cũng chính tại đây vào thời gian này, kiến
trúc nhà cao tầng bắt đầu được du nhập vào Việt Nam. Tiêu biểu là các cao
ốc: Thư viện Quốc gia, Trụ sở Việt Nam Thương tín, Bệnh viện Chợ Rẫy, Cao
ốc chung cư 727 Trần Hưng Đạo, Khách sạn Palace, Khách sạn Caravel…
Phần lớn nhà cao tầng thời gian này được các KTS Việt Nam thiết kế, có
chiều cao khiêm tốn, cao nhất cũng chỉ khoảng 14 tầng nhưng đã đánh dấu sự
xuất hiện của kiến trúc nhà cao tầng tại Việt Nam. Năm 1987 khách sạn Hà
Nội cao 11 tầng được xây dựng tại Hà Nội là nhà cao tầng được xây dựng thí
điểm ở miền Bắc.
Từ những năm 1990, chính sách đổi mới kêu gọi đầu tư nước ngoài cùng với
sự phát triển kinh tế đã tạo điều kiện đẩy mạnh xây dựng nhà cao tầng ở một
số đô thị lớn ở Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng thể loại nhà này đã làm
thay đổi bộ mặt đô thị của cả nước, đầu tiên là ở Hà Nội và TP HCM, sau đó
lan rộng ra nhiều tỉnh, thành khác.
Có thể kể đến một số công trình nhà cao tầng tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay
như sau:
– Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark với chiều cao: 336 m gồm 72 tầng bao
gồm 2 cao ốc văn phòng 50 tầng cùng với 1 tháp cao 72 tầng. Chức năng: Nhà
ở, trung tâm thương mại, văn phòng và khách sạn.
– Tòa nhà Hanoi Lotte Center với chiều cao: 267 m gồm 65 tầng với 5 tầng
hầm, là một tổ hợp thương mại, văn phòng, khách sạn, nhà ở.
– Toà nhà Bitexco Tower: Cao 262,5 m với 68 tầng, được thiết kế dựa theo
nguyên mẫu của hoa sen, quốc hoa của Việt Nam. Với thiết kế bằng kính ấn

9
tượng cộng thêm khu đỗ trực thăng, tháp Bitexco hiện là toà nhà cao nhất TP
HCM.
– Tháp VietcomBank với chiều cao: 205 m là trụ sở mới của Vietcombank
rộng 55.000 m2 và sẽ nhìn ra sông Sài Gòn. Dự kiến, tháp sẽ chính thức đi
vào hoạt động trong năm 2015.
– Trung tâm Hành chính Đà Nẵng với chiều cao: 166,9 m có thiết kế giống
như ngọn hải đăng và sở hữu công nghệ quản lý hiện đại, Trung tâm Hành
chính Đà Nẵng là toà nhà cao nhất thành phố. Không những vậy, công trình
này còn được đánh giá cao bởi tính thân thiện với môi trường.

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi hình thái Kiến trúc Nhà ở cao tầng
1.1.2.1. Vùng khí hậu & Vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu
Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố
thành 3 vùng theo phân loại khí hậu Köppen với miền Bắc là khí hậu cận nhiệt đới ẩm.
Miền Bắc Trung Bộ, Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam
Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm cận xích đạo. Đồng thời, do nằm ở rìa phía Đông
Nam của phần châu Á lục địa, giáp với Biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên
còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ
độ thấp. Miền Nam thường có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Cần phân biệt vùng khí hậu ôn
đới và nhiệt đới, vùng khí hậu ôn đới có 4 mùa là xuân, hạ, thu, đông còn vùng khí hậu nhiệt
đới chỉ hai mùa là mùa nắng và mùa mưa. Ở Việt Nam, miền Bắc có 2 mùa (mùa xuân, thu
ngắn là giai đoạn chuyển tiếp) nên nó không hoàn toàn trong vùng ôn đới, miền Nam 2 mùa
nên hoàn toàn trong vùng nhiệt đới.

Biến đổi khí hậu là tình trạng thay đổi nhiệt độ và các kiểu thời tiết trong thời gian dài.
Những thay đổi này có thể là tự nhiên, chẳng hạn như thông qua các biến thể của chu kỳ
mặt trời. Nhưng kể từ những năm 1800, hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây
ra biến đổi khí hậu, chủ yếu do đốt nhiên liệu hoá thạch như than, dầu và khí đốt. Việc đốt
nhiên liệu hoá thạch sẽ tạo ra khí thải nhà kính ( Carbon dioxide (CO 2) và methane (CH 4)
là nhưng sự khác biệt chính của chúng nằm ở tiềm năng nóng lên và tuổi thọ khí quyển của
chúng. Khí methane mạnh hơn nhiều trong việc giữ nhiệt trong thời gian ngắn, hiệu quả hơn
khoảng 25 lần so với carbon dioxide.). Hậu quả là nhiệt độ trái đất tăng, mực nước biển
dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn.

1.1.2.2. Cảnh quan và khí hậu ở Việt Nam


Bên cạnh một số đánh giá tích cực về cảnh quan đô thị Việt Nam như: ngày cảng nỗ lực để
hoàn hảo hơn trong các thiết kế không gian, học tập được xu hướng kiến trúc của nước
ngoài, có phân cấp khu đô thị để mọi người đáp ứng được mức sống thì vẫn còn tồn tại một
số những bất cập như sau:

10
 Chưa đảm bảo được hệ thống cây xanh trong khu đô thị. Nhất là tại hai thành phố
lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh với diện tích đất còn có phần hạn chế nên sự có
mặt của cây xanh còn thưa thớt.
 Hệ thống xanh chưa được chú ý chăm sóc và nâng cấp thường xuyên mặc dù ai
cũng biết nó có vai trò to lớn đối với môi trường đô thị, sức khỏe cư dân tại đô thị.
 Quá trình quy hoạch đôi khi diễn ra chưa hiệu quả. Một trong số đó là sự chênh
lệch về diện tích xây dựng một trung tâm thương mại và xây dựng một hệ thống
công viên. Các nhà đầu tư có thể sẵn sàng xây dựng một trung tâm thương mại
hàng chục hecta giúp họ mang lại lợi nhuận tài chính nhưng lại đắn đo xây dựng
một công viên hồ nước có diện tích nhỏ hơn nhiều.
 Công tác quản lý cảnh quan còn lỏng lẻo dẫn đến nhiều trường hợp thiết kế thừa
hoặc không khả thi, quá trình phê duyệt các dự án và phân tích cảnh quan đô
thị chưa rõ ràng và có tầm nhìn lâu dài cho tương lai.

