You are on page 1of 12

BÀI TẬP KHÁI NIỆM

Câu 15: Tập hợp các thuộc tính bản chất của đối tượng được phản ánh trong khái
niệm được gọi là:
A. Ý niệm của khái niệm.
B. Ngoại diên của khái niệm.
C. Nội hàm của khái niệm.
D. Tất cả các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 16: Tập hợp các đối tượng có cùng thuộc tính bản chất được phản ánh trong
khái niệm được gọi là:
A. Ý niệm của khái niệm.
B. Ngoại diên của khái niệm.
C. Nội hàm của khái niệm.
D. Các đáp án được nêu đều đúng.
Câu 17: Nội hàm và ngoại diên của khái niệm có quan hệ là:
A. Nội hàm càng cạn thì ngoại diên càng hẹp.
B. Nội hàm càng sâu thì ngoại diên càng hẹp.
C. Nội hàm càng sâu thì ngoại diên càng rộng.
D. Tất cả các phương án nêu trên đều sai.
Câu 18: Hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng phản ánh những dấu hiệu bản chất
của sự vật, hiện tượng được gọi là gì?
A. Ý niệm
B. Khái niệm
C. Suy tưởng
D. Tưởng tượng
Câu 19: Hai bộ phận quan hệ chặt chẽ trong một khái niệm là:
A. Từ và ý.
B. Âm (ký hiệu) và nghĩa.
C. Nội hàm và ngoại diên.
D. Tất cả các yếu tố của a, b, và c.
Câu 20: Xét về cấu trúc của khái niệm, mệnh đề nào dưới đây sai?
A. Đồng nhất về nội hàm thì cũng đồng nhất về ngoại diên.
B. Đồng nhất về ngoại diên thì cũng đồng nhất về nội hàm.
C. Một khái niệm có thể có nhiều nội hàm khác nhau.
D. Khái niệm bao gồm nội hàm và ngoại diên, còn từ bao gồm ký hiệu và nghĩa.
Câu 21: Quan hệ ngoại diên giữa hai khái niệm “học lực trên trung bình” và “học
lực dưới trung bình” bên trong ngoại diên của khái niệm “học lực” là quan hệ:
A. Đồng nhất
B. Đối chọi
C. Mâu thuẫn
D. Giao nhau
Câu 22: Quan hệ ngoại diên giữa hai khái niệm “sinh vật đơn bào” và “sinh vật đa
bào” bên trong ngoại diên của khái niệm “sinh vật” là quan hệ:
A. Đồng nhất
B. Giao nhau
C. Đối chọi
D. Mâu thuẫn
Câu 23: Hai khái niệm “Động vật” và khái niệm “Côn trùng” có mối quan hệ gì?
A. Đồng nhất
B. Bao hàm
C. Đối chọi
D. Giao nhau
Câu 24: Hai khái niệm “Sinh viên” và “Thanh niên” có mối quan hệ gì?
A. Đồng nhất
B. Bao hàm
C. Mâu thuẫn
D. Giao nhau
Câu 25: Hai khái niệm có mối quan hệ gì, khi biết, nội hàm của chúng có dấu hiệu
trái ngược nhau, còn ngoại diên của chúng là hai bộ phận khác nhau của ngoại diên
của một khái niệm thứ ba?
A. Quan hệ đồng nhất
B. Quan hệ giao nhau
C. Quan hệ mâu thuẫn
D. Quan hệ đối chọi
Câu 26: Cặp khái niệm nào dưới đây có quan hệ mâu thuẫn?
A. “Màu trắng” và “màu đen” trong khái niệm “màu sắc”.
B. “Thời tiết nóng” và “thời tiết lạnh” trong khái niệm “nhiệt độ thời tiết”.
C. “Thuốc kê toa” và “thuốc không kê toa” trong khái nhiệm “thuốc”.
D. “Tuổi thơ” và “tuổi già” trong khái niệm “tuổi tác”.
Câu 27: Trong khái niệm “Động vật có vú” thì khái niệm “Động vật họ mèo” và
“Loài Linh trưởng” có mối quan hệ gì?
A. Quan hệ mâu thuẫn
B. Quan hệ đối chọi
C. Quan hệ giao nhau
D. Quan hệ cùng phụ thuộc
Câu 28: Chọn sơ đồ biểu thị chính xác mối quan hệ ngoại diên giữa các khái niệm
sau: A. thuốc; B. thuốc không kê đơn; C. thuốc kê đơn; D. thuốc kháng sinh.

A.
B.

C.

D.

Câu 29: Chọn sơ đồ biểu thị chính xác mối quan hệ ngoại diên giữa các khái niệm
sau: A. thuốc nam; B. mướp đắng; C. thực phẩm; D. hà thủ ô.

A.

B.

C.
D.

Câu 30: Chọn sơ đồ biểu thị chính xác mối quan hệ ngoại diên giữa các khái niệm
sau: A. Sinh vật; B. Động vật; C. Gia súc; D. Tảo biển.

A.

