You are on page 1of 21

Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK 2 – HOÁ 11


(theo mẫu đề minh hoạ của Bộ 2025)
ĐỀ SỐ 01
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Hàn xì là một trong những công nghệ hàn rất phổ biến, nhiệt lượng tỏa ra để hàn, cắt kim loại dựa
trên phản ứng cháy của chất X (nhiệt độ tạo ra gần 3000oC). Chất X được tạo ra từ đất đèn. Chất X có công
thức phân tử là
A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2.
Câu 2: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch bromine ở điều kiện thường?
A. propane. B. propylene. C. propyne. D. styrene.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của các chất (ở điều kiện thường) không đúng?
A. Acetylene là chất khí, không màu, nặng hơn không khí.
B. Hexane nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
C. Nhiệt độ sôi của methane nhỏ hơn ethane.
D. Hex-1-ene là chất lỏng, không tan trong nước.
Câu 4: Nitro hoá benzene bằng hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc ở nhiệt độ ≤ 500C, tạo thành chất hữu cơ
X. Phát biểu nào sau đây về X không đúng?
A. X là nitrobenzene. B. X là chất lỏng, sánh như dầu.
C. X có màu vàng. D. Công thức phân tử của X là C6H5NO3.
Câu 5: Khi cho propene (CH2=CH–CH3) tác dụng với HCl, theo qui tắc Makkovnikov thì sản phẩm chính là
A. CH3-CHCl-CH3. B. CH3-CH2-CH2Cl. C. CH3-CH2-CHCl2. D. CH3-CCl2-CH3.
Câu 6: Phenol và ethanol đều tác dụng được với chất nào sau đây?
A. dung dịch NaCl. B. dung dịch NaOH. C. nước bromine. D. Na.
Câu 7: Việc sử dụng bia rượu ở Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động, Việt Nam nằm trong những nước
tiêu thụ bia rượu nhiều nhất thế giới. Uống rượu bia là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông, ngoài ra
việc uống rượu bia còn làm con người không giữ được sự bình tĩnh, dễ gây gỗ, sử dụng rượu bia còn gây ra
rất nhiều bệnh cho con người, thậm chí tử vong do sử dung rượu bia kém chất lượng... Chất hữu cơ là thành
phần chính trong rượu bia có công thức cấu tạo thu gọn là
A. C6H5OH. B. CH3CHO. C. CH3CH2OH. D. CH3OH.
Câu 8: Propan-1-ol không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. O2(to). C. Na. D. CuO (to).
Câu 9: Chất nào sau đây tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường base tạo dung dịch màu xanh lam đặc trưng?
A. Ethyl alcohol. B. Isopropyl alcohol. C. Phenol. D. Glycerol.
o
t
Câu 10: Cho phản ứng dạng: X + CuO ⎯⎯⎯ → H–CHO + Cu + H2O. X là chất nào sau đây?
A. methanol. B. ethanol. C. glycerol. D. propyl alcohol.
Câu 11: Tiến hành khảo sát một số tính chất vật lý của 4 chất sau: ethane, benzene, phenol, ethanol. Các chất
trên được đánh số không theo thứ tự. Bảng sau cho biết tính chất của 4 chất trên:
Mã số của chất Nhiệt độ sôi Độ tan trong nước ở 250C Liên kết hydrogen
o
1 80 C Không tan Không có
o
2 -89 C Không tan Không có
o
3 78 C Tan vô hạn Có liên kết hydrogen
o
4 182 C Tan ít Có liên kết hydrogen
Các mẫu 1, 2, 3, 4 lần lượt là
A. ethanol, ethane, benzene, phenol. B. benzene, ethane, phenol, ethanol.
C. phenol, ethane, ethanol, benzene. D. benzene, ethane, ethanol, phenol.

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 1


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
Câu 12: Kết quả thí nghiệm trong bài thực hành về alcohol – phenol của hai chất X và Y với thuốc thử được
ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Nước bromine Xuất hiện kết tủa trắng
Y Cu(OH)2 trong môi trường NaOH Dung dịch có màu xanh lam
Phát biểu đúng là
A. X là phenol và Y là glycerol. B. X là ethanol và Y là glycerol.
C. X là phenol và Y là ethanol. D. X là glycerol và Y là ethanol.
Câu 13: Phản ứng nào sau đây đúng ?
A. C2H5OH + HBr ⎯⎯ → C2H5Br + H2O. B. C2H5OH + HBr ⎯⎯ → C2H5OBr + H2.
o o
t t

C. C2H5OH + NaOH ⎯⎯ → C2H5ONa + H2O. D. C2H5OH + Na ⎯⎯ → C2H5Na + H2O.


o o
t t

Câu 14: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: CH3CHBr CH 2CH3 ⎯⎯⎯⎯
KOH
C H OH, t o

2 5

Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng trên là
A. CH2=CHCH2CH3. B. CH3CH=CHCH3. C. CH  CCH2CH3. D. CH3C  CCH3.
Câu 15: Hợp chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?
A. CH3OH. B. CH3CHO. C. CH  CCH2CH3. D. CH3COCH3.
Câu 16: Phản ứng CH 3 − CH = O + HCN → CH 3CH ( OH ) CN thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng oxi hoá - khử.
Câu 17: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. acetone. B. ethyl chloride. C. ethanol. D. acetic acid.
Câu 18: Propanoic acid không tác dụng với chất nào sau đây?
A. kim loại Cu. B. dung dịch NaOH.
C. ethanol (xúc tác H2SO4 đặc). D. đá vôi (CaCO3).

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu,
thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S)
Câu 1: But-1-ene và but-2-ene lần lượt được tiến hành phản ứng với dung dịch KMnO4 (ở nhiệt độ thường).
Bốn học sinh W, X, Y và Z phát biểu về các alkene này và các diol (alcohol) được tạo thành trong thí
nghiệm trên sau:
(a) W: Một diol chứa hai nhóm alcohol bậc một.
(b) X: Một diol chứa một nhóm alcohol bậc một và một nhóm alcohol bậc hai.
(c) Y: Một diol chứa hai nhóm alcohol bậc hai.
(d) Z: Cả hai alkene đều có đồng phân cis-trans.

Câu 2: Menthol là hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong cây bạc hà. Nó được sử dụng làm hương liệu trong
nhiều chất như: kem đánh răng, kẹo cao su và xi-rô ho…

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 2


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
Cho các phát biểu sau:
(a) Menthol là alcohol no, đơn chức.
(b) Công thức phân tử của menthol là C10H20O.
(c) Menthol là alcohol bậc 3.
(d) Thành phần % khối lượng của O trong phân tử menthol là 10,256%.