Ở nhiều tỉnh đồng bằng có tốc độ đô thị hoá cao, cảnh quan nông nghiệp không còn là ý
nghĩa như một vùng kết nối cảnh quan sinh thái, mà có thể gọi là vùng sản xuất công nghiệp
nông nghiệp, gây ảnh hưởng lớn đến cảnh quan sinh thái tự nhiên và môi trường. Tình trạng
lấn chiếm đất nông nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp diễn ra khá phổ biến.

Ở vùng miền núi, các khu sản xuất nông lâm nghiệp hiện nay vẫn giữ được những giá trị
cảnh quan với những loại cây trồng đặc trưng của các vùng miền khác nhau, có ý nghĩa nhất
định không chỉ trong sản xuất mà còn trong khai thác du lịch nông nghiệp trải nghiệm. Tuy
nhiên, tình trạng suy thoái đất, biến đổi khí hậu những năm gần đây đã bước đầu có những
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nguy cơ suy giảm chất lượng cảnh quan trong tương
lai. Việc thực hiện tốt mô hình phát triển cảnh quan nông nghiệp bền vững sẽ giúp con
người không phải trả giá đắt cho việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên
như: nước, khoảng sản, tài nguyên rừng, không khí…, hạn chế được sự suy giảm đa dạng
sinh học và suy thoái các hệ sinh thái.

Do tốc độ đô thị hóa khá nhanh, nhiều thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM hình
thành nhiều khu đô thị mới, tòa nhà cao tầng thi nhau mọc lên. Sự gia tăng nhanh chóng các
phương tiện giao thông cá nhân buộc hệ thống giao thông được nới rộng. Trong khi đó,
không gian xanh chưa được chú trọng đầu tư phát triển dẫn đến cuộc sống của người dân đô
thị ngày càng bức bối, ngột ngạt ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường sống của người dân
vì sự thiếu hụt không gian xanh.

Việt Nam là nước dễ bị ảnh hưởng trước tác động của biến đổi khí hậu. Những diễn biến
của biến đổi khí hậu tại nước ta những năm gần đây ngày càng gia tăng hiện tượng cực đoan
và khó dự đoán. Những diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng thời tiết
cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán. Nhiệt độ trung bình
tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện tại cao hơn từ 0,5 -1,0°C so với nhiệt độ trung
bình của các năm trước theo tính toán dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại đây. Sự
thay đổi trong tần suất xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ngày càng rõ rệt. Ví dụ, có
năm xảy ra tới 18 – 19 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhưng cũng có năm chỉ
xảy ra từ 4-6 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới. Số cơn bão với sức gió đạt từ cấp 12 trở lên đã
tăng nhẹ kể từ năm 1990 đến 2015. Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều kiểu hiện tượng thời tiết
lạ như: Mưa giông trái mùa ở ven biển miền Tây Nam bộ (tháng 2/2022), động đất liên hoàn
tại Kon Tum gây rung lắc mạnh lên tới 4,1 độ richter (tháng 4/2022), mùa Hè ở miền Bắc

11
đến chậm hơn so với chu kì hàng năm, sương mù dày đặc xuất hiện vào thời điểm miền Bắc
đang chuyển sang mùa Hè… Đây là kiểu thời tiết dị thường, hiếm gặp, phản ảnh rõ thực
trạng khí hậu ở Việt Nam đang bị biến đổi, trái với quy luật tự nhiên. Biến đổi khí hậu làm
lây lan nhanh những bệnh truyền nhiễm như Covid-19, sốt rét, sốt xuất huyết, gia tăng
những bệnh về tim mạch, phổi, đặc biệt là các bệnh ngoài da.

1.1.3. Khái niệm nhà ở cao tầng


Phụ lục: So sánh các hình thức nhà ở cao tầng
Chung cư Nhà lắp ghép Nhóm ở xã hội

Cách tổ chức Theo đơn Theo đơn Theo đối


nguyên nguyên tượng sử dụng
Tích hợp các
không gian
chung
Đối tượng sử dụng Người có
nhu Công nhân lao Dân cư trong
cầu động được một khu vực
nhà nước cấp nhất định
phép
Quy mô Nhiều 4-5 tầng Giới hạn bởi
tầng/Cao tầng Diện tích theo diện tích khu
tổng các đơn vực
nguyên
Mức độ bền vững/Thời hạn 50 năm trở lên 50 năm trở 50 năm trở lên
sử dụng xuống, tùy
vào mức độ sử
dụng ( thường
xuống cấp
nhanh)

Một tòa nhà được xem là cao tầng nếu chiều cao của nó quyết định các điều
kiện thiết kế, thi công và sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường.
Ủy ban nhà cao tầng quốc tế CTBUH phân loại theo số tầng và chiều cao:
 Loại I: 9 – 16 tầng (chiều cao nhà H < 50m);
 Loại II: 17 – 25 tầng (H = 50 – 75m);
 Loại III: 26 – 40 tầng (H = 75 – 100m);
 Loại IV: siêu cao tầng (>40 tầng, cao > 100m).
CTBUH: Một tòa nhà được xem là cao tầng nếu chiều cao của nó quyết định
các điều kiện thiết kế, thi công và sử dụng khác với ngôi nhà thông thường.
Theo Taranath: Nhà cao tầng là nhà mà khi tính toán bắt đầu chuyển từ phân
tích cơ học sang phân tích động lực học.

12
Phân tích cơ học bao gồm: phân phối lực hợp lý.
Phân tích động học: phân tích chuyển vị, dao động, ổn định.
Quy định tại mỗi nước:
Theo TCXD 198-1997: nhà cao tầng khi có chiều cao > 40m.
Thiết kế kết cấu rất quan trọng: khả năng chịu lực, bền vững, ổn định cho
công trình.

1.1.4. Tiêu chuẩn trong xây dựng nhà ở cao tầng


1.1.4.1. Kỹ thuật xây dựng
- Bộ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam ban hành năm 1996-1997 đã có nhiều bất
cập cần phải bổ sung sửa đổi và đang được thay thế từng phần cho phù hợp
với nhu cầu phát triển của kỹ thuật cũng như kinh tế - xã hội.
- QCXDVN 01:2008/BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây
dựng là những quy định bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình lập, thẩm định
và phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng; là cơ sở pháp lý để quản lý việc
ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng và các quy định về
quản lý xây dựng theo quy hoạch tại địa phương.
- QCVN 02:2009/BXD, Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng được
áp dụng cho việc lập, thẩm định, phê duyệt các hoạt động xây dựng bao gồm
lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây
dựng, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình tại Việt Nam.
- QCVN 03:2012/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại,
phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị quy định
những nguyên tắc chung để phân loại, phân cấp và xác định cấp công trình
dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị (gọi tắt là phân loại, phân
cấp công trình) nhằm làm cơ sở để xác định các giải pháp kinh tế kỹ thuật khi
lập và xét duyệt các dự án đầu tư, thiết kế và xây dựng công trình.
- QCXDVN 05:2008/BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về nhà ở và công
trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khỏe quy định các yêu cầu kỹ
thuật (tối thiểu hoặc tối đa) phải đạt được đối với nhà ở và công trình công
cộng nhằm đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe cho người sử dụng, gồm:
Phòng chống nước, hơi ẩm và các chất độc hại; bảo vệ khỏi ngã, xô và va đập;
an toàn sử dụng kính; chiếu sáng; thông gió; chống ồn. Quy chuẩn này không
quy định các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe con
người trong quá trình chuẩn bị và thi công công trình và do các yếu tố không
xuất phát từ bản thân công trình (ô nhiễm do quá trình sản xuất, tác động của
lũ lụt hoặc từ các công trình bên ngoài).
- QCVN 06:2010/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà
và công trình quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho các gian phòng,
nhà và công trình xây dựng và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây

13
dựng và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa
chữa hay thay đổi công năng, đồng thời quy định phân loại kỹ thuật về cháy
cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng
và vật liệu xây dựng; không áp dụng cho các nhà có chức năng đặc biệt (nhà
sản xuất hay bảo quản các chất và phương tiện gây nổ, các kho chứa dầu mỏ
và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, kho hóa chất độc hại, công trình quân
sự, phần ngầm của công trình tầu điện ngầm, công trình hầm mỏ…)
- QCVN 09:2017/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây
dựng sử dụng năng lượng hiệu quả quy định những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc
phải tuân thủ khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình có tổng
diện tích sàn từ 2500 m2 trở lên thuộc các loại hoặc hỗn hợp các loại công
trình (Văn phòng; Khách sạn; Bệnh viện; Trường học; Thương mại, dịch vụ;
Chung cư) được áp dụng cho các bộ phận: Lớp vỏ bao che công trình; Hệ
thống thông gió và điều hòa không khí; Hệ thống chiếu sáng; Các thiết bị điện
khác (động cơ điện; hệ thống cấp nước nóng).
- QCVN 10:2014/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình
đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt
buộc phải tuân thủ khi xây dựng để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử
dụng, bao gồm: Nhà chung cư; Công trình công cộng (trụ sở làm việc của cơ
quan nhà nước; cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình
văn hóa, thể dục, thể thao; công trình khách sạn, thương mại, dịch vụ); Nhà
ga, bến tàu, bến xe, đường, hè phố, hầm đi bộ, cầu vượt, và các công trình hạ
tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị khác (nhà tang lễ, nghĩa trang, nhà vệ sinh
công cộng, điểm chờ xe buýt, máy rút tiền tự động, điểm truy cập internet
công cộng…)
- QCVN 12:2014/BXD. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của
nhà ở và nhà công cộng quy định các yêu cầu về kỹ thuật bắt buộc phải tuân
thủ khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo và sửa chữa hệ thống điện của nhà
ở và nhà công cộng.
- Quyết định số 47/1999/QĐ-BXD ngày 21/12/1999 về việc phê duyệt Quy
chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình tập hợp những quy
định thống nhất về thiết kế, xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị cấp thoát
nước trong nhà và công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu và tiêu chuẩn tối
thiểu cho sức khỏe, sự an toàn và lợi ích của người sử dụng hệ thống cấp thoát
nước; áp dụng cho việc lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa, tahy thế, di chuyển, vận
hành, bảo dưỡng hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, kể cả phần
ngoài nhà cho đến hệ thống cấp thoát nước chung của khu vực.
- TCXDVN 323/2004, Nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế áp dụng cho nhà ở
căn hộ có chiều cao từ 9 đến 40 tầng (chung cư cao tầng). Tuy nhiên, tiêu
chuẩn này đã bị hủy bỏ theo Quyết định số 212/QĐ-BXD ngày 25/2/2013 về
việc hủy bỏ tiêu chuẩn ngành Xây dựng (đợt 1) của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

14
Ngày 24/6/2013 Bộ Xây dựng đã ban hành Công văn số 1245/BXD-KHCN về
việc hướng dẫn chỉ tiêu kiến trúc áp dụng cho công trình nhà ở cao tầng, điều
chỉnh chỉ tiêu chỗ đỗ xe (ô tô, xe máy, xe đạp) và cơ cấu căn hộ cho phù hợp
với thực tế.
Các yêu cầu chung:
- Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn chịu lực, ổn
định và tuổi thọ thiết kế. Không xây dựng nhà trên các vùng có nguy cơ địa chất nguy hiểm
(sạt đất, là đất, trượt đất...), vùng có lũ quét, thường xuyên ngập lụt khi không có biện pháp
kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng.
- Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn cháy theo
QCVN 06:2021/BXD và các quy định liên quan. Việc trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải tuân thủ các yêu cầu của
quy định hiện hành.
- Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo người cao tuổi, người khuyết tật
tiếp cận sử dụng theo QCVN 10:2014/BXD.
- Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được thiết kế, xây dựng đáp ứng các yêu
cầu sử dụng năng lượng hiệu quả theo QCVN 09:2017/BXD.
- Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải tuân thủ các quy định về an toàn sinh mạng
và sức khỏe theo QCXDVN 05:2008/BXD. Yêu cầu về phòng chống mối cho nhà chung cư
tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng.
- Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được bảo trì theo đúng quy trình.
- Phần căn hộ chung cư trong nhà chung cư hỗn hợp phải có lối ra vào (không bao gồm
buồng thang bộ thoát nạn) độc lập.
- Các phần chức năng khác như văn phòng, nhà hàng, siêu thị, khách sạn, căn hộ lưu trú
(condotel), văn phòng kết hợp lưu trú (officetel) và các dịch vụ khác trong nhà chung cư
hỗn hợp phải bố trí khu vực riêng, theo dự án được phê duyệt và quản lý vận hành theo quy
định.
- Các không gian công cộng, không gian sử dụng chung trong Nhà chung cư, nhà chung
cư hỗn hợp phải có các thiết bị giám sát an ninh hoặc các giải pháp khác nhằm phát hiện,
ngăn chặn các nguy cơ có thể xảy ra đối với trẻ em nói riêng, người và công trình nói chung.