B.

C.

D.

Câu 31: Chọn sơ đồ biểu thị chính xác mối quan hệ ngoại diên giữa các khái niệm
sau: A. Người Việt Nam; B. Người Việt Nam sinh sau 1975; C. Thiếu niên Việt Nam
hiện nay; D. Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng.

A.

B.
C.

D.
Câu 32: Chọn sơ đồ biểu thị chính xác mối quan hệ ngoại diên giữa các khái niệm
sau: A. Văn hóa; B. Văn hóa phi vật thể; C. Văn hóa vật thể; D. Văn hóa Việt Nam.

A.

B.

C.

D.
Câu 33: Thao tác lôgíc làm rõ nội hàm của khái niệm được gọi là gì?
A. Mở rộng và thu hẹp khái niệm
B. Phân chia khái niệm
C. Định nghĩa khái niệm
D. Định nghĩa và phân chia khái niệm
Câu 34: Muốn định nghĩa khái niệm đúng, thì ngoại diên của khái niệm định nghĩa
và khái niệm dùng để định nghĩa có quan hệ gi?
A. Quan hệ giao nhau
B. Quan hệ lệ thuộc
C. Quan hệ đồng nhất và lệ thuộc
D. Quan hệ đồng nhất
Câu 35: Trong các quy tắc định nghĩa khái niệm, yêu cầu của quy tắc định nghĩa
phải rõ ràng là:
A. Không được định nghĩa bằng liên từ phủ định.
B. Không được dùng B để định nghĩa A rồi sau đó dùng A để định nghĩa lại B.
C. Ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa (Dfn) không được rộng hơn hay
hẹp hơn so với khái niệm được định nghĩa (Dfd).
D. Không được sử dụng hình ảnh nghệ thuật, lối nói ẩn dụ, ví von.
Câu 36: Trong các quy tắc định nghĩa khái niệm, yêu cầu của quy tắc định nghĩa
phải tương xứng là:
A. Ngoại diên của Dfn (khái niệm dùng để định nghĩa) không được quá rộng hay
quá hẹp so với ngoại diên của Dfd (khái niệm được định nghĩa).
B. Từ ngữ trong Dfn (khái niệm dùng để định nghĩa) không mập mờ, đa nghĩa;
Không sử dụng hình tượng nghệ thuật, ví von, so sánh.
C. Không được vòng quanh hay luẩn quẩn trong định nghĩa.
D. Không được định nghĩa bằng liên từ phủ định.
Câu 37: Trong các quy tắc định nghĩa khái niệm, yêu cầu của quy tắc định nghĩa
phải khẳng định là:
A. Không được định nghĩa bằng liên từ phủ định.
B. Định nghĩa không được vòng quanh hay luẩn quẩn.
C. Ngoại diên của Dfn (khái niệm dùng để định nghĩa) không được quá rộng hay
không quá hẹp so với ngoại diên của Dfd (khái niệm được định nghĩa).
D. Từ ngữ trong Dfn (khái niệm dùng để định nghĩa) không mập mờ, đa nghĩa;
Không sử dụng hình tượng nghệ thuật, ví von, so sánh.
Câu 38: Trong các quy tắc định nghĩa khái niệm, yêu cầu của quy tắc không được
có vòng tròn logic trong định nghĩa là:
A. Không được định nghĩa bằng liên từ phủ định.
B. Định nghĩa không được vòng quanh hay luẩn quẩn.
C. Ngoại diên của Dfn (khái niệm dùng để định nghĩa) không được quá rộng hay
không quá hẹp so với ngoại diên của Dfd (khái niệm được định nghĩa).
D. Từ ngữ trong Dfn (khái niệm dùng để định nghĩa) không mập mờ, đa nghĩa;
Không sử dụng hình tượng nghệ thuật, ví von, so sánh.
Câu 39: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Người là hoa của đất.”
A. Lỗi định nghĩa bằng hình tượng nghệ thuật.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 40: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Người điên là người mắc bệnh
điên.”
A. Lỗi định nghĩa dài dòng.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 41: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Cá là loài động vật có xương
sống.”
A. Lỗi định nghĩa quá hẹp.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 42: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Sinh viên là người học ở bậc đại
học.”
A. Lỗi định nghĩa quá hẹp.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 43: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Chủ nghĩa xã hội không phải là
chủ nghĩa tư bản.”
A. Lỗi định nghĩa phủ định.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 44: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Ngu dốt là màn đêm không trăng,
không sao giữa sa mạc mênh mông.”
A. Lỗi định nghĩa bằng hình tượng nghệ thuật.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 45: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Công nhân là những người làm
công ăn lương.”