Câu 3: Hợp chất X chứa vòng benzene có công thức phân tử là C8H8O2. Biết X tác dụng được với dung dịch
NaOH theo sơ đồ phản ứng sau: X + 2NaOH → Y +2H2O. Cho các phát biểu sau:
(a) X có 5 liên kết pi trong phân tử.
(b) Y là phenol đa chức.
(c) Trong phân tử Y có 6 nguyên tử hydrogen.
(d) X có khả năng làm mất màu dung dịch bromine.

Câu 4: Cho công thức cấu trúc của hợp chất X như sau:

Cho các phát biểu sau về hợp chất X


(a) Công thức phân tử của X là C7H16O.
(b) Tên gọi của X là 2-methylhexan-5-one.
(c) X phản ứng được với thuốc thử Tollens.
(d) Trong phân tử X có nhóm chức carbonyl.

PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Cho hợp chất có công thức cấu tạo là CH  C–CH2OH lần lượt tác dụng với các chất sau: Cu(OH)2;
dung dịch AgNO3/NH3; H2 (Ni,to); Na; nước bromine; dung dịch KMnO4; dung dịch NaOH. Số trường hợp
có phản ứng xảy ra là mấy?

Câu 2: Số đồng phân alcohol có công thức phân tử C3H8O là bao nhiêu?

Câu 3: Một hợp chất hữu cơ X (phân tử có mạch không phân nhánh) phản ứng với kim loại Sodium (Na) tạo
thành muối có công thức thực nghiệm là C4H4O4Na2. Số CTCT thỏa mãn.

Câu 4: Một trong những ứng dụng quan trọng của acetylene là để hàn, cắt kim loại. Muốn điều chế 33,6 lít
khí acetylene (đktc) để hàn cắt kim loại, cần m gam đất đèn (chứa 80% calcium carbide). Giả sử các phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m?

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 3


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
Câu 5: Citric acid được tìm thấy trong quả chanh có công thức cấu tạo như sau:

Thể tích của dung dịch sodium hydroxide (NaOH) 0,4 mol/l cần dùng để trung hòa 0,005 mol citric acid là
bao nhiêu ml?

Câu 6: Cho các chất: CH3CH2CHO, CH3COCH3, CH3CH2CH2OH, CH3COOH. Có bao nhiêu hợp chất tác
dụng được với I2/NaOH tạo hợp chất iodoform?

================ Hết ================

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 4


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK 2 – HOÁ 11
(theo mẫu đề minh hoạ của Bộ 2025)
ĐỀ SỐ 02

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Pentane là tên theo danh pháp thay thế của
A. CH 3  CH 2 2 CH 3 . B. CH 3  CH 2 3 CH 3 ,
C. CH 3  CH 2 4 CH 3 . D. CH 3  CH 2 5 CH 3 .
Câu 2: Chất nào sau đây không có đồng phân hình học?
A. CH3 − CH = CH − CH3 . B. ( CH 3 )2 C = CH − CH 3 .
C. CH 3 − CH = CH − CH ( CH 3 )2 . D. ( CH 3 )2 CHCH = CHCH ( CH 3 )2 .
Câu 3: Chất nào sau đây là đồng phân của CH  C − CH 2 − CH3 ?
A. CH  C − CH3 . B. CH3 − C  C − CH3 .
C. CH 2 = CH − CH 2 − CH3 . D. CH 2 = CH − C  CH .
Câu 4: Cho các chất kèm theo nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi ( ∘ C) sau: (X) but-1-ene ( -185 và −6,3);
(Y) trans-but-2-ene (-106 và 0,9); (Z) cis-but-2-ene (−139 và 3,7); (𝑇) pent-1-ene (−165 và 30). Chất nào
là chất lỏng ở điều kiện thường?
A. (X). B. (Y) C. (Z). D. (T)
Câu 5: Tên gọi theo danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3CHClCH3 là
A. 1-chloropropane. B. 2-chloropropane. C.3-chloropropane. D. propyl chloride.
Câu 6: Số đồng phân cấu tạo của alcohol bậc I có công thức C4 H9OH là
A. 2 . B. 3 . C. 4 . D. 5 .

Câu 7: Cho alcohol có công thức cấu tạo sau:


Tên theo danh pháp thay thế của alcohol đó là
A. 4-methylpentan-1-ol. B. 2-methylbutan-3-ol.
C. 3-methylbutan-2-ol. D. 1,1-dimethylpropan-3-ol.
Câu 8: Cho các hợp chất hữu cơ sau:
(1) C3H8 ; (2) CH3Cl ; (3) C2 H5OH ; (4) CH3OH . Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất trên là
A. (1)  ( 2 )  ( 3)  ( 4 ) . B. (1)  ( 4 )  ( 2 )  ( 3) .
C. ( 3)  ( 4 )  ( 2 )  (1) . D. ( 4 )  ( 2 )  (1)  ( 3) .
Câu 9: Khi nhỏ từ từ dung dịch bromine vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol, hiện tượng quan sát được
trong ống nghiệm là
A. dung dịch bị mất màu và xuất hiện kết tủa trắng.
B. dung dịch trong suốt.
C. dung dịch không mất màu và xuất hiện kết tủa trắng.
D. dung dịch chuyển sang màu xanh lam và xuất hiện kết tủa trắng.
Câu 10: Công thức tổng quát của hợp chất carbonyl no, đơn chức, mạch hở là
A. Cn H 2n O . B. Cn H 2n + 2O . C. Cn H 2n − 2O . D. Cn H 2n − 4O .