1.1.4.2. Quy hoạch ( Bảng chỉ tiêu sử dụng đất )


- Việc sử dụng đất của nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo đúng mục
đích sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất tiết kiệm.
- Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải thiết kế, xây dựng phù hợp kế hoạch, quy
hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

15
1.1.5. Ưu điểm và nhược điểm của các mô hình Chung cư nhiều tầng/cao tầng
a. Ưu điểm:
Sống trong một căn hộ ở tầng cao mang lại nhiều lợi ích ấn tượng. Vị trí cao
giúp bạn tận hưởng một tầm nhìn rộng rãi và thoáng đãng. Từ đây, cư dân có thể
nhìn ngắm toàn cảnh xung quanh tòa nhà một cách hoàn hảo, thu gọn mọi cảnh quan
trong tầm mắt, tạo ra một trải nghiệm thú vị.
Không chỉ vậy, sống ở các tầng cao còn mang đến không khí mát mẻ, trong
lành, yên tĩnh hơn, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và nâng cao cuộc sống. Điều
này cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, vì không khí
trên cao sạch và thoáng đãng hơn so với các khu vực tầng thấp.
Bên cạnh đó, sống ở căn hộ trên cao giúp hạn chế sự xuất hiện của các loại
côn trùng như muỗi, chuột, gián, kiến,... Những loài này thường sinh sống chủ yếu ở
các khu vực ẩm thấp. Khi ở trong căn hộ cao tầng, bạn sẽ tránh được những rắc rối
không mong muốn từ chúng.

16
Cuối cùng, bạn cũng có thể rèn luyện sức khỏe bằng cách thường xuyên sử
dụng cầu thang bộ thay vì thang máy. Việc leo cầu thang mỗi ngày là một hình thức
tập luyện tuyệt vời để cơ thể khỏe mạnh hơn.
b. Nhược điểm:
Sống trong chung cư tầng cao cũng có những nhược điểm cần được lưu ý.
Đầu tiên, những căn hộ này không phù hợp với người sợ độ cao, vì tầng cao có thể
tạo ra cảm giác lo lắng, không an tâm.
Một nhược điểm khác của căn hộ tầng cao là tiềm ẩn rủi ro trong trường hợp
xảy ra hỏa hoạn. Hệ thống cứu hỏa tiếp cận tầng cao sẽ khó khăn hơn, gây mất thời
gian trong việc phòng cháy chữa cháy.
Nếu xảy ra sự cố mất nước, việc mang nước lên các tầng cao cũng trở nên khó
khăn. Tương tự, khi mất điện hoặc hỏng hóc thang máy, việc di chuyển và đi lại
trong tòa nhà cũng mất nhiều thời gian hơn.
Cư dân sống ở tầng cao sẽ phải đối mặt với gió mạnh, đặc biệt là trong mùa
mưa bão. Nếu hệ thống cửa sổ không đảm bảo, có thể gây nguy hiểm cho các thành
viên trong gia đình. Ngoài ra, vào mùa hè, các căn hộ cao tầng thường trở nên nóng
hơn do ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu thẳng vào mà không được che chắn bởi các
căn hộ khác.

1.2. Khái niệm Module và Module hóa


1.2. Khái niệm Module và Module hóa
1.2.1. Trong Quốc tế
- Module là những đơn vị nhỏ bé được tạo ra trong một tổng thể và có vai trò cấu thành nên
mối liên kết thống nhất, hoàn thiện và bao trọn được nhiều chức năng. Về cơ bản, mỗi mô-
đun sẽ được đảm nhận những vai trò, chức năng và nhiệm vụ riêng biệt, tuy nhiên chúng
đều góp phần tỏng việc vận hành, đồng thời phát triển nên tổng thể.
- Module hóa/ Tính Module ( Modularize/ Modularity) là công tác thiết kế phân chia thành
các hạng mục dựa theo 3 tiêu chí: Điển hình hóa, tiêu chuẩn hóa và thống nhất hóa.
+ Thống nhất hóa: Là giai đoạn đầu tiên và cũng bao trùm của quá trình điển hình hóa và
tiêu chuẩn hóa. Thống nhất hóa đi từ thấp-kích thước, kiểu loại lên cao-các đơn vị không
gian
+ Điển hình hóa: Được tiến hành dựa trên cơ sở thống nhất hóa, đó là giai đoạn nghiên
cứu lựa chọn những giải pháp tốt mang tính điển hình của các cấu kiện hay không gian. Đây
là một trong những phương tiện trọng yếu để công nghiệp hóa xây dựng, nhằm tiết kiệm
thời gian và công sức thiết kế, nâng cao chất lượng xây dựng và mang tính kinh tế.
+ Tiêu chuẩn hóa: Trên cơ sở các thiết kế điển hình hóa được áp dụng rộng rãi, đã được
kiểm nghiệm thực tế các ưu điểm và khuyết điểm sẽ được công bố như tiêu chuẩn thiết kế.
- Ưu điểm của Module:
+ Năng suất và tiết kiệm
+Linh hoạt thay đổi và thay thế, tăng hoặc giảm số lượng/quy mô
+Bền vững và tiết kiệm năng lượng

17
- Nhược điểm của Module
+ Tuổi thọ ngắn
+ Có khả năng bị giới hạn trong việc đáp ứng chính xác nhu cầu của người sử dụng
-Lịch sử hình thành và phát triển khái niệm Module
Nguyên gốc của Kiến trúc module hóa, một khái niệm được áp dụng để sao chép các khối
không gian để sản xuất hàng loạt có thể được truy nguồn từ Đế chế La Mã nơi họ đã áp
dụng để vận chuyển các phần của pháo đài của họ để dễ dàng lắp ráp. Ngôi nhà tiền chế lắp
ráp đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận vào thế kỷ 17.
Sau đó không lâu, cách mạng công nghiệp đã diễn ra trên khắp thế giới. Đó cũng là lúc
phương pháp xây dựng theo hình thức Module trở nên khả thi và phổ biến hơn. Tuy nhiên
vai trò của Module mới được nổi bật trong các cuộc thế chiến, khi cư dân phải thay đổi nơi
ở liên tục.
Vài thập kỷ sau thế chiến thế giới thứ 2, vào những năm 1990, đầu những năm 2000, thời kỳ
khoa học kỹ thuật một lần nữa thúc đẩy nền công nghiệp kiến trúc Module, giờ đây Module
không còn chỉ nhanh, tiện lợi mà còn mang trọng trách kiến tạo nền kiến trúc bền vững.

1.2.2. Trong nước


Với vật liệu mới là bê tông theo chân người Pháp trong cuộc xâm chiếm thuộc địa đã thúc
đẩy một cuộc cách mạng trong ngành xây dựng ở Việt Nam. Sau khi dành được độc lập sau
1954, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tiến hành tái thiết nền kinh tế làm cơ sở xây
dựng XHCN ở miền Bắc. Với các mục tiêu lớn đòi hỏi một số lượng công trình khổng lồ
được xây dựng trong thời gian ngắn mà phương pháp xây dựng bằng gạch và bê tông đổ tại
chỗ không thể đáp ứng được vì vậy phương pháp lắp ghép các cấu kiện bê tông đúc sẵn là
lời giải của vấn đề. Dựa vào các một số các cấu kiện cơ bản với các kích thước tiêu chuẩn

18
như tấm tường, cầu thang, panels sàn, panels mái, ... Hình thành các căn hộ có hình dạng và
diện tích khác nhau đây là còn được gọi là phương pháp modun hóa. Giải pháp này phù hợp
với tầm nhìn phát triển kinh tế vào giai đoạn đó với ưu tiên phát triển các ngành công
nghiệp nặng.

