You are on page 1of 2

Mã số: TT/P.

KT&KĐCL/11/BM02
KHOA KẾ TOÁN
Ban hành lần: 01
KỲ THI GIỮA KỲ - HỌC KỲ
NĂM HỌC: Ngày hiệu lực: 08/10/2018

ĐÁP ÁN MÔN: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG TRONG KẾ TOÁN


MÃ MÔN HỌC: 201041
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề/ chép đề)
Phần 1: Trắc nghiệm (mỗi câu đúng được 0,4 điểm):

01. D; 02. D; 03. C; 04. D; 05. B; 06. D; 07. C; 08. A; 09. B; 10. B;

Phần 2: Giải thích thuật ngữ (2 điểm):

1. Câu hỏi nghiên cứu (Research questions) là các phát biểu mục tiêu cụ thể ở dạng câu hỏi
và nhà nghiên cứu sẽ phải tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi này trong nghiên cứu của
mình. (0,5 điểm)
Đối tượng nghiên cứu (Research Subjects) là đối tượng thu thập dữ liệu để nghiên cứu
(đối tượng khảo sát) và đối tượng phân tích là những gì hoặc những ai chúng ta muốn
nghiên cứu. (0,5 điểm)
2. Phương pháp khảo sát (Survey method) là dạng thiết kế để thu thập dữ liệu phổ biến
trong nghiên cứu định lượng, nó cho phép chúng ta thu thập được nhiều dạng dữ liệu
khác nhau phù hợp cho từng dự án nghiên cứu cụ thể. (0,5 điểm)

Dữ liệu sơ cấp (Primary data) là dữ liệu chưa có sẵn và do chính người nghiên cứu thu
thập. (0,5 điểm)

Phần 3: Câu trả lời ngắn (4 điểm):

1. Các dạng phỏng vấn (2 điểm):

- Phỏng vấn trực diện là dạng phỏng vấn mà nhà nghiên cứu dùng nhân viên phỏng vấn
đối tượng tại một địa điểm xác định

+ Ưu: kích thích sự trả lời của người được hỏi; giải thích ngay các câu hỏi mà người
trả lời chưa hiểu hay hiểu sai; việc hoàn tất bảng hỏi ở mức cao; phỏng vấn viên có
thể sử dụng các vấn cụ trong quá trình hỏi.

+ Nhược: sự hiện diện của phỏng vấn viên có thể làm ảnh hưởng đến câu trả lời của
đối tượng phỏng vấn; nếu quản lý thu thập dữ liệu không chặt chẽ có thể xuất hiện
khả năng phỏng vấn viên tự điền vào bảng hỏi; chi phí cao.

- Phỏng vấn qua điện thoại

Trang 1/2
Mã số: TT/P.KT&KĐCL/11/BM02
KHOA KẾ TOÁN
Ban hành lần: 01
KỲ THI GIỮA KỲ - HỌC KỲ
NĂM HỌC: Ngày hiệu lực: 08/10/2018

+ Ưu: tiết kiệm chi phí; phỏng vấn viên vẫn có khả năng giải thích, kích thích sự hợp
tác của người trả lời; việc hoàn tất bảng hỏi ở mức cao.

+ Nhược: bảng hỏi cần phải chi tiết.

2. Mục đích của việc trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo (0,5 điểm):

- Chứng minh khả năng khoa học của nhà nghiên cứu vì bất kỳ đề tài nghiên cứu nào
cũng phải kế thừa từ các công trình khoa học trước đó.

- Trích dẫn thể hiện tính trung thực của trong khoa học của nhà nghiên cứu.

Ví dụ: trích dẫn sách tham khảo (0,5 điểm):

Nguyễn Thị Ánh Hồng (2007), Nguyên lý kế toán, TP.HCM: NXB Tài Chính.

3. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi (1 điểm):


Gồm 8 bước:
1. Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập.
2. Xác định dạng phỏng vấn.
3. Đánh giá nội dung câu hỏi.
4. Xác định hình thức trả lời.
5. Xác định cách dùng thuật ngữ.
6. Xác định cấu trúc bảng hỏi.
7. Xác định hình thức bảng hỏi.
8. Thử lần 1 => sửa chữa => bản nháp cuối cùng.
Ghi chú: Nếu thí sinh có cách giải/ trả lời khác tương đương thì cán bộ chấm thi có thể cân nhắc
cho điểm tương đương.

Trang 2/2

You might also like