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 5


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
Câu 11: Trong những cặp chất sau đây, cặp chất nào thuộc loại hợp chất carbonyl?
A. CH3OH,C2 H5OH . B. C6 H5OH,C6 H5CH 2OH .
C. CH3CHO,CH3OCH3 . D. CH3CHO,CH3COCH3 .
Câu 12: Phản ứng CH 3 − CH = O + HCN → CH 3CH ( OH ) CN thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ưng thế. B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách. D. Phản ứng oxi hoá - khử.
Câu 13: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào tham gia phản ứng iodoform?
A. HCHO. B. CH3CHO . C. CH3OH. D. CH3Cl.
Câu 14: Xăng E5 chứa 5% thể tích ethanol hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta để thay thế một phần
xăng thông thường. Một người đđi xe máy mua 2 L xăng E5 để đổ vào bình chứa nhiên liệu. Thể tích ethanol
có trong lượng xăng trên là
A. 50 mL . B. 92 mL . C. 46 mL . D. 100 mL .
Câu 15: Cho 40 mL dung dịch H2 SO4 đặc, lạnh vào bình cầu đang được giữ lạnh, thêm 35 mL dung dịch
HNO3 đặc. Sau đó, thêm từ từ 30 mL benzene và khuấy đều (giữ nhiệt độ trong khoảng 55 − 60∘ C ). Sau
khoảng một giờ thu được lớp chất lỏng X. Phát biểu nào sau đây là sai:
A. X là chất lỏng màu vàng, không tan trong nước.
B. Có thể thay H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc.
C. Sau khi làm nguội bình phản ứng, dung dịch trong bình tách thành 2 lớp riêng biệt.
D. Chất X có thể dùng làm thuốc kích thích sự tăng trưởng của thực vật, kích thích cây ra hoa.
Câu 16: Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng bạc bằng cách lấy 50 mL dung dịch CH3CHO 1M phản ứng
với thuốc thử Tollens dư. Phát biểu nào sau đây sai:
A. Sau khi kết thúc phản ứng, bình phản ứng có một lớp bạc sáng bóng bám vào thành bình.
B. Loại bỏ hoá chất trong bình rồi tráng bằng nước cất, sấy khô, thấy khối lượng bình tăng lên.
C. Có thể thay CH3CHO bằng CH3COCH3 vẫn thu được hiện tượng như trên.
D. Phản ứng trên có thể dùng để tráng gương, ruột phích.
Câu 17: Xylitol là chất tạo ngọt thiên nhiên. Thực nghiệm cho biết, công thức phân tử của xylitol là
C5H12O5 phân tử có mạch carbon không phân nhánh và 0,02 mol xylitol tác dụng vừa đủ với Na tạo ra 0,05
mol khí H2. Phát biểu nào sau đây sai:
A. Xilytol có chứa 5 nhóm OH.
B. Xylitol có thể tạo dung dịch màu xanh lam với Cu(OH)2.
C. Xylitol có công thức phân tử dạng CnH2nO5.
D. %C trong xylitol là 39,47%.
Câu 18: Thực hiện các thí nghiệm theo trình tự sau:

Phát biểu nào sau đây đúng:


A. Sau khi lắc đều thấy dung dịch trong ống nghiệm A có kết tủa trắng.
B. Sau khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm B thấy dung dịch chuyển sang trong suốt.
C. Sau khi sục khí CO2 vào ống nghiệm C thì thấy có kết tủa trắng.
D. Phản ứng thực hiện ở thí nghiệm C chứng tỏ phenol là một acid mạnh.

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 6


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu,
thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S)
Câu 1: Các phát biểu sau là đúng (Đ) hay sai (S):
a. Propyne cộng H2O ( xúc tác Hg2+/H2SO4) tạo thành propanal.
b. Cộng HBr vào but-1-ene và but -2-ene đều thu được sản phẩm chính là CH3-CH(Br)-CH2-CH3.
c. Dẫn một lượng nhỏ khí chlorine vào bình nón chứa một ít benzene, đậy kín lại rồi đưa bình ra ngoài ánh
nắng thấy trong bình xuất hiện khói trắng và trên thành bình thấy xuất hiện một lớp bột màu trắng.
d. Thực hiện phản ứng oxi hoá không hoàn toàn benzene (ống nghiệm 1) và toluene (ống nghiệm 2) bởi
KMnO4 trong môi trường acid thấy ống nghiệm (2) màu tím nhạt dần và mất màu, ống nghiệm (1) vẫn giữ
nguyên màu tím.

Câu 2: Thực hiện thí nghiệm Copper(II) hydroxide tác dụng với alcohol đa chức
Bước 1: cho vào ống nghiệm 1mL dung dịch CuSO4 2% và 1mL dung dịch NaOH 10%
Bước 2: Lắc nhẹ ống nghiệm rồi nhỏ vào 5 giọt glycerol.
- Sau bước 1, thấy xuất hiện kết tủa xanh lơ trong ống nghiệm.
- Sau bước 2, kết tủa tan thành dung dịch xanh lam đậm.
a. Thí nghiệm chứng tỏ glycerol có các nhóm OH liền kề.
b. Nếu thay glycerol bằng ethanol, hiện tượng vẫn tương tự.
c. Có thể dùng thí nghiệm này để nhận biết glycerol và ethanol.
d. Có thể dùng Cu(OH)2 để nhận biết methanol và ethylene glycol.

Câu 3: Aldehyde là hợp chất hữu cơ có nhóm -CHO liên kết với nguyên tử carbon (trong gốc hydrocarbon
hoặc -CHO) hoặc nguyên tử hydrocarbon.
a. Aldehyde no, đơn chức, mạch hở có công thức chung CnH2n+1CHO (n ≥ 0).
b. Dựa theo đặc điểm của gốc hydrocarbon trong phân tử, người ta chia thành aldehyde no, không no,
thơm.
c. Dựa theo số lượng nhóm -CHO trong phân tử, người ta chia thành aldehyde đơn chức, đa chức.
d. Tên thay thế của các aldehyde đơn chức được cấu tạo như sau: Tên hydrocarbon + al.

Câu 4: Thực hiện thí nghiệm theo các bước như sau:
Bước 1: Thêm 4 ml isoamyl alcohol và 4 ml acetic acid kết tinh và khoảng 2 ml H2SO4 đặc vào ống nghiệm
khô. Lắc đều.
Bước 2: Đưa ống nghiệm vào nồi nước sôi từ 10-15 phút. Sau đó lấy ra và làm lạnh.
Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
a. Tại bước 2 xảy ra phản ứng ester hóa.
b. Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng tách thành hai lớp.
c. Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng thu được có mùi hoa nhài.
d. H2SO4 đặc đóng vai trò chất xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng.

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 7


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Để trung hòa 6,72 gam một carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở X cần dùng 200 gam dung dịch
sodium hydroxide 2,24 %. Tính phân tử khối của carboxylic acid (X).

Câu 2. Cho thí nghiệm: Chuẩn độ acetic acid bằng dung dịch sodium hydroxide 0,15 M. Sau khi thực hiện
thí nghiệm chuẩn độ này 3 lần, thu được bảng dưới đây:
Số lần Thể tích acetic acid (mL) Thể tích dung dịch NaOH cần dùng (mL)
1 6,0 20,0
2 6,0 19,9
3 6,0 20,0
Hãy xác định nồng độ mol của acetic acid?

Câu 3. Lên men 5 lít dung dịch ethanol 9,2o với hiệu suất của quá trình lên men là 80%. Tính khối lượng
acetic acid thu được biết khối lượng riêng của ethanol là 0,8 g/mL.