Với quy hoạch cơ bản, bốn khu công nghiệp sản xuất bê tông lắp ghép được đặt bao quanh
trung tâm thành phố Hà Nội và để hỗ trợ chúng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng
cũng hình thành tạo nên một vành đai. Trong đó, đặc biệt quan trọng là cơ sở sản xuất đặt
tại bờ Nam của sông Hồng thuận lợi cho các tuyến đường thủy vận chuyển bê tông cho các
vùng khác nhau đồng thời cũng nằm ở hướng tây của thành phố. Vị trí này là giao điểm giữa
các khu vực mà chính phủ dự định mở rộng thành phố trong tương lai dự kiến cần rất nhiều
bê tông cho việc xây dựng như Tây hồ Tây hoặc khu vực Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.

Sau khi chiến tranh kết thúc, các hoạt động xây dựng mới gần quay trở lại, các nhà máy bê
tông đúc sẵn tiếp tục vào công cuộc tái thiết đất nước. Từ sau năm 1970, sản phẩm của nhà
máy đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một trong những loại hình kiến trúc đó là
các khu nhà tập thể.

Xong Khái niệm Module xuất hiện ở Việt Nam vào thập kỷ 2000, khi nền kinh tế Việt Nam
bắt đầu mở cửa và hội nhập quốc tế. Đối với các khu nhà tập thể trước đó, các đơn vị giống
nhau hoặc gần tương đương nhau được gọi là đơn nguyên ( Unit ), tuy kích thước có được
điển hình hóa nhưng không hoàn toàn thống nhất trong cả công trình.
1.2.2. Phân loại module và vật liệu

19
Các tòa nhà mô-đun cung cấp không gian rất linh hoạt, có thể được tùy chỉnh để phù hợp
với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, cấu trúc cơ bản có thể được phân loại
thành một trong ba mô-đun cơ bản: 4 mặt, mở một phần hoặc mở hoàn toàn.

MODULE 4 MẶT

- Không gian khép kín hoàn toàn. 4 diện tường, trần ,sàn
- Thanh giằng bổ sung cho đầu hồi hoặc lõi trung tâm ổn định được lắp khi chiều cao tối đa
vượt quá ba tầng.
MODULE MỞ MỘT PHẦN

- Cho phép đưa không gian mở vào module.


- Yêu cầu bổ sung thêm các trụ góc và trụ trung gian, cũng như dầm cạnh chắc chắn.
- Các trụ trung gian thường là những phần rỗng hình vuông vừa khít với không gian của bức
tường.
- Có thể bố trí cửa sổ, cửa ra vào hoặc các mặt mở hoàn toàn.
- Chiều cao tối đa phụ thuộc vào khả năng chịu nén của các trụ góc của module.
- Một lựa chọn linh hoạt để chứa các cửa sổ, cửa ra vào hoặc các mặt mở hoàn toàn và kết

nối các hành lang giữa các module.


- Có thể cần thêm giằng bổ sung trong quá trình lắp đặt.
MODULE MỞ HOÀN TOÀN

- Các module mặt mở đạt được độ cứng nhờ các giá đỡ góc chắc chắn.

20
- Việc xây dựng đạt được bằng cách sử dụng các phần rỗng hình vuông và các dầm cạnh
kênh có mặt bích song song.
- Độ cao dầm lớn hơn so với mô-đun 4 mặt.
- Cần có giằng chữ X bổ sung.
- Chiều cao tối đa thường không quá ba tầng.
Các mô-đun có thể được gắn với nhau để tạo thành không gian mở rộng lớn.
Các thành phần của Module đúc sẵn bao gồm khung, giá đỡ thứ cấp, tấm (panel) tường và
mái, khung cửa và cửa sổ, ốc vít, và vật liệu cách nhiệt.
Mặc dù các bộ phận lớn hơn có vẻ là những bộ phận cơ bản và cần thiết trong việc lắp ráp
các tòa nhà đúc sẵn, nhưng những bộ phận thiết yếu và quan trọng nhất là ốc vít, bu lông,
đinh và ốc vít cần thiết để giữ các bộ phận khác nhau lại với nhau. Nhiều lựa chọn ốc vít
được thiết kế và chế tạo cẩn thận để sử dụng lâu dài và lắp đặt dễ dàng.
Các thành phần bao gồm các thành phần xây dựng như cửa sổ, cửa ra vào và giàn, bản thân
chúng không phải là những tấm hoàn chỉnh. Trong số các vật liệu đúc sẵn, chúng có số

lượng lắp ráp ngoài công trường ít nhất nhưng cách sử dụng linh hoạt hơn vì chúng có thể
được đặt và lắp đặt theo điều kiện thực tế tại công trường.

Tấm cách nhiệt kết cấu (SIP): Loại tấm này bao gồm hai mặt kết cấu với một lớp vật liệu
cách nhiệt được kẹp ở giữa. Hai tấm mặt hoặc tấm kết cấu có thể là tấm kim loại, ván ép và
xi măng. Vật liệu cách nhiệt có thể là bọt polyme như bọt polyurethane và polystyrene mở
rộng.

Tấm bê tông đúc sẵn cách nhiệt: Việc xây dựng các tấm bê tông đúc sẵn cách nhiệt tương tự
như SIP, trong đó hai mặt cấu trúc bao quanh một vật liệu cách điện. Trong loại này, các lớp
mặt là các lớp bê tông, được gọi là wythes. Những thanh này thường được dự ứng lực để đạt
được hiệu suất kết cấu cao hơn.

21
Ván khuôn bê tông cách nhiệt (ICF): Loại tấm này sử dụng vật liệu cách nhiệt cứng làm ván
khuôn cố định để tạo tường bê tông cốt thép. Ván khuôn, thanh giằng và các bộ phận hỗ trợ
khác được đúc sẵn và lắp đặt tại chỗ. Chúng có thể được chế tạo dưới dạng các khối mô-đun
có thể liên kết với nhau để tạo thành một tòa nhà.

Tấm khung thép nhẹ: Loại này, đinh tán của các cấu kiện chịu lực chính được làm bằng thép
định hình nguội, thường là tiết diện chữ C. Chúng được lắp ráp bằng cách hàn, bắt vít hoặc
các phương pháp buộc chặt khác. Các tấm ốp mặt và vật liệu cách nhiệt như tấm thạch cao,
len đá, nhãn hiệu sợi định hướng (OSB) và bọt polystyrene giãn nở (EPS) được thêm vào.
Lớp cách nhiệt có thể được đặt trong độ dày của thép (khung lạnh) hoặc bên ngoài khung
thép (khung ấm). Khung thép nhẹ có tỷ lệ cường độ trên trọng lượng cao hơn các tấm khác,
nhưng khả năng chịu đựng của chúng bị hạn chế để chống lại hầu hết các tải trọng tĩnh và
một số tải trọng ngang như gió và động đất.