A. Lỗi định nghĩa quá hẹp.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 46: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Hình vuông là hình chữ nhật có
các cạnh bằng nhau và có các góc vuông.”
A. Lỗi định nghĩa quá hẹp.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa dài dòng.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 47: Xác định lỗi logic trong định nghĩa sau: “Giáo viên là người làm nghề dạy
học ở bậc phổ thông.”
A. Lỗi định nghĩa quá hẹp.
B. Lỗi định nghĩa luẩn quẩn.
C. Lỗi định nghĩa vòng quanh.
D. Lỗi định nghĩa quá rộng.
Câu 48: Định nghĩa khái niệm “Giảng viên”, định nghĩa nào dưới đây không mắc
lỗi logic:
A. Giảng viên là nghệ sỹ kiến thiết tâm hồn.
B. Giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy và đào tạo thuộc hệ thống giáo
dục đại học gồm các bậc: cao đẳng, đại học, và sau đại học.
C. Giảng viên là những người làm nghề dạy học.
D. Giảng viên là nhà giáo có trình độ cao, từ thạc sĩ trở lên, làm công tác giảng dạy,
giáo dục ở bậc đại học.
Câu 49: Định nghĩa khái niệm “Cá”, Cách định nghĩa nào dưới đây không mắc lỗi
logic:
A. Cá là loài sinh vật sống trong nước, có khả năng bơi nhanh.
B. Cá là loài động vật có xương sống, sống dưới nước mặn lẫn nước ngọt.
C. Cá loài loài động vật sống trong nước, có vảy, lắc đuôi để bơi.
D. Cá là loài động vật có xương sống, máu lạnh, sống trong nước, thở bằng mang,
bơi bằng vây.
Câu 50: Định nghĩa khái niệm “Vận động viên”, Cách định nghĩa nào dưới đây
không mắc lỗi logic:
A. Vận động viên là người chơi thể thao.
B. Vận động viên là người có sức khỏe, biết chơi ít nhất một môn thể thao.
C. Vận động viên là người chuyên luyện tập, thi đấu và biểu diễn ít nhất một môn
thể thao.
D. Vận động viên là người tham gia thi đấu bóng đá, bơi lội, tennis.
Câu 51: Định nghĩa khái niệm “Kim loại”, định nghĩa nào dưới đây không mắc lỗi
logic:
A. Kim loại là đơn chất ở thể rắn, nóng chảy ở nhiệt độ cao, dẫn nhiệt tốt.
B. Kim loại là đơn chất, hầu hết có mặt sáng (ánh kim), dẻo, hầu hết ở thể rắn trong
nhiệt độ thường, có tính dẫn nhiệt và dẫn điện cao.
C. Kim loại là chất dẫn điện tốt, hầu hết ở thể rắn và một số ở thể lỏng.
D. Kim loại là chất dẻo, nóng chảy và có ánh kim.
Câu 52: Định nghĩa khái niệm “Thể thao”, định nghĩa nào dưới đây không mắc lỗi
logic:
A. Thể thao là hoạt động thể chất trong một trò chơi vận động có luật lệ nghiêm ngặt.
B. Thể thao là hoạt động nhằm nâng cao thể lực, sức khoẻ cho con người, thường
được tổ chức thành các hình thức trò chơi, luyện tập, thi đấu theo những quy tắc nhất
định.
C. Thể thao là hoạt động thể chất trong một trò chơi vận động nhằm tăng cường sức
khỏe.
D. Thể thao là hoạt động thi đấu có tính chất vận động cơ bắp.
Câu 53: Định nghĩa khái niệm “dược sĩ”, định nghĩa nào dưới đây không mắc lỗi
logic:
A. Dược sĩ là người sản xuất và kiểm nghiệm thuốc, giúp bệnh nhân chữa khỏi bệnh
nhanh.
B. Dược sĩ là “phù thủy” cứu vãn sự sống của người bệnh bằng các hoạt chất.
C. Dược sĩ là những người được cấp bằng dược sĩ và được Ngành ý tế cấp mã nghạch
công chức là dược sĩ.
D. Dược sĩ là người làm công tác chuyên môn về dược hay người hành nghề dược
trong lĩnh vực y tế.
Câu 54: Định nghĩa khái niệm “tế bào”, định nghĩa nào dưới đây không mắc lỗi logic
A. Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống.
B. Tế bào là cấu trúc vật chất tinh vi nhất để tạo nên sự sống cho mọi sinh vật.
C. Tế bào là thành phần cấu tạo thành các cơ thể sống được các nhà khoa học gọi là
tế bào.
D. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất có khả năng phân chia độc lập trong sinh vật đa bào.
Câu 55: Phân chia khái niệm đúng khi nào?
A. Cân đối và nhất quán
B. Nhất quán, cân đối, rạch ròi và liên tục
C. Cân đối, ngắn gọn, rõ ràng
D. Cân đối, đầy đủ, các thành phân chia luôn là những khái niệm hạng của khái niệm
được phân chia
Câu 56: Chọn “từ” bổ sung vào dấu “...” trong câu dưới đây để có một định nghĩa
đúng.
“Phân đôi khái niệm là phân chia khái niệm ra thành hai khái niệm có quan
hệ...nhau”
A. “tương phản”
B. “tương đồng”
C. “cân bằng”
D. “mâu thuẫn”

You might also like