Câu 4. Fluoroethane, CH3CH 2 F từng sử dụng làm chất làm lạnh, được tạo ra theo phản ứng
CH2 = CH 2 + HF → CH3CH 2 F  r Ho298 = −73kJ
Năng lượng (kJ/mol) của liên kết C-F trong fluoroethane là bao nhiêu? (biết năng lượng liên kết của một số
liên kết được cho trong bảng sau):
Liên kết C-H C=C H−F C−C
Eb (kJ/mol) 413 614 565 347

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 8


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
Câu 5. Đun nóng hợp chất A có công thức phân tử C5H11Br trong môi trường kiềm và ethanol, thu được
sản phẩm chính là 2-methylbut-2-ene. Số công thức cấu tạo có thể có của A là bao nhiêu?

Câu 6: Một bình gas (khí hoá lỏng) chứa hỗn hợp propane và butane với tỉ lệ số mol 1:2. Xác định nhiệt
lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí gas trên ở điều kiện chuẩn.
Cho biết các phản ứng:
C3H8(g) + 5O2(g) → 3CO2(g) + 4H2O(1)  r H o298 = –2 220 kJ
C4H10(g) + O2(g) → 4CO2(g) + 5H2O (1)  r H o298 = –2 874 kJ
Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 10 000 kJ nhiệt (hiệu suất hấp thụ nhiệt là
80%). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 9


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK 2 – HOÁ 11
(theo mẫu đề minh hoạ của Bộ 2025)
ĐỀ SỐ 03

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Chất nào sau đây là đồng phân của CH2=CHCH2CH2CH3?
A. (CH3)2C=CHCH3. B. CH2=CHCH2CH3.
C. CH≡CCH2CH2CH3. D. CH2=CHCH2CH=CH2.
Câu 2. Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: Phản ứng cháy trong oxygen, phản ứng
cộng bromine, phản ứng cộng hydrogen (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dung dịch AgNO3 /NH3 ?
A. ethane. B. ethylene. C. acetylene. D. cyclopropane.
Câu 3. Arene hay còn gọi là hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều
A. vòng benzene. B. liên kết đơn. C. liên kết đôi. D. liên kết ba.
Câu 4. Phương pháp nào sau đây có thể được thực hiện để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do các
phương tiện giao thông gây ra?
A. Không sử dụng phương tiện giao thông.
B. Cấm các phương tiện giao thông tại các đô thị.
C. Sử dụng phương tiện chạy bằng điện hoặc nhiên liệu xanh.
D. Sử dụng các phương tiện chạy bằng than đá.
Câu 5. Có bao nhiêu alkane là chất khí ở điều kiện thường khi phản ứng với chlorine (có ánh sáng, tỉ lệ mol
1:1) tạo ra 1 dẫn xuất monochloro ?
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 6. Chất nào là dẫn xuất halogen của hydrocarbon?
A. Cl–CH2–COOH. B. C6H5–CH2–Cl. C. CH3–CH2–Mg–Br. D. CH3–CO–Cl.
Câu 7. Danh pháp IUPAC của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo ClCH2CH(CH3)CHClCH3 là
A. 1,3-dichloro-2-methylbutane. B. 2,4- dichloro -3-methylbutane.
C. 1,3- dichloropentane. D. 2,4- dichloro-2-methylbutane.
Câu 8. Nhiều vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu được pha chế từ cồn công nghiệp có lẫn methanol. Công thức
phân tử của methanol là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C2H4(OH)2.
Câu 9. Cồn 70° là dung dịch ethyl alcohol, được dùng để sát trùng vết thương. Mô tả nào sau đây về cồn 70°
là đúng?
A. 100 gam dung dịch có 70 mL ethyl alcohol nguyên chất.
B. 100 mL dung dịch có 70 mL ethyl alcohol nguyên chất.
C. 1000 gam dung dịch có 70 mol ethyl alcohol nguyên chất.
D. 1000 mL dung dịch có 70 mol ethyl alcohol nguyên chất.
Câu 10. Trong các đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzene) có
bao nhiêu chất tác dụng được với Na, không tác dụng được với NaOH
A. 7. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 11. Nguyên nhân phản ứng thế bromine vào vòng thơm của phenol xảy ra dễ dàng hơn so với benzene:
A. phenol tan một phần trong nước.
B. phenol có tính acid yếu.
C. ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzene trong phân tử phenol.
D. ảnh hưởng của vòng benzene đến nhóm –OH trong phân tử phenol.
Câu 12. Cho các hợp chất: hexane, bromoethane, ethanol, phenol. Trong số các hợp chất này, hợp chất tan
tốt nhất trong nước là
A. hexane. B. bromoethane. C. ethanol. D. phenol.

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 10


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
Câu 13. Các đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzene) có tính
chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polymer, không tác dụng được với NaOH. Số lượng
đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn các tính chất trên là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 14. Hợp chất chứa nhóm -CO- liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen được gọi là
A. hợp chất alcohol. B. dẫn xuất halogen.
C. các họp chất phenol. D. hợp chất carbonyl.
Câu 15. Hợp chất nào sau đây là aldehyde?
A. CH2=CH−CH2OH. B. CH2=CH−CHO.
C. CH2=CH−COOH. D. CH2=CH−COOCH3.
Câu 16. Cho hợp chất carbonyl X có công thức cấu tạo như hình bên. Tên
gọi theo danh pháp thay thế của X là
A. 2-methylbutan-3-one. B. 3-methylbutan-2-one.
C. 3-methylbutan-2-ol. D. 3-methylbutanal.
Câu 17. Cho các PTHH của các phản ứng hóa học sau:
(a) CH3CHO + Br2 + H2O CH3COOH + 2HBr.
(b) CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O to
CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
Ni, t o
(c) CH3CHO + H2 CH3CH2OH.
xúc tác, t o
(d) 2CH3CHO + O2 2CH3COOH.
Số phản ứng trong đó acetaldehyde thể hiện tính khử là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 18. Acarol được bán dưới dạng thuốc trừ sâu để sử OH O
dụng với cây ăn quả và rau. Công thức cấu tạo của acarol Br C C O CH CH3
như hình bên. Giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất CH3
acarol là quá trình ester hóa. Alcohol nào được dùng để
tạo thành este?
A. di(4-bromophenyl)methanol.
Br
B. methanol.
C. propan-1-ol.
D. propan-2-ol.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu,
thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S)
Câu 1: Ở điều kiện thường, các alkane kém hoạt động, chúng không tác dụng với acid, kiềm và một chất oxi
hóa như dung dịch KMnO4, K2Cr2O7,... Các phản ứng tiêu biểu của alkane là phản ứng thế halogen (chlorine,
bromine), phản ứng cracking, reforming và phản ứng cháy. Hãy cho biết những nhận xét sau là đúng hay sai?
a) Các phản ứng cháy của các alkane tỏa nhiều nhiệt nên thường sử dụng làm nhiên liệu trong công
nghiệp và đời sống.
b) Cả ethane và neopentane khi phản ứng với Cl2 (ánh sáng hoặc to, tỉ lệ mol 1:1) đều thu được 1 dẫn xuất
monochloro.
c) Dựa vào phản ứng reforming, người ta có thể điều chế benzene từ heptane.
d) Các alkane ở thể khí đều có thể tham gia phản ứng cracking.