Chủ đầu tư: Tổng công ty ĐT Phát triển Nhà & Đô thị – HUD

# Quy mô khu đô thị Văn Quán: 61ha

# Quy mô dân số: 14.000 người

# Thời gian khởi công: năm 2003

# Thời gian hoàn thành: năm 2007

Dự án khu đô thị Văn Quán gồm có:

– 10 toà chung cư cao từ 9 – 21 tầng, tổng số 1247 căn.

22
– Tổng số nhà liền kề: 1.217 căn liền kề trên diện tích 13,5 ha

Tổng số nhà biệt thự: 19 căn biệt thự trên diện tích 4,6 ha.

1.2.2. Trong nước


1.3. Kết luận chương
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở
CAO TẦNG THEO HƯỚNG MODULE HÓA TẠI PHƯỜNG VĂN QUÁN
2.1. Cơ sở pháp lý.
Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về phân loại, phân cấp
công trình xây dựng.
Căn cứ Khoản 5 Điều 43 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP
Căn cứ khoản 3 Điều 43 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP
Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 99/2015/NĐ-CP
Căn cứ Điều 102 Luật Xây dựng 2014
Căn cứ Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP
Căn cứ Điều 103 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xây
dựng sửa đổi 2020
Căn cứ Điều 9 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP
Căn cứ mục 1.1.13 của Quy chuẩn 06:2021/BXD
2.2. Cơ sở lý luận.
Với tình trạng phát triển tự phát các loại hình “chung cư mini” và việc nở rộ
“chung cư mini” vượt ngoài tầm kiểm soát. nhiều nhà chung cư mini “biến tướng” tại
các đô thị với 100% căn hộ mini, phòng ở. Đây là một trong nhiều nguyên nhân làm
quá tải kết cấu hạ tầng khu vực, phá vỡ quy hoạch đô thị, dễ tạo ra những khu căn hộ
“ổ chuột”, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
mua nhà. Vì vậy việc tổ chức lại không gian kiến trúc nhà ở theo hướng module hóa
nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân, giảm thiểu những nguy hiểm, bất cập
trong đời sống. Đó cũng là cơ sở để nhân rộng mô hình với quy mô quy hoạch lớn
hơn.

23
2.2.1. Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc nhà ở theo hướng module hóa bền
vững
Ngày nay, tính bền vững là một trong những cân nhắc quan trọng nhất trong quá
trình thiết kế kiến trúc. Các kiến trúc sư có trách nhiệm giảm thiểu các tác động tiêu cực
phát sinh từ quá trình xây dựng, sử dụng tiếp và thải bỏ của công trình. Hiện nay, xu hướng
trên thế giới là hướng tới việc cá nhân hóa và linh hoạt trong không gian ở. Tình trạng này
liên quan đến việc tăng số lượng các biến thể module để đáp ứng nhiều đối tượng sử dụng.
Việc cá nhân hóa này làm giảm số lượng module gốc nhưng lại làm tăng số lượng cách sắp
xếp để tạo ra nhiều kiểu không gian kiến trúc nhà ở hơn. Do đó, thiết kế module và quy
trình sản xuất cần được giải quyết để giảm thiểu tác động bất lợi đến tính bền vững của công
trình gắn với mô hình cá nhân hóa. Từ đó cải thiện tính bền vững của một sản phẩm có tính
đến tính module và cá nhân hóa cũng như sự linh hoạt của không gian kiến trúc.

Tính module được coi là khái niệm then chốt trong việc phát triển sản phẩm trong thị
trường toàn cầu hóa hiện nay. Việc sử dụng tính module, đặc biệt là trong giai đoạn sản
xuất, mang lại sự linh hoạt cho việc phát triển các biến thể sản phẩm sử dụng cùng nguồn
lực sản xuất cố định. Kể từ thập kỷ trước, việc sử dụng khái niệm này đã được mở rộng cho
tất cả các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm thông qua các sản phẩm kiến trúc mở, sử
dụng tính module hóa như một công cụ xuyên suốt vòng đời sản phẩm để tăng khả năng bao
gồm nhiều phân khúc khách hàng. Tuy nhiên, tính module được đưa vào giống như một
chiến lược tổng thể để thêm, loại bỏ và trao đổi các chức năng. Các cách tiếp cận coi tính
module như một công cụ bền vững không xem xét các cách khả thi để mô-đun hóa một sản
phẩm, các kiến trúc khác nhau hiện có và hậu quả của chúng đối với hiệu suất bền vững
tổng thể của sản phẩm.

Việc làm này cung cấp những điểm nổi bật và chiến lược trong việc sử dụng
“Nguyên tắc Kiến trúc module” (Modular Architecture Principles – MAP) hiện tại và tiềm
năng trong thiết kế kiến trúc dựa trên mô hình sản xuất cá nhân hóa. Ngoài ra, năm chiến
lược chính để nâng cao tính bền vững được đề xuất có tính đến tính hữu ích của tính mô-
đun trong các sản phẩm kiến trúc mở, được coi là mô hình có tính cạnh tranh và hiệu quả
nhất về mặt chi phí để đáp ứng các yêu cầu đang thay đổi của khách hàng và đáp ứng nhu
cầu cá nhân hóa trong thị trường toàn cầu hóa. . Các chiến lược được đề xuất nhằm mục
đích nâng cao khả năng nhạy cảm của kiến trúc sư đối với kiến trúc sản phẩm từ các giai
đoạn thiết kế ý tưởng ban đầu.

Nguyên tắc kiến trúc module (MAP) là các chiến lược phát triển cấu trúc của sản
phẩm dựa trên nhu cầu về thiết kế, sản xuất, sử dụng và thải bỏ cuối cùng. (Theo Mesa et al
2015 ), có thể xác định được 13 nguyên tắc kiến trúc module trong tổng quan tài liệu. Thông
thường, hầu hết các tác giả đều coi tính module là việc sử dụng các phần cứng có thể trao
đổi được, nhưng quan niệm này chỉ đề cập đến một số nguyên tắc kiến trúc được xem xét
trong tác phẩm này. Do đó, phương pháp đề xuất tập trung vào 13 loại nguyên tắc kiến trúc
module này.