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 11


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
Câu 2: Xylitol là một hợp chất hữu cơ được sử dụng như một chất tạo ngọt tự nhiên, có vị ngọt như đường
nhưng có hàm lượng calo thấp nên được đưa thêm vào các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kẹo cao su,
kẹo bạc hà, thực phẩm ăn kiêng cho người bị bệnh tiểu đường. Xylitol có công thức cấu tạo như sau:

Hãy cho biết những nhận xét sau là đúng hay sai?
a) Xylitol thuộc loại hợp chất alcohol đa chức
b) Xylitol có tan tốt trong nước do không tạo được liên kết hydrogen với nước.
c) Công thức phân tử của xylitol là C5H12O5
d) Xylitol có 3 đồng phân alcohol

Câu 3: Hãy cho biết những nhận xét sau về phenol là đúng hay sai?
a) Phenol (M = 94đvC) và toluene (M = 92đvC) có nhiệt độ nóng chảy tương đương nhau do khối
lượng phân tử gần bằng nhau.
b) Phenol đơn giản nhất có chứa 1 nguyên tử oxygen.
c) Phenol có tính acid, làm quỳ tím hóa đỏ.
d) Phenol tham gia phản ứng cộng với Br2 tạo thành 2,4,6-tribromophenol.

Câu 4: Hợp chất X no, mạch hở có phần trăm khối lượng C và H lần lượt bằng 66,67% và 11,11 %, còn lại
là O. Trên phổ MS tìm thấy tín hiệu ứng với phân tử khối của X là 72. Biết X không tác dụng với dung dịch
AgNO3 trong NH3 nhưng có phản ứng tạo iodoform.
Hãy cho biết những nhận xét sau là đúng hay sai?
a) Công thức phân tử của X là C4H8O.
b) X là ketone, tên gọi của X là ethyl methyl ketone hay butanone.
c) X tan vô hạn trong nước và các dung môi hữu cơ.
d) Trong công nghiệp, điều chế X từ alcohol tương ứng.

PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Khí biogas (giả thiết chỉ chứa CH4) và khí gas (chứa 40% C3H8 và 60% C4H10 về thể tích) được dùng
phổ biến làm nhiên liệu và đun nấu. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất như bảng sau:
Chất CH4 C3H8 C4H10

Nhiệt lượng tỏa ra (kJ) 890 2220 2850


Nếu nhu cầu về năng lượng không đổi, hiệu suất sử dụng các loại nhiên liệu như nhau, khi dùng khí biogas
để thay thế khí gas để làm nhiên liệu đốt cháy thì lượng khí CO2 thải ra môi trường sẽ giảm bao nhiêu %?

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 12


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
Câu 2: Trong vỏ quả cây vanilla có hợp chất mùi thơm dễ chịu, tên thường là vanillin. Công thức cấu tạo của
vanillin là

Mẫu vanillin đủ tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và thực phẩm cần có trên 99% về
khối lượng là vanillin. Để định lượng một mẫu vanillin, người ta làm như sau: Hoà tan 0,120 gam mẫu trong
20 mL ethanol 96% và thêm 60 mL nước cất, thu được dung dịch X. Biết X phản ứng vừa đủ với 7,82 mL
dung dịch NaOH nồng độ 0,1 M và tạp chất trong mẫu không phản ứng với NaOH. Hãy tính % khối lượng
vanillin trong mẫu vanillin trên xem có đủ tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp sản xuất được phẩm và thực
phẩm không?

Câu 3: Cho hỗn hợp A gồm ethanol và phenol tác dụng với Na dư thu được 3,7185 lít H2 (đkc). Nếu cho hỗn
hợp trên tác dụng với nước bromine vừa đủ thu được 19,86 gam kết tủa trắng. Tính phần trăm khối lượng
phenol trong hỗn hợp A?

Câu 4: Methyl salicylate trong thuốc giảm đau được điều chế bằng cách cho salicylic acid phản ứng với
methanol có H2SO4 đặc làm xúc tác, đun nóng. Cho 0,1 mol methyl salicylate phản ứng với dung dịch NaOH
dư. Tính số mol NaOH đã tham gia phản ứng?

Câu 5: Từ 1 tấn tinh bột ngô có thể sản xuất được bao nhiêu lít xăng E5 (chứa 5% ethanol về thể tích), biết
tinh bột ngô chứa 75% tinh bột, hiệu suất chung của cả quá trình điều chế ethanol là 70%, khối lượng riêng
của ethanol là 0,789 g/mL.

Câu 6: Acetone được sử dụng như một nguyên liệu để tổng hợp methacrylic acid, một hợp chất được dùng
nhiều trong tổng hợp thủy tinh hữu cơ.

OSO2OH
H3C C CONH2 H2C C COOH

CH3COCH3 ⎯⎯⎯
→ X ⎯⎯⎯ → ⎯⎯⎯ →
2 4 HCN H SO CH3 H2O CH3
−Y

Tính thể tích methacrylic acid (D = 1,015 g mL-1) tổng hợp được từ 10m3 acetone (D = 0,7844 g mL-1) theo
sơ đồ trên. Giả thiết hiệu suất mỗi giai đoạn là 80%. Làm tròn sau dấu phảy 2 số

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 13


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK 2 – HOÁ 11
(theo mẫu đề minh hoạ của Bộ 2025)
ĐỀ SỐ 04

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Hợp chất X có khối lượng phân tử là 56; có công thức thực nghiệm là CH2. Công thức phân tử của X

A. C2H2. B. C2H4. C. C4H8. D. C4H10.
Câu 2. Biện pháp nào sau đây không làm giảm ô nhiễm môi trường gây ra do sử dụng nhiên liệu từ dầu mỏ?
A. Đưa thêm hợp chất có chứa chì vào xăng để làm tăng chỉ số octane của xăng.
B. Đưa thêm chất xúc tác vào ống xả động cơ để chuyển hoá các khí thải độc hại.
C. Tăng cường sử dụng biogas.
D. Tổ chức thu gom và xử lí dầu cặn.
Câu 3. Tại sao ở các cây xăng, kho chứa xăng dầu thường treo các biển cấm dưới đây?

A. Các alkene khí là những chất dễ bắt lửa,dễ cháy


B. Vì xăng sinh học có phản ứng oxi hóa khi tiếp xúc với tia lửa.
C. Các alkane khí là những chất dễ bắt lửa,dễ cháy
D. Các alkane lỏng là những chất dễ bắt lửa, dễ cháy và khi cháy tạo khí carbon dioxide, hơi nước và giải
phóng năng lượng gây cháy nổ mạnh.
Câu 4. Dẫn xuất halogen nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH 2 = CHCl . B. CH 2 = CH − CH 2Br .
C. CH3CH = CFCH3 . D. ( CH 3 )2 C = CHI .
Câu 5. Trong thể thao, khi các vận động viên bị chấn thương do va chạm, không gây ra vết thương hở, gãy
xương, ... thường được nhân viên y tế dùng loại thuốc xịt, xịt vào chỗ bị thương để gây tê cục bộ và vận động
viên có thể quay trở lại thi đấu. Hợp chất (X) chính có trong thuốc xịt là
A. carbon dioxide. B. hydrogen chloride.
C. chloromethane. D. chloroethane.
Câu 6. Phenol là hợp chất hữu cơ mà:
A. phân tử có chứa nhóm –OH và vòng benzene.
B. phân tử có chứa nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzene.
C. phân tử có chứa nhóm –NH2 liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzene.
D. phân tử có chứa nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng ở ngoài vòng benzene.
Câu 7. Từ muối C6H5ONa có thể tái tạo lại phenol bằng cách:
A. cho tác dụng với dung dịch của acid mạnh hơn.
B. nung nóng
C. hòa tan vào nước rồi đun sôi.
D. cho tác dụng với dung dịch ethanol
Câu 8. Để loại bỏ lớp cặn màu trắng trong ấm đun nước, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn. B. Nước. C. Muối ăn. D. cồn 70°.
Câu 9. Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất giấm ăn?
A. 2CH3CHO + O2 ⎯⎯⎯
→ 2CH3COOH
t 0 ,xt

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 14


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
B. CH3COOCH3 + H2O ⎯⎯⎯→ CH3COOH + CH3OH
H2SO4

C. C2H2 + H2O ⎯⎯⎯


→ CH3COOH + CH3OH
[O],xt

D. C2H5OH + O2 ⎯⎯⎯→ CH3COOH + H2O


enzyme

Câu 10. Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển giao thông không được có nồng độ cồn trong máu hoặc
hơi thở. Để xác định hàm lượng rượu trong máu người lái xe, người ta sử dụng phương pháp chuẩn độ ethanol
có trong mẫu huyết tương bằng K2Cr2O7, môi trường acid. Khi đó CrO3 bị khử thành Cr2O3 (đổi từ màu vàng
cam sang xanh), C2H5OH bị oxi hoá thành chất nào sau đây?
A. Xylen B. propanol C. aldehyde D. ester
Câu 11. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng acetaldehyde tạo iodoform là
A.14 B. 18 C. 28 D. 16
Câu 12. TỈ lệ hệ số cân bằng của a:b là

aHCHO + b[Ag(NH3)2]OH c (NH4)2CO3 +d Ag + xNH3 + yH2O


A.12 B. 1:4 C. 1:1 D. 1:6
Câu 13. CH3CH(CH3)CH2COOH có tên gọi là
A.3-methylbutanoic acid
B.2-methylpropanoic acid
C.pentanoic acid
D.2-methylpentanoic acid
Câu 14. Phenol (C6H5OH) tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. K, KOH, Br2. B. Na, NaOH, HCl.
C. NaOH, Mg, Br2. D.Na,NaOH, H2CO3.
Câu 15. Phản ứng của acetic acid với sodium carbonate
Chuẩn bị: Dung dịch CH3COOH 1 M, dung dịch Na2CO3 1M, ống nghiệm, diêm.
Tiến hành: Cho 1 – 2 ml dung dịch sodium carbonate 1M vào ống nghiệm. Nhỏ tiếp vào ống nghiệm 1 – 2
ml dung dịch acetic acid 1M. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm. Nêu hiện tượng quan sát
được:
A. Có kết tủa trắng
B. Có khí không màu thoát ra, que diêm đang cháy và tắt ngay sau đó
C. Không có hiện tượng
D. Có kết tủa vàng
Câu 16.Yếu tố nào sau đây không làm tăng hiệu suất phản ứng ester hoá giữa acetic acid và ethanol?
A. Dùng dung dịch H2SO4 đặc làm xúc tác.
B. Tăng nồng độ alcohol.
C. Tăng nồng độ acetic acid .
D. Lấy số mol alcohol và acid bằng nhau.
Câu 17.Cho các chất:
CH 3 − CH − CH 3 (1) CH 3C(CH 3 ) 2 OH (2) CH3 − CH − CH 2 − OH (3)
| |
OH CH3
CH 3 − CH − CH 2 − CH 2 − OH (4) CH3 − CH − CH 2 − OH (5)
| |
OH NH2
Chất nào khi bị oxi hóa bởi CuO tạo ra sản phẩm có nhóm chức aldehyde?
A. (1), (2), (4). B. (3), (4), (5). C. (2), (3), (4). D. (2), (4), (5).

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 15


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
Câu 18. Rutin có nhiều trong hoa hoè. Rutin có tác dụng làm bền vững thành mạch, chống co thắt, chống
phóng xạ tia X. Rutin có công thức phân tử C27H30O16 và công thức cấu tạo như bên:

Phân tử rutin có bao nhiêu nhóm -OH alcohol và bao nhiêu nhóm -OH phenol?
A. 06 nhóm -OH alcohol và 4 nhóm -O H phenol B. 10 nhóm -OH alcohol và 00 nhóm -O H phenol
C. 04 nhóm -OH alcohol và 6 nhóm -O H phenol D. 06 nhóm -OH alcohol và 05 nhóm -O H phenol

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu,
thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S)
Câu 1: Phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất hữu cơ (Y) có công thức phân tử là C 2H4O2 như hình bên dưới.
Chất (Y) này được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như tạo ra polymer trong công nghiệp
sản xuất sơn, chất kết dính, là dung môi hoà tan các chất hoá học, sản xuất và bảo quản thực phẩm, đặc biệt
dùng để sản xuất giấm ăn. Hình bên dưới là phổ hồng ngoại (IR) của chất Y:

Hãy cho biết các phát biểu sau đúng hay sai?
Phát biểu Đúng Sai
1) Pick A ứng với dao động đặc trưng cho nhóm O-H trong
phân tử Y.
2) Pick D ứng với dao động đặc trưng cho nhóm C=O trong
phân tử Y.
3) Hợp chất Y có chứa hai loại nhóm chức.
4) Chất Y là hợp chất hữu cơ mạch hở.
Câu 2:Rượu pha chế dùng cồn công nghiệp có chứa hàm lượng methanol cao, có thể gây ngộ độc nguy hiểm
đến tính mạng. Công thức phân tử của methanol là gì? Và gây ngộ độc methanol sẽ có các triệu chứng nào
với người?
Phát biểu Đúng Sai
1) Công thức phân tử của methanol là CH3OH. Người bị ngộ
độc có cảm giác đau đầu, buồn nôn và nôn ói, say rượu,
hôn mê
2) Công thức phân tử của methanol là C2H5OH.Người bị ngộ
độc có cảm giác tiêu chảy, sưng mặt, tay chân.
3) Công thức phân tử của methanol là C3H7OH. Người bị ngộ
độc có cảm giác chán ăn, nóng lạnh, quậy phá vì rối loạn
thần kinh.
4) Công thức phân tử của methanol là CH3OH.Người bị ngộ
độc có cảm giác ngưng thở sau 30 phút khi nhiễm
độc methanol, sùi bọt mép.

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 16


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
Câu 3: Nguyên nhân phản ứng thế bromine vào vòng thơm của phenol xảy ra dễ dàng hơn so với benzene do

Phát biểu Đúng Sai


1 Phenol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có vòng benzene và nhóm -OH; phenol tan
một phần trong nước.
2 Do có hiệu ứng liên hợp nên cặp e chưa sử dụng của nguyên tử O bị hút về phía vòng
benzene
3 Ảnh hưởng của nhóm −OH đến vòng benzene trong phân tử phenol.
4 Ảnh hưởng của vòng benzene đến nhóm −OH trong phân tử phenol.
Câu 4: Ứng dụng nào sau đây của formaldehyde
Phát biểu Đúng Sai
1) Dùng để sản xuất nhựa phenol formaldehyde
2) Dùng để sản xuất nhựa ure-formaldehyde
3) Dùng để tẩy uế, ngâm mẫu động vật
4) Dùng để sản xuất acetic acid.
PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Xăng sinh học (gasohol hay biogasoline) được tạo ra bằng cách phối trộn ethanol với xăng thông
thường theo một tỉ lệ nhất định. Một loại xăng sinh học E5 có chứa bao nhiêu % ethanol?

Câu 2: Để thu được 460 ml ethanol 500 (d= 0,8 g/ml) ở hiệu suất 50%, thì khối lượng nếp (có 80% tinh bột
về khối lượng) cần phải dùng là bao nhiêu gam?

Câu 3: 2,4,6-trinitrotoluene được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT. Từ 1 tấn toluene có thể điều chế được bao
nhiêu kg 2,4,6-trinitrotoluene, biết hiệu suất của phản ứng là 62%?

Câu 4: Từ eugenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được methyl eugenol là chất dẫn dụ côn trùng. Kết
quả phân tích nguyên tố của methyl eugenol cho thấy: %C = 74,16%, %H = 7,86% còn lại là oxygen. Biết
phổ khối lượng của methyl eugenol như hình dưới :

Có bao nhiêu nguyên tử carbon có trong 1 phân tử methyl eugenol?

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 17


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
Câu 5: X là Citric Acid có trong quả chanh có công thức phân tử là C6H8O7, thỏa mãn sơ đồ sau:
+ NaHCO + Na dö
X ⎯⎯⎯⎯
3
→ C6 H 5O 7 Na3 ⎯⎯⎯→ C 6 H 4 O 7 Na 4
Biết rằng citric acid có cấu trúc đối xứng. Khi cho X tác dụng với CH3OH (H2SO4 đặc, nóng) thì thu được
tối đa bao nhiêu ester–COOCH3?

Câu 6: Acetic acid được sử dụng rộng rãi để điều chế polymer, tổng hợp hương liệu,... Acetic acid được tổng
họp từ nguồn khí than đá (giá thành rẻ) theo các phản ứng sau:
0
t ,xt
CO + 2H2 ⎯⎯⎯ → CH3OH (1)
0
t ,xt
CH3OH + CO ⎯⎯⎯ → CH3COOH (2)
Giả sử hiệu suất của các phản ứng (1) và (2) đều đạt 90%. Để sản xuất 1000 lít acetic acid (D=1,05g/ mL),
cần thể tích khí H2 (ở điều kiện chuẩn) là bao nhiêu m3?

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 18


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK 2 – HOÁ 11
(theo mẫu đề minh hoạ của Bộ 2025)
ĐỀ SỐ 05

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Hydrocarbon không no, mạch hở, chỉ chứa một liên kết đôi trong phân tử thuộc loại hợp chất
A. Alkane. B. Alkene. C. Alkyne. D. Arene.
Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của dẫn xuất halogen?
A. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. B. Làm dung môi.
C. Sản xuất chất kích thích sinh trưởng. D. Sản xuất thuốc nổ.
Câu 3: Công thức phân tử nào dưới đây không thể là của một arene?
A. C7H8. B. C10H8. C. C11H18. D. C8H8.
Câu 4: Chất nào sau đây là đồng phân của CH≡C-CH2-CH3 ?
A. CH≡C-CH3. B. CH3-C≡C-CH3.
C. CH2=CH-CH2-CH3. D. CH2=CH-C≡CH.
Câu 5: Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n+1-OH ( n ≥1). B. CnH2n-1-OH ( n ≥1).
C. CnH2n+2O ( n ≥2). D. CnH2nO ( n ≥2).
Câu 6: Chất nào sau đây là alcohol bậc II?
A. CH3-OH. B. CH3 – CH2 – OH.
C. CH3 – CH(OH) – CH3. D. CH3 – C(OH)(CH3)2.
Câu 7: Hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa nhóm hydroxy (-OH) liên kết với nguyên tử carbon no
thuộc loại nào dưới đây?
A. Alcohol. B. Phenol. C. Ketone. D. Aldehyde.
Câu 8: Formic acid (HCOOH) có trong nọc kiến, nọc ong, sâu róm. Nếu không may bị ong đốt thì nên bôi
vào vết ong đốt loại chất nào sau đây là tốt nhất?
A. Dầu ăn. B. Nước muối. C. Vôi. D. Giấm.
Câu 9: Để loại bỏ lớp cặn màu trắng trong ấm đun nước, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn. B. Nước. C. Muối ăn. D. Cồn 70°.
Câu 10: Hợp chất chứa nhóm >C=O liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen được gọi là
A. hợp chất alcohol. B. dẫn xuất halogen.
C. các hợp chất phenol. D. hợp chất carbonyl.
Câu 11: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong số các chất: C2H6; CH3CHO; C2H5OH; CH3COOH là
A. C2H6. B. CH3CHO. C. C2H5OH. D. CH3COOH.
Câu 12: Phản ứng cộng một phân tử H2O vào ethyne (acetylene) khi có mặt của xúc tác là Hg2+/H2SO4 đun
nóng, tạo thành sản phẩm là
A. CH3-CH2OH. B. CH3-CHO. C. CH2 = CO. D. CH3CH2CH2-OH.
Câu 13: Phản ứng tách HBr từ CH3- CHBr - CH2 - CH3 trong điều kiện NaOH/C2H5OH (t0), thu được số
đồng phân alkene là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 14: Phản ứng hoá học nào sau đây chứng tỏ C2H5OH có nguyên tử H linh động ở nhóm –OH?
A. C2H5OH + Na. B. C2H5OH + H2SO4 (đặc, 1800C).
0
C. C2H5OH + CuO (t ). D. C2H5OH + O2 (t0).
Câu 15: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng C6H5-CH2-Cl trong dung dịch NaOH.
(b) Đun nóng hỗn hợp CH3-CH2-CH2-Cl, KOH và C2H5-OH.