MAP có thể được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh liên quan
đến phạm vi công việc và số lượng chức năng được yêu cầu theo loại công trình, ở đây là
nhà ở. Việc phân loại các MAP tiêu biểu nhất được đề xuất trong công việc này có tính đến
chức năng của từng quy trình. Việc phân loại được đề xuất nhằm mục đích tạo ra các giải
pháp thay thế kiến trúc khác nhau để nhóm thiết kế có thể xem xét.
24
Các MAP phạm vi chức năng có liên quan đến sự thay đổi của một chức năng hoặc
tham số cụ thể về kích thước hoặc phạm vi. Các nguyên tắc của loại này đưa ra những cách
khác nhau để đáp ứng nhiều mức độ năng lực liên quan đến một chức năng cụ thể tùy thuộc
vào mức độ được xác định trong yêu cầu của khách hàng. Có thể chọn một nguyên tắc phù
hợp về phạm vi chức năng hoặc kết hợp chúng để đạt được một bước cụ thể tùy theo từng
trường hợp. Bước này có thể thực hiện theo các bước không đổi (xếp chồng, cắt cho vừa,
phạm vi kích thước), kích thước ngẫu nhiên (cắt cho vừa) và liên tục (điều chỉnh cũng có
thể được sử dụng trong các giá trị riêng biệt). Những lợi ích liên quan đến khả năng tiếp cận
các cấp độ công việc khác nhau trong phạm vi chức năng phụ thuộc vào thiết kế chắc chắn
của các giao diện và đầu nối tiêu chuẩn, đặc biệt là trong nguyên tắc xếp chồng và cắt theo
nguyên tắc. Bảng dưới mô tả các nguyên tắc của thể loại này.

MAP Tổng quan cơ chế Miêu tả

Điều Một mô-đun duy nhất cung cấp khả năng điều chỉnh
chỉnh để đạt được các mức thích ứng khác nhau trong phạm
vi hoạt động.

Xếp Một số mô-đun giống hệt nhau có thể kết nối với nhau
chồng trong cấu trúc ngăn xếp để cung cấp mức tăng theo
từng bước cho một tham số.

Cắt để Các mô-đun có cấp độ khác nhau trong một tham số


phù hợp cụ thể có thể được thay thế lẫn nhau. Sự thay đổi cấp
độ nó được tập trung vào một mô-đun cụ thể.

Một tập hợp các mô-đun có thể khác nhau về một


Phạm vi hoặc nhiều tham số. Các mô-đun thực hiện cùng chức
kích năng ở các cấp độ khác nhau.
thước

Chia sẻ Các nền tảng khác nhau chia sẻ một mô-đun chung để
thành tạo ra các biến thể sản phẩm khác nhau.
phần

25
Hoán Một tập hợp các mô-đun có chức năng khác nhau có
đổi thể kết nối với thành phần cơ sở hoặc nền tảng thông
thành qua cùng một giao diện.
phần

Mở rộng Một mô-đun tổng hợp duy nhất được sử dụng để đáp
ứng tất cả các biến thể tồn tại trong các biến thể sản
phẩm

Thu hẹp Mô-đun tiêu chuẩn tối thiểu được chia sẻ với tất cả các
biến thể sản phẩm có nhiều thành phần liên quan hơn.

Mặt cắt Một tập hợp các mô-đun có thể kết nối với các mô-
đun khác ở các cấu hình khác nhau để cung cấp các
cấu hình có chức năng khác nhau.

Kiến trúc mở bao gồm các cân nhắc bổ sung liên quan đến các giai đoạn của vòng
đời. Trong trường hợp này, các sản phẩm được đặc trưng bởi việc sử dụng các bộ phận
chung và khả năng trao đổi của các bộ phận trong giai đoạn sử dụng và bằng thiết kế để lắp
ráp/tháo rời dễ dàng, cung cấp kế hoạch thải bỏ cuối cùng cho từng module một cách độc
lập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sửa đổi sản phẩm trong giai đoạn sử dụng. Thậm chí nó
có thể bao gồm khả năng nâng cấp các thành phần (module mới liên quan đến các chức
năng hoặc cấp độ cụ thể) ở giai đoạn vòng đời sử dụng. Ngoài ra, kiến trúc mở cho phép kéo
dài thời gian sử dụng hữu ích của toàn bộ sản phẩm. Tính năng này khả thi vì cách tiếp cận
này cho phép thiết kế các sản phẩm đạt được phạm vi hoạt động hoặc các chức năng cần
thiết bằng cách sử dụng ít thành phần hơn do chia sẻ và hoán đổi các module thông qua các
giao diện chung.

2.2.2. Các quy luật về tổ chức không gian kiến trúc nhà ở theo hướng module hóa
Yếu tố then chốt làm cho kiến trúc theo hương module trở nên phổ biến là việc giảm
nhu cầu lao động có tay nghề trong quá trình xây dựng. Nó được rút ra từ thực tế là hầu hết
các tính toán và điều kiện tiên quyết cho việc xây dựng đều được thực hiện trước khi công
trình được xây dựng. Việc lắp ráp tại chỗ hầu như không yêu cầu kỹ năng xây dựng ngoại
trừ kiến thức về việc lắp ráp. Có hai ưu điểm đối với các tính toán phức tạp được lập kế
hoạch trước cho việc xây dựng; đó là, tiết kiệm thời gian xây dựng và đạt được hiệu quả chi
phí do giảm chi phí lao động.

26
Một trong những điểm hấp dẫn của kiến trúc module là việc thực hiện xây dựng kết
cấu bằng cách tính toán chính xác số lượng đơn vị cần lắp ráp và giảm thiểu lãng phí vật
liệu . Nó cũng có thể được trình bày như một giải pháp thân thiện với môi trường. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng dịch vụ bảo trì và xây dựng cũng là một phần năng lượng và vật liệu
được sử dụng để tòa nhà hoạt động, do đó làm tăng thêm lượng carbon tiêu thụ của tòa nhà.
Giải pháp cho vấn đề như vậy. Cosmic đã giới thiệu một hệ thống xây dựng module lai
trong đó các bộ phận được sản xuất tại nhà máy và được đóng gói trong các bộ phận phẳng
cỡ nhỏ được vận chuyển đến địa điểm và lắp ráp ở đó. Các thiết bị này đi kèm với hệ thống
ống nước cơ khí và kỹ thuật được lắp ráp sẵn được gắn với đường ống dẫn nước và thoát
nước của thành phố. Ngược lại, mái nhà có một mảng năng lượng mặt trời để tạo ra điện với
một bộ pin khá lớn để lưu trữ năng lượng nhiệt. Mặc dù các giải pháp chủ yếu dựa trên kỹ
thuật và công nghệ, nhưng trường hợp này có thể là một ví dụ để các kiến trúc sư của chúng
tôi đưa ra các kỹ thuật thiết kế thụ động và thực tế nhằm giảm tải nhiệt và cách nhiệt cho tòa
nhà để ngôi nhà có thể hoạt động với nhu cầu năng lượng giảm. Một ví dụ như vậy có thể là
việc sử dụng vật liệu cách nhiệt tự nhiên được đóng gói trong các tấm lợp hoặc sử dụng
thiết kế nhà sàn để tránh phải sửa chữa do hơi ẩm xâm nhập vào vải xây dựng.
Vấn đề tiếp theo xuất hiện khi nghĩ đến kiến trúc module là tính chất đơn điệu của nó
do thiết kế lặp đi lặp lại và đơn giản. Do đó, cần sử dụng các nguyên tắc kiến trúc như thiết
kế thụ động sinh khí hậu, vật liệu phản ánh bối cảnh và nhấn mạnh ánh sáng tự nhiên.
Điều quan trọng cần nhớ khi thiết kế nhà kiểu module là chừa càng nhiều không gian
để tùy chỉnh càng tốt. Ngôi nhà là một trong những không gian cá nhân nhất mà người ta có
thể thiết kế và sở thích cũng như sở thích cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong đó. Do
đó, điều cần thiết là thiết kế với các lựa chọn mở.