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 19


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
(c) Đun nóng CH3-CH2-CH2-Cl trong dung dịch NaOH.
(d) Đun nóng hỗn hợp CH3-CH(Cl)-CH=CH2, KOH và C2H5-OH.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng tạo sản phẩm chính alcohol là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Khi cho ethanal phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở nhiệt độ thích hợp, hiện tượng
nào sau đây sẽ xảy ra?
A. Cu(OH)2 bị tan ra, tạo dung dịch màu xanh.
B. Có mùi chua của giấm, do phản ứng sinh ra acetic acid.
C. Tạo kết tủa đỏ gạch do phản ứng sinh ra Cu2O.
D. Sinh ra CuO màu đen.
Câu 17: Có ba ống nghiệm chứa các dung dịch trong suốt: ống (1) chứa ethyl alcohol, ống (2) chứa acetic
acid và ống (3) chứa acetaldehyde. Nếu cho Cu(OH)2/OH– lần lượt vào các dung dịch trên và đun nóng thì
A. cả ba ống đều có phản ứng.
B. ống (1) và ống (3) có phản ứng, còn ống (2) thì không.
C. ống (2) và ống (3) có phản ứng, còn ống (1) thì không.
D. ống (1) có phản ứng, còn ống (2) và ống (3) thì không.
Câu 18: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và
tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hoà tan được CaCO3. Công thức của
X, Y lần lượt là
A. CH3COOH, HOCH2CHO. B. HCOOCH3, HOCH2CHO.
C. HCOOCH3, CH3COOH. D. HOCH2CHO, CH3COOH.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu,
thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S)
Câu 1: Cho 3 hydrocarbon mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử carbon trong
phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Cho các phát biểu sau về X, Y, Z.
a) 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol H2 (Ni, to).
b) Chất Z có đồng phân hình học.
c) Chất Y có tên gọi là but-1-yne.
d) Ba chất X, Y và Z đều có mạch carbon không phân nhánh.
Câu 2: Cho các phát biểu sau về alcohol.
a) Oxi hoá không hoàn toàn alcohol bậc I, thu được aldehyde.
b) Oxi hoá hoàn toàn alcohol bậc I, thu được aldehyde.
c) Glycerol tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch phức có màu xanh lam đậm.
d) Tất cả các alcohol no đơn chức, mạch hở đun nóng với H2SO4 đặc, 180oC đều tạo thành alkene.
Câu 3: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5-OH).
a) Phenol có tính acid mạnh hơn H2CO3.
b) Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn ethanol.
c) Phenol và ethanol đều tác dụng được với dung dịch NaOH.
d) Phản ứng thế vào vòng thơm của phenol dễ hơn thế vào vòng benzene.
Câu 4: Thí nghiệm điều chế ethyl acetate
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1ml CH3COOH và vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thuỷ khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hoà vào ống nghiệm.
a) Trong thí nghiệm trên, có thể thay C2H5OH bằng C6H5OH.
b) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
c) Có thể thay dung dịch NaCl bão hoà bằng dung dịch NaOH bão hoà.
d) Sau bước 2, trong ống nghiệm chứa sản phẩm hữu cơ duy nhất là CH3COOC2H5.

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 20


Pham Van Trong Education Bộ đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 11 theo cấu trúc đề minh họa 2025
PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Cho các chất sau: acetylene, ethene, but-2-yne, pent-1-yne, propane. Có bao nhiêu chất có phản
ứng với dung dịch AgNO3 trong ammonia tạo kết tủa màu vàng?

Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch bromine (dư)
thì thấy khối lượng bromine phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 14,874 lít (đkc) hỗn hợp khí X tác dụng
với lượng dư dung dịch AgNO3 trong ammonia, thu được 36 gam kết tủa. Tính phần trăm thể tích của CH4
trong hỗn hợp X ?

Câu 3: Xăng E5 chứa 5% thể tích ethanol hiện đang được sử dụng phổ biến ở nước ta để thay thế một phần
xăng thông thường. Một người đi xe máy mua 2 lít xăng E5 để đổ vào bình chứa nhiên liệu. Thể tích ethanol
có trong lượng xăng trên là bao nhiêu?

Câu 4: Cho từ từ nước bromine vào một hỗn hợp X gồm phenol và styrene đến khi ngừng mất màu thì
hết 300 gam dung dịch nước bromine nồng độ 3,2%. Để trung hoà hỗn hợp thu được cần 16 gam dung dịch
NaOH 10%. Tính phần trăm số mol styrene có trong hỗn hợp X?

Câu 5: Cho các chất sau:


H-COOH, CH3-CH2-OH, (COOH)2, C2H5-COOH, CH2=CH-COOH, OHC-CH2-OH.
Tổng số carboxylic acid đơn chức là bao nhiêu?

Câu 6: Cho thí nghiệm: Chuẩn độ acetic acid bằng dung dịch sodium hydroxide 0,15 M. Sau khi thực hiện
thí nghiệm chuẩn độ này 3 lần, thu được bảng dưới đây:
Số lần Thể tích acetic acid (mL) Thể tích dung dịch NaOH cần dùng (mL)
1 6,0 20,0
2 6,0 19,9
3 6,0 20,0
Tính nồng độ mol của acetic acid? (Làm tròn đúng quy tắc và lấy sau dấu “,” một chữ số)

Nguồn đề: Sưu tầm và biên soạn Trang 21

You might also like