2.3. Cơ sở thực tiễn.


2.3.1. Cơ sở hình thành khu vực
2.3.1.1. Cơ sở dân cư
- Hồ sơ kinh tế- xã hội của dân cư
+ Vấn đề pháp lý
+ Trật tự an ninh
- Sự tương tác của dân cư trong bối cảnh
+ Trong làng xóm cũ
+ Trong KĐTM
- Hầu hết thành phần kinh tế ở KĐT Văn Quán đều thuộc thành phần trung
lưu và thượng lưu. Phần lớn trong số họ có các công việc thu nhập cao hoặc làm việc
trong các cộng đồng, chẳng hạn như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến
binh và Phụ lão).
- Giữa nhóm dân cư sống trong các căn hộ và biệt thự có một sự khác biệt
lớn về mặt kinh tế, bởi loại hình biệt thự không thực sự được phổ biến ở Văn Quán,
đồng thời là tài sản của các công chức có vai vế trong chính quyền, cơ quan pháp luật
và quân đội, thuộc về nhóm dân cư có ảnh hưởng.

27
- Hầu như toàn bộ những dân cư trong dữ liệu nghiên cứu đều xuất thân từ
các tỉnh ngoài vùng Hà Nội. Đối với họ, sống trong KĐT Văn Quán là kết quả của
những lộ trình cư trú phức hợp, hầu hết đã chuyển chỗ ở ba đến bốn lần trong đời.
Một trong số những yếu tố quyết định việc lựa chọn chỗ ở là lý do công việc, học tập,
thăm nom họ hàng. Có bốn yếu tố chủ đạo nhấn mạnh tính linh hoạt năng động, theo
thứ tự tầm quan trọng là công việc, gia đình, các liên kết xã hội và không gian công
cộng, cụ thể như sau:
- Vị trí chỗ làm việc đóng vai trò then chốt trong chiến lược tìm chỗ ở. Theo dữ liệu
hầu hết họ đều làm việc trong bán kính 7 km từ KĐT. Trong thực tế, đường Nguyễn
Trãi- AH 13 có vai trò là trục giao thông chính với đa số người được hỏi để đến
trường, đến công sở hoặc thăm người thân tại các địa điểm dọc theo trục đường.
- Với khía cạnh nhu cầu gia đình, người dân quan tâm đến sự có mặt của họ hàng thân
thích, cự ly gần đến nơi bố mẹ của họ sinh sống, có các cơ sở hạ tầng trong khu vực
phục vụ cho bố mẹ, ông bà.

2.3.1.2. Cơ sở tự nhiên
2.3.2. Thực trạng sử dụng không gian tại phường Văn Quán
Vị trí nghiên cứu: Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Khu đô thị Văn Quán được bao bọc bởi bốn ngôi làng truyền thống khác, sau 15 năm
xây dựng, số lượng dân cư và các loại hình nhà ở ngày một gia tăng. Trước khi có

28
Từ năm 2002 đến năm 2004, đất ruộng và ao hồ đã bị đô thị hóa, mạng lưới đô thị theo kiểu
ô cờ hình học. Từ 2004 đến 2008, một số công trình mới được xây dựng, làm giảm tính chất
manh mún của đô thị. Từ 2008 đến 2016, một số dự án hạ tầng bắt đầu được xây dựng
quanh các làng: Làng Yên Phúc mở rộng thêm các dịch vụ công cộng, trong khi đó làng
Triều Khúc mở rộng khu ở và việc xây dựng được quy định bởi chính sách để tăng thêm
không gian cho dân làng.

Theo thời gian, bốn ngôi làng xung quanh KĐTM Văn Quán có mật độ xây dựng
ngày càng tăng và mở rộng từ khu vực lõi trở ra. Cách phát triển đô thị vô hình chung đã thu
hẹp các không gian cảnh quan phụ trợ như sân, vườn, ao hồ.

29
- Thống kê dữ liệu sử dụng đất năm 2024

- Các điều kiện cơ sở hạ tầng


2.3.3. Nhu cầu sử dụng không gian của các thế hệ
2.3.3.1. So sánh các nhóm đối tượng
2.3.3.2. Các mâu thuẫn trong sử dụng không gian
2.3.3.3. Tác động của nhà ở cao tầng/chung cư lên quan điểm sống của dân cư
2.4. Ý nghĩa của việc áp dụng hệ thống tổ chức Module lên nhà ở cao tầng tại
phường Văn Quán
2.5. Kết luận chương

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN NHÀ Ở CAO TẦNG THEO
HƯỚNG MODUN HOÁ
3.1. Các nguyên tắc tổ chức
3.1.1. Tính nguyên vẹn
3.1.2. Tính thống nhất
3.1.3. Tính liên kết giữa con người-không gian Kiến trúc-cảnh quan
3.2. Đề xuất các giải pháp chung trong tổ chức không gian nhà ở cao tầng
3.2.1.Khả năng linh hoạt thích ứng với nhu cầu sử dụng không gian
3.2.2. Phương pháp tiết kiệm năng lượng trong xây dựng và hoạt động công trình
3.2.3. Khả năng nhân rộng mô hình trên khu vực

30
3.3. Giải pháp tổ chức không gian cụ thể theo hướng Module hóa
3.3.1. Giải pháp quy hoạch tổng thể
3.3.2. Giải pháp tổ chức không gian ở
3.3.3. Giải pháp liên kết các không gian
3.3.5. Giải pháp ứng dụng vật liệu trong xây dựng
3.4. Giải pháp chi tiết, giải pháp kỹ thuật
C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ:

Lãnh đạo Khoa Giảng viên hướng dẫn Đại diện nhóm sinh viên

Ghi chú:
Bản đăng ký khoảng 2 - 3 trang, đánh máy trên khổ giấy A4, phông chữ Times New
Roman, cỡ chữ 13 (không chấp nhận bản viết tay).

31

You might also like